Saeculum-chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học

Một quan niệm mới về tính chất của thời gian: Thời gian không phải tuyến

tính, mà là chu kỳ. Sử dụng phương pháp lịch sử và logic, bài viết sẽ khái

quát về các truyền thuyết cổ xưa, thuyết Saeculum, và lý thuyết khoa học, từ

đó bước đầu phân tích quy luật vận động nội tại của chu kỳ thời gian qua

lịch sử, qua thế hệ, và qua vòng đời người; trên cơ sở này, tác giả sẽ đưa ra

một số đề xuất nhằm ứng dụng tính chu kỳ vào giáo dục đại học như: Căn

cứ vào đặc điểm thế hệ, chú trọng công nghệ thông tin, khuyến khích học

tập độc lập, và nội dung có tính thực tế.

Từ khóa: Saeculum, chu kỳ, thế hệ, giáo dục đại học, Việt Nam.

pdf 8 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Saeculum-chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Saeculum-chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học

Saeculum-chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
75
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 215- Tháng 4. 2020
Saeculum- 
chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
Võ Minh Tuấn
Khoa Lý luận Chính trị, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 04/02/2020 Ngày nhận bản sửa: 07/04/2020 Ngày duyệt đăng: 17/04/2020
Một quan niệm mới về tính chất của thời gian: Thời gian không phải tuyến 
tính, mà là chu kỳ. Sử dụng phương pháp lịch sử và logic, bài viết sẽ khái 
quát về các truyền thuyết cổ xưa, thuyết Saeculum, và lý thuyết khoa học, từ 
đó bước đầu phân tích quy luật vận động nội tại của chu kỳ thời gian qua 
lịch sử, qua thế hệ, và qua vòng đời người; trên cơ sở này, tác giả sẽ đưa ra 
một số đề xuất nhằm ứng dụng tính chu kỳ vào giáo dục đại học như: Căn 
cứ vào đặc điểm thế hệ, chú trọng công nghệ thông tin, khuyến khích học 
tập độc lập, và nội dung có tính thực tế.
Từ khóa: Saeculum, chu kỳ, thế hệ, giáo dục đại học, Việt Nam.
Saeculum- the cycle of time and hints for university education 
Abstract: A new conception of the nature of time: time is not linear, but cyclical. By using historical and logical 
methods, the article will give an overview of ancient legends, saeculum theory, and scientific theory, thereby 
initially analyzing the internal motor laws of time through history, through the generations, and through the 
life cycles; based on it, the author will make some of proposals to apply cyclicity to university education, such 
as: base on generation characteristics, focus on information technology, encourage independent learning, and 
practical content.
Keywords: saeculum, cycles, generation, university education, Vietnam.
Tuan Minh Vo
Email: tuanvm@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
1. Đặt vấn đề
Tính chất của thời gian là gì? Triết học 
vẫn thường trả lời: tuyến tính, rằng thời 
gian chỉ có một chiều, đi từ quá khứ, 
hiện tại, đến tương lai. Song, các truyền 
thuyết cổ xưa, các nghiên cứu gần đây về 
thời gian như của Alvin Toffler (1980), 
William Strauss và Neil Howe (1991, 
1997), Darcie Vandegrift (2015), lại đưa 
ra đáp án khác: chu kỳ, rằng thời gian đi 
như những vòng tròn nối tiếp nhau. Việc 
làm rõ về tính chất của thời gian lại được 
đặt ra, và đòi hỏi tiếp cận từ một góc độ 
hoàn toàn mới, vừa có tính lý luận, vừa có 
tính thực tiễn. Từ đó sẽ góp phần bổ sung 
Saeculum- chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 202076
vào quan niệm về thời gian như một thuộc 
tính khách quan của thế giới vật chất, biến 
đổi phụ thuộc vào thế giới đó, có tính chu 
kỳ thay vì tuyến tính. Quan niệm mới ấy 
sẽ giúp con người nhận thức được về thế 
giới và về chính mình từ một chiều kích 
khác: nhìn từ tính chu kỳ của thời gian, 
của sự nối tiếp thế hệ, của vòng đời người; 
và đó sẽ là căn cứ để đưa ra một số gợi ý 
cho việc ứng dụng vào giáo dục đại học 
hiện nay. 
