Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Tóm tắt:

Văn Yên là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là mưa lớn gây ra

sạt lở đất (SLĐ). Điều kiện địa hình Văn Yên phức tạp cùng với sự thất thường của thời tiết đã tạo điều kiện cho SLĐ

xảy ra khi xuất hiện mưa lớn. Bài báo sử dụng phương pháp tích hợp mô hình thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy

Process) được tích hợp trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên

Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có nguy cơ SLĐ cao và rất cao chiếm 21% tổng diện tích toàn huyện, tập

trung cao ở các xã Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh,

Viễn Sơn, Xuân Tầm và Ngòi A. Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ cho công tác quy hoạch, phòng tránh và

giảm thiểu các thiệt hại do SLĐ ở huyện Văn Yên.

pdf 7 trang phuongnguyen 4180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
1561(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Đặt vấn đề
Huyện Văn Yên (hình 1) là một huyện miền núi thuộc 
tỉnh Yên Bái, nằm giữa vùng chuyển giao giữa Đông Bắc 
và Tây Bắc. Văn Yên thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, 
lượng mưa hàng năm lớn (trung bình 2.200-2.400 mm), độ 
cao trung bình từ 300 đến 700 m, độ dốc địa hình tương đối 
lớn (15-25o), nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 24oC. Điều 
này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành SLĐ mỗi khi 
mùa mưa đến (xem thống kê tại bảng 1).
Bảng 1. Thống kê hiện trạng sạt lở trên địa bàn các huyện tỉnh 
Yên Bái [1].
Huyện
Tổng 
số điểm 
trượt
Số điểm trượt phân loại theo quy mô khối 
trượt
Nhỏ
Trung 
bình
Lớn
Rất 
lớn
Đặc biệt 
lớn
Thành 
phố Yên 
Bái
42 21 6 8 7
Thị xã 
Nghĩa Lộ
14 7 0 4 2 1
Lục Yên 240 120 67 30 20 3
Mù Căng 
Chải
573 287 171 82 31 2
Trạm Tấu 153 77 36 29 11 0
Trấn Yên 100 50 26 20 4 0
Văn Chấn 298 149 86 47 16 0
Văn Yên 598 299 150 103 45 1
Yên Bình 308 155 38 62 51 2
Tổng 2.326 1.165 580 385 187 9
Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ 
sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Đặng Thị Hà, Bùi Thị Thu Trang*, Nguyễn Khắc Thành
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Ngày nhận bài 5/6/2018; ngày chuyển phản biện 12/6/2018; ngày nhận phản biện 16/7/2018; ngày chấp nhận đăng 31/7/2018
Tóm tắt:
Văn Yên là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là mưa lớn gây ra 
sạt lở đất (SLĐ). Điều kiện địa hình Văn Yên phức tạp cùng với sự thất thường của thời tiết đã tạo điều kiện cho SLĐ 
xảy ra khi xuất hiện mưa lớn. Bài báo sử dụng phương pháp tích hợp mô hình thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy 
Process) được tích hợp trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên 
Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có nguy cơ SLĐ cao và rất cao chiếm 21% tổng diện tích toàn huyện, tập 
trung cao ở các xã Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, 
Viễn Sơn, Xuân Tầm và Ngòi A. Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ cho công tác quy hoạch, phòng tránh và 
giảm thiểu các thiệt hại do SLĐ ở huyện Văn Yên.
Từ khóa: bản đồ nguy cơ SLĐ, huyện Văn Yên, SLĐ.
Chỉ số phân loại: 1.7
*Tác giả liên hệ: thutrang.hunre@gmail.com 
Hình 1. Phạm vi khu vực nghiên cứu.
