Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019

Năm 2019 khép lại với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất khả

quan: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) duy trì đà tăng trưởng khá cao

7,02% bất chấp sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới; xuất khẩu tăng 8%;

lạm phát được kiểm soát ở mức 2,79%, thấp hơn nhiều so với mức định

hướng chỉ đạo từ đầu năm là dưới 4%. Nền tảng vĩ mô được củng cố khi

cân đối ngân sách diễn biến tích cực hơn, tỷ giá ổn định và lãi suất giảm

nhẹ. Những thành công của kinh tế Việt Nam càng được đánh giá cao

trong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu bất ổn, thương mại Mỹ - Trung

căng thẳng khó đoán định. Trong khi đó, Trung Quốc - đối tác thương mại

lớn nhất của Việt Nam - năm 2019 đã phá giá đồng nội tệ để đối phó với

chiến tranh thương mại. Đóng góp quan trọng vào những con số ấn tượng

của kinh tế Việt Nam là sự điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như những chỉ đạo của NHNN đối

với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong năm 2019.

Bài viết dưới đây điểm lại những sự kiện nổi bật ngành Ngân hàng- tài

chính trong năm 2019.

Từ khóa: Ngân hàng, tài chính, 2019

pdf 15 trang phuongnguyen 620
Bạn đang xem tài liệu "Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019

Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
Nguyễn Thu Hiền
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 10/01/2020 Ngày nhận bản sửa: 15/01/2020 Ngày duyệt đăng: 20/01/2020
Năm 2019 khép lại với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất khả 
quan: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) duy trì đà tăng trưởng khá cao 
7,02% bất chấp sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới; xuất khẩu tăng 8%; 
lạm phát được kiểm soát ở mức 2,79%, thấp hơn nhiều so với mức định 
hướng chỉ đạo từ đầu năm là dưới 4%. Nền tảng vĩ mô được củng cố khi 
cân đối ngân sách diễn biến tích cực hơn, tỷ giá ổn định và lãi suất giảm 
nhẹ... Những thành công của kinh tế Việt Nam càng được đánh giá cao 
trong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu bất ổn, thương mại Mỹ - Trung 
căng thẳng khó đoán định. Trong khi đó, Trung Quốc - đối tác thương mại 
lớn nhất của Việt Nam - năm 2019 đã phá giá đồng nội tệ để đối phó với 
chiến tranh thương mại. Đóng góp quan trọng vào những con số ấn tượng 
của kinh tế Việt Nam là sự điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như những chỉ đạo của NHNN đối 
với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong năm 2019. 
Bài viết dưới đây điểm lại những sự kiện nổi bật ngành Ngân hàng- tài 
chính trong năm 2019.
Từ khóa: Ngân hàng, tài chính, 2019
Overview of the Banking-Finance industry in 2019 
Abstract: The year 2019 has closed with many positive indicators in Vietnam’s macroeconomics: GDP has 
kept at a high growth rate of 7.02% despite of a slowdown in the world economy; exports increased by 8%; 
inflation was controlled at 2.79% lower than early year expected rate of less than 4%. The macro fundamentals 
was strengthened while budget execution was better, the exchange rate was stable and the interest rate 
decreased slightly ... Those achievement of Vietnam’s economy were highly appreciated in the context of 
instability in the world economy and an unpredictable tensions in US-China commercial relations when China, 
the largest trading partner of Vietnam, has devalued its local currency in order to cope with the trade conflict 
in 2019. So it can be said that by applying flexible monetary policy management and good banking operation 
administration, SBV has paid a great contribution to the achievement of Vietnam economy 2019. This article 
reviews prominent events of the Banking-Finance industry in 2019 and provide diversified perspectives on the 
operation of the Banking-Finance industry.
Keywords: Banking, finance, 2019
Hien Thu Nguyen
Email: hiennt.tc@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
1. Điều hành chính sách tiền tệ của 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiên 
định nguyên tắc chủ động, linh hoạt, 
thận trọng
Trong năm 2019, bám sát chỉ đạo của 
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 
những nội dung tại Nghị quyết 01, 02 của 
Chính phủ, ngay từ đầu năm 2019, NHNN 
đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN yêu 
cầu toàn hệ thống ngân hàng triển khai 
các nhiệm vụ, thực thi, hoạch định chính 
sách cũng như các hoạt động tiền tệ- ngân 
hàng. Đánh giá tổng quan về triển khai 
nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019 
tại cuộc họp báo ngày 31/12/2019, Phó 
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng 
khẳng định: Việc điều hành chính sách 
tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng 
năm 2019 của NHNN đã đạt các mục tiêu 
đề ra, góp phần ổn định môi trường kinh 
doanh cho doanh nghiệp và người dân. 
Theo đó, năm 2019, CSTT tiếp tục phối 
hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và 
các chính sách vĩ mô khác để điều hành 
chủ động, đồng bộ, linh hoạt các công cụ 
CSTT, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, 
ngoại tệ; kiểm soát lạm phát cơ bản bình 
quân ở mức 2,01%, qua đó góp phần kiểm 
soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 
cả năm ở mức 2,79%, thấp nhất trong 3 
năm qua, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 
7,02%. Đến cuối năm 2019, tổng phương 
tiện thanh toán tăng khoảng 13% so với 
cuối năm 2018; thanh khoản hệ thống 
được đảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu 
chi trả cho nền kinh tế.
Lãi suất là một trong những nhân tố quan 
trọng trong chi phí của doanh nghiệp và 
nền kinh tế. Vì vậy, ngay từ đầu năm, 
Chính phủ đã chỉ đạo NHNN giảm lãi suất 
