Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển
Tóm tắt
Nhà ở dành cho sinh viên là yếu tố hết sức
quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu,
chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và
sự thành công của sinh viên. Bước sang thế
kỷ 21, sự phát triển của khoa học công nghệ
đã tác động rõ nét đến phương thức ăn ở,
sinh hoạt và học tập của sinh viên. Vì vậy,
việc nghiên cứu phát triển nhà ở sinh viên
thích ứng ứng với điều kiện mới là hết sức
cần thiết.
Từ khóa: Nhà ở sinh viên, cơ sở giáo dục đại học, mô
hình nhà ở sinh viên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển
Tìng biãn tâp PGS.TS.KTS. Lã QuÝn Hîi ½ëng khoa hÑc PGS.TS.KTS. Lã QuÝn ChÔ tÌch Hîi ½ëng PGS.TS.KTS. Nguyçn TuÞn Anh TS.KTS. Ngé ThÌ Kim Dung PGS.TS. Lã Anh DÕng PGS.TS.KTS. PhÂm TrÑng Thuât PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh Thõñng trúc Hîi ½ëng Biãn tâp v¿ TrÌ sú PGS.TS.KTS. VÕ An Kh¾nh Trõòng Ban biãn tâp CN. VÕ Anh TuÞn Trõòng Ban trÌ sú TrÉnh b¿y - Chä bÀn ThS. Trßn Hõïng Tr¿ To¿ soÂn PhÎng Khoa hÑc & Céng nghè Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi Km10, ½õñng Nguyçn TrÁi, Thanh XuÝn, H¿ Nîi }T: 024 3854 2521 Fax: 024 3854 1616 Email: tapchikientruchn@gmail.com GiÞy phÃp sê 651/GP-BTTTT ng¿y 19.11.2015 cÔa Bî Théng tin v¿ Truyån théng Thiät kä mþ thuât v¿ chä bÀn tÂi PhÎng Khoa hÑc v¿ Céng nghè, Trõñng }Âi hÑc Kiän trÒc H¿ Nîi In tÂi nh¿ in Nh¿ xuÞt bÀn XÝy dúng Nîp lõu chiæu: 03.2019 2 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 3 S¬ 33 - 2019 KHOA H“C & C«NG NGHª Contents Number 33/2019 - Science Journal of Architecture & Construction MÖc lÖc Sê 33/2019 - TÂp chÈ Khoa hÑc Kiän trÒc - XÝy dúng Khoa hÑc v¿ céng nghè 4 Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển Ngô Thị Kim Dung 9 Để Hà Nội trở thành thành phố thông minh theo hướng bền vững, cần một tư duy tiến bộ Phạm Trọng Thuật 12 Giải pháp quản lý tuyến đường theo phân vùng không gian kiến trúc cảnh quan (Áp dụng cho tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) Nguyễn Thuỳ Linh 16 Bê tông nhẹ chịu lửa sử dụng xi măng poóc lăng Hoàng Thạch Nguyễn Khắc Kỷ 20 Phân tích tĩnh phi tuyến vách bê tông cốt thép bằng phần mềm SAP2000 Lê Thế Anh 26 Xác định ảnh hưởng của chiều dày mạch vữa đến cường độ chịu nén của khối xây Phan Thanh Lượng 31 Nghiên cứu sử dụng tro bay nhiệt điện để nâng cao chất lượng cho gạch bê tông Nguyễn Việt Cường, Phạm Trung Anh 35 Lựa chọn kết cấu và thông số thiết kế giếng tách trên hệ thống thoát nước chung Nguyễn Thành Công 39 Thiết kế dầm thép chữ I có bản bụng lượn song theo tiêu chuẩn Nga SNiP II-23-81 Vũ Lệ Quyên 44 Kiểm tra sức chịu tải cọc bằng phương pháp thí nghiệm động PDA Lê Hồng Dương 48 Nghiên cứu đề xuất công thức tính độ sâu phân giới của dòng chảy trong cống tròn Nguyễn Minh Ngọc 52 Đặc điểm biến đổi cao độ xuất hiện mặt lớp đất cuội sỏi khu vực quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội Nguyễn Thành An 55 Công thức của vận tốc sóng Rayleigh truyền trong vật liệu đàn hồi có biến dạng trước chịu ràng buộc Bell Phạm Thị Hà Giang 59 Một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Nguyễn Thu Hương 62 Giải pháp kiểm soát khí Sunfua (H2S) trên mạng lưới thoát nước đô thị Nguyễn Tiến Dũng 66 Tính toán dầm thép trong điều kiện chịu lửa theo tiêu chuẩn Châu Âu EC3 theo phương pháp nhiệt độ tới hạn Mai Trọng Nghĩa 70 Một số vấn đề mất ổn định sườn dốc trên đá Bazan Hòa Bình Võ Thị Thư Hường 74 Một vài vấn đề về phát triển theo định hướng giao thông công cộng Nguyễn Mạnh Hùng 77 Phát triển đô thị bền vững – Thực trạng và hướng đi của Việt Nam trong thời gian tới Lê Thu Giang 81 Giải pháp quản lý tiến độ, chi phí, điều