Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp
Bài nghiên cứu xem xét tác động của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng
nợ của các doanh nghiệp, bằng việc sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng
của 690 các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí
Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017. Sử dụng các ước
lượng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể OLS, mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên REM, mô hình ảnh hưởng cố định FEM, mô hình dữ liệu
bảng động GMM, bài nghiên cứu đã tìm thấy tương quan ngược chiều giữa
mối liên hệ về thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Từ khóa: Mối liên hệ thể chế, chi phí sử dụng nợ.
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp
1 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 217- Tháng 6. 2020 Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp Lê Thị Phương Vy Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận: 20/03/2020 Ngày nhận bản sửa: 25/05/2020 Ngày duyệt đăng: 26/05/2020 Bài nghiên cứu xem xét tác động của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp, bằng việc sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng của 690 các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017. Sử dụng các ước lượng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể OLS, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM, mô hình ảnh hưởng cố định FEM, mô hình dữ liệu bảng động GMM, bài nghiên cứu đã tìm thấy tương quan ngược chiều giữa mối liên hệ về thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp. Từ khóa: Mối liên hệ thể chế, chi phí sử dụng nợ. The impact of political connection on cost of debt Abstract: This paper aims to explore the association between political connection and cost of debt in Vietnamese listed firms. The study uses unbalance panel data from reports including annual reports and financial statements of 690 listed companies from 2011 to 2017. The raw data was collected from the websites of HNX, HOSE and DataStream. Using the least-squares regression model OLS, the random-effect model REM, the fixed-effect model FEM, the dynamic system GMM method, this study finds a negative association between a political connection and cost of debt. Keywords: political connection, cost of debt. Vy Thi Phuong Le Emai: phuongvyqt@ueh.edu.vn University of Economics Ho Chi Minh City 1. Giới thiệu Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về mối liên hệ thể chế (political connection) nhưng nhìn chung về bản chất đó là liên hệ giữa cổ đông lớn hoặc ban quản lý công ty với chính phủ thông qua quan hệ cá nhân hoặc cổ phần. Faccio (2006) định nghĩa một công ty có liên hệ thể chế khi công ty có ít nhất một cổ đông lớn hoặc nhà quản lý cấp cao là thành viên của Quốc hội hoặc bộ trưởng. Cull và cộng sự (2015) khi nghiên cứu ở Trung Quốc xác định một công ty được coi là có liên kết thể chế nếu giám đốc điều hành hoặc chủ tịch hội đồng quản trị đã từng Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp 2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 217- Tháng 6. 2020 là một quan chức Chính phủ hoặc một sĩ quan quân đội hoặc một người có thứ hạng chính trị ở cấp tỉnh hoặc cấp bộ. Fisman (2001) nghiên cứu ở Indonesia định nghĩa các công ty có mối quan hệ với thể chế là các công ty có mối quan hệ với gia đình Tổng thống. Choi (2014) thực hiện nghiên cứu ở Hàn Quốc cho rằng mối liên hệ thể chế có thể dưới dạng “minh bạch” hoặc “ngầm”. Mối quan hệ “minh bạch” là khi một chính trị gia gia nhập công ty với tư cách là thành viên hội đồng quản trị hoặc trở thành một cổ đông lớn. Mối quan hệ “ngầm” là mối quan hệ tài chính được xác định thông qua những đóng góp của công ty cho chiến dịch tranh cử của chính trị gia. Trong thập kỷ qua, các nhà tài chính và các nhà nghiên cứu càng ngày càng quan tâm ảnh hưởng của mối liên kết thể chế lên các khía cạnh của công ty, đặc biệt sau bài báo nghiên cứu mối liên hệ thể chế ở 47 quốc gia của Faccio (2006). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một công ty có liên hệ thể chế thường có những lợi ích kinh tế nhờ vào mối quan hệ đó. Cụ thể, các doanh nghiệp này có thể có những hợp đồng với chính phủ và được bảo vệ pháp lý (Kroszner và Stratmann, 1998); có thể được đánh thuế nhẹ hơn hay được chính phủ viện trợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính (Faccio, 2006). Mặc dù, mối quan hệ giữa các công ty và chính phủ đã dần trở thành một chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn khá ít. Trong khi, Việt Nam là một nước đang phát triển với việc đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế định hướng thị trường, do đó, khá nhiều các doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là để phân tích một trong những ảnh hưởng chính của mối liên hệ thể chế đó là chi phí sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự như sau: Phần thứ hai sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu về mối liên hệ thể chế; Phần thứ ba trình bày về phương pháp nghiên cứu; Phần thứ tư thảo luận kết quả; Phần thứ năm là kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây đưa ra những quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng nợ của doanh nghiêp. Leuz và Oberholer (2006) với nghiên cứu ở Indonesia, Cull và cộng sự (2015) với nghiên cứu ở Trung Quốc, và Chkir và Toukabri (2019) với nghiên cứu ở Mỹ cùng cho rằng một trong những lợi ích quan trọng nhất khi doanh nghiệp có mối liên hệ với thể chế đó là có thể tiếp cận được ưu đãi tín dụng. Những ưu đãi này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng nợ một cách đáng kể. Ngược lại, Bliss và Gul (2012), Johnson và Mitton (2003) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa liên kết thể chế và đòn bẩy trong các công ty ở Malaysia đã phát hiện ra rằng các công ty có liên hệ thể chế thường có mức nợ cao hơn, và chi phí nợ cao hơn. Nghiên cứu của Bunkanwanicha và Wiwattanakantang (2009) ở Thái Lan lại không tìm thấy bất kỳ ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế đối với khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ hay các ưu đãi từ Chính phủ. Cụ thể, Qin (2011) sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng của 86.827 công ty ở Trung Quốc trong giai đoạn 10 năm 1998 đến 2007 đã cho rằng các doanh nghiệp LÊ THỊ PHƯƠNG VY 3Số 217- Tháng 6. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng có mối liên hệ về thể chế có thể hưởng những ưu đãi từ chính phủ bao gồm: (1) Khía cạnh xã hội: các thành viên ban lãnh đạo hay mối quan hệ của thành viên ban lãnh đạo là nguồn vốn xã hội của doanh nghiệp. Do đó, ở những nước xem trọng mối quan hệ thì những doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế sẽ có thể tiếp cận các khoản vay từ chính phủ dễ dàng hơn. (2) Khía cạnh thông tin: trong một môi trường bất cân xứng thông tin, các quan chức chính phủ thường tin tưởng hơn vào những doanh nghiệp mà họ đã từng làm việc hay thân thuộc. Vì thế khi xem xét các dự án hay ưu đãi, họ sẽ ưu tiên các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế nhằm đảm bảo việc đầu tư hiệu quả. (3) Xây dựng danh tiếng: Khi các quan chức chỉnh phủ trở thành lãnh đạo các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này nhận được nhiều quan tâm từ công chúng. Nếu doanh nghiệp phát triển tốt, sẽ tạo hình ảnh tốt cho sự nghiệp tương lai của họ. Do đó, họ thường muốn chuyển các nguồn lực cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhằm xây dựng danh tiếng của mình. Ngoài ra khi đối mặt với khó khăn tài chính trong các cuộc khủng hoảng tài chính hay suy thoái kinh tế, những người cho vay dự đoán rằng chính phủ nhiều khả năng sẽ ra tay để giải cứu các doanh nghiệp này. Những ưu đãi và lợi ích như vậy làm cho doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế có thể đi vay nhiều hơn, với chi phí thấp hơn các doanh nghiệp khác. Ủng hộ cho lập luận trên, nghiên cứu của Houston và cộng sự (2014) đã phân tích xem các mối liên hệ về thể chế ảnh hưởng như thế nào tới chi phí sử dụng nợ và các điều khoản của hợp đồng vay. Bằng việc nghiên cứu trên các doanh nghiệp niêm yết Mỹ trong giai đoạn 2003-2008, kết quả cho thấy mối liên hệ về thể chế làm tăng giá trị, giảm chi phí giám sát, rủi ro tín dụng và giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi xem xét giai đoạn 2005-2007, các doanh nghiệp vay mượn từ ngân hàng cả trước và sau khi chiến thắng của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2006, thì thấy rằng các doanh nghiệp có mối quan hệ với Đảng Dân Chủ được giảm chi phí vay ngay sau cuộc bầu cử, ngược lại các doanh nghiệp có mối quan hệ với Đảng Cộng Hòa thì có sự tăng lên về chi phí đi vay sau cuộc bầu cử. Tương tự, nghiên cứu của Infante and Piazza (2014) về mối quan hệ thể chế và cho vay ưu đãi ở cấp địa phương từ thị trường tín dụng ở Ý cũng tìm ra bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế được hưởng lãi suất thấp hơn khi có mối liên hệ về thể chế ở cấp địa phương. Các khoản ưu đãi sẽ mạnh mẽ hơn khi các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế vay vốn từ các ngân hàng mà các chính trị gia nằm trong hội đồng quản trị. Ngược lại, nghiên cứu của Bliss và Gul (2012) về mối liên hệ thể chế với chi phí nợ ở các doanh nghiệp Malaysia trong khoảng thời gian 2001-2004 cho thấy, các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế thường chịu một chi phí đi vay cao hơn so với những doanh nghiệp không có mối quan hệ này. Họ lập luận rằng các doanh nghiệp có mối liên hệ với thể chế thường sử dụng đòn bẩy tài chính cao, khả năng báo cáo lỗ cao hơn, do đó rủi ro cao hơn, vì vậy sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn các doanh nghiệp khác. Cùng quan điểm này, bài nghiên cứu của các tác giả Xu và cộng sự (2016) ở các doanh nghiệp ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2014 cho thấy rằng, các doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế thường gặp khó khăn hơn trong việc có được tín dụng Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp 4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 217- Tháng 6. 