Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Phú Yên

TÓM TẮT: Phú Yên là tỉnh có tốc độ phát triển du lịch tương đối chậm trong khu vực Nam

Trung Bộ và được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch

biển, đảo. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế và ưu đãi về thắng cảnh thiên nhiên nhưng du lịch

của Phú Yên vẫn chưa thực sự “cất cánh”, lượng khách đến hằng năm ở mức khiêm tốn so

với nhiều tỉnh thành khác. Bài viết trình bày thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh

Phú Yên, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch biển, đảo tỉnh nhà phát

triển trong thời gian tới.

Từ khóa: du lịch Phú Yên; phát triển du lịch; du lịch biển, đảo.

pdf 8 trang phuongnguyen 5280
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Phú Yên

Phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Phú Yên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lâm Thị Thúy Phượng 
129 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TỈNH PHÚ YÊN 
DEVELOPING PHU YEN BEACH AND ISLAND TOURISM 
LÂM THỊ THÚY PHƯỢNG 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, lamthithuyphuong@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH12-17-2018 
TÓM TẮT: Phú Yên là tỉnh có tốc độ phát triển du lịch tương đối chậm trong khu vực Nam 
Trung Bộ và được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch 
biển, đảo. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế và ưu đãi về thắng cảnh thiên nhiên nhưng du lịch 
của Phú Yên vẫn chưa thực sự “cất cánh”, lượng khách đến hằng năm ở mức khiêm tốn so 
với nhiều tỉnh thành khác. Bài viết trình bày thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh 
Phú Yên, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch biển, đảo tỉnh nhà phát 
triển trong thời gian tới. 
Từ khóa: du lịch Phú Yên; phát triển du lịch; du lịch biển, đảo. 
ABSTRACT: Phu Yen is a province with relatively slow tourism development in the South 
Central region and is considered having many advantages and potentialities to develop sea 
and island tourism. However, despite many advantages and advantages of natural 
landscape. However, the tourism of Phu Yen not really "take off", the number of visitors to 
the year are still modest compared too many other provinces. The article presents the 
status of tourism development in the sea, Phu Yen province, At the same time, we propose 
some measures to promote sea and island tourism in Phu Yen province in the coming time. 
Key words: Phu Yen tourism; development of tourirm; sea-island tourism. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Du lịch biển, đảo Việt Nam đang ngày 
càng được Nhà nước ta quan tâm đầu tư phát 
triển và nâng lên thành sản phẩm du lịch mũi 
nhọn của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh 
tế quốc tế. Phú Yên là một trong 8 tỉnh thuộc 
vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đang thực hiện 
chính sách phát triển du lịch từng bước trở 
thành một trong những điểm nhấn quan trọng 
trong liên kết phát triển du lịch vùng giữa các 
tỉnh Tây Nguyên và khu vực Duyên hải Nam 
Trung Bộ [4]. Tỉnh có địa hình khá đa dạng: 
đồng bằng, đồi núi, thung lũng xen kẽ nhau, 
nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền 
kề tạo nên nhiều vịnh, đầm, mũi, gành, với các 
bãi tắm đẹp tự nhiên có sự kết hợp giữa núi 
non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước 
biển trong xanh và lặng sóng bên những rặng 
phi lao, rừng dừa. Những hòn đảo ở Phú Yên 
luôn có một sức hút lạ kỳ, không chỉ sở hữu 
vẻ đẹp biển xanh, cát trắng, mà còn mang lại 
sự bình yên. Tuy có nhiều tiềm năng và lợi 
thế để phát triển du lịch biển, đảo nhưng 
ngành du lịch của Phú Yên hiện nay phát 
triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
130 
Nguyên nhân chủ yếu là do các sản 
phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, cơ sở hạ 
tầng và vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng cho 
nhu cầu phát triển. Để ngành du lịch tỉnh 
trở thành một điểm sáng của cả nước, Phú 
Yên cần phải có chính sách hợp lý, ưu đãi 
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh 
nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch phong 
phú, chất lượng dựa trên lợi thế về tài 
nguyên sẵn có, tỉnh phải xác định lấy dòng 
du lịch biển, đảo và du lịch văn hóa làm 
nền tảng để phát triển, đột phá. Bài viết này 
nghiên cứu các nội dung: tiềm năng, thực 
trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh 
trong giai đoạn 2010 – 2017 trên cơ sở phân 
tích dữ liệu đã kiểm chứng và được công bố 
chính thức bởi các cơ quan, ban ngành. 
