Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết này khảo sát tác động của chất lượng quản trị doanh nghiệp và mức độ tập trung ngân hàng

với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho các ngành kinh tế Việt Nam trong giai

đoạn 2006-2017. Kết quả cho thấy (i) mức độ tập trung ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến

sự tăng trưởng của các ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài; và (ii) chất lượng quản

trị doanh nghiệp tốt sẽ làm giảm thiểu tác động của mức độ tập trung ngân hàng đối với tăng trưởng

kinh tế. Theo đó, quản trị doanh nghiệp tốt là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng

và sự thịnh vượng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Việt Nam, nơi mà các khu vực

tài chính đang phát triển với mức độ tập trung ngân hàng cao.

pdf 10 trang phuongnguyen 1200
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
1
____________________________________________________
1 Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ 
DOANH NGHIỆP, MỨC ĐỘ TẬP TRUNG NGÂN HÀNG 
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
CORPORATE GOVERNANCE, BANK CONCENTRATION 
AND ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM
Lê Văn, Nguyễn Khắc Quốc Bảo1
Ngày nhận bài: 17/4/2020 Ngày chấp nhận đăng: 12/05/2020 Ngày đăng: 05/10/2020
Tóm tắt
Bài viết này khảo sát tác động của chất lượng quản trị doanh nghiệp và mức độ tập trung ngân hàng 
với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho các ngành kinh tế Việt Nam trong giai 
đoạn 2006-2017. Kết quả cho thấy (i) mức độ tập trung ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến 
sự tăng trưởng của các ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài; và (ii) chất lượng quản 
trị doanh nghiệp tốt sẽ làm giảm thiểu tác động của mức độ tập trung ngân hàng đối với tăng trưởng 
kinh tế. Theo đó, quản trị doanh nghiệp tốt là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng 
và sự thịnh vượng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Việt Nam, nơi mà các khu vực 
tài chính đang phát triển với mức độ tập trung ngân hàng cao.
Từ khóa: Chất lượng quản trị doanh nghiệp, mức độ tập trung ngân hàng, tăng trưởng kinh tế.
Abstract
This paper examines the impacts of corporate governance quality and bank concentration on 
economic growth by using panel data of Vietnam industries from 2006 to 2017. It is found that (i) 
bank concentration negatively affects industries with the high dependence on external financing; 
and (ii) positive corporate governance mitigates such negative impact on the economy. Accordingly, 
corporate governance quality is a key driver to enhance growth and prosperity in emerging and 
developing economies such as Vietnam, where industries highly depend on external financing 
resources.
Keywords: Corporate governance quality, bank concentration, economic growth.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
2
Trong bài viết này, cơ sở lý thuyết và bằng 
chứng thực nghiệm từ những nghiên cứu trước 
sẽ được trình bày trong Phần 2; phương pháp và 
dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong Phần 
3; kết quả nghiên cứu và những thảo luận liên 
quan được trình bày trong Phần 4; và kết luận 
được trình bày trong Phần 5.
