Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
T rong khuôn khổ đề tài cấp Bộ mã số: B2018-KHA.28, mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là
tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ của những ngân hàng thương mại ViệtNam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ của các ngân hàng theo đánh giá của khách hàng
còn thấp, chỉ mới đạt mức trên trung bình với thang đo Likert 5 bậc. Bởi vậy, mục tiêu thứ hai đặt ra cho
nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình,
hướng tới việc tăng cường sự hài lòng của khách hàng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời
gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Sè 135/2019 thương mại khoa học 1 2 10 19 29 41 51 61 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Nguyễn Văn Thành và Đặng Thành Lê - Giải pháp chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp Hải Phòng trong thời gian tới. Mã số: 135.1BMkt.11 Policies to Improve the Competitiveness of Industrial Enterprises in Haiphong City in the Coming Time 2. Nguyễn Hoàng, Lê Trung Hiếu và Phan Chí Anh - Phân tích quan hệ giữa các yếu tố đầu vào tới năng suất đầu ra của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam. Mã số: 135BMkt.11TRMg.11 Analyzing the Relationship between Input on the Output of Travel and Tourism Businesses in Vietnam QUẢN TRỊ KINH DOANH 3. Nguyễn Viết Lâm - Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mã số: 135.2FiBa.21 Improve service quality to enhance customer satisfaction at Vietnamese commercial banks 4. Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thanh Phương, Trần Thị Thu Trang và Lê Thanh Huyền - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bảo hiểm trực tuyến tại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại thành phố Hà Nội. Mã số: 135.2BAdm.21 A Study on Factors Impacting the Development of Online Insurance in Vietnam – a Case in Hanoi City 5. Hà Minh Hiếu - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuỗi cửa hàng cà phê của người tiêu dùng: trường hợp nghiên cứu khu vực TP. Hồ Chí Minh. Mã số: 135.2BMkt.21 Factors Affecting the Selection of Coffee Store Chain by Consumer: a Case in Hochiminh City 6. Lê Thị Thu Trang và Lưu Tiến Thuận - Ảnh hưởng của quản trị quan hệ khách hàng và quản trị trải nghiệm khách hàng đến sự hài lòng và lòng trung thành khách hàng: Trường hợp các siêu thị tại Thành phố Cần Thơ. Mã số: 135.2BMkt.21 Influences of Customer Relationship and Customer Experience Management on Customer Satisfaction and Loyalty: A Case-study of Supermarkets in Cần Thơ City Ý KIẾN TRAO ĐỔI 7. Nguyễn Thị Minh Hòa - Ghi nhận và khen thưởng bị lãng quên: Bằng chứng từ một khảo sát thực nghiệm về lòng trung thành của nhân viên tại một số doanh nghiệp, tổ chức ở Hà Nội. Mã số: 135.3OMIs.31 Ignored Acknowledgement and Rewarding: Evidence from an Experimental Survey on the Loyalty of Workers at Several Enterprises and Organizations in Hanoi City ISSN 1859-3666 1 1. Giới thiệu Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật thiết, có ý nghĩa quyết định của việc nâng cao chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã hết sức chú ý đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng, nhưng mức độ thực tế đạt được vẫn còn thấp. Và nếu để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng dựa trên sự hài lòng của khách hàng, các ngân hàng còn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Bằng kết quả khảo sát thực tế tại các ngân hàng thương mại đại diện, nghiên cứu đã chỉ rõ mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng của từng thành tố hợp thành chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng vạch ra những biểu hiện cụ thể với ý nghĩa là các nguyên nhân làm hạn chế mức độ đáp ứng này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất 05 nhóm giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế và phát huy tối đa các yếu tố tích cực với hy vọng đem lại sự cải thiện đáng kể về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của ngân hàng trong bối cảnh kinh doanh sắp tới của lĩnh vực ngân hàng. 2. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Để đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại một cách khách quan, chính xác nhất có thể, nghiên cứu này đã dựa trên lý thuyết về chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1988) và mô hình đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ có tên là SERVPERF của Cronin và Taylor (1992). Theo đó, chất lượng dịch vụ được đo bằng 5 thành phần (Độ tin cậy, Khả năng đáp ứng, Sự bảo đảm, Sự đồng cảm và Phương tiện hữu hình) với mô hình nghiên cứu được biểu diễn bằng công thức toán học và bằng sơ đồ (hình vẽ) là: Trong mô hình được biểu diễn bằng sơ đồ nêu trên, các biến độc lập là: (1) Phương tiện hữu hình, (2) Độ tin cậy, (3) Khả năng đáp ứng, (4) Sự bảo đảm và (5) Sự đồng cảm; biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng. Trong mô hình được biểu diễn bằng công thức: (1) SQi là chất lượng dịch vụ khách hàng i nhận được, (2) K là số lượng các thành phần của chất lượng dịch vụ (k = 5), (3) Pij là nhận thức của khách hàng thứ i đối với sự thể hiện của thành phần chất lượng dịch vụ thứ j. Biến quan sát/các tiêu 19 ? Sè 135/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Viết Lâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: nguyenvietlam@neu.edu.vn Ngày nhận: 24/10/2019 Ngày nhận lại: 10/11/2019 Ngày duyệt đăng: 15/11/2019 T rong khuôn khổ đề tài cấp Bộ mã số: B2018-KHA.28, mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ của những ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ của các ngân hàng theo đánh giá của khách hàng còn thấp, chỉ mới đạt mức trên trung bình với thang đo Likert 5 bậc. Bởi vậy, mục tiêu thứ hai đặt ra cho nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, hướng tới việc tăng cường sự hài lòng của khách hàng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Từ khóa: chất lượng dịch vụ, sự hài lòng khách hàng, năng lực cạnh tranh. ?chí đo lường từng thành phần của chất lượng dịch vụ về cơ bản dựa trên bộ đo lường của Parasuraman (1988) có tham khảo và bổ sung thêm một số tiêu chí khác từ các nghiên cứu của Daniel Onwonga Auka (2012), Sulieman Ibrahem Shelash Al - Hawary (2013) và Anal Metabis Suleiman Aburoub và cộng sự (2011). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm sàng lọc, bổ sung và hoàn thiện các tiêu chí đo lường các thành phần của chất lượng dịch vụ được kế thừa từ các nghiên cứu ở nước ngoài để đảm bảo các tiêu chí này phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện dưới dạng phỏng vấn sâu các chuyên gia ngân hàng gồm: 01 Lãnh đạo phòng quản lý chất lượng dịch vụ, 01 Đối tác chất lượng dịch vụ vùng, 02 Lãnh đạo vùng, 03 Lãnh đạo chi nhánh, 02 Lãnh đạo trung tâm giao dịch và kết quả là đã có tổng số 28 tiêu chí chính thức được sử dụng đề đo lường 5 thành phần của chất lượng dịch vụ ngân hàng (trong đó: 7 tiêu chí đo lường sự tin cậy, 7 tiêu chí đo lường sự đáp ứng, 4 tiêu chí đo lường sự đảm bảo, 4 tiêu chí đo lường sự đồng cảm và 6 tiêu chí đo lường phương tiện hữu hình). - Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua bảng hỏi đối tượng khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng nhằm đánh giá sự hài lòng của khách về từng thành phần của chất lượng dịch vụ. Các tiêu chí đo lường/các phát biểu trong bảng hỏi hoàn toàn dựa vào các tiêu chí đã được rút ra từ nghiên cứu định tính, được