Mức độ tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
TÓM TẮT
Bài viết này đo lường mức độ tập trung (CR3, CR5, HI) và mức độ cạnh tranh (giá trị thống kê H)
và phân tích mối quan hệ hại đại lượng này các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung của các NHTM Việt Nam gần mức trung bình của các nước
trong khu vực. Đồng thời, giá trị thống kê H trong giai đoạn 2002-2014 (H=0,415) cho thấy cấu trúc
thị trường NHTM Việt Nam gần với mô hình cạnh tranh độc quyền. Biến động của giá trị H trong
giai đoạn 2002-2008, 2009-2011, và 2012-2014 cho thấy mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam gia tăng theo thời gian nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức trung bình của các nước trong
khu vực. Trong khi đó, biến động của giá trị H theo nhóm ngân hàng chỉ ra rằng các NHTM cổ
phần có chỉ số cạnh tranh cao hơn nhóm NHTM nhà nước. Kết quả từ mô hình OLS xác nhận mối
tương quan nghịch giữa mức độ tập trung và cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Theo đó, ngân
hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý hoạt động của các NHTM thông qua các quy định và các
chỉ số thay cho những can thiệp trực tiếp giúp tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Mức độ cạnh tranh, Mức độ tập trung, Cấu trúc ngân hàng, Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mức độ tập trung và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 45 MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CONCENTRATION AND COMPETITION OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS Ngày nhận bài: 25/09/2018 Ngày chấp nhận đăng: 09/10/2018 Huỳnh Việt Khải, Phan Đình Khôi, Cao Văn Tài TÓM TẮT Bài viết này đo lường mức độ tập trung (CR3, CR5, HI) và mức độ cạnh tranh (giá trị thống kê H) và phân tích mối quan hệ hại đại lượng này các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung của các NHTM Việt Nam gần mức trung bình của các nước trong khu vực. Đồng thời, giá trị thống kê H trong giai đoạn 2002-2014 (H=0,415) cho thấy cấu trúc thị trường NHTM Việt Nam gần với mô hình cạnh tranh độc quyền. Biến động của giá trị H trong giai đoạn 2002-2008, 2009-2011, và 2012-2014 cho thấy mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam gia tăng theo thời gian nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức trung bình của các nước trong khu vực. Trong khi đó, biến động của giá trị H theo nhóm ngân hàng chỉ ra rằng các NHTM cổ phần có chỉ số cạnh tranh cao hơn nhóm NHTM nhà nước. Kết quả từ mô hình OLS xác nhận mối tương quan nghịch giữa mức độ tập trung và cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Theo đó, ngân hàng Nhà nước cần tăng cường quản lý hoạt động của các NHTM thông qua các quy định và các chỉ số thay cho những can thiệp trực tiếp giúp tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Từ khóa: Mức độ cạnh tranh, Mức độ tập trung, Cấu trúc ngân hàng, Việt Nam. ABSTRACT This paper measures the degree of concentration (CR3, CR5, and HI) and competition (statistical value of H) and estimates the relationship between the level of concentration and competition of Vietnamese commercial banks. The results showed that the level of concentration of commercial banks in Vietnam closed to the average level of the region. The statistical values of H in the period 2002-2014 (H = 0.415) indicated that the marker structure of Vietnamese commercial bank system closely followed the monopolistic competition market. The average level of the H-statistical value in three periods 2002-2008, 2009-2011 and 2012-2014 showed an ascending pattern of competitive level of Vietnamese commercial banks although the competition level was slightly lower than the region’s average. Particularly, the H-statistical value indicated that the competitive level of the joint- stock commercial bankswas higher than those of the state-owed banks. The result from OLS model confirmed the negative relationship between the level of concentration and competition in Vietnamese banking system. Based on the results, strengthening bank regulations and superivision commercial banks’ operations by using economic indicators from the State Bank while reducing direct intervetions from the government helps improve Vietnamese commerical banks’ competition. Keywords: Concentration;Competition;Banking structure; Vietnam. 