Ngân hàng quốc gia Việt Nam và việc đảm nhận chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của Việt Nam cộng hòa (1955 - 1975)

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1955 - 1975) với mô hình hoạt động tương đối

tự chủ, quản trị theo hướng “kỹ trị”, hạn chế sự thao túng chính sách do lợi ích

từ các thành viên Hội đồng Quản trị và sự tham gia vào các cơ quan hành pháp

hay lập pháp của các thành viên này. Chính từ đặc điểm này đã giúp cho Ngân

hàng Quốc gia thực hiện tốt chức năng “ngân hàng của các ngân hàng”, giúp

nền tài chính tiền tệ phần nào giữ được sự ổn định trong bối cảnh nền kinh tế

Việt Nam Cộng hòa chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn lâu dài nhất là sau năm 1965.

Từ khóa: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngân hàng trung ƣơng, tài chính tiền tệ

pdf 9 trang phuongnguyen 500
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng quốc gia Việt Nam và việc đảm nhận chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của Việt Nam cộng hòa (1955 - 1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng quốc gia Việt Nam và việc đảm nhận chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của Việt Nam cộng hòa (1955 - 1975)

Ngân hàng quốc gia Việt Nam và việc đảm nhận chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của Việt Nam cộng hòa (1955 - 1975)
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (256) 2019 
68 
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ VIỆC 
ĐẢM NHẬN CHỨC NĂNG “NGÂN HÀNG CỦA CÁC 
NGÂN HÀNG” CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955 - 1975) 
 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG YẾN* 
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1955 - 1975) với mô hình hoạt động tương đối 
tự chủ, quản trị theo hướng “kỹ trị”, hạn chế sự thao túng chính sách do lợi ích 
từ các thành viên Hội đồng Quản trị và sự tham gia vào các cơ quan hành pháp 
hay lập pháp của các thành viên này. Chính từ đặc điểm này đã giúp cho Ngân 
hàng Quốc gia thực hiện tốt chức năng “ngân hàng của các ngân hàng”, giúp 
nền tài chính tiền tệ phần nào giữ được sự ổn định trong bối cảnh nền kinh tế 
Việt Nam Cộng hòa chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn lâu dài nhất là sau năm 1965. 
Từ khóa: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngân hàng trung ƣơng, tài chính tiền tệ 
Nhận bài ngày: 20/10/2019; đưa vào biên tập: 22/10/2019; phản biện: 4/11/2019; 
duyệt đăng: 4/12/2019 
1. DẪN NHẬP 
Dƣới thời Pháp thuộc, Ngân hàng 
Đông Dƣơng có chức năng gần nhƣ 
một ngân hàng mẹ, nghĩa là đƣợc 
phát hành và thu hồi giấy bạc. Ngân 
hàng Đông Dƣơng - Banque de 
I’Indochine, ngân hàng chung cho các 
thuộc địa đƣợc thành lập ở Pháp ngày 
21/1/1875, ba tháng sau, ngày 
19/4/1875 Tổng thống Pháp ra sắc 
lệnh thành lập chi nhánh Ngân hàng 
Đông Dƣơng tại Sài Gòn có chức 
năng nhƣ một ngân hàng mẹ đƣợc 
phát hành tiền, cho vay và chiết khấu 
(Đỗ Thị Mỹ Hiền, 2016: 56-57). Sau 
đó Ngân hàng Đông Dƣơng tiếp tục 
đƣợc tái cấp đặc quyền chức năng 
một ngân hàng mẹ trong thời hạn 25 
năm nghĩa là đến ngày 31/3/1956 
(Nguyễn Anh Tuấn, 1968: 81). 
Tuy nhiên những diễn biến phức tạp 
của tình hình Đông Dƣơng sau chiến 
tranh thế giới thứ hai với việc Pháp 
“công nhận” nền độc lập của các quốc 
gia Việt Nam, Campuchia, Lào đã 
khiến cho thể chế của Ngân hàng 
Đông Dƣơng không thể tiếp tục tồn tại. 
Hiệp ƣớc đƣợc ký ngày 8/3/1949 giữa 
Chính phủ thuộc Liên bang Đông 
Dƣơng thuộc Liên hiệp Pháp (Quốc 
gia Việt Nam) và Pháp quy định nƣớc 
Việt Nam sẽ ở trong khối Liên hiệp 
Tiền tệ với các nƣớc khác tại Đông 
Dƣơng; tiền tệ duy nhất đƣợc lƣu 
hành trên lãnh thổ của khối liên hiệp 
tiền tệ này sẽ là Đồng bạc do Viện 
Phát hành của các quốc gia Việt Nam, 
Lào và Campuchia phát ra. Các hiệp 
* 
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM 
69 
ƣớc tƣơng tự cũng đƣợc Pháp ký với 
Lào vào ngày 18/7/1949 và Campuchia 
ngày 8/11/1049. Một thỏa ƣớc về quy 
chế tƣơng lai của Viện Phát hành 
đƣợc ký kết vào ngày 23/12/1950 
(Nguyễn Anh Tuấn, 1968: 81-82). 