1661(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Theo thống kê thiệt hại do thiên tai của huyện Văn Yên 
năm 2017, trong đợt mưa rạng sáng 6/8/2017 đã gây ra lũ 
quét và SLĐ làm 1 người dân bị chết và 4 người bị thương, 
4 nhà ở bị sập đổ hoàn toàn, 54 nhà bị hư hỏng, 23 hộ phải 
di rời người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ ngập lụt 
và SLĐ. Nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn bị 
sạt lở, với hàng chục nghìn m3 đất đá gây ách tắc giao thông, 
ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân như tuyến đường 
Đại Sơn - Nà Hẩu, Dụ Hạ - Xuân Tầm, Yên Thái - Yên 
Hưng - Ngòi A - Quang Minh Ước tổng thiệt hại kinh tế 
hàng chục tỷ đồng [2].
Những thiệt hại trên là rất lớn đối với một huyện nghèo 
như Văn Yên. Ngoài ra, SLĐ còn gây những thiệt hại gián 
tiếp về môi trường, đặc biệt nó mang tính hủy diệt nên đã tác 
động xấu đến tâm lý của đồng bào các dân tộc ở những nơi 
xảy ra SLĐ. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành 
xây dựng bản đồ dự báo khu vực có nguy cơ SLĐ cho huyện 
Văn Yên nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch, giảm thiểu 
các tác động do SLĐ gây ra.
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu
Dữ liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ SLĐ huyện 
Văn Yên bao gồm:
- Dữ liệu bản đồ địa hình tỉnh Yên Bái, tỷ lệ 1:740.000.
- Bản đồ phân bố lượng mưa hàng năm của tỉnh Yên Bái, 
tỷ lệ 1:740.000.
- Bản đồ phân bố đất tỉnh Yên Bái, tỷ lệ 1:740.000.
- Bản đồ lớp phủ tỉnh Yên Bái, tỷ lệ 1:740.000. 
Các dữ liệu bản đồ được thu thập từ Dự án Greater 
Mekong subregion (GMS) corridor connectivity 
enhancement project (SC 108536 VIE) - mountainous road 
(NH279 and PR175) [3]. 
Số liệu lượng mưa được thu thập từ Báo cáo về khí tượng 
thủy văn tỉnh Yên Bái năm 2015 của Trung tâm Dự báo 
khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái với 5 trạm khí tượng: Yên 
Bái, Nghĩa Lộ, Lục Yên, Mù Cang Chải, Bắc Hà. Do khu 
vực nghiên cứu không có trạm khí tượng nên nghiên cứu sử 
dụng số liệu khí tượng (lượng mưa) ở các trạm xung quanh 
huyện Văn Yên để nội suy ra bản đồ lượng mưa huyện Văn 
Yên. Việc nội suy dựa vào công cụ sẵn có trong ArcGIS 10 
và có xét đến sự phân hóa địa hình thông qua bản đồ mô 
hình số độ cao (DEM) tỷ lệ 1:50.000, hoàn lưu khí quyển 
[4].
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP): phương pháp 
AHP do tác giả T.L. Saaty (1980) nghiên cứu và sau đó phát 
triển từ những năm 80. AHP là phương pháp mà nhờ đó 
người quyết định có thể đưa ra quyết định cuối cùng hợp lý 
nhất. T.L. Saaty đã đưa ra bảng phân loại mức độ quan trọng 
của các chỉ tiêu như bảng 2 [5].
Bảng 2. Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu 
(các giá trị trung gian là 1/2, 1/4, 1/6, 1/8, 2, 4, 6, 8 [5].
>
1/9 1/7 1/5 1/3 1 3 5 7 9
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
rất rất 
nhiều
Kém 
quan 
trọng 
hơn rất 
nhiều
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
nhiều
Kém 
quan 
trọng 
hơn
Quan 
trọng 
bằng 
nhau
Quan 
trọng 
hơn
Quan 
trọng 
hơn 
nhiều
Quan 
trọng 
hơn 
rất 
nhiều
Quan 
trọng 
hơn 
rất rất 
nhiều
Các bước tiến hành AHP: 
- Bước 1: phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu. 