2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực 
nghiệm từ những nghiên cứu trước
Mức độ quản trị doanh nghiệp đóng một vai 
trò quan trọng trong việc xác định tăng trưởng 
kinh tế, đặc biệt thông qua ảnh hưởng đến thị 
trường vốn và phân bổ nguồn lực. Mức độ quản 
trị doanh nghiệp cũng khuyến khích đổi mới 
và thúc đẩy tăng trưởng. Điều này đặc biệt phù 
hợp với các nền kinh tế mới nổi và đang phát 
triển trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay. Để 
xây dựng cơ sở lý thuyết đáng tin cậy cho bài 
viết, các nghiên cứu về tác động tích cực của 
chất lượng quản trị doanh nghiệp đối với nền 
kinh tế được tổng hợp như sau:
Thứ nhất, quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng 
tích cực đến thành quả của doanh nghiệp, qua 
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này được 
chứng minh qua các nghiên cứu về tác động 
của quản trị doanh nghiệp đến (i) khả năng 
tiếp cận các nguồn tài trợ; (ii) quyết định đầu 
tư; (iii) quyết định phân phối lợi tức; và (iv) 
trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Theo đó, 
chất lượng quản trị doanh nghiệp cao sẽ giảm 
chi phí sử dụng vốn nợ (Doidge và cộng sự, 
2007; và Attig và cộng sự, 2008) và giảm chi 
phí sử dụng vốn cổ phần (Cueto 2008, 2013; 
Bae và cộng sự, 2012; Bai và cộng sự, 2004; 
Chen và cộng sự, 2009, 2011; Morey và cộng 
sự, 2009; Balasubramanian và cộng sự, 2010; 
Ammann và cộng sự, 2011; và Claessens và 
cộng sự, 2014). Với việc giảm chi phí sử dụng 
vốn, doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận 
1. Giới thiệu
Có thể nói doanh nghiệp là tế bào của nền 
kinh tế, doanh nghiệp có bền vững thì kinh tế vĩ 
mô mới phát triển ổn định. Bên cạnh vốn, lao 
động, tài nguyên và công nghệ, quản trị là nhân 
tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh 
nghiệp. Do đó, việc quản trị doanh nghiệp tốt 
sẽ có ảnh hưởng tích cực đến bộ mặt nền kinh 
tế. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị 
doanh nghiệp, bài viết sẽ nghiên cứu tác động 
của quản trị doanh nghiệp tới nền kinh tế thông 
qua mối liên hệ với mức độ tập trung ngân hàng 
và sự tăng trưởng kinh tế.
Để góp phần đưa ra cơ sở cho việc thực hiện 
các chính sách phát triển kinh tế, bài viết sẽ 
trình bày nghiên cứu về mối liên hệ giữa quản 
trị doanh nghiệp, tập trung ngân hàng và tăng 
trưởng kinh tế theo quy mô ngành. Nghiên cứu 
này là cấp thiết trong bối cảnh tác động của quản 
trị doanh nghiệp đối với nền kinh tế đã được tiếp 
cận trên giác độ vi mô và vĩ mô. Theo đó, các 
chính sách tăng trưởng và phát triển sẽ được xem 
xét cho phù hợp với mỗi ngành kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết bao gồm 
việc đánh giá tác động của mức độ tập trung 
ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế và chất 
lượng quản trị doanh nghiệp đến mối quan hệ 
giữa mức độ tập trung ngân hàng và tăng trưởng 
kinh tế. Để thực hiện những mục tiêu nghiên 
cứu này, bài viết sẽ: (i) nghiên cứu mối quan 
hệ giữa mức độ tập trung ngân hàng và quản trị 
doanh nghiệp của các ngành kinh tế Việt Nam 
từ năm 2006 đến năm 2017; (ii) cho thấy rằng 
mức độ tập trung ngân hàng cao sẽ làm giảm 
tăng trưởng kinh tế; và (iii) cho thấy rằng trong 
những ngành kinh tế có mức độ phụ thuộc tài 
chính cao, việc thực hiện quản trị doanh nghiệp 
tốt sẽ hạn chế ảnh hưởng của mức độ phụ thuộc 
vào các nguồn tài trợ bên ngoài.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
3
chất lượng quản trị doanh nghiệp cao. Theo đó, 
chất lượng quản trị doanh nghiệp là một nhân 
tố then chốt quyết định tăng trưởng kinh tế, đặc 
biệt là tại các thị trường mới nổi.
