Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

TÓM TẮT

Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự

trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước

ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp

đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Với những lợi ích to lớn đó, các doanh

nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này từ năm

1989 và đến nay đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập.

Trong khi Việt Nam vẫn rất cần vốn từ trong nước để phát huy nội lực thì vẫn có tới gần 70% vốn

đầu tư ra nước ngoài thuộc các tập đoàn của Nhà nước với gần 69% vốn đầu tư dưới hình thức

100% vốn Việt Nam và đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 78,74% tổng vốn đầu tư ra nước

ngoài Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 đến

nay, tác giả nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành; cơ cấu đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ; cơ cấu

đầu tư theo tỉnh, thành phố của nước đầu tư và cuối cùng là nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo hình thức,

chủ thể đầu tư từ đó chỉ ra những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện

kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới.

Từ khóa: đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ cấu đầu tư

pdf 8 trang phuongnguyen 3680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Nghiên cứu cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
87 
NGHIÊN CỨU CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP 
RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Nhung* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái nguyên 
TÓM TẮT 
Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây và thực sự 
trở thành một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại. Đối với từng quốc gia, đầu tư ra nước 
ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp 
đến tốc độ phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Với những lợi ích to lớn đó, các doanh 
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng đã mạnh dạn tham gia vào thị trường này từ năm 
1989 và đến nay đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập. 
Trong khi Việt Nam vẫn rất cần vốn từ trong nước để phát huy nội lực thì vẫn có tới gần 70% vốn 
đầu tư ra nước ngoài thuộc các tập đoàn của Nhà nước với gần 69% vốn đầu tư dưới hình thức 
100% vốn Việt Nam và đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 78,74% tổng vốn đầu tư ra nước 
ngoài Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam từ 1989 đến 
nay, tác giả nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo ngành; cơ cấu đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ; cơ cấu 
đầu tư theo tỉnh, thành phố của nước đầu tư và cuối cùng là nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo hình thức, 
chủ thể đầu tư từ đó chỉ ra những cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian tới căn cứ vào điều kiện 
kiện tại của Việt Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. 
Từ khóa: đầu tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ cấu đầu tư 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế 
quốc tế đang diễn ra nhanh chóng đã và đang 
tác tộng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển 
của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của các 
quốc gia. Song song với việc thu hút vốn đầu 
tư trực tiếp từ bên ngoài (FDI), đầu tư trực 
tiếp ra nước ngoài (OFDI) là phương thức 
không thể thiếu được ở một quốc gia thực 
hiện chính sách kinh tế mở để hội nhập kinh 
tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực 
chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế 
so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước 
như vốn, lao động, công nghệ,... ra bên ngoài 
phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng 
cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên 
thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong 
nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu 
được lợi ích cao nhất trong kinh tế. Do vậy, 
sự vận động của nó có tác dụng to lớn và ảnh 
hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển và tính 
bền vững của kinh tế toàn cầu. Đối với từng 
quốc gia, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có ý 
* Tel: 0984 238716, Email: Nhung76qtkd@yahoo.com.vn 
nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được 
coi là “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà 
qua đó nó còn tạo điều kiện để các doanh 
nghiệp tự hoàn thiện mình để nâng cao vị thế 
của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần 
phát triển kinh tế, hoàn thiện các chính sách 
kinh tế của đất nước. Năm 1989, Việt Nam 
bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra 
nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án 
giữa đối tác Việt Nam với một đối tác Nhật 
Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD. Tuy 
số vốn đăng ký của dự án không nhiều nhưng 
đây được coi là dự án có tính chất mở đường 
cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 
của nước ta. Đến nay, hoạt động đầu tư trực 
tiếp nước ngoài đã có những khởi sắc, hiện 
Việt Nam đã có 742 dự án của các doanh 
nghiệp Việt Nam đầu tư ra 59 quốc gia và 
vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký 
đạt trên 33,48 tỷ USD, trong đó phần vốn của 
nhà đầu tư Việt Nam đã vượt 15,5 tỷ USD[2]. 
Trong khi câu chuyện thu hút và hấp thụ vốn 
FDI của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn 
đang gây tranh cãi, thì hiệu quả của những dự 
án đầu tư ra nước ngoài cũng là một vấn đề 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
88 
“nóng” khác. Trên thực tế, trong khoảng vài 
năm trở lại đây, có nhiều dự án đầu tư ra nước 
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra 
khá hiệu quả. Đó là các dự án đầu tư trong 
các lĩnh vực như công nghệ, viễn thông, hàng 
không,... Bên cạnh đó, không phải không có 
những trường hợp lập dự án ảo để chuyển 
ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp pháp cho 
nhiều mục đích khác nhau nhằm mục đích 
tránh thuế, rửa tiền hoặc không phù hợp với 
định hướng. Chính vì thế, để có thể nhìn nhận 
rõ ràng hơn về hoạt động đầu tư ra nước 
ngoài, cần có những cơ chế “lọc”, xem xét cơ 
cấu dòng vốn này một cách hợp lý tức là 
trước hết ta phải nghiên cứu được cơ cấu đầu 
tư để thấy được tính hợp lý hay bất hợp lý, 
tính phù hợp với điều kiện hiện tại, có theo 
đúng quy luật phát triển kinh tế hay không? 
Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 
phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh- 
một phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ 
cấu đầu tư để thấy rõ được thực trạng, những 
cơ cấu đầu tư cần điều chỉnh trong thời gian 
tới căn cứ vào điều kiện kiện tại của Việt 
Nam cũng như từ những kinh nghiệm của các 
nước khác trên thế giới. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt 
Nam giai đoạn 1989 - 2013 
Tính đến ngày 20/3/2013 đã có 742 dự án đầu 
tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 
Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 
15,5 tỷ USD. Như vậy, nếu tính quy mô bình 
quân vốn một dự án thì so với dự án FDI quy 
mô vốn bình quân chỉ là 14,5tr$/dự án thì với 
dự án OFDI bình quân lên tới trên 45,1tr$/dự 
án, nếu dựa theo số vốn thực hiện là 15,5tỷ$ 
thì bình quân cũng lên tới 20,89tr$/dự án [2]. 
Điều này cho thấy hoạt động OFDI của Việt 
Nam không còn manh mún, nhỏ lẻ. 
Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2000 đặc 
biệt từ năm 2006 đến nay có sự bùng nổ mạnh 
mẽ về số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam 
đầu tư ra nước ngoài, điều này có được là do 
chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta 
đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 
Nghiên cứu cơ cấu đầu tư ra nước ngoài 
của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013 
Để thấy rõ phần nào thực trạng của hoạt động 
đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, ta nghiên 
cứu cơ cấu đầu tư theo ngành, địa bàn đầu tư, 
địa bàn chủ đầu tư, và theo chủ thể, hình thức 
đầu tư. 
Bảng 1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2013 
Năm 
Số dự 
án 
Tổng vốn 
(USD) 
Vốn bình 
quân 1 dự án Năm 
Số dự 
án 
Tổng vốn 
(USD) 
Vốn bình 
quân 1 dự án 
1989 1 563380 563380 2002 15 721726576 48115105 
1990 0 0 (-) 2003 24 312690970 13028790 
1991 3 4000 1333.333 2004 15 10760923 717394.9 
1992 3 5282051 1760684 2005 35 549321749 15694907 
1993 4 691 172.7078 2006 35 150558728 4301678 
1994 3 1306811 435603.7 2007 80 1067558005 13344475 
1995 0 0 (-) 2008 105 3051673234 29063555 
1996 0 0 (-) 2009 90 2176537203 24183747 
1997 0 0 (-) 2010 108 14501623055 134274287 
1998 2 1850000 925000 2011 78 2384425566 30569559 
1999 9 12177793 1353088 2012 84 1414416528 16838292 
2000 15 7165370 477691.3 T3/2013 20 7115376388 
355768819,4 
2001 13 7696452 592.0348 Tổng 742 33,485,026,751 
45128068.4 
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư) 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
89 
Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo thời gian (1989 -2013) 
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành 
TT Ngành Số dự án 
Cơ cấu 
(%) 
Vốn đầu tư của dự 
án ở nước ngoài 
(USD) 
Cơ cấu 
(%) 
Công nghiệp 261 35.18 26,365,155,942 78.74 
1 Khai khoáng 99 13.34 23,471,679,986 70.10 
2 CN chế biến,chế tạo 124 16.71 718,562,144 2.15 
3 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 9 1.21 2,117,875,678 6.32 
4 Xây dựng 29 3.91 57,038,134 0.17 
Nông nghiệp 80 10.78 2052822766 6.13 
5 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 80 10.78 2,052,822,766 6.13 
Dịch vụ 401 54.04 5067048043 15.13 
6 Thông tin và truyền thông 42 5.66 1,494,470,243 4.46 
7 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 28 3.77 572,844,000 1.71 
8 Dvụ lưu trú và ăn uống 29 3.91 545,136,549 1.63 
9 KD bat động sản 29 3.91 466,640,259 1.39 
10 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 158 21.29 294,845,159 0.88 
11 Vận tải kho bui 19 2.56 269,149,379 0.80 
12 Y tế và trợ giúp XH 5 0.67 79,180,471 0.24 
13 HĐ chuyên môn, KHCN 63 8.49 44,848,783 0.13 
14 Nghệ thuật và giải trí 5 0.67 1,239,215,000 3.70 
15 Hành chính và dvụ hỗ trợ 11 1.48 38,780,000 0.12 
16 Cấp nước;xử lý chat thải 2 0.27 8,900,000 0.03 
17 Dịch vụ khác 7 0.94 4,722,500 0.01 
18 Giáo dục và đào tạo 3 0.40 8,315,700 0.02 
Tổng số 742 100.00 33,485,026,751 100.00 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư) 
0
20
40
60
80
100
120
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
90 
Cơ cấu đầu tư theo ngành 
Đến năm 2013, các dự án đầu tư của Việt 
Nam đầu tư ra nước ngoài ở ngành công 
nghiệp với 261 dự án với 26.365.155.942 
USD vốn đăng ký, trong đó lại tập trung phần 
lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với 
99 dự án, chiếm tới 70% vốn đầu tư. Như 
vậy, các dự án đầu tư thuộc ngành công 
nghiệp chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án 
nhưng chiếm tới gần 4/5 vốn đầu tư đăng ký. 
Điều này cho thấy mức độ tập trung vốn vào 
ngành này là rất lớn. Tuy nhiên, vốn đầu tư 
vào ngành này cũng có xu hướng giảm dần, 
năm 2007 chiếm tới 84,54% tổng vốn đầu tư 
nhưng đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 
63,72% vốn thực hiện năm 2013 trong khi đó 
ngành nông nghiệp và dịch vụ tuy chiếm số 
vốn đầu tư ít hơn nhưng đang có xu hướng 
tăng đặc biệt là ngành dịch vụ có tỷ lệ vốn 
đầu tư thực hiện tăng nhanh nhất từ 8,83% 
năm 2007 tăng lên 27,25% năm 2011.Tiếp 
theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến 
với 80 dự án, tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD 
(chiếm 10,8% số dự án và 12,6% tổng vốn 
đầu tư). Ngành dịch vụ, đến năm 2013 có tới 
401 dự án chiếm trên 54% nhưng vốn đầu tư 
chỉ chiếm 15,13% tổng vốn đăng ký. 
Qua phân tích ở trên cho thấy, đầu tư ra nước 
ngoài của Việt Nam là khá đa dạng về lĩnh 
vực, ngành nghề kinh doanh nhưng chủ yếu 
