Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng quá trình

hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống thanh toán qua

ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua, bao gồm: sự tham gia

của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

qua ngân hàng; thực trạng kết quả hoạt động của các hệ thống thanh

toán qua ngân hàng; kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế

trong các năm 2014- 2017 và những hạn chế. Bài viết đưa ra khuyến

nghị 3 nhóm giải pháp: Đối với Chính phủ và các Bộ Ngành có liên

quan; đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đối với các

ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán, nhằm tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong

thời gian tới.

Từ khóa: phát triển hệ thống, thanh toán qua ngân hàng, thực trạng

và giải pháp

pdf 12 trang phuongnguyen 5720
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp
8
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 199- Tháng 12. 2018
Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân 
hàng ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Lê Văn Hải
Ngày nhận: 26/11/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/12/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng quá trình 
hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống thanh toán qua 
ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua, bao gồm: sự tham gia 
của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 
qua ngân hàng; thực trạng kết quả hoạt động của các hệ thống thanh 
toán qua ngân hàng; kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế 
trong các năm 2014- 2017 và những hạn chế. Bài viết đưa ra khuyến 
nghị 3 nhóm giải pháp: Đối với Chính phủ và các Bộ Ngành có liên 
quan; đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đối với các 
ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh 
toán, nhằm tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong 
thời gian tới.
Từ khóa: phát triển hệ thống, thanh toán qua ngân hàng, thực trạng 
và giải pháp
1. Các hệ thống thanh toán 
qua ngân hàng ở Việt Nam 
1.1. Các tổ chức cung ứng 
dịch vụ thanh toán không 
dùng tiền mặt qua ngân hàng
gân hàng Nhà 
nước Việt 
Nam (NHNN) 
vừa là tổ 
chức cung 
ứng dịch vụ thanh toán vừa 
là cơ quan quản lý Nhà nước 
về hoạt động thanh toán. Các 
NHTM, tổ chức tín dụng 
(TCTD) phi NH hay các tổ 
chức khác không phải là 
TCTD được NHNN cho phép 
thực hiện công tác thanh toán. 
Các NHTM và các tổ chức 
này hoạt động theo luật pháp 
dưới sự chỉ đạo và quản lý của 
NHNN. Đến nay, hoạt động 
thanh toán tiếp tục có nhiều 
chuyển biến tích cực; cơ sở 
hạ tầng thanh toán được cải 
thiện, nâng cấp; các dịch vụ và 
phương tiện thanh toán mới, 
hiện đại được nghiên cứu, 
ứng dụng trong thực tế. Đến 
31/12/2017, hệ thống thanh 
toán điện tử liên ngân hàng 
(IBPS) có 98 thành viên, 211 
đơn vị thành viên (chưa bao 
gồm NHNN), trong đó có 62 
thành viên và 208 đơn vị thành 
viên tham gia Tiểu hệ thống 
giá trị thấp (LV). Đến cuối 
tháng 6/2018, hệ thống IBPS 
có 97 thành viên và 216 đơn 
vị thành viên (chưa bao gồm 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
NHNN), trong đó có 64 thành 
viên và 209 đơn vị thành viên 
tham gia LV. Hệ thống IBPS 
hoạt động ổn định, an toàn, 
phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt 
nhu cầu thanh toán liên NH 
trong toàn quốc, giữ vai trò 
là hệ thống thanh toán xương 
sống của quốc gia, góp phần 
đẩy nhanh tốc độ thanh toán 
và phát triển thanh toán không 
dùng tiền mặt (TTKDTM).
Hệ thống thanh toán nội bộ 
của các NHTM tiếp tục được 
quan tâm, chú trọng đầu tư, 
cập nhật và phát triển, với 
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, 
quản lý tập trung, cho phép 
các NHTM cung ứng các dịch 
vụ, phương tiện thanh toán 
(PTTT) hiện đại trên nền tảng 
Internet, Mobile với phạm vi 
cung ứng trên toàn quốc. Việc 
triển khai các dịch vụ thanh 
toán điện tử qua Internet và 
điện thoại di động đã đạt được 
những kết quả đáng ghi nhận, 
thu hút số lượng khách hàng 
sử dụng dịch vụ khá lớn cũng 
như số lượng và giá trị giao 
dịch tăng cao, một số NHTM 
đạt tốc độ tăng trên 100%/ 
năm. Hiện nay có khoảng 
70 tổ chức cung ứng dịch vụ 
thanh toán triển khai dịch vụ 
thanh toán qua Internet và 
trên 35 tổ chức cung ứng dịch 
vụ thanh toán qua điện thoại 
di động. Trong năm 2017, 
số lượng giao dịch thanh toán 
qua Internet đạt hơn 125 triệu 
giao dịch với giá trị đạt trên 
7,2 triệu tỷ đồng; số lượng 
giao dịch qua điện thoại di 
động đạt trên 97 triệu giao 
dịch với giá trị đạt trên 303 
nghìn tỷ đồng (NHNN, 2018). 
