Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam

Tóm tắt. Với chỉ tiêu cụ thể cho 4 tiêu chí (thắng cảnh, địa hình, sinh vật, sinh khí

hậu) và đánh giá bằng phương pháp ma trận trọng số tam giác, trên 11 vùng của Nam

Bộ, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tham quan. Kết quả là,

phân cấp được mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan của 11 vùng như

sau: 2 vùng rất thuận lợi, 4 vùng thuận lợi, 2 vùng tương đối thuận lợi, 03 vùng ít

thuận lợi.

Từ khóa: Du lịch tham quan, tiêu chí, ma trận tam giác, điểm trọng số, Nam Bộ

pdf 11 trang phuongnguyen 3980
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam

Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch tham quan vùng Nam Bộ Việt Nam
130 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0015 
Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 130-140 
This paper is available online at  
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN TAM GIÁC TRỌNG SỐ ĐÁNH GIÁ 
CÁC TIÊU CHÍ CHO DU LỊCH THAM QUAN VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn 
Tóm tắt. Với chỉ tiêu cụ thể cho 4 tiêu chí (thắng cảnh, địa hình, sinh vật, sinh khí 
hậu) và đánh giá bằng phương pháp ma trận trọng số tam giác, trên 11 vùng của Nam 
Bộ, tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tham quan. Kết quả là, 
phân cấp được mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan của 11 vùng như 
sau: 2 vùng rất thuận lợi, 4 vùng thuận lợi, 2 vùng tương đối thuận lợi, 03 vùng ít 
thuận lợi. 
Từ khóa: Du lịch tham quan, tiêu chí, ma trận tam giác, điểm trọng số, Nam Bộ. 
1. Mở đầu 
Hiện nay, đánh giá tài nguyên cho phát triển kinh tế đang là xu hướng phổ biến. 
Trong đó, đánh giá định lượng ngày càng được chú trọng vì độ chính xác và tính khách 
quan của nó. Trong đánh giá định lượng, phương pháp đánh giá cho điểm trọng số được 
nhiều nghiên cứu lựa chọn trong việc thiết kế các mô hình đánh giá tài nguyên khác nhau. 
Do đó, có nhiều phương pháp đánh giá trọng số như phương pháp hồi quy, phân tích thứ 
bậc, phương pháp chuyên gia, ma trận tam giác trọng số, v.v... Phương pháp ma trận tam 
giác trọng số đã được áp dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên cứu, tiên phong có Nguyễn 
Cao Huần (1992, 2005) [3], đây được xem như phương pháp đặc trưng của địa lí ứng dụng. 
Nhiều hướng nghiên cứu địa lí ứng dụng sử dụng phương pháp này tiêu biểu như 
hướng đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho mục đích nông nghiệp của Phan Thị 
Thanh Hải, Đặng Văn Bào [1] đã chỉ ra được vùng thích nghi sinh thái của cảnh quan địa 
hình địa mạo đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long ruột đỏ; hay cho mục 
đích bảo tồn rừng ngập mặn Mũi Cà Mau của Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải 
[6]. Đối với phát triển du lịch, các tiếp cận đánh giá bằng phương pháp ma trận trọng số 
ngày càng gia tăng, Lê Thu Hương [4] đã sử dụng phương pháp này để đánh giá du lịch 
sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam, xác định được 1 vùng và 7 tiểu 
vùng rất thuận lợi cho phát triển; Lương Chi Lan [5] đã đánh giá cho du lịch tỉnh Vĩnh 
Phúc từ đó đề xuất không gian tổ chức lãnh thổ cho du lịch tỉnh; Nguyễn Đăng Tiến [9] 
đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu cho phát triển du lịch của 
Quảng Ninh – Hải Phòng với mức độ thuận lợi khác nhau của 3 vùng và 14 tiểu vùng; 
Ngày nhận bài: 9/12/2018. Ngày sửa bài: 17/12/2018. Ngày nhận đăng: 1/1/2019. 
Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Kiều Oanh. Địa chỉ e-mail: roitudo1211@gmail.com 
Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch 
131 
Nguyễn Khanh Vân [11] đã sử dụng phương pháp này làm cơ sở để đánh giá tài nguyên 
sinh khí hậu cho một số trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam, từ đó đề xuất được các 
vùng du lịch nghỉ dưỡng phù hợp cho khách du lịch tới nước ta. 
