Quản trị danh mục khoản vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam là ổn định nền kinh tế v phát và theo đó, chính sách điều tiết tỷ giá, lãi suất và tín dụng phải phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục tiêu. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã cân nh giới hạn cho vay vì việc tăng ROOM tín dụng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro. Mức độ tăng ĩ mô và kiềm chế lạm ắc kỹ về việc tăng

trưởng tín dụng sẽ được phân bổ tùy theo năng lực của mỗi ngân hàng và ưu tiên cho các ngân hàng đã

hoàn thành và áp dụng Basel II, cũng như trong quá trình tái cơ cấu trúc và sáp nhập với các ngân hàng

yếu. Vì vậy, việc quản lý danh mục cho vay theo phân bổ giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nước đã trở

nên cần thiết, tuy nhiên phương pháp quản lý danh mục cho vay là vấn đề cần quan tâm.

pdf 4 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị danh mục khoản vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị danh mục khoản vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Quản trị danh mục khoản vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 142 - tháng 8/2019
Quaûn trÒ Danh muÏc Khoaûn VaY taÏi caùc 
ngaân haøng thöông maÏi Vieät nam
ThS. LÊ THị NGọC*
*Khối CB - Hội sở, Ngân hàng Phương Đông
Mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam là ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát và theo đó, chính sách điều tiết tỷ giá, lãi suất và tín dụng phải phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục tiêu. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã cân nhắc kỹ về việc tăng giới hạn cho vay vì việc tăng ROOM tín dụng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro. Mức độ tăng 
trưởng tín dụng sẽ được phân bổ tùy theo năng lực của mỗi ngân hàng và ưu tiên cho các ngân hàng đã 
hoàn thành và áp dụng Basel II, cũng như trong quá trình tái cơ cấu trúc và sáp nhập với các ngân hàng 
yếu. Vì vậy, việc quản lý danh mục cho vay theo phân bổ giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nước đã trở 
nên cần thiết, tuy nhiên phương pháp quản lý danh mục cho vay là vấn đề cần quan tâm.
Bài báo sẽ giới thiệu một cách khái quát các vấn đề liên quan đến việc quản trị danh mục khoản vay 
mà không đi sâu vào việc xác định cụ thể hạn mức của từng phân khúc trong danh mục tín dụng.
Từ khóa: Danh mục khoản vay, quản lý danh mục khoản vay, Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Basel 
II, xác suất vỡ nợ, tỷ lệ tổn thất ước tính, tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ.
Loan portfolio management at Vietnam Commercial Banks
The general goal of the Government of Vietnam is to stabilize the macro economy and control inflation 
and accordingly, the policy to regulate exchange rates, interest rates and credit must coordinate with each 
other smoothly to achieve the goal. Therefore, the State Bank has considered carefully the increase of loan 
limit because the increase in credit ROOM will come with many risks. Credit growth will be allocated 
depending on the capacity of each bank and priority for banks that have completed and applied Basel II, as 
well as in the process of restructuring and merging with “weak” banks. Therefore, the management of the 
loan portfolio according to the lending limit allocation of the State Bank has become a necessity, however 
the method of managing loan portfolio is a matter of concern.
In this article, the author will briefly introduce the issues related to the management of loan portfolios 
without going into the specific determination of the limit of each segment in the credit portfolio.
keywords: Loan list, loan portfolio management, Vietnam Commercial Bank, Basel Accords - Basel 
II, probability of default, estimated loss rate, total outstanding loans of customers at the time of default.
Một số khái niệm chung
Khoản vay là việc cho vay tiền của một hoặc 
nhiều cá nhân, tổ chức... Người nhận hoặc người 
vay phải chịu một khoản nợ và thường phải trả lãi 
cho khoản nợ cho đến khi được trả và cũng phải trả 
số tiền gốc đã vay. Tại hầu hết các ngân hàng thương 
mại, cho vay là hoạt động kinh doanh chính.