vẫn tập trung vào những ngành có công nghệ 
sản xuất thấp để tận dụng nguồn nhân công 
giá rẻ, tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào của 
các nước điều này phản ánh thực trạng về 
tài chính và công nghệ của các doanh 
nghiệp Việt Nam và sự thiếu hụt về năng 
lượng, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất 
trong nước. 
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong 
những biện pháp quan trọng để mở rộng tiêu 
thụ sản phẩm và chủ động được nguồn 
nguyên liệu, tài nguyên, khoáng sản, năng 
lượng cung cấp về trong nước, góp phần thúc 
đẩy sản xuất trong nước phát triển trong dài 
hạn. Do vậy, trong thời gian đầu, nước ta tập 
trung đầu tư vào ngành công nghiệp là khá 
hợp lý. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu thì hoạt 
động đầu tư ra nước ngoài thường gắn với các 
tập đoàn nhà nước mà để phát huy lợi thế 
chuyên môn, ngành nghề của doanh nghiệp 
thì thường cũng là các lĩnh vực, công nghiệp 
khai khoáng, sản xuất phân phối điện, công 
nghiệp chế tạo nên cơ cấu vốn đầu tư ra nước 
ngoài chiếm gần 80% ở lĩnh vực này vẫn là 
phù hợp. Tuy nhiên, khi hoạt động đầu tư của 
các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước giảm 
dần mà chuyển sang các loại hình khác thì cơ 
cấu đầu tư cũng cần chuyển sang lĩnh vực 
phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, 
ngành dịch vụ, đây là những ngành không đòi 
hỏi vốn đầu tư nhiều và rủi ro không lớn như 
ngành công nghiệp khai khoáng. 
Bảng 3: 10 quốc gia có số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất tính đến năm 2013 
TT Quốc gia Số dự án Cơ cấu (%) Vốn đầu tư (USD) Cơ cấu (%) 
1 Lào 227 30.59 4,994,334,586 14.92 
2 Campuchia 129 17.39 2,924,868,170 8.73 
3 Hoa Kỳ 97 13.07 378,563,626 1.13 
4 Singapore 46 6.20 1,022,967,701 3.06 
5 Hàn Quốc 23 3.10 10,618,500 0.03 
6 Liên bang Nga 17 2.29 4,630,851,831 13.83 
7 Nhật Bản 17 2.29 4,294,167 0.01 
8 Australia 15 2.02 187,994,540 0.56 
9 Hồng Kông 14 1.89 15,998,875 0.05 
10 Trung Quốc 12 1.62 15,071,900 0.05 
Tổng 10 quốc gia 597 80.46 14185563896 42.36 
Tổng 59 quốc gia 742 100.00 33,485,026,751 100.00 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư) 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
91 
 Bảng 4: Tỷ trọng số dự án và vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo các châu lục 
Châu lục Cơ cấu theo số dự án (%) Cơ cấu phân theo vốn đầu tư (%) 
Châu Á 69,90 55,19 
Châu Mỹ 14,60 29,20 
Châu Âu 10,20 8,73 
Châu Phi 3,30 5,72 
Châu Úc 2,00 1,16 
Tổng 100,00 100,00 
 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư) 
Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ 
Tính đến năm 2013, các doanh nghiệp Việt 
Nam hiện cũng không chỉ tập trung vào đầu 
tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen 
thuộc như Lào, Campuchia hay Nga mà phát 
triển ra những khu vực xa hơn như các nước 
khu vực Châu Phi, Châu Mỹ, thậm chí cả 
những nước kinh tế phát triển như Australia, 
Mỹ, Singapore, Nhật Bản với tổng số là 59 
quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Với số liệu trên cho thấy, Lào và Campuchia 
là hai quốc gia láng giềng có số dự án đầu tư 
tập trung nhiều nhất lên tới 356 dự án chiếm 
tỷ lệ 47,98% tổng số dự án đầu tư, tuy nhiên 
các dự án vào hai quốc gia này với quy mô 
vốn đầu tư tương đối nhỏ, chỉ chếm 23,65% 
tổng vốn đầu tư. Quốc gia thứ ba mà các 
doanh nghiệp Việt Nam cũng chú trọng tới là 
Hoa Kỳ, đây là thị trường rất tiềm năng, có 
nhiều dự án hấp dẫn đặc biệt là sau khi Việt 
Nam gia nhập WTO. Bên cạnh đó là Hàn 
Quốc và Trung Quốc, đây là các thị trường 
cũng được đánh giá là có tiềm năng nhưng 
hiện tại mức độ khai thác từ hai quốc gia này 
vẫn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, nếu xét về 
quy mô vốn đầu tư thì Lào đứng vị trí thứ 
nhất với 227 dự án với tổng vốn đầu tư gần 5 
tỷ USD (chiếm 30,6% số dự án và 14,9% vốn 
đầu tư), Campuchia đứng vị trí thứ 2 với 129 
dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,9 tỷ 