chỉnh thực hiện hợp đồng thi công xây dựng dưới góc độ nhà thầu Lê Công Thành 85 Nghiên cứu hợp đồng bảo trì công trình đường bộ tại Việt Nam Bùi Thị Ngọc Lan 88 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý đào tạo trong học kỳ phụ tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Lê Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Nhài Tin töc v¿ sú kièn Science and technology 4 Student Housing in Vietnam: Current states and Approaches Ngô Thị Kim Dung 9 In order for Hanoi to have a sustainable development into a ‘smart city’, an advanced method is needed Phạm Trọng Thuật 12 Partition Landscape Designs Management Solution (Apply specifically for Nguyen Chi Thanh street, Hanoi) Nguyễn Thuỳ Linh 16 Fireproof lightweight concreate using Hoang Thach Portland cement Nguyễn Khắc Kỷ 20 Nonlinear static analysis for shear wall reinforced concrete structures using SAP2000 Lê Thế Anh 26 Effect of thickness of mortar bed on the compression strength of masonry Phan Thanh Lượng 31 Study on fly ash using for quality enhancement of concreate brick Nguyễn Việt Cường, Phạm Trung Anh 35 Selection of structure and design data of combined sewer overflow (CSO) Nguyễn Thành Công 39 Design of corrugated web beams according to Russian code SNiP II-23-81 Vũ Lệ Quyên 44 Pile testing by PDA(Pile dynamic Analyzer) Lê Hồng Dương 48 Recommendation for the critical depth equation of circular section in open-channel Nguyễn Minh Ngọc 52 The changes in the elevation of pebble stratum in Thanh Xuan district, Hanoi Nguyễn Thành An 55 On the fomulas for Rayleigh wave velocities in elastic materials pre-strained subject to bell constraint Phạm Thị Hà Giang 59 Some factors affecting the quality of information on financial reports of enterprises listed on Vietnam stock market Nguyễn Thu Hương 62 Giải pháp kiểm soát khí Sunfua (H2S) trên mạng lưới thoát nước đô thị Nguyễn Tiến Dũng 66 Calculate steel beam in fire according to eurocode 3 by critical temperature method Mai Trọng Nghĩa 70 There are some issues in unstable slope in basalt stone in Hoa Binh province Võ Thị Thư Hường 74 Discusstion on Transit Oriented Development Nguyễn Mạnh Hùng 77 Sutainable urban development - Reality and direction of Vietnam in the coming time Lê Thu Giang 81 Solution for management of schedule, cost, adjustment to construction contract performance by constractor Lê Công Thành 85 Nghiên cứu hợp đồng bảo trì công trình đường bộ tại Việt Nam Bùi Thị Ngọc Lan 88 Solutions on enhancing the organizational and training management in sub semester in Hanoi Architecture University Lê Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Nhài information & events 4 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 5 S¬ 33 - 2019 KHOA H“C & C«NG NGHª Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển Student housing in Vietnam – present status and development direction Ngô Thị Kim Dung Tóm tắt Nhà ở dành cho sinh viên là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu, chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và sự thành công của sinh viên. Bước sang thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động rõ nét đến phương thức ăn ở, sinh hoạt và học tập của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển nhà ở sinh viên thích ứng ứng với điều kiện mới là hết sức cần thiết. Từ khóa: Nhà ở sinh viên, cơ sở giáo dục đại học, mô hình nhà ở sinh viên Abstract Student housing is a very important factor contributing to the brand, the quality of higher education institutions and the success of students. In the 21st century, the development of science and technology has clear impacts on the accommodation, living and learning