Research on building the 
landslide risk map of Van Yen 
district, Yen Bai province
Thi Ha Dang, Thi Thu Trang Bui*, Khac Thanh Nguyen
Hanoi University of Natural Resource and Environment
Abstract:
Van Yen, a mountainous district of Yen Bai province, 
is often affected by natural disasters, especially heavy 
rain causing landslides. Van Yen’s complex topographic 
conditions as well as erratic weather conditions facilitate 
landslides when heavy rain occurs. This article uses 
the Analytic Hierarchy Process (AHP) methodology 
integrated into ArcGIS software to develop the risk 
maps for Van Yen district, Yen Bai province. The results 
show that the area at high risk of landslides is very large 
and accounts for 21% of the total area of the district, 
concentrating in the communes of Phong Du Thuong, 
Mo Vang, Dai Son, Na Hau, Lang Thip, Lam Giang, An 
Binh, Quang Minh, Vien Son, Xuan Tam, and Ngoi A. 
The research results can be used for planning, preventing 
and minimizing damages caused by landslides in Van 
Yen district.
Keywords: landslide, risk map of landslides, Van Yen 
district.
Classification number: 1.7
1761(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
- Bước 2: xác định các yếu tố sử dụng và xây dựng cây 
phân cấp yếu tố. 
- Bước 3: điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ 
ưu tiên. 
- Bước 4: thiết lập ma trận so sánh cặp. 
- Bước 5: tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm 
yếu tố. 
- Bước 6: tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải 
≤10%, nếu lớn hơn, thực hiện lại các bước 3, 4, 5. 
- Bước 7: thực hiện bước 3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và 
các nhóm yếu tố. 
- Bước 8: tính toán trọng số tổng hợp và nhận xét.
Tỷ số nhất quán CR được dùng để xác định mức độ 
không nhất quán của các nhận định trong phương pháp 
AHP. Tỷ số nhất quán CR được tính theo công thức:
4 
 Số liệu lượng mưa được thu thập từ Báo cáo về khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái 
năm 2015 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái với 5 trạm khí tượng: 
Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lục Yên, Mù Căng Chải, Bắc Hà. Do khu vực nghiên cứu không có 
trạm khí tượng nên nghiên cứu sử dụng số liệu khí tượng (lượng mưa) ở các trạm xung 
quanh huyện Văn Yên để nội suy ra bản đồ lượng mưa huyện Văn Yên. Việc nội suy dựa 
vào công cụ sẵn có trong ArcGIS 10 và có xét đến sự phân hóa địa hình thông qua bản đồ 
mô hình số độ cao (DEM) tỷ lệ 1:50.000, hoàn lưu khí quyển [4]. 
 Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP): phương pháp AHP do tác giả T.L. Saaty 
(1980) nghiên cứu và sau đó phát triển từ những năm 80. AHP là phương pháp mà nhờ đó 
người quyết định có thể đưa ra quyết định cuối cùng hợp lý nhất. T.L. Saaty (1980) đưa ra 
bảng phân loại mức độ quan trọng của các chỉ tiêu như bảng 2 [5]. 
Bảng 2. Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu (các giá 
trị trung gian là 1/2, 1/4, 1/6, 1/8, 2, 4, 6, 8 [5]. 
> 
1/9 1/7 1/5 1/3 1 3 5 7 9 
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
rất 
rất 
nhiều 
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
rất 
nhiều 
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
nhiều 
Kém 
quan 
trọng 
hơn 
Quan 
trọng 
bằng 
nhau 
Quan 
trọng 
hơn 
Quan 
trọng 
hơn 
nhiều 
Quan 
trọng 
hơn 
rất 
nhiều 
Quan 
trọng 
hơn 
rất 
rất 
nhiều 
Các bước tiến hành AHP: 
 - Bước 1: phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu. 