chuẩn hóa trong mô hình và đo lường bằng thang đo Likert 5 bậc (Tổng cộng có 28 phát biểu). Về kích thước mẫu, trên cơ sở cân nhắc giữa các phương pháp tính toán quy mô mẫu, điều kiện ràng buộc về thời gian và kinh phí nghiên cứu, nghiên cứu này đã lựa chọn kích thước mẫu ban đầu là 390 phần tử (đảm bảo thỏa mãn tất cả các phương pháp tính kích thước mẫu). Cơ cấu mẫu được lựa chọn theo tỷ lệ tương đương nhau giữa các ngân hàng Sau khi thu thập phiếu điều tra, đánh giá sơ bộ và loại những phiếu điều tra lỗi, 370 phiếu điều tra hợp lệ được nhập dữ liệu và phân tích. Việc phỏng vấn được thực hiện tại địa điểm giao dịch của ngân hàng dựa trên sự tiếp cận ngẫu nhiên và thuận tiện. Do nguồn lực có hạn và do những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu; một số NHTM nhà nước và NHTM cổ phần của Việt Nam trên địa bàn Hà Nội đã được lựa chọn để khảo sát (Ngân hàng BIDV, Ngân hàng VCB, Ngân hàng TMCP Quân đội MB, Ngân hàng TMCP Bưu Điện - Liên Việt...). Nghiên cứu này không đề cập đến các ngân hàng thương mại liên doanh và ngân hàng thương mại 100% vốn đầu tư nước ngoài. 3. Kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng 3.1. Về độ tin cậy Theo kết quả khảo sát, mức điểm bình quân chung trên tất cả các tiêu chí phản ánh mức độ tin cậy của dịch vụ và trên tất cả các ngân hàng là 3,70 điểm, trong đó điểm bình quân tương ứng của từng ngân hàng là: MB - 3,65; BIDV - 3,68; Techcombank - 3,73; BĐLV - 3,61 và VCB - 3,81. Kết quả này chứng tỏ, độ tin cậy của dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng khảo sát vẫn chưa đạt Sè 135/201920 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học SQi = ¦ j=1 k Pij ዛዓዉn hዟu hình 0ዒ tin cኼy Kh £¯ Sዠ ¯m bo Sዠ ¯ዏng cm Sዠ hài lòng cዚa khách hàng được mức khá, mới chỉ dừng ở mức trên trung bình khá. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng vẫn cần tiếp tục phấn đấu để nâng cao mức độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đạt đến một chất lượng dịch vụ cao hơn. Đi sâu vào thực tế hoạt động của nhiều ngân hàng khác nhau còn cho thấy những biểu hiện cụ thể của những mặt hạn chế về độ tin cậy của dịch vụ ngân hàng như: (1) Hệ thống cung cấp dịch vụ của ngân hàng vẫn thường có sai sót hay lỗi hệ thống trong giao dịch, (2) Xuất hiện nhiều tội phạm trong việc sử dụng các thiết bị thẻ ATM giả để thực hiện các hành vi rút tiền của khách hàng, (3) Nhân viên còn sai sót trong quá trình tác nghiệp, thực hiện không đúng yêu cầu khách hàng. Ngoài ra, còn có một số sai sót khác như: các giao dịch qua thẻ không thực hiện được khi thực hiện thanh toán tại các máy POS, không rút được tiền trên máy ATM, các giao dịch internet banking, mobile banking bị lỗi... 3.2. Về khả năng đáp ứng Với 7 tiêu chí được đưa ra để đo lường khả năng đáp ứng của dịch vu ngân hàng, số liệu thu được từ khảo sát cho thấy mức điểm bình quân đạt được của tất cả các tiêu chí là 3,34 điểm. Đây là một kết quả thấp so với yếu tố mức độ tin cậy vì chỉ trên mức bình quân một chút. Có thể xem đây là điểm yếu về chất lượng dịch vụ của ngân hàng mà các ngân hàng phải phấn đấu rất nhiều để khắc phục. Những biểu hiện cụ thể của các yếu kém về khả năng đáp ứng của dịch vụ có thể được liệt kê như 21 ? Sè 135/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Hình 1: Kết quả khảo sát về độ tin cậy Hình 2: Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng ?sau: (1) Nhân viên ngân hàng chưa thực sự quan tâm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch và sử dụng dịch vụ tại ngân hàng; (2) Khách hàng chưa hài lòng về việc nhân viên ngân hàng đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng; (3) Khách hàng cũng chưa thấy hài lòng về một số các quy trình quy định liên quan đến quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ và xử lý nghiệp vụ; (4) Khách hàng chưa cảm thấy nhân viên luôn sẵn lòng giúp đỡ khách hàng, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng ngay cả khi không quá bận. 3.3. Về sự đảm bảo Cũng giống như khả năng đáp ứng, khả năng đảm bảo của dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng khảo sát, nhìn chung chưa được đánh giá cao. Mức điểm bình quân chung mới chỉ đạt được ở trình độ trên trung bình (3,32 điểm). Điều này cũng khiến các ngân hàng phải tiếp tục phấn đấu nhiều để nâng cao chỉ số này lên. Trong số các ngân hàng được khảo sát, mức điểm đánh giá của ngân hàng VCB có trội hơn (3,71 điểm) nhưng cũng vẫn chưa đạt được trình độ khá. Các ngân hàng còn lại có kết quả đánh giá không khác nhau nhiều. Góc nhìn này tiếp tục cho thấy đây là mặt hạn chế mang tính phổ biến về chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Xét kết quả đánh giá theo từng tiêu chí trong mỗi ngân hàng, nhìn chung kết quả đánh giá đều xấp xỉ nhau và đều nằm ở mức trên trung bình, không có tiêu chí nào được đánh giá thật nổi trội và cũng không có tiêu chí nào được đánh giá là quá yếu kém. Tóm lại, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng đều rất cần quan tâm nâng cao một cách toàn diện các tiêu chí phản ánh khả năng đáp ứng của các dịch vụ trong thời gian tới. 3.4. Về sự đồng cảm Xét trong 5 ngân hàng được khảo sát, chỉ duy nhất có 2 ngân hàng, mức độ đồng cảm được đánh giá cao hơn (Ngân hàng Techcombank và BĐLV) với mức điểm bình quân là 3,36. Các ngân hàng còn lại đều được đánh giá với mức điểm thấp hơn và xấp xỉ nhau (MB - 3.23; VCB - 3,15; BIDV - 3,19). Nhìn chung, mức điểm đánh giá của tất cả các ngân hàng (kể cả ngân hàng được đánh giá cao hơn) cũng mới chỉ ở mức trên trung bình. Nếu đem so sánh với kết quả khảo sát của các yếu tố còn lại của chất lượng dịch vụ, yếu tố mức độ đồng cảm nhận được kết quả đánh giá thấp nhất - 3,26 điểm. Báo cáo thực tiễn về tình hình sản xuất kinh doanh tại nhiều ngân hàng cũng cho thấy việc đảm bảo khả năng đồng cảm trong chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt. Cụ thể là: (1) Nhân viên ngân hàng chưa chú ý đến khách hàng, nhu cầu của khách hàng chưa được biết đến và đáp ứng kịp thời. Vẫn còn tình trạng ngân hàng quên không nhắc khách hàng các tài khoản đến hạn, không nắm rõ nhu cầu dẫn đến tư vấn sản phẩm Sè 135/201922 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Hình 3: Kết quả khảo sát về sự đảm bảo không phù hợp. Ví dụ: khách hàng muốn gửi tiền nhưng cần linh hoạt để khi cần có thể rút ra, nhân viên lại tư vấn khách hàng mở sổ kỳ hạn dài mặc dù hưởng lãi suất cao hơn nhưng nếu rút tiền trước hạn sẽ bị lãi suất rất thấp... (2) Trong quá trình phục vụ, nhân viên còn chưa tính toán đầy đủ các phương án để có lợi nhất cho khách hàng. Ví dụ trong trường hợp khách hàng yêu cầu rút tiền trước hạn, nhân viên ngân hàng thực hiện tất toán ngay mà không tính toán cho khách hàng phương án khác như vay cầm cố lại sổ tiết kiệm để chỉ bị mất lãi ít hơn, dẫn đến thiệt thòi cho khách hàng... 3.5. Về phương tiện hữu hình Trong số các yếu tố phản ánh chất lượng dịch vụ ngân hàng, yếu tố phương tiện hữu hình nhận được kết quả đánh giá cao nhất. Mức điểm bình quân chung của tất cả các tiêu chí trên toàn bộ các ngân hàng là 4,21 điểm, vượt lên trên mức trình độ khá của thang đo chất lượng dịch vụ. Đây là một cố gắng rất lớn của các ngân hàng Việt Nam. Điều này cũng đã giải thích vì sao việc tăng cường cơ sở vật chất ít gặp những khó khăn và trở ngại hơn so với việc phấn đấu để tạo ra và tăng cường những cái gọi là “tài sản mềm” của ngân hàng như: trình độ chuyên nghiệp của nhân viên, khả năng giao tiếp ứng xử, trình độ tổ chức quản