of students. Therefore, studies on development of student housing need to adapt to this new situation. Key words: Student housing, university institutions, student housing model TS.KTS. Ngô Thị Kim Dung Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ĐT: 0982181921 Email: dungnkhau@gmail.com Ngày nhận bài: 08/01/2019 Ngày sửa bài: 23/02/2019 Ngày duyệt đăng: 01/03/2019 1. Đặt vấn đề Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những thập kỷ gần đây đã làm thay đổi đáng kể cách sống, làm việc, vui chơi và giao tiếp của con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng trong đó có sinh viên. Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt là nhà ở sinh viên. Vai trò, chức năng và mô hình nhà ở sinh viên trên toàn thế giới đang dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong đó, nhà ở cần phải trở thành môi trường sư phạm lý tưởng, là nơi tương tác hiệu quả dành cho sinh viên, giảng viên và người hướng dẫn. 2. Thực trạng nhà ở dành cho sinh viên tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, tính đến hết năm học 2016-2017 cả nước có 235 trường đại học, 1,76 triệu sinh viên. Trong đó có hơn 70% sinh viên có nhu cầu ở nội trú. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn ký túc xá của các trường đại học không đáp ứng nhu cầu của sinh viên cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng: Thông báo công khai về cơ sở vật chất của các trường đại học Việt Nam hiện nay cho thấy, các ký túc xá hiện có chỉ đáp ứng từ 20-30% nhu cầu ở của sinh viên. Các trường phải ưu tiên bố trí cho các sinh viên thuộc đối tượng chính sách. Các sinh viên còn lại phải thuê nhà trọ ở bên ngoài nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt và học tập. Về chất lượng: Nhà ở cho sinh viên hiện nay có 2 dạng chủ yếu là: - Ký túc xá riêng của từng trường đại học: Loại ký túc xá này có thể được xây dựng trong hoặc ngoài khuôn viên trường. Các ký túc xá này phần lớn được xây dựng theo cấu trúc mặt bằng hành lang bên hoặc hành lang giữa. Hình thức kiến trúc khá cổ điển không có sự hấp dẫn, độc đáo, gây ấn tượng. Nhiều công trình xây dựng đã lâu, kinh phí duy tu bảo dưỡng có hạn, công tác bảo quản, quản lý sử dụng chưa hợp lý, ý thức của sinh viên chứa tốt nên dẫn đến sự xuống cấp, hư hỏng. Các không gian chức năng phổ biến trong các ký túc xá này bao gồm: Không gian ở với diện tích ở khá chật hẹp (2,5 - 3m2/SV) thường được bố trí 6-8 sinh viên một phòng theo kiểu giường tầng. Rất ít ký túc xá có không gian học tập riêng. Sinh viên thường phải học ngay trên giường ngủ của mình. Không có khu vực nấu ăn, sinh viên phải ăn tại các nhà ăn tập thể hoặc ra ngoài. Các công trình tiện ích, công trình văn hóa thể thao còn rất hạn chế. - Các khu ký túc xá tập trung của nhiều trường đại học: Trong những năm gần đây tại Việt Nam đã xuất hiện mô hình các khu ở tập trung cho sinh viên nhiều trường đại học. Các khu nhà ở này được đầu tư xây dựng mới khá đồng bộ và có dịch vụ, tiện nghi tốt hơn trước khá nhiều. Tuy nhiên mô hình này cũng chưa thực sự thu hút và đáp ứng nhu cầu thực tế của sinh viên. Khu nhà ở dành cho sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, được xây dựng mới cung ứng 22.000 chỗ ở, nhưng sau 3 năm đưa vào sử dụng mới chỉ khai thác được dưới 10% công suất. Tương tự như vậy, các khu ký túc xá tập trung của Đà Nẵng với sức chứa 10.000 sinh viên nhưng cũng chỉ khai thác được khoảng 10% công suất. Ký túc xá tập trung tại thành phố Đà Lạt được tỉnh Lâm Đồng đầu tư hơn 220 tỉ đồng xây dựng mới được chính thức đưa vào sử dụng trong năm học 2014-2015 có sức chứa 2000 sinh viên, nhưng năm đầu tiên chỉ có 1 sinh viên đăng ký ở. Đến những năm học tiếp theo số