USD (chiếm 17,4% số dự án và 8,37% vốn 
đầu tư), tiếp theo là Liên bang Nga và 
Venezuela. 
Như vậy, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 
thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nước 
thuộc khu vực Châu Á 518 dự án chiếm 
69,9% tổng số dự án được cấp phép với số 
vốn đăng ký vào khu vực này tương ứng 
chiếm 55,19% tổng vốn đầu tư việt Nam đầu 
tư ra nước ngoài[1]. Sở dĩ các nhà đầu tư tập 
trung đầu tư nhiều vào Châu Á mà cụ thể là 
Lào và Campuchia là do nguồn tài nguyên 
thiên nhiên ở các nước này khá dồi dào, giá 
thuê nhân công tương đối rẻ, điều kiện đi lại 
thuận tiện, chi phí thấp cũng như có nhiều nét 
tương đồng về văn hóa,Với Châu Phi và 
Châu Úc, đây là hai địa bàn khá mới mẻ với 
Việt Nam, khoảng cách địa lý xa, phong tục 
tập quán có nhiều khác biệt,. Tuy nhiên đến 
nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam 
mạnh dạn đầu tư vào hai thị trường này, và 
đây được coi là thị trường rất có triển vọng 
mà các doanh nghiệp Việt Nam trong thời 
gian tới cần chú ý do đại đa số các quốc gia ở 
khu vực này là các nước đang phát triển, có 
trình độ phát triển kinh tế thấp hơn Việt Nam. 
Ta thấy, địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp 
Việt Nam ngày càng được mở rộng, Việt 
Nam đã đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài 
với 59 quốc gia trên cả 5 châu lục, điều này 
phần nào cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam 
đã trưởng thành không ngừng và đã nhanh 
chóng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. 
Với trình độ công nghệ, năng lực kinh doanh 
và tiềm lực tài chính hiện nay thì hoạt động 
đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung 
nhiều vào các nước đang phát triển (Châu Á, 
Châu Phi) mà đặt biệt là Lào và Campuchia, 
đây là hướng đi đúng tuy nhiên qua nghiên 
cứu cơ cấu đầu tư này cũng cho thấy Trung 
Quốc là một quốc gia đông dân hàng đầu thế 
giới, là thị trường tiêu thụ khổng lồ, nhiều 
tiềm năng, đặc biệt, với nước ta đó là một thị 
trường có chi phí vận chuyển thấp, có nhiều 
điểm tương đồng về văn hóa thế nhưng hoạt 
động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vào 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
92 
thị trường này chưa phát triển mạnh, chỉ đứng 
thứ 10 trong số 59 quốc gia với lượng vốn 
đầu tư rất khiêm tốn, chỉ khoảng 0,05% tổng 
vốn đầu tư của Việt Nam. Như vậy, cơ cấu đầu 
tư về địa bàn, lãnh thổ cần được khuyến khích 
điều chỉnh sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích 
rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. 
Cơ cấu đầu tư ra nước ngoài phân theo tỉnh, 
thành phố của nước chủ nhà 
Đến nay, Việt Nam đã có 48 tỉnh, thành phố 
trong cả nước có đơn vị có dự án đầu tư trực 
tiếp ra nước ngoài trong đó tập trung nhiều 
vào 10 tỉnh, thành phố đã có số dự án là 575 
dự án chiếm 77,49% tổng số dự án tương ứng 
với số vốn đầu tư là 26.117.748.611 USD 
chiếm 78% vốn đầu tư ra nước ngoài của cả 
nước. Với số liệu trên cho thấy, các doanh 
nghiệp, tập đoàn lớn tập trung chủ yếu ở Hà 
Nội với 236 dự án chiếm 31,81% với vốn đầu 
tư ra nước ngoài tương ứng là 20.395.024.211 
USD chiếm tới trên 60% tổng vốn đầu tư. 
Điều này cho thấy, các dự án có vốn lớn vẫn 
tập trung ở các đơn vị ở Hà Nội, trung bình 
một dự án là 86.419.594 USD trong khi đó, 
thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh 
tế lớn của cả nước cũng có số dự án tương 
đối, chiếm tới 28,98% tổng số dự án nhưng 
xét về vốn đầu tư lại chỉ chiếm 6,36%. Điều 
này cho thấy, các dự án đầu tư của các đơn vị 
trên địa bàn này chủ yếu đầu tư vào các dự án 
ngành dịch vụ với nhu cầu vốn đầu tư không 
cao, trung bình chỉ là 9.901.113 USD bằng 
11,45% vốn bình quân một dự án của các đơn 
vị đầu tư ở Hà Nội. 
Cơ cấu đầu tư theo hình thức và chủ thể 
đầu tư 
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có rất nhiều 
nhân tố tác động đến như môi trường kinh 
doanh trong nước, môi trường kinh doanh 
nước nhận đầu tư, môi trường kinh doanh 