Lý thuyết danh mục đầu tư đã được áp dụng 
cho các cổ phiếu phổ thông lần đầu tiên năm 1959 
(Markowitz). Các mục tiêu truyền thống là tối đa 
hóa lợi nhuận cho các mức rủi ro nhất định hoặc 
giảm thiểu rủi ro cho các mức lợi nhuận nhất định 
đã hướng dẫn các nỗ lực để đạt được sự đa dạng 
hóa hiệu quả của danh mục đầu tư. Danh mục 
khoản vay là tài sản chính của ngân hàng hoặc các 
tổ chức cho vay khác và giá trị của danh mục cho 
vay không chỉ phụ thuộc vào lãi suất thu được từ 
các khoản vay và tiền gốc sẽ được trả, mà còn phụ 
thuộc vào chất lượng của các khoản vay.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 142 - tháng 8/2019
Việc quản lý danh mục cho vay có liên quan đến 
việc xây dựng danh mục tài sản (cổ phiếu hoặc trái 
phiếu hoặc thậm chí là bất động sản) với mục tiêu 
tối đa hóa lợi nhuận dự kiến và giảm thiểu rủi ro 
(Nwankwo, 2000). Hiệu suất cho vay của các ngân 
hàng phụ thuộc vào quản lý danh mục cho vay của 
các ngân hàng. Quản lý danh mục cho vay bao gồm 
3 giai đoạn (Karekaho 2009):
Trong đó:
• Giai đoạn thiết lập danh mục khoản vay gồm: 
Phân chia, ước tính quy mô từng phân khúc dựa 
trên việc xác định rủi ro của từng phân khúc. Đối 
với nhiều ngân hàng, phân khúc danh mục đầu tư 
thành nhóm các khoản vay có đặc điểm tương tự 
là điểm khởi đầu tốt, nhưng chỉ có thể nhận được 
toàn bộ lợi ích của phân khúc danh mục nếu ngân 
hàng xây dựng các phân khúc dựa trên việc phân 
tích đầy đủ các yếu tố liên quan đến rủi ro. Một 
số đặc điểm sử dụng để xác định phân khúc như: 
ngành nghề, khu vực địa lý và xếp hạng rủi ro.
• Giai đoạn sàng lọc khách hàng bao gồm điều 
tra và đánh giá sự vững chắc về tài chính của khách 
hàng liên quan đến khả năng trả được khoản vay 
của khách hàng.
• Giai đoạn kiểm soát rủi ro tín dụng là hạn chế 
sự nguy hiểm của các khoản nợ xấu. Quản lý tỷ lệ 
nợ xấu là yếu tố dự báo quan trọng nhất về hiệu 
suất của ngân hàng (Musyoki et al, 2012). Thẩm 
định khách hàng, kiểm soát rủi ro tín dụng và 
chính sách thu hồi nợ ảnh hưởng đến hiệu quả của 
các tổ chức tài chính.
Hiệp ước vốn Basel mới (Ủy ban Basel về giám 
sát ngân hàng, 2006) đã được tạo ra với mục tiêu 
điều chỉnh tốt hơn về vốn với rủi ro trong danh 
mục tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng tính toán 
yêu cầu vốn rủi ro tín dụng theo các mô hình rủi 
ro nội bộ bằng hai cách: Một là, sử dụng phương 
pháp tiêu chuẩn hóa dựa trên hiệp định vốn năm 
1988 sử dụng quy định xếp hạng đối với tài sản có 
rủi ro. Hai là, sử dụng phương pháp tiếp cận dựa 
trên đánh giá nội bộ (IRB - Internal Rating Based 
Approach), trong đó các ngân hàng được phép phát 
triển và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 142 - tháng 8/2019
nội bộ. Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá 
nội bộ sử dụng ba tham số đo lường rủi ro chính 
là: Xác suất khách hàng không trả được nợ (PD - 
Probability of Default), tỷ lệ tổn thất ước tính (LGD 
- Loss given Default), và tổng dư nợ của khách hàng 
tại thời điểm không trả được nợ (EAD - Exposure 
at Default). Hơn nữa, có hai biến thể của IRB như 
sau: Một là, phương pháp tiếp cận cơ bản trong đó 
chỉ có tham số PD được ước tính nội bộ, các tham 
số LGD và EAD dựa trên các giá trị giám sát; Hai 
là, phương pháp tiếp cận nâng cao, tất cả các tham 
số được xác định bởi ngân hàng.