Đến nay, NHNN đã cho phép 
24 tổ chức không phải là NH 
thực hiện cung ứng dịch vụ 
trung gian thanh toán (TGTT) 
nhằm phục vụ các giao dịch 
thanh toán bán lẻ, giá trị thấp, 
như: thanh toán cho các giao 
dịch mua bán trên các website 
thương mại điện tử, thanh 
toán trực tuyến bằng điện 
thoại di động, thanh toán hóa 
đơn, tiền mua hàng... Hiện 
nay cũng đã có hơn 40 NHTM 
tham gia hợp tác với các tổ 
chức cung ứng dịch vụ TGTT 
đã được NHNN cấp phép để 
triển khai dịch vụ. Các đơn 
vị cung ứng dịch vụ TGTT 
cũng cung cấp một hệ thống 
hạ tầng công nghệ tiên tiến hỗ 
trợ cho hoạt động thanh toán. 
Để đảm bảo an toàn trong 
thanh toán thẻ, NHNN chỉ đạo 
các NHTM triển khai thí điểm 
Bộ tiêu chuẩn thẻ chíp nội 
địa; triển khai tiêu chuẩn quốc 
tế về an toàn dữ liệu thẻ PCI/
DSS1; công nghệ số hoá thẻ 
Tokenization2 (NHNN, 2018). 
1 Payment Card Industry Data 
Security Standard (PCI/DSS) là 
một tiêu chuẩn an ninh thông tin 
bắt buộc dành cho các doanh 
nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý 
thẻ thanh toán quản lý bởi 05 tổ 
chức thanh toán quốc tế như Visa, 
MasterCard, American Express, 
Discover và JCB.
2 Tokenization là phương thức 
bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm 
bằng cách thay thế nó với chuỗi 
số được mã hóa bằng thuật toán 
không thể đảo ngược. Khi người 
dùng đăng ký thẻ thanh toán (thẻ 
tín dụng hoặc thẻ ghi nợ) lên 
điện thoại, hệ thống TSP (Token 
Service Provider) của Tổ chức 
chuyển mạch thẻ sẽ cung cấp một 
mã token duy nhất ứng với dữ liệu 
của thẻ mà người dùng đã đăng ký 
vào ứng dụng và mã token này sẽ 
được lưu trên điện thoại thay cho 
dữ liệu thẻ.
1.2. Thực trạng hoạt động 
của các hệ thống thanh toán 
qua ngân hàng
Trong những năm qua, Việt 
Nam đã đạt nhiều tiến bộ 
trong quá trình hiện đại hóa 
hệ thống thanh toán cũng như 
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 
trong lĩnh vực thanh toán, qua 
đó vai trò của NHNN trong 
quản lý, vận hành và giám 
sát hệ thống thanh toán quốc 
gia3 ngày càng được nâng 
cao. Hiện nay, các giao dịch 
TTKDTM qua NH chủ yếu 
được xử lý qua các hệ thống 
thanh toán: i) Các hệ thống 
thanh toán do NHNN tổ chức 
và quản lý (Hệ thống thanh 
toán bù trừ điện tử/ giấy; Hệ 
thống IBPS); ii) Các hệ thống 
chuyển mạch và thanh toán 
bù trừ thẻ; iii) Các hệ thống 
thanh toán bù trừ và quyết 
toán chứng khoán; iv) Các hệ 
thống thanh toán nội bộ, thanh 
toán song phương do một số 
TCTD tổ chức, vận hành và 
quản lý.
Riêng đối với các giao dịch 
thanh toán quốc tế được chủ 
yếu xử lý qua Dịch vụ chuyển 
tiền quốc tế qua hệ thống 
SWIFT và Dịch vụ chuyển 
tiền Western Union do các 
TCTD trong nước trực tiếp 
thỏa thuận, ký kết tham gia, 
hợp tác với các tổ chức quốc 
tế. Bên cạnh đó, từ năm 2007, 
NHNN cũng chấp thuận, chỉ 
định Vietcombank hoạt động 
với tư cách là NH thanh toán 
bù trừ nội địa các giao dịch 
3 Hệ thống thanh toán quốc gia là 
hệ thống thanh toán liên NH do 
NHNN tổ chức, quản lý, vận hành- 
theo Khoản 9, Điều 6, Luật NHNN 
năm 2010.
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
thẻ Visa của các thành viên 
trong nước qua tài khoản của 
các NHTM thành viên mở tại 
Vietcombank, làm đầu mối 
thanh toán đối với các giao 
dịch thẻ Visa thực hiện trong 
nước. BIDV cũng được chính 
thức triển khai dịch vụ đại lý 
quyết toán các giao dịch nội 
địa thẻ Master Card để thực 
hiện thanh toán bù trừ và 
quyết toán các giao dịch nội 
địa đối với thẻ Master Card. 
Hiện nay các hệ thống thanh 
toán do NHNN tổ chức và 
quản lý đang hoạt động ổn 
định, an toàn, phát huy hiệu 
quả, phục vụ tốt trong nền 
kinh tế, góp phần đẩy nhanh 
tốc độ thanh toán và phát triển 
TTKDTM. Cụ thể về tình hình 
hoạt động của từng hệ thống 
thanh toán được trình bày ở 
các nội dung dưới đây. 
