Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh về bề

rộng và được củng cố theo chiều sâu, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại (NHTM) phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thị trường

tài chính Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém về vốn, quy mô, chất lượng dư nợ,

cho thấy sức cạnh tranh của các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền

vững, đặc biệt khi Việt Nam phải dỡ bỏ rào cản hạn chế đối với hoạt động ngân hàng

nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ đề cập đến những điểm yếu đó

trên bình diện hệ thống và nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN),

bao gồm các ngân hàng quốc doanh đã cố phần, nhưng Nhà nước nắm giữ vốn với tý

lệ khống chế.

pdf 6 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
55Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
1. Trên bình diện hệ thống
a) Quy mô của hệ thống
Hiện nay, hệ thống NHTM hoạt 
động tại Việt Nam có đầy đủ các loại 
hình ngân hàng, với quy mô khác nhau. 
Tính đến 31/12/2018, hệ thống này bao 
gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh 
(NHTMQD), 31 ngân hàng thương mại 
cổ phần (NHTMCP), trong đó có 3 
NHTMQD đã cổ phần hóa là NHTMCP 
Công Thương Việt Nam (Vietinbank), 
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 
(BIDV), NHTMCP Ngoại thương Việt 
Nam (VCB), 9 ngân hàng 100% vốn nước 
ngoài (NHVNNg)và 2 ngân hàng liên 
doanh (NHLD). Hầu hết các ngân hàng 
đều có mạng lưới ở các thành phố lớn; 
một số NHTMCP đã vươn tới những nơi 
mà trước đây chỉ có sự hiện diện của các 
NHTMNN. Một số đặc điểm của toàn hệ 
thống ngân hàng (không tính các NHLD 
và các NHVNNg) thể hiện trong B. 1.
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
ThS. Vũ Thị Thu Hương *
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh về bề 
rộng và được củng cố theo chiều sâu, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương 
mại (NHTM) phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thị trường 
tài chính Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém về vốn, quy mô, chất lượng dư nợ, 
cho thấy sức cạnh tranh của các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền 
vững, đặc biệt khi Việt Nam phải dỡ bỏ rào cản hạn chế đối với hoạt động ngân hàng 
nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ đề cập đến những điểm yếu đó 
trên bình diện hệ thống và nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 
bao gồm các ngân hàng quốc doanh đã cố phần, nhưng Nhà nước nắm giữ vốn với tý 
lệ khống chế.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tổng tài sản, dư nợ cho vay, năng lực cạnh 
tranh, GDP
Abstract: The banking system has rapidly developed in width and been 
strengthened in depth, in recent years, the competitive capacity of the commercial 
banks has somewhat been improved. What has been taking place in Vietnam financial 
market has , however, exposed a number of weaknesses in capital, scale, quality, 
debts, which proves that the competitive capacity of these banks hasn’t satisfied 
the requirements of sustainable development, especially when Vietnam has to lift up 
the restrictions on foreign banking activities in Vietnam. This study will deal with the 
weaknesses in the system and in group of state-owned commercial banks including the 
stated joint-stock banks with the state capital at a controlled rate.
Keywords: Commercial bank, total assets, odd debts, competitive capacity
* Chuyên viên phòng Quản lý – Đào tạo
 Trường ĐH KD&CN HN
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
56Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Số liệu trên đây cho chúng ta thấy hai 
vấn đề:
Thứ nhất, quy mô vốn chủ sở hữu 