2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO 
TỈNH PHÚ YÊN 
2.1. Tiềm năng 
Phú Yên là một địa phương có tài 
nguyên phong phú, đa dạng. Trong đó nổi 
bật với 3 dòng sản phẩm chính là du lịch 
biển đảo, du lịch văn hóa – lịch sử và du 
lịch sinh thái. 
Địa hình Phú Yên phân hóa theo chiều 
dọc, phía tây là đồi núi thấp, tiếp đến là 
đồng bằng hẹp, cồn cát, bãi triều, đầm phá, 
eo vịnh như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, 
vịnh Xuân Đài; phía nam từ Tuy An đến 
Vũng Rô bờ biển thoải dần với những bãi 
cát dài nối liền với các mỏm đá sát biển. 
Ven biển có nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn 
Lao, hòn Chùa, hòn Cô, hòn Than,... Đa số 
các đảo là đảo đá, một vài đảo nằm trong 
các vịnh có các bãi biển đẹp như Bãi Môn, 
Bãi Tiên, rất thuận lợi cho hoạt động tắm 
biển và tham quan phong cảnh của du 
khách. Khu vực ven biển Phú Yên còn có 
nhiều bãi biển đẹp, có giá trị du lịch như: 
bãi biển thành phố Tuy Hòa, Long Thủy, 
Bãi Bàng - Bãi Tiên, Bãi Xép, Bãi Rạng. 
Hơn nữa, các cấu trúc và hình thái địa hình 
do các quá trình kiến tạo ở khu vực này tạo 
ra các gành đá, vịnh biển, đầm phá với 
cảnh quan đẹp như: gành Đá Đĩa, vịnh 
Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, đầm Cù Mông, 
đầm Ô Loan. Điều kiện địa hình tạo thuận 
lợi để phát triển du lịch biển, đảo với các 
loại hình du lịch: du lịch tham quan, du lịch 
khám phá, du lịch học tập, du lịch nghỉ 
dưỡng,... Phú Yên với 21 di tích lịch sử, 
văn hóa, kiến trúc, danh thắng cấp quốc 
gia, nhiều di tích cấp tỉnh, trong đó nổi 
tiếng là: Vịnh Vũng Rô, đầm Ô Loan, gành 
Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, núi Đá Bia, hải 
đăng Mũi Điện,... Bên cạnh đó, mảnh đất 
này có lịch sử văn hóa lâu đời trên 400 
năm, cùng với sự đan xen, giao thoa và hòa 
hợp nhiều nền văn hóa của 31 dân tộc anh 
em cùng sinh sống đã tạo nên những sắc 
thái văn hóa dân gian phong phú, với các 
làn điện dân ca đặc sắc từ tuồng, bài chòi, 
hò bả trạo, hò kéo lưới đến trường ca, các 
nhạc cụ dân tộc, trống đôi - cồng ba - 
chiêng năm,... Ngoài ra, vùng nước đầm 
vịnh, cửa sông có diện tích khoảng 21 
nghìn hécta là bãi cá đẻ, nơi sinh trưởng tốt 
của các loài tôm, sò huyết, ghẹ, cá ngựa, 
rau câu, là nguồn cung cho việc chế biến 
ẩm thực biển, đáp ứng nhu cầu ăn uống của 
du khách khi tham gia du lịch biển, đảo tại 
Phú Yên. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lâm Thị Thúy Phượng 
131 
Theo GS. TS. Trình Quang Phú, Viện 
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển phương 
Đông, một người con của Phú Yên từng 
tâm sự: “Nhìn sang các nước láng giềng, 
biển họ không đẹp, cát không trắng, nước 
không trong bằng ta, nhưng họ có những 
khu du lịch sinh thái tuyệt vời. Thật là tiếc 
nếu không đầu tư để du lịch Phú Yên phát 
triển. Vì nếu so sánh một số nơi trên thế 
giới có gành đá đĩa như ở Ô-xtrây-li-a hay 
Hàn Quốc đều thấy nhỏ hơn và không thể 
đẹp bằng Gành đá đĩa ở Tuy An nhưng họ 
đầu tư lớn, bài bản cho nên thu hút được 
nhiều khách quốc tế” [7]. 
2.2. Thực trạng 
2.2.1. Thực trạng chung 
Phú Yên được đánh giá có nhiều lợi 
thế, tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy 
nhiên, so với các tỉnh lân cận như Bình 
Định, Khánh Hòa, du lịch Phú Yên kém 
phát triển, lượng du khách đến không tương 
xứng với tiềm năng. 
1) Sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm 
chán chủ yếu dựa vào tài nguyên có sẵn, 
chưa có sự đầu tư chiều sâu, thiếu các sản 
phẩm du lịch mang tính đặc trưng. Các di 
tích, danh thắng ở Phú Yên chưa thu hút 
được khách du lịch, điển hình là khu di tích 
kiến trúc Tháp Nhạn - công trình kiến trúc 
cổ rất đẹp, nhưng nơi đây quanh năm vắng 
hiu hắt, ít người lui tới. Khu du lịch gành 
Đá Đĩa được đánh giá là một trong những 
điểm thu hút khách du lịch lớn nhất tại Phú 
Yên, nhưng hoạt động dịch vụ tại điểm đến 
này còn kém, mỗi ngày chỉ có 3 - 5 đoàn 
khách đến đây chụp hình, ngắm cảnh [6]. 
2) Cơ chế, chính sách phát triển sự 
nghiệp văn hóa, du lịch tại địa phương chưa 
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nguồn 
vốn đầu tư phát triển văn hóa, du lịch còn 
thấp, chưa được quan tâm kịp thời. Vì vậy, 
mặc dù Phú Yên có những bãi biển đẹp 
nhưng lại chưa có bãi tắm riêng, nhiều khi 
du khách phải tự bắt taxi di chuyển đến bãi 
biển, rất bất cập. Bên cạnh đó, tại các danh 
lam thắng cảnh cũng chưa có các dịch vụ đi kèm 
để du khách trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp. 
3) Sự phối hợp trong việc xây dựng 
các sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, thiếu 
chặt chẽ. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị 
di tích, danh thắng chưa hiệu quả. Công tác 
tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức 
về phát triển du lịch và trách nhiệm bảo vệ 
môi trường chưa cao, công tác xúc tiến 
quảng bá còn hạn chế. 
4) Kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng 
kịp yêu cầu phát triển đặc biệt là đặc biệt là 
hạ tầng giao thông, bến cảng, phương tiện 
vận chuyển du lịch đường bộ, đường thủy tần 
suất các chuyến bay ít cũng là những rào cản 
rất lớn, chưa được đầu tư đúng mức, thiếu 
các khu vui chơi, khu tổ hợp khách sạn, nhà 
hàng, công viên, khu giải trí. 
5) Số lượng cơ sở lưu trú ở Phú Yên 
cũng hạn chế chỉ có 2 khách sạn 5 sao, 2 
khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 3 sao,... Vì 
vậy, dù có cảnh đẹp hấp dẫn nhưng Phú 
Yên vẫn chưa phải là điểm đến được nhiều 
du khách chọn lựa. 
6) Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và 
yếu, chưa chuyên nghiệp, phần lớn chưa 
được đào tạo bài bản, một số doanh nghiệp 
lĩnh vực du lịch chưa chú trọng đến công 
tác bồi dưỡng nguồn nhân lực,... Hiện nay, 
nước ta có hơn 20.000 đơn vị kinh doanh lữ 
hành quốc tế, nhưng ở Phú Yên chỉ có 2 
đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
132 
7) Việc hỗ trợ đầu tư, giải phóng mặt bằng 
các dự án du lịch còn chậm và thiếu đồng bộ. 
Một số dự án du lịch đã cấp phép xây dựng 
nhưng chậm triển khai làm ảnh hưởng đến việc 
phát triển du lịch và hình thành sản phẩm du 
lịch của tỉnh. Kinh phí đầu tư phát triển du lịch 
còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn 
lực để phát triển du lịch [7]. 
2.2.2. Thực trạng cụ thể 
1) Về khách du lịch 
Số liệu bảng 1 cho thấy, lượng khách 
du lịch đến với Phú Yên có tăng lên khá 
đáng kể, trung bình mỗi năm tăng hơn 130 
nghìn khách trong giai đoạn từ năm 2010 – 2017, 
tốc độ tăng trưởng trung bình của thị 
trường khách du lịch đạt trên 20%/năm, 
trong đó đáng chú ý là sự tăng lên của 
khách nội địa (hơn 4 lần so với chưa tới 2 
lần khách quốc tế) [4]. 