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 
một thời gian ổn định, từ cuối năm 2018, 
lãi suất huy động trên thị trường đã có 
xu hướng tăng lên rõ rệt và gây nhiều lo 
lắng trong năm 2019. Lãi suất huy động 
cao nhất tại các ngân hàng có lúc lên đến 
trên 10%/năm, trong khi đó, mức lãi suất 
8 - 9%/năm cũng trở nên phổ biến hơn, 
khiến mục tiêu giảm lãi suất cho vay 
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trở nên thêm 
khó khăn. Trong bối cảnh đó, trong năm 
2019, NHNN đã có nhiều quyết định quan 
trọng để thực hiện nới lỏng chính sách tiền 
tệ, tác động lên mặt bằng lãi suất. Ngày 
15/9/2019, NHNN cắt giảm lãi suất tái 
chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn ở mức 
25 điểm cơ bản, xuống lần lượt còn 4% và 
6%, có hiệu lực từ ngày 16/9/2019. Đây 
cũng là đợt điều chỉnh lãi suất điều hành 
của NHNN đầu tiên trong hơn 2 năm, kể 
từ tháng 7/2017. Ngày 18/11, NHNN tiếp 
tục ban hành quy định mới với tiền gửi 
dưới 6 tháng, giảm từ 5,5%/năm xuống 
5,0%/năm, do vậy trong cùng ngày các 
ngân hàng cũng giảm lãi suất tiết kiệm. 
Mức giảm từ 0,05 điểm %/năm đến 1 điểm 
%, cho các kỳ hạn từ 5-24 tháng; giảm 
0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường 
mở, có hiệu lực từ 19/11/2019. Đồng thời, 
chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động 
cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính 
để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; điều 
hòa thanh khoản ổn định thị trường, nhờ 
đó duy trì lãi suất thị trường liên ngân 
hàng phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn 
vốn chi phí hợp lý cho TCTD. Đây là lần 
hiếm hoi kể từ tháng 10/2014, NHNN 
hạ trần lãi suất huy động của các TCTD. 
NGUYỄN THU HIỀN
3Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Tháng 12/2019, lãi suất tiếp tục giảm 
thêm. Mặt bằng lãi suất tiền gửi kì hạn 6 
tháng đã giảm từ 5,5%-8%/năm về còn 
5,3%-7,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm từ 
6,6%-8,2%/năm về còn 6,1%-7,99%/năm; 
kỳ hạn 24 tháng giảm từ 6,3%-9% về còn 
6,1%-8,4%/năm. Chính sách cuối cùng 
liên quan đến lãi suất trong năm 2019 của 
NHNN là việc giảm lãi suất tiền gửi dự 
trữ bắt buộc của các TCTD, có hiệu lực từ 
1/12/2019. Cụ thể, lãi suất đối với tiền gửi 
dự trữ bắt buộc bằng VNĐ là 0,8%/năm. 
Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt 
buộc bằng VNĐ là 0%/năm. Lãi suất đối 
với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ 
là 0%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi vượt 
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/
năm. Mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc 
áp dụng tại Quyết định mới này đã giảm 
so với lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc 
bằng VNĐ của TCTD tại NHNN 1,2%/
năm trước đó. 
Mặc dù “cuộc đua” về lãi suất đã dừng, 
nhưng theo nhận xét của giới chuyên môn, 
mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn khá cao. 
Lý giải của một số ngân hàng và phân 
tích của các công ty chứng khoán đều cho 
rằng, việc tăng mạnh lãi suất huy động 
xuất phát từ quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn 
hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 
40% kể từ đầu năm 2019 của NHNN.
Vừa qua khi làm việc với các tổ chức 
quốc tế, trong đó IMF đánh giá rất cao 
khả năng, năng lực điều hành CSTT và tỷ 
giá của NHNN, cùng với đó Ngân hàng 
Thế giới (WB) cũng đã nâng xếp hạng chỉ 
số tiếp cận tín dụng của Việt Nam tăng 7 
bậc so với năm 2018. Việt Nam hiện đứng 
thứ 25/190 quốc gia và đứng thứ 2 trong 
ASEAN. Có thể nói các kết quả này nêu 
bật hiệu quả trong điều hành của Chính 
phủ và NHNN.
Cùng với thành công trong điều hành 
CSTT, lần đầu tiên 63/63 tỉnh thành đạt và 
vượt kế hoạch thu ngân sách. Theo Bộ Tài 
chính, thu ngân sách đến 30/12, sau khi 
trừ hoàn thuế VAT, tăng thêm 24,7 nghìn 
tỷ, vượt trên 8%, tương đương khoảng 110 
nghìn tỷ đồng so với dự toán; bội chi ngân 
sách nhà nước năm 2019 giảm từ mức 
3,7% GDP theo dự toán xuống mức dưới 
3,4% GDP, nợ công đến nay giảm còn 
56,1% so với mức 63,7% cuối năm 2016.
2. Dự trữ ngoại hối tăng 20 tỷ USD, VNĐ 
ổn định bất chấp biến động từ thế giới
Năm 2019, NHNN đã rất linh hoạt, chủ 
động, theo sát và dự báo được những diễn 
biến phức tạp từ thị trường tiền tệ quốc 
tế và khu vực để có biện pháp, giải pháp 
chủ động trong kịch bản điều hành tỷ giá 
và thị trường ngoại tệ. Ngoại trừ đợt biến 