của hệ thống ngân hàng Viêt Nam là rất 
khiêm tốn, chiếm hơn 6% trên tổng nguồn 
vốn. Có ý kiến cho rằng vốn tự có của 
ngân hàng không phải là vấn đề mấu chốt 
quyết định đối với năng lực cạnh tranh 
của các NHTM. Khi tham khảo ý kiến này 
với nhiều chuyên gia ngành ngân hàng, 
hầu như không ai đồng tình. Các chuyên 
gia cho rằng nguồn lực tài chính đó của 
ngân hàng có vai trò lớn, nếu không nói 
nó là quyết định, đối với khả năng cạnh 
tranh của bất cứ ngân hàng nào. Về mặt 
lý thuyết, điều này đã được chứng minh. 
Giả định, nếu có hai ngân hàng A và B với 
các số liệu cân đối như B. 2.
Bảng 1. Quy mô tổng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ và dư nợ của 
toàn hệ thống ngân hàng
 2016 2017 2018
Các tiêu chí
 Số tuyệt Tốc độ Số tuyệt Tốc độ Số tuyệt Tốc độ
 đối, tăng, đối, tăng, đối, tăng,
 nghìn tỷ % nghìn tỷ % nghìn tỷ %
Tổng tài sản 7.385 41,2 8.598 16,4 9.418 9,5
Vốn chủ sở hữu 483 10,0 545 12,8 606 11,2
Vốn/Tổng tài sản, % 6,5 6,3 6,4 
Vốn điều lệ 348 5,1 361 3,7 416 15,2
Dư nợ 5.337 18,2 6.509 18,2 7.420 14,0
Dư nợ/Tổng tài sản, % 72 75 80 
Nguồn: sbv.gov.vn, cafef.vn và tính toán của tác giả
Báng 2. Các số liệu cấn đối của ngân hàng A và ngân hàng B, tỷ đồng
 Ngân hàng A Ngân hàng B
 Tài sản Có Tài sản Nợ Tài sản Có Tài sản Nợ
Dự trữ 70 Vốn chủ sở hữu 3.000 Dự trữ 80 Vốn chủ sở hữu 2.000
Cho vay 9.930 Vốn huy động 7.000 Cho vay 9.920 Vốn huy động 8.000
- Ngân hàng A (vốn chủ sở hữu 3.000 
tỷ) có khả năng trội hơn ngân hàng B (vốn 
chủ sở hữu 2.000 tỷ). Vốn chủ sở hữu lớn 
hơn có thể: đầu tư trang bị công nghệ, mở 
rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, thu 
hút nhân tài, nhân lực có trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ (khi có cơ hội lựa chọn, 
người ta thường sẽ lựa chọn ngân hàng 
có nguồn lực tài chính nội tại mạnh hơn), 
phát triển khách hàng, mở rộng sản phẩm 
và dịch vụ,
- Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn 
có khả năng duy trì và chống đỡ mọi rủi 
ro tốt hơn ngân hàng có vốn chủ sở hữu 
ít hơn. Giả sử mọi điều kiện khác là như 
nhau hoặc không có sự can thiệp của cơ 
quan bảo hiểm tiền gửi, hỗ trợ từ Ngân 
hàng Trung ương, từ các tổ chức tín dụng 
khác, nếu hai ngân hàng bị thất thoát 
vốn trong kinh doanh là 2.000 tỷ, thì ngân 
hàng B sẽ “cạn vốn chủ sở hữu”, trong 
khi ngân hàng A vẫn còn 1.000 tỷ. (ngân 
Nguồn: Giả định của tác giả
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
57Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
hàng có trách nhiệm phải hoàn trả lại cho 
chủ nợ vốn huy động của nền kinh tế).
Thứ hai, tương quan tổng tài sản, dư 
nợ của hệ thổng với tổng sản phẩm quốc 
nội GDP.
- Tỷ lệ tổng tài sản/GDP của Việt Nam 
khá cao, con số này trong hai năm gần 
đây xấp xỉ 170%, Tỷ lệ này ở các nước 
cũng không giống nhau. Ví dụ: Nhật Bản 
là 238%; Hy Lạp – 182%; Mỹ – 105%; 
những nước đang phát triển thấp hơn Việt 
Nam rất nhiều như Ai Cập – 103%, Mông 
Cổ – 84%, Brazil – 83% (ndh.vn). Nếu so 
sánh Việt Nam với các nước, Việt Nam 
có thể thấp hơn một số nước, như Nhật 
Bản hay Mỹ, nhưng nếu phân tích về điều 
kiện kinh tế, có thể thấy tỷ lệ này của Việt 
Nam là tương đối cao. Nếu kinh tế vĩ mô 
biến động, hệ thống ngân hàng rất dễ bị 
ảnh hưởng tiêu cực.
Tỷ lệ tổng tài sản/GDP cũng cho thấy 
mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào khu 
vực ngân hàng và chứng tỏ vốn cho nền 
kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khu 
vực ngân hàng. Khi khu vực ngân hàng 
không thực hiện được tốt chức năng dẫn 
vốn, thì nền kinh tế tất yếu sẽ bị suy giảm 
mạnh và ngược lại, hệ thống ngân hàng dễ 
bị tổn thương khi kinh tế vĩ mô bất ổn.
- Tổng dư nợ/GDP cũng dao động ở 
mức 115-135%. Khi tỷ lệ tín dụng trên GDP 
