Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Quyết định số 254/QĐ-
TTg năm 2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 về Chiến lược phát triển
Ngành Ngân hàng có nội dung liên quan đến đa dạng hóa thu nhập là từng bước
chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ
thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
tức dịch vụ ngoài lãi. Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của thu nhập các dịch
vụ ngoài lãi đến khả năng sinh lợi của ngân hàng với các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau
thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA); lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Huỳnh Thị Hương Thảo Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Phạm Thị Kim Ánh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Ngô Minh Phương Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Ngày nhận: 27/10/2020 Ngày nhận bản sửa: 23/11/2020 Ngày duyệt đăng: 21/12/2020 Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Quyết định số 254/QĐ- TTg năm 2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 về Chiến lược phát triển Ngành Ngân hàng có nội dung liên quan đến đa dạng hóa thu nhập là từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tức dịch vụ ngoài lãi. Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của thu nhập các dịch vụ ngoài lãi đến khả năng sinh lợi của ngân hàng với các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA); lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu The impact of non-interest income on profitability of Vietnamese commercial banks Abstract: Decision No. 254/QD-TTg in 2012 on restructuring the system of credit institutions and Decision No. 986/QD-TTg in 2018 on development strategies of the banking industry related to diversity income, gradual transformation of banks’ business models in the direction of reducing dependence on credit activities and increasing income from non-credit services. This article aims to study the impact of non-interest income on the bank’s profitability with the following criteria: profit after tax on assets average (ROAA), profit after tax on equity average (ROEA), net interest margin (NIM) through regression models Pooled OLS, FEM, REM, GMM. The research’s results show that non- interest income has a positive impact on ROAA and ROEA but has a negative impact on NIM, thereby proposing solutions to diversify non-interest business activities to improve profitability of Vietnamese commercial banks. Keywords: Vietnamese commercial banks, profitability, non-interest income. Thao Thi Huong Huynh Email: thaohth@hufi.edu.vn Anh Thi Kim Pham Email: anhptk@hufi.edu.vn Phuong Minh Ngo Email: phuongnm@hufi.edu.vn Organization of all: University of Food Industry Ho Chi Minh City HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - PHẠM THỊ KIM ÁNH - NGÔ MINH PHƯƠNG 71Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng bình quân (ROEA); thu nhập lãi cận biên (NIM) qua mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều đến ROAA, ROEA nhưng tác động ngược chiều đến NIM, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngoài lãi để nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Từ khóa: Ngân hàng thương mại Việt Nam, khả năng sinh lời, thu nhập ngoài lãi. 1. Giới thiệu Nền kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng phong phú đa dạng, đòi hỏi các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm cung cấp được nhiều sản phẩm ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và nền kinh tế. Khi mở rộng hoạt động ở mảng dịch vụ hoa hồng, phí, đầu tư, kinh doanh, các ngân hàng (NH) tiết kiệm được nguồn chi phí về nhân lực công nghệ (Baele và cộng sự, 2007). Đồng thời, các NH có thể thu thập được nhiều thông tin hơn nên tạo điều kiện để bán chéo sản phẩm hiện có với các khách hàng và phát triển các hoạt động khác, tận dụng được mối quan hệ với khách hàng để tiếp thị thêm sản phẩm hiện có nhằm gia tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh ngoài lãi phát triển sẽ đẩy mạnh nguồn thu phí dịch vụ như: phí chuyển tiền, phí thanh toán séc, phí ủy thác và tư vấn, phí dịch vụ thẻ, phí quản lý tài khoản, phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại thu nhập khác. Bên cạnh đó, với lợi thế phục vụ số đông khách hàng, các hoạt động phi tín dụng còn đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác nên gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động này như thu hút việc duy trì tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức thông qua dịch vụ trả lương cán bộ, phát hành thẻ thanh toán. Mục tiêu cuối cùng cho các quyết định lựa chọn là làm gia tăng doanh thu, giảm thiểu tối đa chi phí, ngày càng đạt nhiều lợi nhuận, thu hút càng nhiều khách hàng và đảm bảo cho NH tồn tại, phát triển ổn định, bền vững. Một trong các chỉ tiêu để phản ánh thành quả đó là khả năng sinh lời của NH tăng lên (Lepetit và cộng sự, 2008; Lâm Chí Dũng và cộng sự, 2015). Do đó, đa dạng hóa các hoạt động tạo nguồn thu nhập ngoài lãi (TNNL) được xem là phương thức tốt nhất phản ánh kết quả trong quá trình hoạt động của NH và là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM Việt Nam. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động kinh doanh ngoài lãi thông qua chỉ số đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lợi của NH thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA - Return on Assets), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity). Tuy nhiên, những nghiên cứu về riêng về TNNL tác động đến khả năng sinh lợi theo ba chỉ số tài chính: ROAA (Return on Assets Average), ROEA (Return on Equity Average) và thu nhập lãi cận biên (NIM - Net Interest Margin) của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 chưa được tìm thấy trong những nghiên cứu trước đây. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của TNNL đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam là có giá trị nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nguồn thu nhập của NH đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Theo Stiroh (2004), TNNL là một thể loại không đồng nhất mà bao gồm nhiều hoạt động khác nhau được chia thành bốn thành phần chính: thu nhập ủy thác, phí dịch vụ, lệ phí và các khoản thu nhập khác. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTM Việt Nam, nguồn thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ hoạt động tín dụng, cụ thể: thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ; thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng; thu nhập mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần và thu nhập từ hoạt động khác. Theo Chiorazzo và cộng sự (2008), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) thì việc đo lường TNNL theo công thức sau: Tỷ lệ TNNL = Thu nhập thuần từ hoạt động ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động thuần. Xuất phát từ mô hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NH đều đã sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là: ROAA, ROEA, NIM và các biến độc lập như: tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mô hình nghiên cứu được xây dựng về tác động của TNNL đến khả năng sinh lợi của NH như sau: Khả năng sinh lợi (ROAA i,t, ROEA i,t, NIM i,t ) = α + β 1 *TNNL i,t + γ 1 *VCSH i,t + γ 2 *QMTS i,t + γ3*CVi,t + γ4*NXi,t + γ 5 *CVHD i,t + γ6*HQQLi,t + γ7*TTKTi,t+ γ 8 *LP i,t + ε i,t 2.2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu được thu thập trên báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019. Nguồn số liệu thu thập từ 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 gồm: ACB, Anbinhbank, Agribank, BacAbank, BIDV, Baovietbank, Eximbank, Kienlongbank, Maritimebank, Militarybank, NamAbank, NCB, HDbank, PGbank, OCB, Sacombank, SHB, Techcombank, VPbank, Vietcapitalbank, Vietinbank, VIB, Vietcombank, Saigonbank, SeAbank, SCB, VietAbank, PVcombank, LienvietPostbank, Tienphongbank và một số NH có dữ liệu không trải dài hết giai đoạn 2008 - 2019 như: DongAbank (2008 - 2014), Oceanbank (2008 - 2013). Để phân tích tác động của TNNL đến ROAA, ROEA, NIM của các NH, tác giả sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM). Kiểm