động mạnh hồi tháng 6/2019, tỷ giá USD/
VNĐ đã duy trì ổn định trong cả năm, bất 
chấp đồng USD mạnh lên trên toàn cầu 
và Nhân dân tệ mất giá nhất trong 1 thập 
kỷ. Tính chung cả năm, tỷ giá giao dịch 
ngân hàng thấp hơn 0,1% so với cuối năm 
2018, còn tỷ giá trung tâm chỉ tăng khoảng 
1,44% (330 đồng)- thấp hơn so với dự 
kiến. Cặp tỷ giá USD/VNĐ gần như duy 
trì đà ổn định xuyên suốt trong hầu hết các 
tháng của 2019 và thậm chí VNĐ tăng giá 
so với USD khi NHNN chủ động hạ giá 
mua vào ngày cuối tháng 11. Cụ thể, tỷ 
giá USD/VNĐ trên thị trường liên ngân 
hàng trong năm chỉ dao động trong biên 
độ tương đối hẹp và dao động quanh tỷ 
giá mua vào của NHNN ở mức 23.200 và 
sau đó là 23.175 khi NHNN hạ giá mua 
USD. Từ đó NHNN cũng mua được lượng 
lớn ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối lên 
mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Số liệu 
từ NHNN cho biết lượng ngoại hối mua 
vào bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
2019 vào khoảng 20 tỷ USD, đưa tổng dự 
trữ ngoại hối lên mức 80 tỷ USD, tương 
đương với 3,8 tháng nhập khẩu và khoảng 
6% GDP (theo cách tính mới). 
Thặng dư thương mại hàng hóa song 
phương với Mỹ lớn cùng và thặng dư cán 
cân vãng lai, tháng 5/2019, lần đầu tiên 
Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát 
“thao túng tiền tệ” (gồm 9 quốc gia). So 
với các nước trong khu vực, mức dự trữ 
ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức thấp, 
do vậy động thái bổ sung của Việt Nam là 
hợp lý và có thể giúp Việt Nam giải trình 
cho việc Mỹ đánh giá là “thao túng tiền 
tệ”. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa vi 
phạm tiêu chí thặng dư tài khoản vãng lai/
GDP dưới 2% (theo cách tính GDP mới), 
vì vậy rủi ro bị Mỹ dán mác “thao túng 
tiền tệ” là không lớn, ngay cả khi Việt 
Nam vi phạm tiêu chí về việc mua ròng 
ngoại tệ.
Hỗ trợ đắc lực cho sự ổn định tỷ giá là 
nguồn ngoại tệ dồi dào từ thặng dư thương 
mại: 11 tháng đầu năm 2019 chứng kiến 
mức thăng dư thương mại kỷ lục với mức 
xuất siêu 11 tháng năm 2019 lên đến 9,1 
tỷ USD, đặc biệt nhờ vào đóng góp từ lĩnh 
vực điện thoại và linh kiện. Xuất khẩu của 
Việt Nam, mặc dù giảm nhẹ so với năm 
trước, vẫn đạt khoảng 8% so với cùng kỳ, 
tính tới thời điểm tháng 11 năm nay, trong 
bối cảnh chiến tranh thương mại đang tạo 
ra những bất ổn trong kinh tế thế giới. Đây 
là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với 
các nước khác trong khu vực. Cùng với 
đó, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 
16,7 tỉ USD (WB, 2019), tiếp tục đưa Việt 
Nam nằm trong tốp 10 quốc gia nhận kiều 
hối nhiều nhất thế giới.
3. Tín dụng 2019 tăng 13,5%, thấp nhất 
5 năm
Tại Họp báo công bố kết quả điều hành 
chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 
năm 2019 ngày 31/12/2019, Phó Thống 
đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, 
tăng trưởng tín dụng rơi vào khoảng 
13,5%, sát với mục tiêu đề ra 14% từ đầu 
năm. Theo đó, đây là tỷ lệ tăng trưởng tín 
dụng thấp nhất kể từ năm 2014. Tín dụng 
tăng thấp nhưng cơ cấu tín dụng đã có sự 
điều chỉnh tích cực, tập trung vào lĩnh vực 
sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín 
dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được 
kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, đến cuối 
2019, tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp, 
nông thôn tăng khoảng 11%, chiếm 
khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế. Tín 
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 
tăng khoảng 16%, tín dụng đối với doanh 
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 
khoảng 15%. Về cơ cấu tín dụng, dư nợ 
đối với khối doanh nghiệp là trên 4 triệu 
tỷ đồng, chiếm trên 53%; trong đó doanh 
nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ khoảng 
xấp xỉ 5% trong tổng dư nợ tín dụng cho 
doanh nghiệp. Trong khi khối doanh 
nghiệp tư nhân chiếm 43% tổng dư nợ tín 
dụng, còn lại là hộ kinh doanh và cá nhân 
chiếm khoảng 45,7% tổng dư nợ tín dụng.
Để gia tăng dòng vốn, đáp ứng nhu cầu 
của doanh nghiệp, NHNN cũng đã tập 
trung rà soát hoàn thiện các khung khổ 
pháp lý tạo điều kiện cho các thành phần 
kinh tế được vay vốn theo năng lực tài 
chính và kinh doanh, mở rộng và đa dạng 
hóa các kênh tiếp cận tín dung. Đồng thời, 
NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tập trung 
vốn và lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là 5 lĩnh 
vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ 
và xây dựng và triển khai nhiều chương 
trình cho vay ưu đãi, khuyến khích trong 
một số lĩnh vực ưu tiên như cho vay theo 
chuỗi giá trị bền vững trong hoạt động 
sản xuất nông nghiệp, chính sách thúc 
NGUYỄN THU HIỀN
5Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đẩy đầu tư vào năng lượng bền vững, 
cho vay tín dụng xanh, chính sách hỗ trợ 
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 
Theo Thống đốc NHNN, thực tế vốn trung 
dài hạn của nền kinh tế vẫn phải dựa vào 
hệ thống ngân hàng, với xấp xỉ 50% tổng 
dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đầu tư cho 
trung dài hạn, trong khi nguồn vốn huy 
động của các TCTD chủ yếu là ngắn hạn 
(80%). Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ phải giảm 
theo lộ trình qui định tại Thông tư 22/2019/
TT-NHNN. Đây cũng được cho là nguyên 
nhân của sự bùng nổ phát hành trái phiếu 
doanh nghiệp (TPDN) năm 2019.
Để tiếp tục tăng khả năng tiếp cận vốn của 
doanh nghiệp, thời gian qua NHNN đã chỉ 
đạo triển khai các giải pháp cải cách thủ 
tục hành chính không chỉ trong NHNN 
mà trong các TCTD, đổi mới, đơn giản 
hóa thủ tục cho vay để tăng khả năng tiếp 
cận vốn đối với doanh nghiệp. Đồng thời, 
ngành Ngân hàng cũng đã tăng cường đối 
thoại qua chương trình kết nối Ngân hàng- 
Doanh nghiệp với 6 hội nghị lớn ở 3 thành 
phố lớn ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm 
và hơn 300 cuộc đối thoại doanh nghiệp 
ở các chi nhánh tỉnh, thành phố để tăng 
cường khả năng tháo gỡ khó khăn cho 
doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.
Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 
2020 của nhóm WB công bố vào cuối 
tháng 10, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt 
Nam xếp 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 
trong các nước ASEAN.
4. Tiến độ tái cơ cấu đạt được nhiều kết 
quả nổi bật
Kết quả nổi bật nhất trong tái cơ cấu hệ 
thống ngân hàng, thực hiện Quyết định 
1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu 
lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ 
xấu giai đoạn 2016- 2020” ngày 22/7/2017 
của Thủ tướng Chính phủ đến lúc này 
là áp dụng Basel II. Đề án đặt mục tiêu 
đến năm có 12-15 ngân hàng thương mại 
(NHTM) đạt chuẩn mực này, thì đến cuối 
2019 đã có 18 thành viên áp dụng trước 
hạn, gồm 2 ngân hàng ngoại (Shinhan 
Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam) 
và 16 ngân hàng nội. Vietcombank và 
VIB là 2 nhà băng đầu tiên được chấp 
thuận áp dụng Basel I ... o đến thời điểm này 
chưa đề cập đến lợi nhuận cả năm 2019, 
nhưng qua kết quả đạt được của 9 tháng 
(với Techcombank) và 11 tháng (VPBank 
đạt 9.400 tỷ đồng) thì vị trí trong top 5 về 
lợi nhuận cũng như câu lạc bộ 10.000 tỷ 
chắc chắn sẽ có tên cả hai ngân hàng này. 
ACB năm 2019 đặt mục tiêu lợi nhuận 
hơn 7.200 tỷ đồng và 9 tháng đã đạt trên 
5.500 tỷ đồng.
8. Cuộc đua ngân hàng số và Fintech
Trong năm 2019, các ngân hàng đẩy 
mạnh cải tiến, ứng dụng công nghệ của 
cuộc cách mạng 4.0 vào nghiệp vụ và 
hoạt động tín dụng. Đó là việc chuyển 
đổi thẻ chip, kết hợp với phát triển các 
ứng dụng di động, hướng đến thanh toán 
không dùng tiền mặt được đẩy mạnh. 
Sự bùng nổ công nghệ kéo theo sự phát 
triển của doanh nghiệp fintech tham gia 
vào lĩnh vực tài chính như trung gian 
thanh toán, cho vay trực tuyến... Nhiều 
ví điện tử xuất hiện như Smartnet, Moca, 
PAYTECH, Monpay, Momo, Zalopay... 
Tính đến ngày 30/9/2019, đã có 136 công 
ty fintech được thành lập tại Việt Nam, 
đứng sau Singapore (1.157), Indonesia 
(511) và Malaysia (376), trong đó khoảng 
35 công ty tham gia phân khúc thanh 
toán, theo Fintech Startup Vietnam Map 
2019. Đến tháng 8/2019, 5 ví điện tử gồm 
Payoo, MoMo, SenPay, Moca và Airpay, 
Hình 4. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của một số ngân hàng
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
chiếm 80% thị phần thanh toán. Theo báo 
cáo chung của PricewaterhouseCoopers 
(PWC), United Overseas Bank (UOB) và 
Hiệp hội Fintech Singapore, tính đến ngày 
30/9/2019, Việt Nam xếp thứ hai trong 
khối ASEAN về dòng tiền được rót vào 
fintech, chiếm 36% đầu tư cho fintech của 
khu vực, chỉ đứng sau Singapore (51%). 
Fintech Việt Nam đã chứng kiến sự bùng 
nổ về dòng vốn tài trợ trong năm 2019 với 
hai thỏa thuận lớn cho VNPay (300 triệu 
USD) và MoMo (100 triệu USD). Hai 
thỏa thuận này được xếp hạng là lớn nhất 