2. Phương pháp nghiên cứu
Lịch sử và logic là một phương pháp kép, 
được thực hiện bằng cách khái quát lịch 
sử phát triển của đối tượng nghiên cứu để 
rút ra quy luật logic nội tại của nó. Theo 
đó, tác giả sẽ phân tích các quan niệm 
truyền thống của một số dân tộc, một số 
tôn giáo từ Đông sang Tây trong lịch sử 
về tính chu kỳ của thời gian, xem thời 
gian như vòng tròn chứ không phải đường 
thẳng, là sự lặp đi lặp lại không ngừng và 
tự phục hồi thông qua tái sinh ở đạo Phật, 
đạo Hindu, ở người Maya, người Etrusca, 
người Trung Hoa, người La Mã, người 
Hy Lạp đặc biệt là những lý thuyết 
khoa học có cùng chủ đề của một số học 
giả nước ngoài, kế thừa các quan niệm 
truyền thống về tính chu kỳ, về Saeculum, 
để khảo sát và xây dựng thành một hệ lý 
thuyết nhằm mô tả sự phát triển của lịch 
sử và con người theo hình xoắn ốc; trên cơ 
sở đó, tác giả sẽ đưa ra một số luận điểm 
ban đầu về các đặc điểm của thời gian, của 
thế hệ, và của vòng đời người. 
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Thời gian không phải một chiều
Thời cổ đại, người Hindu đưa ra khái niệm 
kalpas (kiếp), một đơn vị thời gian mà 
theo họ là rất dài, rằng thời gian giống như 
một vòng tròn vĩ đại luôn tái diễn, mỗi lần 
đại diện cho một brahma (thời kỳ) bắt đầu 
với việc tái tạo, kết thúc, và lại tái tạo; mỗi 
kiếp đánh dấu một cuộc tái sinh của thế 
giới. Phật giáo cũng nói về kiếp với ba cấp 
độ: tiểu kiếp, trung kiếp, và đại kiếp, hàm 
ý về tính chu kỳ của thời gian vũ trụ, thời 
gian lịch sử, và thời gian đời người.
Tư tưởng Trung Hoa cổ đại thì bị chi phối 
bởi ý tưởng về sự lặp lại của thời gian, khi 
đưa ra thuyết Âm dương Ngũ hành, tư tưởng 
Dịch về sự thiên biến vạn hóa của muôn sự 
muôn vật tuần hoàn liên tục theo thời gian.
Với Việt Nam, cũng có một sự quan tâm 
đến tính chất của thời gian trong truyền 
thuyết Từ Thức gặp tiên, rằng vào thời 
Trần Thuận Tông (1388-1398), Từ Thức 
tới sống nơi tiên giới được một năm, rồi 
trở về trần gian, thì hóa ra nơi này đã trải 
qua hơn 80 năm (Nguyễn Dữ).
Các lễ hội văn hóa châu Á đều được tổ 
chức theo chu kỳ thời gian, nhất là chu kỳ 
Mặt trăng: tròn- khuyết. Canh tác nông 
nghiệp cũng theo vòng quay của mùa: 
xuân- hè- thu- đông. Người ta nhìn nhận 
sự biến đổi của vũ trụ và con người như 
một vòng tròn bất tận: sinh- trụ-dị- diệt.
Các triết gia Hy Lạp cổ đại Plato, 
Aristotle, và Pythagoras thì hình dung 
con người sống trong những khoảnh khắc 
quay trở lại một lần nữa, gần giống nhau. 
Joseph Needham (1965) nhận xét, đối 
với thời kỳ Hy Lạp- Ấn Độ... thời gian 
là có tính chu kỳ và vĩnh cửu. Còn G. J. 
Whitrow thì bình luận rằng ở châu Âu, 
chừng nào quyền lực còn tập trung vào 
việc sở hữu đất đai, chừng đó còn cảm 
thấy thời gian dồi dào hơn và liên quan 
đến chu kỳ không thay đổi của đất đai 
SAECULUM- CHU KỲ THỜI GIAN VÀ GỢI Ý CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
(dẫn theo Alvin Toffler, 1980). 
Đáng chú ý hơn cả là thuyết Saeculum 
của người Etrusca (thuộc nền văn minh 
cổ Etruria, nay là vùng Toscana, Ý), được 
sáng tạo ra vào thế kỷ 9 TCN. Censorinus 
(234) cho biết, saeculum là khoảng thời 
gian rất dài của một đời người được xác 
định từ khi sinh ra đến lúc chết đi. Với 
người Etrusca, saeculum là đơn vị trung 
tâm cho lịch sử và vận mệnh của họ, và 
sáu saeculum trong lịch sử của họ, mỗi 
saeculum dài khoảng một thế kỷ, trải 
qua bốn mùa: tăng trưởng, bão hòa, hỗn 
loạn, tiêu hủy. Thế kỷ 2 TCN, người La 
Mã tràn tới xứ Etruria, rồi tiếp thu thuyết 
saeculum, và sử dụng nó để phân kỳ lịch 
sử của mình qua các biến cố lớn. 
Một thiên niên kỷ sau, các học giả thời 
Phục hưng châu Âu đã tái sinh saeculum 
dưới cái tên siècle, tiếng Pháp có nghĩa 
là thế kỷ, hay thời đại, nhưng còn hàm ý 
về biến đổi chu kỳ và về vòng đời người. 