Bảng 1. Lượng khách du lịch đến tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 - 2017 (Đơn vị tính: Lượt người) 
Khách 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Tăng so 
với năm 
2010 
Tổng lượt 
khách 
361.000 530.000 550.000 600.000 755.200 900.000 1.175.000 1.404.000 3,9 lần 
Quốc tế 20.500 40.000 53.000 60.000 52.000 45.000 40.502 35.500 1,7 lần 
Nội địa 340.500 490.000 497.000 540.000 703.200 855.000 1.134.498 1.368.500 4,1 lần 
Nguồn: xử lý từ số liệu Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Phú Yên 
Khách du lịch quốc tế đến Phú Yên có xu 
hướng tăng nhưng chậm, tốc độ tăng trung 
bình 17%/năm cho cả giai đoạn, đáng chú ý là 
từ năm 2013 đến nay, lượng khách quốc tế 
giảm liên tục và khá đều (trung bình mỗi năm 
giảm gần 500 khách). Điều này chứng tỏ 
khách quốc tế không mấy mặn mà với du lịch 
tỉnh. Khách quốc tế đến Phú Yên chủ yếu từ 
các nước Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Đài 
Loan, Úc, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản,... từ cuối 
năm 2010 đến nay, các thị trường khách Nga, 
Hàn Quốc, Úc có xu hướng tăng mạnh [4]; 
Theo khu vực, có thể thấy khách từ thị 
trường Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, 
trung bình 16,5%, khách từ thị trường Bắc 
Mỹ (chủ yếu là Mỹ, Canada) chiếm tỷ trọng 
trung bình 5,7%, khách từ thị trường Đông 
Bắc Á (chủ yếu là Nhật Bản) chiếm tỷ trọng 
5,3% và khách từ thị trường châu Đại Dương 
(chủ yếu là Úc) chiếm tỷ trọng 3% [4]; 
Khách du lịch nội địa tuy có tăng 
nhưng vẫn còn chậm, phần lớn lượng khách 
đến từ Thành phố Hồ Chí Minh (31%), Hà 
Nội (32%), Huế – Đà Nẵng (13%), Bình 
Định, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên 
(khoảng 15%), các tỉnh Nam Bộ khác (5%), 
các tỉnh miền Bắc khác (11%),... 
2) Doanh thu du lịch 
Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Phú 
Yên trong những năm qua có sự tăng 
trưởng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung 
bình đạt 27,8% (xem bảng 2). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lâm Thị Thúy Phượng 
133 
Bảng 2. Doanh thu ngành du lịch Phú Yên giai đoạn 2011 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) 
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
249,5 450 500 540 675,060 850 997,5 1.245 
Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Phú Yên 
Doanh thu du lịch của Phú Yên tăng 
đều hằng năm, trong đó doanh thu từ khách 
du lịch nội địa chiếm tỷ trong lớn, năm 
2015 doanh thu du lịch đạt 850 tỷ đồng, 
tăng 25,91% so với năm 2014. Đây là con 
số đáng mừng cho ngành du lịch tỉnh Phú 
Yên, đánh dấu một bước phát triển đột phá 
của tỉnh. 
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế 
Phú Yên đã có sự chuyển biến sâu sắc, tỷ 
trọng các ngành kinh tế thuộc khu vực nông 
– lâm – thủy sản giảm xuống so với trước 
đây, các ngành kinh tế thuộc khu vực công 
nghiệp – xây dựng và dịch vụ – du lịch 
chuyển biến tăng lên góp phần quan trọng 
trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. 
Năm 2017, Phú Yên đón trên 1,4 triệu 
lượt khách du lịch, đạt 117% so với kế 
hoạch. Trong đó, tổng lượt khách lưu trú 
trên 1 triệu lượt, tổng doanh thu trong hoạt 
động du lịch khoảng 1.245 tỷ đồng [4]. 
3) Cơ sở lưu trú 
Cơ sở lưu trú tỉnh Phú yên có sự đầu tư, 
xây mới phục vụ du khách (xem bảng 3). 
Bảng 3. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Phú Yên giai đoạn 2010 - 2017 (Đơn vị: Phòng) 
 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Số lượng cơ sở lưu 
trú (cơ sở) 
100 108 117 120 125 130 135 
142 
- Số lượng phòng 1.970 2.370 2.435 2.508 2.551 2.660 2.770 2.947 
 - Từ 3 đến 5 sao 387 437 437 510 510 510 567 582 
 - Từ 1 đến 2 sao 671 831 946 967 973 1.037 1.036 1.174 
Công suất sử dụng 
phòng trung bình 
(%) 
47 51 51 52 52 53 55 62 
Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Phú Yên 
Bảng 3 cho thấy trong những năm gần 
đây, số lượng khách sạn, nhà nghỉ có tăng 
cả về số lượng, quy mô và chất lượng 
phòng. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh đã có 
142 cơ sở lưu trú phục vụ kinh doanh du 
lịch, với 2.947 phòng. Về chất lượng cơ sở 
lưu trú, tính đến ngày 31-12-2017, tỉnh có 
582 khách sạn đã được thẩm định xếp hạng 
từ 3 - 5, số khách sạn xếp từ 1 - 2 sao có 
1.174 cơ sở. Trên tổng thể, số lượng khách 
sạn 3 - 5 sao vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. 
