Nghiên cứu áp dụng công nghệ làm thoáng cải tiến-Lọc cao tải và tuần hoàn nước để xử lý đồng thời sắt, mangan và amoni trong nước ngầm khu vực Hà Nội

Tóm tắt: Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm công nghệ xử lý nước ngầm chứa sắt, mangan, amoni bằng

phương pháp làm thoáng cải tiến, lọc nhanh cao tải (17m/h) và có dòng tuần hoàn ở quy mô công nghiệp,

công suất hữu ích 2.500m3/ngày tại Nhà máy nước Tương Mai, Công ty Nước sạch Hà Nội. Thời gian vận

hành từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sắt, mangan, amoni trong nước sau

xử lý đạt quy chuẩn Nhật Bản và Việt Nam về chất lượng nước ăn uống. Hiệu suất xử lý cũng đạt cao, chất

lượng nước đạt quy chuẩn đối với các chỉ tiêu asen, chất hữu cơ. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước

(điện, nhân công) là 214VND/m3, tiết kiệm được chi phí hóa chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ

làm thoáng cải tiến - lọc cao tải có khả năng áp dụng hiệu quả để nâng cao chất lượng nước tại nhà máy

nước Tương Mai và các nhà máy xử lý nước ngầm khác có ô nhiễm sắt, mangan, amoni, asen ở Việt Nam.

pdf 5 trang phuongnguyen 6340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu áp dụng công nghệ làm thoáng cải tiến-Lọc cao tải và tuần hoàn nước để xử lý đồng thời sắt, mangan và amoni trong nước ngầm khu vực Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu áp dụng công nghệ làm thoáng cải tiến-Lọc cao tải và tuần hoàn nước để xử lý đồng thời sắt, mangan và amoni trong nước ngầm khu vực Hà Nội