Với các hiệp ƣớc này, Viện Phát hành 
trở thành cơ quan “siêu quốc gia”, 
“Viện Phát hành của các quốc gia Việt 
Nam, Lào và Campuchia”, là cơ quan 
điều hành chính sách tiền tệ của các 
nƣớc Đông Dƣơng, trong đó Pháp 
vẫn là hội viên và đồng bạc Đông 
Dƣơng sẽ nằm trong khu vực đồng 
France Pháp. Do quy định này, Viện 
Phát hành bị chi phối rất nhiều bởi 
Pháp, từ vai trò trọng tài dần nắm trọn 
quyền chủ động. Quyết định đơn 
phƣơng của Chính phủ Pháp ngày 
11/5/1953 hạ giá Đồng bạc Đông 
Dƣơng 41% nhằm giảm bớt gánh 
nặng tài trợ chiến tranh Đông Dƣơng 
đã đƣa đến sự đổ vỡ của Viện Phát 
hành do sự bất mãn của các quốc gia 
thành viên thuộc Đông Dƣơng với 
Pháp. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 
tháng 5/1954, Pháp rút quân khỏi 
Đông Dƣơng tất cả các quốc gia Đông 
Dƣơng tham gia Viện Phát hành đều 
mong muốn đƣợc trao trả độc lập 
hoàn toàn về phƣơng diện tiền tệ, với 
thỏa ƣớc tháng 12/1954 giữa Pháp và 
ba nƣớc Đông Dƣơng về việc chấm 
dứt thời kỳ liên hiệp tiền tệ, mỗi quốc 
gia tự thành lập cơ quan phát hành 
tiền tệ và có đồng tiền riêng trƣớc 
ngày 1/1/1955 để tiếp nhận đặc quyền 
phát hành từ Viện Phát hành (Nguyễn 
Anh Tuấn, 1968: 85-87). 
Để thực hiện thỏa thuận này, ngày 
31/12/1954 Quốc gia Việt Nam(1) đã 
ban hành Dụ số 48 thiết lập Ngân 
hàng Quốc gia Việt Nam thay thế cho 
Viện Phát hành. Trong dụ ban hành 
cũng nêu rõ lý do của việc thành lập 
Ngân hàng Quốc gia, “Chiểu sự cần 
thiết lập một ngân hàng quốc gia có 
đặc quyền phát hành giấy bạc riêng 
cho nƣớc Việt Nam và có đủ tƣ cách 
để thi hành những nghiệp vụ về ngân 
hàng” (Công báo Việt Nam, 1955: 
311). Từ đây cho đến ngày 30/4/1975, 
tại miền Nam Việt Nam, Ngân hàng 
Quốc gia Việt Nam hoạt động với 
chức năng trên đồng thời quản lý tài 
chính và tham mƣu các chính sách 
liên quan đến tiền tệ cho chính phủ 
Việt Nam Cộng hòa. 
2. THIẾT CHẾ TỔ CHỨC CỦA NGÂN 
HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM 
Theo Dụ số 48 ngày 31/12/1954 về 
việc thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt 
Nam (sau đây gọi tắt là Dụ số 48) thì 
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có tƣ 
cách pháp nhân và có quyền tự trị tài 
chính. Sự điều khiển, quản trị và giám 
sát Ngân hàng Quốc gia sẽ do một 
Thống đốc, một Hội đồng Quản trị và 
một Giám sát đảm nhận. 