1. Giới thiệu Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay phát triển đáng kể so với thời điểm mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng gồm có Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước chi phối gần như toàn bộ thị trường cho vay lẫn thị trường tiền gửi, hệ thống ngân hàng hiện tạicó hơn 40 NHTM trên cả nước. Mặc dù có sự gia tăng số ngân hàng trong hệ thống nhưng một số NHTM nhà nước vẫn còn khả năng chi phối mạnh trong hệ thống ngân hàng. Đến năm 2013, bốn ngân hàng lớn Huỳnh Việt Khải, Phan Đình Khôi, Cao Văn Tài, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 46 (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank) chiếm hơn 38,37% tổng tài sản, 56,35% tổng cho vay và 47,38% tổng tiền gửi trong toàn hệ thống. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thay đổi cấu trúc hoạt động theo từng giai đoạn của nền kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Cụ thể, quy mô hệ thống ngân hàng giảm từ 45 NHTM xuống còn 38 NHTM từ sau năm 2011. Đồng thời, các NHTM nhà nước cũng dần được cổ phần hóa nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi mức độ tham gia vốn của nhà nước tại các ngân hàng thương mại có quy mô lớn. Mặc dù cổ phần hóa từ nhiều năm trước nhưng tính đến thời điểm 2016, Nhà nước vẫn nắm giữ 65% vốn cổ phần tại Vietinbank và 95% tại BIDV (Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2016). Ngoài ra, quá trình tái cấu trúc ngân hàng còn làm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên đáng kể. Đặc biệt là chính sách tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém nhằm làm giảm nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với các NHTM Việt Nam chính là nội lực của các ngân hàng, quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ cập nhật công nghệ so với một số nước trong khu vực. Quá trình tái cấu trúc ngân hàng còn thể hiện ở mức độ tập trung thị phần theo tài sản, tiền gửi và cho vay. Điều này dẫn đến những lo ngại về khả năng chi phối thị trường của một số ngân hàng lớn trong hệ thống sau khi tái cấu trúc, vì vậy các biện pháp kiểm soát cấu trúc thị trường ngân hàng cần được quan tâm. Thực trạng trên đặt ra vấn đối với hệ thống ngân hàng như là tái cấu trúc ngân hàng có thực sự cải thiện năng lực cạnh tranh cho các NHTM; và mức độ tập trung tập trung vốn vào một số ngân hàng lớn trong hệ thống có thể làm tăng tính độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho nền kinh tế và làm giảm phúc lợi xã hội. Câu hỏi đặt ra là “mức độ tập trung và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào?” cần được trả lời. Hiểu biết về cấu trúc thị trường ngân hàng Việt Nam hiện tại giúp nhà quản trị ngân hàng có chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh cạnh của hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích mức độ tập trung và cạnh tranh của các NHTM trong trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (i) đo lường mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung của các NHTM trong hệ thống ngân hàng; (ii) ước lượng mối tương quan giữa mức độ cạnh tranh và tập trung trong hệ thống ngân hàng; (iii) đề xuất một số khuyến nghị giúp nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Phần còn lại của bài viết bao gồm 4 nội dung: Mục 2 trình bày lược khảo tài liệu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, mức độ tập trung và cạnh