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh 
được mối quan hệ giữa ba nhân tố là quản trị 
doanh nghiệp, tập trung ngân hàng và tăng 
trưởng kinh tế. Mối liên hệ này thể hiện rõ 
tại các thị trường có chất lượng quản lý kém 
(Nayaran và cộng sự, 2015) hoặc thị trường mới 
nổi và đang phát triển (Diallo, 2017). Trong bối 
cảnh thị trường Việt Nam mới nổi và đang phát 
triển, việc đưa ra nghiên cứu về tác động của 
quản trị doanh nghiệp và tập trung ngân hàng 
đến tăng trưởng kinh tế là cần thiết. Do đó, bài 
viết này sẽ đưa ra bằng chứng thực nghiệm tại 
Việt Nam, cụ thể qua các ngành kinh tế trong 
giai đoạn 2006-2017. Qua đó, bài viết sẽ chững 
minh cho giả thuyết nghiên cứu: Khi quản trị 
doanh nghiệp được xem xét, mức độ tập trung 
ngân hàng ít gây hại cho tăng trưởng đối với các 
ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn 
tài trợ bên ngoài.
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Để ước tính tác động của mức độ tập trung 
ngân hàng và chất lượng quản trị doanh nghiệp 
đối với tăng trưởng kinh tế của các ngành kinh 
tế Việt Nam dựa trên phân loại Tổng Cục Thống 
kê, bài viết sử dụng mô hình sau:
nhiều nguồn tài trợ và qua đó tăng giá trị doanh 
nghiệp. Chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt 
sẽ giúp tăng hiệu quả trong việc đưa ra các 
quyết định đầu tư và phân phối lợi tức (Khanna 
và Zyla, 2010). Bên cạnh đó, quản trị doanh 
nghiệp tốt sẽ giúp gia tăng lợi nhuận thị trường 
chứng khoán tại các thị trường có chất lượng 
quản lý kém (Nayaran và cộng sự, 2015). Ảnh 
hưởng tích cực của quản trị doanh nghiệp đến 
giá trị doanh nghiệp còn được thể hiện qua giai 
đoạn khủng hoảng tài chính tại châu Á những 
năm 1990 (Johnson và cộng sự, 2000; Lemon 
and Lins, 2003; và Bae và cộng sự, 2012) và 
giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-
2009 (Cornett và cộng sự, 2010). Như vậy, các 
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được tác động 
tích cực của quản trị doanh nghiệp đối với 
thành quả doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế.
Thứ hai, tác động của tập trung ngân hàng 
đối với tăng trưởng kinh tế. Tại một quốc gia có 
mức độ tập trung ngân hàng cao, lãi suất sẽ tăng 
cao gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận các 
nguồn tài trợ và các nguồn lực trong nền kinh 
tế không được phân bố hiệu quả. Như vậy, tập 
trung ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng 
trưởng kinh tế. Bằng chứng về điều này được 
đưa ra bởi Petersen và Rajan (1995), Black 
và Strahan (2002), Diallo và Zhang (2017) và 
Diallo và Koch (2018). Để tìm hiểu rõ hơn về 
tác động của tập trung ngân hàng đối với tăng 
trưởng kinh tế, Diallo (2017) chỉ ra rằng tác 
động trên sẽ được giảm thiểu tại các quốc gia có 
lny
j,t
 – lny
j,t-1
 = Const + θj + ηt + β1 × FDj,t × BCt + β2 × FDj,t × BCt × CGQt + FDj,t × Ctk,t + ϵj,t
Trong đó thể hiện ngành kinh tế Việt Nam vào giai đoạn nghiên cứu, theo như tổng hợp sau:
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
4
3.2. Các biến trong mô hình
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế: Dựa 
vào Diallo (2017), bài viết xác định tốc độ tăng 
trưởng theo ngành tại Việt Nam như là (lny
j,t
 – 
lny
j,t-1
). Trong đó y
j,t
 (triệu đồng/ người) là sản 
lượng trên mỗi nhân công của ngành j vào năm 
thứ t.