Arnold Toynbee (1954) nhận xét, trong 
hầu như toàn bộ lịch sử loài người, các 
siècle cho thấy sự luân phiên định kỳ giữa 
hòa bình và chiến tranh. Sau này, William 
Strauss và Neil Howe (1997), cùng một 
số học giả khác, đã sử dụng thuật ngữ 
saeculum để mô tả thuyết chu kỳ thời 
gian, vì nó tương ứng với một đời người 
rất dài, mà đời người thì có lẽ là chu kỳ 
duy nhất mà người ta không thể né tránh 
hay thay đổi được.
3.2. Thế hệ là những sự nối tiếp
Tính chu kỳ của thời gian làm nên tính 
chu kỳ của thế hệ. Về vai trò của thế hệ 
trong lịch sử, William Strauss và Neil 
Howe (1991) nhận xét, lịch sử tạo ra các 
thế hệ, và các thế hệ lại tạo ra lịch sử, 
còn Arnold Toynbee (1954, tr.319) viết, 
“thước đo thời gian sẵn có của nhân loại là 
độ dài trung bình của cuộc sống có ý thức 
của một cá nhân con người”, và Anthony 
Esler (1982, tr.152) thì đánh giá, “trên 
thực tế, cách tiếp cận thế hệ có thể là một 
trong các cách tiếp cận lịch sử toàn diện”. 
Thế hệ là tập hợp của các cá nhân được 
sinh ra trong cùng một khoảng thời gian 
nhất định, mang tính xã hội thay vì tính 
gia đình. Nghiên cứu về thế hệ nhằm tìm 
ra các đặc tính chung của một thế hệ, 
nhưng lưu ý là mỗi cá nhân trong cùng 
một thế hệ vẫn có những nét riêng, và giữa 
các thế hệ vẫn có sự đan xen thay vì hoàn 
toàn tách biệt. Để nhận diện cá tính của 
một thế hệ, cần căn cứ vào hai thuộc tính: 
một là, vị thế chung của một thế hệ trong 
lịch sử, nơi mà một thế hệ tìm thấy mình 
trên chuỗi thời gian của các sự kiện; hai 
là, niềm tin và hành vi chung, cho thấy sự 
khác biệt giữa họ với những người sinh ra 
ở thời điểm khác.
Hiện nay, theo nghiên cứu của William 
Strauss và Neil Howe (1997), Darcie 
Vandegrift (2015), cùng một số tác giả 
khác, mỗi chu kỳ saeculum đã ngắn hơn 
trước do nhịp độ của xã hội hiện đại nhanh 
hơn, còn khoảng 80 năm, tương ứng với 
bốn thế hệ, mỗi thế hệ trên dưới 20 năm. 
Sự xê dịch này và cả các mốc thời gian cho 
từng thế hệ còn tùy thuộc vào đặc điểm của 
mỗi khu vực, mỗi quốc gia- dân tộc. Tựu 
trung, theo các tác giả này, saeculum gần 
đây nhất gồm bốn thế hệ sau, được đặt tên 
căn cứ vào đặc điểm nổi bật cũng như thời 
điểm sinh ra của mỗi thế hệ:
- Thế hệ Bùng nổ (sinh ra trong khoảng 
1940- 1959): đây là thế hệ được cha mẹ 
quan tâm nuôi dưỡng và dạy dỗ, được 
hưởng một nền hòa bình và một nền kinh 
tế đang phục hồi, đề cao cái tôi, sự sáng 
Saeculum- chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 202078
tạo phá cách. Ở Việt Nam, họ còn chịu 
ảnh hưởng ít nhiều của thời bao cấp, cẩn 
trọng, e ngại, và ít dám đột phá; hiện tại, 
hầu hết đã lui về hậu trường, một số còn 
tiếp tục vai trò xã hội của mình, trong đó 
số ít giữ các vị trí quan trọng.
- Thế hệ X (viết tắt Gen X, 1960- 1979): 
đây là thế hệ có trình độ học vấn cao, tự 
chủ, suy nghĩ độc lập, muốn tự tạo dựng 
sự nghiệp, hầu hết họ đều rất quan tâm đến 
tương lai của con cái mình. Ở Việt Nam, 
vì lớn lên trong thời kỳ chiến tranh, nên họ 
là những người độc lập, có bản lĩnh, can 
đảm; hiện họ là nguồn nhân lực quan trọng 
của đất nước, một số giữ trọng trách trong 
nhiều lĩnh vực.
