Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Để vượt qua khó khăn, mỗi doanh nghiệp dệt may cần phải xây dựng

chiến lược phát triển cho riêng mình. Phân tích tình hình tài chính dựa trên các chỉ tiêu tài chính

công ty, đặc biệt là Chỉ số tài chính tổng hợp Z score cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại

TNG ở tỉnh Thái Nguyên nhằm thấy được thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đề

xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty dệt may này.

Từ khóa: Phân tích tài chính, chỉ tiêu tài chính, Z score, ngành dệt may, TNG

pdf 9 trang phuongnguyen 8140
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
135 
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG 
Vũ Quỳnh Nam* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
Do khủng hoảng kinh tế thế giới,
. Để vƣợt qua khó khăn, mỗi doanh nghiệp dệt may cần phải xây dựng 
chiến lƣợc phát triển cho riêng mình. Phân tích tình hình tài chính dựa trên các chỉ tiêu tài chính 
công ty, đặc biệt là Chỉ số tài chính tổng hợp Z score cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại 
TNG ở tỉnh Thái Nguyên nhằm thấy đƣợc thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đề 
xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty dệt may này. 
Từ khóa: Phân tích tài chính, chỉ tiêu tài chính, Z score, ngành dệt may, TNG 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG 
(TNG) nằm trên địa bà
, sản xuất bao bì, nguyên phụ liệu 
ngành may, v
, Bên cạnh đó doanh 
nghiệp đang dần dần bƣớc vào lĩnh vực mới: 
đầu tƣ cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động 
sản, Công ty bắt đầu chuyển đổi và hoạt 
động theo hình thức công ty cổ phần từ năm 
2003. Mặc dù, là một doanh nghiệp cổ phần 
lớn trong tỉnh và khu vực nhƣng việc phân 
tích báo cáo tài chính mới đƣợc triển khai từ 
năm 2007 khi cổ phiếu của Công ty chính 
thức lên sàn giao dịch chứng khoán. Tuy 
nhiên, việc phân tích tình hình tài chính trong 
doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và chƣa 
hợp lý, chính điều đó đã phần nào gây khó 
khăn cho các đối tƣợng quan tâm khi đƣa ra 
các quyết định kinh doanh. 
Đi sâu tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài 
chính doanh nghiệp, đặc biệt là Chỉ số tài 
chính tổng hợp Z score (Edward Altama, 
1968), bài báo này sẽ đánh giá một cách 
khách quan khả năng tài chính và khả năng rủi 
ro phá sản của Công ty TNG. Từ đó, giúp cho 
*
 Tel: 0985 236732 
doanh nghiệp có định hƣớng và chiến lƣợc 
kinh doanh phù hợp. 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH 
TẠI CÔNG TY TNG 
H
, trong đó TNG là 
doanh nghiệp lớn nhất. Có tới 98% lợi nhuận 
trƣớc thuế thu đƣợc hàng năm là nhờ xuất 
khẩu, trong đó thị trƣờng lớn nhất là Ho
70%. Sau 9 năm cổ phần hóa, 
doanh nghiệp đã góp đáng kể vào ngân sách 
địa phƣơng, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, tạo 
việc làm cho gần 7.000 lao động trong và 
ngoài tỉnh. Trong năm vừa qua với chiến lƣợc 
nội địa hóa, sản phẩm của TNG đã có mặt ở 
hầu hết các huyện thành trong tỉnh và trên thị 
trƣờng nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. 
Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh 
Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty 
TNG trong Bảng 1 đều liên tục tăng trƣởng. 
Tuy nhiên, trong khi tổng giá trị tài sản, 
doanh thu, thuế nộp ngân sách tăng nhanh, 
các chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 lại có dấu 
hiệu suy giảm! 