Nghiên cứu áp dụng công nghệ làm thoáng cải tiến-Lọc cao tải và tuần hoàn nước để xử lý đồng thời sắt, mangan và amoni trong nước ngầm khu vực Hà Nội
120 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ LÀM THOÁNG CẢI TIẾN 
 - LỌC CAO TẢI VÀ TUẦN HOÀN NƯỚC ĐỂ XỬ LÝ ĐỒNG THỜI SẮT, 
MANGAN VÀ AMONI TRONG NƯỚC NGẦM KHU VỰC HÀ NỘI
Nguyễn Việt Anh1*, Tadao O.2, Nguyễn Thành Trung3, Trần Quốc Hùng4 
Tóm tắt: Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm công nghệ xử lý nước ngầm chứa sắt, mangan, amoni bằng 
phương pháp làm thoáng cải tiến, lọc nhanh cao tải (17m/h) và có dòng tuần hoàn ở quy mô công nghiệp, 
công suất hữu ích 2.500m3/ngày tại Nhà máy nước Tương Mai, Công ty Nước sạch Hà Nội. Thời gian vận 
hành từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sắt, mangan, amoni trong nước sau 
xử lý đạt quy chuẩn Nhật Bản và Việt Nam về chất lượng nước ăn uống. Hiệu suất xử lý cũng đạt cao, chất 
lượng nước đạt quy chuẩn đối với các chỉ tiêu asen, chất hữu cơ. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước 
(điện, nhân công) là 214VND/m3, tiết kiệm được chi phí hóa chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ 
làm thoáng cải tiến - lọc cao tải có khả năng áp dụng hiệu quả để nâng cao chất lượng nước tại nhà máy 
nước Tương Mai và các nhà máy xử lý nước ngầm khác có ô nhiễm sắt, mangan, amoni, asen ở Việt Nam.
Từ khóa: Amoni; asen; nước ngầm; mangan; sắt; xử lý nước.
Study on application of advanced aeration, high rate filtration and flow recirculation for simultaneus 
removal of iron, manganese and ammonia from groundwater in Hanoi area 
Abstract: The pilot experiments on groundwater treatment with high rate injection aeration, high load 
sand filtration (17m/h) and filtered water recirculation at Tuong Mai water treatment plant, Hanoi city were 
conducted from June 2016 to March 2017. Results shown that treated water quality were satisfying 
Japanese and Vietnamese standards for drinking water in terms of iron, manganese, as well as arsenic and 
organic matters. Average labor and electricity costs for system operation were 214VND/m3 only. The results 
have proved that the studied technology has potential application for improvement of water quality in Tuong 
Mai plant, as well as in other groundwater treatment plants in Vietnam contaminated with iron, manganese, 
ammonia, arsenic and organic matters.
Keywords: Ammonia; arsenic; groundwater; iron; manganese; water treatment.
Nhận ngày 7/8/2017; sửa xong 15/9/2017; chấp nhận đăng 26/9/2017 
Received: August 7nd, 2017; revised: September 15nd, 2017; accepted: September 26th, 2017
1. Đặt vấn đề
Việc nâng cao chất lượng nước cấp 
ở thành phố Hà Nội là một yêu cầu cấp 
bách, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng 
tăng cao của người dân. Đối với các nhà 
máy nước sử dụng nguồn nước ngầm, 
công nghệ xử lý phổ biến hiện đang áp 
dụng là làm thoáng bằng giàn mưa hoặc 
tháp làm thoáng cao tải, lắng tiếp xúc, lọc 
nhanh và khử trùng bằng clo. Công nghệ 
này có hiệu quả xử lý tốt với sắt, mangan, 
asen, nhưng kém hiệu quả với nguồn nước 
1 PGS.TS, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng.
2 KS, Công ty Nagaoka, Osaka, Nhật Bản.
3 ThS, Công ty Nagaoka, Osaka, Nhật Bản.
4 KS, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
* Tác giả chính: E-mail: anhnv@nuce.edu.vn.
Hình 1. Nguyên lý làm việc của hệ thống pilot [2]
121TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
có chứa amoni, do giàn mưa hoặc tháp làm thoáng cao tải không cung cấp đủ oxy cho quá trình chuyển hóa 
amoni. Mặt khác, dây chuyền được chia ra làm nhiều giai đoạn riêng biệt nên chiếm diện tích xây dựng lớn 
và đòi hỏi nhiều nhân công để quản lý vận hành [1].
Công nghệ xử lý nước ngầm: làm thoáng cải tiến, lọc cao tải và tuần hoàn nước sau lọc (Hình 1) cho 
phép xử lý đồng thời nước ngầm nhiễm sắt, mangan, amoni và asen chỉ trong một tháp lọc, không cần hóa chất, 
bể keo tụ và lắng tiếp xúc. Hệ thống sử dụng oxy không khí làm tác nhân oxy hóa, không cần sử dụng hóa chất 
oxy hóa, keo tụ. Quá trình làm thoáng được tối ưu hóa bằng các ống làm thoáng đặc biệt kiểu ejector. Oxy của 
không khí được hòa trộn, khuyếch tán đều với nước ngầm ở mức gần bão hòa. Sắt, mangan, asen và amoni 
được xử lý qua các quá trình oxy hóa, lọc tiếp xúc kết hợp với lọc sinh học, diễn ra trong tháp lọc với vật liệu 
lọc là cát thạch anh. Vận tốc lọc của hệ đạt tới 17m/h, cao hơn nhiều so với quá trình lọc nhanh thông thường 
(5~7m/h), nhờ đó làm giảm diện tích lắp đặt và chi phí xây dựng. Hệ thống được thiết kế dưới dạng các module 
tháp lọc bằng kim loại hoặc dạng bể bê tông. Các quá trình lọc, rửa lọc đều được lập trình vận hành tự động [3]. 
Công nghệ này do Công ty Nagaoka (Nhật Bản) phát triển với tên gọi Chemiles. Chemiles đã được 
ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia với công suất từ nhỏ tới 50.000m3/ngày [4]. Tại Việt 
Nam, công nghệ Chemiles cũng được nghiên cứu thử nghiệm với quy mô pilot tại Nhà máy nước Tương 
Mai từ tháng 6/2014 tới tháng 1/2015, được thực hiện bởi Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty Nagaoka 
và Viện Khoa học Kỹ thuật và Môi trường, Trường Đại học Xây dựng [1]. Dự án thử nghiệm đã chứng 
minh được công nghệ Chemiles có thể xử lý triệt để nguồn nước ngầm có chứa đồng thời sắt, mangan và 
amoni tại Nhà máy nước Tương Mai mà không cần dùng hóa chất. Các chỉ tiêu tổng sắt, mangan, amoni 
trong nước sau xử lý thỏa mãn quy chuẩn nước uống trực tiếp tại vòi của Nhật Bản: sắt <0.3mg/L; mangan 
<0.05mg/L và amoni <0.1mg/L. Để đánh giá cả về chỉ tiêu chất lượng nước cũng như chỉ tiêu kinh tế, một 
hệ thống Chemiles với quy mô công nghiệp 2.500m3/ngày đã được đưa vào lắp đặt, vận hành và theo dõi, 
đánh giá tại Nhà máy nước Tương Mai, thông qua tài trợ của tổ chức JICA Nhật Bản. 
2. Nguyên vật liệu, thiết bị và phương pháp thực hiện
2.1 Mô tả hệ thống thử nghiệm
Hệ thống Chemiles được lắp đặt tại Nhà máy nước 
Tương Mai vào tháng 6/2016. Hệ thống có diện tích lắp đặt 
21m × 12m, gồm 3 tháp lọc bằng thép đường kính 3.200mm, 
cao 3.700mm, 1 bơm nước thô công suất 11kW, 3 bơm nước 
sạch 11kW, 1 bơm rửa ngược 26kW và một bể chứa nước 
sạch dung tích 85m3 (Hình 2). Hệ thống được lập trình hoạt 
động tự động và thông số vận hành được tự động truyền về qua 
Internet. Công suất của cột lọc là 7.500m3/ngày. Do hàm lượng 
amoni trong nước ngầm cao nên một phần nước sau lọc được 
tuần hoàn lại hệ thống ống phun để tăng hàm lượng oxy hòa 
tan và pha loãng nước thô vào cột lọc. Đây là giải pháp tăng 
cường lượng oxy hòa tan cần thiết để oxy hóa đồng thời sắt, 
mangan, amoni trong nước thô. Tỷ lệ nước sau lọc tuần hoàn 
trên nước thô được lấy dựa trên kết quả thử nghiệm quy mô 
