Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tóm tắt
Theo Luật Kế toán của Việt Nam [1], kết thúc kỳ kế toán các doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN). Khi thực hiện quyết toán, doanh nghiệp cần bám sát Chuẩn mực kế toán và
Luật Kế toán, đồng thời bị ràng buộc bởi các Thông tư, Nghị định của Luật Thuế [2]. Trong khi Luật Kế
toán và Luật Thuế lại có nhiều điểm chưa tương đồng đã gây khó khăn đến việc quyết toán thuế TNDN.
Chính vì vậy, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định các khoản chênh lệch giữa Luật Kế toán
và Luật Thuế sẽ giúp doanh nghiệp hạch toán đúng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà
nước. Bài báo đề xuất phương pháp xác định các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN theo Luật
Kế toán và Luật Thuế, từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quyết toán thuế
TNDN. Kết quả của đề xuất đã được áp dụng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và
được các doanh nghiệp đánh giá cao về việc xử lý các khoản chênh lệch khi quyết toán thuế TNDN.
Từ khóa: Quyết toán thuế; thu nhập doanh nghiệp; Luật Kế toán; Luật Thuế
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

62 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP SUTUDY OF IMPROVEMENT QUALITY FINALIZATION OF CORPORATE INCOME TAX Nguyễn Thị Chuyên, Đoàn Thị Thu Hằng, Phùng Thị Mến Email: nguyenthichuyenkinhte@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 26/2/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/9/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017 Tóm tắt Theo Luật Kế toán của Việt Nam [1], kết thúc kỳ kế toán các doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Khi thực hiện quyết toán, doanh nghiệp cần bám sát Chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán, đồng thời bị ràng buộc bởi các Thông tư, Nghị định của Luật Thuế [2]. Trong khi Luật Kế toán và Luật Thuế lại có nhiều điểm chưa tương đồng đã gây khó khăn đến việc quyết toán thuế TNDN. Chính vì vậy, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định các khoản chênh lệch giữa Luật Kế toán và Luật Thuế sẽ giúp doanh nghiệp hạch toán đúng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Bài báo đề xuất phương pháp xác định các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN theo Luật Kế toán và Luật Thuế, từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quyết toán thuế TNDN. Kết quả của đề xuất đã được áp dụng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và được các doanh nghiệp đánh giá cao về việc xử lý các khoản chênh lệch khi quyết toán thuế TNDN. Từ khóa: Quyết toán thuế; thu nhập doanh nghiệp; Luật Kế toán; Luật Thuế. Abstract According to the Accounting Act of Vietnam [1], at the end of the accounting period, enterprises must make corporate income tax (CIT) finalization. When making the final settlement, the enterprise should pay close attention to the accounting standards and the accounting law, and be bound by the circulars and decrees of the Tax Law [2]. While the Law on Accounting and Tax Law has many similarities, this has made it difficult to finalize CIT. Consequently, accounting for economic transactions arising and determining the differences between the Accounting Law and the Tax Law will help enterprises to properly account and fulfill their tax obligations to the State. The article proposes methods for identifying targets on CIT finalization declarations in accordance with the Law on Accounting and Tax Law, which provides solutions to help enterprises improve the efficiency of CIT finalization. The results of the proposal have been applied in some enterprises in Hai Duong province and they are highly appreciated by enterprises for dealing with the differences when deciding on CIT. Keywords: Finalization of tax; business income; Accounting Law; Tax Law. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các loại thuế được áp dụng tại Việt Nam hiện nay thì thuế TNDN là một loại thuế đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu của ngân sách nhà nước và nó cũng là một công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước về phát triển kinh tế. Đối với doanh nghiệp, việc hạch toán thuế TNDN có vai trò to lớn trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết toán thuế TNDN là việc làm không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp ở cuối mỗi kỳ kế toán. Để việc quyết toán thuế TNDN theo Luật Thuế mà đảm bảo phản ánh đúng bản chất của kế toán là việc làm không hề đơn giản. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có những khoản chi phí mà Luật Kế toán cho phép hoạch toán nhưng Luật Thuế không cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, dẫn 63 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 đến không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình quyết toán. Do đó, rất cần giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa hiệu quả quyết toán thuế TNDN trong giai đoạn tới, cũng như giúp doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn khi đưa ra các quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ VÀ LUẬT KẾ TOÁN 2.1. Căn cứ pháp lý để thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/ QH12 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 32/2013/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014; Luật số 71/2014/ QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. - Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 91/2014/NĐ- CP ngày 01/10/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ- CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ. - Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. 2.2. Quy trình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư số 78): Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như hình 1 [6]: Hình 1. Các bước tính thuế TNDN Theo Luật Kế toán, kết quả kinh doanh được xác định như hình 2 [5]: Hình 2. Sơ đồ khảo sát xác định kết quả kinh doanh 2.3. Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Thuế và Luật Kế toán a. Chênh lệch vĩnh viễn giữa số liệu ghi nhận theo mục đích thuế và số liệu ghi nhận theo mục đích kế toán Trong quá trình thực hiện quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhiều khoản chi phí như [1]: - Khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh; hoặc giá trị hàng hoá dịch vụ trên 20 triệu không thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng; - Các khoản tổn thất tài sản; - Chi lương khi không ký hợp đồng với người lao động, người không làm việc tại doanh nghiệp; - Chi phí sửa chữa tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp; - Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế; - Lãi tiền vay của cá nhân quá tỷ lệ khống chế quy định: quá 150% lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố; - Chi phí không có hóa đơn tài chính, chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn góp chưa đủ; - Hạch toán khấu hao tài sản cố định không đúng theo thời gian trích khấu hao được quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC áp dụng đối với từng tài sản cụ thể 64 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Các khoản chi này theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS17) được gọi là chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời. Do đó, để quá trình quyết toán thuế TNDN được dễ dàng và giảm thiểu các khoản chi phí không hợp lý, doanh nghiệp thường chủ động loại ra khỏi sổ sách kế toán (không hạch toán vào chi phí kế toán) các khoản chi phí thuộc loại chênh lệch vĩnh viễn, điều này hoàn toàn không hợp lý bởi các khoản chi phí trên thực chất vẫn là chi phí của doanh nghiệp (mà chỉ không được trừ khi tính thuế TNDN). Và khi làm như vậy sẽ không khai thác hết các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (mẫu 03/TNDN), đồng thời không phản ánh đúng khoản lãi - lỗ của doanh nghiệp, từ đó làm thông tin cung cấp cho nhà quản trị và nhà đầu tư không chính xác, điều này có thể sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích, đánh giá tính ưu việt của giải pháp, nhóm tác giả sử dụng bộ số liệu của Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc năm 2016 [7]. Với số liệu bảng 1, khi quyết toán thuế TNDN, công ty đã chủ động loại bỏ các khoản chi phí không hợp lý và thực hiện kê khai trên phụ lục 03- 1A và báo cáo quyết toán thuế TNDN. Tuy nhiên để đảm bảo bản chất của kế toán mà vẫn đảm bảo Luật Thuế, nhóm tác giả đưa ra phương pháp như sau: Bảng 1. Số liệu kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc năm 2016 TT Chỉ tiêu Số tiền Ghi chú 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 