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 
Để xác định nguyên nhân sự biến động của tài 
sản và nguồn vốn, cần so sánh sự biến động 
của một số khoản mục cơ bản của tài sản và 
nguồn vốn. 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
136 
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008 – 2011 
 ĐVT: triệu đồng 
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 
Tổng giá trị tài sản 407.293 354.692 510.819 821.484 
Doanh thu thuần 508.198 471.348 622.829 1.146.557 
Lợi nhuận trƣớc thuế 20.012 20.352 26.946 26.860 
Lợi nhuận sau thuế 19.714 18.251 24.979 24.544 
Nộp ngân sách Nhà nƣớc 1.580 2.101 1.967 4.586 
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008 – 2011 của Công ty) 
Bảng 2: Khái quát tình hình tài sản của công ty TNG 
Chỉ tiêu 
Năm 
2009 
Năm 
2010 
Năm 
2011 
So sánh 
(2010)/(2009) 
So sánh 
(2011)/(2010) 
Số tiền
(tr.đ) 
Số tiền
(tr.đ) 
Số tiền
(tr.đ) 
Lƣợng 
tăng 
tuyệt đối 
(tr.đ) 
Tốc độ 
tăng 
(%) 
Lƣợng 
tăng tuyệt 
đối (tr.đ) 
Tốc độ 
tăng 
(%) 
A.Tài sản ngắn hạn 141.331 262.819 381.416 121.488 85,96 118.597 45,13 
I. Tiền và các khoản 
TĐ Tiền 12.746 23.481 59.849 10.735 84,22 36.369 154,89 
II. Các khoản phải thu 
ngân hàng 57.749 100.482 121.515 42.734 74,00 21.032 20,93 
IV. Hàng tồn kho 67.027 134.026 186.733 66.999 99,96 52.707 39,33 
V. Tài sản ngắn hạn khác 3.81 4.829 13.319 1.02 26,77 8.49 175,79 
B. Tài sản dài hạn 213.361 247.228 440.068 33.867 15,87 192.84 78,00 
I. Tài sản cố định 191.861 238.46 424.265 46.599 24,29 185.806 77,92 
II. Các khoản đầu tƣ 
TC dài hạn 1.3 1.3 1.3 0 0,00 0 0,00 
III. Tài sản dài hạn khác 20.2 7.469 14.503 -12.731 -63,03 7.034 94,18 
Tổng Tài sản 354.692 510.047 821.484 155.355 43,80 311.437 61,06 
(Nguồn: Phòng Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê ) 
Bảng 3: Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty 
Chỉ tiêu 
2009 
(tr.đ) 
2010 
(tr.đ) 
2011 
(tr.đ) 
Chênh lệch 
2010/2009 
Chênh lệch 
2011/2010 
Số tiền 
(tr.đ) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số tiền 
(tr.đ) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tổng giá trị tài sản 354.692 510.047 821.484 155.355 43,80 311.437 61,06 
Doanh thu thuần 471.348 622.829 1.146.557 151.481 32,14 523.728 84,09 
Lợi nhuận từ HĐKD 20.288 26.621 26.350 6.333 31,22 -271 -1,02 
Lợi nhuận khác 64 324 510 260 406,25 186 57,50 
Lợi nhuận trƣớc thuế 20.352 26.946 26.860 6.594 32,40 -86 -0,32 
Lợi nhuận sau thuế 18.251 24.979 24.544 6.728 36,86 -435 -1,74 
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê, xử lý của tác giả) 
Bảng 4: Khả năng thanh toán của công ty 
TT Chỉ tiêu (số lần) 2009 2010 2011 
1 Khả năng thanh toán hiện thời 0,72 0,80 0,78 
2 Khả năng thanh toán nhanh 0,38 0,39 0,40 
 (Nguồn: Xử lý của tác giả, 2012) 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
137 
Qua bảng 2 ta thấy, quy mô tài sản ngắn hạn 
của công ty qua ba năm (2009-2011) tăng rất 
nhanh với tốc độ tăng liên hoàn là 85,96% và 
45,1%. Sự gia tăng quy mô tài sản dài hạn với 
tỷ lệ tăng liên hoàn cũng khá cao, lần lƣợt là 
15,87% và 78%.Tổng tài sản nói chung của 
công ty đã tăng với tốc độ tăng liên hoàn là 
43,85 năm 2010 so với năm 2009 và 61,06% 
năm 2011 so với năm 2010, cho thấy rõ chiến 
lƣợc đầu tƣ mở rộng kinh doanh của công ty. 
Phân tích kết quả kinh doanh 
Bảng 3 cho thấy lợi nhuận trƣớc thuế và sau 
thuế của TNG đã năm 2010 đã tăng lên nhƣng 
sau đó lại giảm đi cho thấy hiệu quả kinh 
doanh của doanh nghiệp chƣa ổn định. 
