Tác động của fintech và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính-Ngân hàng Việt Nam
Tóm tắt
Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) -
cuộc cách mạng được hình thành trên nền tảng liên kết thế giới thực và ảo, mọi thứ đều
được kết nối bởi internet, in 3D, big data, trí tuệ nhân tạo AI . Đây là cuộc cách mạng
có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội trên phạm vi
toàn cầu. Trong đó, Tài chính - Ngân hàng là một trong số các ngành chịu tác động
mạnh mẽ nhất từ cuộc cách mạng này.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và ngày càng tạo ra sự thay đổi
mạnh mẽ “cách” mà các doanh nghiệp đang kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Fintech là nơi
dịch vụ tài chính và công nghệ giao thoa, nơi các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của
công nghệ để tạo ra sự thay đổi, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về
các sản phẩm và dịch vụ của các công ty dịch vụ tài chính cung cấp. Sự xuất hiện của
fintech đã làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính nhờ lợi thế về
tốc độ, đơn giản và hiệu quả trong các giao dịch tài chính và hoạt động đầu tư.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của fintech và những vấn đề đặt ra đối với ngành Tài chính-Ngân hàng Việt Nam
263 TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Lan Hương Học viện Ngân hàng Tóm tắt Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) - cuộc cách mạng được hình thành trên nền tảng liên kết thế giới thực và ảo, mọi thứ đều được kết nối bởi internet, in 3D, big data, trí tuệ nhân tạo AI ... Đây là cuộc cách mạng có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, Tài chính - Ngân hàng là một trong số các ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất từ cuộc cách mạng này. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và ngày càng tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ “cách” mà các doanh nghiệp đang kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Fintech là nơi dịch vụ tài chính và công nghệ giao thoa, nơi các doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của công nghệ để tạo ra sự thay đổi, trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của các công ty dịch vụ tài chính cung cấp. Sự xuất hiện của fintech đã làm thay đổi cục diện của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính nhờ lợi thế về tốc độ, đơn giản và hiệu quả trong các giao dịch tài chính và hoạt động đầu tư. Bài viết tập trung phân tích những tác động của fintech đối với ngành Tài chính - Ngân hàng. Từ đó, nêu ra những vấn đề cần giải quyết và một số giải pháp nhằm giúp ngành tài chính - ngân hàng có thể tận dụng cơ hội hợp tác và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mà fintech đem lại trong thời gian tới. Đồng thời, giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động của công ty fintech nói chung và hợp tác với các cơ quan, đơn vị ngành tài chính - ngân hàng nói riêng được tiến hành thuận lợi và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Từ khóa: Fintech, tài chính - ngân hàng 1. Khái quát chung về fintech 1.1. Khái niệm và đặc điểm của fintech Fintech là tên gọi tắt của financial technology (công nghệ tài chính), nó được sử dụng chung cho các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây là công nghệ và xu hướng cách tân nhắm tới việc cạnh tranh với các phương pháp tài chính truyền thông trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Việc sử dụng điện thoại thông minh smart phone cho hình thức mobile banking, dịch vụ đầu tư và các đồng tiền được mã hóa là những ví dụ điển hình mà Fintech đang hướng đến để các dịch vụ tài chính trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với đại chúng người dân. Công ty fintech là những doanh nghiệp (DN) độc lập, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. hách hàng của các công ty này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính. Thông thường, các công ty fintech được chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách 264 các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. So với phương pháp truyền thống, Fintech có những điểm ưu việt hơn, cụ thể: - Dễ dàng tiếp cận với người dùng: Hiện này việc sử dụng điện thoại thông