Thứ hai, nhu cầu nguồn tài trợ bên ngoài của 
các ngành kinh tế: Dựa vào Diallo (2017) và 
Rajan và Zingales (1998), nhu cầu các nguồn 
tài trợ bên ngoài được xác định theo công thức 
(CE – OCF)/CE. Trong đó, (i) CE là chi tiêu 
vốn, nhằm đo lường nhu cầu đầu tư của mỗi 
ngành kinh tế; và (ii) OCF là dòng tiền từ hoạt 
động kinh doanh, thể hiện nguồn lực tự tài trợ 
của mỗi ngành kinh tế. Tiếp nối khung lý thuyết 
này, bài viết xây dựng thang đo thể hiện nhu 
cầu tài trợ bên ngoài cho mỗi ngành kinh tế Việt 
Nam dựa trên công thức trên với một vài điều 
chỉnh về biến đại diện. Trong đó chỉ tiêu Vốn 
đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá 
hiện hành phân theo ngành kinh tế đại diện cho 
Trong đó, y
j,t
 là sản lượng trên mỗi nhân 
công của ngành j vào năm t; FD
j,t
 đánh giá sự 
phụ thuộc của ngành j vào các nguồn tài trợ 
bên ngoài; BC
t
 thể hiện mức độ tập trung ngân 
hàng; Chất lượng quản trị doanh nghiệp ở Việt 
Nam được biểu diễn bởi biến CGQ
t
; Các biến 
kiểm soát Ct
k,t
(k = 1,9 ) được dùng để kiểm định 
tính bền vững của mô hình.
Đặc điểm kỹ thuật của mô hình bao gồm hiệu 
ứng thời gian (time effect) η
t
 và hiệu ứng cố 
định (fixed effect) theo ngành θj. Điều này giúp 
loại bỏ tính nội sinh được quan sát thấy trong 
các tài liệu về quản trị doanh nghiệp như được 
thảo luận bởi Claessens và Yurtoglu (2013).
Kết quả được kỳ vọng xác thực giả thuyết 
nghiên cứu của bài viết: mức độ tập trung ngân 
hàng ít gây hại cho sự tăng trưởng của các 
ngành kinh tế phụ thuộc về tài chính nếu các 
ngành này có chất lượng quản trị doanh nghiệp 
cao, tức là β1 mang giá trị âm và β2 mang giá trị 
dương (tức là β1 0).
Bảng 1. Các ngành kinh tế Việt Nam
j Tên ngành kinh tế Việt Nam j Tên ngành kinh tế Việt Nam
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử 
lý rác thải, nước thải
2 Khai khoáng 6 Xây dựng
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, 
xe máy và xe có động cơ khác
4
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 
nóng, hơi nước và điều hòa không khí
8 Vận tải, kho bãi
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
10 Thông tin và truyền thông 15 Giáo dục và đào tạo
11 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 16 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 17 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
13
Hoạt động chuyên môn, khoa học và 
công nghệ
18 Hoạt động dịch vụ khác
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
5
(2008) và Diallo (2017), chất lượng quản trị 
doanh nghiệp (CGQ) của một quốc gia được 
xác định là trung bình cộng của ba (03) chỉ tiêu: 
(i) AS đo lường chất lượng thông tin kế toán 
(accounting standard), được thể hiện qua chỉ 
tiêu số 1.18 trong báo cáo thường niên của Diễn 
đàn Kinh tế Thế giới; (ii) ES là thước đo mức 
độ mượt của thu nhập (earnings smoothing); và 
(iii) SPS là tính đồng bộ của giá cổ phiếu (stock 
price synchronicity).
Thứ năm, các biến kiểm soát: Kế thừa các 
nghiên cứu của Djankov và cộng sự (2008b), 
Rajan và Zingales (1998), Fisman (2001), Faccio 
và cộng sự (2006), Khwaja và Mian (2005), 
Claessens và cộng sự (2008), và Diallo (2017), 
bài viết sử dụng các biến kiểm soát sau đây:
nhu cầu đầu tư; và chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong 
nước theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế 
để đại diện cho nguồn lực tự tài trợ. Cả hai chỉ 
tiêu này đều do Tổng cục Thống kê công bố.
