Phát triển du lịch homestay: tiếp cận thực tế từ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

TÓM TẮT

Quản Bạ là huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó đặc biệt phải kể đến

mô hình phát triển du lịch Homestay. Những năm qua, với sự phát triển của loại hình du lịch này

không chỉ giúp cải thiện đời sống cho người dân mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của

các dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, trong hoạt động phát triển du lịch Homestay, huyện Quản Bạ vẫn gặp

một số khó khăn như loại hình dịch vụ còn quá đơn giản, số hộ làm Homestay còn ít và chất lượng

chưa cao hay công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên địa bàn huyện chưa được quan tâm, Xuất

phát từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Homestay từng

bước đưa du lịch thành sinh kế chính của đồng bào dân tộc thiểu số của khu vực này.

Từ khóa: Dân tộc thiểu số, du lịch Homestay, xóa đói giảm nghèo, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

pdf 6 trang phuongnguyen 4040
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch homestay: tiếp cận thực tế từ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch homestay: tiếp cận thực tế từ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Phát triển du lịch homestay: tiếp cận thực tế từ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 63 - 67 
63 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY: TIẾP CẬN THỰC TẾ 
TỪ HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt*, Lù Thị Lý 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Quản Bạ là huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó đặc biệt phải kể đến 
mô hình phát triển du lịch Homestay. Những năm qua, với sự phát triển của loại hình du lịch này 
không chỉ giúp cải thiện đời sống cho người dân mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của 
các dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, trong hoạt động phát triển du lịch Homestay, huyện Quản Bạ vẫn gặp 
một số khó khăn như loại hình dịch vụ còn quá đơn giản, số hộ làm Homestay còn ít và chất lượng 
chưa cao hay công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên địa bàn huyện chưa được quan tâm, Xuất 
phát từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Homestay từng 
bước đưa du lịch thành sinh kế chính của đồng bào dân tộc thiểu số của khu vực này. 
Từ khóa: Dân tộc thiểu số, du lịch Homestay, xóa đói giảm nghèo, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía 
Bắc của tỉnh Hà Giang, là cửa ngõ của vùng 
Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá 
Đồng Văn. Toàn huyện có diện tích tự nhiên 
542,2385 km
2
 được hợp thành bởi 13 đơn vị 
hành chính là thị trấn Tam Sơn và 12 xã. Với 
những đặc điểm riêng về phương thức canh 
tác, tập quán sinh sống, lối kiến trúc nhà ở 
độc đáo, hay sự đa dạng về bản sắc văn hóa 
của đồng bào dân tộc thiểu số, đây chính là 
các yếu tố căn bản giúp Quản Bạ đẩy mạnh 
phát triển mô hình du lịch Homestay trên 
phạm vi toàn Huyện. 
Tận dụng những tiềm năng vốn có, những 
năm gần đây huyện Quản Bạ đã quy hoạch cụ 
thể và triển khai thực hiện phát triển du lịch 
Homestay cho vấn đề thoát nghèo và phát 
triển bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt 
được như tạo công ăn việc làm cho người dân 
bản địa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc 
sống nhân dân, góp phần bảo tồn văn hóa 
truyền thống dân tộc, bảo vệ môi trường sinh 
thái của địa phương thì phát triển Homestay 
vẫn còn nhiều khó khăn trên phương diện 
khác nhau. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Bài viết sử dụng các phương pháp sau: 
*
 Email: nguyetecnu@gmail.com 
- Phương pháp thu thập thông tin: Bài viết sử 
dụng dữ liệu thứ cập được thu thập từ Sở Văn 
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, phòng 
Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, phòng 
Văn hóa và Thông tin Thành phố Hà Giang... 
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các số 
liệu thu thập được và đã tiến hành tổng hơp, 
bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả 
và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực 