Hệ thống thanh toán điện tử 
liên ngân hàng
Hệ thống IBPS là hệ thống 
thanh toán điện tử trực tuyến, 
hiện đại, được xây dựng theo 
tiêu chuẩn quốc tế và được 
đánh giá là kênh thanh toán 
nhanh nhất tại Việt Nam hiện 
nay với thời gian thực hiện 
một lệnh thanh toán chỉ diễn 
ra không quá 10 giây.
Năm 2002, với sự hỗ trợ của 
Ngân hàng Thế giới (WB), 
hệ thống đã khai trương và 
đi hoạt động tại Trụ sở chính 
NHNN và chi nhánh của 
NHNN tại địa bàn 5 trung tâm 
chính (Hà Nội, Hải Phòng, Đà 
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh 
và Cần Thơ). Năm 2008, 
NHNN đã hoàn tất giai đoạn 2 
của Dự án Hiện đại hóa NH và 
Hệ thống thanh toán, nâng cao 
khả năng xử lý và mở rộng 
phạm vi hoạt động của Hệ 
thống IBPS ra toàn quốc. Việc 
hoàn thành và đưa vào vận 
hành Hệ thống IBPS giai đoạn 
2 đánh dấu bước phát triển 
mới của hệ thống thanh toán 
NH với những thay đổi cơ bản 
về kỹ thuật, công nghệ tiên 
tiến, hiệu năng xử lý và quy 
trình nghiệp vụ hiện đại theo 
thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu 
cầu thanh quyết toán tức thời 
và số lượng giao dịch thanh 
toán ngày càng cao của nền 
kinh tế. Đến nay, IBPS của 
NHNN đã cơ bản đáp ứng nhu 
cầu thanh toán của hệ thống 
các TCTD về tốc độ và dung 
lượng xử lý giao dịch, độ an 
toàn và bảo mật, là cơ sở để 
các tổ chức cung ứng dịch 
vụ thanh toán phát triển các 
phương tiện, dịch vụ thanh 
toán cho khách hàng, mở rộng 
TTKDTM. Mạng lưới hoạt 
động của IBPS gồm 1 Trung 
tâm Thanh toán Quốc gia 
(NPSC) tại Hà Nội và 6 Trung 
tâm xử lý khu vực (RPC) tại 
các tỉnh, thành phố lớn: Hà 
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, 
thành phố Hồ Chí Minh, Cần 
Thơ và Sở Giao dịch NHNN. 
Hệ thống IBPS gồm 3 tiểu hệ 
thống:
- Tiểu hệ thống thanh toán 
giá trị cao (HV) thực hiện các 
khoản thanh toán giá trị cao từ 
500 triệu đồng trở lên và các 
khoản thanh toán khẩn trên 
nền tảng thanh toán tổng tức 
thời.
- Tiểu hệ thống thanh toán 
giá trị thấp (LV) thực hiện 
quyết toán ròng theo phiên để 
xử lý bù trừ các khoản thanh 
toán giá trị thấp dưới 500 
triệu đồng, không đòi hỏi cấp 
thiết về thời gian xử lý giao 
dịch. Hệ thống LV hoạt động 
cùng thời gian biểu hoạt động 
chung của hệ thống IBPS, 
nhưng kết thúc ngày làm việc 
sớm hơn với thời điểm ngừng 
gửi lệnh là 16h00 hàng ngày, 
sớm hơn 1 giờ so với thời 
điểm ngừng gửi lệnh của hệ 
thống HV.
- Tiểu hệ thống xử lý tài 
khoản tiền gửi thanh toán 
(Tiểu hệ thống xử lý quyết 
toán vốn).
Thành viên tham gia IBPS 
phải là tổ chức cung ứng dịch 
vụ thanh toán và phải tuân thủ 
các điều kiện theo quy đinh 
hiện hành. Các thành viên 
đóng phí tham dự hệ thống 
để bù đắp một phần chi phí 
Bảng 1. Số lượng giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia 
giai đoạn 2014- 2017
Năm
Số lượng giao dịch (món thanh toán) Tăng/ 
giảm 
(%) 
Tiểu hệ thống 
giá trị cao (HV)
Tiểu hệ thống 
giá trị thấp (LV) Tổng cộng
2014 9.047.400 38.665.931 47.713.331
2015 12.214.400 49.530.710 61.745.110 15,40
2016 14.095.971 66.596.311 80.692.282 21,61
2017 17.141.672 83.924.436 101.066.108 35,00
 Nguồn: NHNN
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
do NHNN thực hiện dịch vụ 
thanh toán cho các TCTD như 
một hình thức dịch vụ công. 
Trong năm 2017, tổng giá trị 
giao dịch qua Hệ thống IBPS 
đã đạt 66.888.425 tỷ đồng với 
101.066.108 món, tăng 44,6% 
về giá trị, 111,8% về số lượng 
giao dịch so với năm 2014. 