 - Bước 2: xác định các yếu tố sử dụng và xây dựng cây phân cấp yếu tố. 
 - ớc 3: điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên. 
 - Bước 4: thiết lập ma trận so sánh cặp. 
 - Bước 5: tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm yếu tố. 
 - Bước 6: tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải ≤10%, nếu lớn hơn, thực 
hiện lại các bước 3, 4, 5. 
 - Bước 7: thực hiện bước 3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và các nhóm yếu tố. 
 - Bước 8: ính toán trọng số tổng hợp và nhận xét. 
 Tỷ số nhất quán CR được dùng để xác định mức độ không nhất quán của các nhận 
định trong phương pháp AHP. Tỷ số nhất quán CR được tính theo công thức: 
 (1) 
 Sử dụng phương pháp tính ma trận trọng số AHP bằng hệ thống CGI cho kết quả 
trọng số của các yếu tố và chỉ số nhất quán CI. RI là chỉ số ngẫu nhiên và nó phụ thuộc 
vào số tiêu chí được so sánh (bảng 3). 
 (1)
Sử dụng phương pháp tính ma trận trọng số AHP bằng 
hệ thống CGI cho kết quả trọng số của các yếu tố và chỉ số 
nhất quán CI. RI là chỉ số ngẫu nhiên và nó phụ thuộc vào 
số tiêu chí được so sánh (bảng 3). 
Bảng 3. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI.
n 3 4 5 6 7 8 9 10
RI 0,58 0,9 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49
Sau khi tính toán được trọng số của các chỉ tiêu, tiến 
hành tổng hợp để có được chỉ số thích hợp của từng yếu tố.
Ở Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng có hiệu 
quả cao thông qua một số kết quả nghiên cứu về SLĐ được 
tiến hành ở một số khu vực như Hà Giang [6], Quảng Trị 
[7], thủy điện Sơn La [8].
Phương pháp tích hợp kết quả phân tích AHP vào phần 
mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ: sau khi phân 
cấp và tính trọng số của các yếu tố thì việc tích hợp chúng 
sẽ cho biết chỉ số nhạy cảm SLĐ. Để định lượng hóa mức 
độ nhạy cảm phản ánh nguy cơ SLĐ, nhóm nghiên cứu tiến 
hành tích hợp các chỉ tiêu theo công thức (2).
5 
 Bảng 3. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI. 
n 3 4 5 6 7 8 9 10 
RI 0,58 0,9 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49 
 Sau khi tính toán được trọng số của các chỉ tiêu, tiến hành tổng hợp để có được chỉ 
số thích hợp của từng yếu tố. 
 Ở Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả cao thông qua một số 
kết quả nghiên cứu về SLĐ được tiến hành ở một số khu vực như Hà Giang [6], Quảng 
Trị [7], thủy điện Sơn La [8]. 
 Phương pháp tích hợp kết quả phân tích AHP vào phần mềm ArcGIS để xây dựng 
bản đồ nguy cơ SLĐ: sau khi phân cấp và tính trọng số của các yếu tố thì việc tích hợp 
chúng sẽ cho biết chỉ số nhạy cảm SLĐ. Để định lượng hóa mức độ nhạy cảm phản ánh 
nguy cơ SLĐ, nhóm nghiên cứu tiến hành tích hợp các chỉ tiêu theo công thức (2). 
 ∑ (2) 
 Trong đó: LSI (Landslide Susceptibility Index) là chỉ số nhạy cảm SLĐ; Mj là trọng 
số của nhân tố thứ j; Wij là điểm số của lớp thứ i trong nhân tố gây trượt j. 
 Việc tích hợp AHP vào GIS thông qua công thức (2) được tác giả liên kết và tính 
toán bằng công cụ Raster Calculator của phần mềm ArcGIS 10.3.3. 
 Sau khi phân cấp và tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc tích hợp chúng sẽ cho ta 
chỉ số nhạy cảm về SLĐ. Việc tích hợp tuyến tính được thực hiện theo công thức (3). 