pilot là 1 nước thô/2 nước sạch [1]. Lưu lượng nước sau lọc 
tuần hoàn là 5.000m3/ngày. Công suất nước sạch được xử lý 
của hệ thống là 2.500m3/ngày. Vật liệu lọc sử dụng là cát thạch 
anh thông thường, đường kính trung bình 0.6mm. Chiều cao 
lớp vật liệu lọc trong tháp lọc là 2.000mm [2].
2.2 Phương pháp thực hiện đánh giá hệ thống
Việc lấy mẫu đánh giá hệ thống được thực hiện từ ngày 
1/7/2016 tới 31/3/2017. Mẫu nước thô và nước sau xử lý được 
lấy 1 lần/2 tuần. Hệ thống xử lý hiện có, áp dụng công nghệ truyền thống của Nhà máy nước Tương Mai 
có công suất 22.000m3/ngày. Sau khi lắp đặt hệ thống Chemiles, hệ thống cũ được vận hành với công suất 
19.500m3/ngày. Nước sau xử lý của hệ thống Chemiles, công suất 2.500m3/ngày, chảy vào bể chứa nước sạch 
và được cấp vào mạng, hòa cùng nước từ hệ thống cũ... Nước cấp vào mạng (sau Trạm bơm cấp II) của Nhà 
máy nước Tương Mai cũng được lấy mẫu, phân tích để đánh giá sự cải thiện chất lượng nước của Nhà máy.
Hình 2. Hệ thống Chemiles tại Nhà máy 
nước Tương Mai
122 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Ở giai đoạn đầu, các thông số phân tích bao gồm sắt, mangan, amoni, pH. Từ ngày 18/10/2016 , bổ 
sung thêm chỉ tiêu asen và chỉ số Độ oxy hóa KMnO4. Các mẫu nước đồng thời được lấy và phân tích đối 
chứng bởi Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE), Trường Đại học Xây dựng, Phòng Kiểm nghiệm 
chất lượng nước, Công ty Nước sạch Hà Nội. Ngoài ra, mẫu nước cũng được định kỳ gửi phân tích bởi một 
đơn vị độc lập là Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế, so sánh với 31 chỉ tiêu thuộc nhóm A 
và B, Quy chuẩn nước ăn uống (QCVN 01: 2009/BYT).
Các đồng hồ nước thô, đồng hồ nước sạch, và đồng hồ điện được lắp đặt để tính toán lượng nước 
dùng cho rửa bể lọc và lượng điện tiêu thụ. Hệ thống được bảo trì hai lần vào tháng 11/2016 và tháng 
4/2017. Chi phí nhân công, vật tư cho bảo trì cũng được tổng hợp, đánh giá.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Hiệu quả xử lý nước của hệ thống Chemiles tại Nhà máy nước Tương Mai
Các đồ thị dưới đây thể hiện kết quả chất lượng nước sau xử lý của hệ thống Chemiles. Các chỉ tiêu 
sắt, mangan, amoni, asen và chất hữu cơ trong nước sau xử lý của Chemiles đều thỏa mãn Quy chuẩn 
nước ăn uống của Việt Nam QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn nước uống của Nhật Bản [2, 4].
Hệ thống đạt hiệu quả xử lý sắt và amoni ngay sau khi bắt đầu vận hành. Hiệu suất xử lý trung bình cao 
(trên 98%) và ổn định trong suốt thời gian theo dõi. Với chỉ tiêu mangan, hệ thống cần thời gian ổn định khoảng 
1 tháng để xử lý triệt để (<0.05mg/L). Chất lượng nước sau khi xử lý của Chemiles thỏa mãn quy chuẩn nước 
ăn uống của Việt Nam QCVN 01:2009/BYT (Fe < 0,3mg/L; Mn < 0,3mg/L; NH4
+-N < 3mg/L) và tiêu chuẩn nước 
uống của Nhật Bản (Fe < 0,3mg/L; Mn < 0,05mg/L; NH4
+-N < 0,1mg/L). Khi hòa trộn với nước sau xử lý của 
hệ thống cũ tại Nhà máy nước Tương Mai, chất lượng nước cấp vào mạng của toàn Nhà máy được cải thiện. 
Bảng 2 thể hiện sự cải thiện chất lượng nước của Nhà máy trước và sau khi áp dụng hệ thống Chemiles.
Bảng 1. Chất lượng nước sau xử lý của Chemiles
Chỉ tiêu
Nước 
thô
Nước sau 
xử lý
QCVN 
01:2009/BYT
Quy chuẩn nước 
uống Nhật Bản
Ghi chú
Sắt tổng (mg/L) 7.32 0.05 0.3 0.3
Giá trị trung bình, 
6/7/2016 ~ 21/3/2017
Mangan (mg/L) 0.24 0.031 0.3 0.05
Giá trị trung bình, 
4/8/2016 ~ 21/3/2017
