Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam
TÓM TẮT
Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (gọi tắt là MB) được thành lập năm 1994. Sau gần 20 năm
hoạt động, MB đã mở rộng mạng lưới với tổng tài sản lên tới hơn 180.000 tỷ đồng và đang khẳng
định vai trò của một trung gian tài chính vững mạnh. Cũng như các ngân hàng thương mại khác
trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng của MB đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu và cách
giải quyết nợ xấu. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng là mục tiêu mà MB đang hướng đến với mong
muốn có một hệ thống quản lý rủi ro tốt nhất và hiệu quả nhất theo chuẩn quốc tế để có thể kiểm
soát và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng và nâng cao hiệu
quả hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Từ khóa: rủi ro tín dụng, quản lý, nợ xấu, dự phòng rủi ro, MB
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam
Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 33 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Hoàng Thị Thu*, Ngô Thị Thu Mai Trường Đại học Kinh tế &Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (gọi tắt là MB) được thành lập năm 1994. Sau gần 20 năm hoạt động, MB đã mở rộng mạng lưới với tổng tài sản lên tới hơn 180.000 tỷ đồng và đang khẳng định vai trò của một trung gian tài chính vững mạnh. Cũng như các ngân hàng thương mại khác trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng của MB đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu và cách giải quyết nợ xấu. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng là mục tiêu mà MB đang hướng đến với mong muốn có một hệ thống quản lý rủi ro tốt nhất và hiệu quả nhất theo chuẩn quốc tế để có thể kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ khóa: rủi ro tín dụng, quản lý, nợ xấu, dự phòng rủi ro, MB ĐẶT VẤN ĐỀ* Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã mở cửa kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng vào năm 2010. Theo đó, thị trường tài chính Việt Nam đã trở thành một phần của thị trường tài chính của khu vực và thế giới. Để hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có thể tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, lành mạnh hóa tài chính theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM cần phải tuân thủ một số Điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Đó cũng là cơ sở để so sánh, đánh giá và xếp hạng các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là Hiệp ước quốc tế về giám sát hoạt động ngân hàng – Hiệp ước Basel. Ở Việt Nam, việc ứng dụng Basel trong quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản của Basel I để vận dụng, đồng thời chưa tiếp cận nhiều với Basel II và Basel III. Là một trong số những NHTMCP lớn mạnh hiện nay với mạng lưới rộng khắp, hoạt động trên 63 tỉnh thành trong cả nước, Ngân hàng Thương mại * Tel: 0989 910591 Cổ phần Quân đội Việt Nam (MB) luôn đi đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc áp dụng các chuẩn mực này không chỉ đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam mà còn là điều kiện tiên quyết cho công cuộc hội nhập và mở rộng tầm ảnh hưởng của MB trong ngành ngân hàng tài chính toàn cầu. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu vấn đề“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 Cơ cấu tín dụng của MB theo thời hạn Kỳ hạn các khoản vay không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Để đảm bảo an toàn tín dụng và khả năng thanh khoản, MB luôn chú trọng việc phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn khác nhau. Các kỳ hạn cho vay được chia thành 03 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những năm gần đây, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của MB có sự thay đổi. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình trên 60% và có xu hướng tăng, cho vay trung hạn bình quân khoảng 20% và có xu hướng giảm, cho vay Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 34 dài hạn bình quân 13%. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp rất cần vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, MB luôn tăng cường và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm ưu đãi cho vay vốn lưu động, cho vay xuất khẩu để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Theo đó, quy mô tín dụng tăng trưởng, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu cơ cấu tín dụng được duy trì cân đối và ổn định. Nợ xấu và nợ quá hạn Nợ xấu và nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng. Tỷ lệ càng cao cho thấy khả năng ngân hàng bị tổn thất càng lớn (tổn thất do các chi phí phát sinh khi tìm kiếm nguồn thanh toán cho các khoản đến hạn, tổn thất do mất vốn, lãi cho vay). Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bảng 1: Cơ cấu tín dụng theo thời gian tại MB Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 29.236 64,7 38.929 66,9 53.085 71.8 63.665 73 Trung hạn 10.102 22,3 11.641 20,1 12.263 16.5 12.397 14,2 Dài hạn 5.943 13 7.538 13 8.565 11.7 11.216 12,8 Tổng dư nợ 45.282 100 58.108 100 73.912 100 87.278 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2010-2013) Bảng 2: Nợ xấu và nợ quá hạn tại MB Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 44.043 97,1 54.766 94,3 69.511 94,1 81.233 93,1 Nợ quá hạn 1.230 2,87 3.342 5,68 4.401 5,9 6.045 6,9 Nợ xấu 613 1,5 938 1,5 1.372 1,8 2.146 2,5 Tổng dư nợ 45.282 100 58.108 100 73.912 100 87.278 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất MB giai đoạn 2010-2013) Bảng 3: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại MB Tiêu chí ĐVT 2010 2011 2012 2013 Số dư dự phòng RRTD đầu kỳ Tỷ đồng 447 738 1.092 1.313 Số dự phòng trích lập trong năm Tỷ đồng 520 525 1.658 1.976 Số dự phòng sử dụng để XLRR Tỷ đồng 229 171 1.437 1.519 Số dư dự phòng RRTD cuối kỳ Tỷ đồng 738 1.092 1.313 1.770 Tổng dư nợ Tỷ đồng 45.282 58.108 73.912 87.278 Tỷ lệ trích lập dự phòng % 1,15 0,9 2,2 2,3 Tỷ lệ XLRR/tổng dư nợ % 0,5 0,3 1,9 2,0 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MB các năm 2010 - 2013) Theo dõi bảng số liệu về cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ củaMB trong giai đoạn 2010 – 2013 cho thấy: nhìn chung tỷ lệ nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của MB. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ nợ nhóm 1 đều được duy trì ở mức trên 90% trên tổng dư nợ của MB. Tỷ lệ nợ xấu của MB luôn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 3%)vàthấp hơn so với toàn hệ thống ngân hàng. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 4.08% thì MB là 1.4%, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng là 3.79% thì tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức 2.5% và luôn nằm ở trong giới hạn cho phép (dưới 3%). Tuy nhiên, nợ xấu của MB đang có chiều hướng gia tăng. Đây là tín hiệu đáng lo ngại trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong vấn đề kiểm soát nguồn tín dụng cho vay. Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 35 Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Bảng số liệu trên cho thấy số dư trích lập dự phòng RRTD cuối kỳ tăng dần qua các năm, tương ứng với sự tăng lên của số dự phòng trích lập trong năm. Điều này cho thấy, khi tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phòng trích lập trong kỳ tăng tương ứng, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng đối với từng nhóm nợ. Hàng năm, con số dự phòng RRTD được dùng để XLRR cũng có xu hướng tăng, tỷ lệ dự phòng được dùng để XLRR/Tổng dư nợ cũng có biến động mạnh, cá biệt năm 2012 và 2013 tỷ lệ này là 1,9% và 2,0%, đây cũng là 02 năm tỷ lệ nợ xấu của MB ở mức cao hơn so với những năm khác. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2010 - 2013 Ưu điểm Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng HĐQT và Ban điều hành MB đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ CBTD trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng. Về công tác đo lường rủi ro tín dụng Sau nhiều năm nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, năm 2010, MB đã chính thức triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) trên toàn hệ thống để hỗ trợ cho công tác đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTDNB của MB đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống XHTDNB của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của MB cho đến nay đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng cũng như cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh là nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng. Đứng trên giác độ quản lý rủi ro tín dụng, có thể thấy mô hình tổ chức cấp tín dụng của MB có những bước tiến đáng kể. Hiện nay, MB đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống theo mô hình cấp tín dụng tập trung đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp Trụ sở chính xuống Chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các Chi nhánh. Đây là bước đi quan trọng để MB tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng MB đã ban hành đầy đủ các quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trên cơ sở các quy định của NHNN, MB đã và đang hoàn thiện hệ thống chấm điểm XHTDNB để hướng tới phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo điều 7, Quyết định 493//2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các TCTD. Hạn chế Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng chưa hiện đại Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống XHTDNB để đánh giá rủi ro của khách hàng. Hệ thống XHTDNB đang được sử dụng tại ngân hàng mới dừng lại ở việc đo lường rủi ro bằng phương pháp chuyên gia, chưa tính toán, lượng hóa được các cấu phần rủi ro PD (xác Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 36 suất không trả được nợ), LGD (tổn thất do không trả nợ), EAD (điểm rủi ro tại điểm không trả được nợ). Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng chưa triệt để Mô hình cấp tín dụng mới nhất không có Phòng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Như vậy, nếu mức cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh thì việc thẩm định tín dụng chỉ được thực hiện một tay, nghĩa là chỉ qua phòng khách hàng đề xuất và trình cấp thẩm quyền phê duyệt, không có sự phản biện, tái thẩm định của Phòng Quản lý rủi ro. Mô hình cấp tín dụng mới không phân định bộ phận tác nghiệp và bộ phận thẩm định riêng biệt Chưa có chuyên gia phê duyệt tín dụng: Tại chi nhánh tập trung vào giám đốc/PGĐ chi nhánh và HĐTD cơ sở, tại Trụ sở chính là TGĐ/PTGĐ và HĐTD, chưa có các cấp chuyên gia phê duyệt tín dụng để tăng cường trách nhiệm cá nhân và giải quyết phê duyệt nhanh. Các hồ sơ tín dụng từ Chi nhánh lên đến TSC phê duyệt phải qua nhiều bộ phận, nhiều cấp thẩm quyền dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài. Trong khi đó, các nội dung thẩm định giữa bộ phận thẩm định gần như trùng lặp. Công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện Hiện nay, như hầu hết các NHTM khác trong hệ thống NHTM Việt Nam, MB vẫn đang thực hiện phân loại nợ theo Điều 06 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, các khoản tín dụng được phân loại phụ thuộc vào số ngày quá hạn nợ thực tế của từng khoản nợ riêng lẻ, thiếu sự đánh giá kết hợp của yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản chất của khoản nợ. Nguyên nhân của hạn chế Hệ thống thanh tra, giám sát NHNN còn nhiều bất cập Mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập so với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, nhất là so với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Phương pháp thanh tra giám sát chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, vì hoạt động này vẫn dựa trên thanh tra giám sát tuân thủ, chưa áp dụng rộng rãi thanh tra giám sát rủi ro nên hiệu quả không cao. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện Hạn chế của việc thiếu chiến lược khung định hướng rủi ro có thể khiến MB không chủ động trong hoạt động kinh doanh. Việc cấp tín dụng chủ yếu dựa trên lợi nhuận kỳ vọng hoặc tài sản bảo đảm mà không gắn liền với rủi ro, không quán triệt nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Điều này có thể khiến ngân hàng phải đương đầu với các vấn đề về chất lượng tín dụng cũng như lãng phí tài nguyên khi xử lý các khoản nợ xấu. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện Việc đo lường rủi ro tại MB mới chỉ thực hiện thông qua phương pháp chấm điểm XHTDNB. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, gây khó khăn cho việc đo lường rủi ro tín dụng. Nền tảng công nghệ thông tin chưa thực sự hiện đại Nguồn nhân lực hạn chế cả về số lượng và chất lượng Thực tế cho thấy, nhiều Chi nhánh, nhất là các Chi nhánh trên địa bàn miền núi đang ở trong tình trạng thiếu đội ngũ cán bộ tín dụng, một phòng khách hàng doanh nghiệp chỉ có 3 cán bộ tín dụng, 1 lãnh đạo. Do đó, một cán bộ tín dụng phải đảm đương khối lượng công việc lớn, từ khâu tiếp xúc, quan hệ khách hàng đến khâu lập tờ trình thẩm định trình cấp lãnh đạo phê duyệt, dẫn đến công việc quá tải, năng suất, hiệu suất không cao và chất lượng không tốt. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Hoàn thiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng MB cần xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng trong dài hạn, trong đó phải xác định Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 37 khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro, đánh giá chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, đồng thời tạo ra khuôn khổ để kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đề ra. Để làm được điều đó, MB cần triển khai những nội dung sau: Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tiến trình phát triển, Kiện toàn tổ chức và nhân sự của Uỷ ban quản lý rủi ro; Tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục, ngành hàng; Chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh để giảm thiểu rủi ro tín dụng; Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng sớm Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Để đảm bảo chức năng đo lường rủi ro tín dụng, HTXHTDNB phải được rà soát hàng năm và điều chỉnh các tiêu chí và trọng số đánh giá cho phù hợp với chính sách tín dụng và sự thay đổi của môi trường kinh tế. Để hướng tới quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II, bên cạnh HTXHTDNB theo quan điểm chuyên gia đang được tiếp tục sử dụng và cải tiến, MB cần phải phát triển các mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp thống kê. Việc phát triển, kiểm định, phê duyệt mô hình và các ứng dụng của mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ vào hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro đều phải được xây dựng thành các quy định rõ ràng, trong đó các quy trình thu thập thông tin, xử lý dữ liệu để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các dữ liệu đầu vào cho mô hình cần phải được lập thành văn bản. Giải pháp về công nghệ, thông tin MB cần đầu tư, hoàn thiện một hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao, xứng tầm khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, MB cần tiếp tục, tích cực triển khai các dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin sau: Dự án Corebanking. Đây là dự án được coi là giải pháp công nghệ tổng thể và tích hợp, cho phép ngân hàng linh hoạt đáp ứng các nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng chiến lược phát triển