lý, khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Ngoài những mặt ... trở lại ngân hàng của khách hàng bằng câu hỏi cụ thể, thích hợp; (5) Có sổ đóng góp ý kiến đặt tại quầy của giao dịch viên để cuối mỗi ngày tổng hợp ý kiến của khách hàng và định kỳ 6 tháng 1 lần ngân hàng tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng khảo sát, ngân hàng cần có các biện pháp khuyến khích khách hàng tham gia và hoàn thành cuộc khảo sát một cách có trách nhiệm, tránh qua loa đại khái hoặc tham gia trả lời các bảng hỏi miễn cưỡng, thậm chí là giả dối. 4.3. Cải tiến, đổi mới công tác đào tạo và tạo động lực cho nhân viên ngân hàng - Về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như đã phân tích ở trên, công tác đào tạo nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Để công tác đào tạo phát huy 25 ? Sè 135/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học ?được vai trò đó, các ngân hàng cần làm tốt những hoạt động sau: (1) Xác định rõ mục tiêu/nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo. Ngoài mục tiêu chung, các ngân hàng phải đảm bảo giáo dục cho các nhân viên trở thành những người tâm huyết gắn bó với ngân hàng, có khả năng và đem hết khả năng sẵn có phục vụ khách hàng tốt nhất bằng chính vị trí công việc của mình. Các đối tượng đào tạo phải bao hàm cả nhân viên cũ và nhân viên mới, cả nhân viên và cán bộ quản lý (Nguyễn Viết Lâm, 2018). (2) Nội dung và chương trình đào tạo cần được phân biệt theo đối tượng đào tạo. Chương trình đào tạo gồm: chương trình ngắn hạn (vài ngày), chương trình trung hạn (vài tuần) và chương trình dài hạn (vài tháng). Chương trình đào tạo cũng có thể phân biệt theo chủ đề như: đào tạo tổng hợp (nhiều nội dung trên nhiều lĩnh vực) hay đào tạo chuyên sâu (chỉ tập trung vào một chủ đề). Nội dung đào tạo tập trung trang bị các kiến thức như: i) kiến thức chung về ngân hàng, ii) kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp ứng xử nội bộ với khách hàng, kỹ năng xử lý các tình huống trong giao dịch, kỹ năng thuyết phục và đàm phán hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm), iii) kiến thức và kỹ năng chuyên môn, iv) kỹ năng quản lý. (3) Lựa chọn phương thức đào tạo thích hợp như: i) kết hợp tự đào tạo và thuê các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp bên ngoài; ii) kết hợp đào tạo định kỳ và đào tạo đột xuất, iii) kết hợp đào tạo tại chỗ (trong công việc) với đào tạo ngoài công việc, iv) kết hợp sử dụng người huấn luyện là cán bộ của ngân hàng, các chuyên gia và các giảng viên đại học, v) sử dụng phương pháp đào tạo tiến bộ như: sử dụng phương tiện trình chiếu, đóng vai, thảo luận nhóm... - Về việc đãi ngộ, tạo động lực cho nhân viên. Bên cạnh công tác đào tạo, công tác đãi ngộ, tạo động lực cho nhân viên chính là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên từ đó mà tác động đến chất lượng dịch vụ. Với ý nghĩa đó, công tác đãi ngộ, tạo động lực cho nhân viên cần được hoàn thiện trên một số phương diện sau: (1) Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp. Cụ thể, phải có công thức xác định lương gắn với hệ số trách nhiệm, hệ số năng suất áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng. Đi đôi với việc hoàn thiện cách thức trả lương cần chú trọng công tác đánh giá thực hiện công việc để đảm bảo sự công bằng. (2) Tăng cường các khoản phúc lợi và đảm bảo chi đúng chi đủ. Cần có mức thưởng hợp lý hơn tương xứng với thành tích đạt được của nhân viên và mức thưởng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, cũng cần chú ý việc trợ cấp những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua khó khăn, yên tâm làm việc. (3) Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên (KPI) cụ thể cho từng vị trí với những tiêu