định được thực hiện trong nghiên cứu là kiểm định F cho phép lựa chọn giữa mô hình theo FEM và Pooled OLS, kiểm định Hausman cho phép lựa chọn giữa mô hình theo FEM và REM. Với mô hình FEM và REM được lựa chọn, tác giả tiến hành kiểm định Modified Wald về phương sai thay đổi, kiểm định Wooldridge về hiện tượng tự tương quan. Nếu mô hình FEM hoặc REM tồn tại hiện tượng tự tương HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - PHẠM THỊ KIM ÁNH - NGÔ MINH PHƯƠNG 73Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng quan hoặc phương sai thay đổi, mô hình ước lượng moment tổng quát (Generalized Bảng 1. Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu biến Ý nghĩa Công thức tính Nguồn tham khảo Biến phụ thuộc: Phản ánh khả năng sinh lợi của NH ROAA Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trung bình (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản trung bình) x 100% Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) ROEA Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trung bình (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu trung bình) x 100% Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên [(Thu nhập lãi- Chi phí lãi)/Tổng tài sản trung bình] x 100% Gul và cộng sự (2011), Ongore và Kusa (2013), Ayaydın và Karakaya (2014) Biến giải thích: Biến phản ánh TNNL TNNL Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập (Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập) x 100% Chiorazzo và cộng sự (2008), Lepetit và cộng sự, (2008), Trujillo - Ponce (2013), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) Biến kiểm soát: Biến nội tại của ngân hàng VCSH Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) x 100% Ongore và Kusa (2013), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) QMTS Quy mô tài sản của NH Ln (Tổng tài sản) Alper và Anbar (2011), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) CV Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (Dư nợ cho vay/Tổng tài sản) x 100% Sufian (2011), Alper và Anbar (2011), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) NX Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (Nợ xấu/Dư nợ cho vay) x 100% Trujillo - Ponce (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) CVHD Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (Dư nợ cho vay/Vốn huy động) x 100% Aremu và cộng sự (2013), Ongore và Kusa (2013), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) HQQL Hiệu quả quản lý (Tổng chi phí/tổng thu nhậpx 100% Ameur và cộng sự (2013), Trujillo - Ponce (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Biến kiểm soát: Biến kinh tế vĩ mô TTKT Tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm Ongore và Kusa (2013), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) LP Lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm Alper và Anbar (2011), Ameur và cộng sự (2013), Trujillo - Ponce (2013) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 Method of Moments - GMM) được sử dụng nhằm tăng độ tin cậy ước lượng mô hình nghiên cứu, loại bỏ những sai số do thời gian, đặc trưng của từng NH vì mô hình GMM có thể kiểm soát được hiện tượng nội sinh và các vấn đề khác như phương sai thay đổi, tự tương quan trong dữ liệu bảng (Arellano và Bond, 1991). Nghiên cứu sử dụng kiểm định Sargan đối với tính chất xác định quá mức (over identification) cho phép kiểm tra sự phù hợp của các biến công cụ và kiểm định Arellano - Bond xác định liệu có sự tương quan giữa biến công cụ và phần dư trong mô hình hay không. Phần mềm được sử dụng để chạy hồi quy là Stata. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu Qua kiểm định F- test của 03 mô hình, giá trị p- value = 0,0000 nên cả 03 mô hình đều chọn mô hình FEM. Sau khi kiểm định Hausman test, 03 mô hình giá trị p-value đều có giá trị lớn hơn 5% nên cả 03 mô hình đều chọn mô hình REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan thì cả 03 mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Mô hình hồi quy GMM được lựa chọn đối nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan. Các kiểm định Arellano - Bond test và Sargan test trong 03 mô hình đều có giá trị lớn hơn 5% nên thỏa mãn tính chất xác định quá mức (over identification) và không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai, vậy mô hình GMM với biến trễ của phụ thuộc làm biến công cụ đã giải quyết được hiện tượng nội sinh trong mô hình nên kết quả ước lượng sẽ hiệu quả và vững. 