và lớn thứ ba của khu vực, tính đến ngày 
30/9 năm 2019.
Cho vay ngang hàng (P2P) cũng là một 
phân khúc nổi bật khác, bao gồm hơn 
20 công ty, trong đó có Tima, một nền 
tảng tài chính tiêu dùng và cho vay P2P; 
Growth Wealth, một nền tảng cho vay P2P 
dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
(SME) ở Việt Nam, cũng như TrustCircle 
và Vay Muon. Tuy nhiên, P2P Lending 
phát triển nhanh trong khi chưa có hành 
lang pháp lý khiến thị trường tiềm ẩn 
nhiều rủi ro đối với người đi vay, người 
cho vay và các công ty nội do sự đổ bộ 
của các doanh nghiệp ngoại. NHNN đang 
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự 
thảo quy định về cho vay ngang hàng tại 
Việt Nam.
Hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng 
đã đạt được nhiều kết quả tích cực khi các 
chỉ tiêu về thanh toán không dùng tiền 
mặt (TTKDTM) tăng trưởng cao cả về 
quy mô và giá trị, khuôn khổ pháp lý tiếp 
tục được bổ sung và hoàn thiện. Theo Vụ 
Thanh toán NHNN, so với tháng 11 cùng 
kỳ 2018, giao dịch thanh toán nội địa qua 
thẻ ngân hàng tăng 42,5% về số lượng và 
35,4% về giá trị giao dịch; giao dịch qua 
kênh Internet tăng 69,4% về số lượng và 
tăng 37,1% giá trị; giao dịch qua kênh di 
động tăng 196,8% về số lượng và tăng 
225,1% về giá trị... Hệ thống thanh toán 
điện tử liên ngân hàng hoạt động ổn định, 
an toàn. Tính đến 30/11/2019, số lượng 
giao dịch qua hệ thống thanh toán điện 
tử liên ngân hàng đạt gần 146.040 nghìn 
món, tương ứng với 87.591 nghìn tỷ đồng 
(tăng 17,77% về số lượng và 32,49% về 
giá trị so với cùng kỳ năm 2018); bình 
quân số lượng giao dịch đạt gần 635 nghìn 
giao dịch/ngày, giá trị giao dịch bình quân 
đạt trên 380 nghìn tỷ đồng/ngày... 
Trong năm 2019, NHNN đã chủ động, kịp 
thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan 
khảo sát, đề xuất với Chính phủ xây dựng 
Nghị định mới về TTKDTM; trình và triển 
khai Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt 
động công nghệ tài chính (Fintech) trong 
lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox); 
Báo cáo cơ chế thí điểm quản lý hoạt 
động cho vay ngang hàng (P2P Lending) 
tại Việt Nam; Đề án thử nghiệm các mô 
hình thanh toán mới... Đầu tháng 11/2019, 
NHNN công bố lấy ý kiến về nghị định 
quy định TTKDTM. Trong đó, Dự thảo 
giới hạn về sở hữu khối ngoại tại các 
doanh nghiệp trung gian thanh toán. Dự 
thảo cũng quy định, tiền di động (mobile 
money) là loại tiền điện tử do tổ chức 
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán 
kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành 
và định danh khách hàng thông qua cơ sở 
dữ liệu thuê bao di động. Sau khi được 
NHNN cấp phép dịch vụ mobile money, 
các thuê bao di động của Việt Nam có thể 
tham gia thanh toán điện tử.
Đi kèm với sự bùng nổ các dịch vụ ứng 
dụng công nghệ trên nền tảng internet là 
rủi ro an ninh mạng gia tăng. Tại “Diễn 
đàn An toàn, an ninh thông tin trên không 
gian mạng 2019” ngày 27/11, ông Nguyễn 
NGUYỄN THU HIỀN
13Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An 
toàn thông tin, cho biết cùng với sự bùng 
nổ của công nghệ 4.0, những lổ hổng mất 
an toàn ngày càng gia tăng với tốc độ 
khoảng 300% mỗi năm. Đặc biệt, trong 
các cuộc tấn công này, ngân hàng là một 
trong những đích ngắm thường xuyên 
của tội phạm mạng. Theo giám sát của 
Cục An toàn thông tin và Trung tâm ứng 
cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam 
(VNCERT), trong 9 tháng đầu năm, sự 
cố tấn công mạng ở Việt Nam tăng 104% 
so cùng kỳ, đặc biệt nhiều cuộc tấn công 
có chủ đích nhắm vào ngân hàng, một 
ngân hàng đã trở thành mục tiêu của cuộc 
tấn công nhằm vào hệ thống chuyển tiền 
SWIFT và chuyển hơn 1,13 triệu USD, 
nhưng đã bị phát hiện và ngăn chặn. Đầu 
tư cho an toàn hoạt động ngân hàng trên 
môi trường internet đòi hỏi những chi 
phí lớn, như việc chuyển đổi thẻ từ sang 
thẻ chip, ngoài chi phí cho thẻ chip gấp 
nhiều lần thẻ từ, với các nhà băng có hệ 
thống ATM, POS đời đầu và rộng khắp, 
một trong những khó khăn để đưa thẻ chip 
ứng dụng được trong thực tế là nguồn chi 
phí lớn đổ vào việc cải tiến hệ thống chấp 
nhận thẻ (cây ATM, hệ thống POS) trong 
khi công nghệ cũ vẫn cần một thời hạn 
khấu hao. Đây là một trong những nguyên 
nhân khiến việc chuyển đổi của nhiều 
ngân hàng có phần chậm. Theo VNCERT, 
tại 30 ngân hàng và 16 đơn vị cung cấp 
dịch vụ tài chính bảo hiểm được khảo sát, 
năm 2018 có 50% đơn vị đầu tư từ 10.000 