Phân tích khả năng thanh toán 
Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài 
chính trƣớc mắt và lâu dài của doanh nghiệp. 
Phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp cho 
nhà quản trị đánh giá đƣợc sức mạnh tài chính 
hiện tại, cũng nhƣ dự đoán đƣợc tiềm lực 
trong thanh toán của doanh nghiệp mình. 
Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng 
thanh toán nhanh là hai chỉ tiêu đánh giá khả 
năng thanh toán của công ty. Hai hệ số này 
của Công ty đều nhỏ hơn 1 điều đó cho thấy 
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty 
không cao. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán 
hiện thời của công ty qua các năm đều lớn 
hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Năm 2010 là 0,8 tăng 
lên thêm 0,08 so với năm 2009. Năm 2011, 
khả năng thanh toán hiện thời là 0,78 đã giảm 
đi 0,02 so với năm 2010. Nhƣ vậy, toàn bộ tài 
sản ngắn hạn không đủ đảm bảo thanh toán 
cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 
Điều đó báo hiệu sự khó khăn về công tác 
thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. 
Phân tích tình hình chiếm dụng vốn 
Bảng 5 cho thấy, trong 5 năm (2007-2011), tỷ 
lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn chiếm dụng 
đếu lớn hơn 1, cho thấy nguồn vốn của công ty 
đã bị chiếm dụng bởi các đối tác. Năm 2011 tỷ 
lệ này là 1,32 giảm đi so với năm 2010, 2009. 
Trƣớc đó, năm 2007, công ty mới chiếm dụng 
vốn của đối tác. Chỉ tiêu này cao quá và thấp 
quá đều không tốt, ảnh hƣởng đến chất lƣợng 
tài chính của công ty. Thực tế cho thấy số vốn 
đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản 
ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều 
có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của 
công ty. 
Phân tích năng lực hoạt động kinh doanh 
Năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty 
đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản nhƣ vòng 
quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản: 
Bảng 5: Tình hình chiếm dụng vốn của công ty 
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 
Vốn bị chiếm dụng (tr.đ) 45.501 67.806 57.749 100.274 121.515 
Vốn chiếm dụng (tr.đ) 67.658 67.419 30.668 74.873 92.355 
Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn 
chiếm dụng (lần) 
0.67 1.01 1.88 1.34 1.32 
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê) 
Bảng 6: Phân tích năng lực hoạt động của Công ty TNG 
TT Chỉ tiêu 
ĐVT 
2009 2010 2011 
So sánh 
(2010) 
/(2009) 
( lần) 
So sánh 
(2011)/ 
(2010) 
(lần) 
1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,44 4,84 5,98 0,40 1,14 
2 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,24 1,44 1,72 0,20 0,28 
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê) 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
138 
Qua Bảng 6, vòng quay tổng tài sản qua 3 
năm gần đây có xu hƣớng tăng lên. Cụ thể, 
vòng quay tổng tài sản năm 2009, 2010, 2011 
lần lƣợt là 1,24; 1,44 và 1,72 vòng. 
Trong năm 2011, tốc độ tăng doanh thu thuần 
cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình 
quân nên sự tăng lên của vòng quay tổng tài 
sản là điều dễ thấy. Tuy nhiên, nếu so sánh 
với chỉ số vòng quay tổng tài sản trung bình 
của ngành dệt may là 1,68 vòng thì chỉ số này 
của công ty năm 2011 đã cao hơn là 0,04 
vòng. Chứng tỏ, hiệu suất sử dụng vốn và tài 
sản của công ty đã tăng lên và đạt hiệu quả 
cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. 
Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu 
hƣớng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2011, 
vòng quay hàng tồn kho là 5,98 vòng (tăng 
thêm 1,14 vòng) so với năm 2010. Đây là một 
biểu hiện tích cực cho thấy hoạt động sản 
xuất kinh doanh đã có sự tiến triển tốt. Tuy đã 
có sự cải thiện so với năm 2010 nhƣng công 
ty vẫn có thể dự trữ quá mức, gây nên tình 
trạng ứ đọng vốn hoặc sản phẩm bị tiêu thụ 
chậm. Điều này có thể dẫn đến dòng tiền vào 
của công ty bị giảm đi. 