Số liệu Bảng 1 cho thấy, chỉ 
trong vòng 4 năm, tổng số 
lượng các giao dịch thanh 
toán của hệ thống quốc gia đã 
tăng gấp hơn 2 lần, với tốc độ 
tăng bình quân tới trên 25%/
năm. Điều đó cho thấy những 
nỗ lực của hệ thống NH Việt 
Nam, đồng thời cũng cho 
thấy nhu cầu thanh toán qua 
NH của các tổ chức, cá nhân, 
doanh nghiệp trong nền kinh 
tế là rất lớn.
- Tiểu hệ thống LV đã đưa vào 
hoạt động từ tháng 11/2003, 
thời gian đầu có 13 NH đủ 
điều kiện tham gia với lượng 
giao dịch bình quân tính đến 
hết tháng 3/2008 đạt khoảng 
2.500- 3.000 giao dịch/ngày, 
chỉ chiếm khoảng 13% lượng 
giao dịch/ngày. Tính đến cuối 
năm 2017, giá trị giao dịch 
của LV là 2.998.887 tỷ đồng 
với 83.924.887 giao dịch, tăng 
123% về giá trị, 117% về số 
lượng giao dịch so với năm 
2014.
- Tiểu hệ thống HV: Tính đến 
cuối năm 2017, giá trị giao 
dịch của HV là 63.889.538 
tỷ đồng với 17.141.672 giao 
dịch, tăng 42,2% về giá trị, 
89,5% về số lượng giao dịch 
so với năm 2014.
Hệ thống thanh toán bù trừ 
điện tử và bù trừ giấy
Các hệ thống thanh toán bù 
trừ (TTBT) điện tử, TTBT 
giấy của NHNN được xây 
dựng từ trước khi Hệ thống 
IBPS được triển khai và chủ 
yếu nhằm phục vụ nhu cầu 
thanh toán giá trị thấp trên địa 
bàn 63 tỉnh, thành phố. Các 
TCTD trên địa bàn là thành 
viên mở tài khoản TTBT tại 
các chi nhánh đó. TTBT liên 
NH được áp dụng giữa các 
TCTD khác hệ thống, trên 
cùng một địa bàn tỉnh, thành 
phố gọi là TTBT nội tỉnh. 
TTBT liên hàng có 2 hình 
thức: TTBT giấy và TTBT 
điện tử. Hệ thống TTBT giấy 
được triển khai từ trước khi 
IBPS ra đời. Trong một thời 
gian dài, TTBT giấy cùng 
tồn tại song song với TTBT 
điện tử. Với sự hỗ trợ của 
công nghệ tin học, hệ thống 
TTBT giấy đã dần được thay 
thế bằng TTBT điện tử và 
đến 12/5/2014, địa bàn TTBT 
giấy cuối cùng là Cần Thơ đã 
ngừng hoạt động. Từ khi triển 
khai đến nay, hệ thống luôn 
hoạt động tốt, ổn định, an toàn 
và hiệu quả; tiết kiệm chi phí, 
thời gian và nhân công lao 
động trực tiếp; góp phần nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn. 
Hầu hết các thành viên đều 
tuân thủ quy trình và luôn đảm 
bảo khả năng thanh toán. Nhìn 
chung, số lượng và giá trị 
giao dịch thông qua hệ thống 
TTBT điện tử đang có xu 
hướng giảm dần do có sự mở 
rộng của hệ thống IBPS trên 
toàn quốc. Năm 2017 TTBT 
chỉ còn 2.194.069 món, thanh 
toán từng lần qua tài khoản 
là 605.643 món và 3.704.502 
tỷ đồng. Từ tháng 9/2017 hầu 
hết hệ thống TTBT trừ tại các 
chi nhánh NHNN đã chấm dứt 
trên toàn hệ thống.