Amoni (mg/L) 4.57 0.06 3 0.1
Giá trị trung bình, 
6/7/2016 ~ 21/3/2017
Asen (mg/L) 0.02 0.0058 0.01 0.01
Giá trị trung bình, 
18/10/2016 ~ 21/3/2017
Chất hữu cơ (mg/L) 5.34 0.99 2 3
Giá trị trung bình, 
18/10/2016 ~ 21/3/2017
Chất lượng nước sau xử lý theo chỉ tiêu sắt của Nhà máy nước Tương Mai luôn đạt Quy chuẩn 
QCVN 01:2009/BYT. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm mẫu có chỉ tiêu sắt <0.09mg/L của Nhà máy sau khi đưa hệ 
Chemiles vào hoạt động đạt 95.12%, cao hơn so với khi chỉ chạy hệ thống cũ (90.32%). Chất lượng nước 
sau xử lý theo chỉ tiêu mangan đạt QCVN 01:2009/BYT. Khi đưa hệ thống Chemiles vào hoạt động, chất 
lượng nước của cả Nhà máy theo chỉ tiêu amoni đã được cải thiện. Mẫu nước có chỉ tiêu amoni đạt Quy 
Bảng 2. Hiệu quả nâng cao chất lượng nước khi áp dụng hệ thống Chemiles [2]
Sau xử lý, NMN 
Tương Mai
Sắt (mg/L) Mangan (mg/L) Amoni (mg/L)
Kết quả Tỷ lệ mẫu Kết quả Tỷ lệ mẫu Kết quả mẫu Tỷ lệ mẫu
Trước 11/8/2016
0.02 - 0.09 90.32% 0.07 - 0.11 51.43% 2.5 - 3.0 25.9%
0.10 - 0.15 9.68% 0.11 - 0.14 48.57%
3.0 - 3.6 51.85%
3.6 - 4.1 22.25%
Sau 11/8/2016
0.04 - 0.09 95.12% 0.07 - 0.11 65.63% 2.5 - 3.0 42.86%
0.10 - 0.15 4.88% 0.11 - 0.14 34.37%
3.0 - 3.6 54.29%
3.6 - 4.1 2.85%
123TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Hình 3. Chất lượng nước sau xử lý của Chemiles theo sắt, mangan, amoni, asen và chất hữu cơ
chuẩn là 42.86%, cao hơn so với trước đây (25.9%). Nếu áp dụng công nghệ Chemiles cho toàn bộ Nhà 
máy thì chất lượng nước sau xử lý sẽ đạt QCVN 01:2009/BYT theo các chỉ tiêu trên. 
3.2 Các thông số quản lý vận 
hành hệ thống Chemiles
Chi phí vận hành hệ thống khi 
áp dụng công nghệ Chemiles được 
trình bày ở Bảng 3.
Ghi chú: chưa bao gồm chi phí 
vận hành Trạm bơm giếng, Trạm bơm 
II, Clo khử trùng.
Chỉ tiêu tiêu thụ điện, hóa chất keo tụ và Clo khử trùng trước và sau khi áp dụng Chemiles tại Nhà 
máy nước Tương Mai được thể hiện ở Bảng 4 dưới đây. Công nghệ Chemiles không sử dụng hóa chất keo 
tụ nên lượng hóa chất PAC tiêu thụ giảm. Do hàm lượng amoni của dòng nước hòa chung giảm khi áp dụng 
Chemiles, nên lượng Clo tiêu thụ để khử trùng cũng giảm. Tuy nhiên, do có dòng tuần hoàn sau lọc nên 
Chemiles tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với công nghệ cũ.
Tổng lượng nước thô, nước sau xử lý của Chemiles được ghi lại bằng đồng hồ nước. Lượng nước 
dùng cho quá trình rửa ngược cột lọc trong hệ Chemiles được thể hiện ở Bảng 5.
Trong quá trình nghiên cứu, hệ thống Chemiles được bảo trì 2 lần vào tháng 11/2016 và tháng 
4/2017. Công tác bảo trì được thực hiện trong 3 ngày, bao gồm sục rửa ống phun oxy hóa làm thoáng, sục 
rửa đường ống nước thô, máng thu nước thải, ống phun rửa bề mặt. Quá trình bảo trì không cần bổ sung 
hay thay thế vật liệu lọc cũng như thiết bị trong hệ thống. Chi phí cho công tác bảo trì chỉ gồm chi phí nhân 
công, dụng cụ cọ rửa đơn giản. Tổng chi phí bảo trì là 5.000.000 VND/lần [2].
Bảng 3. Chi phí vận hành của hệ thống Chemiles (VNĐ) [2]
Tiêu thụ điện năng 0.134 kWh/m3 x 1,600 VND/kWh = 214.4
Tiêu thụ hóa chất 0 mg/L 0
Nhân công 0 0
Tổng chi phí vận hành, VNĐ/m3 214.4
124 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Bảng 4. Mức tiêu thụ điện, hóa chất trước và sau khi áp dụng Chemiles [2]
Chỉ tiêu
Trước khi áp 
dụng Chemiles
Sau khi áp 
dụng Chemiles
Chênh 
lệch
Giá tiền chênh 
lệch (VND/m3)