Phân tích khả năng sinh lời 
Kết quả của các chính sách và quyết định liên 
quan đến khả năng thanh toán, quản lý tài sản 
và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và 
đƣợc phản ánh ở khả năng sinh lợi của công 
ty. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá kết 
quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất 
định, là luận cứ để các nhà hoạch định đƣa ra 
các quyết định tài chính trong tƣơng lai. 
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 
hay hệ số lãi ròng (ROS) là chỉ tiêu phản ánh 
mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh 
thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này đặc biệt quan 
trọng với nhà quản trị vì nó cho biết khả năng 
của công ty trong việc kiểm soát các chi phí 
hoạt động, cũng nhƣ hiệu quả của quá trình 
sản xuất kinh doanh. 
Qua bảng 7, ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế 
trên doanh thu thuần (ROS) của công ty đã 
giảm đi trong các năm qua. Năm 2011, ROS 
là 2,14% giảm đi so với năm 2010 là 1,87%. 
Mức giảm xuống này là do sự giảm sút về lợi 
nhuận sau thuế và sự gia tăng doanh thu 
thuần. Trong đó, sự thay đổi của lợi nhuận 
sau thuế so với năm 2010 làm cho ROS tăng 
lên 2,12%, sự thay đổi của doanh thu thuần 
làm cho ROS giảm đi 3,99%. Nhƣ vậy, 
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm 
này là do sự thay đổi của lợi nhuận sau thuế 
không đủ để bù đắp sự tăng lên của doanh thu 
thuần. Doanh nghiệp thu đƣợc nhiều doanh 
thu hơn nhƣng khả năng kiểm soát chi phí 
chƣa tốt, do đó đem lại mức lợi nhuận sau 
thuế không cao. 
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (hay tỷ 
suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên vốn 
kinh doanh, ROAE) là chỉ tiêu phản ánh khả 
năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh 
doanh không tính đến ảnh hƣởng của thuế 
thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của 
vốn kinh doanh. 
Qua bảng 7, ta thấy tỷ suất sinh lời kinh tế 
của tài sản của công ty có xu hƣớng tăng lên 
trong 3 năm gần đây. Tỷ suất sinh lời kinh tế 
của tài sản các năm 2009, 2010, 2011 lần lƣợt 
là 10,39%, 11,51% và 11,76%. Đây là một 
biểu hiện tốt chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn 
và tài sản tăng lên. 
Nhƣ vậy, nhân tố chính khiến chỉ số ROAE 
tăng lên là do sự tăng lên của lợi nhuận kinh 
doanh, hay nói cách khác hiệu quả sử dụng 
vốn và tài sản của công ty đã tăng lên, có biểu 
hiện tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh với các 
doanh nghiệp cùng ngành thì ROAE của công 
ty qua các năm vẫn thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi 
kinh tế của tài sản trung bình của ngành dệt 
may, da giầy là 13,65%. Tỷ suất sinh lời kinh 
tế của tài sản của công ty năm 2011 là 
11,76%, vẫn thấp hơn của ngành là 0,25%. 
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài 
sản (ROA) là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu 
quả sử dụng trong việc sử dụng, phân phối, 
quản lý vốn và tài sản. Nó cho biết mỗi đồng 
vốn đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu 
đồng lợi nhuận sau thuế. 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
139 
Bảng 7: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty TNG 
TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2011 -2010 Ngành dệt may, da giầy 
1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 
dịch vụ 
Trđ 61.302 105.262 85.159 135.970 186.788 
2 Lợi nhuận trƣớc thuế Trđ 17.688 20.011 20.352 26.946 26.860 
3 Lợi nhuận sau thuế Trđ 17.098 19.713 18.251 24.979 24.544 
4 Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế Trđ 24.969 45.518 39.571 49.747 78.289 
5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD Trđ 14.760 15.180 20.288 26.622 26.350 
6 Doanh thu thuần Trđ 343.002 613.460 471.348 622.829 1.146.557 
7 Tổng tài sản bình quân Trđ 211.495 356.110 380.993 432.370 665.766 
8 Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ 47.552 79.303 87.294 118.547 181.519 
9 Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh (5/6) % 4,30 2,47 4,30 4,27 2,30 (1,97) 7,05 
10 Tỷ lệ lãi gộp (1/6) % 17,87 17,16 18,07 21,83 16,29 (5,54) 20,89 
11 Tỷ lệ EBIT (4/6) % 7,28 7,42 8,40 7,99 6,83 (1,16) 9,21 
12 Tỷ suất sinh lợi kinh tế của TS (ROAE) % 11,81 12,78 10,39 11,51 11,76 0,25 13,65 
13 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 
thuần (ROS) 
% 4,98 3,21 3,87 4,01 2,14 (1,87) 6,40 
14 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài 
sản (ROA) 
% 8,08 5,54 4,79 5,78 3,69 (2,09) 7,32 
15 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) % 35,96 24,86 20,91 21,07 13,52 (7,55) 17,88 
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê cung cấp, tính toán của tác giả)
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
140 
Bảng 7 cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau 
thuế trên tổng tài sản của công ty có xu hƣớng 
giảm xuống. Đây là một biểu hiện không tốt 
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh giảm xuống. 