 ( ) ( ) ( ) ( ) 
 ( ) (3) 
Kết quả đánh giá nguy cơ SLĐ tại huyện Văn Yên được tính bằng cách sử dụng 
Raster calculator trong ArcGIS 10.3.3. Kết quả được tính toán cho mỗi ô pixel với kích 
thước 278,829 x 278,829 m. 
Sau khi tính được giá trị LSI của khu vực nghiên cứu biến thiên từ 1,13 đến 3,34, 
suy ra, LSImin là 1,13 và LSImax là 3,34. Để tính khoảng cách giữa các cấp sử dụng công 
thức (4). 
 ∆LSI = (3,34 - 1,13)/5 = 0,442 (4) 
Kết quả nghiên cứu 
 Xây dựng trọng số AHP 
 Dựa vào các tài liệu, số liệu thu thập được và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên 
cứu, nhóm tác giả tập trung phân tích, so sánh 5 yếu tố ảnh hưởng đến SLĐ, bao gồm: độ 
dốc, độ cao, lượng mưa, lớp phủ và loại đất để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ huyện Văn 
Yên, tỉnh Yên Bái. 
 Qua việc phân tích, lựa chọn các yếu tố gây ra SLĐ và mức độ quan trọng của các 
nhân tố trong hệ thống, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu 
đã lựa chọn thang điểm đánh giá như bảng 4. 
 (2)
Trong đó: LSI (Landslide Susceptibility Index) là chỉ số 
nhạy cảm SLĐ; Mj là trọng số của nhân tố thứ j; Wij là điểm 
số của lớp thứ i trong nhân tố gây trượt j.
Việc tích hợp AHP vào GIS thông qua công thức (2) được 
tác giả liên kết và tính toán bằng công cụ Raster Calculator 
của phần mềm ArcGIS 10.3.3.
Sau khi phân cấp và tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc
tích hợp chúng sẽ cho ta chỉ số nhạy cảm về SLĐ. Việc tích 
hợp tuyến tính được thực hiện theo công thức (3). 
LSI = (Độc dốc) * 0,17 + (Độ cao) * 0,36 + (Lớp phủ) * 
0,055 + (Loại đất) * 0,055 + (Lượng mưa) * 0,36 (3) 
Kết quả đánh giá nguy cơ SLĐ tại huyện Văn Yên được 
tính bằng cách sử dụng Raster calculator trong ArcGIS 
10.3.3. Kết quả được tính toán cho mỗi ô pixel với kích 
t ước 278,829 x 278,829 m.
Sau khi tính được giá trị LSI của khu vực nghiên cứu 
biến thiên từ 1,13 đến 3,34, suy ra, LSI
min
 là 1,13 và LSI
max
là 3,34. Để tính khoảng cách giữa các cấp sử dụng công 
thức (4).
∆LSI = (3,34 - 1,13)/5 = 0,442 (4)
Kết quả nghiên cứu
Xây dựng trọng số AHP
Dựa vào các tài liệu, số liệu thu thập được và điều kiện 
tự nhiên khu vực nghiên cứ , nhóm tác giả tập trung phân 
tích, so sánh 5 yếu tố ảnh ưởng đến SLĐ, bao gồm: độ dốc, 
độ cao, lượng mưa, lớp phủ và loại đất để xây dựng bản đồ 
nguy cơ SLĐ huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Qua việc phân tích, lựa chọn các yếu tố gây ra SLĐ và 
mức độ quan trọng của các nhân tố trong hệ thống, trên cơ 
sở tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã 
lựa chọn thang điểm đánh giá như bảng 4.
Bảng 4. Thang điểm các yếu tố thành phần.
Yếu tố Độ dốc Độ cao Lớp phủ Loại đất
Lượng 
mưa
Điểm số 5 7 3 3 7
Sử dụng phương pháp tính trọng số AHP bằng hệ thống 
CGI, kết quả được thể hiện trong bảng 5. 