trong dài hạn. Dự án hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực – ORP: Đưa công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác hiệu quả toàn bộ nguồn nhân lực. Giải pháp về nhân lực Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng đối với đội ngũ lãnh đạo quản trị điều hành, MB cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị hoạt động kinh doanh, quản lý dự án đầu tư, hiểu biết về pháp luật và các kiến thức về quản lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra, MB cũng cần thuê các chuyên gia giỏi để đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lãnh đạo quản trị, điều hành nhằm nâng cao trình độ,hiểu biết về những chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng để đội ngũ này có thể trở thành lực lượng nòng cốt trong việc triển khai những dự án quản trị rủi ro tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng và quản lý rủi ro, để xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng và quản lý rủi ro giỏi, chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu công việc, ngân hàngcần có chính sách thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực mới để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời cần phải thực hiện chuẩn hóa ngay từ khâu tuyển chọn cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ Trong quá trình thực hiện cho vay, cần phải nâng cao công tác kiểm soát của cán bộ lãnh đạo phụ trách, từ đó kiểm soát được sự vận động của vốn vay trong suốt quá trình khách hàng còn dư nợ tại ngân hàng. Để làm được điều đó, bộ phận kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh cần thường xuyên giám sát hoạt động, đánh giá việc chấp hành pháp luật, quy định, quy trình nội bộ do MB ban hành trong toàn hệ thống, nắm bắt và báo cáo, cảnh báo kịp thời các vụ việc, rủi ro tiềm ẩn phát sinh tại các đơn vị. Chứng khoán hóa các khoản vay Ngân hàng có thể lựa chọn một nhóm các tài sản đảm bảo cho các khoản vay mua nhà thế chấp hoặc vay tiêu dùng và bán ra thị trường những chứng khoán được phát hành trên Hoàng Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 33 - 38 38 những tài sản đó. Khi tài sản được thanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán đó, còn ngân hàng nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí hoạt động hay tạo ra những sản phẩm mới. Khi quản lý các khoản cho vay được chứng khoán hóa, ngân hàng có thể đưa những khoản cho vay này khỏi bảng cân đối kế toán, giúp loại trừ rủi ro tín dụng có thể xảy ra. KẾT LUẬN Bài viết “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội” đã khái quát những vấn đề sau: Thứ nhất, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại MB trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. Thứ hai, đánh giá và chỉ rõ những kết quả đã đạt được như: xây dựng hệ thống quy trình quy định tín dụng đồng bộ,và những mặt còn hạn chế như chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện cùng nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính ứng dụng thực tiễn, phù hợp với thực tế điều kiện hoạt động của MB nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NHNN Việt Nam (2010), TT 13/2010/TT- NHNN, Thông tư của NHNN Quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD. 2. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 3. Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (2010- 2013), Báo cáo thường niên các năm từ 2010 đến 2013. 4. Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (2010- 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2010-2013. 5. Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (2010- 2013), Báo cáo tài chính các năm từ 2010-2013 6. PGS. TS Nguyễn Liên Hà (2008) “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các NHTM”, Tạp chí Phân tích kinh tế, Số 79, 7. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật SUMMARY CREDIT RISK MANAGEMENT IN MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Hoang Thi Thu * , Ngo Thi Thu Mai College of Economics and Business Administration - TNU Military Commercial Joint Stock Bank of Vietnam (hereinafter referred to as MB) was established in 1994. After nearly 20 years, MB has expanded its network with total assets of more than 180,000 billion VND and is confirming the role of a strong financial intermediary. Like other commercial banks in the current period, the credit activity of MB is facing with bad debts and how to deal with bad debts. Therefore, credit risk management is a goal that MB is heading to desire to have the best and most effective credit management system according to international standards in order to control and limit credit risk, protect the safety of bank capital and improve operating efficiency as well as the bank's reputation in commercial banks in Vietnam. Key word: credit risk, management, bad debt, allowance, MB Ngày nhận bài:15/12/2014; Ngày phản biện:05/1/2015; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015 Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Thúy Phương – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN * Tel: 0989 910591
File đính kèm:
- quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_qua.pdf