Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép-xoay

Tóm tắt

Thiết bị hạ ống vách thép thi công cọc nhồi trong nền đất yếu, địa chất phức tạp đã được ứng dụng rộng rãi trên

thế giới, trong khi đó ở Việt Nam đây là loại thiết bị mới đang được quan tâm đầu tư nghiên cứu và ứng dụng.

Bài báo nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi

bằng phương pháp ép - xoay làm cơ sở cho quá trình tính toán thiết kế thiết bị lắp trên máy cơ sở có sẵn ở Việt

Nam nhằm phát huy hết công suất dẫn động, tăng năng suất của máy; góp phần làm giảm giá thành đầu tư, làm

chủ công nghệ thiết bị và khai thác sử dụng một cách hiệu quả loại thiết bị này ở nước ta.

pdf 7 trang phuongnguyen 8220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép-xoay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép-xoay

Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép-xoay
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2018. 12 (6): 1–7
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC HỢP LÝ CỦA
THIẾT BỊ CÔNG TÁC HẠ ỐNG VÁCH THÉP THI CÔNG CỌC
NHỒI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP – XOAY
Phạm Văn Minha,∗, Phạm Quang Dũnga
aKhoa Cơ khí Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng,
55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 03/09/2018, Sửa xong 20/09/2018, Chấp nhận đăng 26/09/2018
Tóm tắt
Thiết bị hạ ống vách thép thi công cọc nhồi trong nền đất yếu, địa chất phức tạp đã được ứng dụng rộng rãi trên
thế giới, trong khi đó ở Việt Nam đây là loại thiết bị mới đang được quan tâm đầu tư nghiên cứu và ứng dụng.
Bài báo nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của thiết bị công tác hạ ống vách thép thi công cọc nhồi
bằng phương pháp ép - xoay làm cơ sở cho quá trình tính toán thiết kế thiết bị lắp trên máy cơ sở có sẵn ở Việt
Nam nhằm phát huy hết công suất dẫn động, tăng năng suất của máy; góp phần làm giảm giá thành đầu tư, làm
chủ công nghệ thiết bị và khai thác sử dụng một cách hiệu quả loại thiết bị này ở nước ta.
Từ khoá: phương pháp ép - xoay; thiết bị hạ ống vách; máy cơ sở.
RESEARCH DETERMINING THE REASONABLE WORKING REGIME OF EQUIPMENT CASING BY
ROTARY PRESS - IN
Abstract
Equipment casing in the weak ground, complex geology have been widely applied and used in the world; mean-
while in Vietnam this is a new type of equipment, that has been started to study for research and application.
This paper research determines the reasonable working regime of equipment casing by rotary Press - in method,
as the basis for the calculation process of the equipment installed on the base machine in Vietnam to maximize
the transmission capacity, increase the productivity of the machine; it contributes to reducing the cost of invest-
ment, mastering the technology of equipment, effectively exploiting and using this type of equipment in our
country.
Keywords: rotary press - in method; equipment casing; base machine.
https://doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(6)-01 c© 2018 Trường Đại học Xây dựng (NUCE)
1. Đặt vấn đề
Tổ hợp thiết bị hạ ống vách thép bằng phương pháp ép - xoay để thi công cọc nhồi (Hình 1) gồm
máy cơ sở 1, thiết bị công tác (TBCT) 4 và kết cấu liên kết 5. TBCT gồm hai cơ cấu chính là ép và
xoay (lấy nguồn dẫn động từ máy cơ sở) để hạ ống vách 2 vào trong lòng đất theo quỹ đạo hình xoắn
ốc. Máy cơ sở, ngoài việc cung cấp nguồn dẫn động cho TBCT, có chức năng dẫn động gầu 3 qua dây
cáp 6 để moi đất trong lòng ống lên tạo thành lỗ khoan cọc nhồi và góp phần chống xoay TBCT thông
qua kết cấu liên kết 5. Đây là loại thiết bị hiện có nhu cầu rất lớn ở Việt Nam để thi công cọc nhồi cho
∗Tác giả chính. Địa chỉ e-mail: phamkhanhminh@gmail.com (Minh, P. V.)