Bảng 5. Trọng số của các yếu tố thành phần.
Độ dốc Độ cao
Lớp 
phủ
Loại đất
Lượng 
mưa
Trọng 
số
Độ dốc 1 1/3 5 5 1/3 0,17
Độ cao 3 1 7 7 1 0,36
Lớp phủ 1/5 1/7 1 1 1/7 0,055
Loại đất 1/5 1/7 1 1 1/7 0,055
Lượng ưa 3 1 7 7 1 0,36
Với CI = 0,02, RI = 1,12, CR = 0,018 nhỏ hơn 10%. Vì 
vậy, có thể tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ 
SLĐ cho khu vực nghiên cứu.
Xây dựng bản đồ yếu tố thành phần
Bản đồ độ dốc: độ dốc địa hình có vai trò quan trọng 
quyết định tới sự hình thành và phát triển sạt lở. Độ dốc 
1861(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
càng lớn thì mức độ ổn định của sườn càng nhỏ và ngược 
lại, khi độ dốc bằng không thì sẽ không có sạt lở.
Bản đồ độ dốc được xây dựng từ mô hình số độ cao 
DEM. Sau đó, tiến hành phân thành 5 cấp theo khoảng độ 
dốc tăng dần, nghĩa là độ dốc càng lớn thì nguy cơ xảy ra 
SLĐ càng cao (bảng 6, hình 2).
Bảng 6. Phân cấp ảnh hưởng của độ dốc đến hình thành SLĐ.
Phân cấp Nguy cơ SLĐ Độ dốc (o) Diện tích (km2) Tỷ lệ (%)
1 Rất thấp 0-10 384,788 27,65
2 Thấp 10-20 298,926 21,48
3 Trung bình 20-25 282,425 20,3
4 Cao 25-30 286,076 20,6
5 Rất cao >30 139,325 9,97
Tổng 1.391,54 100
Hình 2. Bản đồ phân bố độ dốc.
Bản đồ độ cao: độ cao là yếu tố rất quan trọng tạo nên 
độ dốc của khu vực, độ cao càng lớn thì tạo nên độ dốc càng 
lớn. Độ cao càng lớn nguy cơ SLĐ càng cao (bảng 7, hình 
3).
Bảng 7. Phân cấp ảnh hưởng của độ cao tới hình thành SLĐ.
Phân cấp Nguy cơ SLĐ Độ cao (m) Diện tích (km2) Tỷ lệ (%)
1 Thấp 0-500 1.000,7 71,9
2 Trung bình 500-1.000 316,86 22,8
3 Cao 1.000-1.500 66,1 4,7
4 Rất cao 1.500-2.000 7,88 0,6
Tổng 1391,54 100
Hình 3. Bản đồ phân bố độ cao.
Bản đồ lớp phủ: thảm phủ thực vật và rừng có vai trò là 
lớp phủ che chắn và hạn chế sự xói mòn đất, rễ thực vật làm 
tăng độ kết dính trong đất. Thảm phủ thực vật và rừng hạn 
chế quá trình SLĐ (bảng 8, hình 4).
Bảng 8. Phân cấp ảnh hưởng của lớp phủ đến hình thành SLĐ.
Phân 
cấp
Nguy cơ 
SLĐ
Loại lớp phủ Diện tích (km2) Tỷ lệ (%)
1 Rất thấp Đất thổ cư 51,67 3,7
2 Thấp Rừng giàu 197,4 14,2
3 Trung bình Rừng nghèo 809,9 58,2
4 Cao Đất nông nghiệp 119,3 8,5
5 Rất cao Đất trống 213,27 15,4
Tổng 1.391,54 100
1961(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
Hình 4. Bản đồ phân bố lớp phủ.