minh smartphone với dịch vụ internet là rất phổ biến ngoài xã hội. Chính vì vậy mà các công nghệ tài chính fintech như thanh toán, chuyển tiền qua các apps là khá dễ dàng, nhất là với giới trẻ. Do đó, ứng dụng này thường được các ngân hàng (NH) gợi ý nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là việc thanh toán qua thẻ cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn rất thuận lợi và dễ dàng. - Chi phí thấp: Chi phí thanh toán qua mạng (chi phí duy trì trang mạng, tạo thẻ, internet) rẻ hơn rất nhiều so với chi phí nhân công, thuê mặt bằng, tạo tiền mặt, theo phương thức thanh toán thủ công bình thường. - Tốc độ nhanh: Fintech có tốc độ cực kì nhanh chóng, gần như là ngay lập tức trong khi việc thanh toán, chuyển tiền thủ công mất nhiều thời gian do phải thực hiện các thủ tục rườm rà, phức tạp. - Tính bảo mật cao: Việc sử dụng fintech cũng có độ bảo mật cao không kém dịch vụ thủ công truyền thống. Người dùng fintech sẽ phải nhập ID, password hoặc có chữ kí của chủ tài khoản mới có thể thanh toán. Bởi vậy, khách hàng sẽ ít khi phải lo lắng về độ bảo mật của các dịch vụ do fintech cung cấp. 1.2. Một số loại sản phẩm của Fintech Các sản phẩm của Fintech được chia thành hai nhóm chính: - Nhóm 1: các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. - Nhóm 2: các sản phẩm công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các fintech và các định chế tài chính. Hiện nay, một số sản phẩm fintech đang được sử dụng phổ biến gồm: - Ví điện tử: là một loại tài khoản điện tử đóng vai trò là phương tiện thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng, giúp khách hàng thanh toán các loại chi phí, gửi tiền và nhận tiền qua internet một cách nhanh chóng. Một số loại ví điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: PayPal (cho phép thanh toán bằng 26 đồng tiền khác nhau và luôn duy trì vị trí dẫn đầu khi nắm trên 40% tổng giá trị thanh toán qua điện thoại trên toàn cầu); Alipay (là thương hiệu ví điện tử của libaba - Trung Quốc); Google Wallet (sản phẩm được người Mỹ dùng để mua hàng, gửi tiền hoặc thực hiện các vụ mua bán qua Google Play)...[4] - TransferWise – chuyển tiền ngang cấp (peer-to-peer) Ban đầu TransferWise được tạo ra nhằm cung cấp dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài tại London, nơi cứ 10 người thì 4 người là dân nhập cư, mục đích là giúp các khách hàng có thể chuyển tiền ra nước ngoài với mức phí hợp lý. - GoBear – so sánh các dịch vụ Đây là ứng dụng so sánh trực tuyến giúp người dùng tìm kiếm và so sánh các sản phẩm tài chính đầu tiên của Châu Á. Công cụ này được thiết lập dựa trên một nền tảng đơn giản để khách hàng có thể được tự do, thoải mái lựa chọn các sản phẩm tài chính 265 phức tạp như bảo hiểm, thẻ tín dụng và các khoản vay. GoBear hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến tài chính một cách minh bạch, rõ ràng, không có tính thiên vị, không mang tính chất quảng cáo hay thúc đẩy việc mua bán sản phẩm. Hiện GoBear đã phát triển đến nhiều nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Philipine, Hồng ông ... - Leading Club (câu lạc bộ cho vay) Leading Club được coi là một trong những Fintech tiên phong tại Mỹ, cung cấp nền tảng cho vay ngang cấp cho phép khách hàng nhận được các khoản vay, và các nhà đầu tư có thể mua các phiếu ghi nợ hỗ trợ bởi các khoản thanh toán từ người vay. - Kickstarter – gọi vốn cộng đồng Gọi vốn cộng đồng cũng là một sản phẩm điển hình của Fintech. ickstarter cho phép các nhà phát triển, kinh doanh, sáng tạo có khả năng đem dự án của mình ra huy động vốn từ những người tiêu dùng thông thường trên mạng internet, nhờ đó giúp cho việc gọi vốn của các startup trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Hiện ickstarter đã trở thành trang gọi vốn lớn nhất với trên 15 danh mục khác nhau. Đến nay các startup và cá nhân đã huy động thành công hơn 2,8 tỷ đô la từ gần 10 triệu nhà tài trợ cho trên 280.000 dự án từ trang này[4] - Robinhood - hỗ trợ giao dịch chứng khoán Một đại diện cho sản phẩm Fintech trong ngành chứng khoán là Robinhood. Được sáng tạo ra vào năm 2013, Robinhood là ứng dụng trên điện thoại di động cho phép các cá nhân đầu tư vào các công ty được niêm yết đại chúng và vào các quỹ giao dịch được niêm yết trên các sàn giao dịch