Phân khúc khách hàng trong danh mục 
khoản vay
Nguyên tắc xác định phân khúc:
• Mỗi phân khúc phải thể hiện một nhóm các 
khoản vay có cùng bản chất kinh tế như ngành, 
lĩnh vực kinh tế, mục đích cấp tín dụng và sản 
phẩm tín dụng;
• Các khoản tín dụng trong cùng phân khúc có 
đặc tính rủi ro tương đồng và có tương quan cao về 
mức độ rủi ro;
• Mỗi phân khúc chiếm tỷ trọng dư nợ đủ lớn và 
số lượng khách hàng đủ lớn để thiết lập hạn mức 
theo dõi, kiểm soát trong danh mục tín dụng.
Phương pháp xác định phân khúc:
• Danh mục tín dụng được phân khúc theo 
ngành nghề kinh tế của mục đích cấp tín dụng.
• Việc xác định phân khúc dựa trên kết quả 
phân tích dữ liệu và đánh giá theo ý kiến chuyên 
gia, trong đó ý kiến chuyên gia sẽ là điều kiện ràng 
buộc để đảm bảo kết quả phân tích dữ liệu không 
tạo ra các trường hợp bất hợp lý về ý nghĩa kinh tế 
trong quá trình phân khúc danh mục.
• Việc phân tích dữ liệu phải được thực hiện 
trên cơ sở dữ liệu 5 năm gần nhất. Các thông tin 
cần thiết như: Số lượng khách hàng, dư nợ của 
từng ngành nghề kinh tế theo mục đích cấp tín 
dụng chi tiết hoặc sản phẩm cấp tín dụng chi tiết 
và tỷ lệ nợ xấu.
Phương pháp xây dựng hạn mức danh mục 
khoản vay
Phương pháp tiêu chuẩn
Phương pháp tiêu chuẩn dựa trên cơ sở phân 
tích mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn yêu cầu 
theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN. 
Theo phương pháp này, phân khúc danh mục 
khoản vay của khách hàng doanh nghiệp được 
thực hiện như sau:
Trong đó, khi xác định phân khúc khách hàng 
cần ưu tiên xét đến bản chất kinh tế của ngành nghề 
theo mục đích vay và tính chất rủi ro tương đồng 
như tỷ lệ và xu hướng nợ xấu trung bình trong 5 
năm gần nhất, tỷ trọng dư nợ từng nhóm trên tổng 
danh mục, số lượng khách hàng trong từng nhóm. 
Hơn nữa, việc xác định phân khúc phải đảm bảo 
tương tác chặt chẽ giữa mục đích kinh doanh và 
mục đích quản lý rủi ro.
Phương pháp nâng cao
Phương pháp nâng cao dựa trên cơ sở phân tích 
chất lượng tín dụng của khách hàng. Phương pháp 
này sử dụng các tham số đo lường rủi ro để xác 
định hạn mức từng phân khúc của danh mục (gồm 
PD, EAD, LGD). Trong đó, PD được xác định dựa 
trên độ tín nhiệm tín dụng hoặc xếp hạng tín dụng 
nội bộ của khách hàng, EAD phụ thuộc vào phần 
vốn vay chưa sử dụng mà khách hàng có khả năng 
rút thêm, và LGD là tổn thất kinh tế thuần của 
ngân hàng sau khi trừ đi các khoản có thể thu hồi 
được tại thời điểm không trả được nợ. Hạn mức 
của mỗi phân khúc trong danh mục được xác định 
dựa trên các bước sau:
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 142 - tháng 8/2019
Giám sát danh mục khoản vay
Trên cơ sở hạn mức, đặc tính rủi ro của danh 
mục khoản vay đã được xác định, các ngân hàng 
triển khai xây dựng danh mục định hướng, sản 
phẩm, kế hoạch triển khai kinh doanh phù hợp 
nhằm đảm bảo tuân thủ các hạn mức đã được thiết 
lập cho từng phân khúc. Các biến động bất thường 
về hạn mức đối với phân khúc khách hàng cần 
được theo dõi và tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa 
ra giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo danh mục tín 
dụng đi đúng định hướng.