Năm 2010, ROA của công ty là 5,78%, tăng 
lên 0,98% so với năm 2009, chỉ tiêu lợi nhuận 
sau thuế đã tăng 36,86%, là nhân tố góp phần 
làm cho ROA tăng thêm 1,55%; chỉ tiêu tổng 
tài sản bình quân tăng lên 13,59%, là nhân tố 
góp phần làm cho ROA giảm đi 0,57%. Nhƣ 
vậy, nhân tố chính khiến chỉ số ROA tăng lên 
là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế, hay 
nói cách khác hiệu quả kinh doanh, đã tăng 
lên, đây là một biểu hiện tốt. 
Năm 2011, ROA của công ty là 3,69% giảm 
đi 2,09 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, nếu 
so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì 
ROA của công ty qua các năm vẫn thấp hơn 
nhiều. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài 
sản trung bình của ngành dệt may, da giầy là 
7,32%, của công ty năm 2011 là 3,69%, vẫn 
thấp hơn của ngành 3,63%. Điều đó cho thấy 
hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và 
tài sản của công ty vẫn còn thấp. 
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) là 
chỉ tiêu đo lƣờng mức lợi nhuận sau thuế thu 
đƣợc trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong 
kỳ. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ rất quan 
tâm. Cũng qua bảng 7, tỷ suất lợi nhuận vốn 
chủ sở hữu của công ty có xu hƣớng giảm 
xuống trong giai đoạn 2007 - 2011. Đây là 
một biểu hiện xấu, chứng tỏ hiệu quả sử dụng 
vốn chủ sở hữu đã giảm xuống. 
Năm 2011, ROE của công ty là 21,07%, giảm 
xuống 7,55% so với năm 2010. Nguyên nhân, 
trong năm 2011, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 
giảm đi 1,74%, là nhân tố góp phần làm cho 
ROE tăng lên 13,38 %; chỉ tiêu vốn chủ sở 
hữu bình quân tăng lên 53,12%, là nhân tố 
góp phần làm cho ROE giảm đi 20,93%. 
Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 
tiếp tục giảm xuống. Nếu thực hiện so sánh 
chỉ tiêu ROE của công ty với các doanh 
nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh thì ROE 
của công ty trong năm 2011 đã giảm xuống 
thấp hơn. ROE trung bình của ngành dệt may, 
da giầy là 17,88%, trong khi đó ROE của 
công ty trong giai đoạn 2006 - 2010 đều cao 
hơn 20%. Nhƣng đến năm 2011, ROE của 
công ty đã giảm xuống còn 13,52, thấp hơn hệ 
số trung bình của ngành là 4,35%. Chứng tỏ, 
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty 
giảm đi, nhƣng điều này phù hợp với điều 
kiện mới mở rộng kinh doanh của công ty. 
Khi các nhà máy mới đi vào hoạt động ổn 
định, thị trƣờng đƣợc mở rộng thì giá trị đem 
lại cho các chủ sở hữu sẽ tăng lên. 
Phân tích các mối quan hệ tương tác với ROE 
Bảng 8 cho thấy, sự thay đổi của ROE chịu sự 
tác động của 3 nhân tố đó là hệ số lãi ròng, 
vòng quay tổng tài sản và hệ số vốn kinh 
doanh trên vốn chủ sở hữu. 
+ Mức độ ảnh hƣởng của hệ số lãi ròng đến tỷ 
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). 
∆ROE (2011/2010) = (2,14% –4,01%) x 1,44 
x 3,65 = - 9,82% 
+ Mức độ ảnh hƣởng của vòng quay tổng tài 
sản đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 
(ROE). 