đến 50.000 USD cho an toàn thông tin và 
khoảng 20% có đầu tư trên 100.000 USD. 
Trong đó, có 30% doanh nghiệp chi ngân 
sách đầu tư cho an toàn thông tin dưới 
10% trong tổng đầu tư về công nghệ thông 
tin. Trong khi đó, theo Chỉ thị của Chính 
phủ, đầu tư cho an toàn thông tin phải tối 
thiểu đạt 10% trong đầu tư về công nghệ 
thông tin nói chung. 
9. Thương vụ M&A lớn nhất ngành 
Ngân hàng
Tháng 11, BIDV hoàn tất chào bán 15% 
vốn cho KEB Hana Bank, thu ròng hơn 
20.200 tỷ đồng, thương vụ giá trị lớn nhất 
trong năm 2019. Vốn điều lệ sau phát 
hành của BIDV nâng lên 40.220 tỷ đồng. 
Sau 3 năm liên tục trình kế hoạch tăng 
vốn, BIDV đã thực hiện thành công để bổ 
sung nguồn lực đáp ứng điều kiện Thông 
tư 41/2016/TT-NHNN, quy định về tỷ lệ 
an toàn vốn tối thiểu đối với TCTD và 
được NHNN phê chuẩn áp dụng Basel II 
từ 1/12/2019. Sự hiện diện của KEB Hana 
Bank tại BIDV được kỳ vọng sẽ giúp ngân 
hàng tái cơ cấu, cấu trúc danh mục cho 
vay, tập trung vào bán lẻ, doanh nghiệp 
vừa và nhỏ, kết hợp kiểm soát rủi ro.
Tại Vietcombank, ngày 12/11/2019, 
Vietcombank đã ký kết hợp đồng bảo 
hiểm độc quyền 15 năm phân phối bảo 
hiểm qua ngân hàng với tập đoàn bảo 
hiểm hàng đầu châu Á FWD. Như một 
phần trong giao dịch, FWD cũng sẽ 
mua lại Liên doanh bảo hiểm nhân thọ 
Vietcombank- Cardif (VCLI- Công ty 
liên doanh bảo giữa Vietcombank và BNP 
Paribas Cardif). Hai bên không tiết lộ giá 
trị thương vụ, song theo nguồn tin của 
Bloomberg, tổng giá trị của thỏa thuận 
Bancassurance (phân phối bảo hiểm qua 
ngân hàng) này có thể lên tới 1 tỷ USD. 
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch 
HĐQT Vietcombank cũng xác nhận đây 
là thương vụ bancassurance lớn nhất tại 
Việt Nam. Đầu năm, Vietcombank đã phát 
hành riêng lẻ hơn 111 triệu cổ phiếu VCB 
(trị giá khoảng 310 triệu USD) cho GIC 
Private Limited của Singapore và Mizuho 
Bank Ltd của Nhật. 
Ngành Ngân hàng- Tài chính Việt Nam năm 2019
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
10. Thị trường chứng khoán Việt Nam 
2019: Ra đời nhiều chính sách hỗ trợ, 
sản phẩm mới
Trong năm 2019, chỉ số VN-Index tăng 
khoảng 8% và đang ở quanh ngưỡng 960 
điểm. HNX-Index giảm nhẹ khoảng 1-3% 
so với cuối 2018. Quy mô giao dịch trung 
bình đạt 4.639 tỷ đồng/phiên, giảm khoảng 
29% so với bình quân năm 2018. Thị 
trường hiện có 749 cổ phiếu và chứng chỉ 
quỹ niêm yết trên sàn Sở GDCK và 862 cổ 
phiếu đăng ký giao dịch trên UpCom. Vốn 
hóa thị trường (trên cả 3 sàn) đạt gần 4,4 
triệu tỷ đồng (gần 190 tỷ USD), tăng 10,7% 
so với cuối 2018 và tương đương khoảng 
79,2% GDP (chỉ tính riêng cổ phiếu). Đáng 
chú ý, trong bối cảnh tình hình tài chính 
toàn cầu biến động mạnh, nhà đầu tư có xu 
hướng rút vốn khỏi thị trường mới nổi, thị 
trường cận biên thì dòng vốn đầu tư gián 
tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn vào 
ròng 2,7 tỷ USD, thể hiện sự đánh giá lạc 
quan của cộng đồng nhà đầu tư ngoại với 
TTCK Việt Nam. 
Trong năm 2019, TTCK ghi nhận tổng 
mức huy động vốn ước đạt 303 ngàn tỷ 
đồng (khoảng 13 tỷ USD), tăng 37,3% so 
với cùng kỳ năm trước. Khối ngoại, đặc 
biệt các NĐT đến từ Hàn Quốc trong năm 
2019 tiếp tục có sự quan tâm đặc biệt tới 
TTCK quy mô 190 tỷ USD của Việt Nam 
với thương vụ mua bán khủng tại Ngân 
hàng Vietcombank và BIDV. Vingroup 
bán hơn 200 triệu cổ phiếu cho SK Group 
của Hàn Quốc để thu về 1 tỷ USD. 
Các hoạt động thoái vốn, IPO trong năm 
2019 khá trầm lắng: Thương vụ thoái 
vốn lớn nhất năm là Bộ Xây dựng bán 
được 69 triệu cổ phiếu Viglacera thu về 
1.587 tỷ đồng. SCIC không bán được vốn 
Vocarimex, Domesco, XNK Sa Giang 
do không có nhà đầu tư tham gia. Tỷ lệ 
hoàn thành thoái vốn tính đến tháng 9 mới 
đạt 22% (89/405 doanh nghiệp) và IPO 
đạt 28% (36/127 DNNN) kế hoạch giai 
đoạn 2016-2020. Cụ thể, theo thống kê tại 
HNX, tính đến hết tháng 11, số lượng cổ 
phần đấu giá xuống mức thấp nhất trong 6 
năm trở lại đây với 199 triệu đơn vị, tỷ lệ 
thành công đạt 78% thu về 3.774 tỷ đồng 
(cũng là mức thấp nhất 6 năm qua). Tại 
HoSE, có 32 doanh nghiệp tiến hành đấu 
giá cổ phần thì 15 trường hợp phải hủy bỏ 
do hết hạn đăng ký không đủ điều kiện tổ 
chức. Tổng khối lượng bán được đạt 86,4 
triệu cổ phần với giá trị 1.855 tỷ đồng. 
Đợt đấu giá có giá trị lớn nhất năm thuộc 
về Công ty TNHH MTV Cấp nước và Đầu 
tư Xây dựng Đắk Lắk với giá trị 316 tỷ 
đồng. Tính đến hết tháng 11, 2 thương vụ 
thoái vốn thành công lớn nhất của SCIC là 