Hệ thống thanh toán do các 
ngân hàng thương mại chủ trì 
và vận hành
Hệ thống xử lý thanh toán 
đa tệ tại Vietcombank (VCB-
Money)
Hệ thống VCB-Money do 
Vietcombank tổ chức, vận 
hành là hệ thống thanh toán 
điện tử VND, ngoại tệ, thực 
hiện các giao dịch thanh 
toán điện tử thông qua kết 
nối Internet. Hệ thống VCB-
Money đóng vai trò chủ đạo 
trong toàn bộ hệ thống thanh 
toán của Vietcombank, dành 
cho đối tượng khách hàng là 
các định chế tài chính hoặc 
Bảng 2. Giá trị giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia 
các năm 2014- 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Tăng, 
giảm
(%)
Tiểu hệ thống 
giá trị cao (HV)
Tiểu hệ thống 
giá trị thấp (LV) Tổng cộng
2014 44.919.250 1.343.331 46.262.581 
2015 47.412.740 1.967.749 49.380.489 5,55
2016 41.727.719 2.389.493 44.117.212 -11,99
2017 63.889.538 2.998.887 66.888.425 53,11
 Nguồn: NHNN. 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
tổ chức kinh tế để thực hiện 
các giao dịch mua bán ngoại 
tệ liên NH trong nước. Hầu 
hết các TCTD trong nước và 
nhiều chi nhánh NH nước 
ngoài hoạt động tại Việt Nam 
mở và duy trì tài khoản ngoại 
tệ tại Vietcombank. Khi một 
TCTD là thành viên IBPS 
mua/bán ngoại tệ, hệ thống 
này sẽ điều chuyển vốn từ tài 
khoản ngoại tệ của các TCTD 
mở tại Vietcombank và nhận, 
gửi tiền đồng từ tài  ... sở 
hạ tầng chung phục vụ thanh 
toán chưa đảm bảo, chưa đáp 
ứng được nhu cầu gia tăng về 
hoạt động TTKDTM trong 
nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng còn 
hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ 
về an ninh, bảo mật, chưa theo 
kịp tốc độ phát triển của người 
dùng. Cơ sở vật chất phục vụ 
cho hoạt động thanh toán của 
các ngân hàng phát triển chưa 
đồng bộ; việc kết nối giữa các 
ngân hàng gặp trở ngại; mức 
độ ứng dụng công nghệ thông 
tin của các ngân hàng còn ở 
mức thấp. 
Hệ thống IBPS mới chỉ phục 
vụ thanh toán đồng nội tệ, 
chưa đáp ứng được nhu cầu 
thanh toán ngoại tệ của các 
NHTM. Các NHTM tự thanh 
toán ngoại tệ trực tiếp với 
nhau và chủ yếu thông qua 
trung gian là Vietcombank , 
do đó tốc độ thanh toán chậm, 
chi phí cao, các NHTM bị 
phân tán vốn ngoại tệ. 
Hệ thống Core Banking của 
NHTM còn nhiều khoảng 
cách, khả năng kết nối liên 
minh giữa các ngân hàng gặp 
khó khăn. Thanh toán song 
phương chi phí còn cao, bị lệ 
thuộc vào ngân hàng đối tác, 
chưa đảm bảo lợi ích công 
bằng giữa ngân hàng nhỏ với 
ngân hàng lớn.
- Hệ thống IBPS mới chỉ phục 
vụ thanh toán đồng nội tệ, 
chưa đáp ứng được nhu cầu 
thanh toán ngoại tệ của các 
NHTM. Các NHTM tự thanh 
toán ngoại tệ trực tiếp với 
nhau và chủ yếu thông qua 
trung gian là Vietcombank, do 
đó tốc độ thanh toán chậm, chi 
phí cao, các NHTM bị phân 
tán vốn ngoại tệ. 
- Hệ thống cơ sở hạ tầng 
chung chưa đáp ứng được 
yêu cầu, chất lượng hoạt 
động chưa đảm bảo; hệ thống 
đường truyền thỉnh thoảng bị 
nghẽn, gây ách tắc cho các 
giao dịch thanh toán.
- Hệ thống Core Banking của 
NHTM còn nhiều khoảng 
cách, khả năng kết nối liên 
minh giữa các ngân hàng gặp 
khó khăn. Thanh toán song 
phương chi phí còn cao, bị lệ 
thuộc vào ngân hàng đối tác, 
chưa đảm bảo lợi ích công 
bằng giữa ngân hàng nhỏ với 
ngân hàng lớn. 
- Vốn đầu tư cho hoạt động 
thanh toán còn thiếu, hiệu quả 
sử dụng chưa cao; xuất phát 
điểm của mỗi đơn vị khác 
nhau, khả năng đầu tư vốn, 
công nghệ khác nhau, chỉ có 
các NHTM lớn có tiềm lực về 
tài chính mới có khả năng đầu 
tư các trang thiết bị phục vụ 
cho hoạt động thanh toán, mở 
rộng các phương tiện thanh 
toán mới. Vốn đầu tư vào hoạt 
động thanh toán kém hiệu 
quả. Vốn đầu tư đòi hỏi phải 
rất lớn, thời gian thu hồi vốn 
dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại 
thấp. Chi phí đầu tư của ATM 
của các ngân hàng khá lớn 
(bao gồm chi phí mua máy, 
lắp đặt, bảo trì, chăm sóc, vận 
hành, lắp đặt camera) trong 
khi các ngân hàng không có 
nguồn thu đối với khoản đầu 
tư vào hệ thống ATM. Hơn 
nữa số tiền duy trì trong tài 
khoản của khách hàng chỉ 
tương ứng với số tiền các 
ngân hàng phải nạp sẵn vào 
máy ATM cũng như để dự trữ 
cho việc tiếp quỹ ATM, do đó 
ngân hàng không được hưởng 
lợi nhiều từ các khoản tiền 
này. Trong khi đó, các ngân 
hàng vẫn chưa được thu phí 
giao dịch ATM nội mạng để 
bù đắp một phần chi phí đầu 
tư cho hệ thống ATM. Riêng 
chi phí ban đầu một máy ATM 
đã lên tới 20.000 USD. Hiện 
nay nhiều ngân hàng đang 
phải bù lỗ cho dịch vụ ATM 
với số tiền bù lỗ khoảng 10-
30 tỷ đồng/năm. Trong tình 
hình huy động khó khăn như 
hiện nay thì các ngân hàng, 
đặc biệt là các ngân hàng có 
mạng ATM lớn, còn phải chịu 
áp lực rất lớn trong việc đảm 
bảo tiền mặt đầy đủ, kịp thời 
phục vụ cho các giao dịch của 
khách hàng tại các máy ATM. 