lượng đăng ký ở trong khu ký túc xá cũng chưa đạt 10% mặc dù ban quản lý đã hạ mức cho thuê xuống 40.000đ/tháng và có nhiều ưu đãi khác. Nhiều sinh viên chỉ ở một thời gian rồi lại chuyển đi với các lý do: Vị trí không thuận tiện, không đi bộ được tới trường mà phải di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, không có tuyến xe buýt công cộng phù hợp, chất lượng, hình thức dịch vụ chưa đáp ứng, diện tích ở chật hẹp, không có chỗ cho sinh viên tự nấu ăn, không có nhà vệ sinh khép kín... Tình trạng các ký túc xá được đầu tư xây dựng mới với kinh phí đầu tư khá lớn nhưng không khai thác hết công suất trong khi nhu cầu ở của sinh viên rất lớn đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Vì sao sinh viên thích thuê nhà ở ngoài hơn ở trong các ký túc xá do trường quản lý hay ký túc xá tập trung? 3. Nhu cầu và mong muốn về nhà ở sinh viên hiện nay Nhà ở của sinh viên là một phần quan trọng trong hệ thống trường đại học, góp phần đáng kể trong việc tạo nên sự thành công của sinh viên cả về mặt học thuật và xã hội. Theo kết quả khảo sát sinh viên tại một số trường đại học của Việt Nam cho thấy, nhà ở trong trường đại học giữ vai trò khá quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến quyết định lựa chọn trường của sinh viên (Hình 1). Trong những năm gần đây, mục đích và yêu cầu về nhà ở cho sinh viên đang dần thay đổi. Các kiểu nhà ở tối giản thường thấy trong các trường học trước đây với kiểu ở chung nhiều sinh viên một phòng, chung khu vệ sinh, không có không gian nấu ăn và thiếu các dịch vụ tiện ích cũng như các không gian sinh hoạt và học tập chung đã không còn hấp dẫn sinh viên nữa. Ngày nay, sinh viên mong muốn được sống trong môi trường ở thuận tiện cho các sinh hoạt cá nhân, đảm bảo sự riêng tư, cung cấp các dịch vụ tại chỗ, đa dạng như dịch vụ ăn uống, giải khát, giặt là, các không gian cho hoạt động cộng đồng, văn hóa, thể thao, giao thông phù hợp, có thể đi bộ hoặc đi các phương tiện công cộng tới trường trong thời gian hợp lý (Hình 2). Các nhà ở dạng căn hộ khép kín trước đây được coi là cao cấp nay đã trở thành nhu cầu phổ biến của sinh viên [6]. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng nữa cũng được đa số sinh viên quan tâm đó là vấn đề giá cả hợp lý (Hình 3). Cùng với sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học cũng có những yêu cầu mới về nhà ở cho sinh viên. Sự thay đổi nhanh chóng trong dạy và học khiến các trường phải nghiên cứu chiến lược về việc học sinh sẽ học ở đâu và thế nào trong khuôn viên trường. Các chuyên gia giáo dục trên thế giới nhận định rằng việc học online sẽ chiếm vai trò tối quan trọng trong chiến lược giáo dục của họ trong thế kỷ 21. Các trang dạy học online mở đang hướng sự quan tâm vào giáo dục nội trú, trong ký túc xá [20]. Do đó, yêu cầu về nhà ở sinh viên đang có nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức với các mục đích: - Làm phong phú thêm văn hóa trong khuôn viên trường, thúc đẩy sứ mệnh học tập và cải thiện kết quả học tập. - Tăng cường tính cộng đồng thông qua các không gian: Thư giãn, sinh hoạt chung, nấu ăn, sảnh... - Hòa lẫn cuộc sống sinh viên và môi trường học thuật, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên xây dựng mối quan hệ và tạo mối quan hệ mới để có thể học tập lẫn nhau [17]. 