Tại vùng nghiên cứu – Nam Bộ, số lượng các công trình nghiên cứu về du lịch Nam 
Bộ Việt Nam để tìm ra tiềm năng và phân bố du lịch theo lãnh thổ càng phổ biến, trong đó 
có các nghiên cứu của Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia, 2012 [7]; Nguyễn Thám, Định Thị 
Thu Thủy, 2014 [8], Nguyễn Minh Tuê, Lương Mỹ Dung, 2011 [10]. Các tác giả đã khái 
quát những đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở để xây dựng những tuyến, điểm du 
lịch, vùng du lịch với các trung tâm du lịch cụ thể của Việt Nam trong đó có du lịch vùng 
Nam Bộ. Nhiều tác phẩm mang tính định hướng, giới thiệu và đem lại bức tranh đa dạng 
về tiềm năng du lịch Nam Bộ. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu đánh giá khái quát, 
một số công trình nghiên cứu mang tính định tính, mang tính địa phương chủ yếu và đặc 
biệt chưa có công trình nào phân loại, đánh giá tài nguyên một cách cụ thể, chi tiết. Hầu 
hết các tác giả chỉ mới bước đầu đánh giá chung cho ngành du lịch toàn vùng mà chưa có 
đánh giá định lượng cụ thể cho từng loại hình du lịch ở Nam Bộ. 
Hiện nay, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, ở Nam Bộ ngày càng đa dạng 
nhiều loại hình du lịch với các sản phẩm du lịch tương đương nhau ở các vùng. Du lịch 
tham quan là loại hình du lịch phổ biến, có thế mạnh lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao 
với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Với những yêu cầu ngày càng cấp thiết về sản phẩm 
du lịch đặc trưng, khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch ở từng vùng Nam Bộ một cách 
chi tiết, cụ thể, việc đánh giá TNDL và ĐKSKH cho du lịch tham quan là cần thiết. Bằng 
phương pháp đánh giá định lượng ma trận tam giác trọng số đối với từng vùng Nam Bộ 
cho loại hình du lịch tham quan, sẽ xác định chính xác và khách quan mức độ thuận lợi 
của nguồn tài nguyên cho du lịch tham quan Nam Bộ Việt Nam. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá 
Bảng 1. Ma trận tam giác lựa chọn yếu tố đánh giá 
Yếu tố C1 C2 C3 C4 ... Cm-2 Cm-1 Cm R O 
C1 1 1 1 ... 1 1 1 6 1 
C2 2 2 ... m-2 2 2 4 3 
C3 4 ... m-2 3 m 1 5 
C4 ... m-2 4 m 2 4 
..... ... ... ... ... ... 
Cm-2 m-2 m-2 5 2 
Cm-1 m-1 1 5 
Cm 2 4 
Ghi chú: C1...C2 - Các yếu tố, chỉ tiêu của địa tổng thể được thống kê; R - Mức độ lặp 
lại (tần suất gặp) của yếu tố ; O - Thứ tự theo tần suất gặp của yếu tố; Nguồn [2, tr.12] 
Nội dung bài báo lựa chọn phương pháp ma trận tam giác trọng số (Nguyễn Cao 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
132 
Huần, 2005) để đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu Nam Bộ cho du lịch 
tham quan. Để áp dụng phương pháp này hiệu quả, trước tiên phải lựa chọn và xác lập các 
tiêu chí đánh giá dựa vào đặc điểm, yêu cầu của loại hình du lịch tham quan. Mỗi tiêu chí 
phân chia làm 4 bậc đánh giá (RTL: Rất thuận lợi, TL: Thuận lợi, TĐTL: Tương đối thuận 
lợi và ITL: Ít thuận lợi) dựa trên chỉ tiêu riêng và điểm số tương ứng từ cao xuống thấp là 
4, 3, 2, 1. 
Trọng số của các tiêu chí được xác định bằng ma trận tam giác - là phương pháp so 
sánh các yếu tố theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu 
sinh thái của các dạng sử dụng. Các chỉ tiêu riêng được xác lập dựa trên các kết quả 
nghiên cứu, điều tra, thực nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia và bằng trực giác trên cơ 
sở tích lũy các kinh nghiệm. 