tranh, Mục 3 trình bày mô hình phân tích và số liệu, Mục 4 thảo luận kết quả, và Mục 5 kết luận và đề xuất khuyến nghị. 2. Lược khảo tài liệu Nghiên cứu về mức độ tập trung và cạnh tranh của hệ thống ngân hàng được thành hai cách tiếp cận cơ bản là tiếp cận cấu trúc và tiếp cận phi cấu trúc (Berger cùng cộng sự, 2004). Theo đó, các nghiên cứu theo hướng tiếp cận phi cấu trúc thường vận dụng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Bresnahan (1989) và mô hình nghiên cứu của Panzar và Rosse (1987). Trong khi đó, hướng tiếp cận cấu trúc tập trung vào các tham số cấu trúc thị trường (SCP) dựa theo các mô hình nghiên cứu trong thập niên 1950 của Mason (1939) và Bain (1951). Điển hình, Hannan (1991) vận dụng chỉ số thể hiện thị phần của TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 47 k ngân hàng lớn nhất (CRk) và chỉ số Herfindahl-Hirschman (HI) ở Mỹ. Mặc dù tương đồng phương pháp phân tích trong phương pháp tiếp cân cấu trúc, những gợi ý chính sách quản lý hệ thống ngân hàng lại trái ngược nhau do cơ sở lập luận khác nhau. Bain (1951) đề xuất quan điểm về năng lực thị trường theo đó các công ty trong một thị trường có mức độ tập trung cao có thể hoạt động cấu kết (thông đồng) với nhau và vì vậy thu được lợi nhuận cao hơn. Do đó, để kích thích cạnh tranh, chính phủ nên kiểm soát số lượng và quy mô của các ngân hàng. Tuy nhiên, Stigler (1964) và Demsetz (1973) đưa lập luận tương phản bằng giả thuyết hiệu quả theo đó mức độ tập trung cao có thể là kết quả của siêu hiệu quả của những ngân hàng có quy mô lớn tạo ra bởi hành vi cấu kết. Ngoài ra, Baumol và cộng sự (1983), Spence (1983),Cetorelli (2002) đề xuất giả thuyết tổ hợp cho rằng nếu điều kiện xuất nhập ngành trong thị trường tương đối tự do, các nhà độc quyền sẽ muốn ngăn chặn sự nhập ngành bằng cách áp đặt mức giá cạnh tranh. Kết quả là để giải quyết vấn đề cạnh tranh trên thị trường, Bain (1959) đề xuất sự lựa chọn tốt nhất cho chính phủ lập rào cản đối với hoạt động xuất nhập ngành của các ngân hàng trên thị trường. Trong khi đó, cách tiếp cận tổ hợp (Stigler, 1964; và Demsetz, 1973) lại cho rằng rào cản xuất nhập ngành nên bị hạn chế nhiều hơn để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Cách tiếp cận phi cấu trúc tập trung ước lượng mối quan hệ giữa đầu ra – chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Bresnahan (1989) sử dụng số liệu thời gian để ước lượng mối quan hệ giữa cầu và chi phí thị trường. Hệ số ước lượng mức độ tập trung nhận giá trị trong khoảng [0,1] tương ứng với thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Tiếp cận tương tự, Panzar và Rosse (1987) lập luận rằng tác động của giá đến sự thay đổi chi phí khác nhau phụ thuộc vào việc có tồn tại của sức mạnh độc quyền. Theo đó, chỉ số thống kê H từ phương trình doanh thu dạng rút gọn để đo lường độ co giãn của tổng doanh thu theo các chi phí đầu vào của các ngân hàng. Giá trị H nằm trong khoảng [0,1] và thay đổi cùng với mức độ cạnh tranh của thị trường (Shaffer, 1982). Theo đó, H nhận bằng 1 tương ứng với thị trường cạnh tranh hoàn hảo và H bé hơn hoặc bằng 0 khi có sự hiện diện của độc quyền (bao gồm cả độc quyền nhóm hoặc ít nhất là hoạt động ngầm của độc quyền nhóm trong ngắn hạn). Một cách tổng quát, nếu 0 <H< 1, thị trường đang ở mức độ cạnh tranh độc quyền. Nhìn chung, nghiên cứu về mức độ tập trung và cạnh tranh đã thu hút nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở các lĩnh vực trong đó có hệ thống ngân hàng. Mô hình thông dụng nhất được sử dụng để kiểm tra mức độ cạnh tranh sử dụng số liệu cấp độ ngân hàng gồm Bresnahan (1989) và Panza và Rosse (1987). Mô hình Bresnahan (1989) sử dụng điều kiện thị trường cân bằng chung và phần còn lại là các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận tại điểm cân bằng bằng theo nguyên tắc chọn mức giá và sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên. Mức giá trong thị trường phụ thuộc vào hành vi cấu kết hoặc thông đồng của các ngân hàng. Trong khi đó, Mô hình Panzar và Rosse (1987) đo lường mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được Nathan và Neave (1989) vận dụng để phân tích hệ thống ngân hàng Canada; và Gelos và Roldos (2002) phân tích hệ thống các ngân hàng các ở thị trường mới nổi; và Bikker và Goeneveld (1998) phân tích hệ thống ngân hàng của Liên minh Châu Âu và từng quốc gia trong khối. Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy rằng hầu hết các thị trường trong lĩnh vực ngân hàng đều là thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở Việt Nam, mức độ tập trung và sức mạnh độc quyền được Le Hai Trung TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 48 (2015) kết luận. Tuy nhiên, ngoài nghiên cứu của Le Hai Trung (2015), có ít nghiên cứu tiếp nối vận dụng mô hình của Panzar và Rosse (1987) để giải thích cho mức độ tập trung và mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn sau tái cấu trúc. 3. Mô hình phân tích và số liệu 3.1. Mô hình phân tích 3.1.1. Mức độ tập trung Chi số đo lường mức độ tập trung là số lượng các ngân hàng theo Marfels (1971) và Dickson (1981) có dạng: (1) Trong đó, si là thị phần của ngân hàng thứ i, wi là tỷ trọng theo kèm thị phần, n là số các ngân hàng trong thị trường đang xem xét. Tỷ trọng wi của từng ngân hàng riêng lẻ xác định độ nhạy của các chỉ số hướng về thay đổi ở phần đuôi của phân phối. Tổng thị phần của k ngân hàng lớn nhất trong thị trường, tỷ số mức độ tập trung của k ngân hàng lớn nhất (the k-bank concentration ratio) là: n i ik sCR 1 với n = k (2) Chỉ số CRk nhấn mạnh đến k ngân hàng đứng đầu trong ngành, nhưng lại không chú ý đến nhiều ngân hàng nhỏ khác trên thị trường. Không có quy tắc cụ thể để xác định giá trị tối ưu của k; chỉ số CRk nằm trong khoảng 0 và 1. Chỉ số CRk tiến về 0 khi số lượng ít các ngân hàng nhỏ hiện diện trong thị trường và tiến về 1 khi có một ngân hàng thâu tóm toàn bộ ngành. Theo đó, CR đo lường mức độ tập trung của k ngân hàng trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi của chỉ số CRk còn cho thấy sự nhập ngành của các ngân hàng được thêm vào phụ thuộc vào các ngân hàng đang hiện hữu chia sẻ thị phần với các ngân hàng mới nhập ngành. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ cung cấp thông tin về sự chuyển thị phần trên thị trường giữa k ngân hàng đứng đầu ngành và phần còn lại của thị trường, không nắm bắt được sự thay đổi trong phân phối của hai nhóm. Dựa vào các nghiên cứu ở phần lược khảo, chỉ số CR3 và CR5 được sử dụng để phân tích mức độ tập trung của 3 và 5 ngân hàng lớn trong thị trường ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh chỉ số CRk, chỉ số HI (Herfindahl Index) được xem như là chỉ số thay thế hoàn hảo hơn để đo lường mức độ tập trung, bởi vì HI được tính toán dựa vào các khoản chiếm giữ thị phần của tất cả n ngân hàng trong hệ thống. Vì vậy, chỉ số HI còn được gọi là chỉ số thông tin đầy đủ (full- information index). Ở Mỹ, chỉ số HI đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực thi của Bộ luật chống độc quyền trong hoạt động ngân hàng. Một trong những quy định quan trọng của luật chống độc quyền Mỹ là chỉ số HI thị trường sau sáp nhập không vượt quá 0,18; và mức tăng của HI sau khi sáp nhập phải nhỏ hơn 0.02 (Cetorelli, 1999). Chỉ số HI được viết theo công thức (3) như sau: (3) Nếu so với CI, chỉ số HI nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngân hàng dẫn đầu bởi vì các ngân hàng có tỷ trọng lớn có tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều lần so với các ngân hàng nhỏ. Chỉ số HI nằm trong khoảng từ 1/n và 1; và HI tiến đến giá trị thấp nhất khi tất cả các ngân hàng trên thị trường có quy mô như nhau, và tiến đến 1 trong trường hợp độc quyền. 