- Thế hệ Y (viết tắt Gen Y, 1980- 1999): 
đây là thế hệ có điều kiện thuận lợi để 
phát triển, được giáo dục và có sức khỏe 
tốt, có nhiều cơ hội, có ý thức xã hội cao, 
quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, có 
suy nghĩ và lối sống thực tế, sử dụng các 
thiết bị công nghệ và mạng xã hội. Ở Việt 
Nam, họ bắt đầu thể hiện rõ nét vai trò của 
mình, đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi 
hỏi sự nhanh nhạy bắt kịp với xu thế hiện 
nay như kinh doanh, khoa học công nghệ, 
tin học... 
- Thế hệ Z (viết tắt Gen Z, 2000- 2019): 
đây là thế hệ của Internet, của công nghệ 
thông tin ở trình độ cao và đa dạng, cho 
nên họ có khả năng tiếp cận nhanh và 
rộng, đa dạng hóa và thay đổi cách giao 
tiếp, gia tăng tính độc lập cá nhân, thể hiện 
mình chủ yếu qua các hoạt động hướng 
ngoại. Ở Việt Nam, họ đa phần còn đang 
trong quá trình học tập và trưởng thành, 
đồng thời đang bắt đầu bộc lộ đặc trưng 
thế hệ của mình.
3.3. Đời người như những vòng xoay
Tính chu kỳ thế hệ tương ứng với vòng đời 
người. Về mặt sinh học, Jared Diamond 
(1993, tr.59) nhận xét, “Với bất cứ loài nào, 
cũng có thể mô tả đôi điều về thuật ngữ 
sinh học ‘vòng đời’ của nó”. Về mặt xã hội, 
William Strauss và Neil Howe (1997, tr.16) 
khẳng định, “Trong mọi chu kỳ mà nhân 
loại biết đến, một chu kỳ mà tất cả chúng ta 
biết rõ nhất chính là vòng đời con người”.
Khi nói tới vòng đời người, người ta 
thường nói đến bốn giai đoạn. Người Bắc 
Mỹ chia cuộc đời một con người thành bốn 
ngọn đồi; người Hindu thì coi đó là một 
hành trình qua bốn ashramas, bốn giai đoạn 
phát triển của tâm linh; người La Mã cũng 
chia vòng đời người thành bốn: pueritia 
(thơ ấu), iuventus (thanh niên), virilitas 
(trưởng thành), và senectus (tuổi già).
Hiện nay tuổi thọ trung bình đang tăng 
lên, nhưng kéo dài không đáng kể bốn giai 
đoạn này của đời người, và chủ yếu chỉ 
kéo dài ở giai đoạn cuối. Bốn giai đoạn ấy, 
theo Daniel J. Levinson (1978), William 
Strauss và Neil Howe (1997), và Guobin 
Yang (2016), bao gồm:
(1) Thời niên thiếu (0-20 tuổi): sinh ra, lớn 
lên, được nuôi dưỡng, học tập, tiếp thu các 
giá trị và truyền thống. 
(2) Thời thanh niên (21-41 tuổi): trưởng 
thành, khởi nghiệp, lập gia đình, đóng vai 
trò xã hội, mà Daniel J. Levinson (1978) 
cho đây là thời điểm hóa giải được xung 
đột cảm xúc của thời thơ ấu nhưng phải 
vất vả đối phó với các yêu cầu của gia 
đình, công việc, và cộng đồng.
(3) Thời trung niên (42-60 tuổi): nắm 
quyền quản lý hoặc là các chuyên gia, phát 
huy tối đa vai trò xã hội, định hướng và 
chuyển giao các giá trị.
SAECULUM- CHU KỲ THỜI GIAN VÀ GỢI Ý CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
(4) Thời lão niên (61 trở đi): một số tiếp 
tục làm việc, một số lui vào hậu trường, 
đóng vai trò cố vấn, và chuyển dần sang 
trạng thái phụ thuộc.
Theo đó, có thể lần lượt áp dụng tính chu 
kỳ của thời gian, tính chu kỳ của thế hệ, 
và tính chu kỳ của vòng đời người để 
nghiên cứu tính quy luật của các biến cố 
xã hội, các đặc trưng thế hệ, và các đặc 
trưng vòng đời người. Chẳng hạn, về tính 
chu kỳ của thời gian, rằng một chu kỳ hiện 
nay kéo dài 80 năm, đồng nghĩa với hai 
biến cố lớn của loài người sẽ cách nhau 80 
năm, từ đó có thể dự đoán rằng vào năm 
2025, hoặc chậm nhất là đến 2030, sẽ có 
một xung đột lớn xảy ra trên thế giới, kể 
từ năm 1945 khi Thế chiến II kết thúc. 
Một vài chỉ dấu đầu tiên của chu kỳ khủng 
hoảng này mà chúng ta đang chứng kiến, 
mang tính báo hiệu, phải chăng đó là cuộc 
chiến thương mại Mỹ- Trung ảnh hưởng 
đến nền kinh tế thế giới, dịch COVID-19 
đang lan rộng ở nhiều nước, và các thảm 
họa môi trường? 