Điểm đánh giá tổng hợp là trung bình cộng hoặc nhân của các điểm đánh giá riêng 
của từng tiêu chí, lấy điểm trung bình cộng để đánh giá kết quả. Công thức xác định điểm 
trung bình cộng (CT1) CT1: Đánh giá kết quả 
 (CT1) 
Trong đó: X : Điểm trung bình cộng đánh giá 
ki : Trọng số của tiêu chí thứ i 
Xi : Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i 
i : Tiêu chí đánh giá, i = 1,2,3...n 
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình đánh giá. Căn cứ vào điểm trung bình cộng 
để phân cấp các mức độ đánh giá từ RTL đến ITL. Các cấp được xác định bởi công thức 
(CT2): CT2: 
Trong đó: m: số cấp đánh giá (m=4) (Cấp 1: Xmin ≤ X1 <Xmin +∆X, Cấp 2: X1 ≤ X2< 
X1 + ∆X, Cấp 3: X2 ≤ X3 < X2 + ∆X, Cấp 4: X3 ≤ X4 <Xm ) 
2.2. Xây dựng thang đánh giá 
2.1.1. Tiêu chí thắng cảnh 
Bảng 2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi tiêu chí thắng cảnh cho du lịch tham quan 
Chỉ tiêu Mức đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá 
trị cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa các DTLS - VH có ý nghĩa 
quốc gia đặc biệt. 
Rất hấp dẫn 4 
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có 
chứa các DTLS - VH cấp quốc gia. 
Hấp dẫn 3 
Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, mức độ tập trung ít, 
có giá trị cấp tỉnh. 
Tương đối 
hấp dẫn 
2 
Dưới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phương Ít hấp dẫn 1 
Thắng cảnh là một khái niệm mang tính chất tương đối, chỉ những danh thắng được 
xếp vào Di sản thiên nhiên thế giới được đánh giá một cách kĩ lưỡng. Cơ sở quan trọng và 
Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch 
133 
tiêu chí đánh giá cho phát triển du lịch tham quan là độ hấp dẫn của thắng cảnh đó. Độ 
hấp dẫn của thắng cảnh được thể hiện qua các yếu tố như: mức độ tập trung, tính đa dạng, 
tính độc đáo, giá trị du lịch và sức chứa của thắng cảnh. 
2.1.2. Tiêu chí địa hình 
Trong du lịch tham quan, các kiểu, dạng địa hình với những hình thái khác nhau sẽ 
mang lại những giá trị khác nhau. Một số kiểu dạng địa hình đặc biệt (địa hình bờ biển, 
địa hình Karst, các khu vực đồi) thường có giá trị lớn đối với du lịch tham quan. Mặt khác, 
địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà còn tác 
động đến quá trình di chuyển của khách đến điểm tham quan và việc xây dựng các công 
trình du lịch. 
Bảng 3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLTQ 
Chỉ tiêu Mức đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
Vùng có kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình karst, địa 
hình đảo, với những dạng địa hình có giá trị cho PTDL) Rất thuận lợi 4 
Vùng có trên 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL (núi, hồ 
chứa) Thuận lợi 3 
Vùng có dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL Tương đối thuận lợi 2 
Vùng chỉ có 1 dạng địa hình có giá trị cho PTDL Ít thuận lợi 1 
2.1.3. Tiêu chí sinh vật 
Trong các thành phần tự nhiên, sinh vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành 
nên sức hấp dẫn của điểm du lịch. Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình; có các 
loài đặc hữu, đặc trưng quý hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu cầu của du 
khách là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát triển du lịch. 