4) Lao động 
Bảng 4. Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2017 (Đơn vị tính: Người) 
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
2.220 3.300 3.310 3.600 3.620 3.635 3.700 
3.743 
 Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Phú Yên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
134 
Số người lao động trong ngành du lịch 
Phú Yên tăng chậm qua các năm. Năm 2010 
là 2.220 người, sau 7 năm số lao động cũng 
chỉ tăng lên 3.743. Về chất lượng lao động, 
phần lớn các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa 
bàn tỉnh Phú Yên sử dụng lao động còn nhiều 
hạn chế cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ [4]. 
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH BIỂN, ĐẢO PHÚ YÊN 
Trong Quy hoạch phát triển du lịch 
tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến 
năm 2025 đã xác định mục tiêu chung: 
“Xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du 
lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. 
Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành 
một điểm nhấn quan trọng trong liên kết 
phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên 
và duyên hải miền Trung, là ngành kinh tế 
mũi nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu 
sắc độc đáo riêng của Phú Yên và khu 
vực”. Với thực trạng phát triển như trên, 
muốn đạt được mục tiêu theo quy hoạch, 
tỉnh cần có một số giải pháp [4]. 
Thứ nhất: Đầu tư hình thành và nâng 
cao chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu, 
hình thành một số sản phẩm mang tính đặc 
trưng Phú Yên: phát triển du lịch homestay, 
du lịch MICE, xây dựng và phát triển trung 
tâm ẩm thực biển, đa dạng hóa sản phẩm du 
lịch biển, đảo tỉnh Phú Yên cần gắn với việc 
quảng bá xúc tiến và mở rộng thị trường du 
lịch, thu hút các sự kiện đặc biệt đến vùng 
biển, đảo Phú Yên. 
Thứ hai: Tập trung đầu tư từ nguồn 
vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng 
bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích 
thích phát triển du lịch biển, đảo. Đầu tư cơ 
sở vật chất thiết yếu tại các khu di tích, 
điểm du lịch. Quy hoạch và đầu tư kết cấu 
hạ tầng phát triển du lịch biển, đảo trong 
tỉnh, trục giao thông chính, hệ thống cấp 
điện, cấp nước vào các khu du lịch, điểm 
du lịch biển, đảo, cần có những dự án du 
lịch ven biển để kích cầu, kêu gọi đầu tư 
cho du lịch phát triển; chủ động hơn nữa, 
nhất là trong xây dựng các đề tài, đề án 
nghiên cứu khoa học, làm cơ sở thu hút đầu 
tư phát triển sản phẩm. 
Thứ ba: Huy động vốn từ nhiều nguồn 
khác nhau để phát triển hệ thống cơ sở vật 
chất kỹ thuật du lịch. Huy động vốn đầu tư 
của các doanh nghiệp và các tổ chức khác: 
tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các 
doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh 
doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải 
trí theo quy hoạch phát triển du lịch biển, 
đảo của địa phương. Kêu gọi vốn đầu tư 
nước ngoài thông qua các dự án: vốn đầu tư 
trực tiếp (FDI), kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát 
triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà 
tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới 
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), 
nguồn tài trợ của chính phủ Nhật Bản. 
Thứ tư: Xây dựng chiến lược phát triển 
nguồn nhân lực để đảm bảo đủ nguồn nhân 
lực du lịch trong hiện tại và tương lai. Đảm 
bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, 
ngành nghề đào tạo và phân bổ hợp lý giữa 
các địa phương trong tỉnh. Đối với du lịch 
Phú Yên, do nằm ở vị trí trung tâm của dải 
ven biển miền Trung, việc lựa chọn các cơ 
sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du 
lịch có nhiều thuận lợi với các cơ sở đào 
tạo tại Nha Trang, Đà Nẵng, hoặc Thành 
phố Hồ Chí Minh. Cần tranh thủ sự hỗ trợ 
của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong công 
tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lâm Thị Thúy Phượng 
135 
Tạo quỹ cho phát triển nguồn nhân lực du 
lịch. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại 
chỗ, thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận 
lợi, hỗ trợ người lao động du lịch. 