4. Một số gợi ý cho giáo dục đại học
Thứ nhất, cần căn cứ vào đặc điểm thế 
hệ, vòng đời người để có kế hoạch giáo 
dục phù hợp; vì mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn 
đời người có những đặc điểm khác nhau, 
do đó phải quan tâm, thúc đẩy, và đối xử 
khác nhau, có kế hoạch giáo dục khác 
nhau nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế 
nhược điểm đối với mỗi thế hệ, mỗi giai 
đoạn đời người. 
Đối với đặc điểm thế hệ, hầu hết sinh viên 
hiện nay đều thuộc các thế hệ cuối Y và 
đầu Z, nên họ có sự pha trộn giữa các đặc 
điểm của Gen Y (đang nổi trội) với Gen Z 
(mới xuất hiện): điều kiện thuận lợi, tính 
thực tế cao, xã hội hóa rộng, chìm đắm 
công nghệ, bất ổn dễ đổi, chi tiêu vượt trội, 
coi trọng vật chất, khát vọng lớn lao. Nhà 
giáo dục cần căn cứ vào các đặc điểm này 
để định hướng và triển khai công tác giáo 
dục đúng đối tượng, đúng phương pháp.
Đối với đặc điểm vòng đời người, nhà 
giáo dục cần tập trung vào cuối giai đoạn 
thứ nhất và đầu giai đoạn thứ hai (vì sinh 
viên đang ở các giai đoạn này), chú trọng 
giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện nhân 
cách, hình thành khả năng tự học suốt đời, 
chuẩn bị cho sinh viên bước vào thời kỳ 
trưởng thành và lập nghiệp. 
Bản thân sinh viên cũng cần biết kế thừa 
và đổi mới như một sự nối tiếp thế hệ 
để phát triển: kế thừa thế hệ trước, phát 
huy sức mạnh của thế hệ mình; tích cực 
học tập, rèn luyện, và đổi mới. Điều này 
cũng tương đồng với quan điểm mà Hegel 
(1807) đưa ra, rằng để phát triển, phải đi 
qua hai lần phủ định, dường như lặp lại cái 
cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Thứ hai, chú trọng công nghệ thông tin, 
kỹ thuật số trong hoạt động dạy và học; 
bởi Gen Y là người tiên phong kỹ thuật số, 
còn Gen Z là công dân kỹ thuật số thực sự 
(Steven Mowforth, 2018). Neha Parashar 
và Farida Rasiwala (2018) đánh giá cao 
vai trò của phương tiện truyền thông xã 
hội qua cách mà Gen Y và Gen Z sử dụng 
nó. Cho nên, hệ thống giáo dục cần có 
phản ứng tích cực với giới trẻ vốn lớn lên 
trọn vẹn trong thế giới công nghệ số, nhận 
diện và chia sẻ những gì mà giới trẻ đang 
quan tâm (Frances Valintine, 2018).
Trước hết, cần thay đổi nhận thức về 
phương pháp giáo dục đại học hiện nay 
trong bối cảnh sinh viên ưa thích sử 
dụng phương tiện truyền thông xã hội 
và ứng dụng di động để giao tiếp (Hasan 
Saeculum- chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 202080
Denizalp và Fezile Ozdamli, 2019). R. 
Nandhakumar (2019) cho biết, trung bình 
sinh viên dành 10-12 giờ/ngày trên mạng. 
Lakni C. Tennakoon và cộng sự (2018) 
nhận thấy Gen Z thích tìm kiếm trên 
Internet vì bốn lý do chính: bảo mật, phản 
hồi, chất lượng, tiện lợi. Mas Anom Abdul 
Rashid và Azman Othman (2019) gọi đó 
là “hành vi công nghệ” và được 79% sinh 
viên thực hiện. Giữa Gen Z và công nghệ 
là không thể tách rời: họ sử dụng nhiều 
thông tin nhất mọi thời đại, tìm thấy chính 
mình, khám phá thế giới, kết bạn, giao 
tiếp, học hỏi, và chơi cùng công nghệ. 
Hiện tượng này quyết định xu hướng dạy 
và học, tái định hình phương pháp và hệ 
thống đại học. Theo Clare E. Thomas 
(2019), công nghệ kỹ thuật số ngày càng 
trở thành tiêu chuẩn trong trải nghiệm dạy 
và học ở đại học. Phương pháp dạy học 
như giảng lý thuyết, thuyết trình power 
point sẽ dần trở thành truyền thống, và do 
đó phải được bổ sung bằng công nghệ số 
để phù hợp với sinh viên thế hệ mới.