Trong đó việc bổ nhiệm Thống đốc và 
Phó Thống đốc đƣợc thực hiện do 
Sắc lệnh của Quốc trƣởng sau khi Hội 
đồng Tổng trƣởng thảo luận, bổ 
nhiệm. Chức vụ Thống đốc và Phó 
Thống đốc không thể kiêm nhiệm việc 
ủy nhiệm tuyển cử. Giám sát Ngân 
hàng Quốc gia do Thủ tƣớng Chính 
phủ bổ nhiệm theo đề nghị của ông 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (256) 2019 
70 
Tổng trƣởng Bộ Tài chính, có quyền 
coi xét tổng quát tất cả những sở và 
những nghiệp vụ của Ngân hàng 
Quốc gia, tham dự các buổi họp của 
Hội đồng Quản trị với tƣ cách tƣ vấn, 
không có quyền biểu quyết. Hội đồng 
Quản trị Ngân hàng Quốc gia gồm có 
Thống đốc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng 
Quản trị, Phó Thống đốc giữ vị trí Phó 
Chủ tịch và 5 hội viên, quốc tịch Việt 
Nam do Thủ tƣớng Chính phủ chỉ định, 
trong đó 2 hội viên lựa chọn theo năng 
lực kinh nghiệm về vấn đề tiền tệ 
ngân hàng, kinh tế và 3 hội viên lựa 
chọn trong những ngƣời hoạt động về 
thƣơng mại, kỹ nghệ và canh nông. 
Ba hội viên dự khuyết đƣợc chỉ định, 
một hội viên lựa chọn theo kiến thức 
chuyên môn và hai hội viên lựa chọn 
trong giới thƣơng gia, kỹ nghệ gia và 
nông gia. Nhiệm kỳ của hội viên là ba 
năm, mỗi năm thay một phần ba, 
những hội viên hết nhiệm kỳ có thể 
đƣợc chỉ định lại. Những hội viên của 
Hội đồng Quản trị không thể kiêm 
nhiệm với ủy nhiệm lập pháp (Công 
báo Việt Nam, 1955a: 311-313). 
Những quyết nghị của Hội đồng Quản 
trị để có giá trị cần có sự hiện diện 
của Thống đốc; trong trƣờng hợp 
Thống đốc không thể có mặt, sự hiện 
diện của Phó Thống đốc cùng sự hiện 
diện của 3 hội viên và vị Giám sát, 
trong đó tất cả những hội viên của Hội 
đồng Quản trị và vị Giám sát đƣợc 
triệu thỉnh theo đúng phép. Đầu mỗi 
năm vị Giám sát tƣờng trình lên Thủ 
tƣớng Chính phủ kết quả của những 
cuộc kiểm sát đã làm trong năm vừa 
qua và đề nghị những biện pháp xét 
ra cần cho trật tự và quyền lợi của 
Ngân hàng Quốc gia. Vị Giám sát gửi 
một bản sao tờ trình cho vị Thống đốc 
Ngân hàng Quốc gia để tƣờng trình 
(Công báo Việt Nam, 1955a: 313). 
Dụ số 48 cũng quy định những việc 
Thống đốc và Phó Thống đốc không 
đƣợc làm để đảm bảo sự khách quan 
trong việc điều hành Ngân hàng Quốc 
gia. Trong khi thừa hành chức vụ, 
cấm ngặt Thống đốc và Phó Thống 
đốc lấy hoặc nhận cổ phần hoặc bất 
cứ quyền lợi gì trong những xí nghiệp 
tƣ, kỹ nghệ, thƣơng mại hoặc tài 
chính về công việc làm hay những 
điều chỉ bảo. Cũng trong thời gian này, 
cấm Thống đốc và Phó Thống đốc, trừ 
khi đƣợc phép riêng của Chính phủ, 
giúp việc cho những sở tƣ và nhận 
của những sở này tiền thù lao về công 
việc làm hay những điều chỉ bảo. 
Trong trƣờng hợp đƣợc phép riêng, 
một quyết định của Thủ tƣớng Chính 
phủ sẽ định những điều kiện để lĩnh 
hoặc tất cả hoặc một phần lƣơng 
bổng của họ (Công báo Việt Nam, 
1955a: 312). 
Những chi nhánh và phân cục đƣợc 
đặt hay bãi bỏ bằng sắc lệnh do Tổng 
trƣởng Bộ Tài chính phó thự theo đề 
nghị của Thống đốc Ngân hàng Quốc 
gia. Mỗi chi nhánh hay phân cục do 
một viên Giám đốc điều khiển, một 
viên Kiểm sát giữ nhiệm vụ kiểm sát 
và giám thị. Viên Giám đốc và viên 
Kiểm sát của mỗi chi nhánh hay phân 
cục do Thống đốc Ngân hàng Quốc 
gia bổ nhiệm với sự thừa nhận của 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM 
71 
Thủ tƣớng Chính phủ. Viên Giám đốc 
thi hành những quyết định của Hội 
đồng Quản trị và tuân theo chỉ thị của 
Thống đốc (Công báo Việt Nam, 
1955a: 314). 