tại Mỹ mà không phải trả phí môi giới. 2. Tác động của Fintech đến ngành tài chính - ngân hàng 2.1. Thực trạng ứng dụng fintech trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam Theo số liệu tổng hợp năm 2016, các công ty fintech Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau đây: TT Lĩnh vực hoạt động Số công ty Tỷ lệ (%) 1 Thanh toán di động 20 56 2 Gọi vốn (Crowfunding) 4 11 3 Bitcoin/Blokchain 3 8 4 Quản lý tài chính cá nhân 3 8 5 Quản lý P S 2 5,5 6 Quản lý dữ liệu 2 5,5 7 Cho vay 1 3 8 So sánh thông tin 1 3 Cộng: 36 100% Nguồn: Tổng hợp Fintech 2016 266 - Lĩnh vực thanh toán: ử lý thanh toán, chuyển khoản, thanh toán di động, ngoại hối, thẻ tín dụng, thẻ trả trước Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước (NHNN), năm 2007 là năm bắt đầu thử nghiệm dịch vụ thanh toán trung gian cho 9 công ty tham gia và tới năm 2017 có 20 công ty Fintech được chính thức cấp phép tham gia hoạt động này [5]. - Huy động vốn cộng đồng, cho vay trực tuyến: Huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng trực tuyến - Chuỗi khối: Tiền tệ số, hợp đồng thông minh, theo dõi tài sản, - Lập kế hoạch: kế hoạch tài chính cá nhân, kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch ngân sách của DN, quản lý mối quan hệ khách hàng, quản lý nguồn lực của DN - Giao dịch và đầu tư: Quản lý đầu tư, tư vấn tự động, giao dịch thương mại, kinh doanh công nghệ, môi giới Ở Việt Nam, các startup hoạt động trong lĩnh vực thanh toán phát triển mạnh trong những năm gần đây và chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán nhờ vào chính sách cho phép thí điểm dịch vụ trung gian thanh toán của NHNN, nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các DN trung gian thanh toán phát triển [10] Ngoài ra, các mô hình kinh doanh thành công trên thế giới cũng đã được du nhập vào Việt Nam như: cho vay ngang hàng, thẩm định tín dụng dựa trên hành vi mạng xã hội, crowd funding, đầu tư tự động (robo invest), sàn bitcoin, blockchain So với thế giới và khu vực, lĩnh vực fintech tại Việt Nam còn khá non trẻ, song số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực này ngày một gia tăng. Tính đến cuối năm 2017, tổng số DN fintech đã lên tới 70 DN (trong đó, lĩnh vực thanh toán chiếm 60%)[6]. Với xuất phát điểm là cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến, thanh toán kĩ thuật số P S/mP S, chuyển tiền Hiện nay, tất cả các trung tâm thanh toán được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp với NH để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, cụ thể như: Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hiện nay đang hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số, hợp tác với công ty Moca trong cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số; NHTMCP Quân đội (MB) hợp tác với một công ty Fintech tạo ra công nghệ cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngay trong ứng dụng Messenger của Facebook; mô hình dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn 267 thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn; mô hình dịch vụ chuyển tiền của MB trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo Hiện có khoảng 25 công ty Fintech đã được NHNN cấp phép cả về phương diện đầu tư tài chính cho hạ tầng số về nhân lực, về khả năng quản trị với mô hình kinh doanh mới, về thiết kế sản phẩm và chính sách quy trình điện tử tạo sự thông dụng cho khách hàng. Một số NH đã bắt đầu nghiên cứu áp dụng Bigdata như: NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) với dự án kho dữ liệu DN (EDW) để hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp thông tin dữ liệu để vận hành các mô hình phân tích hành vi khách hàng, dự báo rủi ro. VP Bank cũng hợp tác với IBM để xây dựng Bidata phục vụ việc nghiên cứu khách hàng, nắm bắt xu hướng lựa chọn của khách hàng, dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh MB cũng đang hợp tác với Infosys, migo thực hiện dự án kho dữ liệu tập trung và công cụ báo cáo quản trị để đáp ứng yêu cầu về thông tin, dữ liệu cho hoạt động quản lý, giám sát và quản trị rủi ro[6] Trong lĩnh vực tài chính Công, Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ như: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và ho bạc, thanh toán điện tử và