Khó khăn ngày càng gia tăng 
hơn vào các dịp nghỉ lễ, Tết 
khi nhu cầu rút tiền mặt tăng 
đột biến. Không những thế, 
thời gian qua, các ngân hàng 
chạy đua hạ mức phí chiết 
khấu cho các đơn vị chấp 
nhận thẻ nhưng vẫn không 
gia tăng được số lượng khách 
hàng như kỳ vọng đã khiến 
cho việc phát triển mạng lưới 
POS không có hiệu quả, các 
ngân hàng không có nguồn 
thu bù ắp chi phí đầu tư mua 
sắm thiết bị, chi phí cho nhân 
sự đi phát triển đơn vị chấp 
nhận thẻ.
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
17Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
- Công tác thông tin tuyên 
truyền, quảng bá, phổ biến, 
hướng dẫn cho người sử dụng 
tuy đã được triển khai nhưng 
vẫn chưa đầy đủ và kịp thời; 
sự hiểu biết của người dân về 
các dịch vụ thanh toán điện tử 
còn hạn chế, nhất là khu vực 
nông thôn.
- Thiếu động cơ kinh tế 
đủ mạnh để khuyến khích 
TTKDTM: đối với nhiều đối 
tượng giao dịch, các dịch vụ 
TTKDTM không chứng tỏ có 
lợi ích hơn hẳn về kinh tế so 
với thanh toán bằng tiền mặt. 
Các đơn vị kinh doanh không 
muốn chấp nhận thẻ do phải 
trả phí cho ngân hàng, đồng 
thời phải công khai doanh thu 
nên không thể trốn thuế, ngoài 
ra, do nhận thức của họ về lợi 
ích của việc TTKDTM còn 
hạn chế. Cũng vì thế, ngay 
cả với một số ĐVCNT dù đã 
ký hợp đồng chấp nhận thẻ 
với ngân hàng nhưng vẫn tìm 
nhiều cách để hạn chế giao 
dịch bằng thẻ của khách hàng 
như để máy cà thẻ vào nơi 
khuất, gợi ý và ưu tiên cho 
khách hàng thanh toán bằng 
tiền mặt hay thu thêm phụ phí 
đối với các khách hàng thanh 
toán bằng thẻ.
3. Kết luận và khuyến nghị 
giải pháp 
3.1. Đối với Chính phủ và các 
Bộ Ngành có liên quan 
Một là, hoàn thiện hành 
lang pháp lý và cơ chế chính 
sách phù hợp với tình hình 
TTKDTM qua ngân hàng. 
Chính phủ xem xét chỉ đạo 
các bộ ngành có liên quan rà 
soát, sửa đổi, bổ sung một 
số điều khoản liên quan đến 
TTKDTM tại các văn bản 
Luật hiện hành, như: Luật 
NHNN Việt Nam, Luật các 
TCTD, Luật phòng chống rửa 
tiền; hoặc nghiên cứu xây 
dựng một luật riêng về hệ 
thống thanh toán qua đó đảm 
bảo tính bao quát, thống nhất 
và quản lý toàn diện các hệ 
thống thanh toán trong nền 
kinh tế phù hợp với thực tế 
Việt Nam dựa trên chuẩn mực, 
thông lệ quốc tế. Ban hành các 
văn bản pháp lý để quản lý, 
vận hành, hạn chế rủi ro, giám 
sát có hiệu quả đối với các 
loại hình, phương tiện hoạt 
động thanh toán mới. Rà soát 
sửa đổi, bổ sung các quy định 
về việc sử dụng các phương 
tiện TTKDTM để giải ngân 
vốn vay của TCTD. Xây dựng 
và ban hành một số cơ chế, 
chính sách phù hợp, khuyến 
khích thanh toán điện tử. 
Hai là, đầu tư cơ sở hạ tầng, 
phát triển các hệ thống 
TTKDTM qua ngân hàng. 
Chính phủ xem xét chỉ đạo 
các bộ ngành có liên quan 
tăng cường đầu tư hiện đại 
hóa và đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ trong công tác 
thanh toán theo hướng tự động 
hóa và tăng tốc độ xử lý giao 
dịch, bảo đảm dễ dàng kết nối, 
giao diện với các hệ thống 
ứng dụng khác. Tập trung 
nguồn lực đầu tư xây dựng cơ 
sở hạ tầng cho mạng lưới chấp 
nhận thẻ; tăng cường lắp đặt 
và sử dụng POS tại các trung 
tâm thương mại, nhà hàng, 
khách sạn, khu vui chơi giải 
trí, du lịch,... 