chuẩn và thang điểm rõ ràng để đánh giá đúng năng lực làm việc của từng cá nhân, từ đó có cơ chế lương thưởng phù hợp. (4) Hệ thống lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác nên phù hợp với mặt bằng tiền lương chung trong ngành Ngân hàng. Bậc lương cần rõ ràng và có quy định cụ thể cho các tiêu chí tăng lương hay đãi ngộ đặc biệt khác. (5) Sử dụng và bố trí nhân lực phù hợp. Một mặt, các ngân hàng cần chú ý đảm bảo bố trí và sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực và khả năng chuyên môn của người lao động, Mặt khác, ngân hàng cần quan tâm đến mong muốn, sở thích của người lao động về công việc. Tăng cường cơ hội thăng tiến, đề bạt bổ nhiệm đối với những nhân viên có thành tích cao trong công tác và có năng lực nổi trội. (6) Có chiến lược khuyến khích và thu hút nhân tài. Bên cạnh việc áp dụng chế độ khen thưởng cũng cần phải có chế tài trừng phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm trên cơ sở quy chế khen thưởng, kỷ luật và kết quả đánh giá thành tích thực hiện công việc. 4.4. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng (CSKH) được coi là bộ phận quan trọng nhất của dịch vụ khách hàng, là một trong những thành tố tạo nên dịch vụ tổng thể, đầy đủ của ngân hàng. Bởi vậy, chất lượng công tác CSKH quyết định trực tiếp chất lượng dịch vụ ngân hàng. Trên thực tế, những điểm yếu về chất lượng dịch vụ ngân hàng qua khảo sát hầu như đều có liên quan và/hoặc thuộc về khâu chăm sóc khách hàng. Để khắc phục những hạn chế này, công tác CSKH cần được hoàn thiện trên các phương diện sau: - Về hoạch định chiến lược chăm sóc khách hàng: (1) Mục tiêu, định hướng chung là xử lý kịp thời phản ánh, vướng mắc của khách hàng, giải quyết triệt để các khiếu nại, phản ánh của khách hàng nhằm đem lại mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng. (2) Phân nhóm khách hàng để thực hiện các mục tiêu CSKH. Khách hàng có thể được chia thành 4 nhóm khác nhau: i) Khách hàng quan trọng (A1) (hạng Vàng, hạng Bạch kim, hạng Kim cương); ii) Khách hàng thân thiết (A2); iii) Khách hàng phổ thông (A3); iv) Khách hàng quan trọng Sè 135/201926 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học tiềm năng (B). (3) Chiến lược CSKH luôn hướng đến khách hàng mới, khách hàng tiềm năng nhưng phải xác định rõ là chi phí, công sức chăm sóc một khách hàng cũ thấp hơn rất nhiều so với việc chăm sóc, thu hút một khách hàng mới. Muốn vậy cần: i) xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng, ii) phát triển dịch vụ khách hàng hiệu quả, iii) tăng cường sự ủng hộ của Ban giám đốc ngân hàng, iv) đưa vấn đề của khách hàng vào trong chương trình thảo luận tại mỗi cuộc họp nhân viên (Nguyễn Viết Lâm, 2016). - Các biện pháp CSKH cụ thể: (1) Biện pháp chăm sóc khách hàng quan trọng: Đây là những khách hàng có nhu cầu thông tin, do đó có thể xây dựng chương trình ưu đãi cung cấp miễn phí các thông tin về tài chính - ngân hàng, tình hình kinh tế trong và ngoài nước qua email. Chính sách CSKH cần được nhất quán tạo sự chủ động cho cán bộ QLKH và tạo niềm tin cho khách hàng. (2) Biện pháp chăm sóc khách hàng thân thiết: Nhân viên chăm sóc khách hàng thường xuyên gọi điện thăm hỏi khách hàng, lấy thông tin về nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng những chương trình khuyến mại của ngân hàng. Tiếp cận và có chính sách chăm sóc cụ thể đối với những KHTT có số dư tiền gửi bình quân lớn chuẩn bị chuyển lên KHQT. (3) Biện pháp chăm sóc khách hàng phổ thông: Chăm sóc khách hàng bằng các chương trình trước giao dịch và trong giao dịch. Các chương trình khuyến mại, dự thưởng cần được quảng bá và truyền thông thông qua các phương tiện thông tin như báo in, đài phát thanh truyền hình, cổng thông tin điện tử, đài phát