Tiếp đến, cần khai thác tính năng của các 
thiết bị di động và các ứng dụng trong 
giáo dục đại học, vì sinh viên sử dụng 
các thiết bị di động khá phổ biến (Sonal 
Dekhane và cộng sự, 2020). Cụ thể, 
Pragati Chaudhari và cộng sự (2020) đề 
xuất, chatbot (tác nhân đàm thoại thông 
minh) nếu được tích hợp với website 
sẽ tạo ra một hệ thống giúp sinh viên 
truy vấn thông tin. Bên cạnh đó là các 
ứng dụng như Facebook, WhatsApp, 
Instagram, và Twitter cũng hỗ trợ đáng 
kể việc dạy và học. Ryan Michael Flores 
Oducado (2019) cho biết, sinh viên sử 
dụng Facebook ở mức độ vừa phải cho 
mục đích giao tiếp, chia sẻ tài liệu học tập; 
nhiều sinh viên Gen Z sử dụng Instagram 
để học tiếng Anh (Muhammad Sandy Al 
Fath và Aris Sugianto, 2018). Bên cạnh 
đó, sử dụng các ứng dụng dạy học trực 
tuyến sẽ cho phép sinh viên truy cập nội 
dung khóa học và tài nguyên khá tiện lợi. 
Kết hợp lớp học trực tiếp truyền thống với 
lớp học trực tuyến hiện đại, tài liệu in với 
tài liệu số, sẽ đưa lại cả cơ hội lẫn thách 
thức cho giảng viên và sinh viên.
Thứ ba, giáo dục đại học phải dựa trên 
tinh thần học tập độc lập, hay học tập tự 
quyết; do mục đích thực sự của giáo dục 
đại học hiện đại là sự trưởng thành của 
sinh viên thay vì chuyển giao kiến thức 
(Craig Klafter, 2020). Để trưởng thành, 
sinh viên cần phải biết học tập độc lập. 
Ya Yee The và Moy Tow Yoon (2018) 
chủ trương hình thức học tập hợp tác vì 
có thể tận dụng được các sinh viên có 
kinh nghiệm học tập. Camille Huser và 
cộng sự (2019), Brian P. Coppola và 
Jason K Pontrello (2020) cũng cho rằng, 
nên khuyến khích sinh viên tự tạo ra tài 
Bảng 1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn việc làm của ba thế hệ gần đây
Thứ tự 
ưu tiên Baby Boomers Gen X Gen Y
1 Công ty nổi tiếng Mức lương cạnh tranh Mức lương cạnh tranh
2 Chính sách ưu đãi Cơ hội học hỏi Cơ hội học hỏi
3 Mức lương cạnh tranh Tên tuổi công ty Môi trường quốc tế
4 Cơ hội thăng tiến Cân bằng công việc và cuộc sống Tên tuổi công ty
5 Tên tuổi công ty Cơ hội thăng tiến Cân bằng công việc và hoạt động xã hội
Nguồn: Hay Group (2011)
SAECULUM- CHU KỲ THỜI GIAN VÀ GỢI Ý CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 81
nguyên học tập trực tuyến dành cho sinh 
viên. Tại Việt Nam, sinh viên vẫn thường 
tự xây dựng kiến thức, phát triển tính độc 
lập thông qua việc thực hiện các bài thuyết 
trình, video clip, sơ đồ, bảng biểu, tiểu 
luận mà với công nghệ hiện đại, có thể 
khuyến khích họ chia sẻ chúng trên mạng. 
Đối với sinh viên Gen Z, giảng viên cần 
thu hút họ bằng cách hình thành sự tôn 
trọng lẫn nhau và chia sẻ trách nhiệm học 
tập, việc này đòi hỏi giảng viên phải tìm 
ra những cách dạy mới về cả nội dung lẫn 
hình thức. Cách đánh giá cũng cần thay 
đổi, sao cho khuyến khích được các sinh 
viên vượt trội, vì sự mong đợi vượt trội sẽ 
có ảnh hưởng tích cực đến họ.
Thứ tư, nội dung giảng dạy phải hướng tới 
tính thực tế; vì đặc điểm của sinh viên Gen 
Y và Gen Z là đề cao tính thực tế, tính ứng 
dụng, và sáng tạo. Bảng 1 cho thấy thứ tự 
ưu tiên khi lựa chọn việc làm: có một sự 
khác biệt đáng kể giữa Gen X và Gen Y 
với Baby Boomers, khi Gen X và nhất là 
Gen Y nghiêng sang các tiêu chí về lợi ích 
cá nhân thay vì quan tâm đến các tiêu chí 
chung như Baby Boomers.
Bảng 2 thể hiện rằng Gen Y và Gen Z rất 
quan tâm đến cơ hội khẳng định bản thân, 
và do am hiểu công nghệ nên họ yêu thích 
những gì mới mẻ nhất, đề ra mục đích rõ 
ràng và nhanh chóng thực hiện.