Bảng 4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật 
cho du lịch tham quan 
Chỉ tiêu Mức đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
Vùng có thảm rừng nhiệt đới thường xanh, nơi chứa vườn 
quốc gia hoặc trên 2 khu bảo tồn Rất hấp dẫn 4 
Vùng có thảm rừng nhiệt đới thường xanh, có chứa 1-2 khu 
bảo tồn Hấp dẫn 3 
Vùng là các cây bụi, trảng cỏ Tương đối hấp dẫn 2 
Vùng là các kiểu thảm thực vật nông nghiệp Ít hấp dẫn 1 
Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở hiện 
trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, khách du lịch và trên cơ sở khảo sát thực tế 
tại các điểm du lịch đang khai thác. 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
134 
2.1.4. Tiêu chí Sinh khí hậu 
Hoạt động tham quan thường diễn ra chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào 
điều kiện thời tiết. Điều kiện Sinh khí hậu (SKH) thuận lợi nhất cho tham quan là trời 
quang mây và không mưa. Như vậy, dựa trên đặc điểm của du lịch tham quan và kết quả 
phân loại SKH khu vực, trong 3 tiêu chí phân loại SKH, tiêu chí số ngày mưa đóng vai trò 
quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và nhiệt độ. Để xác định mức độ thuận lợi của 
12 loại SKH cho phát triển du lịch tham quan, đánh giá cho từng yếu tố SKH dựa trên các 
chỉ tiêu đã xác định bằng phương pháp thang điểm có trọng số. Dựa trên ý kiến chuyên 
gia, khảo sát thực địa và đặc điểm các loại SKH, điểm đánh giá các chỉ tiêu của từng yếu 
tố SKH được xác định. Trọng số của từng yếu tố SKH được xác định theo phương pháp 
ma trận tam giác [3]. Bên cạnh đó, đánh giá điều kiện SKH cho du lịch tham quan cần xác 
định thời gian thuận lợi (số ngày) triển khai hoạt động du lịch. Nam Bộ có khá nhiều nắng 
trong năm (dao động từ 1892 giờ đến 2646 giờ), các vùng đều có trên 200 ngày trong năm 
có thể triển khai tốt cho các hoạt động du lịch tham quan. Diện tích các loại SKH ở các 
vùng được xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng 
Địa lí tự nhiên. 
2.3. Kết quả đánh giá 
Trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng đối với du lịch tham 
quan là khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của du lịch tham quan và theo ý kiến 
chuyên gia, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và vai trò quan trọng nhất là thắng cảnh, thứ hai 
là địa hình, thứ ba là yếu tố sinh vật và điều kiện SKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số 
của các tiêu chí. Dựa vào kết quả phân vùng (Phạm Hoàng Hải, 1997) [2, tr.123- 124], 
xác định 11 vùng cần đánh giá trên lãnh thổ Nam Bộ. 
Bảng 5. Ma trận tam giác xác định trọng số các tiêu chí đánh giá cho 
du lịch tham quan Nam Bộ 
Tiêu chí Thắng cảnh Địa hình Sinh vật SKH r k 
Thắng cảnh 1 1 1 1 4 0.37 
Địa hình 1 1 1 3 0.27 
Sinh vật 1 1 2 0.18 
SKH 1 1 2 0.18 
Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, đánh giá mức độ thuận lợi của từng 
vùng cho du lịch tham quan ở 4 mức (Bảng 6) 
Bảng 6. Đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch tham quan Nam Bộ 
Tiêu chí 
Vùng 
Thắng 
cảnh 
Địa 
hình 
Sinh 
vật 
Sinh 
khí hậu 
Điểm 
TB 
Mức 
đánh giá 
0.37 0.27 0.18 0.18 
Đồi đất cao Bình Dương – 
Bình Phước – Đồng 
4 3 4 2 3.37 TL 
Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch 
135 
Thềm phù sa cổ Tây Ninh – 
TPHCM – Đồng Nai 
3 3 3 3 3 TL 
Ven biển Đông Nam Bộ: 
TPHCM - Vũng Tàu 
4 4 4 4 4 RTL 
Côn Đảo 3 4 3 3 3.27 TL 
Đồng Tháp Mười 1 1 4 3 1.9 ITL 
Đồng bằng châu thổ sông Tiền 
sông Hậu 
2 1 1 3 1.73 ITL 
Ven biển sông Tiền sông Hậu 2 3 1 3 2.27 TĐTL 
Tứ giác Long Xuyên 4 4 3 3 3.64 RTL 
Trũng Tây sông Hậu 1 1 4 1 1.54 ITL 
Bán đảo Cà Mau 2 2 4 1 2.18 TĐTL 
Phú Quốc 3 4 3 1 2.91 TL 
2.3.1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] 
Về tiêu chí sinh vật, vùng có nhiều rừng tự nhiên tiêu biểu như VQG Bù Gia Mập, 
khu dự trữ sinh quyển thế giới – VQG Nam Cát Tiên, hệ Ramsa ngập nước Bàu Sấu, v.v. 