quốc tế nên hoạt động này tương đối phức 
tạp, thực ra khi các doanh nghiệp tham gia 
hoạt động đầu tư ra nước ngoài có thể lựa 
chọn các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư 
trực tiếp 100% vốn hoặc bằng cách mua lại và 
sáp nhập. Tuy nhiên, trong thời gian qua các 
nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu lựa chọn hình 
thức liên doanh và đầu tư trực tiếp 100% vốn. 
Trong những năm đầu (năm 2001) liên doanh 
chiếm 46,2% số dự án, đầu tư trực tiếp 100% 
vốn chiếm 53,8%, đến những năm gần đây 
(năm 2011) liên doanh chiếm 31,2% số dự án 
còn hình thức đầu tư 100% vốn Việt Nam 
chiếm tới 68,8%. Như vậy, hình thức đầu tư 
trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng 
tăng lên do hình thức này cho phép các doanh 
nghiệp Việt Nam chủ động hơn khi tiến hành 
đầu tư và không bị ràng buộc vào các đối tác 
ở nước chủ nhà ngoài nước, tuy nhiên với các 
dự án có nhiều rủi ro, nhu cầu vốn lớn như ở 
lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai 
thác khoáng sản, cũng vẫn ưu tiên hình 
thức liên doanh để cùng chia sẻ rủi ro nếu có. 
Bảng 5: 10 tỉnh, thành phố có số dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất tính đến năm 2013 
TT Quốc gia 
Số dự 
án Cơ cấu (%) 
Vốn đầu tư của dự 
án Cơ cấu (%) 
1 Hà Nội 236 31.81 20,395,024,211 60.91 
2 TP Hồ Chí Minh 215 28.98 2,128,793,446 6.36 
3 Nghệ An 29 3.91 293,721,156 0.88 
4 Bình Dương 21 2.83 188,572,697 0.56 
5 Gia Lai 20 2.70 920,266,786 2.75 
6 Đồng Nai 15 2.02 1,232,878,197 3.68 
7 Hải Phòng 13 1.75 20,535,818 0.06 
8 Đà Nẵng 9 1.21 853,244,283 2.55 
9 Kon Tum 9 1.21 80,448,428 0.24 
10 An Giang 8 1.08 4,263,589 0.01 
Tổng 10 tỉnh, thành phố 575 77.49 26,117,748,611 78.00 
Tổng 48 tỉnh, thành phố 742 100.00 33,485,026,751 100.00 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư) 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
93 
Về chủ thể đầu tư ra nước ngoài của việt Nam 
cũng khá đa dạng, như các tập đoàn, doanh 
nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, nhưng 
theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 
vốn đầu tư của 5 tập đoàn lớn: Tập đoàn Dầu 
khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Sông Đà, 
Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn than 
& Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Công 
nghiệp Cao su Việt Nam đã chiếm tới 69,9% 
tổng số vốn đầu tư. 
Theo tác giả nghiên cứu cho thấy, trong giai 
đoạn đầu hoạt động đầu tư ra nước ngoài chủ 
yếu được thực hiện bởi các công ty, tập đoàn, 
doanh nghiệp nhà nước để nhà nước phát huy 
được lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả 
đầu tư, đảm bảo lợi ích cho các quốc gia là 
phù hợp. Song, đến nay, sau gần 25 năm tham 
gia trên trường quốc tế, hoạt động đầu tư ra 
nước ngoài của Việt Nam không còn non trẻ 
thì nhà nước nên tạo cơ hội để đẩy mạnh các 
thành phần kinh tế sở hữu vốn ngoài nhà 
nước đầu tư ra nước ngoài vì thực tế cho thấy, 
các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp 
tư nhân thường có hiệu quả hoạt động sản 
xuất kinh doanh cao hơn. Do vậy, cơ cấu đầu 
tư ra nước ngoài theo chủ thể hiện nay ở nước 
ta chưa thật hợp lý mà cần tăng tỷ lệ vốn đầu 
tư tư nhân tham gia vào hoạt động này trong 
thời gian tới. 
KẾT LUẬN 
Qua phân tích cơ cấu đầu tư của hoạt động 
đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam những 
năm qua, có thể thấy làn sóng đầu tư ra nước 
ngoài đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Làn sóng 
này đã mở ra một mặt trận kinh tế thứ hai 
nhằm khai thác thị trường và lợi thế cạnh 
tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự 
phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị 
thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và 
trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những 
thành tựu, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của 
Việt Nam vẫn còn gặp không ít những khó 
khăn thách thức, cơ cấu đầu tư đã đến lúc cần 
phải chuyển hướng. Cơ cấu đầu tư trong giai 