∆ROE (2011/2010) = 2,14% x (1,72 – 1,44) x 
3,65 = 2,2% 
+ Mức độ ảnh hƣởng của hệ số VKD trên 
VCSH đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 
(ROE). 
∆ROE (2011/2010) = 2,14% x 1,72 x (3,67 – 
3,65) = 0,08% 
Bảng 8: Phân tích các mối quan hệ tương tác với ROE 
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 
1 Hệ số lãi ròng (ROS) % 2.37 4.98 3.21 3.87 4.01 2.14 
2 Vòng quay tổng tài sản Lần 1.92 1.62 1.72 1.24 1.44 1.72 
3 Hệ số VKD trên VCSH 5.18 4.45 4.49 4.36 3.65 3.67 
4 Tỷ suất lợi nhuận VCSH % 23.60 35.96 24.86 20.91 21.07 13.52 
 (Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty, xử lý của tác giả) 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
141 
Bảng 9: Bảng tính chỉ số tổng hợp Z score qua các năm 
TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 
1 Doanh thu thuần Trđ 473.530 622.829 1.146.605 
2 Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Trđ 39.571 49.747 78.289 
3 Lợi nhuận giữ lại lũy kế Trđ 36.344 61.525 79.970 
4 Vốn lƣu động ròng Trđ -56.729 -66.059 -108.001 
5 Nợ phải trả Trđ 266.053 361.592 606.901 
6 Tổng tài sản Trđ 354.692 510.047 821.484 
7 Số lƣợng CPT đang lƣu hành Cổ phần 5.430.000 8.678.550 13.461.325 
8 Giá đóng cửa cổ phiếu TNG (31/12) Đồng 14.930 15.290 6.230 
9 Vốn chủ sở hữu theo giá trị TT Trđ 81.070 132.695 83.864 
10 X1 (2/6) % 11.156 9.753 9.530 
11 X2 (3/6) % 10.247 12.063 9.735 
12 X3 (4/6) % -15.994 -12.952 -13.147 
13 X4 (1/6) % 133.504 122.112 139.577 
14 X5 (9/5) % 30.471 36.697 13.818 
15 Zscore 1.84 1.78 1.77 
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê, xử lý của tác giả) 
Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 
năm 2011 là 13,52%, giảm xuống 7,55% so 
với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu gây ra 
sự suy giảm này là sự giảm xuống của chỉ tiêu 
hệ số lãi ròng (ROS), phản ánh hiệu quả kinh 
doanh của công ty đã giảm sút, làm cho ROE 
giảm đi 9,82%. Ngƣợc lại, nhờ nâng cao hiệu 
quả hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, sử dụng 
đòn bẩy tài chính đã làm cho ROE của công 
ty năm 2011 tăng lên lần lƣợt là 2,2% và 
0,08%. 
Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính 
dụng phƣơng pháp kết hợp các chỉ số tài 
chính đƣợc Edward Altaman đƣa ra từ năm 
1968. Mô hình Z score (1968), chỉ số tổng 
hợp Z đƣợc xây dựng dựa trên việc tổng hợp 
5 biến là 5 tỷ số tài chính quan trọng phản ánh 
khả năng tài chính của công ty. Mô hình đƣợc 
sử dụng để đánh giá rủi ro phá sản của các 
doanh nghiệp. 
Dựa vào mức độ quan trọng khác nhau của 
từng chỉ tiêu tài chính, Altman đã kết hợp 
chúng trong hàm số chấm điểm Z nhƣ sau: 
Z = 0,033X1 + 0,014X2 + 0,012X3 + 0,01X4 + 
0,006X5 
Z= 3,3X1 + 1,4X2+ 1,2X3 + 1X4 + 0,6X5 
Trong đó: 
Z là chỉ số tổng hợp. Nếu Z < 2,675 thì công 
ty sẽ có khả năng bị phá sản trong vòng 1 
năm tới (với xác suất 95%). Trong thực tế, 
nếu Z ≤ 1,81 thì doanh nghiệp đƣợc dự đoán 
là sẽ phá sản; Nếu Z ≥ 2,99 thì công ty có tình 
hình tài chính tốt, sẽ không bị phá sản. Nếu 
1,81 Z 2,99 thì khó kết luận. 