1
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
các công trình lớn trên nền đất có điều kiện địa chất phức tạp [1] và việc nghiên cứu thiết kế chế tạo
loại thiết bị này trong điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
Qua khảo sát các thông số kỹ thuật của loại thiết bị này do các hãng nổi tiếng chế tạo (Bảng 1)
cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng các loại máy khoan cọc nhồi có sẵn ở Việt Nam làm máy cơ sở cho
tổ hợp thiết bị này nhằm giảm giá thành và đảm bảo sự chủ động trong công tác đầu tư.
1 - Máy cơ sở; 2 - Ống vách; 3 - Gầu; 4 - TBCT; 5 - Kết cấu liên kết máy cơ sở với TBCT; 6 - Cáp nâng hạ gầu
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của tổ hợp thiết bị hạ ống vách thép bằng phương pháp ép - xoay
Bảng 1. Thông số kỹ thuật thiết bị ép - xoay [2, 3]
Tên máy (hãng)
LIEBHERR- LEFFER SOILMEC
RDM-1500 RDM-2000 RDM-3000 RDM-1500 RDM-2000 RDM-3000
Đường kính, mm 800∼1500 1200∼2000 2000∼3000 800∼1500 1200∼2000 2000∼3000
Mô men Mmax, kN.m 2300 2900 7400 2700 4081 7544
Tốc độ n, v/ph 0∼1,1 0∼1 0∼1,75 0∼1,1 0∼1 0∼0,09
Lực ép Nmax , kN 1890 2400 4560 1890 2400 4560
Loại máy cơ sở HS 833 HD HS 855 HD HS 885 HD R625 R825 R930
Trọng lượng, KN 320 420 800 440 650 1150
TBCT (Hình 2) hạ ống vách thép vào trong lòng đất theo chu kỳ (độ sâu hạ được bằng hành trình
của xilanh 8). Khi bắt đầu chu kỳ, xilanh 8 ở trạng thái duỗi hết, điều khiển xilanh 6 qua khung 5 hạ
nêm 3 để liên kết vành trong của thiết bị tựa quay (TBTQ) 7 gắn trên khung chính 2 với ống vách 4.
Co xilanh 8 đồng thời với việc mở máy cơ cấu xoay 9 để vừa ép vừa xoay hạ ống vách 4 xuống thông
qua khung chính 2, TBTQ 7 và nêm 3. Khi xilanh 8 co hết hành trình thì điều khiển xilanh 6 để tách
nêm 3 ra khỏi ống vách 4 và duỗi hết xilanh 8 để bắt đầu thực hiện chu kỳ tiếp theo. Để đảm bảo ổn
định cho TBCT trong quá trình làm việc, trọng lượng bản thân TBCT cùng với trọng lượng đối trọng
14 giữ cho TBCT không bị “đẩy nổi” dưới tác dụng của lực nén N; ngàm 13 cùng với lực ma sát giữa
TBCT và nền đất, lực ma sát giữa máy cơ sở và nền đất (thông qua liên kết 5 - Hình 1) giữ cho TBCT
không bị xoay đi dưới tác dụng của mô men xoay M.