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Biến TNNL có mối tương quan thuận với ROAA, ROEA nhưng ngược chiều với NIM ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với khảo sát thực tế về tỷ lệ thu nhập lãi của các NHTM Việt Nam giảm và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng từ năm 2011 đến 2019. Biến TNNL chỉ có tác động âm đến biến NIM và có tác động dương đến biến ROAA, ROEA; cho nên không phải vì tác động ngược chiều đến NIM mà các NH hạn chế sử dụng chiến lược đa dạng hóa khi muốn gia tăng sức mạnh thị trường của mình, điều này khuyến nghị các NH nên có chiến lược đa dạng hóa song song cả về các hoạt động tín dụng và phi tín dụng. Mối quan hệ tương quan này cũng phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu và ủng hộ cho quan điểm TNNL ảnh hưởng tích cực đến ROA, ROE của các nghiên cứu Baele và cộng sự (2007), Sufian và Chong (2008), Nisar và cộng sự (2018). Hệ số hồi quy của biến trễ ROAA, ROEA, NIM đều có tác động cùng chiều đến các biến phụ thuộc mức ý nghĩa 1% cho thấy tỷ suất sinh lời năm nay có phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời năm trước. Kết quả này hoàn toàn tương ứng với kỳ vọng và kết quả các nghiên cứu trước (Trujillo ‐ Ponce; 2013, Ayaydın và Karakaya, 2014; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015). Biến VCSH có mối tương quan dương với ROAA, NIM nhưn ... hống kê 1%, khẳng định tầm quan trọng của quy mô ngân hàng trong đóng góp nâng cao khả năng sinh lợi của NH. Kết quả này phù hợp với lý thuyết sức mạnh thị trường, các NH có quy mô tăng lên sẽ mang lại lợi ích có thể làm gia tăng lợi nhuận NH. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Alper và Anbar (2011), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Biến CV có mối tương quan cùng chiều với ROEA và NIM ở mức ý nghĩa 1%, chứng tỏ hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra phần lớn thu nhập cho các NH nên tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản cao kết hợp với chất lượng tài sản tốt thường làm tăng ROEA, NIM của NH. Nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Trujillo‐Ponce (2013), Nisar và cộng sự (2018) đã công bố kết quả tương Bảng 2. Kết quả mô hình hồi quy GMM ảnh hưởng của TNNL đến ROAA, ROEA, NIM của các NHTM Việt Nam Biến phụ thuộc ROAA ROEA NIM Biến trễ (t-1) 0,1082***(0,000) 0,0545491*** (0,000) 0,2608045*** (0,000) TNNL 0,0047448***(0,000) 0,0200607*** (0,000) -0,0165499*** (0,000) VCSH 0,0303333***(0,000) -0,2164448*** (0,002) 0,030917*** (0,000) QMTS 0,1319852***(0,000) 1,430332*** (0,000) 0,0763166 (0,234) CV 0,0015367(0,348) 0,1065283*** (0,000) 0,0293775*** (0,000) NX -0,0049324(0,355) 0,0209992 (0,849) -0,0365686*** (0,000) CVHD 0,0014445(0,150) 0,0064703 (0,561) 0,0043768 (0,130) HQQL -0,0347524***(0,000) -0,339029*** (0,000) -0,0036298*** (0,001) TTKT -0,0060676(0,403) 0,2859975** (0,018) -0,000823 (0,978) LP -0,0072716***(0,000) 0,00684 (0,778) 0,059572*** (0,000) CONS 0,3064121(0,362) 0,022492 (0,997) -1,28634 (0,251) Các kiểm định F-test Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Hausman test Prob > chi2 = 0,2858 Prob > chi2 = 0,7859 Prob > chi2 = 0,8973 Breusch-Pagan Lagrangian test Prob > chi2 = 0,0000 Prob > chi2 = 0,0000 Prob > chi2 = 0,0000 Wooldridge test Prob > F = 0,0014 Prob > F = 0,0000 Prob > F = 0,0000 Arellano-Bond test Prob > z = 0,6146 Prob > z = 0,1000 Prob > z = 0,4015 Sargan test Prob > chi2 = 0,9999 Prob > chi2 = 0,9999 Prob > chi2 = 0,9982 (***), (**) và (*) thể hiện ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: Tổng hợp kết quả với dữ liệu của 32 NHTM khảo sát Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 quan thuận chiều giữa tỷ lệ cho vay và ROE, NIM