2020 thương mại từ các nhà cung cấp và phải chịu một chi phí cao hơn do các công ty này có tỷ lệ thanh toán chậm các khoản phải trả cao và nhiều khoản quá hạn. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho rằng mối liên hệ về thể chế không ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu của Khwaja và Mian (2005) điều tra về mối liên hệ về thể chế và ưu đãi đi vay tại các doanh nghiệp ở Parkistan trong giai đoạn 1996- 2002. Bài nghiên cứu phân loại một doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế nếu giám đốc tham gia vào cuộc tranh cử cấp quốc gia và cấp tỉnh và sử dụng dữ liệu đi vay của 90.000 công ty ở Parkistan từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Pakistan. Kết quả là chí phí sử dụng nợ ở các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế gần bằng chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp không có mối quan hệ này, từ đó có thể kết luận rằng mối liên hệ về thể chế không ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, đã có khá nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế đến chi phí vay nợ, tuy nhiên theo như hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá tác động của mối liên hệ thể chế đến chi phí sử dụng nợ ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, gần đây ở Việt Nam có nghiên cứu của Vũ và Lê (2017) sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết ở Việt Nam từ 2009 đến 2013 để xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ thể chế đến khả năng tiếp cận thị trường vốn. Vũ và Lê (2017) đã kết luận rằng mối liện hệ thể chế giúp giảm sự phân biệt đối xử, vượt qua những trở ngại về mặt pháp lí, giảm các rào cản và bất cân xứng thông tin, và từ đó làm gia tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai tác giả này chưa đi sâu phân tích ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế đến chi phí sử dụng nợ, hay lãi suất phải gánh chịu. Hơn nữa, các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới cũng đưa ra những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng nợ ở các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam trong bài viết này kỳ vọng sẽ cung cấp thêm một bằng chứng cũng như những hàm ý quan trọng cho các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, hay người làm chính sách. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Mẫu dữ liệu bao gồm 690 doanh nghiệp được niêm yết trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011- 2017. Các doanh nghiệp tài chính được loại ra khỏi mẫu vì các công ty này có báo cáo tài chính khác đáng kể so với các công ty còn lại. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ các bản báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. Cụ thể, dữ liệu kế toán được thu thập từ cơ sở dữ liệu Datastream của Thomson Reuters. Dữ liệu mối quan hệ thể chế được tác giả thu thập bằng tay dựa vào lịch sử quá trình công tác của ban lãnh đạo được thể hiện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết. Vì một số quan sát bị thiếu thông tin, do đó, dữ liệu của bài nghiên cứu này là một dữ liệu bảng không cân bằng (unbalance pabel data). 3.2. Mô hình nghiên cứu Để kiểm định mối quan hệ giữa mối liên LÊ THỊ PHƯƠNG VY 5Số 217- Tháng 6. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hệ về thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp, tác giả dựa trên bài nghiên cứu của Bliss và Gul (2012), Bliss và cộng sự (2018) với mô hình sau: IR = β o + β 1 PCON + β 2 AGE + β 3 AUDITOR + β 4 LEV + β 5 CF + β 6 SIZE + β 7 PPE + β 8 GROWTH + β 9 CR + β 10 LOSS + ε Giả thiết đưa ra là có mối tương quan âm (ngược chiều) giữa mối liên hệ về thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp. Do đó, theo giả thuyết này dấu của β 1 ở phương trình hồi quy được kỳ vọng là âm và có ý nghĩa thống kê. Đo lường các biến trong mô hình Biến phụ thuộc Chi phí vay (IR): được đo bằng chi phí lãi vay của doanh nghiệp chia cho trung bình nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong năm. Chi phí lãi vay trong năm được công bố trong báo cáo