Thứ ba, mức độ tập trung ngân hàng: Bài 
viết vận dụng nghiên cứu của Diallo (2017) để 
sử dụng hai thang đo cho biến độc lập này, bao 
gồm tỷ trọng tài sản của ba ngân hàng lớn nhất 
trên toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam; và 
mức độ tập trung thị trường được thể hiện qua 
chỉ số Herfindahl-Hirschman (“HHI”), được 
tính bằng tổng bình phương thị phần của tất cả 
các công ty/ doanh nghiệp trên toàn thị trường. 
Chỉ số HHI cũng được sử dụng để kiểm định 
tính bền vững của mô hình.
Thứ tư, chất lượng quản trị doanh nghiệp: 
Kế thừa nghiên cứu của De Nicolo và cộng sự 
Bảng 2. Các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu
Biến Diễn giải Biến Diễn giải Biến Diễn giải
Ct1 Tín dụng tư Ct4 Tự do kinh doanh Ct7 Tự do đầu tư
Ct2 Chi tiêu chính phủ Ct5 Tự do tiền tệ Ct8 Tự do tài chính
Ct3 Tự do tài khóa Ct6 Tự do thương mại Ct9 Tự do kinh tế
Nguồn: The Global Economy
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu các 
nguồn tài trợ bên ngoài của mỗi ngành kinh tế 
được tham khảo từ từ cơ sở dữ liệu của Tổng 
Cục Thống kê trong giai đoạn 2006-2017 và có 
thống kê mô tả được tổng hợp như sau:
Bảng 3. Thống kê mô tả tăng trưởng kinh tế và nhu cầu các nguồn tài trợ bên ngoài 
của các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2017
Tiêu chí Tăng trưởng kinh tế Nhu cầu tài trợ bên ngoài
Số quan sát 216 216
Giá trị trung bình 0.0891 0.2874
Độ lệch chuẩn 0.1989 0.7367
Giá trị tối đa (max) 1.4391 0.9862
Giá trị tối thiểu (min) -1.2491 -2.5398
Skewness -0.1435 -1.8731
Kurtosis 21.2096 3.4556
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
6
Kết quả nghiên cứu tại Bảng 5 cho thấy cả 
9 mô hình đều đạt được kỳ vọng dấu của giả 
thuyết nghiên cứu, tức là sự tập trung ngân 
hàng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh 
tế; trong bối cảnh đó, chất lượng quản trị doanh 
nghiệp chính là động lực thúc đẩy phát triển cho 
nền kinh tế thông qua sự tương tác tích cực vào 
mối quan hệ giữa tập trung ngân hàng và tăng 
trưởng kinh tế. Các mô hình (10) và (15) có ý 
nghĩa thống kê ở mức chấp nhận được là 10%.
4.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy mô 
hình đạt kỳ vọng dấu đúng với giả thuyết nghiên 
cứu ở cả 9 mô hình (tương ứng với 9 biến kiểm 
soát). Khi tỷ trọng tài sản của ba (03) ngân hàng 
lớn nhất nền kinh tế đại diện cho mức độ tập 
trung ngân hàng, có 8 trên 9 mô hình có ý nghĩa 
thống kê với mức ý nghĩa 10%. Trong đó, các 
mô hình (2), (3), (5), (6), (8) và (9) có ý nghĩa 
thống kê ở mức 5%.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Các chỉ số 3-Bank, HHI, AS, ES, SPS và CGQ tại Việt Nam
3-Bank HHI AS ES SPS CGQ
Hình 1. Các chỉ số tập trung ngân hàng và chất lượng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam
Nguồn: World Bank, WITS, WEF, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