trạng phát triển các Homestay tại huyện Quản 
Bạ trong giai đoạn 2013-2017. Ngoài ra, bài 
viết còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT 
để làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và 
thách thức trong phát triển các Homestay trên 
địa bàn huyện trong thời gian tới. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Khái quát về hoạt động phát triển du lịch cộng 
đồng tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 
Từ năm 2010 đến nay, du lịch Quản Bạ có 
bước phát triển khá nhanh, hiệu quả, góp 
phần không nhỏ trong việc tạo thương hiệu du 
lịch Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên 
đá Đồng Văn và của tỉnh Hà Giang với du 
khách trong và ngoài nước. Hầu hết các chỉ 
tiêu trong giai đoạn 2010 - 2015 đều đạt so 
với Chương trình 62-Ctr/TU ngày 29/3/2013 
của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Văn 
hóa gắn với du lịch giai đoạn 2013 - 2020 đề 
ra, từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2015 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 63 - 67 
64 
huyện Quản Bạ đón hơn 83 nghìn lượt khách 
trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ 
dưỡng tại huyện. Nhờ phát triển loại hình du 
lịch này mà đời sống tinh thần, vật chất của 
nhân dân từng bước được nâng lên, chính 
sách xã hội được triển khai kịp thời và thực 
hiện có hiệu quả; bộ mặt nông thôn ngày một 
khởi sắc, quốc phòng - an ninh luôn được giữ 
vững và ổn định [1]. 
Từ bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu đều tăng lên 
qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 
Năm 2013, số lượt khách du lịch là 743 lượt 
thì đến năm 2017 số lượt khách du lịch là 
4441 lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 
56,4%/năm trong cả giai đoạn. Tương tự như 
chỉ tiêu về số lượt du khách, doanh thu từ 
hoạt động du lịch cộng đồng cũng tăng lên 
đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 
58,11%/năm trong giai đoạn 2013-2017. Tuy 
nhiên chi tiêu bình quân của khách gần như 
không thay đổi trong giai đoạn này. Điều này 
cho thấy chi tiêu của du khách còn thấp do 
thời gian lưu trú của khách còn ngắn và dịch 
vụ chưa đa dạng. Trước thực trạng đó từ năm 
2018 huyện Quản Bạ, đặc biệt thôn Nặm Đăm 
đã tổ chức thêm một số hoạt động mới như lễ 
hội bắt cá của người Dao được tổ chức vào 
ngày 3/3 âm lịch hàng năm, lễ hội đua thuyền 
Kayak được tổ chức vào ngày 1/12 hàng 
năm nhằm thu hút du khách, nhất là kéo dài 
thời gian lưu trú của du khách. Kết quả đã tạo 
nên những thay đổi đáng kể về mức chi tiêu 
của du khách. 
Mô hình du lịch Homestay và vai trò của mô 
hình Homestay trong phát triển kinh tế xã 
hội của huyện Quản Bạ 
Thực trạng phát triển mô hình du lịch 
Homestay ở huyện Quản Bạ 
Quản Bạ là huyện có nhiều tiềm năng xây 
dựng và phát triển mô hình du lịch Homestay 
với những lợi thế như: nằm trên Công viên 
Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, 
có sự đa dạng về mặt địa chất; vùng có hệ địa 
- sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng; là 
huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi 
dân tộc có những nét đặc trưng riêng về ẩm 
thực, văn hóa, tập tục, tín ngưỡng, đời sống 
văn hóa, tinh thần khá phong phú... 
Từ năm 2011 mới chỉ hình thành một vài nhà 
lưu trú nhưng đến nay đã phát triển lên 20 hộ 
làm mô hình này, có 01 hộ đã đươc chứng 
nhận danh hiệu "Nhà ở có phòng cho khách 
du lịch thuê ASEAN" năm 2017. 
Theo kết quả khảo sát do tác giả đi thực tế tại 
địa phương năm 2017: Giá cả chi trả của một 
người cho một lần sử dụng dịch vụ Homestay 
dao động từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng 
tùy từng chủ hộ và mức độ tiện lợi của dịch 
vụ. Trong đó 40% mức phí cho dịch vụ là 150 
nghìn đồng/du khách/ngày, 50% mức phí 200 
nghìn đồng/du khách/ngày, 10% mức phí 500 
nghìn đồng/du khách/ngày. 
Bảng 1. Số lượt khách du lịch và doanh thu của Làng văn hóa Du lịch Cộng đồng Homestay 
thôn Nặm Đăm (giai đoạn 2013-2017) 
Chỉ tiêu 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Tốc độ tăng 
trưởng BQ 
(%) 
Số lượt khách du lịch 
(lượt) 
743 1379 1965 3000 4441 56,4 
Doanh thu (triệu đồng) 160 300 430 660 1000 58,11 