Việc tuyển dụng, tuyển bổ, điều động, 
thăng thƣởng, thải hồi hay cách chức 
nhân viên Ngân hàng Quốc gia thuộc 
quyền Thống đốc. Những điều khoản 
ấn định việc tuyển dụng, thăng thƣởng, 
trừng phạt, kỷ luật của nhân viên 
đƣợc hợp lại thành một quy chế. Quy 
chế này cùng tất cả những sự sửa đổi 
về sau do Hội đồng Quản trị thảo luận 
(Công báo Việt Nam, 1955a: 313). 
Sắc luật số 020-SLU ngày 3/9/1966 
sửa đổi và bổ túc Dụ số 48 ngày 
31/12/1954 về Ngân hàng Quốc gia 
Việt Nam (sau đây gọi tắt là Sắc luật 
số 20) tiếp tục khẳng định Ngân hàng 
Quốc gia là một pháp nhân có tài 
chánh tự trị, bổ sung thêm vốn của 
Ngân hàng Quốc gia bốn trăm triệu 
đồng và thiết lập tại Ngân hàng Quốc 
gia một quỹ dự trữ có thể thâu nhận 
một phần hay tất cả số lời thuần tịnh. 
Việc quản trị Ngân hàng Quốc gia 
cũng tƣơng tự nhƣ trƣớc do một Hội 
đồng đảm nhiệm đứng đầu là Thống 
đốc và các thành viên không đƣợc 
kiêm nhiệm chức vụ dân cử lập pháp 
hoặc một chức vụ thuộc thành phần 
chính phủ, bỏ vị trí giám sát. Các hội 
viên của Hội đồng Quản trị đƣợc tăng 
từ 5 lên 8 hội viên với nhiệm kỳ bốn 
năm và mỗi năm sẽ đƣợc thay một 
phần tƣ. Đồng thời cũng bổ sung 
thêm những quy định để ngăn ngừa 
không chỉ Thống đốc, Phó Thống đốc 
mà cả hội viên Hội đồng Quản trị bị 
thao túng từ các lợi ích bên ngoài tác 
động đến chính sách cũng nhƣ việc 
điều hành Ngân hàng Quốc gia. Cụ 
thể, trong khi đang thừa hành chức vụ 
Thống đốc và Phó Thống đốc không 
đƣợc dự vào phần vốn hoặc nhận bất 
cứ lợi ích nào của một ngân hàng hay 
cơ quan tín dụng, ngoại trừ những cơ 
quan có tính cách công lập; cũng 
không đƣợc nhận một chức vụ nào có 
thù lao ngoài Ngân hàng Quốc gia. 
Đối tƣợng không đƣợc chỉ định làm 
hội viên của Hội đồng Quản trị: thứ 
nhất, hai vợ chồng, những ngƣời có 
liên hệ gia đình tới thân đẳng thứ ba 
hoặc cùng là hội viên, cổ đông hay 
quản trị viên của một công ty; thứ hai, 
những quản trị viên, giám đốc, đại 
diện hay nhân viên một ngân hàng 
hay cơ quan tín dụng; thứ ba, những 
nhân viên Ngân hàng Quốc gia (Công 
báo Việt Nam Cộng hòa, 1966: 
3844/28-3844/31). 
Với thể chế điều hành Ngân hàng 
Quốc gia xuyên suốt qua hai thời kỳ 
từ năm 1955 khi Dụ số 48 có hiệu lực 
đến tháng 9/1966 khi dụ này đƣợc 
sửa đổi và bổ túc bởi Sắc luật số 20, 
có thể nói Ngân hàng Quốc gia có tính 
tự chủ nhất định và chịu trách nhiệm 
trong việc điều hành chính sách tiền tệ 
và ngân hàng nhằm bảo vệ quyền lợi 
của toàn bộ nền kinh tế khi tách bạch 
không cho các hội viên trong Hội đồng 
Quản trị đƣợc tham gia các cơ quan 
hành pháp và lập pháp, cũng nhƣ có 
dính dáng đến các nhóm lợi ích về 
ngân hàng, tín dụng. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (256) 2019 
72 
3. NGÂN HÀNG QUỐC GIA VÀ ĐẶC 
QUYỀN PHÁT HÀNH TIỀN TỆ 
Trong Dụ số 48 (năm 1954) khi thiết 
lập Ngân hàng Quốc gia, “Điều thứ 
40 - Ngân hàng Quốc gia có đặc 
quyền phát hành trên lãnh thổ nƣớc 
Việt Nam, những giấy bạc và những 
đồng tiền bằng kim khí”. Để đảm bảo 
cho giá trị của đồng tiền do Ngân 
hàng Quốc gia phát hành, Điều 42 của 
Dụ số 48 cũng quy định rõ Ngân hàng 
Quốc gia phải tạo lập dần dần và duy 
trì tài sản bằng vàng, tiền Frane Pháp 
và chỉ tệ ngoại quốc ít nhất bằng đối 
giá 33% của tổng số giấy bạc lƣu 
hành, các hoạt kỳ tồn khoản và thải 
phƣơng (Công báo Việt Nam, 1955a: 
314). Nhƣ vậy kể từ ngày 1/1/1955, 
đồng bạc Việt Nam, do Ngân hàng 
Quốc gia phát hành đã thay thế cho 
đồng bạc Đông Dƣơng của Viện Phát 
hành liên quốc. Tuy nhiên trên thực tế, 
tiền tệ đƣợc phát hành bởi Ngân hàng 
Đông Dƣơng cũng nhƣ Viện Phát 
hành liên quốc tạm thời còn lƣu hành 
đến hạn cuối là ngày 31/10/1955 mới 
bị thu hồi toàn bộ và không còn giá trị 
(Công báo Việt Nam, 1955b: 2463). 