Thứ năm: Tỉnh cũng xác định cần chủ 
động hơn nữa trong việc hình thành các khu, 
tuyến, điểm du lịch địa phương và kết nối 
với các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung 
Bộ và Tây Nguyên để xây dựng tuyến du 
lịch liên tỉnh, liên vùng; liên kết với các đơn 
vị lữ hành ở hai trung tâm có nguồn khách 
du lịch lớn trong nước để đưa khách về Phú 
Yên, cần mở rộng hợp tác với các tỉnh thuộc 
hạ Lào và Campuchia, tạo điều kiện thu 
hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, đảm 
bảo tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và 
xã hội hóa cao. Về lâu dài, phải xác định đối 
tượng chính là Đông Âu, Bắc Mỹ [1]. 
4. KẾT LUẬN 
Phú Yên có nhiều lợi thế về thiên nhiên 
nhưng sản phẩm du lịch chưa phong phú, 
dịch vụ tại các điểm du lịch còn ít, chất lượng 
dịch vụ chưa cao, thiếu các các loại hình dịch 
vụ đi kèm để du khách trải nghiệm, khám 
phá vẻ đẹp, dẫn đến việc chưa giữ chân du 
khách lưu trú dài ngày. Chính vì thế, dù có 
cảnh đẹp và bãi biển đẹp, hấp dẫn nhưng hiện 
nay Phú Yên vẫn chưa phải là điểm đến du 
lịch biển, đảo được nhiều du khách chọn lựa. 
Như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví 
Phú Yên như “cô gái đẹp đang ngủ quên” [5]. 
Trong tương lai, để du lịch Phú Yên cất 
cánh và trở thành một điểm sáng của cả 
nước, tỉnh cần phải có sự đầu tư về chính 
sách để thu hút các nhà đầu tư lớn. Đối với 
những dự án kéo dài vì lý do không chính 
đáng, cần quyết liệt xử lý và thu hồi để kêu 
gọi, thu hút các nhà đầu tư mới có quyết 
tâm, có năng lực thật sự đầu tư vào lĩnh vực 
du lịch của Phú Yên. Bên cạnh đó, cần có kế 
hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch 
có chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng 
cho nhu cầu thực tế. Hiện nay, tỉnh mới tập 
trung vào du lịch biển nhưng cơ sở hạ tầng, 
những khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng trên 
biển chưa nhiều. Song song đó cần dành 
những khu đất đẹp cho phát triển du lịch, 
làm tốt công tác quy hoạch, kết nối hài hòa 
các yếu tố văn hóa, môi trường, tăng cường 
liên kết vùng về du lịch theo phương châm 
đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, phải xác định 
lấy dòng du lịch biển, đảo và du lịch văn hóa 
làm nền tảng để phát triển, có như vậy mới 
khai thác tốt và tương xứng với tiềm năng 
của tỉnh. Nghiên cứu về thực trạng phát triển 
du lịch tỉnh Phú Yên để đưa ra những giải 
pháp hợp lý sẽ giúp ngành du lịch nơi đây 
phát triển trở thành một điểm đến thực sự 
hấp dẫn dành cho du khách đến tham quan, 
nghỉ dưỡng và khám phá. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Phú Yên - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên 
(2012), Hội thảo Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Phú Yên, Kỷ yếu Hội thảo. 
[2] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2014), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch 
tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 . 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
136 
[3] Phạm Văn Bảy (2016), Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển 
khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. 
[4] UBND tỉnh Phú Yên - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Yên (2012), Báo cáo tổng 
hợp Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2020, tầm nhìn 2025 . 
[5] Minh Đức (2016), Thủ tướng: Phú Yên như cô gái đẹp đang ngủ quên, https://vtc.vn/thu-
tuong-phu-yen-nhu-co-gai-dep-dang-ngu-quen-d273379.html, ngày truy cập: 21-9-2018 
[6] Xuân Hướng (2018), Phú Yên:Chưa tạo được sức hút du lịch, https://bao/moi.com/phu-
yen-chua-tao-duoc-suc-hut-du-lich/c/24720164.epi, ngày truy cập: 22-9-2018 
[7] Trình Kế (2016), Phú Yên khai thác tiềm năng phát triển du lịch, 
trien-du-lich.html, ngày truy cập: 20-09-2018. 
Ngày nhận bài: 03-10-2018. Ngày biên tập xong: 25-10-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_bien_dao_tinh_phu_yen.pdf