4. Yêu cầu và phương hướng phát triển nhà ở cho sinh viên tại Việt nam a. Yêu cầu Xây dựng và phát triển nhà ở sinh viên thế kỷ 21 cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Đáp ứng yêu cầu học tập diễn ra ở mọi nơi, trong đó, nhà ở là nơi sinh viên có thể học tập một cách thoải mái, tiện nghi. - Nhà ở phải được thiết kế với các mô hình ở đa dạng, linh hoạt đáp ứng yêu cầu khác nhau của sinh viên và có thể được điều chỉnh cho các ứng dụng khác theo thời gian nếu cần thiết. Hình 1. Vai trò của nhà ở đối với quyết định chọn trường của sinh viên Hình 3. Nhu cầu và sở thích của sinh viên về mô hình ở Hình 2. Nhu cầu về nhà ở của sinh viên Hình 4. Sơ đồ các không gian chức năng trong khu ở sinh viên 6 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG 7 S¬ 33 - 2019 KHOA H“C & C«NG NGHª Hình 5. Mô hình bố trí phòng ở theo kiểu truyền thống Hình 6. Mô hình nhóm phòng ở - Cần quan tâm đến việc tăng diện tích không gian chung, không gian đa dụng và không gian mở cho việc học tập, các không gian hiện đại, đa mục đích, giảm thiểu diện tích một số loại phòng ngủ trong phạm vi tối thiểu cho phép. - Xem xét các phương án xây dựng nhà cao tầng để tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm giá thành. - Cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ phục vụ thu ... hai bên có thể sang giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học tại trường đối tác. Cũng trong khuôn khổ hợp tác, vấn đề đào tạo trình độ sau đại học cho giảng viên cũng được thảo luận nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận thành tựu giáo dục hiện đại của những nước tiên tiến. Bà Gogina Elena phát biểu tin tưởng rằng các thỏa thuận được ký kết với HAU sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác mới giữa hai bên. Trên tinh thần quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, hai bên sẽ tiếp tục có các buổi làm việc tiếp theo nhằm hiện thực hóa các nội dung đã bàn thảo PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của nước Nga đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam nói chung, của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nói riêng. Nhiều nhà khoa học, giảng viên của HAU từng được đào tạo tại Liên bang Nga trước đây. Lãnh đạo Nhà trường cũng bày tỏ hy vọng buổi gặp gỡ lần này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Moskva, sớm đi đến việc ký kết thỏa thuận hợp tác, triển khai các hướng hợp tác tiếp theo trong năm 2019. Ký kết thỏa thuận hợp tác về Chương trình đào tạo nhân lực với Công ty cổ phần Bridge, Nhật Bản Căn cứ nội dung Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ cùng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản cho sinh viên Việt Nam. Lãnh đạo hai bên đã trao đổi về việc thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu; Tổ chức các bài giảng và hội nghị, hội thảo chuyên đề; Tiếp nhận sinh viên sang học tập và làm việc tại Nhật cùng các thỏa thuận thúc đẩy hợp tác học thuật khác trong phạm vi và sứ mệnh của cả hai tổ chức Hai bên đã cùng trao đổi thông tin về các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đang được triển khai và các chiến lược phát triển trong thời gian tới. Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS.KTS. Lê Quân đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và mối quan hệ giữa HAU với các tập đoàn, các trường đại học của Nhật Bản nói riêng. Hiệu trưởng bày tỏ kỳ vọng thỏa thuận hợp tác giữa hai bên sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa các hoạt động phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu. Chủ tịch Công ty CP Bridge ghi nhận tinh thần hợp tác của lãnh đạo HAU và khẳng định sự liên kết giữa hai phía là cần thiết và Bridge sẽ làm hết sức để đảm bảo hoạt động hợp tác giữa hai đơn vị đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp và làm việc với đại diện Singapore Polytechnic - SPI Chiều 15/01/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) - PGS.TS.KTS. Lê Quân đã có buổi làm việc với ông Wee Eng Soon - Quản lý học tập toàn cầu, Singapore Polytechnic - SPI (Đại học Bách khoa