thanh để khách hàng biết được các chính sách CSKH của ngân hàng. - Một số giải pháp khác: (1) Tăng cường nhận thức của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng về hoạt động CSKH. Toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng cần được phổ biến về vai trò, tầm quan trọng của khách hàng đối với ngân hàng. (2) Xây dựng bộ phận/tổ chăm sóc khách hàng tại các chi nhánh ngân hàng. Bộ phận/tổ chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ quan trọng là nắm bắt tâm lý và mong muốn của khách hàng, từ đó hiểu được khách hàng thực sự mong muốn những gì, cái gì họ cần, họ thích. Định kỳ hàng quý sẽ thực hiện phân đoạn khách hàng, từ đó đưa ra các chính sách cụ thể cho từng phân đoạn khách hàng, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. (3) Hoàn thiện các kênh thông tin khách hàng phản hồi với ngân hàng. Nhìn chung, hệ thống kênh tiếp nhận thông tin khách hàng đảm bảo đa dạng, đồng nhất tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Mục đích là để giải tỏa những phàn nàn, thắc mắc, khiếu nại, khiếu tố của khách hàng ngay từ bước đầu tránh khiếu kiện vượt cấp, đồng thời khắc phục kịp thời những yếu kém và xử lý sự cố miễn phí cho khách hàng một cách nhanh nhất (Nguyễn Viết Lâm, 2016). 4.5. Tăng cường cơ sở vật chất, cập nhật các công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng - Về cơ sở vật chất: Các ngân hàng cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ tại tất cả các điểm giao dịch, địa điểm giao dịch thuận tiện, có chỗ để xe cho khách hàng. Các phòng ban trong ngân hàng cần được bố trí hợp lý, khoa học, có sơ đồ hướng dẫn vị trí, tránh trường hợp khách hàng đến giao dịch mà không biết phải tìm phòng ban nào, ở đâu. Nên đặt một quầy lễ tân ngay gần cửa ra vào để tư vấn cho khách hàng. Đối với chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng cần có những biển treo tương ứng với nhiệm vụ của từng quầy khác nhau như chuyển tiền, gửi tiết kiệm hay ngân quỹ... để khách hàng có dễ dàng nhận thấy vị trí phù hợp khi giao dịch. Các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng nên bố trí sảnh làm việc rộng, thiết kế bàn quầy giao dịch đẹp mắt, dễ giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng, có ghế ngồi chờ cho khách hàng, có các ấn phẩm của ngân hàng chứa các thông tin về ngân hàng, sản phẩm dịch vụ hay chương trình hoạt động của ngân hàng để khách hàng đọc trong lúc chờ, bố trí nước uống, kệ sách báo, máy đánh giày... phục vụ khách hàng. - Về trang thiết bị và công nghệ: (1) Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống, toàn bộ dữ liệu hoạt động của ngân hàng sẽ được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi thay đổi sẽ được cập nhật trực tuyến và tức thời. Xây dựng hệ thống mạng kết nối xuyên suốt từ hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch. Phối hợp với các cơ quan bưu chính viễn thông nâng cao chất lượng đường truyền dữ liệu, trên cơ sở đó xây dựng mạng máy tính băng thông rộng kết nối giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính. Bên cạnh hệ thống chính thức phải có hệ thống dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng, trong trường hợp có sự cố gây tắc nghẽn hoàn toàn. (2) Cần cập nhật một số công nghệ hỗ trợ 27 ? Sè 135/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học trực tiếp cho ngân hàng và đem lại lợi ích khi được áp dụng. Cụ thể: i) Sử dụng mạng xã hội (như face- book, twitter, Instagram). Khi sử dụng mạng xã hội, các ngân hàng quảng bá được hình ảnh của mình một cách rộng khắp trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí, cập nhật thông tin về sản phẩm, hoạt động của ngân hàng đến khách hàng nhanh chóng, tiếp nhận ý kiến khách hàng một cách trực tiếp. Các ngân