của NH. Biến NX có tác động ngược chiều đến NIM cho thấy, NH có nợ xấu cao dẫn đến nhiều hoạt động bị rủi ro và làm giảm NIM. Kết quả chứng tỏ, NH có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh thì tỷ lệ nợ xấu giảm là NH có suất sinh lời cao. Kết quả nghiên cứu Ongore và Kusa (2013) cũng đi đến kết luận tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến NIM. Biến HQQL có tác động âm đến biến ROAA, ROEA, NIM đều ở mức ý nghĩa 1%, chỉ tiêu HQQL phản ánh tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập, khi chi phí tăng nhanh hơn so với thu nhập từ hoạt động sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng (Lepetit và cộng sự, 2008; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015). Như vậy, có thể thấy lợi nhuận và chi phí luôn có mối quan hệ nghịch biến với nhau, với một NH hoạt động với trị số HQQL cao thì lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ giảm, tức NH muốn gia tăng ROAA, ROEA, NIM thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, đặc biệt là chi phí nhân viên để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Biến HQQL có tác động âm đến biến ROAA, ROEA, NIM đều ở mức ý nghĩa 1% chứng tỏ trị số HQQL càng cao thì khả năng sinh lời càng thấp. Như vậy, HQQL của NH được cải thiện thì khả năng sinh lời của NH cũng gia tăng tức NH muốn gia tăng ROAA, ROEA, NIM thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, đặc biệt là chi phí nhân viên để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Kết quả ước lượng này thống nhất với hầu hết với các nghiên cứu Trujillo ‐ Ponce (2013), Ameur và cộng sự (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). Biến TTKT có ảnh hưởng cùng chiều đến ROEA với mức ý nghĩa 5%. Mối tương quan dương cho thấy, khi nền kinh tế có tăng trưởng tốt thì khả năng huy động vốn từ nền kinh tế của các NH tăng làm cho năng lực tài chính của các NH tăng, khi đó chỉ số ROEA của các NH tăng. Kết quả nghiên cứu Gul và cộng sự (2011), Trujillo ‐ Ponce (2013) cũng cho thấy mối tương quan dương giữa TTKT và ROE. Biến LP có ảnh hưởng ngược chiều đến ROAA nhưng ảnh hưởng cùng chiều đến NIM ở mức ý nghĩa 1% chứng tỏ khi nền kinh tế có lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi mức giá chung làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của NH gặp nhiều biến động, ảnh hưởng đến mức độ ổn định ngân hàng. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và ROA của NH như: Ongore và Kusa (2013), Ameur và cộng sự (2013). Riêng nghiên cứu Gul và cộng sự (2011) đưa ra kết luận: lạm phát có tác động tích cực đến NIM. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Theo kết quả nghiên cứu, biến TNNL có tác động tích cực đến ROAA, ROEA; mặc dù có tác động ngược chiều đến biến NIM nhưng điều này thể hiện tỷ lệ TNNL tăng lên và thu nhập từ lãi giảm xuống trong những năm gần đây, kết quả này hàm ý rằng các NH cần có những biện pháp nhằm đa dạng hoạt động kinh doanh để tìm kiếm các nguồn thu nhập ngoài lãi mang lại hiệu quả kinh tế và gia tăng khả năng sinh lời cho NH, từ đó giúp cho NH hoạt động ổn định và bền vững hơn. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngoài lãi, nâng cao khả năng sinh lợi tại các NHTM Việt Nam như sau: - Phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Do liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các NH trong nước và nước ngoài, với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và với những tiến bộ trong công nghệ nên phát triển sản phẩm mới là HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - PHẠM THỊ KIM ÁNH - NGÔ MINH PHƯƠNG 77Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng cần thiết trong hoạt động của các NH. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạo sự khác biệt hóa trong cạnh tranh. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới thì nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ truyền thống là vô cùng cần thiết vì đây là mảng mang lại lợi nhuận chủ yếu và ổn định cho NH. - Các ngân hàng nên có chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lãi cụ thể: Mặc dù đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lãi mang lại kết quả tích cực cho hoạt động ngân hàng nhưng cho vay và huy động vốn vẫn là hoạt động chính của NH. Các NH cần xây dựng một tỷ trọng thu nhập ngoài lãi hợp lý trong tổng thu nhập theo xu hướng giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động truyền thống. Trong thu nhập ngoài lãi, NH cũng nên có tỷ trọng cho từng loại như thu nhập từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán ... để có những biện pháp đẩy mạnh phù hợp. - Xây dựng hệ thống đào tạo nghiệp vụ: Do dịch vụ ngoài lãi hiện đại có sử dụng các công nghệ cao, nên đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải có trình độ hiểu biết và làm chủ công nghệ. Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp ứng dụng sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn, nâng cao mức độ hài lòng và sự thỏa mãn của khách hàng với đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra cần nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành và kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải thường xuyên được nâng lên ngang tầm với trình độ hiện đại của công nghệ. - Áp dụng công nghệ hiện đại: Hiện nay, xu hướng số hóa trong hoạt động ngân hàng đang phát triển rất mạnh. Việc phát triển công nghệ sẽ giúp NH dễ dàng trong việc phát triển sản phẩm mới cũng như nâng cấp các sản phẩm hiện có. Đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giúp NH đưa sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng hơn và cắt giảm chi phí hoạt động từ chi phí lương và mặt bằng. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển thương hiệu: Việc mở rộng các điểm giao dịch, hệ thống ATM, POS, dịch vụ 24/24, mở thêm chi nhánh cùng với việc xây dựng thương hiệu giúp NH tăng khả năng cạnh tranh. NH có mạng lưới kinh doanh rộng sẽ dễ dàng cung ứng dịch vụ đến khách hàng hơn nhưng đòi hỏi NH phải chấp nhận chi phí cao cho chính sách này. Hiện nay, NH có kênh phân phối mới vừa tiện lợi, thông minh và giảm chi phí là ngân hàng điện tử vừa mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu muốn đa dạng hóa thu nhập của NH. - Nâng cao sức mạnh tài chính: Biến VCSH và QMTS có tác động cùng chiều đến ROAA, ROEA, NIM theo như kết quả nghiên cứu. Để tiếp cận dần đáp ứng yêu cầu của Basel III, các NHTMVN cần phải thực hiện sớm việc tăng sức mạnh tài chính của NH mình để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, trước mắt nhằm tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản và đảm bảo cho các NH phát triển ổn định, dần dần tăng thị phần góp phần cải thiện được khả năng sinh lợi, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận kinh doanh. - Mở rộng hoạt động cho vay: Kết quả hồi quy tác động của yếu tố CV có tác động cùng chiều đến biến ROEA và NIM khẳng định NH cho vay nhiều hơn sẽ là tín hiệu tốt cho NH. Hoạt động cho vay mang lại thu nhập cho NH nhưng liên hệ thực tế cho thấy hầu hết các NH đều có khoản nợ xấu khó thu hồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tiền tệ trong nước. Do đó, NH cần xem xét lại chất lượng tín dụng của các khoản vay. - Hạn chế nợ xấu: Theo kết quả nghiên cứu, biến NX có tác động tiêu cực NIM, kết quả này hàm ý rằng các NH cần có những biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu để hạn chế những tác động tiêu cực của nợ xấu Tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 78 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 đến NIM. Chính vì vậy, các NHTMVN cần thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng, thẩm định tín dụng chặt chẽ, sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay, phát triển thị trường mua bán nợ. - Nâng cao hiệu quả quản lý: Hiệu quả quản lý được thể hiện qua tỷ lệ tổng chi phí so với tổng thu nhập của NH, chỉ tiêu này có tác động ngược chiều đến tất cả các biến phản ánh khả năng sinh lợi là ROAA, ROEA, NIM; đều này hàm ý là NH cần có giải pháp để quản lý tốt chi phí hoạt động. Vì vậy, NH cần có chiến lược huy động vốn phù hợp để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh, tuyển dụng nhân sự với vị trí phù hợp