bán gần 10 triệu cổ phiếu Ladophar thu về 
77,3 tỷ đồng và bán 10,3 triệu cổ phiếu In 
tổng hợp Cần Thơ thu về 211 tỷ đồng.
Năm 2019 TTCK có những bước phát 
triển khá mạnh về cơ sở pháp lý, cũng 
như sản phẩm mới. Ngày 26/11, Quốc hội 
chính thức thông qua Luật Chứng khoán 
2019 (sửa đổi), sẽ có hiệu lực thi hành từ 
1/1/2021, với khá nhiều điểm mới đáng 
chú ý như: sẽ thành lập một sở GDCK khi 
đủ điều kiện; bổ sung thêm nhiều hành 
vi bị nghiêm cấm; phải đưa cổ phiếu, trái 
phiếu lên sàn khi kết thúc đợt chào bán; 
chào bán chứng khoán được thống nhất 
với Luật Doanh nghiệp; quy định chặt chẽ 
điều kiện bán cổ phiếu của công ty; sẽ 
thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ 
chứng khoán Việt Nam...
Trong năm, các cơ quan chức năng cho ra 
đời sản phẩm mới Chứng quyền có đảm 
bảo (Cover Warrant- CW), đánh dấu sự ra 
đời của sản phẩm phái sinh thứ hai, sau hợp 
NGUYỄN THU HIỀN
15Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đồng tương lai. CW là sản phẩm do CTCK 
phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở 
trong nhóm VN30 được UBCK, Sở GDCK 
cho phép. Sản phẩm hợp đồng tương lai 
trên trái phiếu chính phủ cũng được các 
NĐT tổ chức là các ngân hàng và CTCK 
đón nhận. Bên cạnh đó, HOSE cho ra mắt 
bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index 
(VN Diamond), Vietnam Financial Select 
Sector Index (VNFin Select). Bộ chỉ số VN 
Diamond sẽ có 14 cổ phiếu góp mặt được 
HOSE chọn lọc theo mục tiêu hướng đến 
các cổ phiếu hết room nước ngoài, trong 
khi VNFin Select gồm 17 mã, chủ yếu là 
các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán 
cùng với 2 công ty bảo hiểm.
Năm 2019 tiếp tục chứng kiến làn sóng 
đổ bộ của các CTCK vốn Hàn Quốc vào 
Việt Nam, với những thương vụ như 
Hanwha mua lại Chứng khoán HFT và đổi 
tên thành Pinetree, JB Financial Group 
chuẩn bị mua lại Chứng khoán Morgan 
Stanley Gateway (MSGS) hay nổi bật nhất 
là việc Mirae Asset tăng vốn điều lệ lên 
gần 5.500 tỷ đồng, vượt qua SSI trở thành 
CTCK vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. 
Ngoài Mirae Asset, trong top 10 CTCK 
có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có 
sự góp mặt của KIS, KBSV với vốn điều 
lệ lần lượt là 1.897 tỷ đồng và 1.675 tỷ 
đồng. Các CTCK vốn Hàn Quốc này đã 
trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm 
với các tên tuổi trong nước, từ chất lượng 
dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc 
biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho 
vay (margin). Mirae Asset thậm chí đã có 
dư nợ margin vượt qua SSI (quý 3/2019), 
hay các CTCK vốn Hàn khác như KBSV, 
KIS cũng có dư nợ ngang ngửa với các 
CTCK lớn trong nước như VNDirect, 
MBS, VCSC Sự hiện diện của các 
CTCK vốn Hàn trong top 10 thị phần môi 
giới đã phản ánh áp lực cạnh tranh mạnh 
mẽ mà các CTCK trong nước đang gặp 
phải. 
Năm 2019, Việt Nam tiếp tục lỡ cơ hội 
nâng hạng thị trường: Vào ngày 27/9, 
FTSE Russell đã công bố đánh giá phân 
hạng thị trường trong đó Việt Nam vẫn 
tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi 
nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier 
Markets) lên thị trường mới nổi loại 2 
(Secondary Emerging Markets) qua đó 
bỏ lỡ cơ hội nâng hạng trong năm 2019. 
Trong đợt đánh giá lần này, Việt Nam vẫn 
chưa đáp ứng được tiêu chí Thanh toán 
T+2/T+3 và FTSE vẫn duy trì đánh giá 
ở mức hạn chế. Còn với tiêu chí “Thanh 
toán- Ít có giao dịch thất bại”, FTSE duy 
trì ở trạng thái cần phải có thông tin để 
đánh giá. FTSE Russell cho biết đã có 
những tương tác với cơ quan quản lý thị 
trường chứng khoán Việt Nam trong 12 
tháng qua và ghi nhận những nỗ lực để 
cải thiện thị trường. Việt Nam sẽ tiếp tục 
nằm trong danh sách theo dõi và có thể trở 
thành thị trường mới nổi loại 2 vào tháng 
9/2020 nếu đáp ứng được các tiêu chí của 
FTSE Russell.
Với việc Luật Chứng khoán 2019 (sửa 
đổi) được thông qua cùng việc cho ra đời 
bộ chỉ số mới, giới đầu tư đang khá lạc 
quan về triển vọng nâng hạng thị trường 
trong năm 2020 sắp tới.■
Tài liệu tham khảo
Các số liệu và một số nhận định, đánh giá trong bài viết được tham khảo từ các trang: baochinhphu.vn; cafef.vn; 
ecomomy.vn; thoibaotaichinhvietnam.vn; vnexpress.net; vpcp.chinhphu.vn; www.gos.gov.vn; www.hnx.vn; www.hsx.
vn; www.mof.gov.vn; www.sggp.org.vn; www.sbv.gov.vn; www.ssc.gov.vn; www.ssi.com.vn

File đính kèm:

  • pdfnganh_ngan_hang_tai_chinh_viet_nam_nam_2019.pdf