Chi phí bình quân (triệu 
đồng /khách) 
0,22 0,22 0,22 0,22 0,23 1,12 
(Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ) 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 63 - 67 
65 
Thu nhập bình quân của các chủ hộ dao động 
từ 30 triệu đến 90 triệu/năm. Số lượng du 
khách dao động từ 200 đến 400 khách/năm. 
Mô hình du lịch này thu hút được nhiều du 
khách trong nước và du khách nước ngoài, 
nhất là vào các mùa lễ hội. 
Vai trò của mô hình Homestay trong phát 
triển kinh tế xã hội của huyện Quản Bạ 
- Về kinh tế 
Tạo ra việc làm và thu nhập lớn cho người 
dân địa phương, thu nhập bình quân đầu 
người đạt 20.000.000 đồng/người/năm. 
Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước 
ngoài như: tổ chức Caritas Thụy Sỹ hỗ trợ 
xây dựng 01 nhà truyền thống người Dao trên 
1,3 tỷ đồng,..., thúc đẩy sự phát triển của các 
ngành kinh tế khác [3]. 
Đối với thôn Nặm Đăm xã Quản Bạ, hiện 
thôn có 52 hộ gia đình, với 250 nhân khẩu, 
100% dân tộc Dao, từ khi phát triển mô hình 
du lịch Homestay đến nay thôn Nặm Đăm 
không còn hộ đói, chỉ còn 01 hộ nghèo theo 
tiêu chí mới. Đồng thời góp phần tích cực vào 
nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa 
phương 100% hộ gia đình có tivi, thôn đã có 
đường truyền Internet, một số hộ đã lắp đặt 
wifi để du khách truy nhập. 
Cùng với xã Quản Bạ, Cán Tỷ cũng là địa 
phương thu hút khách du lịch của huyện Quản 
Bạ nhờ việc lưu giữ làng nghề truyền thống 
dệt lanh thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mông. 
Đặc trưng sản phẩm lanh Cán Tỷ là các họa 
tiết thêu hoàn toàn bằng tay, tạo nên những 
sản phẩm mềm và nhẹ nhàng. Những sản 
phẩm kết hợp giữa sự khéo léo và công phu 
của từng đường nét văn hóa Mông đã làm lay 
động nhiều du khách. Nhờ du lịch phát triển, 
hiện nay, những sản phẩm từ nghề dệt lanh đã 
mang lại những giá trị kinh tế cao và giúp bà 
con trong xã thay đổi cuộc sống. 
- Về văn hóa-xã hội 
Mô hình giữ vai trò quan trọng trong giữ gìn, 
bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Dao tại 
huyện Quản Bạ, 100% các hộ gia đình luôn 
làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá 
trị văn hóa truyền thống. Trật tự an ninh luôn 
được giữ vững và ổn định. 
- Về môi trường 
Du lịch Homestay khi tạo ra nguồn thu nhập 
sẽ tác động vào người dân phải ý thức được 
bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, 
bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa 
truyền thống của dân tộc Dao tại địa phương: 
lễ Cấp Sắc, lễ hội Bắt cá và Văn hóa truyền 
thống của dân tộc Dao, xây dựng và gìn giữ 
kiến trúc và văn hóa truyền thống, 
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch 
Homestay bằng phương pháp phân tích SWOT 
Để đánh giá sự phát triển của du lịch 
Homestay, bài viết sử dụng phương pháp 
phân tích SWOT. Theo đó, phương pháp này 
sẽ chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và 
thách thức đối với việc phát triển du lịch 
Homestay tại huyện Quản Bạ. 
Giải pháp phát triển du lịch Homestay ở 
huyện Quản Bạ 
Để du lịch Homestay ở huyện Quản Bạ ngày 
càng phát triển, trên cơ sở Nghị quyết của 
BCH Đảng bộ huyện Quản Bạ khóa XVIII 
nhiệm kì 2015 - 2020 về phát triển du lịch - 
dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020, báo cáo kết 
quả triển khai xây dựng làng văn hóa du lịch 
Nặm Đăm xã Quản Bạ, giai đoạn 2012 – 
2017, một số đề án nâng cấp làng văn hóa Du 
lịch cộng đồng Nặm Đăm Đạt chuẩn ASEAN, 
giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 
2030... Chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ 
thể sau : 
- Phát triển, mở rộng, nâng cao cở sở lưu trú 
cho du khách : Với đặc điểm nổi bật của loại 
hình du lịch Homesaty là du khách cùng ăn, 
cùng trải nghiệm cuộc sống thường nhật với 
đồng bào các dân tộc vì vậy không khuyến 
khích các chủ hộ xây dựng cơ sở lưu trú hiện 
đại, bê tông hóa làm mất đi nét đẹp, nét văn 
hóa tạo nên sắc màu riêng của địa phương. 
Tuy nhiên để phát triển loại hình du lịch 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 63 - 67 
66 
Homestay cần phải mở rộng, nâng cấp cơ sở lưu trú và các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí để 