3.1.2. Mức độ cạnh tranh Mô hình Panza và Rosse (1987) được vận dụng để phân tích ảnh hưởng của giá của các yếu tố đầu vào và lợi nhuận cân bằng của các ngân hàng theo mô hình cạnh tranh độc quyền. Xem xét mối quan hệ giữa hàm cầu và hàm chi phí của ngân hàng i: Ri = Ri(yi, n, zi) (4) n i ii CI s w 2 1 n i i HI s TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 49 Ci = Ci(yi, pi, xi) (5) Trong đó, R là tổng doanh thu; C là tổng chi phí; y là đầu ra; n là số doanh nghiệp; z là các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến lợi nhuận; p là giá đầu vào; x là các yếu tố kiểm soát khác, tất cả các biến ở dạng logratit tự nhiên. Lợi nhuận được xác định theo phương t ... hế về quy mô nên lãi suất cho vay thường thấp hơn so với NHTM cổ phần. Mặc khác, khi lãi suất huy động tăng cao (nền kinh tế gặp khó khăn), các NHTM nhà nước thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ của Nhà nước. Ngược lại, các NHTM cổ phần lại không đảm nhiệm vai trò này, cùng với quy trình cho vay dễ dàng hơn nên các NHTM cổ phần có lợi thế hơn khi chi phí lãi tăng. Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của biến chi phí lãi mang dấu âm (-) đối với các NHTM nhà nước và dương (+) đối với nhóm NHTM tư nhân. Hệ số hồi quy của biến cho vay trên tổng tài sản của nhóm NHTM tư nhân mang dấu (- ) và của nhóm NHTM nhà nước mang dấu (+). Kết quả này cho thấy nhóm NHTM nhà nước chiếm lợi thế hơn về quy mô nguồn vốn và lãi suất cho vay đầu ra nên thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác phát triển chậm. Với nguồn vốn nhỏ và cho vay đầu ra cao hơn, nhóm NHTM nhân gặp phải nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, nhóm NHTM tư nhân phát triển nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm đa dạng hóa đầu tư, giảm phụ thuộc vào nghiệp vụ cho vay. 4.2. Kết quả phân tích mức độ tập trung Bảng 3 tổng hợp chỉ số HI, CR3, vàCR5 dựa theo thị phần tổng tài sản, tổng cho vay và tổng tiền gửi qua bốn năm. Nhìn chung, các chỉ số HI, CR3, và CR5 điều giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, ba ngân hàng lớn nhất: về tài sản chiếm 50% tổng tài sản, về cho vay chiếm 57% tổng cho vay và về tiền gửi chiếm 50% tổng tiền gửi của hệ thống trong năm 2007 đã giảm xuống chỉ còn nắm giữ 39% tổng tài sản, 46% tổng cho vay và 37% tổng tiền gửi trong năm 2013. Năm ngân hàng lớn nhất: về tài sản chiếm 68% tổng tài sản, về cho vay chiếm 72% tổng cho vay và về tiền gửi chiếm 66% tổng tiền gửi của hệ thống trong năm 2007 đã giảm xuống trong năm 2013 chỉ còn nắm giữ 48% tổng tài sản, 56% tổng cho vay và 47% tổng TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 53 tiền gửi. Chỉ số HI cũng giảm dần đã cho thấy sự chuyển biến tích cực trong hệ thống. Nguyên nhân của xu hướng trên có thể là do từ năm 2008 các NHTM nhà nước bắt đầu cổ phần hóa và giảm dần sự chi phối, hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng trụ cột này. Thêm vào đó, trong giai đoạn 2008-2014, ngân hàng Nhà nước đã hai lần tăng nguồn vốn pháp định cho các ngân hàng. Chính điều này đòi hỏi các ngân hàng có vốn điều lệ thấp phải tăng nguồn vốn lên nếu không muốn bị giải thể hoặc sáp nhập. Quá trình trên đã rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tài sản giữa các ngân hàng và làm tăng nhanh chóng tổng tài sản của toàn hệ thống. Kết quả là chỉ số CR3 và CR5 trên thị phần tài sản giảm xuống đáng kể. Bảng 3: Chỉ số HI, CR3, và CR5 qua bốn năm 2007-2013 Năm Thị phần CR3 CR5 HI 2007 Tổng tài sản 0,50 0,68 0,11 Tổng cho vay 0,57 0,72 0,14 Tổng tiền gửi 0,50 0,66 0,11 2009 Tổng tài sản 0,48 0,61 0,10 Tổng cho vay 0,56 0,66 0,13 Tổng tiền gửi 0,49 0,60 0,10 2011 Tổng tài sản 0,39 0,56 0,08 Tổng cho vay 0,50 0,66 0,11 Tổng tiền gửi 0,36 0,54 0,08 2013 Tổng tài sản 0,39 0,48 0,07 Tổng cho vay 0,46 0,56 0,09 Tổng tiền gửi 0,37 0,47 0,07 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ tập trung giảm qua các giai đoạn. Như vậy, có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nhỏ với các ngân hàng lớn để giành lấy khách hàng. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các ngân hàng nhỏ đang nâng cao chất lượng phục vụ. Đối với thị phần tiền gửi, các ngân hàng nhỏ cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng lớn về chất lượng phục vụ đã góp phần làm giảm khả năng tập trung tiền gửi ở những ngân hàng lớn. Các ngân hàng lớn có nguồn vốn nhiều nên việc thiếu hụt vốn là khó xảy ra, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ lại rất dễ bị đói vốn khi nền kinh tế bất ổn. 4.3. Mối quan hệ giữa mức độ tập trung và mức độ cạnh tranh Bảng 4 mô tả các biến trong mô hình hồi quy mối tương quan giữa giữa mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo lý thuyết, khi số lượng càng lớn các ngân hàng trong hệ thống thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ tăng lên. Trong khi đó, thay đổi của chỉ số mức độ cạnh tranh tăng lên khi mức độ tập trung sụt giảm. Chính vì vậy, mối quan hệ nghịch biến giữa hai đại lượng được kỳ vọng, hệ số ước lượng mang dấu âm (-). Bảng 4: Tổng hợp các biến được sử dụng Biến Giải thích Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn H Giá trị thống kê H từ mô hình hồi quy 0,741 0,216 TA_CR3 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng tài sản 0,409 0,088 TCV_CR3 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng cho vay 0,490 0,091 TTG_CR3 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng tiền gửi 0,397 0,089 TA_CR5 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng tài sản 0,559 0,099 TCV_CR5 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng cho vay 0,630 0,095 TTG_CR5 Giá trị CR3 tính theo thị phần tổng tiền gửi 0,545 0,099 TA_HI Giá trị HI tính theo thị phần tổng tài sản 0,083 0,027 TCV_HI Giá trị HI tính theo thị phần tổng cho vay 0,106 0,030 TTG_HI Giá trị HI tính theo thị phần tổng tiền gửi 0,081 0,026 Nguồn: Tính toán của tác giả TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 54 Bảng 5 tổng hợp kết quả ước lượng mô hình mối tương quan giữa giữa mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng hệ số mức độ cạnh tranh H có mối tương quan nghịch với mức độ tập trung. Cả các hệ số ước lượng đều có giá trị âm và có ý nghĩa ở mức 1%. Bảng 5: Mối tương quan giữa mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung Hằng số Hệ số hồi quy Giá trị t R2 TA_CR3 0,138 -1,553*** -6,45 0,398 TCV_CR3 0,138 -1,306*** -5,20 0,301 TTG_CR3 0,137 -1,578*** -6,76 0,420 TA_CR5 0,150 -1,348*** -6,24 0,382 TCV_CR5 0,148 -1,167*** -4,71 0,260 TTG_CR5 0,149 -1,366*** -6,34 0,389 TA_HI 0,124 -6,045*** -5,87 0,549 TCV_HI 0,126 -4,900*** -4,05 0,465 TTG_HI 0,124 -6,144*** -5.68 0,549 Ghi chú: *** chỉ mức ý nghĩa 1% Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả hồi quy ở bảng 5 cho thấy các hệ số ước lượng của CR3 (n = 3) đều lớn hơn CR5 (n=5) và đều có dấu âm (-). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở Châu Âu của Bikker và Groeneveld (1998) và tương đồng với kết quả của Le Hai Trung (2015) ở Việt Nam. Do đó, để hạn chế khả năng chi phối thị trường của các ngân hàng lớn, các NHTM có quy mô nhỏ cần rút ngắn chênh lệch về thị phần giữa các ngân hàng. Như vậy, xu hướng sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ lẻ trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay là giải pháp hợp lý cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực tế, đây là giải pháp mà ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện để cải thiện sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập. 5. Kết luận và một số gợi ý chính sách Nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong giai đoạn 2002- 2014, mức độ cạnh tranh của các NHTM tăng lên rõ nét đi kèm với sự giảm xuống của mức độ tập trung. Mặc dù có chiều hướng phát triển tích cực, hệ thống ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm như là chỉ số cạnh tranh của cả hệ thống thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chất lượng dịch vụ tuy có phát triển ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng phần nhiều vẫn còn phụ thuộc vào nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, và mức độ bảo hộ của nhà nước quá nhiều làm suy giảm tính cạnh tranh trong hệ thống. Mức độ cạnh tranh và mức độ tập trung có mối liên hệ chặc chẽ với nhau nên việc kiểm soát cấu trúc thị trường có thể thực hiện được thông qua đo lường mức độ tập trung trong hệ thống. Chỉ số HI cần được xem xét và vận dụng trong xây dựng pháp luật khi nền kinh tế nước ta hội nhập – Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà chỉ quản lý nền kinh tế thông qua pháp luật, để hệ thống vận hành theo quy luật của thị trường. Đây cũng là cách để nhà nước bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp khi có biểu hiện của độc quyền hiện hữu trong hệ thống. Từ những phân tích trên, một số chính sách gợi ý được đề xuất trong thời gian tới: Một là giảm can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hệ thống ngân hàng. Kết quả phân TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(01) - 2019 55 tích cho thấy sự tham gia góp vốn của Nhà nước đã làm cho sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng giảm xuống. Thêm vào đó, thực tế cho thấy rằngnguồn ngân sách được sử dụng cho hoạt động can thiệp này không hiệu quả. Một giải pháp đưa ra là các NHTM nhà nước cần tiếp tục cổ phần hóa. Quá trình đa dạng hóa sở hữu các loại hình ngân hàng chính là tính chất của nền kinh tế nhiều thành phần về sở hữu. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chuyển đổi mạnh sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân và cộng đồng sẽ giảm dần tình trạng các ngân hàng thương mại Nhà nước giữ vị thế độc quyền. Đây chính là bước tiến mới về hoàn thiện thể chế thị trường để đáp ứng các yêu cầu hội nhập của Việt Nam. Chính phủ chỉ nên tập trung xây dựng một hoặc hai ngân hàng trụ cột để làm công cụ quản lý và hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường khi cần thiết. Hai là Nhà nước nên bỏ đi sự phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng. Thay vào đó, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng tập trung vào xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định về cấp phép hiện diện thương mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các ngân hàng trong và ngoài nước theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và chuẩn xác thông tin trong hoạt động ngân hàng. Có như vậy, Nhà nước mới có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các loại hình ngân hàng. Ba là trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn do tổng vốn hệ thống nhỏ hơn rất nhiều so với các nước khác. Chính vì vậy, Nhà nước cần phát triển một hoặc hai ngân hàng thương mại Nhà nước hiện đại và chuyên nghiệp đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cũng cần hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại cổ phần trước khi ngành ngân hàng gia nhập hoàn toàn. Một vấn đề nữa là ngành ngân hàng trong quá trình cải cách, tái cấu trúc phải thực sự nâng cao chất lượng nội tại, không phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của Nhà nước. Bốn là kiểm soát sự tập trung kinh tế trong ngành ngân hàng. Nhà nước nên áp dụng các chỉ số như là HI để kiểm soát mức độ tập trung của hệ thống. Chỉ số này được tính toán định kỳ mỗi quý. Ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển như ở Mỹ, chỉ số HI đã được đưa vào luật chống độc quyền để kiểm soát, quản lý hiệu quả thị trường. Các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể không điều tra những vụ việc tập trung kinh tế theo chiều dọc ngay cả khi mang lại những tác động cạnh tranh được kể trên nếu mức độ tập trung thị trường thể hiện qua chỉ số HI dưới 0.18. Điều đó cho thấy, chỉ số HI là công cụ định lượng khá tốt khả năng tập trung kinh tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng minh bạch hóa thông tin chỉ số HI cần được xem xét để kiểm soát mức độ tập trung kinh tế và chống độc quyền cho ngành ngân hàng. Cuối cùng là ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo an toàn hệ thống khi có doanh nghiệp xuất, nhập ngành, nâng cao các tiêu chí về vốn điều lệ, năng lực quản lý hoạt động xuất nhập ngành để tránh gây ra rủi ro cho hệ thống. Chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo hướng sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu đang hiện hữu trong hệ thống giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển bền vững. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bain, J.S. (1951). Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 1936–1940. The Quarterly Journal of Economics, 65(3), pp.293-324. Baker, J. S. (1951). Relation of profit rates to industry concentration. Quarterly Journal of Economics, 55, 293-324. Baumol, W. J., Panzar, J. C., & Willig, R. D. (1983). Contestable markets: An uprising in the theory of industry structure: Reply. The American Economic Review, 491-496. Berger, A. N., Demirguc-Kunt, A., Levine, R., & Haubrich, J. G. (2004). Bank concentration and competition: An evolution in the making. Journal of Money, Credit, and Banking, 36(3), 433-451. Bikker, J. A., & Groeneveld, J. M. (1998). Competition and concentration in the EU banking industry (Vol. 8). De Nederlandsche Bank NV. Bikker, J. A., & Haaf, K. (2002). Measures of competition and concentration in the banking industry: a review of the literature. Economic & Financial Modelling, 9(2), 53-98. Bresnahan, T. F. (1989). Empirical studies of industries with market power.Handbook of industrial organization, 2, 1011-1057. Bresnahan, T. F. (1989). Empirical studies of industries with market power. Handbook of industrial organization, 2, 1011-1057. Cetorelli, N. (1999). Competitive analysis in banking: appraisal of the methodologies. Economic Perspectives-federal Reserve Bank of Chicago, 23, 2-15. Cetorelli, N. (2002). Entry and competition in highly concentrated banking markets. Economic Perspectives, fourth quarter. Demsetz, H. (1973). Industry structure, market rivalry, and public policy. The Journal of Law & Economics, 16(1), 1-9. Dickson, V. A. (1981). Conjectural variation elasticities and concentration.Economics letters, 7(3), 281-285. Efron, B.. The jackknife, the bootstrap and other resampling plans. Society for industrial and applied mathematics, 1982. Gelos, R. G., & Roldós, J. (2004). Consolidation and market structure in emerging market banking systems. Emerging Markets Review, 5(1), 39-59. Hannan, T. H. (1991). Foundations of the structure-conduct-performance paradigm in banking. Journal of Money, Credit and Banking, 68-84. Le, Hai Trung. (2015). Market Concentration and Competition in Vietnamese Banking Sector. Review of Business and Economics Studies, (1). Mathisen, M. J., & Buchs, T. D. (2005). Competition and efficiency in banking: Behavioral evidence from Ghana (No. 5-17). International Monetary Fund. Nathan, A., & Neave, E. H. (1989). Competition and contestability in Canada's financial system: empirical results. Canadian Journal of Economics, 576-594. Panzar, J. C., & Rosse, J. N. (1987). Testing for" monopoly" equilibrium. The journal of industrial economics, 443-456. Shaffer, S. (1982). A non-structural test for competition in financial markets. In Proceedings of a Conference on bank structure and competition, Federal Reserve Bank of Chicago (Vol. 225, p. 243). Stigler, G. J. (1964). A theory of oligopoly. The Journal of Political Economy, 44-61.
File đính kèm:
- muc_do_tap_trung_va_canh_tranh_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai.pdf