X1: là tỷ số giữa lợi nhuận kinh doanh/ tổng 
tài sản. Tỷ số này phải ánh hiệu suất sử dụng 
tổng tài sản. 
X2: là tỷ số giữa lợi nhuận giữ lại lũy kế/ tổng 
tài sản 
Đối với doanh nghiệp Việt Nam, số liệu lợi 
nhuận giữ lại đƣợc rút ra từ bảng cân đối kế 
toán, bao gồm cả lợi nhuận sau thuế chƣa 
phân phối và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu. 
X3: là tỷ số giữa vốn lƣu động ròng/ tổng tài sản. 
X4: là tỷ số doanh thu/ tổng tài sản. 
X4: là giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần / giá 
trị ghi sổ của tổng nợ. 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
142 
Tác giả sử dụng mô hình Z score vào phân 
tích rủi ro phá sản của Công ty qua 3, đƣợc 
thể hiện ở bảng 9.Qua bảng 9, ta thấy chỉ số Z 
score của công ty trong 3 năm qua đã giảm 
dần từ 1,84 điểm năm 2009 xuống còn 1,77 
điểm năm 2011. Điều đó chứng tỏ dấu hiệu 
khủng hoảng và rủi ro phá sản của công ty 
đang tăng lên. Đặc biệt, năm 2011 điểm số Z 
score là 1,77 điểm, tức là đã đạt tới điểm giới 
hạn khủng hoảng. 
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HÌNH HÌNH TÀI 
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNG 
Một là, thị trƣờng tiêu thụ là yếu tố sống còn. 
Công ty TNG cần thực hiện phƣơng châm mở 
rộng thị trường theo công thức Hoa Kỳ+n. 
Công ty cần nhanh chóng có khôi phục và mở 
rộng thị trƣờng Hoa Kỳ, đồng thời gấp rút tìm 
kiếm các thị trƣờng quốc tế mới với giá cả 
tiêu thụ hợp lý hơn nhằm vừa phân tán rủi ro, 
vừa tìm kiếm cơ hội nâng cao lợi nhuận. Mặt 
khác, kiên trì mở rộng thị phần nội địa đang 
bị cạnh tranh khốc liệt bởi sản phẩm Trung 
Quốc và một số công ty lớn trong nƣớc. 
Hai là, Công ty cần thực hiện chính sách thắt 
lƣng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu nhằm tiết 
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhờ đó 
mà nâng cao đƣợc tỷ suất lợi nhuận. 
Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức phân tích 
tài chính: (i), xây dựng quy trình phân tích tài 
chính của Công ty một cách cụ thể, chi tiết 
làm cơ sở hƣớng dẫn cho cán bộ thực hiện 
nhiệm vụ phân tích; (ii), Công ty cần sớm ban 
hành một văn bản hƣớng dẫn cụ thể quy trình 
thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp; 
(iii), Công ty nên liên kết với các trung tâm 
đào tạo chuyên môn phân tích tài chính, 
thƣờng xuyên gửi nhân viên đi tập huấn, cũng 
nhƣ bồi dƣỡng kỹ năng phân tích tài chính. 
Bốn là, hoàn thiện nội dung phân tích: (i), 
hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá tình hình đảm 
bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của 
đơn vị: chỉ tiêu hệ số tài trợ thƣờng xuyên, hệ 
số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so 
với nguồn tài trợ thƣờng xuyên; (ii), hoàn 
thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng 
thanh toán; (iii), hoàn thiện dự báo phân tích 
tài chính. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Kết luận 
Đối mặt với những khó khăn do khủng hoảng 
kinh tế thế giới làm cho thị trƣờng xuất khẩu 
bị thu hẹp, Công ty TNG vẫn nỗ lực mở rộng 
sản xuất, đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các 
chỉ tiêu tài chính cho thấy TNG vẫn đang gặp 
khó khăn, khả năng sinh lời giảm dần. Thậm 
chí, chỉ số tổng hợp tài chính Z score còn 
cho thấy tình hình tài chính của Công ty là 
không lành mạnh, nguy rủi ro cơ phá sản 
đang hiện hữu. 