cao thì sự ổn định của hệ thống tài chính nói 
riêng và của nền kinh tế nói chung sẽ trở 
nên nhạy cảm hơn với những biến động về 
lãi suất. Một sự gia tăng nhỏ của lãi suất 
có thể khiến nghĩa vụ trả lãi gia tăng đáng 
kể và tính bền vững của nền kinh tế bị suy 
giảm,... Thêm vào đó, tỷ lệ tín dụng trên 
GDP cao không phải lúc nào cũng đồng 
nghĩa với việc khu vực sản xuất được cấp 
vốn nhiều hơn, mà có thể biểu hiện ở việc 
dòng vốn chảy vào các thị trường tài sản, 
như chứng khoán, bất động sản, do đó dễ 
dẫn tới bong bóng giá tài sản. Một khi bong 
bóng bất động sản xì hơi, hệ thống ngân 
hàng sẽ khủng hoảng, có thể dẫn đến sụp 
đỗ, không còn điều kiện để cạnh tranh.
b. Nợ quá hạn/nợ xấu trong hệ thống
Nợ xấu kìm hãm năng lực hoạt động, 
làm suy giảm khả năng cạnh tranh của 
các NHTM. Do nợ xấu, nhiều ngân hàng 
“dậm chân” tại chỗ. Ngân hàng Trung 
ương bắt buộc phải mua lại một số ngân 
hàng “0 đồng”. Theo báo cáo tổng hợp 
kết quả năm 2017 của Tổng kiểm toán 
Nhà nước, nợ xấu của ngân hàng Dầu khí 
Toàn cầu là 2.800 tỷ đồng, chiếm 59,32% 
dư nợ; ngân hàng Đại Dương – 14.234 
tỷ, chiếm 72,25% dư nợ, ngân hàng Xây 
dựng Việt Nam – 18.073 tỷ (của khách 
hàng, chưa kể của các tổ chức tài chính, 
tổ chức tín dụng) thì nợ xấu của khách 
hàng (chưa bao gồm các tổ chức tài chính 
và tổ chức tín dụng), chiếm 95% dư nợ. 
Tổng kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng 
thực trạng tài chính của các ngân hàng “0 
đồng” không được cải thiện, hoạt động 
kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn. 
Bảng 3. Tương quan của hệ thống ngân hàng với nền kinh tế
Năm
 Tổng tài sản, Dư nợ, GDP, Tổng tài sản/ Tổng dư nợ/
 nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ GDP, % GDP, %
2016 7.385 5.337 4.667 158 114
2017 8.598 6.509 5.008 172 130
2018 9.418 7.428 5.535 170 134
Nguồn: NHNN, Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
58Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Theo B. 4, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống 
các NHTM các năm 2016-2018 đã giảm 
đáng kể. Trong điều kiện bình thường, có 
thể thấy tỷ lệ nợ xấu khá thấp (dưới 3%). 
Tuy nhiên, nếu theo con số tuyệt đối, thì 
nợ xấu của ngân hàng lại đang tăng lên, 
nhanh nhất vào năm 2018. 
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy 
rằng cần tăng cường quản trị ngân hàng nói 
chung, và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, 
nếu không NHTM Việt Nam sẽ “thua” 
ngay trên sân nhà trong tiến trình hội nhập. 
Vấn đề không chỉ nằm trong năng lực cạnh 
tranh của ngân hàng, mà còn tác động đến 
năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Năng lực cạnh tranh của nhóm 
các ngân hàng thương mại nhà nước
Để có cái nhìn cụ thể về năng lực 
cạnh tranh của NHTM Việt Nam, tác giả 
bài viết đã khảo sát năng lực cạnh tranh 
của nhóm các NHTMNN, bao gồm các 
ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn và 
các NHTMQD đã cổ phần mà Nhà nước 
góp vốn với tỷ lệ khống chế, không kể các 
ngân hàng “0 đồng”. Đó là các ngân hàng 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt 
Nam (Agribank), Đầu tư và Phát triển 
Việt Nam (BIDV), Ngoại Thương Việt 
Nam (VCB) và Công Thương Việt Nam 
(Vietinbank). Việc khảo sát thực hiện 
theo 4 tiêu chí: tổng tài sản, vốn chủ sở 
hữu, tổng dư nợ tín dụng và chất lượng tài 
sản Có (thông qua chất lượng nợ), vị thế 
của các ngân hàng trong bảng xếp hạng 
của thế giới.
a) Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng 
dư nợ tín dụng và nợ quá hạn
Có dấu hiệu tích cực là nhóm các 
NHTMNN đều tăng trưởng ở cả ba tiêu 
chí, không có ngân hàng nào sụt giảm. 
Vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh, đặc biệt 
là trong năm 2018. Nguyên nhân là do các 