Ba là, đẩy mạnh công tác 
thông tin, tuyên truyền, đào 
tạo, hướng dẫn và bảo vệ 
người tiêu dùng trong thanh 
toán không dùng tiền mặt. 
Chính phủ cần có sự chỉ đạo 
mạnh mẽ hơn và có chế tài 
cụ thể hơn đối với các đơn vị 
cung ứng dịch vụ công, các 
doanh nghiệp, các chủ dự án 
đường cao tốc, các cá nhân 
mở cửa hàng kinh doanh, 
chậm triển khai hay né tránh 
TTKDTM, thu phí thanh toán 
thẻ,
3.2. Đối với Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục nâng cấp, 
mở rộng hệ thống IBPS đáp 
ứng nhu cầu của nền kinh tế 
và yêu cầu hội nhập kinh tế 
quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới hệ 
thống bù trừ và quyết toán 
chứng khoán: chuyển chức 
năng quyết toán giao dịch trái 
phiếu chính phủ từ NHTM 
sang NHNN.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng, 
phát triển các hệ thống và 
dịch vụ thanh toán bán lẻ theo 
phạm vi quyền hạn và chức 
năng của NHNN.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới hệ 
thống thanh quyết toán trên 
thị trường tiền tệ và ngoại tệ 
liên ngân hàng: nghiên cứu, 
đánh giá nghiệp vụ, quy trình 
quyết toán của thị trường tiền 
tệ liên ngân hàng hiện nay 
để có cơ chế, biện pháp nâng 
cao hiệu quả quyết toán, tăng 
cường hiệu quả của thị trường.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường 
quản lý, giám sát hoạt động 
thanh toán và chuyển tiền 
quốc tế: Nghiên cứu, đánh giá 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
cơ chế quản lý dịch vụ chuyển 
tiền quốc tế tại Việt Nam hiện 
nay, trong đó bao gồm việc rà 
soát và xây dựng cơ chế bảo 
vệ người tiêu dùng và giải 
quyết tranh chấp đảm bảo tính 
rõ ràng và thống nhất; Nghiên 
cứu giải pháp thiết lập cơ sở 
hạ tầng thanh toán hiệu quả 
cho dịch vụ chuyển tiền kiều 
hối;
Thứ sáu, tiếp tục tăng cường 
giám sát và áp dụng các tiêu 
chuẩn cho các hệ thống thanh 
toán theo các tiêu chí và 
chuẩn mực quốc tế.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường 
phối hợp giữa các bộ, ngành, 
địa phương trong việc thúc 
đẩy TTKDTM: Ban hành, 
triển khai thực hiện có hiệu 
quả các thỏa thuận, biện 
pháp hợp tác, phối hợp song 
phương hoặc đa phương giữa 
các bộ, ngành liên quan để 
đẩy mạnh phát triển thanh 
toán điện tử, nhất là trong việc 
thu, nộp ngân sách Nhà nước, 
xây dựng và ban hành các đề 
án, chính sách, chương trình 
thúc đẩy phát triển thanh toán 
điện tử tại các doanh nghiệp, 
đơn vị bán lẻ hàng hóa và dịch 
vụ.
Thứ tám, tiếp tục triển khai 
các hoạt động hội nhập trong 
lĩnh vực thanh toán.
Tiếp tục thiết lập và củng cố 
các cơ chế đối ngoại song 
phương về lĩnh vực thanh 
toán. Tăng cường hợp tác 
quốc tế, phối hợp ban hành 
các thỏa thuận hợp tác song 
phương hoặc đa phương giữa 
Việt Nam với các quốc gia 
liên quan để tăng cường phát 
triển, quản lý, giám sát hoạt 
động thanh toán nội địa và 
xuyên biên giới.
3.3. Đối với các ngân hàng 
thương mại và tổ chức cung 
ứng dịch vụ thanh toán
Phát triển TTKDTM không 
chỉ là vấn đề nhiệm vụ chính 
trị của các ngân hàng mà còn 
giúp nâng cao năng lực cạnh 
tranh, bán chéo sản phẩm dịch 
vụ, đa dạng hóa nguồn thu, 
giảm thiểu rủi ro từ hoạt động 
tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận 
của các NHTM và tổ chức 
cung ứng dịch vụ thanh toán. 
Vì vậy các NHTM và tổ chức 
cung ứng dịch vụ thanh toán 
cần đẩy mạnh đầu tư nguồn 
lực tài chính cho hiện đại hóa 
hệ thống thanh toán, gắn liền 
với nâng cao chất lượng thanh 
toán, tăng tính bảo mật, đảm 
bảo an toàn cho khách hàng; 
tăng cường đầu tư nguồn nhân 
lực thông qua công tác tuyển 
dụng, chính sách thu nhập, 
đào tạo. Bên cạnh đó cũng cần 
áp dụng các mức phí ưu đãi 
đối với các doanh nghiệp, các 
tổ chức và cửa hàng sử dụng 
hình thức TTKDTM nhằm tạo 
ra sự chênh lệch lợi ích so với 
sử dụng tiền mặt. Bên cạnh 
đó, cần tổ chức tuyên truyền 
rộng rãi lợi ích của TTKDTM, 
nhằm thay đổi thói quen sử 
dụng tiền mặt của người dân, 
mới thay đổi được tư duy “rút 
tiền mặt từ ATM để thanh 
toán tiền hàng” và từng bước 
xây dựng văn hoá TTKDTM 
trong xã hội. ■
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành “Về việc trả lương qua 
tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN”. 