Các tác giả đã xây dựng được phương pháp xác định lực cản công tác khi hạ ống vách thép [1],
bao gồm:
2
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Lực cản nén ống vách theo phương dọc trục N:
N = qb
piD2
4
+
tanα√
1 + tan2α
piD
 n∑
i=1
hi(σ′hi tan δsi + cci)
+ tanα√
1 + tan2α
pidhp(σ′hp tan δsp + cp); kN (1)
Mô men cản xoay M:
M =
piqb tan δsp
12
(
D3−d3
)
+
piD2
2
√
1+tan2α
 n∑
i=1
hi(σ′hi tan δsi+cci)
+ pid2hp
2
√
1+tan2α
(σ′hp tan δsp+cp); kNm
(2)
trong đó qb là cường độ sức kháng mũi ống vách, KN/m2; d và D lần lượt là đường kính trong và
ngoài của ống vách, m; α là góc giữa vận tốc trượt và vận tốc dài theo phương ngang, độ; σ′hi và σ
′
hp
lần lượt là giá trị ứng suất hữu hiệu trung bình của lớp đất thứ i và lớp đáy ống vách, KN/m2; δsi và
δsp lần lượt là góc ma sát của lớp đất thứ i và lớp đáy với thành ống vách, độ; cci và cp lần lượt là lực
dính của đất thứ i và lớp đáy với thành ống vách, KN/m2; hi và hp lần lượt là chiều dày lớp đất thứ i
và lớp đất phía trong ống vách, m; n là số lớp đất ống vách xuyên qua.
1 - Vành răng TBTQ; 2 - Khung chính; 3 - Nêm; 4 -
Ống vách; 5 - Khung hệ nêm; 6 - Xilanh điều khiển
nêm; 7 - TBTQ; 8 - Xilanh ép và khung dẫn hướng; 9 -
Cơ cấu xoay ống vách; 10 - Bánh răng chủ động; 11 -
Khung bệ TBCT; 12 - Tai liên kết với máy cơ sở; 13 -
Ngàm chống xoay; 14 - Đối trọng
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý của TBCT hạ ống vách
thép bằng phương pháp Ép - Xoay
Với vận tốc ép hạ ống vách theo phương dọc
trục vd (m/s) và tốc độ xoay ống vách n (v/ph) thì
mỗi điểm trên bề mặt ống vách sẽ chuyển động
theo đường xoắn ốc với véc tơ vận tốc v được hợp
thành từ vd và vr = piDn/60 (Hình 2); vd và vr liên
hệ với nhau theo biểu thức:
tanα =
vd
vr
; n =
60vd
tanαDpi
; α = 0◦ ÷ 90◦ (3)
Như vậy, trên cơ sở những thông số về điều
kiện địa chất nền đất và các yêu cầu với ống vách
cần hạ, bằng biểu thức (1), (2) và (3) ta có thể xác
định được N, M, vd, n làm thông số đầu vào để
tính toán thiết kế TBCT hạ ống vách thép bằng
phương pháp ép - xoay. Tuy nhiên, qua phân tích
các biểu thức (1), (2) và (3), ta thấy các thông số
N, M, vd, n đều là các hàm số phụ thuộc vào α và
có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau hay nói cách
khác là ứng với mỗi giá trị của α j thì ta có một
bộ thông số (N j,M j, vd j, n j) đặc trưng cho chế độ
làm việc (CĐLV) của TBCT và bài toán xác định
CĐLV hợp lý của TBCT hạ ống vách thép bằng
phương pháp ép - xoay phù hợp với máy cơ sở có
sẵn đã chọn được phát biểu như sau:
Trên cơ sở các thông số yêu cầu cho trước
(điều kiện địa chất nền đất; ống vách thép; máy
cơ sở đã chọn), tìm giá trị αhl ứng với CĐLV hợp
lý (N,M, vd, n)hl của TBCT sao cho phát huy tối
đa công suất dẫn động của máy cơ sở để đạt được năng suất cao nhất có thể (vdmax), thỏa mãn các yêu
cầu của quá trình hạ ống vách thép theo các biểu thức (1), (2) và (3) và đảm bảo ổn định của TBCT
với trọng lượng đối trọng nhỏ.
3
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
2. Xác định CĐLV hợp lý của TBCT hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép
- xoay
2.1. Phân tích quy luật biến thiên và mối quan hệ giữa các thông số đặc trưng cho CĐLV của TBCT
Hình 3. Quy luật biến thiên của M, N theo α
Từ các biểu thức (1) và (2) ta có được quy luật
biến thiên của lực ép N và mô men xoay M theo α
(Hình 3). Mặt khác vận tốc ép vd và tốc độ xoay n
lại bị ràng buộc với nhau thông qua biểu thức (3).