Công ty cần mở rộng thị trƣờng xuất khẩu 
theo phƣơng châm đa phƣơng hóa, đồng thời 
tiếp tục mở rộng thị trƣờng nội địa nhằm phân 
tán và giảm thiểu rủi ro. Công ty cũng cần tiết 
kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 
Mặt khác, công ty cần sớm hoàn thiện công 
tác tổ chức phân tích tài chính và hoàn thiện 
nội dung phân tích tài chính nhằm phục vụ tốt 
cho công tác quản lý của doanh nghiệp, nhất 
là trong phát hiện điểm yếu, phát hiện rủi ro, 
phát hiện thế mạnh và khả năng phát triển 
tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó, có thể có 
đƣợc chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, đạt hiệu 
quả cao. 
Đề xuất 
Đối với doanh nghiệp: (i), cần tuyển dụng và 
đào tạo đội ngũ kế toán có trình độ đáp ứng 
yêu cầu quản lý và phân tích tình hình tài 
chính của doanh nghiệp; (ii), nâng cao nhận 
thức của nhà quản trị đối với tầm quan trọng 
của phân tích tài chính trong doanh nghiệp; 
(iii), giám sát chặt chẽ công việc phân tích 
tình hình tài chính để đảm bảo chất lƣợng báo 
cáo phân tích cho doanh nghiệp. 
Đối với Tập đoàn dệt may Việt Nam: (i), xây 
dựng các chƣơng trình hƣớng dẫn cụ thể về 
quy chế phân tích và báo cáo tình hình tài 
chính của các thành viên trực thuộc; (ii), tổ 
chức hội nghị phân tích thƣờng niên để có sự 
phân tích, đóng góp ý kiến, phản hồi từ nhiều 
Vũ Quỳnh Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 135 - 143 
143 
bộ phận liên quan nhằm nâng cao nhận thức 
của Ban lãnh đạo và nhân viên trong các công 
ty về phân tài chính. Từ đó, tìm ra giải pháp 
nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính trong 
các công ty trực thuộc Tập đoàn dệt may 
Việt Nam. 
Đối với Nhà nước: (i), xây dựng hệ thống 
pháp lý đồng bộ và ổn định cho ngành dệt 
may; (ii), khuyến khích phát triển các doanh 
nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may 
để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành 
này; (iii), Bộ Tài chính cũng cần phối hợp với 
các bộ chủ quản và các ngành các cấp có liên 
quan tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng 
xuyên về nghiệp vụ tài chính, kế toán, kiểm 
toán, thuế,... cho các cán bộ phân tích tài 
chính của các doanh nghiệp; (iv), củng cố và 
nâng cao vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp 
dệt may Việt Nam; (v), xây dựng cơ sở dữ 
liệu và Website giới thiệu các sản phẩm dệt may 
Việt Nam đến thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG 
(2008 -2011), Báo cáo tài chính năm 2008, 
2009, 2010, 2011. 
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chuẩn mực 1: 
Chuẩn mực chung; chuẩn mực 2: Hàng tồn kho; 
chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình; chuẩn 
mực 4: Tài sản cố định vô hình; 
3. Luật kế toán số 03/2003/QH11 do Quốc hội 
thông qua ngày 17/6/2003 
4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo 
trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài 
chính, Hà Nội. 
5. Thông tƣ 228/2009/TT-BTC, ngày 
07/12/2009 Bộ Tài Chính 
6. Quyết định số 15/2206/QĐ-BTC ngày 
20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Chế 
độ kế toán doanh nghiệp. 
SUMMARY 
FINANCIAL ANALYSIS AT TNG INVESTMENT 
AND TRADING JOINT -STOCK COMPANY 
Vu Quynh Nam
*
College of Economics and Bussiness Administration - TNU 
Due to the world‟s economic crisis, the textile industry of Vietnam has been facing many 
difficulties because of the tightness of the export market. To cope with such context, each textile 
company has to make their own appropriate development strategy. Finance analysis based on 
canculated financial indicators, especially the Z score index for TNG Investment and Trading 
Joint-stock Company, Thai Nguyen Province aims to understand the corporate finance situation 
and propose solutions to improve the financial status of this textile company. 
Key words: financial analysis, financial indicators, Z score, textiles industry, TNG 
Ngày nhận bài:11/12/2013; Ngày phản biện:25/12/2013; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 
Phản biện khoa học: PGS.TS Trần Chí Thiện – Trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
*
 Tel: 0985 236732 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_thuong_mai.pdf