có ý nghĩa tầm cỡ thế giới, có nhiều thảm thực vật xanh quý hiếm. Ở đây có nhiều ghềnh 
thác, tiêu biểu có thác Mỏ Vẹt, thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, v.v Vùng có độ cao 
trung bình 100 đến 250m, bề mặt lượn thành những lưng sóng rộng rãi. Ở đây cũng có 
nhiều dạng địa hình độc đáo với các núi Bà Rá (Bình Phước), núi Chứa Chan, hồ Trị An, 
thác Giang Điền, v.v... thuận lợi cho phát triển DLTQ tự nhiên gắn liền với cảnh quan 
thiên nhiên núi. Với đặc điểm mưa nhiều, mùa khô vừa nên đối với du lịch tham quan chỉ 
đánh giá ở mức tương đối thuận lợi. 
2.3.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] 
Vùng này có nhiều rừng tự nhiên được bảo tồn như VQG Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh). 
VQG này có diện tích khá lớn 187,65 km2. Thảm thực vật là rừng bán rụng lá, rừng tràm, 
ven biên giới Campuchia là các dải đồng cỏ lác. Nơi đây có độ đa dạng sinh học cao. Hồ 
Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương) là hồ nhân tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rừng 
lịch sử cạnh hồ là không gian hùng vĩ thích hợp cho du lịch dã ngoại tham quan. Phía nam 
của vùng có các thắng cảnh như cù lao Rùa (Bình Dương), cù lao Tân Triều, cù lao Phố 
(Đồng Nai), cù lao Phước Thiện (TPHCM), với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu 
vực xung quanh từ 1 đến 2°C, nhiều cây trái xanh tốt nên SKH vùng đánh giá thuận lợi. 
2.3.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ: TPHCM - Vũng Tàu [I.3] 
Vùng có hệ sinh thái rừng đa dạng như hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, với diện 
tích 37.000 ha - đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới đầu 
tiên ở Việt Nam. Bờ biển dài gần 180km, nhiều bãi biển đẹp, nước trong thuận lợi cho 
phát triển du lịch. Núi Dinh (Bà Rịa Vũng Tàu) độ cao khoảng 500m là ngọn núi cao và 
độc đáo nhất của tỉnh Vũng Tàu. Ngoài ra ở đây còn có suối nước khoáng Bình Châu gồm 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
136 
hơn 70 điểm phun lộ thiên - được các nhà khoa học công nhận bởi nguồn nước rất có giá 
trị trong việc chữa trị phục hồi sức khoẻ. Khí hậu vùng rất thuận lợi. 
2.3.4. Vùng Côn Đảo [I.4] 
 Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dương, nóng 26ºC và ẩm nhiều, lượng mưa rất lớn 
đạt 2000mm/năm, số tháng mùa khô dài trung bình từ 4 -5 tháng nên vùng này nằm trong 
phân vi sinh khí hậu IAa rất thuận lợi cho du lịch phát triển. Vùng có nhiều thắng cảnh 
đẹp như các bãi biển Đầm Trâu, Lò Vôi, An Hải, Đất Dốc, cát trắng mịn và nước biển 
trong xanh. Côn Đảo không chỉ có biển mà còn có núi bao xung quanh. Trên núi, dưới 
rừng tạo thành VQG Côn Đảo có tính đa dạng sinh thái cao. 
2.3.5. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] 
Vùng có tài nguyên sinh vật rất thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, nhiều hệ 
sinh thái đa dạng như khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), Tân Lập (Long An) 
với cảnh quan tiêu biểu là các vùng đất ngập nước theo mùa, nhiều lung, trấp, khu bảo tồn 
RAMSA – vườn quốc gia Tràm Chim, Rừng Tràm Gáo Giồng. Vùng có khí hậu thuận lợi 
cho du lịch. Địa hình trũng thấp khá đơn điệu về mặt sinh cảnh, chủ yếu là rừng ngập 
nước nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn 
của sông Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm. Trên bề mặt địa hình không có khu vực 
thắng cảnh nào đặc sắc nên tiêu chí thắng cảnh và địa hình kém hấp dẫn, có ý nghĩa ít 
thuận lợi cho du lịch tham quan. 