Như vậy, với mỗi giá trị α ta có các giá trị N và M
tương ứng theo đồ thị (Hình 3) song tốc độ ép và
xoay cũng phải tỷ lệ với nhau theo α ở biểu thức
(3) thì mới đảm bảo hạ được ống vách vào trong
lòng đất.
Với máy cơ sở đã chọn sẵn có công suất nguồn
để dẫn động cơ cấu ép ống vách Pe và cơ cấu
xoay ống vách Px thì mối liên hệ ràng buộc với
N,M, vd, n thông qua các biểu thức sau:
Pe =
Nvd
ηe
; kW (4)
Px =
piMn
30ηx
; kW (5)
trong đó ηe và ηx là hiệu suất truyền động của cơ cấu ép và xoay ống vách.
Theo Hình 3, khi α nhỏ thì N nhỏ và M lớn và ngược lại. Mục tiêu của bài toán dễ đạt được nếu α
nhỏ vì N nhỏ thì theo (4) sẽ được vd lớn và năng suất máy sẽ cao, mặt khác N nhỏ thì trọng lượng đối
trọng cũng nhỏ. Tuy nhiên, khi N nhỏ thì mô men xoay M lớn, đồng thời với vd lớn thì theo (3) tốc
độ xoay n cũng lớn làm cho công suất xoay ống vách rất lớn, công suất nguồn của máy cơ sở không
đáp ứng được. Vì vậy, để xác định được CĐLV hợp lý của TBCT thì cần phải khảo sát các giá trị
(N,M, vd, n) theo α = 5◦ ÷ 90◦ và tìm được chế độ có vdmax và N nhỏ, thỏa mãn các yêu cầu của quá
trình hạ ống vách cũng như nguồn dẫn động của máy cơ sở có công suất đủ để dẫn động TBCT ở
CĐLV này.
2.2. Phương pháp xác định CĐLV hợp lý của TBCT
a. Các thông số yêu cầu
1. Điều kiện địa chất nền đất hạ ống vách thép: mặt cắt cột địa chất (ni, hi); tính chất cơ lý của các
lớp đất (qc, qb, σ′hi, σ
′
hp, δsi, δsp, cci, cp);
2. Các yêu cầu đối với ống vách cần hạ (D, d, L, hp);
3. Máy cơ sở: Tham khảo các thông số kỹ thuật của loại thiết bị này do các hãng chế tạo (Bảng 1),
chọn máy cơ sở là máy khoan cọc nhồi có sẵn phù hợp với yêu cầu về nền đất và ống vách cần hạ nêu
trên (sơ đồ dẫn động, Pe, Px, trọng lượng Gcs, kích thước máy).
b. Trình tự xác định các thông số đặc trưng cho CĐLV của TBCT (N j,M j, vd j, n j) ứng với một giá
trị α j
Bước 1. Theo α j tính các giá trị N j, M j, bằng biểu thức (1) và (2);
Bước 2. Theo N j và Pe xác định vận tốc ép ống vách vd j1 bằng biểu thức (4) (phát huy hết công
suất của cơ cấu ép ống vách); theo vd j1 xác định tốc độ xoay n j1 bằng biểu thức (3);
4
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Hình 4. Sơ đồ khối phương pháp xác định CĐLV
hợp lý của TBCT
Bước 3. Theo M j và Px xác định tốc độ xoay
n j2 bằng biểu thức (5) (phát huy hết công suất của
cơ cấu xoay ống vách); theo n j2 xác định vd j2 bằng
biểu thức (3);
Bước 4. Nếu n j1 ≤ n j2 có nghĩa là công suất
Px đủ để xoay ống vách trong CĐLV ứng với α j là
các thông số (N j,M j, vd j = vd j1, n j = n j1);
Bước 5. Nếu n j1 > n j2 có nghĩa là cơ cấu xoay
không đủ công suất và các thông số đặc trưng cho
CĐLV ứng với α j là (N j,M j, vd j = vd j2, n j = n j2).