Qua đó, có thể nhận định rằng giáo dục đại 
học cần cung cấp cho sinh viên kiến thức, 
kỹ năng, và phương pháp có tính thực tế, 
vì đây là điều họ cần khi vào đại học để 
chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường việc 
làm tương lai. Một bằng chứng khác về 
tính thực tế là nghiên cứu của Seval E. 
Küçüktepe (2014) về hành vi gian lận của 
sinh viên hiện nay, cho thấy họ thường 
không cảm thấy hối tiếc khi gian lận nếu 
đề thi yêu cầu câu trả lời chỉ phụ thuộc 
vào ghi nhớ, hoặc nếu họ tin rằng kiến 
thức đó không có ích cho sự nghiệp hoặc 
cuộc sống tương lai của mình. Cho nên, 
hướng đích là kỳ vọng của sinh viên Gen 
Y và Gen Z đối với trường đại học, có vai 
trò gần như quyết định trong việc lựa chọn 
ghi danh vào trường nào.
5. Kết luận
Không phải ngẫu nhiên mà các quan niệm 
cổ xưa và lý thuyết khoa học lại quan tâm 
đến tính chu kỳ của thời gian, của thế hệ, 
và của vòng đời người, vì nó vừa phản ánh 
một cách nhìn mới, vừa đem tới những 
hiểu biết ở một khía cạnh khác về thế giới 
và con người. Đặc biệt, những hiểu biết 
này sẽ đem lại cho chúng ta một số gợi ý 
hữu ích cho giáo dục đại học. Với tư cách 
một hệ thống, trường đại học cần có sự 
phối hợp chặt chẽ hơn giữa mục tiêu của 
mình với nhu cầu của xã hội. Với tư cách 
Bảng 2. Nhu cầu của các thế hệ trong đời sống
Các thế hệ truyền thống Coi trọng quyền lực, làm việc chăm chỉ, “hãy là người hùng”, “làm 
hoặc làm mà không cần”.
Baby Boomers Tham công tiếc việc, “là bất cứ điều gì bạn muốn là”, “tuổi trẻ vĩnh 
cửu- nghỉ hưu như tự do”.
Gen X Không phụ thuộc quyền lực, muốn được lắng nghe, “không tính toán”, 
cân bằng giữa cuộc sống với công việc.
Gen Y Nhu cầu được tôn trọng, “bạn thật đặc biệt”, “đạt được ngay bây giờ”’, 
am hiểu công nghệ, định hướng mục tiêu và thành đạt.
Gen Z Công dân kỹ thuật số, ra quyết định nhanh, kết nối cao, hướng đích.
Nguồn: Tolbize (2008)
Saeculum- chu kỳ thời gian và gợi ý cho giáo dục đại học
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 202082
một trung tâm giáo dục, trường đại học 
cần tạo ra các kênh tương tác hiện đại hơn 
giữa giảng viên với sinh viên. Nếu trường 
đại học cung cấp không gian hoạt động 
rộng hơn cho sinh viên, sẽ khuyến khích 
họ trở thành công dân tích cực sau này, và 
đưa được bài học vào cuộc sống (Thomas 
Andrew Bryer và cộng sự, 2020).
Vấn đề tính chu kỳ được giới khoa học 
quốc tế ngày càng chú ý nhiều hơn, không 
chỉ về lý thuyết mà về cả thực tiễn. Ở Việt 
Nam, các nghiên cứu về cùng chủ đề là 
hầu như chưa có, cho nên bài viết này có 
tính gợi mở ban đầu về một hướng đi mới 
đang xuất hiện trong khoa học ■
Tài liệu tham khảo
1. Bryer, Thomas Andrew and Cristian Pliscoff, Cristian Pliscoff, Ashley Wilt Connors, 2020. Student Engagement. In book: Promoting 
Civic Health Through University-Community Partnerships. Springer, New York, pp 171-178.
2. Censorinus, 234. De die natali. Rome.
3. Chaudhari, Pragati and Tarun Wakharkar, Sunit Kale, Arjun Gaikwad, Nikhil Ghadge, 2020. Student Information Chatbot System. 
International Journal for Research in Applied Science & Engineering Technology. Vol 8, Issue II, pp 491-492.
4. Coppola, Brian P. and Jason K Pontrello, 2020. Student-Generated Instructional Materials. In book: Active Learning in College Science. 
Springer, New York, pp 385-407.
5. Dekhane, Sonal and Mai Yin Tsoi, Cynthia Johnson, 2020. Mobile Application Development by Students to Support Student Learning. 
Mobile Devices in Education: Breakthroughs in Research and Practice. IGI Global, USA, pp 576-598.