Singapore). Tham dự còn có đại diện lãnh đạo Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp và Khoa Xây dựng. Ông Wee Eng Soon (áo trắng) - Quản lý học tập toàn cầu, Singapore Polytechnic - SPI (Đại học Bách khoa Singapore) Hiệu trưởng Lê Quân bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón và làm việc với đại diện SPI và khẳng định buổi gặp mặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thúc đẩy hợp tác giữa hai Nhà trường trong tương lai. Ông Wee Eng Soon đã giới thiệu về Singapore Polytechnic và những dự định về hợp tác của chương trình Learning Express. Learning Express là một sáng kiến của SPI từ năm 2011 có mục tiêu đào tạo và huấn luyện sinh viên sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao khi hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Hàng năm, sinh viên Singapore sẽ đến các quốc gia ASEAN để trải nghiệm thực tế và ứng dụng kiến thức đã học tại một dự án cộng đồng địa phương. Khác với các chương trình hỗ trợ cộng đồng khác, Learning Express được thiết kế nhằm giúp sinh viên phát khả năng tư duy, tìm kiếm, khám phá và áp dụng những gì đã biết, đã học thông qua phương pháp huấn luyện “Tư duy thiết kế” (Design Thinking). Ông Wee Eng Soon cho biết: Chương trình Learning Express được đánh giá cao vì là mang tính đa quốc gia, đa văn hóa và đa ngành. Sinh viên tham gia chương trình có cơ hội được phát triển kỹ năng học thuật và kỹ năng mềm, đồng thời góp phần phát triển sự bền vững của cộng đồng. PGS.TS.KTS. Lê Quân khẳng định Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sẵn sàng phối hợp cùng các trường đại học, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo, semirar khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên Đại diện SPI đánh giá cao sự hợp tác giữa Việt Nam và Singapore nói chung, HAU và SPI nói riêng. Hai bên thống nhất sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý để đi đến việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Bí thư Thứ nhất phụ trách văn hóa, giáo dục và báo chí, đại sứ quán Hungary thăm và làm việc tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Sáng 07/01/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - PGS.TS.KTS. Lê Quân cùng Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo Sau đại học - PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Balázs Áron - Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa, giáo dục và báo chí, Đại sứ quán Hungary đến thăm, giới thiệu các chương trình học bổng của Chính phủ Hungary và thảo luận hợp tác với Nhà trường. Tiếp đón và tham dự buổi làm việc còn có PGS.TS.KTS. Vũ Hồng Cương - Trưởng khoa Nội thất và mỹ thuật công nghiệp; Th.S. Trần Thị Mai Phương - Phó Viện trưởng Viện đào tạo và hợp tác quốc tế. PGS.TS.KTS. Lê Quân gửi lời chúc mừng năm mới đến ngài Balázs Áron cùng các thành viên trong đoàn và giới thiệu khái quát về 50 năm lịch sử hình thành, phát triển cùng những thành tựu nổi bật về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Nhà trường cũng đặt quan hệ hợp tác với Trường Đại học kỹ thuật và kinh tế Budapest (Hungary). Ngài Balázs Áron trao đổi với lãnh đạo nhà trường về cơ hội hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa 2 bên, giới thiệu các điều kiện học tập, sinh sống tại Hungary và các Chương trình học bổng của Chính phủ Hungary. Theo đó, trong năm 2019, Chính phủ Hungary cấp 200 học bổng cho công dân Việt Nam đào tạo tại Hungary ở trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập ngắn hạn. Về chế độ học bổng: Chính phủ Hungary tiếp nhận đào tạo, nghiên cứu miễn phí, cấp bảo hiểm y tế và học bổng theo quy định của phía Hungary; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh. Thông qua