c. Xác định CĐLV hợp lý của TBCT
Chế độ làm việc hợp lý của TBCT là CĐLV
ứng với góc α hợp lý có vận tốc ép ống vách lớn
nhất (vd = vdmax). Vì vậy ta cần phải khảo sát,
xác định các thông số đặc trưng (N j,M j, vd j, n j)
theo trình tự tính toán ở mục b, ứng với α j trong
miền xác định của nó từ 5◦ ÷ 90◦ (α1 = 5◦, α j =
α j−1 + ∆α, αm = 90◦, số lần lặp m = (90 − 5)/∆α)
để tìm ra CĐLV hợp lý có vmaxd = max(vd j, với
j = 1 ÷ m). Có thể lập trình trên máy tính với m
lần tính lặp để tìm vdmax theo sơ đồ khối Hình 4.
d. Tính toán thiết kế TBCT
Sau khi xác định được CĐLV hợp lý của
TBCT có thể dùng các thông số đặc trưng
M,N, vd, n làm thông số đầu vào để tính toán thiết
kế TBCT theo trình tự sau:
1. Tính toán thiết kế cơ cấu ép ống vách theo
lực nén N và vận tốc ép vd;
2. Tính toán thiết kế cơ cấu xoay ống vách theo
mô men xoay M và vận tốc xoay n;
3. Tính toán thiết kế cơ cấu điều khiển nêm
theo lực nén N và mô men xoay M;
4. Tính toán thiết kế kết cấu thép, hệ thống
khung bệ của TBCT, xác định trọng lượng bản
thân của TBCT - G0;
5. Tính toán trọng lượng đối trọng Gd đảm bảo
điều kiện ổn định chống “đẩy nổi” dưới tác dụng
của lực nén N:
Gd = k1N −G0 (6)
trong đó k1 = 1,1 ÷ 1,2 là hệ số an toàn ổn định theo phương dọc;
5
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
6. Tính toán diện tích chống xoay F đảm bảo điều kiện ổn định chống xoay của TBCT dưới tác
dụng của mô men xoay M [4, 5]:
2pFA +
f (G0+Gd)A
2
+ fGcsa = k2M
F =
k2M − f [0,5A(G0+Gd)+aGcs]
2pA
(7)
trong đó k2 = 1,1 ÷ 1,2 là hệ số an toàn ổn định theo phương ngang; f là hệ số ma sát giữa khung bệ
thiết bị và xích của máy cơ sở đối với nền đất; A, a là các kích thước trên Hình 1 và 2; Gcs là trọng
lượng máy cơ sở; p là ứng suất cho phép của nền đất.
3. Ví dụ áp dụng
Các thông số yêu cầu: Nền đất trụ P6 cầu Mỹ Thuận với mặt cắt địa chất (Hình 5) và các tính chất
cơ lý cho trong Bảng 2.
Bảng 2. Các đặc tính cơ lý của nền đất
Thông số h (m) qc (kN/m2) g (kN/m3) d (độ) c (kN/m2)
1 (Bùn sét xám xanh) 10,42 750 17,1 60 4,1
2 (Sét xám nâu lẫn cát) 16,76 1650 18,3 90 11,16
3 (Bùn sét xám nâu) 18,82 266 17,2 90 1,4
4 (Sét dẻo mềm) 4 2200 18,7 140 20,2
5 (Cát nhỏ rắn chắc) 15 7420 20,4 340 0
Kích thước ống vách: d = 1220mm,D = 1300mm, L = 50m, hp = 3m.
Máy cơ sở HS 833 HD hãng Liebherr có đặc tính kỹ thuật như sau:
Dùng hai động cơ đốt trong: động cơ thứ nhất Model D 924 TI-E có công suất 125 kW dẫn động
bơm thủy lực có lưu lượng 193 l/min, động cơ thứ hai Model D 926 TI-E có công suất 210 kW dẫn
động hai bơm thủy lực có lưu lượng 428 l/min. Áp suất làm việc của hệ thống thủy lực 30Mpa.