ngân hàng đang đối mặt với áp lực tăng 
vốn chủ sở hữu để nâng tỷ lệ an toàn vốn 
(CAR). Theo Ủy ban Giám sát tài chính 
quốc gia, CAR của các ngân hàng này đã 
tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel II, 
CAR sẽ giảm xuống dưới 8%. Để đảm 
bảo CAR theo chuẩn Basel II thì các ngân 
hàng buộc phải tăng vốn chủ sở hữu. 
Bảng 4. Tương quan của nợ xấu của ngân hàng với tổng dư nợ
 Các tiêu chí Đơnvị tính 2016 2017 2018
Tổng dư nợ Nghìn tỷ 5.337 6.509 7.420
Nợ xấu Nghìn tỷ 131 130 142
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ % 2,46 1,99 1,91
Nguồn: NHNN và tính toán của tác giả
Bảng 5. Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và tổng dư nợ tín dụng của nhóm các 
ngân hàng thương mại nhà nước
 2016 2017 2018
Các tiêu chí
 Số tuyệt Số tuyệt Tốc độ Số tuyệt Tốc độ
 đối, đối, tăng, đối, tăng,
 nghìn tỷ nghìn tỷ % nghìn tỷ %
Tổng tài sản 3.745.370 4.485.542 19,8 4.833.948 7,8
Vốn chủ sở hữu 197.192 213.616 8,3 242.906 13,7
Dư nợ tín dụng 2.636.136 3.137.991 19,0 3.520.897 12,2
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN và tính toán của tác giả
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
59Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Tuy nhiên, B. 5 cho thấy một loạt vấn 
đề tiềm ẩn gây rủi ro, làm suy giảm khả 
năng cạnh tranh của các NHTMNN.
- Tốc độ tăng tổng tài sản và dư nợ cho 
vay đang chậm lại. Tính đến năm 2018, tốc 
độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng này 
chưa bằng ½ so với năm 2017. Theo Ngân 
hàng Trung ương, khối các NHTMNN có 
tốc độ tăng tài sản thấp nhất hệ thống. Cụ 
thể: tính đến năm 2018, theo báo cáo tài 
chính của các ngân hàng, thì Agribank có 
tốc độ tăng tài sản cao nhất (11,2%), tiếp 
đến là BIDV (9,2%), Vietinbank (6,3%) và 
thấp nhất là VCB (3,7%), tuy năm 2017 
cao nhất trong nhóm (31,4%). 
Tương tự, tốc độ tăng dư nợ cho vay 
cũng sụt giảm nhanh trong năm 2018, thấp 
nhất là Vietinbank, chỉ tăng 6,1%, cao nhất 
là VCB và Agribank, cùng đạt 14,6%. 
Điều này cho thấy sự tăng trưởng khá 
“bấp bênh” của nhóm các NHTMNN, vì 
chưa tận dụng được lợi thế về tiềm lực tài 
chính để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, 
có dấu hiệu tụt lại sau trong quá trình cạnh 
tranh giữa các ngân hàng.
- Năm 2017, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 
chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản. Điều 
này ảnh hưởng trực tiếp đến CAR, có nghĩa 
là các ngân hàng đang có nguy cơ bị mất an 
toàn vốn, rủi ro có khả năng xảy ra. 
Bảng 6. Tình hình nợ của các ngân hàng
Tình trạng nợ Đơn vị tính 2016 2017 2018
Nợ nhóm 1 Tỷ đồng 2.474.747 2.961.322 3.369.769
Nợ nhóm 2 Tỷ đồng 72.738 58.640 65.535
Nợ nhóm 3 Tỷ đồng 11.712 10.162 11.025
Nợ nhóm 4 Tỷ đồng 6.520 13.682 13.133
Nợ nhóm 5 Tỷ đồng 25.590 23.439 30.641
Nợ quá hạn Tỷ đồng 116.560 105.923 120.234
Nợ xấu Tỷ đồng 43.822 47.283 54.799
Tỷ lệ nợ quá hạn % 4,42 3,38 3,41%
Tỷ lệ nợ xấu % 1,66 1,34 1,56
Nguồn: tác giả tổng hợp và tính toán từ báo cáo tài chính của các ngân hàng
Mặc dù vẫn ở ngưỡng an toàn, nhưng 
không thể khẳng định rằng tỷ lệ nợ quá hạn, 
nợ xấu của các ngân hàng này thấp được. 
Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn, 
nợ xấu của các NHTMNN đột ngột tăng 
cao so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt dễ 
dàng nhận thấy, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng 
mất vốn khá cao, thậm chí cao hơn nhiều so 
với nợ nhóm 2 và 3, đồng nghĩa với việc 
các ngân hàng hoàn toàn có thể mất số tiền 
này khi không thu hồi được nợ. Nợ nhóm 5 
cũng là nhóm nợ phải trích lập dự phòng rủi 
ro với tỷ lệ là 100%. Khi không thu được 
nợ, ngân hàng phải phát mại tài sản để thu 
hồi nợ, sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp.