Bản đồ lượng mưa: mưa chính là yếu tố quan trọng nhất 
dẫn đến hiện tượng SLĐ. Bản đồ lượng mưa trung bình năm 
được thành lập bằng việc nội suy giá trị lượng mưa trung 
bình năm của các trạm đo mưa và đường đẳng trị mưa trung 
bình năm (bảng 9, hình 5).
Bảng 9. Phân cấp ảnh hưởng của lượng mưa tới hình thành SLĐ.
Phân cấp Nguy cơ SLĐ
Lượng mưa 
(mm)
Diện tích 
(km2)
Tỷ lệ 
(%)
1 Thấp 2.200 898,09 64,5
2 Trung bình 2.400 421,6 30,3
3 Cao 2.800 71,85 5,2
Tổng 1.391,54 100
Bản đồ loại đất: đất là yếu tố liên quan chủ yếu đến sự 
hình thành của SLĐ. Loại đất có tính thấm thấp và tính liên 
kết của đất không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho SLĐ mỗi 
khi xuất hiện mưa lớn (bảng 10, hình 6).
Hình 5. Bản đồ phân bố lượng mưa.
 Bảng 10. Phân cấp ảnh hưởng của loại đất đến hình thành SLĐ.
Phân cấp
Nguy cơ 
SLĐ
Loại đất
Diện tích 
(km2)
Tỷ lệ 
(%)
1 Thấp Đất phù sa 20,5 1,5
2 Trung bình Đất xám mùn 
trên núi
238,4 17,1
3 Cao Đất feralit 1.132,64 81,4
Tổng 1.392,54 100
Bản Đồ lớp pHủ Huyện Văn yên, tỉnH yên BáI Bản Đồ lượng Mưa Huyện Văn yên, tỉnH yên BáI
2061(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
 Thành lập bản đồ nguy cơ SLĐ: kết quả phân cấp bản đồ 
nguy cơ SLĐ giá trị số được phân ra 5 cấp nguy cơ SLĐ với 
diện tích các cấp tương ứng cho toàn vùng nghiên cứu được 
thể hiện ở bảng 11.
Bảng 11. Phân cấp diện tích lãnh thổ huyện Văn Yên theo nguy 
cơ SLĐ.
Phân cấp Mức tiềm năng
Khoảng cách 
điểm
Diện tích 
(km2)
Tỷ lệ 
(%)
1 Rất thấp 1,13-1,572 501,61 36,1
2 Thấp 1,572-2,014 98,92 7,1
3 Trung bình 2,014-2,456 479,07 35,8
4 Cao 2,456-2,898 218,76 15,7
5 Rất cao 2,898-3,34 93,18 5,3
Tổng 1.391,54 100
Từ kết quả bảng 11 cho thấy, tỷ lệ nguy cơ SLĐ cao và 
rất cao chiếm 21% diện tích lãnh thổ huyện Văn Yên, trong 
đó nguy SLĐ cao chiếm 5,3%. Bản đồ SLĐ của huyện Văn 
Yên được xây dựng thể hiện trên hình 7.
Từ bản đồ nguy cơ sạt lở cho thấy: 
- Khu vực có tiềm năng sạt lở rất cao chiếm 5,3%, thuộc 
các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, 
Lâm Giang, An Bình, Quang Minh và Ngòi A. Đây cũng là 
những khu vực tập trung độ dốc cao (trung bình 20o), độ cao 
từ 500 m, lượng mưa trung bình 2.000 mm, loại đất khu vực 
nguy cơ sạt lở rất cao chủ yếu là đất xám mùn trên núi cao 
và lớp phủ thực vật còn mỏng.
- Khu vực có tiềm năng sạt lở cao chiếm 15,7% diện 
tích, tập trung tại nhiều xã như Đại Sơn, Phong Dụ Thượng, 
Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Viễn Sơn và các xã giáp ranh 
các huyện Bảo Yên (Lào Cai) và huyện Lục Yên.