2.3.6. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] 
Là khu vực đồng bằng ven sông, địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp, có cảnh quan 
đảo giữa sông, cảnh quan bãi bồi và gờ sông, cảnh quan đồng bằng sau gờ sông và cảnh 
quan đồng trũng ở xa sông. Trên bề mặt địa hình không có các khu vực thắng cảnh độc 
đáo, độ hấp dẫn tương đối nên nên đánh giá với du lịch tham quan chỉ ở mức tương đối 
thuận lợi. Thảm thực vật khá đơn điệu chủ yếu chỉ là các đồng lúa và các khu dân cư. 
Trong vùng chỉ có rừng tràm Xẻo Quýt, diện tích khá nhỏ khoảng 50 ha, chủ yếu là hệ 
thống rừng ngập mặn, dây leo. Vùng có nhiều cồn, cù lao sông như cù lao An Bình (Vĩnh 
Long), cù lao Phong Điền (Cần Thơ), cồn Lân, cồn Long (Tiền Giang), v.v... trên các cù 
lao này có nhiều vườn cây ăn trái trĩu quả. Đây là điểm thu hút khách du lịch hàng năm 
đặc biệt vào mùa hè, khi các loại trái cây nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt, mẵng cầu, 
nhãn xuồng, sầu riêng, v.v... vào mùa chín mọng. Khí hậu vùng có đặc điểm mùa khô dài 
4-5 tháng, vùng có 60,13% diện tích SKH thuận lợi cho du lịch tham quan. 
2.3.7. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] 
 Toàn vùng có lượng mưa vừa, mưa ít, từ 1300 đến 1750mm, riêng khu vực Sóc 
Trăng từ 1750 đến 2000mm. Phân bố vùng nằm sát biển, khí hậu mát mẻ nên tiêu chí điều 
kiện khí hậu có ý nghĩa rất thuận lợi. Trong đánh giá cho du lịch tham quan, thắng cảnh 
của vùng có nhiều bãi biển như Tân Thành (Gò Công – Tiền Giang), Thạnh Phú (Bến 
Tre), Ba Động (Trà Vinh), nhiều hoạt động du lịch đặc sắc như cào nghêu, ngắm và 
thưởng thức hải sản biển Tân Thành, do đó đánh giá tiêu chí địa hình có ý nghĩa thuận lợi. 
Về mặt sinh vật, cảnh quan ở vùng này đơn điệu, chủ yếu là các hệ sinh thái nông nghiệp, 
tính đa dạng sinh học thấp, ven biển có rừng ngập mặn. 
Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch 
137 
2.3.8. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] 
Vùng nằm trong phạm vi các loại sinh khí hậu: IAa, IAb, IBb, ICc, IDb, mưa chủ yếu 
tập trung vào các tháng mùa hè, mưa xảy ra chủ yếu dưới dạng mưa rào, cường độ lớn. 
Mùa khô kéo dài cũng là lợi thế để phát triển mùa vụ du lịch, đặc biệt cho LHDP tham 
quan, tiêu chí khí hậu xếp loại thuận lợi. Về mặt địa hình, vùng có địa hình vừa là độc đáo 
của vùng này vừa là của cả đồng bằng châu thổ - là cảnh quan núi đồi, thường gọi là khu 
vực Bảy Núi rất thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan. Vùng có nhiều thắng cảnh nổi 
tiếng, các khối núi đá vôi còn thấy ở ngoài bờ biển Hà tiên, như hòn Phụ Tử, tạo ra quang 
cảnh Hạ Long thu nhỏ - “Thập cảnh vịnh Hà Tiên”. Dọc bờ biển ven vịnh Thái Lan có các 
bãi tắm đẹp như Bà Lụa, Hải Tặc, Mũi Nai.v.v. Tiêu chí sinh vật đánh giá ở mức thuận lợi. 