hàng cần có một bộ phận chuyên biệt quản lý fanpage, giao tiếp khách hàng và giải quyết các vấn đề truyền thông trên mạng xã hội. ii) Ứng dụng ngân hàng số (Digital Banking). Ngân hàng số là mô hình ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ để trao đổi thông tin và thực hiện các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng. iii) Khai thác dữ liệu lớn (anylytics - Big Data). Ngân hàng có thể sử dụng dữ liệu lớn để phân tích hành vi khách hàng. Phần mềm phân tích dữ liệu lớn hiện nay có chức năng tự động xác định và phát hiện hành vi ẩn trong những dòng dữ liệu khổng lồ, tinh chỉnh và đưa ra thông tin về thói quen, sở thích, hành vi của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng xác định được những sản phẩm phù hợp với khách hàng. iv) Bảo mật thông tin (cybersecurity). Cụ thể: Áp dụng bảo vệ đa cấp phần cứng, trong đó sử dụng các lớp bảo mật: firewall bên ngoài là lớp bảo vệ chủ lực để chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài như virus, haker... lớp an ninh trung gian: Access control list hạn chế truy cập của người dùng cuối qua những ứng dụng, phần vùng không thuộc quyền của mình, thiết lập username, password. v) Ứng dụng điện toán đám mây (cloud computing) còn gọi là điện toán máy chủ ảo. Ở mô hình này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà kỹ thuật cung cấp nào đó trong đám mây mà không cần có kiến thức về công nghệ đó cũng như không cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.u Tài liệu tham khảo: 1. Cornin. JJ.and Taylor, S.A (1992), Measuring service quality: a rexamination and extension Journal of Marketing, Vol.56, July, pp.56-68. 2. Daniel Onwonga Auka (2012), Service quali- ty, satisfaction, perceived value and loyalty among customers in commercial banking in Nakuru Municipality, Kenya. African Journal of Marketing Management Vol. 4(5), pp. 185-203, October. 3. https://www.sba.gov/blogs/3-simple-ways- improve-customer-satisfaction-today. 4. https://www.sba.gov/sites/default/files/TRAN SCRIPT_Customer_Service.pdf. 5. 3-319-09009-2_3. 6. https://www.americanexpress.com/us/small- business/openforum/articles/7-customer-service- lessons-companies-best/ 7. Nguyễn Viết Lâm (2016), Ứng dụng market- ing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số B2016-KHA-14. 8. Nguyễn Viết Lâm & Nguyễn Thái Hà (2018), Phát huy vai trò của marketing nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại số 118, Tháng 6/2018. 9. Parasuramant, A., Zeithaml. V.A. and Berry, L.L (1988), SEVQUAL: a multiple-item scale for measuring consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing. Spring, pp. 12-40. 10. Sulieman Ibraheem Shelash Al - Hawary; Kama l A. M. Al - Qudah; Petra Mash’al Abutayeh; Sherrihan M ash’al Abutayeh; Dyala Yahya Al - Zyadat (2013), The impact of internal marketing on employee’s job satisfaction of commercial banks in Jordan, Interdisciplinary journal of contemporary r esearch in business copy right © 2013 institute of interdisciplinary busines s research 811 January vol 4, no 9. Summary Within the framework of the project code: B2018-KHA.28, the first objective of this study is to conduct surveys and assess the status of service quality of Vietnamese commercial banks. Research results show that the service quality of banks according to customer reviews is low, only reaching the average level with a 5-level Likert scale. Therefore, the second goal set for the research is to find effective solutions to help banks improve the quality of their services, aiming to enhance cus- tomer satisfaction to enhance competitiveness. Painting in the future. Sè 135/201928 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_nham_tang_cuong_su_hai_long_cua.pdf