tránh trùng lắp, dư thừa để chi phí nhân viên ở mức hợp lý. Bài viết này chỉ tìm hiểu về tác động một chiều của TNNL đến khả năng sinh lời của NH nên chưa nghiên cứu thêm mối quan hệ hai chiều. Mặt khác, do dữ liệu thu thập có những hạn chế nhất định nên nghiên cứu chỉ mới đề cập đến hai biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các NHTM Việt Nam. Để khắc phục hạn chế này, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL và bổ sung thêm mẫu nghiên cứu gồm cả NH nước ngoài, NH liên doanh, lựa chọn thêm các biến vĩ mô phù hợp là biến kiểm soát của mô hình.1 ■ 1 Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM trong khuôn khổ đề tài mã số: 69/HĐ-DCT ngày 03/09/2019 Tài liệu tham khảo Alper, D., Anbar A. (2011). “Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: empirical evidence froTm Turkey”. Business and Economics Research Journal. 2 (2), 139-152. Ameur, I. G. B., Mhiri, S. M. (2013). “Explanatory factors of bank performance evidence from Tunisia”. International Journal of Economics, Finance and Management. 2 (1), 143-152. Arellano, M., Bond, S. (1991). “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations”. The Review of Economic Studies. 58 (2), 277-297. Aremu, M. A., Ekpo, I. C., Mustapha, A. M. (2013). “Determinants of banks’ profitability in a developing economy: evidence from Nigerian banking industry”. Institute of Interdisciplinary Business Research. 4 (9), 155-181. Ayaydın, H., Karakaya, A. (2014). “The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish banking”. International Journal of Business and Social Science. 5, 252-271. Baele, L., Jonghe, D. O., Vennet, V. G. (2007). “Does the stock market value bank diversification?”. Journal of Banking and Finance. 31, 1999-2023. Chiorazzo, V., Milani C., Salvini, F. (2008). “Income diversification and bank performance: Evidence from Italian banks”. Journal of Financial Services Research. 33 (3), 181-203. Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011). “Factors affecting bank profitability in Pakistan”. The Romanian Economic Journal. 39, 60-87. Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015). “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. 106+107, 13-24. Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015). “Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 26 (6), 23-39. Lepetit, L., Nys, E., Rous, P., Tarazi, A. (2008). “Bank income structure and risk: An empirical analysis of European banks”. Journal of Banking and Finance. 32, 1452-1467. Nisar, S., Peng, K., Wang. S., Ashraf, N. B. (2018). “Revenue diversification on bank ofitability and stability: Empirical evidence from South Asian countries”. InternationalJournal of Financial Studies. 6 (2), 1-25. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). “Tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt. 8, 118-132. Ongore, V. O., Kusa, G. B. (2013). “Determinants of financial performance of commercial banks in Kenya”. International Journal of Economics and Financial Issues. 3 (1), 237-252. Stiroh, J. K. (2004). “Diversification in banking: Is noninterest income the answer?”. Journal of Money, Credit and Banking. 36 (5), 853-882. Sufian, F. (2011). “Profit of Korean banking sector: Panel evidence on bank specific and macroeconomic HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO - PHẠM THỊ KIM ÁNH - NGÔ MINH PHƯƠNG 79Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng determinants”. Journal of Economics and Management. 7, 43-72. Sufian, F., Chong, R. R. (2008). “Determinants of bank profitability in a developing economy: empirical evidences from the Philippines”. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance. 4 (2), 91-112. Trujillo‐Ponce, A. (2013). “What determines the profitability of banks? Evidence from Spain”. Accounting and Finance. 53 (2), 561-586. Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015). “Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 26 (8), 54-70.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_thu_nhap_ngoai_lai_den_kha_nang_sinh_loi_cua_ca.pdf