Ở đây có những trảng cỏ rộng lớn với những thực vật đặc biệt còn lại ở ĐBSCL. Nơi đây 
có sự chuyển tiếp từ các quần xã nước lợ đến đất phù sa bồi tụ. 
2.3.9. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] 
Về tiêu chí sinh vật, vùng đạt mức đánh giá rất thuận lợi. Tính đa dạng, mật độ các hệ 
sinh thái dày đặc và nhiều hệ sinh thái được đánh giá cao. Hệ sinh thái điển hình của vùng 
là VQG U Minh Thượng (Kiên Giang). Bên cạnh đó, vùng còn có rừng tràm, đầm lầy và 
trảng cỏ trên đất than bùn với diện tích 3.700ha. Ngoài ra, ở đây còn có các KBT thiên 
nhiên như: khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 
(Hậu Giang). Vùng này là một bồn trũng làm cho nước không tiêu thoát được nên gần 
như ngập quanh năm, nên mức đánh giá về tiêu chí địa hình là ít thuận lợi. Vùng ngoài 
cảnh quan là các rừng ngập mặn, rừng ngập nước thì không có thắng cảnh nào tiêu biểu, 
độc đáo, dọc bờ biển do nước sông mang vật liệu phù sa và xác hữu cơ nên bãi biển 
không sạch, có hai bãi biển là Hiệp Thành và Canh Điền. Vì vậy, thắng cảnh xếp loại 
đánh giá ở mức ít thuận lợi. Vùng có khí hậu được đánh giá ở mức thuận lợi cho phát 
triển du lịch tham quan 
2.3.10. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] 
Vùng này có tiêu chí sinh vật rất thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan, vùng có 
hệ sinh thái đất ngập nước ven biển ĐBSCL có giá trị thu hút khách du lịch, đó là VQG – 
Khu dự trữ sinh quyển Đất Mũi và U Minh Hạ (Cà Mau). VQG U Minh Hạ là VQG thứ 
hai ở Cà Mau. Vùng nằm trong phạm vi nền nhiệt rất nóng >260C có mưa rất nhiều dao 
động từ 2200mm – 3000mm/năm. Biển ở vùng này không thuận lợi để thiết kế bãi tắm do 
đặc điểm vật liệu cấu tạo nhiều bùn, biển không trong sạch (Khai Long) so với biển ĐNB, 
tuy nhiên lại có các đảo nhỏ có các bãi tắm ở đảo ven bờ như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, 
nên thắng cảnh được đánh giá ở mức tương đối thuận lợi. Cảnh quan là các bãi bùn triều 
và các đồng lầy nước mặn ven biển, đồng trũng và đồng bằng nội địa. Du khách có thể 
chèo xuồng vào trong các khu rừng qua hệ thống kênh rạch chằng chịt. Địa hình ở mức 
tương đối thuận lợi. 
2.3.11. Vùng đảo Phú Quốc [II.7] 
Các hệ thống 99 đảo bờ Tây (Vịnh Thái Lan) này rất gần với đất liền, dễ dàng giao 
thông di chuyển, địa hình biển đảo thuận lợi di chuyển trong đảo. Ở đây ngoài đồi núi, 
còn có đồng bằng, rừng tự nhiên rộng 37.000ha với nhiều gỗ quí và chim muông. Phần 
biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô chiếm 41% diện tích, ở quanh 
các đảo nằm ở phía nam. Nơi đây và Côn Đảo là hai vùng biển duy nhất có bò biển 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
138 
dugong, là loài động vật có vú đang bị đe doạ ở mức nguy cấp trong sách Đỏ Việt Nam. 
Viền quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Kem, ghềnh Dầu, rạch Tràm, 
rạch Vẹm. Vùng nằm trong trong khu vực mưa nhiều nhất của miền Nam Việt Nam. Với 
đặc điểm lượng mưa lớn như trên và số ngày mưa nhiều gây hạn chế cho phát triển du lịch, 
mức đánh giá ít thuận lợi. 