6. Denizalp, Hasan and Fezile Ozdamli, 2019. Determination of Student Opinions on Usage of Social Media and Mobile Tools in Student-
Teacher, Student-Student Communication. International Journal of Emerging Technologies in Learning. Vol 14, No 22, pp 19-28.
7. Diamond, Jared, 1993. The Third Chimpanzee. Harper Perennial, New York.
8. Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục. Trúc Khê dịch. Nxb. Trẻ, 2016, TP. Hồ Chí Minh.
9. Esler, Anthony, 1982. Generations in History: An Introduction to the Concept. New York.
10. Fath, Muhammad Sandy Al and Aris Sugianto, 2018. Investigating Gen Z students’ perceptions on the use of Instagram to improve 
vocabulary. Conference: The 2nd INACELT (International Conference on English Language Teaching). IAIN Palangka Raya, Indonesia.
11. Hegel, G. W. F., 1807. Hiện tượng học tinh thần. Bùi Văn Nam Sơn dịch. Nxb. Văn học, Hà Nội, 2006.
12. Huser, Camille and Leah Marks, Aileen Linn, Sarah Meek, 2019. Student-Created Online Teaching Resources for Students. In book: 
Biomedical Visualisation. Vol 4, pp 37-46.
13. Klafter, Craig, 2020. Undergraduate Education and the Maturation of Students. Springer, New York.
14. Küçüktepe, Seval E., 2014. College Students’ Cheating Bahaviors. Social Behavior and Personality. 42, pp 101-111.
15. Levinson, Daniel J., 1978. The Seasons of a Man’s Life. Ballantine Books.
16. Mowforth, Steven, 2018. “The world is your oyster”: Exploring the career conceptions of Gen-Z students. Journal of the National Institute 
for Career Education and Counselling. Issue 41.
17. Nandhakumar, R., 2019. A study on the Learning Pattern of Generation-Z (Gen-Z) & their perception on Curriculum, Course 
Deliverance and Infrastructure. International Journal of Management and Social Sciences. Vol 9, pp 625-634.
18. Needham, Joseph, 1965. Time and Eastern Man. Royal Anthropological Institute of Great Britain & Ireland.
19. Oducado, Ryan Michael Flores, 2019. Facebook for Educational Purposes among Gen Z Nursing Students: A Positive or Negative 
Disruptive Innovation? Conference: International Conference of Nurses 2019. West Visayas State University, Cebu City, Philippines.
20. Parashar, Neha and Farida Rasiwala, 2018. A Study on Usage and Awareness of Social Media and Digital Wallets in Banking Sector 
with special reference to Gen Y and Gen Z. Jaipuria International Journal of Management Research. Vol. 4, No 2, pp 59-69.
21. Rashid, Mas Anom Abdul and Azman Othman, 2019. Technology Intimacy: The Extend of Malaysian Generation Z Dependency on 
Technology. Conference: Issues and Challenges in Business and Accounting. Kuala Lumpur, Malaysia.
22. Strauss, William and Neil Howe, 1991. Generations: A History of America’s Future, 1584-2069. William Morrow and Company, New 
York.
23. Strauss, William and Neil Howe, 1997. The Fourth Turning: An American Prophecy. Broadway Books, New York.
24. Tennakoon, Lakni C. and Niranjala Tennakoon, Janani M Lasanthika, 2018. An Assessment of the Role of the Internet as a Tool for 
Searching a Job by Generation Z. Conference: International Conference on Management Research. Sri Lanka.
25. The, Ya Yee and Moy Tow Yoon, 2018. Evaluation of Cooperative Learning: Does it Enhance Learning Among the Gen Learners? 
Conference: International Conference on Education. Vol. 4, pp 28-38.
26. Thomas, Clare E., 2019. Teacher and student experiences in learning. Pacific Journal of Technology Enhanced Learning. Vol 2, No 1.
27. Toffler, Alvin, 1980. Third Wave. William Morrow and Company, New York.29. 10
28. Tolbize, A., 2008. Generational Differences in the Workplace. University of Minnesota: Research and Training Center on Community 
Living.
29. Toynbee, Arnold, 1934-1961. A Study of History. Vol VIII, 1954: Heroic Ages; Contacts between Civilizations in Space (Encounters 
between Contemporaries). Oxford University Press.
30. Valintine, Frances, 2018. Educating Gen Z in a digital world. Conference: ANZEA Conference. Waipuna Lodge, Auckland, New Zealand.
31. Vandegrift, Darcie, 2015. “We don’t have any limits”: Russian young adult life narratives through a social generations lens. Journal of 
Youth Studies. (2), pp 1-16.
32. Yang, Guobin, 2016. The Red Guard Generation and Political Activism in China. Columbia University Press, New York.

File đính kèm:

  • pdfsaeculum_chu_ky_thoi_gian_va_goi_y_cho_giao_duc_dai_hoc.pdf