đáp ứng được nhu cầu của khách và thu hút khách lưu trú song không làm mất đi vẻ hoang sơ sẵn 
có bằng các biện pháp: Quy hoạch khu vực có tiềm năng về du lịch; Phát triển cơ sở lưu trú phù 
hợp với phong tục tập quán, xây dựng bằng những vật liệu truyền thống: nhà trình tường của dân 
tộc Dao, nhà sàn của dân tộc Tày; Bài trí, trưng bày các sản phẩm du lịch nhưng phải mang 
tính thẩm mĩ cao tạo thiện cảm được với du khách. 
 Điểm mạnh Điểm yếu 
+ Huyện Quản Bạ có tài nguyên du lịch đa dạng tạo 
cơ sở phát triển du lịch Homestay bao gồm: nằm 
trong công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá 
Đồng Văn, có hệ thống địa chất đa dạng; Có hệ địa 
- sinh thái núi đá độc đáo và bảo tồn khá tốt các khu 
rừng tự nhiên, rừng núi đá ở khu vực biên giới. 
+ Văn hóa bản sắc dân tộc phong phú: Quản Bạ là 
huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Dao, 
Mông, Tày, Nùng, Bố Y... Mỗi dân tộc có những 
nét đặc trưng riêng về văn hóa, tập tục, tín ngưỡng 
và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, 
Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng 
dân tộc Tày, Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Nùng. 
+ Đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành dồi dào: 
các cán bộ của Phòng Văn hóa Du lịch huyện, 
Trung tâm văn hóa du lịch huyện, hướng dẫn viên 
du lịch của các công ty lữ hành, người dân trong 
làng du lịch văn hóa. 
+ Các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du 
lịch phát triển chưa mang tính chuyên nghiệp, sản 
phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng 
sản phẩm chưa đồng đều. Tổ chức các tuyến điểm 
du lịch và dịch vụ còn hạn chế. 
+ Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh. 
+ Năng lực cán bộ quản lí và điều hành còn kém. 
+ Cơ sở lưu trú còn ít và số cơ sở lưu trú đạt chất 
lượng cao, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của 
khách còn ít. 
+ Chưa khai thác được hết nguồn tài nguyên của 
huyện. 
+ Một bộ phận nhân dân ở một số địa phương chưa 
nhận thức rõ về làm du lịch, còn trông chờ ỷ lại vào 
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. 
Cơ hội Thách thức 
+ Là loại hình du lịch mới và có xu hướng phát triển 
mạnh ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nên được 
Huyện ủy; UBND huyện; Sở Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch Tỉnh quan tâm. 
+ Gần quốc lộ 4C hay còn gọi là “Con Đường Hạnh 
Phúc” con đường nối từ Thành phố Hà Giang lên 4 
huyện vùng cao, thuận lợi cho giao thông và các 
dịch vụ phục vụ du lịch phát triển. 
+ Khách du lịch có xu hướng thích đi “phượt”, tham 
quan cảnh đẹp tự nhiên hoang dã. 
+ Các điểm du lịch trong huyện còn chưa có sự liên 
kết, hoạt động rời rạc. 
+ Tình trạng bê tông hóa nhà ở và sự mai một văn 
hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số làm 
giảm đi sức hút của ngành đu lịch địa phương. 
+ Có sự cạnh tranh các loại hình du lịch khác và các 
mô hình Homestay của các huyện lân cận. 
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác du lịch còn 
hạn hẹp, kết cấu hạ tầng phát triển nhưng chưa 
đồng bộ. 
+ Chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đến đầu tư 
vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện. 
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, các hoạt 
động tổ chức văn hóa mang tính truyền 
thống: Để tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch, 
việc duy trì và đa dạng hóa các sản phẩm du 
lịch và các hoạt động tổ chức văn hóa mang 
tính truyền thống là vấn đề quan trọng: các 
sản phẩm thương hiệu như rượu ngô Thanh 
Vân, mèn mén, thịt treo, hồng không hạt, thảo 
quả, túi dệt thổ cẩm thôn Lùng Tám, trang 
phục dân tộc. Các hoạt động du lịch như chèo 
xuồng trên hồ Nặm Đăm, nhâm nhi rượu ngô 
cùng các đặc sản miền núi, đạp xe trên đường 
làng, hái trái cây, làm bánh 
- Tăng cường vốn đầu tư và nâng cao chất 
lượng nhân lực: Tạo những cơ chế chính sách 
phù hợp với đặc điểm của địa phương nhằm 
khuyến khích, thu hút đầu tư trong nước và 
vốn đầu tư FDI. Cần nhanh chóng tổ chức 
thực hiện xây dựng các dự án khả thi, giới 
thiệu rộng rãi trong và ngoài nước, đồng thời 
xác lập kế hoạch cụ thể trình Chính phủ xem 