đoạn đầu được đánh giá là tương đối phù hợp 
với quy luật, ban đầu khi các doanh nghiệp 
trong nước chưa đủ mạnh thì nhà nước 
khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty, 
doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn sang các 
nước láng giềng, các nước đang phát triển với 
lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp, khai khoáng, 
viễn thông, những lĩnh vực kinh doanh chủ 
yếu của các công ty, tập đoàn lớn mạnh của 
đất nước với hình thức đầu tư chủ yếu là liên 
doanh. Đến nay, khi Việt Nam bắt đầu có 
được vị thế trên trường quốc tế, tuy còn 
khiêm tốn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam 
đã tạo được chỗ đứng trên thương trường thì 
Việt Nam cần duy trì sự hoạt động của các dự 
án đã đầu tư và khuyến khích dần sang các 
lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực phân phối sản 
phẩm sang thị trường các nước Châu Phi, 
châu Úc và dần tiếp cận thị trường các nước 
kinh tế phát triển với chủ thể đầu tư đa dạng 
hơn và chuyển dần sang cơ cấu vốn đầu tư 
của các doanh nghiệp tư nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ kế hoạch & Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, 
Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài Quý I 
2013, 2012, 2011, Hà Nội. 
2. Bộ kế hoạch & Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài 
(2013), Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước 
ngoài lũy kế đến QI năm 2013, Hà Nội 
3. Đỗ Đức Bình (2012), Giáo trình Đầu tư quốc 
tế, trường Đại học KTQD, Nxb Khoa học kỹ thuật, 
Hà Nội. 
4. Đinh Trọng Thịnh, 2006, Thúc đẩy doanh 
nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, 
Nxb Tài chính 
5. Nguyễn Hữu Huy Nhựt, 2010, Chiến lược đầu 
tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong tiến 
trình hội nhập kinh tế quốc tế. 
6. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2009), Kinh nghiệm 
đầu tư ra nước ngoài của các nước đông Nam Á và 
bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, 
(220), tr 33-38. 
Nguyễn Thị Nhung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 87 - 94 
94 
SUMMARY 
STRUCTURE REARSEARCH OUTWARD 
FOREIGN DIRECT INVESTMENT OF VIET NAM 
Nguyen Thi Nhung* 
College of Economic & Business Administration - TNU 
International Investment activity is growing strongly in recent decades and actually become a 
fundamental characteristic of modern economies. For each country, outward foreign investment is 
extremely important sence, the movement of its works great and direct impact to the growth and 
sustainability of the global economy. With the enormous benefits that enterprises in Viet Nam 
intergration process has also strongly involved in this market since 1989 and has achieved initial 
success, however, is still pretty much and counter. While Viet Nam is still in need of capital from 
the country to promote internal strength is still almost 70% of outward foreign investment capital 
of state corporations with nearly 69% of outward foreign investment capital in the form of a 100% 
Viet Nam capital and invested in industry accounted for 78.74% of total outward foreign 
investmentTo find out more about the current status of outward foreign direct investment in Viet 
Nam from 1989 until the present, the author studies the structure investment by country of territory; by 
province and finally investment research structure in the form of investment, the investor can then only 
the investment structure should be adjusted in the future based on conditions in the event of Viet Nam 
as well as from the experiences of other countries in the world. 
Keywords: investment, outward foreign direct investment, the investment structure 
Ngày nhận bài:31/12/2013; Ngày phản biện:10/1/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN 
* Tel: 0984 238716, Email: Nhung76qtkd@yahoo.com.vn 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_co_cau_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_cua_viet_na.pdf