Việc xác định danh mục tín dụng định hướng 
được thực hiện đồng thời với quá trình lập kế hoạch 
kinh doanh hàng năm và quy trình quản lý danh mục 
tín dụng bao gồm việc xác định cấu trúc danh mục 
tín dụng hàng năm, cụ thể gồm phân khúc khách 
hàng, xác định đặc tính rủi ro và hạn mức từng phân 
khúc. Hơn nữa, việc giám sát danh mục phải đảm 
bảo đồng bộ giữa quản lý rủi ro và kinh doanh.
Quy định quản lý danh mục tín dụng nên được 
rà soát định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần để điều 
chỉnh kịp thời khi có thay đổi về môi trường kinh 
doanh, pháp lý để đạt được mục tiêu quản lý rủi ro. 
Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy định và quy trình 
quản lý danh mục tín dụng phải phù hợp với chính 
sách quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, định hướng kinh 
doanh và các quy định nội bộ tại mỗi ngân hàng. 
Định kì hàng tháng, các ngân hàng nên theo dõi 
hạn mức trong danh mục tín dụng để kịp thời đưa 
phương án điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi nhuận 
cũng như việc quản lý rủi ro. Đối với các phân 
khúc có hạn mức đến ngưỡng cảnh báo hoặc vượt 
ngưỡng hạn mức tín dụng thì có thể thực hiện một 
trong các biện pháp sau:
• Tạm dừng cấp tín dụng đối với các phân khúc 
vượt hạn mức hoặc các chỉ tiêu đặc tính rủi ro của 
danh mục tín dụng.
• Tăng mức lợi nhuận yêu cầu đối với các khối 
kinh doanh phát sinh khoản cấp tín dụng là vượt 
hạn mức danh mục tín dụng để bù đắp cho phần 
chi phí vốn tăng thêm.
• Điều chỉnh danh mục tín dụng theo các hạn mức 
phù hợp định hướng kinh doanh và quản lý rủi ro.
kết luận
Như vậy, bài viết đã đưa ra những vấn đề cơ bản 
nhất liên quan đến việc quản trị danh mục khoản 
vay của khách hàng tại các ngân hàng thương mại. 
Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đưa 
các phương pháp xây dựng chung cho danh mục 
cũng như phương pháp quản lý và giám sát chung 
về danh mục tín dụng. Do đó, hướng nghiên cứu 
và phát triển bài viết trong tương lai tập trung vào 
các phương pháp cụ thể và hiệu quả trong việc xác 
định hạn mức của mỗi phân khúc trong danh mục 
tín dụng định hướng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Basel Committee on Banking Supervision 
(2006): “International Convergence of Captital 
Measurement and Capital Standards”, Bank 
for International Settlements, Basel;
2. Karekaho (2009). “Loan portfolio management 
and performance of micro finance institutions 
in Uganda: the case of Wakiso district”;
3. Markowitz, H. (1959). “Portfolio Selection”. 
New Haven, Connecticut: Yale University Press;
4. Nwankwo, G. (2010). “Organizing for 
Financial Risk Management”. New York: 
The Credit Administratior, 2(2), pp.32-39.
Ngày nhận bài: 15/07/2019
Ngày duyệt đăng: 18/07/2019

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_danh_muc_khoan_vay_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_vie.pdf