Hình 1. Bản đồ đánh giá TNDL và SKH Nam Bộ phục vụ du lịch tham quan 
3. Kết luận 
Du lịch tham quan là loại hình du lịch có tính bền vững, ít tổn hại đến môi trường, 
mang thế mạnh lâu dài và đặc sắc riêng cho vùng, đặc biệt còn đảm bảo những yêu cầu 
của phát triển du lịch vùng. Trên cơ sở xác định 4 tiêu chí chính cho phát triển du lịch 
tham quan, với điểm trọng số của các tiêu chí khác nhau quan trọng nhất là thắng cảnh 
0.37, thứ hai là địa hình 0.27, thứ ba là yếu tố sinh vật và điều kiện SKH 0.18, áp dụng 
ma trận phương pháp ma trận tam giác. 
Sử dụng phương pháp ma trận tam giác trọng số đánh giá các tiêu chí cho du lịch 
139 
Từ đó, đã tiến hành thang đánh giá mức độ thuận lợi của các tiêu chí ở 11 vùng cụ thể, 
trong đó có 2 vùng đánh giá rất thuận lợi cho DLTQ: Vùng ven biển Đông Nam Bộ và 
vùng tứ giác Long Xuyên; 4 vùng có mức độ đánh giá thuận lợi cho DLTQ là: Vùng đồi 
đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai, vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – 
TPHCM – Đồng Nai, vùng Côn Đảo và vùng đảo Phú Quốc. 03 vùng ít thuận lợi cho 
DLTQ là vùng Đồng Tháp Mười, vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền – sông Hậu, vùng 
trũng Tây Sông Hậu. 02 vùng còn lại tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch tham quan. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phan Thị Thanh Hải, Đặng Văn Bào, 2016. Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan 
địa mạo – thổ nhưỡng cho phát triển cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 tại khu vực 
chân núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 
14, số 11, tr.1789 -1800. 
[2] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sở cảnh 
quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ 
Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Cao Huần, 2005. Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái. Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Lê Thu Hương, 2016. Cơ sở Địa lí học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào 
cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ Địa lí, Viện Địa lí – Viện Khoa 
học và Công Nghệ Việt Nam 
[5] Lương Chi Lan, 2015. Đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh 
thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án tiến sĩ Địa lí, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
[6] Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Lê Kế Sơn, 2015. Đánh giá thích nghi sinh 
thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau, Tạp 
chí Khoa học Đại học Quốc Gia: Các khoa học Trái đất và Môi trường, tập 31, số 4, 
tr.29-40. 
[7] Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia, 2012. Đánh giá điều kiện sinh khí hậu khu vực đất, 
biển đảo vùng Nam Bộ phục vụ tham quan du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Kỷ yếu 
hội thảo khoa học và phát triển Địa lí học và biến đổi khí hậu, Đại học Sư phạm 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
[8] Nguyễn Thám, Đinh Thị Thu Thủy, 2014. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ 
phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại 
học Sư phạm Huế, tr. 82-91 
[9] Nguyễn Đăng Tiến, 2016. Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh 
khí hậu phục vụ phát triển bền vững khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Luận án tiến 
sĩ Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[10] Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung, 2011. Tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng 
điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8, 
tr.116-122. 
Hoàng Thị Kiều Oanh 
140 
[11] Nguyễn Khanh Vân, 2008. Sử dụng phương pháp thang điểm có trọng số đánh giá 
tổng hợp tài nguyên khí hậu cho du lịch, nghỉ dưỡng (tại một số trung tâm du lịch 
Việt Nam), Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, số 4. 
[12] Tổng Cục Khí tượng Thủy văn, 1988. Số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam, Chương 
trình tiến bộ khoa học kĩ thuật cấp nhà nước 42A. 
ABSTRACT 
Using matrix weighted score scale to assess resources for development 
on excursion tourism of Vietnam’s South Region 
Hoang Thi Kieu Oanh 
Faculty of Social – Science Pedagogy, Saigon University 
The aim of this study is to estimate the advantageous levels for excursion tourism in 
11 sub-sections of Vietnam’s South Region. Four kinds of criterion, for instance beauty 
site, terrain, organism, bio-climate with their specific norms and matrix weighted score 
scale. Using matrix weighted score scale to determine the levels of advantages, it is 
divided by 11 sub – sections of South Regions in different ranks. 
Keywords: Excursion, criteria, matrix scale, weighted score, South Region 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_ma_tran_tam_giac_trong_so_danh_gia_cac_t.pdf