trái phiếu Chính phủ. Triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, quản lý nợ công, tài sản công, giám sát thị trường tài chính và dự trữ nhà nước. Hiện ho bạc Nhà nước đang thực hiện triển khai dự án “Hiện đại hóa quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Hải quan - ho bạc Nhà nước - cơ quan tài chính” nhằm kết nối, trao đổi và và thống nhất dữ liệu về thu Ngân sách Nhà nước giữa các cơ quan trong nhàng tài chính, đảm bảo dữ liệu được nhập ở một nơi và được sử dụng ở nhiều nơi. Hiện nay, Cục Quản lý Bảo hiểm cũng đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin ở các mảng: tiếp nhận và khai thác phần mềm cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, phối hợp với Cục tin học và Thống kê tài chính xây dựng và khai thác hệ thống dịch vụ công trực tuyến 2.2. Tác động của Fintech đến ngành Tài chính - Ngân hàng Các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng như: tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro, không những thế Fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính - ngân hàng. Trong đó, những tác động lớn nhất phải kể đến là: - Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống: Làn sóng fintech đã thay đổi hoàn toàn cách họ kinh doanh với việc chối bỏ mô hình kết nối truyền thống, tạo nhiều lựa chọn cho hoạt động fundraising, thanh toán, mua bán với chi phí ít tốn kém nhất. Fintech len lỏi đến lĩnh vực tài trợ tiền, cho vay, thanh toán, quản lý tài sản và đầu tư, thu thập dữ liệu, đánh giá và xếp hạng tín dụng, cho vay, tiền điện tử, quản lí vốn lưu động, Tác động của fintech có thể thấy rõ trong những năm gần đây qua xu thế phát triển mạnh của các kênh bán hàng qua Internet, Mobilebanking, Tablet Banking, mạng xã hội, phát triển NH kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ - Fintech với các ứng dụng công nghệ cao làm thay đổi chức năng của thị trường tài chính: Ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) sẽ giúp cho các định chế tài chính có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài phục vụ cho việc phân tích hành vi khách hàng với chi phí thấp. Đồng thời, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng. 268 Sự xuất hiện tiền điện tử, chuỗi khối Blok-chain, ví điện tử, giao dịch tiền điện tử cho phép sử dụng tiền điện tử thay thế tiền thật trong thương mại điện tử. Công nghệ chuỗi khối Blok-chain cho phép người dùng có thể truy cập được thông tin lịch sử của mọi giao dịch mà vẫn đảm bảo sự an toàn về bảo mật thông tin nhằm ngăn chặn các gian lận trong các giao dịch tài chính. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ Blok-chain tại các NH còn ... g “các quy định chưa phù hợp hoặc chưa có” chính là rào cản lớn nhất hiện nay khiến các DN fintech chưa mạnh dạn đầu tư phát triển[10] 57 Ông Nguyễn Văn Bé – Cố vấn Hội đồng quản trị MB 58 Ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc NHNN 270 Các quy định về an ninh thông tin mạng chưa hoàn thiện. Chưa có quy định cụ thể về việc thu thập thông tin người dùng, cũng như đảm bảo thông tin chính xác, hợp pháp và không bị sửa đổi, phá hủy Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ tài chính chưa thực sự rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng fintech vào hoạt động của DN và NH Thứ hai: Lo ngại về tính an toàn và khả năng bảo mật thông tin Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và fintech nói riêng, đặt ra thách thức mới về bảo mật và vấn đề an ninh mạng trở nên vô cùng quan trọng. Với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây đã làm gia tăng các lỗ hổng về bảo mật và hình thành những hiểm họa mới, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về rủi ro tấn công của tin tặc (việc thâm nhập và qua mặt hệ thống an ninh trở nên dễ dàng hơn với công nghệ in 3D, các thuật toán khai thác dữ liệu lớn cho phép các đối tượng phán đoán và điều chỉnh hành vi để qua mặt các thủ tục nhận dạng an ninh. Việc kết nối IoT làm tăng nguy cơ tội phạm kiểm soát các thiết bị có kết nối trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xâm nhập, chiếm quyền kiểm và xâm hại lợi ích của các trung gian tài chính). Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các NH với fintech trong chia sẻ thông tin khách hàng, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm giữa các bên với khách hàng với các mô hình được số hóa mạnh mẽ và giao dịch qua môi trường mạng không giới hạn về không gian và thời gian sẽ là thách thức lớn cho các cơ quan quản lý thuế và bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro ngày càng tinh vi và phức tạp. Đồng thời, do sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng khiến rủi ro kinh doanh cũng phức tạp hơn, dẫn đến việc kiểm soát rủi ro theo các phương thức truyền thống gặp khó khăn trong và không còn phù hợp với tình hình mới. Trên thực tế, Việt Nam hiện nay đang thuộc nhóm các nước mới chỉ bắt đầu chú ý tới việc xây dựng luật liên quan đến tội phạm mạng cũng như đào tạo nhân lực chống tội phạm mạng, còn bảo vệ an ninh mạng thì thuộc nhóm các nước có tiến bộ do đã có các quy định khuôn khổ để thực hiện các chương trình và chính sách bảo đảm an ninh mạng (Lê Thị Thiên Hương, 2017). Trong khi đó, vấn đề bảo bảo mật, an ninh mạng ở Việt Nam ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ tấn công mạng tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 đã bằng cả năm 2015 ( xford Business Group, 2017). Đến năm 2017, Việt Nam chỉ xếp thứ 101/193 quốc gia về chỉ số an ninh mạng toàn cầu[6] 271 Thứ ba: Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ mới Mặc dù nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng không ngừng gia tăng về số lượng, nhất là trong những năm gần đây. Số lượng lao động trong ngành tài chính - ngân hàng năm 2016 là 408.900 lao động và tốc độ tăng bình quân khoảng 8,5%/năm (2013- 2016) 59. Tuy nhiên, số lao động có chuyên môn đúng ngành tài chính - ngân hàng chiếm chưa tới 50%. Bên cạnh chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tài chính - ngân hàng còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu tự tin60 thì trình độ về công nghệ thông tin cũng rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới, nhất là trong điều kiện tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và những ứng dụng của fintech ngày càng phát triển. Theo “World Economic Forum và .T. earney, 2018” Việt Nam có trình độ sử dụng công nghệ và đổi mới khá kém (xếp hạng 90/100), yếu tố vốn con người (xếp hạng 70/100). Trong đó, các chỉ tiêu cụ thể như: kiến thức của người lao động xếp thứ 81, chất lượng đào tạo nghề xếp thứ 80, chất lượng các trường đại học xếp thứ 74, chất lượng kĩ sư và các nhà khoa học xếp thứ 70 3.2. Một số giải pháp Thứ nhất: tạo dựng hành làng pháp lý đầy đủ và theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và ứng dụng fintech vào các hoạt động tài chính - ngân hàng ✓ Đối với Chính phủ: ● Cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty này. Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái và đề xuất phương thức quản lý lĩnh vực Fintech tại Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hiệu quả và sự đồng thuận cao. Theo đó, việc giao đơn vị đầu mối triển khai nghiên cứu các nội dung cụ thể của Fintech cần được thực hiện phân công thông qua đầu mối tham mưu thống nhất cho ban chỉ đạo là cơ quan thường trực ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, cơ quan thường trực cũng là đầu mối tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các thành viên trong cộng đồng Fintech Việt Nam và phối hợp với vụ Hợp tác quốc tế của NHNN và Bộ Tài chính đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về Fintech trong bối cảnh hoạt động fintech tại Việt Nam đang hội nhập với khu vực và thế giới. ● Bổ sung các quy định về phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử trên cơ sở áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán. Đối với NHNN và Bộ Tài chính: NHNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực Fintech ở Việt Nam, đặc biệt là xây dựng một hệ sinh thái Fintech dựa trên lợi thế của Việt Nam xét về quy mô dân số và nguồn nhân lực đam mê công nghệ. Với vai trò không thể thiếu của Fintech trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, NHNN cần phát huy vai trò xúc tác tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Fintech tại Việt Nam, hướng tới một “sân chơi bình đẳng” trong tương lai cho các DN Fintech và NHTM. Trước mắt, trong giai đoạn thử nghiệm, cần có quy định rõ ràng về lĩnh vực, phạm vi hoạt động, sản