Để đo lường mức độ tập trung ngân hàng, 
bài viết sử dụng hai biến đại diện là (i) tỷ trọng 
tài sản của ba ngân hàng lớn nhất trong tổng tài 
sản hệ thống ngân hàng (3-Bank), được lấy từ 
Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính toàn cầu 
(GFDD) của Ngân hàng Thế giới (World Bank); 
và (ii) chỉ số Herfindahl-Hirschmann (HHI), 
được định nghĩa là tổng của bình phương của 
thị phần, do World Integrated Trade Solution 
(WITS) công bố. Để đo lường chất lượng quản 
trị doanh nghiệp (CGQ), đề tại sử dụng giá trị 
đại diện là trung bình cộng của các chỉ số (i) 
chất lượng thông tin kế toán (AS); (ii) độ mượt 
của thu nhập (ES); và (iii) tính đồng bộ của giá 
cổ phiếu (SPS). Trong đó, dữ liệu AS được tham 
khảo từ Báo cáo thường niên của Diễn đàn Kinh 
tế Thế giới (WEF), dữ liệu ES và SPS được tổng 
hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và 
Thành phố Hồ Chí Minh. Các biến kiểm soát 
được tham khảo từ The Global Economy. Các 
chỉ số 3-Bank, HHI và CGQ được minh họa 
theo hình sau:
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
7
Bảng 4. Tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung ngân hàng (chí số 3-Bank) 
và chất lượng quản trị doanh nghiệp
Growth (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Const 0.0973*** 0.0939*** 0.0941*** 0.0930*** 0.0950*** 0.0937*** 0.1064*** 0.0962*** 0.0929***
(0. 0175) (0.0180) (0.0180) (0.0180) (0.0176) (0.0180) (0.0170) (0.0176) (0.0179)
FD × BC -0.9012** -1.1112*** -1.0878*** -1.0390** -1.2309*** -1.0835*** -0.5271* -1.1912*** -1.1630***
(0.3623) (0.4157) (0. .4117) (0.3874) (0.4312) (0.4065) (0.3072) (0.4421) (0.4168)
FD × BC 
× CGQ
1.3475* 1.5059** 1.3941** 1.2556* 1.5936** 1.6367** 0.3415 1.6526** 1.4477**
(0. .6873) (0. .7127) (0.6934) (0.6646) (0.7142) (0.7398) (0.6871) (0.7462) (0.6915)
FD × Ct1 0.1383**
(0. .0608)
FD × Ct2 3.7423**
(1.5928)
FD × Ct3 0.3052**
(0.1318)
FD × Ct4 0.3948**
(0.1613)
FD × Ct5 0.3792**
(0.1480)
FD × Ct6 0.2530**
(0.1071)
FD × Ct7 0.5886
(0.4338)
FD × Ct8 0.6999**
(0.3000)
FD × Ct9 0.5120**
(0.2042)
Số trong ngoặc là độ lệch chuẩn, mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% lần lượt được ký hiệu bởi *, ** và ***
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
8
5. Kết luận
Với bằng chứng thực nghiệm có được từ 
các ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 
2006-2017, bài viết cho thấy mức độ tập trung 
ngân hàng có tác động ngược chiều đến sự tăng 
trưởng các ngành kinh tế phụ thuộc về tài chính. 
Một khi quản trị doanh nghiệp tốt, mức độ tập 
trung ngân hàng ít gây hại cho tăng trưởng kinh 
tế. Kết quả này nhất quán với bằng chứng được 
đưa ra tại các thị trường mới nổi và phát triển 
như các nghiên cứu trước đây của Nayaran và 
cộng sự (2015) và Diallo (2017).
