Phát triển hoạt động tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
M TẮT
Kinh doanh luôn xuất hiện nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm đƣợc biện pháp giải quyết nhu cầu về vốn sẽ
có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị
trƣờng, tín dụng thƣơng mại ra đời và đƣợc đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp vƣợt qua các
giai đoạn khó khăn về mặt tài chính. Tín dụng thƣơng mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đƣợc biểu hiện
dƣới các hình thức mua bán chịu hàng hoá. Tín dụng thƣơng mại xuất hiện là do sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu
dùng. Do đặc tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khiến các doanh nghiệp phải mua bán chịu hàng hoá
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hoạt động tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển hoạt động tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM SỐ 01 THÁNG 10 NĂM 2013 * ThS. Huỳnh Thị Hƣơng Thảo – Khoa QTKD & DL - Trƣờng ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM 18 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI NHẰM HỖ TR VỐN CHO CÁC DO NH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (DEVELOPING TRADE CREDIT ACTIVITIES FOR SUPPORTING CAPITAL OF ENTERPRISES IN VIET NAM) Huỳnh Thị Hƣơng Thảo* TÓM TẮT Kinh doanh luôn xuất hiện nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm đƣợc biện pháp giải quyết nhu cầu về vốn sẽ có thuận lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nền kinh tế thị trƣờng, tín dụng thƣơng mại ra đời và đƣợc đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp vƣợt qua các giai đoạn khó khăn về mặt tài chính. Tín dụng thƣơng mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức mua bán chịu hàng hoá. Tín dụng thƣơng mại xuất hiện là do sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đặc tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khiến các doanh nghiệp phải mua bán chịu hàng hoá. ABSTRACT Business always request to capital. Enterprises will have a lot of advantages if they have ways to solve capital. With the requirement to capital increase in market economy, trade credit is evaluated a most effective method to help companies to come over financial difficult periods. Trade credit is the credit relation between companies and companies by buy and sell products on credit. Trade credit appears by the separation between produce and use. Because of season characteristic in produce and consume products, companies have to buy and sell on credit. 1. Tính tất yếu tồn tại của tín dụng thƣơng mại trong nền kinh tế Tín dụng thƣơng mại (TDTM) là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay, không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng đƣợc cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Có ba loại tín dụng thƣơng mại: - Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do ngƣời xuất khẩu cấp cho ngƣời nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu đƣợc cấp dƣới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản. - Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do ngƣời nhập khẩu cấp cho ngƣời xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng này là tiền ứng trƣớc để nhập hàng. - Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thƣơng nghiệp cỡ lớn thƣờng không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nƣớc Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Ngƣời môi giới là các công ty lớn, có vốn vay đƣợc từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Đối với khách hàng mới giao dịch lần đầu, doanh nghiêp bán có thể yêu cầu thanh toán ngay vì niềm tin, sự tin tƣởng chƣa hình thành. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng đồng thời qua đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và gia tăng doanh thu thì doanh nghiệp bán thƣờng dành cho khách hàng một tỷ lệ bán chịu nhất định. Nhƣ vậy, lợi ích cơ bản đối với doanh nghiệp khi bán chịu là gia tăng doanh thu và từ đó gia tăng lợi nhuận – mục tiêu quan trọng quyết định sự gia tăng giá trị doanh nghiệp. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM HUỲNH THỊ HƢƠNG THẢO 19 Đối với ngƣời mua, TDTM là nguồn tài trợ ngắn hạn cho các quyết định đầu tƣ vào tài sản lƣu động. Doanh nghiệp có cơ hội gia tăng dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho quá trình sản xuất sản phẩm, gia tăng tồn trữ hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng mà không phải thanh toán tiền ngay hoặc gia tăng nguồn vốn huy động. Nhƣ vậy, TDTM góp phần giảm bớt nhu cầu vốn lƣu động cho doanh nghiệp mua nhƣng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thƣờng và liên tục, từ đó góp phần gia tăng lợi ích tiết kiệm vốn lƣu động (gia tăng khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của tài sản, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn). Sự không ăn khớp về dòng tiền ra và dòng tiền vào của các doanh nghiệp cũng là nhân tố dẫn đến phát sinh và tất yếu tồn tại quan hệ mua bán chịu. Doanh nghiệp mua có đƣợc hàng hóa, nguyên vật liệu để tiếp tục phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khi dòng tiền vào chƣa đầy đủ, còn doanh nghiệp bán có cơ hội tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa để thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn lƣu động, giải phóng vốn ứ đọng trong tồn kho và gia tăng lợi nhuận, cải thiện hiệu quả kinh doanh. Với mối quan hệ giao dịch lâu dài, ổn định thì niềm tin xuất hiện giữa hai doanh nghiệp và quan hệ mua bán chịu nảy sinh và tất yếu tồn tại. 2. Các nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng thƣơng mại phát triển tại Việt Nam hiện nay Trong thƣơng mại nội địa, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng các công cụ thanh toán nhƣ chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, séc. Thƣơng phiếu chỉ đƣợc sử dụng trong quan hệ thƣơng mại quốc tế tuy nhiên chủng loại chƣa phong phú. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sử dụng thƣơng phiếu để làm công cụ đòi tiền khi xuất khẩu, thƣơng phiếu sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu còn hạn chế. Với chính sách mở cửa, hoạt động xuất nhập khẩu của nƣớc ta ngày một phát triển ngoại trừ một số năm doanh số giảm sút do khủng hoảng kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm Đơn vị tính: tỷ USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu 2007 48,561 62,764 2008 62,685 80,713 2009 57,096 69,948 2010 72,191 84,801 2011 96,905 106,749 2012 114,572 113,792 Nguồn: Tổng cục thống kê KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM HUỲNH THỊ HƢƠNG THẢO 20 Thƣơng phiếu là một hàng hóa đặc biệt nên nghiệp vụ kinh doanh thƣơng phiếu cũng mang tính chất đặc biệt khác với kinh doanh các hàng hóa thông thƣờng. Hoạt động kinh doanh thƣơng phiếu của các trung gian tài chính chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại bao gồm hai loại cơ bản: một là ngân hàng bỏ vốn ra cho vay đầu tƣ để kiếm lợi nhuận thông qua nghiệp vụ chiết khấu thƣơng phiếu, bao thanh toán. Hai là, ngân hàng không bỏ vốn ra kinh doanh mà chỉ dựa vào địa vị và uy tín của mình để cung ứng dịch vụ bảo lãnh, chấp nhận, nhờ thu thƣơng phiếu cho khách hàng để thu phí. Chiết khấu thƣơng phiếu là việc các ngân hàng mua các thƣơng phiếu của ngƣời thụ hƣởng trƣớc hạn thanh toán với một mức giá do hai bên thỏa thuận. Thực chất của nghiệp vụ chiết khấu thƣơng phiếu là các ngân hàng cấp tín dụng cho ngƣời thụ hƣởng thƣơng phiếu. Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) là hình thức chiết khấu trọn gói tất cả các khoản phải thu (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hóa đơn) của ngƣời bán trong một thời gian nhất định theo những điều kiện quy định trong hợp đồng bao thanh toán ký kết giữa công ty factoring với ngƣời bán. Doanh thu bao thanh toán tại Việt Nam (Đơn vị: Triệu Euro) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số 0 2 16 43 85 95 65 67 61 (Nguồn FCI: www.factors-chain.com) Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2012 là 61 triệu Euro. Tuy rằng con số này còn rất nhỏ so với nhiều nƣớc trong khu vực nhƣng nó cũng thể hiện bƣớc chuyển biến tích cực của thị trƣờng bao thanh toán ở Việt Nam. Từ năm 2004 trở về trƣớc, doanh số bao thanh toán của Việt Nam chỉ là con số không, nhƣng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2 triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu Euro, đến năm 2009 đƣợc doanh số cao nhất là 95 triệu Euro. Bảo lãnh thƣơng phiếu là nghiệp vụ mà trong đó ngân hàng với tƣ cách là ngƣời thứ ba cam kết sẽ thanh toán thƣơng phiếu nếu nhƣ ngƣời trả tiền thƣơng phiếu không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ thƣơng phiếu đó. Cầm cố thƣơng phiếu là việc ngƣời thụ hƣởng thƣơng phiếu chuyển giao thƣơng phiếu mà mình là ngƣời sở hữu cho trung gian tài chính để làm vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Chấp nhận thƣơng phiếu là nghiệp vụ trong đó một trung gian tài chính theo yêu cầu của ngƣời bị ký phát đứng ra lý chấp nhận thanh toán hối phiếu vô điều kiện trong thời hạn hiệu lực của thƣơng phiếu. Nhờ thu thƣơng phiếu là nghiệp vụ trong đó ngƣời hƣởng lợi thƣơng phiếu ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên thƣơng phiếu từ ngƣời trả tiền ghi trên thƣơng phiếu đó. Hoạt động tín dụng thƣơng mại tạo điều kiện ra đời thƣơng phiếu đƣợc sử dụng trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thƣơng mại dƣới hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu thƣơng phiếu, bao thanh toán. .. Ngƣợc lại, các nghiệp vụ tín tụng ngân hàng khắc phục đƣợc những mặt hạn chế của TDTM (chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp có sự tín nhiệm lẫn nhau, quy mô và thời hạn tín dụng bị giới hạn bởi giao dịch hàng hóa, điều kiện kinh doanh và chu kỳ hoạt động của các doanh nghiệp có thể không trùng hợp nhau), tạo ra tính hấp dẫn, TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM HUỲNH THỊ HƢƠNG THẢO 21 gia tăng tính thanh khoản cho thƣơng phiếu trong quá trình lƣu thông từ đó tạo điều kiện cho TDTM phát triển. Nhƣ vậy, nhờ sự phát triển tín dụng của các định chế tài chính trung gian, đặc biệt là ngân hàng mà hoạt động TDTM giữa các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, hơn thế nữa, hai hình thức tín dụng này luôn tồn tại song song, bổ sung và hỗ trợ nhau phát triển. 3. Một số giải pháp phát triển tín dụng thƣơng mại nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam - oàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ kinh doanh thương phiếu hiện có tại các ngân hàng: xây dựng quy trình riêng về cung cấp dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu ... thƣơng phiếu trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của Ngân hàng nhà nƣớc để phù hợp với tình hình hoạt động, quy mô, định hƣớng phát triển kinh doanh của mỗi ngân hàng. Nên xây dựng chi tiết quy trình kinh doanh thƣơng phiếu đặc biệt đối với nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu cho L/C trả ngay, L/C trả chậm, chiết khấu - Phát triển h nh thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở (open account) trƣớc rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu. Không chỉ đóng vai trò là công cụ che chắn và giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn tạo ra lợi thế cạnh tranh r rệt cho nhà xuất khẩu trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho ngƣời mua (không có đƣợc ở các phƣơng thức thanh toán L C, thanh toán trả trƣớc), tự tin khi xâm nhập thị trƣờng xuất khẩu mới, tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất và cung cấp hàng hoá dịch vụ, mở rộng thị trƣờng. Tuy nhiên, loại hình bảo hiểm này hiện rất ít doanh nghiệp biết đến và tham gia rất ít. Thị trƣờng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện chủ yếu do công ty bảo hiểm nƣớc ngoài nắm giữ. - Thực hiện kinh doanh các công cụ phái sinh phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá Hiện nay, kinh doanh quyền chọn mua bán ngoại tệ đã là một sản phẩm kèm theo phổ biến của các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Nhƣ vậy, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu không còn lo ngại về biến động tỷ giá (đặc biệt là USD VND) nữa vì họ có quyền ấn định trƣớc mức tỷ giá thực hiện theo tính toán và kỳ vọng của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần nên nghiên cứu để phát triển thêm các gói sản phẩm về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tƣơng lai. - Về phía các doanh nghiệp: Tạo sự uy tín với đối tác, thanh toán đúng hạn, việc thanh toán đúng hạn là một trong những nhân tố lớn tạo niềm tin vững chắc cho đối tác; Hồ sơ tín dụng phải r ràng, chính xác, đây là cách trực tiếp để có một tỷ lệ tín dụng khả quan; Nâng cao nguồn nhân lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác; Nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, sản xuất từ đó tạo khả năng thanh toán nhanh chóng, các chủ thể tham gia hợp tác cùng có lợi ... Để có thể tồn tại và phát triển theo yêu cầu của hoạt động thương mại, của sản xuất là lưu thông hàng hóa, tín dụng thương mại phải tăng quy mô, kéo dài thời hạn, mở rộng phương hướng nếu không tín dụng thương mại sẽ khó có thể phát triển bền vững. Muốn vậy, tín dụng thương mại phải dựa vào tín dụng ngân hàng thông TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM HUỲNH THỊ HƢƠNG THẢO 22 qua các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố để thu hồi vốn trước hạn quy định trên thương phiếu. Đồng thời, nhờ vào các nghiệp vụ trên mà các doanh nghiệp thu hồi vốn kinh doanh trước hạn, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn lưu động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng thêm lợi nhuận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2007), Thị trường thương phiếu ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. 2. Luật các công cụ chuyển nhƣợng số 49 2005 QH11 ngày 29 11 2005. 3. Một số website:www.factors-chain.com, www.saga.vn, www.gso.gov.vn.
File đính kèm:
- phat_trien_hoat_dong_tin_dung_thuong_mai_nham_ho_tro_von_cho.pdf