Nếu ở Dụ số 48 có đề cập đến tỷ lệ 
đảm bảo đối giá 33% tổng số giấy bạc 
Ngân hàng Quốc gia phát hành thì 
đến Sắc luật số 20 không thấy đề cập 
đến vấn đề này. Điều này phản ánh 
tình hình nền kinh tế Việt Nam Cộng 
hòa từ cuối năm 1965 trở đi phải đối 
phó với vấn đề lạm phát trầm trọng và 
Ngân hàng Quốc gia chắc cũng không 
có đủ tài sản bảo đảm nhƣ trƣớc đối 
với những đồng tiền do mình phát 
hành nên vấn đề này không còn đƣợc 
luật hóa. 
4. NGÂN HÀNG QUỐC GIA VÀ VIỆC 
ỨNG TIỀN, THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP 
VỤ CHO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 
CỘNG HÒA 
4.1. Ngân hàng Quốc gia và việc 
ứng tiền cho ngân khố 
Việc ứng tiền tạm thời cho ngân khố 
là một nghiệp vụ mà hầu hết các ngân 
hàng trung ƣơng đều thực hiện trong 
nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa hiện đại. 
Trong Dụ số 48 đã xác lập nghiệp vụ 
này của Ngân hàng Quốc gia, “Điều 
56 - Ngân hàng Quốc gia có thể ƣng 
thuận bằng hoạt kỳ tồn khoản riêng 
những số tiền ứng trƣớc tạm thời cho 
ngân khố quốc gia. Mỗi lần ứng trƣớc, 
có một khế ƣớc ký kết giữa Chính phủ 
Việt Nam Cộng hòa và Ngân hàng 
Quốc gia. Khế ƣớc này chỉ rõ nhất là 
về số tiền, thời hạn cho vay, lợi suất 
và nếu có, những bảo đảm đặc biệt 
giao cho Ngân hàng Quốc gia”. Không 
chỉ vậy trong Dụ số 48 cũng đƣa ra 
yêu cầu ràng buộc cụ thể số tiền mà 
Ngân hàng Quốc gia ứng trƣớc cho 
ngân khố, “Điều 57- Tổng số những 
số tiền ứng trƣớc hiện có từ ngày 
thành lập Ngân hàng Quốc gia sẽ 
không đƣợc quá 25% tổng số tiền mà 
ngân sách quốc gia đã thu đƣợc trong 
năm trƣớc” (Công báo Việt Nam, 
1955a: 315-316). 
Sắc luật số 20 (1966) tiếp tục khẳng 
định việc ứng tiền của Ngân hàng 
Quốc gia cho ngân sách nhà nƣớc với 
những trình tự về mặt thủ tục pháp lý 
nhất định, “Điều thứ 54 - Ngân hàng 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM 
73 
Quốc gia có thể ứng tiền tạm thời cho 
ngân khố. Mỗi lần ứng tiền phải có 
một khế ƣớc giữa Chính phủ Việt 
Nam Cộng hòa và Ngân hàng Quốc 
gia. Khế ƣớc này phải ghi rõ số tiền, 
thời hạn cho vay, lãi suất và nếu cần, 
những bảo đảm đặc biệt cho Ngân 
hàng Quốc gia. Mỗi lần ứng tiền, 
Chánh phủ giao cho Ngân hàng Quốc 
gia một công khố khoán sinh lãi, có 
chữ ký của Ủy viên Tài chánh, có thể 
chuyển nhƣợng, có kỳ hạn tối đa là ba 
tháng và có thể gia hạn nhiều lần, 
từng 3 tháng một”. Điều kiện ràng 
buộc về tổng số tiền mà Ngân hàng 
Quốc gia đƣợc cho vay cũng đƣợc 
quy định rõ ràng, “Điều thứ 56 - 
Những công khố khoán phát hành 
theo các điều kiện dự liệu nơi điều thứ 
54 phải đƣợc hoàn trái trong một thời 
hạn không quá 18 tháng và tổng số 
tiền ứng hiện hữu, chấp thuận theo 
điều thứ 54 sẽ không đƣợc quá 40% 
tổng số tiền mà ngân sách quốc gia 
đã thu đƣợc trong năm trƣớc” (Công 
báo Việt Nam Cộng hòa, 1966: 
3844/34). 