Bảng 5. Tăng trưởng kinh tế, mức độ tập trung thị trường (chỉ số HHI) 
và chất lượng quản trị doanh nghiệp
Growth (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18)
Const 0.0989*** 0.0992*** 0.1012*** 0.0990*** 0.1027*** 0.0954*** 0.1021*** 0.1025*** 0.1013
(0.0178) (0.0182) (0.0182) (0.0182) (0.01784) (0.0182) (0.0178) (0.0179) (0.0181)
FD × HHI -6.7558** -7.1586 -5.0335 -7.0749 -4.7377 -8.7345** -1.4819 -4.4607 -4.9910
(3.1503) (5.2064) (5.3529) (5.0246) (4.5663) (4.1761) (2.0250) (4.7244) (5.0308)
FD × HHI 
× CGQ
9.0160* 8.6302 6.1039 7.2467 6.0578 11.8973* 5.7692 6.0641 5.9355
(5.0310) (6.3713) (6.0120) (5.3943) (5.7100) (6.1975) (4.5767) (6.1684) (5.6548)
FD × Ct1 0.1844*
(0.0961)
FD × Ct2 3.8562
(3.6178)
FD × Ct3 0.1904
(0.3147)
FD × Ct4 0.4350
(0. .3979)
FD × Ct5 0.1769
(0.2682)
FD × Ct6 0.3543*
(0. 1946)
FD × Ct7 -0.4509
(0.3817)
FD × Ct8 0.3161
(0.5565)
FD × Ct9 0.2867
(0.4469)
Số trong ngoặc là độ lệch chuẩn, mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% lần lượt được ký hiệu bởi *, ** và ***
Kết quả cũng cho thấy rằng, mặc dù chất 
lượng quản trị doanh nghiệp thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế, nhưng nhân tố quan trọng hơn 
để tăng trưởng kinh tế chính là sự điều phối của 
Chính phủ. Cụ thể, một nền kinh tế càng ít tập 
trung, mức độ tự do càng cao (thể hiện qua các 
chỉ số đại diện cho biến kiểm soát), nền kinh tế 
một quốc gia sẽ càng phát triển. Kết quả nghiên 
cứu nhất quán với bằng chứng thực nghiệm của 
Petersen và Rajan (1995), Black và Strahan 
(2002), Diallo và Zhang (2017), Diallo (2017) 
và Diallo và Koch (2018).
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
9
việc giảm mạnh sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt 
là trong khủng hoảng tài chính.
Đối với các thị trường mới nổi như Việt 
Nam, việc Chính phủ tăng cường chất lượng 
quản trị doanh nghiệp và giảm tập trung của 
ngân hàng sẽ làm giảm đáng kể sự suy giảm của 
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng nhất 
là sự gia tăng mức độ quản trị doanh nghiệp sẽ 
làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ 
bên ngoài và giảm chi phí đi vay cho các doanh 
nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy đầu tư và đổi mới, 
và gia tăng việc làm trong khi tạo động lực phát 
triển kinh tế nói chung.
Kết quả có nhiều ý nghĩa đối với Chính phủ 
và nhà hoạch định chính sách ở các nước đang 
phát triển như Việt Nam. Thứ nhất, nghiên cứu 
học thuật về quản trị doanh nghiệp tại những 
quốc gia này còn hạn chế, chưa thể đưa ra kết 
luận về mối quan hệ giữa định giá, hiệu quả 
hoạt động và quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, 
mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp, mức độ 
tập trung ngân hàng và tăng trưởng kinh tế vẫn 
chưa được khai thác. Thực tế, chúng ta quan 
sát được chất lượng quản trị doanh nghiệp thấp, 
các hệ thống tài chính kém phát triển và các hệ 
thống ngân hàng tập trung ở nhiều nền kinh tế 
mới nổi. Điều này có ảnh hưởng tổng thể của 
Tài liệu tham khảo
Ammann, M., Oesch, D., Schmid, M. M. (2011). Corporate governance and firm value: international 
evidence. Journal of Empirical Finance 18, 36-55.
Attig, N., Guedhami, O., Mishra, D. (2008). Multiple large shareholders, control contests, and implied cost 
of equity. Journal of Corporate Finance 14, 721-737.
Bai, C.E., Lui, Q., Lu, Z., Song, F.M., Zhang, J. (2004). Corporate governance and market valuation in 
China. Journal of Comparative Economics 32, 599-616.
Bae, K.-H., Baek, J.-S., Kang, J.-K., Liu, W.-L. (2012). Do controlling shareholders’ expropriation 
incentives imply a link between corporate governance and firm value? Theory and evidence. Journal 
of Financial Economics 105, 412-435.
Balasubramanian, N., Black, B.S., Khauna, V. (2010). The relation between firm-level corporate governance 
and market value: A case study of India. Emerging Markets Review 11, 319-340.