phẩm dịch vụ, mức độ thử nghiệm, quy trình 59 TS Cấn Văn Lực – Giám đốc Trung tâm Đạo tạo cán bộ BIDV 60 TS. Nguyễn Sơn – Chủ tịch Trung tâm Lưu kí chứng khoán Việt Nam 272 đăng kí báo cáo, thử nghiệm và giám sát, công bố sản phẩm dịch vụ thành công và khả năng nhân rộng Đồng thời, sửa đổi và bổ sung các quy định về hoạt động của ngành NH để tương thích và phù hợp với bối cảnh “số hóa” và sự phát triển của fintech. Qua đó, khuyến khích sự hợp tác, cạnh tranh cùng có lợi giữa hai chủ thể này. Trong đó, một số vấn đề trọng tâm của Fintech cần chú trọng để có chính sách quản lý phù hợp trong thời gian sớm nhất, bao gồm: Công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, huy động và cho vay hàng ngang, giao diện chương trình ứng dụng PI, hệ thống định danh khách hàng điện tử (e-ID) phục vụ cho việc nhận biết khách hàng. Thứ hai: Tăng cường các biện pháp an toàn và bảo mật thông tin ● Hệ thống tài chính - ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn để đảm bảo sự an toàn và tính riêng tư trong hệ thống thông tin của khách hàng và có các biện pháp phòng thủ mới để bảo mật thông tin. Theo đó các tổ chức tài chính, ngân hàng cần trang bị cho mình các công cụ bảo mật mới, quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu dự phòng, nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật và nâng cao nhận thức về bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh truyền thông các hiểm họa và các nguy cơ mới thông qua việc chia sẻ trực tuyến để ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất cho các đối tượng có liên quan. ● Triển khai các dịch vụ hạ tầng về an toàn bảo mật thông tin: triển khai đám mây ngành ở mức hạ tầng và đám mây chung, đảm bảo hiệu quả và an toàn thông tin một cách toàn diện. ây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu dịch vụ, đảm bảo thông suốt và gắn kết giữa các hệ thống trong và ngoài ngành. ết nối các trung tâm điều hành an ninh mạng, cung cấp thông tin về các sự kiện, sự cố an toàn thông tin phục vụ hoạt động quản lý, giám sát điều hành công tác bảo đảm an toàn thông tin cho toàn ngành. ● NHNN và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cần đổi mới công tác thanh tra, giám sát các hoạt động tài chính, NH theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ giám sát thông minh, xây dựng hệ thống cảnh báo trực tuyến, đồng thời giám sát hoạt động thanh toán theo các chuẩn mực quốc tế hiện đại. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt đối với các phương thức thanh toán áp dụng công nghệ cao. Đồng thời, chủ động phối hợp với các công ty công nghệ và sử dụng nguồn lực tài chính thích hợp cho việc đầu tư các công nghệ bảo mật nhằm đảm bảo an ninh mạng như: Công nghệ phát hiện và vá lắp các lỗ hổng kĩ thuật, các bức tường lửa để ngăn chặn khả năng tấn công của tin tặc ● Các NHTM cần hiểu rõ các yếu tố mới trong rủi ro hoạt động khi thực hiện triển khai hợp tác với các DN fintech, các chức năng cần bổ sung để giải quyết rủi ro nhằm đảm bảo về bảo mật trong hoạt động của NH. ● Từng tổ chức, đơn vị cần chú trọng phát triển các trung tâm dữ liệu, mạng DN tốt để chủ động lưu trữ thông tin, đề phòng các trường hợp xấu khi xảy ra tấn công mạng. Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng ● Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường, cơ sở đào tạo và các nhà tuyển dụng lao động. Các đơn vị có liên quan cần có sự kết nối, đặt hàng để cùng chia sẻ thông tin và có trách nhiệm trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của thời đại công nghệ mới. Các trường đại học và cơ sở đào tạo có các chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng cần chú trọng đào tạo chuyên sâu về digital 273 banking, e-commere, quản trị công nghệ thông tin để trang bị những kiến thức cần thiết cho nguồn nhân lực tương lai bắt kịp xu hướng công nghệ ngân hàng hiện đại. ● Các cơ quan đầu ngành như Bộ Tài chính, NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ho bạc Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ và tiêu chuẩn của các nền kinh tế hiện đại, nhằm xây dựng đội ngũ lao động có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu vận hành và làm chủ hệ thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết đào tạo trong nước và quốc