ngài Bí thư, PGS.TS.KTS. Lê Quân bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Chính phủ Hungary đã cấp học bổng và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học cho các giảng viên, học viên của Nhà trường. Nhiều giảng viên, học viên, sinh viên đã trưởng thành trong thời gian học tập, nghiên cứu tại đất nước Hungary, hiện đang đóng góp tích cực vào các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Lãnh đạo nhà trường luôn hoan nghênh, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các trường đại học nước ngoài, trong đó có Hungary tham gia vào các chương trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Hungary cả chiều sâu và chiều rộng trong thời gian tới. Ngài Balázs Áron đánh giá cao nỗ lực của hai bên trong việc phát triển mối quan hệ truyền thống và hợp tác đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hungary, khẳng định Việt Nam nói chung, Đại học Kiến trúc Hà Nội nói riêng là một trong những đối tác văn hóa, giáo dục lớn của Hungary. Lãnh đạo Đại sứ quán Hungary khẳng định luôn sẵn sàng ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa hai bên ngày một phát triển tốt đẹp. Khai mạc workshop “City 4.0 – tư duy lại tương lai thành phố” Sáng 27/12/2018 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã khai mạc workshop với chủ đề “City 4.0 – Tư duy lại tương lại thành phố”. Workshop do Trường ĐHKT HN phối hợp với Công ty Cổ phần phát triển kiến trúc Đô thị Hà Nội - HAAD tổ chức với sự bảo trợ của Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự Workshop có PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng HAU; ThS.KTS. Nguyễn Hoàng Hưng - Giám đốc HAAD. Tham dự Workshop còn có đại diện các tổ chức, đơn vị, cơ quan chuyên ngành, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước. Với thông điệp “Nâng cao hiệu quả Đô thị và gắn kết con người”, Workshop “City 4.0 – Tư duy lại tương lại thành phố” có các mục tiêu phát triển và thực hành kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên các Trường Đại học tại Hà Nội; Tổ chức một hoạt động học thuật, sân chơi chuyên ngành bổ ích, cơ hội cho sinh viên trong khối các Trường Đại học có đào tạo lĩnh vực Kiến trúc tại Hà Nội có thể giao lưu, học hỏi và ứng dụng các kiến thức chuyên ngành đã học vào một dự án thực tiễn; Thu hút sự quan tâm của xã hội vào các chương trình từ thiện, gắn kết con người với con người. Phát biểu khai mạc, PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: “Đô thị cũng giống như một thực thể sống với các giai đoạn hình thành và phát triển. Gắn với mỗi giai đoạn đều có những cấu trúc, đặc trưng và giá trị thẩm mỹ riêng biệt, biểu hiện thông qua các đặc tính của quá trình định cư và phát triển kinh tế xã hội đô thị. Hiện nay, kỷ nguyên phát triển 4.0 đang tác động đến toàn bộ các đô thị trên thế giới, trong mọi khía cạnh của cuộc sống và 96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG TIN T¸C & S¼ KIªN THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG 1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp chí nào khác. 2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản (phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm). 3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ và ảnh phải được chú thích đầy đủ. 4. Các công thức và các thông số có liên quan phải được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công thức hoặc các thành phần của công thức có trên các dòng văn bản). 5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính). 6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội dung bài báo. 7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết. 8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng không quá 8 trang. 