Đơn giá
Chỉ tiêu điện năng (kWh/m3) 0,42 0,48 0,059 94,4 1.600 VND/kWh
Chỉ tiêu phèn PAC (g/m3) 0,52 0,45 -0,064 -9,28 145.000 VND/kg
Chỉ tiêu Clo (g/m3) 1,65 1,60 -0,05 -0,65 14.200 VND/kg
Tổng chi phí vận hành thay đổi 84,47 VND/m3
Bảng 5. Lượng nước dùng cho rửa ngược với 
công nghệ Chemiles [2]
Tổng lượng nước thô (A) 644,66 m3
Tổng lượng nước sạch (B) 615,84 m3
Tiêu thụ nước cho rửa ngược (C) = (A) - (B) 28,82 m3
% theo tổng lượng nước thô 4,47%
Do hệ thống sử dụng cát lọc mới 
nên sau một thời gian, bề mặt hạt cát được 
bao phủ bởi lớp oxit sắt và oxit mangan 
nên kích thước hạt cát lớn hơn so với ban 
đầu, làm tăng chiều cao lớp cát lọc trong 
bể lọc. Ngược lại, trong quá trình rửa 
ngược, các hạt cát nhỏ sẽ bị cuốn trôi ra 
khỏi tháp lọc cùng nước rửa lọc. Hai hiện 
tượng này diễn ra ngược chiều nhau, nên sau khi điều chỉnh chiều cao lớp vật liệu và cường độ rửa ngược, 
chiều cao lớp cát lọc sẽ được ổn định.
4. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu đã đánh giá được công nghệ Chemiles ở quy mô công nghiệp cả về chất lượng nước, 
các chi phí quản lý vận hành chủ yếu. Có thể rút ra được một số kết luận như sau về công nghệ Chemiles 
tại Nhà máy nước Tương Mai:
- Công nghệ Chemiles có thể xử lý triệt để đồng thời sắt, mangan, amoni, asen, chất hữu cơ trong 
nước ngầm. Chất lượng nước sau xử lý thỏa mãn quy chuẩn của Việt Nam (QCVN 01:2009/BYT) và 
của Nhật Bản về nước ăn uống một cách ổn định. Hệ thống Chemiles với công suất 2.500m3/ngày đêm 
giúp nâng cao chất lượng nước nhà máy Tương Mai khi hòa cùng với dòng nước chung (tổng công suất 
20.000m3/ngày) sau xử lý của Nhà máy.
- Do không sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý nên chi phí tiêu thụ hóa chất, chi phí nhân công 
vận hành châm hóa chất, và chi phí xử lý bùn keo tụ khi xử lý bằng PAC giảm. Công nghệ Chemiles tiêu 
thụ điện năng nhiều hơn so với công nghệ xử lý nước ngầm truyền thống do phải có dòng nước tuần hoàn 
sau lọc. 
- Hệ thống Chemiles vận hành và bảo dưỡng đơn giản. Hệ thống vận hành tự động và có thể giảm 
triệt để nhân công vận hành hệ thống.
Công nghệ Chemiles có khả năng áp dụng hiệu quả cho các nhà máy mới, cũng như các nhà máy 
cần cải tạo, nâng cấp để xử lý đồng thời sắt, mangan và amoni tại Hà Nội và các khu vực khác ở Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thành Trung, Nakamoto Kento, Oiwa Tadao, Nguyễn Việt Anh, Trần Hoài Sơn, Trần Quốc Hùng, 
Bạch Tuyết Hồng, Dương Mai Hương, Ngô Ngọc Anh, Nghiêm Văn Chấn (2015), “Nghiên cứu thử nghiệm 
công nghệ làm thoáng cải tiến - lọc cao tải không dùng hóa chất Chemiles để xử lý đồng thời sắt, mangan 
và amoni trong nước ngầm khu vực Hà Nội”, Tạp chí Cấp thoát nước, 4(102):44-47.
2. Công ty Nagaoka, Công ty Nước sạch Hà Nội, Viện KHKTMT (IESE)-Trường Đại học Xây dựng (2017), 
Báo cáo tổng kết dự án áp dụng thí điểm công nghệ Chemiles tại nhà máy nước Tương Mai.
3. Yamada Katsuhiko, Nguyễn Việt Anh, Oiwa Tadao, Nguyễn Thành Trung (2013), “Công nghệ và thiết bị 
mới khai thác, xử lý nước ngầm”, Tạp chí Cấp thoát nước, (4):46-49.
4. Shigenobu, Yukimoto, Oiwa, Cai, Wada (2014), Đánh giá hiệu quả xử lý sắt, mangan, amoni trong nước 
ngầm có nhiệt độ thấp bằng công nghệ Chemiles, Tuyển tập báo cáo nghiên cứu ngành nước toàn Nhật 
Bản, 264-265. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_cong_nghe_lam_thoang_cai_tien_loc_cao_tai.pdf