tế, đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ chuyên gia để khuyến khích học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, thu hút nhân tài làm việc và cống hiến cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, Bộ Tài chính và NHNN cùng các cơ quan có liên quan của Chính phủ cần có các chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính - ngân hàng theo hướng hiện đại và hội nhập với xu hướng của cách mạng 4.0 nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thanh toán quốc gia, đảm bảo hoạt động thanh toán tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Phát triển băng thông đối với cả mạng lõi và mạng truy nhập để xoá bỏ ranh giới trao đổi trên không gian ảo giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu triển khai các đường cáp quang có tốc độ Gigabit, công nghệ 5G để kết nối IoT băng rộng, và thay thế mạng L N Ethernet truyền thống bằng CC-Link IE. Ngành Tài chính - Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với ngành Bưu chính viễn thông, đầu tư đồng bộ để nâng cao hiệu năng của hệ thống ngay từ ban đầu.Thứ hai, ngành Tài chính - Ngân hàng cần tập trung, tiên phong trong xây dựng Chính phủ điện tử đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc số hóa trong lĩnh vực quản trị Công - điều kiện tiên quyết để Chính phủ điện tử sẵn sàng cho nền kinh tế “kết nối số”. Bên cạnh đó, các NHTM và các tổ chức tài chính cũng cần chủ động chuẩn bị nguồn lực cho những dự án nghiên cứu riêng, cũng như đầu tư về công nghệ ứng dụng để chủ động đón đầu những chuyển động không ngừng trong lĩnh vực công nghệ, lấy chính sức mạnh công nghệ làm động lực đột phá cho sự phát triển trong tương lai. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ● Kết quả nghiên cứu: - hái quát được những vấn đề cơ bản về fintech và những điểm ưu việt của fintech so với các hoạt động tài chính, ngân hàng truyền thống. - Đánh giá thực trạng phát triển của fintech và tình hình ứng dụng fintech trong hoạt động tài chính, ngân hàng Việt Nam, qua đó phân tích tác động cơ bản của fintech đến ngành tài chính - ngân hàng - Trên cơ sở đánh giá tác động của fintech đối với ngành tài chính - ngân hàng để rút ra một số vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp tháo gỡ. ● Hàm ý chính sách: - Cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng và cụ thể cho hoạt động của các công ty fintech theo hướng tạo thuận lợi cho các công ty này phát triển. Đồng thời, nâng cao khả năng ứng dụng và hợp tác hiệu quả giữa các công ty fintech với các cơ quan, đơn vị ngành tài chính - ngân hàng 274 - Hệ thống tài chính - ngân hàng cần thay đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với bối cảnh fintech ngày càng thể hiện những ưu thế vượt trội để cùng hợp tác và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức. 2017. xem 28.02.2018, <https://baomoi.com/cach-mang-cong-nghiep-4-0-co-hoi-va-thach- thuc/c/23508186.epi> [2]. Bắt tay Fintech - ngân hàng: Nhiều cơ hội nhưng đầy thách thức. 2017. xem 02.03.2018,< day-thach-thuc-20171113093150763.htm> [3]. Fintech và tương lai nào cho ngành ngân hàng. 2017. Xem 28.02.2018, < hang> [4]. Fintech: Một số sản phẩm Fintech tiêu biểu (phần 2). 2017. xem 28.02.2018, < phan-2/> [5]. Hội thảo khoa học: “Tài chính - Ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0”, hoa Tài Chính - Ngân hàng, Trường ĐH Thương mại, tháng 11/2017 [6]. Hội thảo khoa học: “Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0” Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính [7]. Khôi Nguyên 2017. Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo chính sách thuận lợi cho Fintech phát triển, xem 01.03.2018 < nha-nuoc-se-tao-chinh-sach-thuan-loi-cho-fintech-phat-trien-155671.ict> [8]. Thái Linh 2016. Thách thức và cơ hội cho các ngân hàng, xem 01.03.2018< va-co-hoi-cho-cac-ngan-hang.html> [9]. Mai Ngọc 2017. Ngân hàng và Fintech: Đối thủ hay đối tác?, xem 02.03.2018 < tac> [10]. Xu hướng phát triển Fintech ở Việt Nam, cơ hội, thách thức và đề xuất hợp tác giữa Fintech và ngân hàng. 2017. xem 28.02.2018, < huong-phat-trien-fintech-o-viet-nam-co-hoi-thach-thuc-va-de-xuat-hop-tac-giua- fintech-va-ngan-hang&Itemid=241&lang=vi>
File đính kèm:
- tac_dong_cua_fintech_va_nhung_van_de_dat_ra_doi_voi_nganh_ta.pdf