2. Chính Phủ (2016), “Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016 Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền 
mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”.
3. Đặng Công Hoàn (2015), “Phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế 
- Đại học Quốc gia Hà Nội.6. Phạm Thu Hương (2012), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội 
nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương.
4. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2018), “Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM”, Tạp chí tài chính, truy cập 
tại website: 
thuong-mai-137966.html
5. Websites: 
https://www.sbv.gov.vn, https://www.vietinbank.com.vn, https://www.vnba.org.vn, https://www.cafef.com.vn
Thông tin tác giả
Lê Văn Hải, Tiến sĩ
Đại học Ngân hàng TP.HCM 
Email: lehaigv@yahoo.com
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
19Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
Summary
Development of banking payment system in Vietnam- Current situation and solutions
The system of payment through banks has a long history of development, with the role of management, 
development and pioneer of the State Bank of Vietnam In recent years, from the units of the State Bank of Vietnam 
(SBV) to commercial banks and related organizations, has been implementing synchronized non-cash payment 
solutions. This is also considered the political task of the entire banking sector, the implementation of decisions of 
the Prime Minister, decisions of the Governor of the State Bank, improve the competitiveness of credit institutions 
(CIs) in the trend of further international economic integration, join CPTPP. The paper uses qualitative methods, 
calculations, analyzes and assessments based on reports of the SBV, some commercial banks, Refer to some 
related studies for recommendations.
The paper focuses on analyzing, assessing, clarifying the status of the formation, development and operation 
of banking payment systems in Vietnam over the past few years, this has included the participation of non-
cash payment service providers through banks. the performance status of banking payment systems; Results of 
payment activity in the economy in 2014- 2017. The paper recommends 3 groups of solutions: For the Government 
and relevant Ministries; the State Bank and for commercial banks and payment service providers to continue to 
develop non-cash payment in the coming time.
Key words: system development, bank payment, status and solutions. 
Hai Van Le, PhD.
University of Banking Hochiminh City (UBH)
tháng. Kết quả này phù hợp 
với các nghiên cứu trước đó 
về mối quan hệ giữa lạm phát 
và TTCK. Thêm vào đó, từ 
kết quả cho thấy khoảng thời 
gian ảnh hưởng của chỉ số CPI 
lên biến động của VN-Index 
có độ trễ khá dài, đây là điểm 
mới mà nghiên cứu tìm ra 
bởi các tác giả trước đây khi 
nghiên cứu mối quan hệ này 
ở Việt Nam chỉ đưa ra được 
độ lớn của mức độ tác động 
trong dài hạn mà chưa chỉ rõ 
khoảng thời gian tác động của 
hai biến số này. Tuy nhiên, ở 
chiều ngược lại, sự biến động 
của chỉ số VN-Index không 
có sự ảnh hưởng tới sự thay 
đổi của chỉ số CPI hàng tháng. 
Mối quan hệ này phù hợp với 
thực tế bởi CPI được tính toán 
dựa trên giỏ hàng hóa đại diện 
cho toàn bộ hàng tiêu dùng 
nhưng trong đó không có chỉ 
số VN-Index. Đối với sự thay 
đổi của CPI sẽ phản ánh mức 
biến động về lạm phát của nền 
tiếp theo trang 7 kinh tế. 
Mỗi sự tăng lên của chỉ số 
CPI đã được chứng minh có 
quan hệ ngược chiều với sự 
biến động của TTCK. Điều 
này dễ dàng nhận thấy bởi sự 
tăng lên của lạm phát sẽ dẫn 
tới tăng sinh lời kỳ vọng của 
nhà đầu tư vào TTCK khiến 
giá chứng khoán giảm. Với độ 
trễ tương ứng là 6 tháng, đồng 
nghĩa với việc sự thay đổi của 
CPI sẽ diễn ra trước 6 tháng 
sau đó mới được phản ánh vào 
sự biến động của chỉ số chứng 
khoán ở tháng hiện tại. Mối 
quan hệ này cho thấy lạm phát 
không phải là yếu tố tác động 
trực tiếp và quan trọng tới 
sự thay đổi của chỉ số chứng 
khoán chung. Mức độ trễ 6 
tháng tương ứng với 2 quý 
trong năm cho thấy sự quan 
tâm của các nhà đầu tư tới chỉ 
số CPI trong thời gian trung 
và dài hạn hơn là ngắn hạn. ■

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_he_thong_thanh_toan_qua_ngan_hang_o_viet_nam_thuc.pdf