xét đầu tư từ Ngân sách để phát triển cơ sở hạ 
tầng và nâng cấp các di tích, cảnh quan. Đầu 
tư vào các lĩnh vực mà xét về lâu dài sẽ tạo đà 
cho du lịch huyện Quản Bạ phát triển, đem 
Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 63 - 67 
67 
lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và lợi 
nhuận cho người lao động. Tránh đầu tư dàn 
trải, tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự 
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch 
nói riêng trên toàn địa bàn. Chú trọng đến 
ngành kinh doanh cơ sở lưu trú, ăn uống hoạt 
động kinh doanh này đạt hiệu quả cao, ưu tiên 
vốn đầu tư để xây dựng các khu vui chơi giải 
trí, các khu du lịch trọng điểm, nâng cấp các 
điểm tham quan du lịch. -Mở lớp đào tạo 
năng lực quản lí và điều hành cho các cán bộ 
phụ trách, mở lớp đào tạo nhân dân cách làm 
du lịch Homestay, phương thức tạo thu hút 
khách du lịch và làm đa dạng hoạt động, sản 
phẩm du lịch. 
Ngoài ra, cần tăng cường chiến lược quảng 
bá rộng rãi, phát huy những thế mạnh vốn có 
của địa phương, phát triển bền vững tài 
nguyên du lịch. 
KẾT LUẬN 
Quản Bạ là huyện có nhiều tiềm năng để phát 
triển du lịch, trong đó đặc biệt là tiềm năng để 
phát triển du lịch Homestay, được sự quan 
tâm của các cấp chính quyền huyện và tỉnh, 
một số thôn trong huyện đã phát triển khá 
thành công mô hình du lịch Homestay, kết 
quả rất đáng khích lệ bởi nhờ phát triển du 
lịch không chỉ đem lại giá trị kinh tế, nâng 
cao đời sống cho đồng bào mà phát triển du 
lịch còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền 
thống của các dân tộc trong huyện. 
Tuy nhiên để thúc đẩy phát triển du lịch bền 
vững, biến du lịch thành sinh kế của đồng bào 
dân tộc thiểu số nơi đây thì chính quyền địa 
phương không chỉ hỗ trợ đồng bào về đầu tư 
cơ sở vật chất đáp ứng được chất lượng dịch 
vụ, mà còn phải đào tạo nguồn nhân lực 
chuyên nghiệp và bài bản trong phát triển du 
lịch. Có như vậy mới thu hút được du khách 
và cạnh tranh được với các điểm du lịch khác 
trong tỉnh và trong khu vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, 
Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện Quản Bạ khóa 
XVIII nhiệm kì 2015 - 2020 về phát triển du lịch - 
dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020. 
2. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, 
Báo cáo kết quả triển khai xây dựng làng văn hóa 
du lịch Nặm Đăm xã Quản Bạ, giai đoạn 2012 - 
2017. 
3. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quản Bạ, 
Đề án nâng cấp làng văn hóa Du lịch cộng đồng 
Nặm Đăm Đạt chuẩn ASEAN, giai đoạn 2018 - 
2020, định hướng đến năm 2030. 
4. Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Hà 
Giang (2017), Số lượng khách du lịch các Làng 
VHDL thành phố Hà Giang. 
5.website: quanba.hagiang.gov.vn 
ABSTRACT 
THE DEVELOPMENT OF HOMESTAY TOURISM: 
ACTUAL APPROACH FROM QUAN BA DISTRICT, HA GIANG PROVINCE 
Nguyen Thi Minh Nguyet
*
, Lu Thi Ly 
University of Education - TNU 
Quan Ba is a district with many advantages and potentials for tourism development, especially the 
development model of Homestay tourism. Over the past years, with the development of this type 
of tourism not only helps improve the lives of people but also contributes to preserving the 
traditional culture of the ethnic peoples here. However, in activities of homestay tourism 
development, Quan Ba district still faces some difficulties such as the type of service is too simple, 
the number of households doing Homestay is still low and the quality of service is not high, or 
promotion activities for Tourism in the district has not been paid attention, ... From that fact, the 
article proposes a number of solutions to promote Homestay tourism development, step by step 
bring tourism into the main livelihood of ethnic minorities in this area. 
Keywords: ethnic minorities, homestay tourism, poverty alleviation, Quan Ba district, Ha Giang province 
Ngày nhận bài: 11/10/2018; Ngày hoàn thiện: 07/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Email: nguyetecnu@gmail.com 
68 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_homestay_tiep_can_thuc_te_tu_huyen_quan_b.pdf