Xét từng ngân hàng cụ thể, đến 
31/12/2018, Agribank vẫn là ngân hàng 
có nợ quá hạn cao nhất trong nhóm (49,6 
nghìn tỷ), tiếp đến là BIDV (18,8 nghìn 
tỷ). Nguyên nhân phải chăng là việc xử 
lý nợ xấu còn “trì trệ”, quản lý rủi ro tín 
dụng của các ngân hàng có vấn đề (chính 
sách và cơ chế quản trị rủi ro của ngân 
hàng chưa phù hợp), đạo đức vẫn chưa 
được đề cao sau rất nhiều “đại án”?
Nợ xấu lớn ảnh hưởng đến uy tín và 
tiềm lực tài chính là hai yếu tố làm nên lợi 
thế cạnh tranh của một ngân hàng. 
b) Các ngân hàng thương mại nhà 
nước trên thị trường
Từ B. 7, có thể thấy được thị phần của 
nhóm các NHTMNN tuy vẫn chiếm đa số 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
60Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt 
Nam, nhưng đang giảm dần ở tất cả các 
tiêu chí. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh 
của nhóm các NHTMNN đang giảm sút 
nhanh chóng. Rõ nét nhất là tỷ trọng dư 
nợ trên tổng dư nợ - hoạt động trực tiếp 
tạo ra thu nhập cho các NHTMNN đang 
sụt giảm nghiêm trọng.
Bảng 7. Thị phần của các ngân hàng 
thương mại nhà nước %
c) Vị trí của các ngân hàng thương 
mại nhà nước trong khu vực
Nhìn chung, các NHTMNN đã có 
những bước phát triển, nhưng không đồng 
đều. Chỉ có Ngân hàng Ngoại thương 
(Vietcombank) nằm trong top 100 của 500 
ngân hàng đứng đầu (AB500Rank) khu 
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các ngân 
hàng cón lại ở trong top 200/500. Danh 
sách 500 ngân hàng này được The Asian 
Banker lựa chọn dựa trên quy mô tài sản và 
một số tiêu chí khác (niềm tin về khả năng 
sinh lời lâu dài từ kinh doanh cốt lõi,) 
là những ngân hàng thuộc loại mạnh nhất 
(Strength Rank) khu vực. Mặc dù việc xếp 
hạng đã phần nào được cải thiện, nhưng 
các NHTMNN Việt Nam vẫn còn thua xa 
nhiều ngân hàng trong khu vực. 
3. Kết luận
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền 
với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong 
điều kiện của kinh tế thị trường. Kết quả 
cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định 
sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi 
ngân hàng.
 Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ 
là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu 
tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, 
chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn 
hoá, Mỗi nhân tố thay đổi, dù là nhỏ 
nhất, cũng đều tác động rất nhanh chóng 
và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh 
của ngân hàng. Một NHTM yếu kém 
có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ 
chức kinh tế và dân chúng, Chính vì 
vậy, trong kinh doanh, các NHTM vừa 
phải cạnh tranh để từng bước mở rộng thị 
phần, giữ vị thế và tăng lợi nhuận. Vấn đề 
mấu chốt cạnh tranh trong ngân hàng là 
mỗi ngân hàng cần tạo ra và nâng cao khả 
năng phát triển, chống đỡ rủi ro, thông 
qua các trụ cột cơ bản là vốn, chất lượng 
tài sản, con người, công nghệ thông tin, 
năng lực huy động vốn,
 2016 2017 2018
%/ tài sản 53,6 53,2 51,6
%/Vốn chủ sở hữu 47,4 46,8 44,4
%/Tổng dư nợ 52,9 51,8 47,5
Bảng 8. Vị trí của 4 ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong khu vực
Vị trí ở Ngân hàng Strength Strength Strength AB500Rank AB500Rank AB500Rank
Việt Nam Rank 2016 Rank 2016 Rank 2016 2016 2016 2016
 1 VCB 62 48 29 193 188 169
 5 Vietinbank 182 124 164 175 163 162
 6 Agribank - - 173 - - 156
 7 BIDV 253 161 176 253 157 147
Nguồn: The Asian Banker (2016, 2017, 2018)
Nguồn: tác giả tính toán từ số liệu NHNN công bố
Tài liệu tham khảo 
1. sbv.gov.vn 4. plo.vn 
2 cafef.vn 5. ndh.vn
3. tapchitaichinh.vn 6. theasianbanker.com
Ngày nhận bài: 07/9/2019

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_nha_nuoc_o.pdf