56.101.319.475 2 Chiết khấu thương mại 5.382.000 3 Giảm giá hàng bán 1.210.500 4 Giá trị hàng bán bị trả lại 560.950 5 Doanh thu hoạt động tài chính 15.741.274 6 Giá vốn hàng bán 53.033.568.867 Trong đó: Hàng không có hóa đơn là 9.870.560 đồng 7 Chi phí bán hàng 813.866.564 Trong đó: Hóa đơn ghi sai mã số thuế là 1.900.500 đồng 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 619.107.705 Trong đó: Chi phí sửa chữa cửa hàng (đi thuê) là 15.680.500 đồng. Tiền lương thuê ngoài của cá nhân không biên chế trong công ty (không có hợp đồng) là 2.500.000 đồng 9 Chi phí tài chính 483.057.100 Trong đó: Chi phí lãi vay dùng cho sản xuất, kinh doanh là 350.680.100 đồng 10 Thu nhập khác 1.250.004.712 11 Chi phí khác 1.609.069.238 Trong đó: Tiền phạt do nộp chậm tờ khai thuế các quý là 1.650.190 đồng Bảng 2. Phụ lục 03-1A khi doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (PHỤ LỤC 03-1A) Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ Đơn vị tiền: đồng Việt Nam TT Chỉ tiêu Mã Số hạch toán theo Luật Thuế Số liệu hạch toán cả Luật thuế và Luật Kế toán 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [01] 56.101.319.475 56.101.319.475 2 Các khoản giảm trừ doanh thu [03] 7.153.450 7.153.450 a Chiết khấu thương mại [04] 5.382.000 5.382.000 b Giảm giá hàng bán [05] 1.210.500 1.210.500 c Giá trị hàng bán bị trả lại [06] 560.950 560.950 3 Doanh thu hoạt động tài chính [08] 15.741.274 15.741.274 65 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 4 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ [09] 54.436.591.576 54.466.543.136 a Giá vốn hàng bán [10] 53.023.698.307 53.033.568.867 b Chi phí bán hàng [11] 811.966.064 813.866.564 c Chi phí quản lý doanh nghiệp [12] 600.927.205 619.107.705 5 Chi phí tài chính [13] 483.057.100 483.057.100 Trong đó: Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh [14] 350.680.100 350.680.100 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [15] 1.190.258.623 1.160.307.063 7 Thu nhập khác [16] 1.250.004.712 1.250.004.712 8 Chi phí khác [17] 1.607.419.048 1.609.069.238 9 Lợi nhuận khác [18] (357.414.336) (359.064.526) 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN [19] 832.844.287 801.242.537 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016 như sau: Bảng 3. Trích tờ khai quyết toán thuế TNDN TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Mẫu số 03/TNDN) [01] Kỳ tính thuế 2016 từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 [06] Tên người nộp thuế: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐÔNG BẮC [07] Mã số thuế: 0801036061 Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã Số hạch toán theo Luật thuế Số liệu hạch toán cả Luật thuế và Luật Kế toán A Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính A 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN A1 832.844.287 801.242.537 B Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế B 1 Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN B1 0 31.601.750 1.3 Các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT B4 0 31.601.750 3 Tổng thu nhập chịu thuế (B12=A1+B1– B8) B12 832.844.287 832.844.287 3.1 Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh B13 832.844.287 832.844.287 C Xác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt động SXKD C16 166.568.857 1 Thu nhập chịu thuế (C1 = B13) C1 832.844.287 832.844.287 4 Thu nhập tính thuế (TNTT) (C4=C1–C2–C3a–C3b) C4 832.844.287 832.844.287 6 TNTT sau khi đã trích lập quỹ khoa học công nghệ (C6=C4–C5=C7+C8+C9) C6 832.844.287 832.844.287 6.2 + Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi) C8 832.844.287 832.844.287 7 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất không ưu đãi (C10 =(C7 x 22%) + (C8 x 20%) + (C9 x C9a)) C10 166.568.857 166.568.857 12 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (C16=C10–C11–C12–C15) C16 166.568.857 166.568.857 D Tổng số thuế TNDN phải nộp (D=D1+D2+D3) D 166.568.857 166.568.857 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh (D1=C16) D1 166.568.857 166.568.857 66 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Qua bảng 2 và bảng 3 ta thấy số tiền thuế phải nộp trong năm 2016 của Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc theo cách hạch toán của kế toán theo Luật Thuế là 166.568.857 đồng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN là 832.844.287 đồng. Tờ khai quyết toán cho thấy chỉ tiêu từ B1 (từ B1.1 đến B1.11) không phát sinh. Điều này là do doanh nghiệp đã chủ động loại các khoản chi phí không được tính trừ ra khỏi chi phí khi xác định thuế TNDN. Tuy nhiên, nếu theo Luật Kế toán, với số liệu của Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc thì chỉ tiêu B4 và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN sẽ thay đổi. Số liệu ở bảng 2 và 3 theo cách hạch toán của nhóm tác giả đưa ra khi hạch toán theo cả Luật Kế toán và Luật Thuế cho thấy nếu quyết toán thuế theo Luật Kế toán và Luật Thuế tức phản ánh đúng thực tế khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp (bảng 2) là 801.242.537 đồng, thấp hơn so với khi áp dụng theo Luật Thuế (832.844.287 đồng) là 31.601.750 đồng, số tiền này chính là số liệu ở chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (bảng 3), do đó số thuế TNDN phải nộp giữa hai phương pháp không hề thay đổi (là 166.568.857 đồng). Như vậy, theo VAS 17 thì 31.601.750 đồng này được gọi là chênh lệch vĩnh viễn giữa thuế và kế toán, và chênh lệch vĩnh viễn sẽ là chi phí không hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế. b. Chênh lệch tạm thời giữa số liệu ghi nhận theo mục đích thuế và số liệu ghi nhận theo mục đích kế toán Trong hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp, ngoài việc phát sinh các chênh lệch vĩnh viễn còn phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời - là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Thông tư 45/2013/TT-BTC); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17. VAS 17 sử dụng hai tài khoản để theo dõi ảnh hưởng về thuế của hai khoản chênh lệch tạm thời nêu trên như sau: - Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”: có số dư Nợ là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai = (Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng) x thuế suất thuế TNDN hiện hành. - Tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”: có số dư Có là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời E Số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm (E = E1+E2+E3) E 150.000.000 150.000.000 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh E1 150.000.000 150.000.000 G Tổng số thuế TNDN còn phải nộp (G = G1+G2+G3) G 16.568.857 16.568.857 1 Thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh G1 16.568.857 16.568.857 H 20% số thuế TNDN phải nộp (H = D*20%) H 33.313.771 33.313.771 I Chênh lệch giữa số thuế TNDN còn phải nộp với 20% số thuế TNDN phải nộp (I = G–H) I (16.744.914) (16.744.914) 67 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 chịu thuế TNDN trong năm hiện hành nhân thuế suất thuế TNDN hiện hành. Để làm rõ cách hạch toán chênh lệch tạm thời, tác giả đưa ra giả thuyết tại Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc với kết quả kinh doanh trong 5 năm (2012-2016) trong hai trường hợp phát sinh chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả (TK347) và tài sản thuế TNDN hoãn lại (TK 243). 2.4. Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Giả sử Công ty CP Quốc tế Đông Bắc khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) theo đường thẳng với nguyên giá TSCĐ 150.000 nghìn đồng, Công ty khấu hao trong 3 năm nhưng theo quy định trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC thì thời gian khấu hao phải là 5 năm. Số liệu được làm rõ trong bảng 4. Bảng 4. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Lợi nhuận kế toán trước khấu hao 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 2. Chi phí khấu hao theo mục đích thuế 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000 3. Lợi nhuận kế toán trước thuế theo mục đích thuế (3) = (1)–(2) 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 4. Chi phí thuế TNDN theo mục đích thuế (4) = (3)*20% 14.000 14.000 14.000 14.000 14.000 5. Chi phí khấu hao theo kế toán DN 50.000 50.000 50.000 6. Lợi nhuận kế toán trước thuế (theo cách khấu hao của DN) 50.000 50.000 50.000 100.000 100.000 7. Thuế TNDN theo mục đích kế toán DN (7) = (6)*20% 10.000 10.000 10.000 20.000 20.000 8. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 4.000 4.000 4.000 (6.000) (6.000) 9. Số dư Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 4.000 8.000 12.000 6.000 0 10. Lợi nhuận sau thuế (10) = (3)–(7)–(8) 56.000 56.000 56.000 56.000 56.000 (Trường hợp thời gian trích khấu hao theo mục đích thuế lớn hơn thời gian khấu hao theo mục đích kế toán) Số liệu trên được biểu thị bằng hạch toán qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016 như sau: 1. Năm 2012, 2013, 2014 kế toán hạch toán: Thuế TNDN hiện hành Nợ TK 8211: 10.000 Có TK 3334: 10.000 Chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả Nợ TK 8212: 4.000 Có TK 347: 4.000 2. Năm 2015, 2016 hạch toán như sau: Thuế TNDN hiện hành Nợ TK 8211: 20.000 Có TK 3334: 20.000 Hoàn nhập chi phí thuế TNDN hoãn lại phải trả Nợ TK 347: 6.000 Có TK 8212: 6.000 Như vậy, chênh lệch giữa số liệu ghi nhận theo mục đích kế toán và số liệu ghi nhận theo mục thuế (chênh lệch tạm thời) phát sinh trong 4 năm đầu theo chiều hướng tăng dần từ 2012 đến 2014 và giảm dần trong năm 2015 và bằng 0 vào năm 2016. Điều đó cho thấy sau 5 năm thì không còn chênh lệch giữa số liệu giữa hai mục đích kế toán và mục đích thuế. 2.5. Hạch toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Giả sử kế toán Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc trích khấu hao TSCĐ trên ngược lại với mục đích thuế, tức theo mục đích kế toán Công ty trích khấu hao trong 5 năm, nhưng theo mục đích thuế là 3 năm. Số liệu được thể hiện ở bảng 5. 68 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Số liệu trên được biểu thị bằng hạch toán qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016 như sau: 1. Năm 2012, 2013, 2014 kế toán hạch toán: Thuế TNDN hiện hành Nợ TK 8211: 14.000 Có TK 3334: 14.000 Tài sản thuế TNDN hoãn lại Nợ TK 243: 4.000 Có TK 8212: 4.000 2. Năm 2015, 2016 hạch toán như sau: Thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 8211: 14.000 Có TK 3334: 14.000 Chi phí thuế TNDN hoãn lại phải nộp Nợ TK 8212: 6.000 Có TK 243: 6.000 Với số liệu và cách hạch toán trên cho thấy: Trong 4 năm đầu phát sinh chênh lệch tạm thời giữa số liệu ghi nhận theo mục đích kế toán và số liệu ghi nhận theo mục đích thuế, chênh lệch này giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014 và tăng dần về 0 từ năm 2015 đến năm 2016. Kết quả là sau 5 năm không còn chênh lệch giữa số liệu giữa hai mục đích kế toán và mục đích thuế. Bảng 5. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Lợi nhuận kế toán trước khấu hao 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 2. Chi phí khấu hao theo mục đích thuế 50.000 50.000 50.000 3. Lợi nhuận kế toán trước thuế theo mục đích thuế (3)=(1)–(2) 50.000 50.000 50.000 100.000 100.000 4. Chi phí thuế TNDN theo mục đích thuế (4) = (3)*20% 10.000 10.000 10.000 20.000 20.000 5. Chi phí khấu hao theo kế toán DN 30.000 30.000 30.000 30.000 30.000 6. Lợi nhuận kế toán trước thuế (theo cách khấu hao của DN) 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 7. Thuế TNDN theo mục đích kế toán DN (7) = (6)*20% 14.000 14.000 14.000 14.000 14.000 8. Tài sản thuế TNDN hoãn lại (4.000) (4.000) (4.000) 6.000 6.000 9. Số dư Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (4.000) (8.000) (12.000) (6.000) 0 10. Lợi nhuận sau thuế (10) = (3)–(7)–(8) 40.000 40.000 80.000 80.000 80.000 (Trường hợp thời gian trích khấu hao theo mục đích kế toán lớn hơn thời gian trích khấu hao theo mục đích thuế) Như vậy, khi hạch toán kế toán nếu áp dụng Thông tư về thuế để hạch toán kế toán sẽ ảnh hưởng đến bản chất của kế toán và không bao giờ thấy được sự chênh lệch giữa thuế và kế toán (tức là không bao giờ chúng ta vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17 trong kế toán), và cũng sẽ không bao giờ áp dụng các chỉ tiêu B1 đến B11 trong tờ khai quyết toán thuế TNDN (Vì tờ khai quyết toán thuế TNDN bắt đầu từ Chỉ tiêu A1 “Lợi nhuận kế toán trước thuế” mà chỉ tiêu A1 bằng đúng chỉ tiêu 50 trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Từ chỉ tiêu B1 trở đi, vận dụng Luật Thuế TNDN để xác định số thuế TNDN phải nộp. Rõ ràng chúng ta thấy được sự tách bạch rõ ràng trong tờ khai quyết toán thuế TNDN giữa Luật Kế toán và Luật Thuế. 3. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÓ PHÁT SINH CHÊNH LỆCH GIỮA LUẬT THUẾ VÀ LUẬT KẾ TOÁN Trên cơ sở những hạn chế trong công tác quyết toán thuế TNDN, để cung cấp chính xác về mặt số liệu, đảm bảo bản chất kế toán, phản ánh đúng số thuế phải nộp của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự sau: Thứ nhất: Trong quá trình hạch toán kế toán của doanh nghiệp, cần hạch toán đúng, đủ số lợi nhuận kế toán theo số thực tế phát sinh tại doanh 69 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 nghiệp (điều này có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp số liệu theo mục đích kế toán), từ đó sẽ cung cấp số liệu chính xác về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh cho các đối tượng liên quan. Thứ hai: Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần bám sát các Thông tư, Nghị định về thuế để chủ động tính ra chênh lệch vĩnh viễn, chênh lệch tạm thời giữa số liệu ghi nhận theo mục đích kế toán và số liệu ghi nhận theo mục đích thuế để hạch toán trên tờ khai và trên báo cáo tài chính. Thứ ba: Đối với chênh lệch vĩnh viễn, trên phương diện kế toán thì khoản này phải được cộng trở lại khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí không được trừ – Thu nhập miễn thuế Trong đó: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí Trên phương diện thuế thì chênh lệch vĩnh viễn sẽ được tập hợp và phản ánh lên chỉ tiêu B4 (tờ khai quyết toán thuế TNDN). Bảng 6. Trích “Tờ khai quyết toán thuế TNDN khi doanh nghiệp quyết toán theo Luật Thuế” Thứ tư: Đối với chênh lệch tạm thời giữa số liệu ghi nhận theo mục đích thuế và theo mục đích kế toán thì chúng ta vận dụng chuẩn mực kế toán số 17 để giải quyết, tức sử dụng tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để hạch toán chênh lệch theo cách hạch toán đã nêu ở mục 2. Số liệu này sẽ được điều chỉnh cho chi phí thuế TNDN trên báo cáo tài chính (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên chỉ tiêu 16) [8] để điều chỉnh cho chi phí thuế TNDN phải nộp trong kỳ. Cách hạch toán được cụ thể ở mục 2.2 và 2.3. Bảng 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thứ năm: Ghi nhận bút toán của niên độ. - Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. - Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Tóm lại: Hạch toán kế toán và quyết toán thuế TNDN có thể vừa vận dụng được các văn bản pháp luật về kế toán, vừa có thể vận dụng các văn bản pháp luật về thuế sẽ đảm bảo đúng bản chất của kế toán và cũng giải quyết được chênh lệch giữa số liệu ghi nhận theo Luật Kế toán và Luật Thuế. Nhóm tác giả đã tìm hiểu và áp dụng giải pháp này cho một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương như: Công ty cổ phần Thương mại Giang Phong, Công ty TNHH MTV Á Thu, Công ty cổ phần Vật Liệu chịu lửa Hưng Đạo, Công ty TNHH 70 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017 Hồng Hà Chí Linh và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía các chủ doanh nghiệp như: - Phản ánh đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phản ánh cụ thể hơn khoản chênh lệch giữa Luật Thuế và Luật Kế toán. - Có số liệu chính xác để đưa ra các quyết định kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp cung cấp số liệu chính xác cho các nhà đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, tổ chức tín dụng ngân hàng. 4. KẾT LUẬN Nguồn thu cho ngân sách nhà nước chủ yếu từ thuế trong đó thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau khi kết thúc niên độ kế toán, các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Làm rõ sự khác biệt giữa Luật Kế toán và Luật Thuế trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và có những giải pháp phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng như nhà đầu tư, cơ quan quản lý thuế, thống kê, tổ chức tín dụng ngân hàng,... qua đó, giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài chính (2005). Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006. [2]. Quốc hội (2013). Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 32/2013/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. [3]. Chính phủ (2013). Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015. [4]. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013. [5]. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. [6]. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015. [7]. Công ty cổ phần Quốc tế Đông Bắc (2016). Báo cáo tài chính, Lưu hành nội bộ. [8]. về phần mềm HTKK 3.4.6 do Bộ Tài chính ban hành ngày 04/8/2017.
File đính kèm:
nghien_cuu_nang_cao_hieu_qua_quyet_toan_thue_thu_nhap_doanh.pdf