Đây là loại máy cơ sở đã có sẵn mạch thủy lực với đầu kết nối để dẫn động TBCT hạ ống vách,
gồm hai đầu kết nối: Đầu kết nối có công suất 160 kW dẫn động cơ cấu xoay và đầu kết nối có công
suất 40 kW dẫn động cơ cấu ép hạ ống vách; áp suất làm việc của hệ thống 30Mpa, áp suất lớn nhất
của hệ thống 35Mpa.
Áp dụng phương pháp ở mục 2 với ∆α = 1,m = 85, α1 = 5◦ trong đó các tính toán cụ thể đã công
bố trong tài liệu [6–8] được kết quả: đồ thị lực cản N,M theo α (Hình 6), các thông số CĐLV hợp lý
của TBCT (Bảng 3).
Bảng 3. Chế độ làm việc hợp lý của TBCT
Thông số αhl (độ) M (kN.m) N (tấn) n (v/ph) vd (m/ph) PE (kW) Px (kW)
Giá trị 27◦ 2690 185 0,48 1 38,5 160
Kết quả tính toán thông số CĐLV hợp lý nằm trong miền thông số kỹ thuật các máy mẫu của các
hãng nổi tiếng đã chế tạo.
6
Minh, P. V. và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
Hình 5. Mặt cắt cột địa chất Hình 6. Đồ thị lực cản M,N theo α
4. Kết luận
Trên cơ sở kiến thức chuyên ngành và các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực máy làm đất, nhóm
tác giả đã xây dựng được phương pháp xác định CĐLV hợp lý của TBCT hạ ống vách thép thi công
cọc nhồi trên nền đất yếu bằng phương pháp ép - xoay lắp trên máy cơ sở có sẵn; làm cơ sở phục vụ
cho quá trình tính toán thiết kế TBCT hạ ống vách trong điều kiện Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế
kỹ thuật cao.
Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện phương pháp theo hướng xác định CĐLV hợp lý của TBCT
khi hạ ống vách thép qua nhiều lớp đất có lực cản khác nhau sao cho phát huy hết công suất của nguồn
dẫn động để tăng năng suất của máy. Trên cơ sở đó phát triển xây dựng phần mền tự động hóa tính
toán CĐLV hợp lý của TBCT hạ ống vách thép để ứng dụng trong thực tế.
Tài liệu tham khảo
[1] Minh, P. V., Nam, N. T., Dũng, P. Q. (2017). Xây dựng phương pháp xác định lực cản công tác của thiết bị
hạ ống vách thép thi công cọc nhồi bằng phương pháp ép - xoay. Tạp chí khoa học công nghệ Xây dựng,
Trường Đại học Xây dựng, (4):134–138.
[2] LIEBHERR (2016). Casing rotator. Germany.
[3] SOILMEC (2016). Hydraulic casing rotator. Italy.
[4] Đỗng, P. H., Ngũ, H. V., Thuận, L. B. (2004).Máy làm đất. NXB Xây dựng.
[5] Thành, T. Q., Dũng, P. Q. (1999).Máy và thiết bị nâng. NXB Khoa học và kỹ thuật.
[6] TCVN 9352:2012. Đất xây dựng - phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT). Bộ Khoa học và Công
nghệ.
[7] TCVN 9351:2012. Đất xây dựng - phương pháp thí nghiệm hiện trường - thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
(SPT). Bộ Khoa học và Công nghệ.
[8] Dinh, H. V. (2018). Nghiên cứu xác định chế độ làm việc hợp lý của quá trình hạ ống vách thép thi công
cọc nhồi trong nền đất yếu bằng phương pháp ép - xoay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Xây dựng.
7

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_che_do_lam_viec_hop_ly_cua_thiet_bi_cong.pdf