Black, S.E., Strahan, P.E. (2002). Entrepreneurship and bank credit availability. Journal of Finance 5, 2807-
2833.
Chen, K.C.W, Chen, Z., Wei, K.C.J. (2009). Legal protection of investors, corporate governance, and the 
cost of equity capital. Journal of Corporate Finance 12, 424-448.
Chen, K.C.W, Chen, Z., Wei, K.C.J. (2011). Agency costs of free cash flows and the effect of shareholder 
rights on the implied cost of capital. Journal of Finance and Quantitative Analysis 46, 171-207. 
Claessens, S., Feijen, E., Laeven, L. (2008). Political connections and preferential access to finance: the 
role of campaign contributions. Journal of Financial Economics 88, 554-580.
Claessens, S., Ueda, K., Yafeh, Y. (2014). Institutions and financial frictions: Estimating with structural 
restrictions on firm value and investment. Journal of Development Economics 105, 412-435.
Claessens, S., Yurtoglu, B.B. (2013). Corporate governance in emerging markets. Emerging Markets Review 
15, 1-33.
Cornett, M.M., McNutt, J.J., Tehranian, H. (2010). The financial crisis, internal corporate governance, 
and the performance of publicly-traded U.S. bank holding companies. SSRN: https://ssrn.com/
abstract=1476969.
Cueto, D.C. (2008). Corporate governance and ownership structure in emerging markets: evidence from 
Latin America. SSRN: 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
10
Cueto, D.C. (2008). Substitutability and complementarity of corporate governance mechanisms in Latin 
America. International Review of Economics & Finance 25, 310-325.
De Nicolo, G., Laeven, L., Ueda, K. (2008). Corporate governance quality: Trends and real effects. Journal 
of Financial Intermediation 17, 198-228.
Diallo, B. (2017). Corporate Governance, Bank Concentration and Economic Growth. Emerging Markets 
Review 32, 28-37.
Diallo, B., Koch, W. (2018). Bank concentration and schumpeterian growth: Theory and international 
evidence. The Review of Economics and Statistics 100(3). 489-501.
Diallo, B., Zhang, Q. (2017). Bank concentration and sectoral growth: Evidence from Chinese Provinces. 
Economics Letters 154. 77-80.
Djankov, S., Lopez-de-Silanes, F., Porta, R.L., Shleifer, A. (2008b). The law and economics of self-dealing. 
Journal of Financial Economics 88, 430-465.
Doidge, C., Karolyi, G.A., Stulz, R.M. (2007). Why do countries matter so much for corporate governance? 
Journal of Financial Economics 86, 1-39.
Faccio, M., McConnell, J.J., Masulis, R.W. (2006). Political connections and corporate bailouts. Journal of 
Finance 61, 2597-2635.
Fisman, R. (2001). Estimating the value of political connections. American Economic Review 91, 1095-
1102.
Khanna, V., Zyla, R. (2010). Corporate governance matters to investors in emerging Market companies. 
IFC, The World Bank Group. 1-15.
Khwaja, A.I., Mian, A. (2005). Do lenders favor politically connected firms? Rent provision in an emerging 
financial market. Quarterly Journal of Economics 120, 1371-1411.
Johnson, S., Boone, P., Breach, A., Friedman, E. (2000). Corporate governance in the Asian financial crisis. 
Journal of Financial Economics 58, 141-186.
Morey, M., Gottesman, A., Baker, E., Godridge, B. (2009). Does better corporate governance result in 
higher valuations in emerging markets? Another examination using new data set. Journal of Banking 
and Finance 33(2), 254-262.
Petersen, M.A., Rajan, R.G. (1995). The effect of credit market competition on lending relationships. 
Quarterly Journal of Economics 110, 407-443.
Rajan, R., Zingales, L. (1998). Financial dependence and growth. American Economic Review 88, 559-587.

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_chat_luong_quan_tri_doanh_nghiep_muc_do_tap.pdf