9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự. 10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các công cụ công nghệ thông tin hiện đại, các hình thức tương tác thông tin, tương tác xã hội mới khiến cho cấu trúc các đô thị dần thay đổi. Đó là sự thay đổi về tính hiệu quả của giao thông, tính nhanh gọn của truyền thông, sự thuận tiện của các tiện ích đô thị, sự đồng bộ hóa của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đi kèm đó là “cái lạnh” trong tương tác giữa con người và con người. Các đô thị Việt Nam trong thời đại hiện nay cần chọn một định hướng phát triển đúng đắn, bài bản, trên cơ sở thực tiễn và nhân văn, với nhiều giải pháp ứng xử linh hoạt, để đạt được một mục tiêu cuối cùng là xây dựng những đô thị thông minh, an toàn, phát triển bền vững, hiện đại nhưng không bị đứt gãy khỏi cội nguồn văn hóa phát triển. Nội dung cơ bản của workshop là cuộc thi thiết kế dành cho sinh viên tổ chức từ ngày 13/12/2018 đến ngày 23/01/2019. Địa điểm thiết kế: Khu đô thị kết hợp du lịch hồ Yên Trung, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Địa điểm tổ chức các hoạt động từ thiện: Trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - Ba Vì. Ngày 21/01/2019, các nhóm thi báo cáo ý tưởng thiết kế trước hội đồng giám khảo cuộc thi tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Kết quả sẽ được công bố trực tiếp tại Lễ trao giải. Talkshow chuyên đề “Đồ án kiến trúc nội thất - những khác biệt giữa giảng đường và thực tế” Sáng 21/12/2018, tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) đã diễn ra Talkshow chuyên đề “Đồ án kiến trúc nội thất - Những khác biệt giữa giảng đường và thực tế”. Chuyên đề do Công ty sơn AkzoNobel Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức. Tham dự Talkshow có PGS.TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng Nhà trường; KTS. Trần Khánh Trung - Giám đốc Công ty TTT Architects, chủ nhiệm CLB Kiến Trúc Xanh. Đến với buổi giao lưu lần này, KTS. Trần Khánh Trung - Nhà Thiết kế trẻ Châu Á, một kiến trúc sư nhiều tâm huyết với nghề, với tư cách là người đi trước đã chia sẻ chân thành với sinh viên HAU về cơ hội và thách thức để thành công trong ngành kiến trúc và thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, Công ty sơn Akzo Nobel Việt Nam với nhãn hiệu sơn Dulux cũng giới thiệu với sinh viên “Xu hướng màu sắc - Colour Futures 2019” . Phát biểu tại buổi talkshow, PGS.TS.KTS. Lê Quân cho rằng: “Hiện nay, ngành kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam liên tục đổi mới về vật liệu, màu sắc và xu hướng đã đem đến nhiều thử thách cũng như cơ hội cho các kiến trúc sư và nhà mỹ thuật trẻ. Đứng giữa ngưỡng cửa giảng đường và công việc thực tế, sinh viên kiến trúc và thiết kế nội thất luôn băn khoăn, lo lắng sau khi rời khỏi ghế nhà trường, làm sao có thể tìm được một công việc ổn định và lâu dài, đồng thời có thể vận dụng hết những kiến thức chuyên môn của chính mình” Theo PGS. Lê Quân: “Với tính chất đặc thù, sinh viên ngành kiến trúc và mỹ thuật luôn cần một khối kiến thức sâu rộng để bổ trợ cho công việc. Ngoài tri thức từ nhà trường hoặc trong sách vở, sinh viên nên chú ý và tích hợp cho bản thân nhiều điều khác mới lạ hơn” Làm thế nào để chọn lọc được những nguồn kiến thức bổ trợ hữu ích, thật sự cần thiết để áp dụng cho công việc sau này? Làm sao để trung hòa những kiến thức mới và những kiến thức nền tảng đã được trang bị từ giảng đường? Đó là nội dung chính trong buổi talkshow với chủ đề ““Đồ án kiến trúc nội thất - Những khác biệt giữa giảng đường và thực tế” do AkzoNobel Việt Nam tổ chức./.
File đính kèm:
- nha_o_sinh_vien_tai_viet_nam_thuc_trang_va_phuong_huong_phat.pdf