- Khu vực có tiềm năng sạt lở trung bình chiếm diện tích 
tương đối lớn trong huyện, lên tới 35,8%. 
- Khu vực có tiềm năng sạt lở thấp: phân bố rất ít, chủ 
yếu ở các vùng có độ dốc thấp, chiếm 7,1% diện tích của 
huyện.
- Khu vực có tiềm năng SLĐ rất thấp: là phần diện tích 
còn lại, chiếm 36,1%.
Thực tế quá trình điều tra và các báo cáo thống kê thiên 
Hình 7. Bản đồ phân vùng SLĐ.Hình 6. Bản đồ phân bố loại đất.
2161(3) 3.2019
Khoa học Tự nhiên
tai huyện Văn Yên cũng cho thấy: các điểm xảy ra sạt lở đều 
nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở ở cấp cao và rất cao. Các 
xã xảy ra sạt lở chủ yếu là Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, 
Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang 
Minh và Ngòi A. Các xã này nằm trong khu vực có độ dốc 
cao và độ cao cao từ 500 m trở lên.
Kết luận
Nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ SLĐ cho địa bàn 
huyện Văn Yên nhờ việc tích hợp mô hình phân tích thứ 
bậc vào GIS. Các lớp thông tin sử dụng để xây dựng bản đồ 
nguy cơ SLĐ huyện Văn Yên tỷ lệ 1:330.000 bằng phương 
pháp sử dụng mô hình AHP chạy trong GIS khá đồng bộ về 
cả nội dung và tỷ lệ bản đồ cho phép đảm bảo độ tin cậy.
Sử dụng phương pháp AHP đã đánh giá được mức độ 
ảnh hưởng của 5 yếu tố: độ dốc, độ cao, lượng mưa, lớp phủ, 
loại đất đến SLĐ huyện Văn Yên với trọng số tương ứng: 
0,17; 0,36; 0,36; 0,055; 0,055.
Bản đồ nguy cơ SLĐ huyện Văn Yên tỷ lệ 1:330.000 
được chia thành 5 cấp nguy cơ: rất thấp (1,13-1,572) chiếm 
36,1%, thấp (1,572-2,014) chiếm 7,1%, trung bình (2,014 
-2,456) chiếm 35,8%, cao (2,456-2,898) chiếm 15,7%, rất 
cao (2,898-3,34) chiếm 5,3%. Các xã điển hình có nguy cơ 
xảy ra SLĐ cao và rất cao là Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, 
Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang 
Minh, Xuân Tầm, Viễn Sơn và Ngòi A.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đề án “Điều tra, đánh giá và 
phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi, khu 
vực phía Bắc từ 2012 đến 2017.
[2] Cổng thông tin điện tử huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, http://
vanyen.yenbai.gov.vn.
[3] Dự án Greater Mekong subregion (GMS) corridor connectivity 
enhancement project (SC 108536 VIE) - mountainous road (NH279 
and PR175).
[4] Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái (2015), 
Báo cáo về khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái. 
[5] T.L. Saaty (1980), The Analytic Hierarchy Process, McGraw 
Hill, NY, pp.350.
[6] Đỗ Minh Ngọc, Đặng Thị Thùy, Đỗ Minh Đức (2016), “Ứng 
dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thành lập bản đồ 
nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam”, Tạp chí 
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: các Khoa học về Trái đất và Môi 
trường, 32(2S), tr.206-216.
[7] Nguyễn Thám, Nguyễn Đăng Độ, Uông Đình Khanh (2012), 
“Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị bằng phương 
pháp tích hợp mô hình phân tích thứ bậc (AHP) vào GIS”, Tạp chí 
Khoa học, Đại học Huế, 74B(5), tr.143-155.
[8] Vũ Duy Tiến (2014), Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến 
trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của công nghệ viễn 
thám - GIS, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại 
học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_ban_do_nguy_co_sat_lo_dat_cho_huyen_van.pdf