Nhƣ vậy, để có thể vay đƣợc tiền từ 
Ngân hàng Quốc gia, Chính phủ Việt 
Nam Cộng hòa phải thực hiện một số 
thủ tục nhất định và tổng số tiền đƣợc 
ứng trƣớc luôn trong một giới hạn 
nhất định, không đƣợc quá 25% tổng 
số tiền mà ngân sách quốc gia đã thu 
đƣợc trong năm trƣớc theo Dụ số 48 
và không đƣợc quá 40% tổng số tiền 
mà ngân sách quốc gia đã thu đƣợc 
trong năm trƣớc theo Sắc luật số 20. 
Điều này cũng phản ánh một thực tế 
là từ năm 1966 trở đi Chính phủ Việt 
Nam Cộng hòa đã luôn phải nhận ứng 
tiền nhiều hơn từ Ngân hàng Quốc gia 
nên cần đƣợc luật hóa. 
4.2. Ngân hàng Quốc gia và việc 
thực hiện các nghiệp vụ cho Chính 
phủ Việt Nam Cộng hòa 
Dụ số 48 cũng đã xác định các nghiệp 
vụ mà Ngân hàng Quốc gia thực hiện 
hộ cơ quan ngân khố khi đƣợc yêu 
cầu, đó là phát hành các công trái và 
những giá khoán; trả tiền lời của công 
trái và giá khoán; mở tài khoản của cơ 
quan ngân khố tại Ngân hàng Quốc 
gia và thực hiện việc giao dịch trên tài 
khoản này cho ngân khố quốc gia. 
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam 
Cộng hòa còn thành lập Sở Hối đoái 
trực thuộc Ngân hàng Quốc gia, đƣợc 
ủy nhiệm thi hành luật lệ và quy tắc về 
hối đoái. Ngân hàng Quốc gia cũng 
tham gia vào dự ƣớc thu và chi bằng 
chỉ tệ ngoại quốc, nhất là việc lập 
chƣơng trình nhập cảng (Công báo 
Việt Nam, 1955a: 317). 
Đến Sắc luật số 20, các nghiệp vụ mà 
Ngân hàng Quốc gia thực hiện cho 
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về cơ 
bản vẫn tƣơng tự nhƣ trên nhƣng 
đƣợc bổ sung thêm, nhƣ sẽ thành lập 
một “quỹ ổn định” mua bán các hội trái 
và các công chứng phiếu do Chính 
phủ Việt Nam Cộng hòa phát hành 
hoặc bảo đảm toàn diện nhằm mục 
đích ổn định trị giá những chứng 
khoán nói trên và khuyến khích các 
nghiệp vụ đầu tƣ dƣới hình thức công 
chứng phiếu. Những trƣờng hợp 
Ngân hàng Quốc gia làm cố vấn cho 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (256) 2019 
74 
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đƣợc 
quy định rõ trong Sắc luật số 20. Thứ 
nhất đó là việc Chính phủ có thể hỏi ý 
kiến Hội đồng Quản trị (Ngân hàng 
Quốc gia) mỗi khi vay hay phát hành 
công trái ở nội địa hay ngoại quốc; thứ 
hai, Ngân hàng Quốc gia đƣợc hỏi ý 
kiến về dự án ngân sách quốc gia 
trong trƣờng hợp những dự án này có 
dự liệu việc Ngân hàng Quốc gia ứng 
tiền cho Chính phủ; thứ ba, Ngân 
hàng Quốc gia sẽ tham dự vào việc 
lập các chƣơng trình xuất nhập cảng; 
thứ tƣ, trình lên Chính phủ Việt Nam 
Cộng hòa mọi khuyến cáo cần thiết 
ngõ hầu phòng ngừa mọi sự tăng 
hoặc giảm sút bất thƣờng của khối 
tiền tệ, phƣơng hại đến sự ổn định vật 
giá và sửa chữa hoặc ngăn chặn 
khuynh hƣớng lạm phát hay giảm 
phát; thứ năm, khi tổng số dự trữ quốc 
tế giảm đến mức độ mà Hội đồng 
Quản trị xét thấy có thể phƣơng hại 
đến giá trị quốc ngoại của đồng Việt 
Nam thì phải đề nghị lên Chính phủ 
chỉ sử dụng những dự trữ còn lại vào 
việc nhập cảng những sản phẩm hay 
dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế quốc 
gia (Công báo Việt Nam Cộng hòa, 
1966: 3844/33-3844/34). 
5. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG “NGÂN 
HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG” CỦA 
NGÂN HÀNG QUỐC GIA 
Trong hoạt động tài chính tiền tệ, để 
đảm bảo quyền lợi và phòng tránh bớt 
rủi ro cho ngƣời gửi tiền nói riêng 
cũng nhƣ hoạt động kinh tế nói chung 
các ngân hàng và tổ chức tín dụng có 
nhận tiền gửi của công chúng phải 
đảm bảo ký quỹ một tỷ lệ nhất định 
trên tổng số tiền gửi đó tại Ngân hàng 
Quốc gia. Trong Dụ số 48 đã quy định 
rõ các ngân hàng thƣơng mại sẽ bắt 
buộc phải giữ dự trữ dƣới hình thức 
những tồn khoản ở Ngân hàng Quốc 
gia ít nhất bằng 10% và tối đa không 
đƣợc quá 35% tổng số tiền cam kết ký 
thác ở những ngân hàng thƣơng mại 
này. Tỷ lệ tăng giảm cụ thể từng thời 
kỳ sẽ do Hội đồng Quản trị của Ngân 
hàng Quốc gia quyết định tùy theo 
tình hình của nền kinh tế (Công báo 
Việt Nam, 1955a: 316). Bên cạnh 
nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc từ các 
ngân hàng, Ngân hàng Quốc gia nhận 
ký thác của các “nhà ngân hàng” (chỉ 
những tổ chức ngoài Ngân hàng Quốc 
gia, kể cả những cơ quan tín dụng do 
chính phủ lập); thực hiện các nghiệp 
vụ cho vay; nghiệp vụ chiết khấu, tái 
chiết khấu, bán và mua những hối 
phiếu, thƣơng phiếu và những chứng 
phiếu khác do các nhà ngân hàng thu 
nhận Ngoài ra, Ngân hàng Quốc gia 
còn ứng trƣớc tiền trong những thời 
hạn nhất định kèm những điều kiện 
cho các nhà ngân hàng tùy tình hình 
kinh tế từng thời điểm (Công báo Việt 
Nam, 1955a: 315). 
Đến Sắc luật số 20 những yêu cầu 
này tiếp tục đƣợc giữ nguyên đồng 
thời bổ sung thêm, Ngân hàng Quốc 
gia có thể trả lãi cho số tiền dự trữ 
vƣợt mức 35% nhƣng lãi suất không 
cao hơn lãi suất chiết khấu tối thiểu 
(Công báo Việt Nam Cộng hòa, 1966: 
3844/37). Các nghiệp vụ nhƣ chiết 
khấu, tái chiết khấu, mua và bán 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM 
75 
những hối phiếu, lệnh phiếu và những 
chứng phiếu khác, ứng tiền cho các 
ngân hàng vẫn đƣợc Ngân hàng Quốc 
gia thực hiện. Nhƣ vậy chức năng 
“ngân hàng của các ngân hàng” đƣợc 
định ra xuyên suốt cho Ngân hàng 
Quốc gia từ khi thành lập đến suốt 
quá trình hoạt động trong thời kỳ này. 
6. KẾT LUẬN 
Việc thành lập Ngân hàng Quốc gia 
Việt Nam đƣợc thực hiện trong bối 
cảnh Chính phủ Quốc gia Việt Nam 
thực hiện việc tách ra khỏi Viện Phát 
hành liên quốc và khối đồng France 
Pháp. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế 
Việt Nam Cộng hòa từ cuối năm 1965 
trở đi luôn trong tình trạng lạm phát 
cao và bội chi ngân sách quốc gia, 
chính phủ dù thiếu tiền để chi tiêu đã 
không thể yêu cầu Ngân hàng Quốc 
gia phát hành thêm tiền không giới 
hạn để bù đắp bội chi mà chỉ có thể 
vay tiền từ Ngân hàng Quốc gia trong 
một giới hạn và phải hoàn trả lại trong 
thời gian nhất định theo luật định. Có 
thể cho rằng Ngân hàng Quốc gia là 
một trong những nhân tố quan trọng 
góp phần ổn định nền tài chính tiền tệ 
của Việt Nam Cộng hòa đang chứa 
đựng nhiều nhân tố bất ổn đƣợc duy 
trì lâu dài. 
Phƣơng thức tổ chức và hoạt động 
của cơ quan quyền lực cao nhất của 
Ngân hàng Quốc gia thời kỳ này là 
Hội đồng Quản trị cũng giúp tổ chức 
này thu hút đƣợc nguồn lực “chất 
xám” từ giới học thuật và kỹ năng, 
kinh nghiệm thƣơng trƣờng của giới 
công nông thƣơng, kỹ nghệ gia, tài 
chính ngân hàng từ đó giúp cho việc 
hoạch định và thực thi chức năng 
nhiệm vụ của Ngân hàng Quốc gia 
vừa sát thực tiễn tình hình kinh tế 
trong nƣớc nhƣng có tính khoa học 
cao và tƣơng thích với nền tài chính 
tiền tệ quốc tế. Tính chất “kỹ trị” này 
đã giúp Ngân hàng Quốc gia đảm 
nhận tốt chức năng của mình. 
Trong hoạt động kinh tế của chính 
quyền Việt Nam Cộng hòa, quyền lực 
của Ngân hàng Quốc gia rất lớn, nhất 
là đối với hệ thống ngân hàng và nền 
tài chính tiền tệ. Hiểu đƣợc vấn đề 
thao túng chính sách, nên các nhà 
làm luật đã đƣa thẳng vào trong Dụ số 
48 và Sắc luật số 20 theo hƣớng ngày 
càng chi tiết những điều ngăn cấm để 
đảm bảo Thống đốc và các thành viên 
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc 
gia trong việc đề ra các chính sách và 
thực thi nhiệm vụ của Ngân hàng 
Quốc gia không bị các lợi ích chi phối, 
cũng nhƣ ngăn cấm họ tham gia vào 
các cơ quan lập pháp hay hành pháp 
khi đang giữ chức vụ. 
Tuy nhiên có thể nhận thấy các 
nghiệp vụ mà Ngân hàng Quốc gia 
thực hiện cho chính phủ Việt Nam 
Cộng hòa đƣợc đề cập ở trên còn ít. 
Mô hình tổ chức tƣơng đối độc lập 
của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 
cũng khiến cho việc liên kết với các 
cơ quan, tổ chức chính phủ kém hơn 
trong việc cùng phối hợp để thực hiện 
các mục tiêu phát triển kinh tế, nhất là 
trong trƣờng hợp quan điểm của 
những ngƣời lãnh đạo Ngân hàng 
Quốc gia khác với các cơ quan chính 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (256) 2019 
76 
phủ thì càng khó phối hợp trừ trƣờng 
hợp có các văn bản ký kết riêng quy 
định rõ sự phối hợp trong từng trƣờng 
hợp cụ thể.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: État du Viet Nam) (1948 - 1955) là một chính phủ thuộc 
Liên bang Đông Dƣơng thuộc Liên hiệp Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn lãnh thổ Việt Nam, 
thủ đô đặt tại Sài Gòn, Quốc trƣởng Bảo Đại (1949 - 1955), Thủ tƣớng Ngô Đình Diệm 
(1954 - 1955). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Công báo Việt Nam. 1955a. “Dụ số 48 ngày 31 tháng chạp năm 1954 thiết lập Ngân 
hàng Quốc gia Việt Nam”. Công báo Việt Nam, số 8 ngày 12/2/1955, tr. 311-319. 
2. Công báo Việt Nam. 1955b. “Nghị định số 1782-BTCKT/TN ngày 23 tháng chín năm 
1955 v/v đổi các giấy bạc loại Viện phát hành Liên quốc có in hình Cao miên và Lào 
cùng các giấy bạc loại Đông Dƣơng ngân hàng”. Công báo Việt Nam, số 45 ngày 
28/9/1955, tr. 2463-2465. 
3. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1966. “Sắc luật số 020-SLU ngày mồng 3 tháng chín 
năm 1966 sửa đổi và bổ túc Dụ số 48 ngày 31 tháng chạp năm 1954 về Ngân hàng 
Quốc gia Việt Nam”. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 48 ngày 9/9/1966, tr. 3844/27- 
3844/41. 
4. Đỗ Thị Mỹ Hiền. 2016. “Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đông Dƣơng 
tại Sài Gòn từ năm 1875 đến năm 1945”. Tạp chí Khoa học Xã hội TPHCM, số 10, tr. 
55-65. 
5. Nguyễn Anh Tuấn. 1968. Chính sách tiền tệ Việt Nam. Sài Gòn. 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_quoc_gia_viet_nam_va_viec_dam_nhan_chuc_nang_ngan.pdf