thu nhập, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn được trình bày trong bảng cân đối tài chính. Biến độc lập Mối liên hệ thể chế (PCON): Hiện nay, không tồn tại một thước đo chung để xác định mối liên hệ thể chế, mà các nghiên cứu ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ xây dựng một thước đo riêng biệt, phù hợp với quốc gia đó. Bài nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Vũ và Lê (2017) để đo lường mối liên hệ với thể chế ở Việt Nam. Vũ và Lê (2017) lập luận rằng đặc thù của Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với văn hóa kinh doanh coi trọng mối quan hệ cũng như khá nhiều các công ty cổ phần niêm yết tại Việt nam đều có tiền thân là các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, biến mối liên hệ về thể chế (PCON) sẽ có giá trị bằng 1 nếu thành viên lãnh đạo doanh nghiệp (gồm giám đốc điều hành hoặc chủ tịch hội đồng quản trị) đã từng làm việc cho các cơ quan, đoàn thể thuộc chính phủ từ cấp địa phương đến trung ương hoặc đã từng làm việc và nắm giữ chức vụ lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp nhà nước, và bằng 0 trong các trường hợp khác. Các biến kiểm soát Dựa trên các nghiên cứu của Bliss và Gul (2012), Bliss và cộng sự (2018), và Chkir và Toukabri (2019), các biến sau đây được đưa vào mô hình bao gồm: tuổi của doanh nghiệp (AGE), kiểm toán (AUDITOR), đòn bẩy (LEV), dòng tiền (CF), quy mô (SIZE), bất ... ờng hợp còn lại. Nguồn: Tác giả đề xuất dựa trên các nghiên cứu Bliss và Gul (2012), Bliss và cộng sự (2018) và Chkir và Toukabri (2019) LÊ THỊ PHƯƠNG VY 7Số 217- Tháng 6. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng nghiệp có tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ có nhiều khả năng để trả các khoản vay hơn và vì thế chi phí nợ sẽ thấp hơn. Hệ số khả năng thanh toán (CR): được đo bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Những doanh nghiệp có hệ số này cao nghĩa là có nhiều khả năng để có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, do đó có thể giảm chi phí sử dụng nợ. Doanh nghiệp báo lỗ (LOSS): được đo lường bằng 1 nếu doanh nghiệp báo lỗ trong năm tài chính trước đó, và bằng 0 trong các trường hợp còn lại. Người cho vay có thể xem xét doanh nghiệp báo cáo về các khoản lỗ trong năm tài chính và đánh giá rủi ro nhiều hơn nếu doanh nghiệp tồn tại các khoản lỗ này, từ đó làm tăng chi phí nợ. Cách đo lường các biến trong mô hình được tóm tắt ở Bảng 1. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả Thống kê mô tả của tất cả các biến sử dụng trong mô hình được trình bày ở Bảng 2. Kết quả cho thấy, trong tổng cộng gồm 4.767 mẫu quan sát, giá trị trung bình của biến mối liên hệ về thể chế là 0,66. Điều này có nghĩa là khoảng 66% doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX có ban lãnh đạo đã từng làm việc cho chính phủ hoặc nắm giữ chức vụ ở các doanh nghiệp nhà nước. Nếu so với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế ở các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với các nước khác. Cụ thể tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ 20,76% trong nghiên cứu của Bliss và Gul (2012) cho các công ty ở Malaysia, 32% ở các doanh nghiệp Trung Quốc trong nghiên cứu của Harjan và cộng sự (2019). Giá trị trung bình của chi phí lãi vay là 0,0748, có nghĩa là chi phí lãi vay trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là 7,48% một năm. Chi phí này là cao hơn chi phí sử dụng nợ 7% của các doanh Bảng 2. Thống kê mô tả biến Biến Số quan sát* Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất PCON 4.767 0,6641 0,4723 0 1 IR 3.892 0,0748 0,1530 0 7,9097 AGE 4.767 12,2029 3,8874 2 41 AUDITOR 4.473 0,2164 0,4118 0 1 LEV 4.360 0,5169 0,2259 0,0020 0,9836 CF 4.346 0,0497 0,1621 -1,3350 1,9027 SIZE 4.360 26,9998 1,6340 20,9746 34,3770 PPE 4.358 0,2419 0,2164 -0,6485 0,9764 GROWTH 4.185 0,4141 3,7030 -1 176,1942 CR 4.250 2,6478 7,4591 0,0577 242,5772 LOSS 4.767 0,0543 0,2267 0 1 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ phần mềm Stata *dữ liệu không cân bằng (unbalance panel data) với một số quan sát (year-firm observation) bị thiếu do thiếu thông tin trong năm đó. Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp 8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 217- Tháng 6. 2020 nghiệp Trung Quốc (Harjan và cộng sự, 2019), 4,6% ở các công ty Mỹ (Chkir và cộng sự, 2019) hay 5,56% ở các công ty Malaysia (Bliss và Gul, 2012). Bảng 3 trình bày thống kê mô tả của các biến trong mô hình ở hai nhóm là các doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế (có giá trị PCON bằng 1) và các doanh nghiệp không có mối liên hệ thể chế (có giá trị PCON bằng 0). Khi so sánh giữa các doanh nghiệp có và không có mối liên hệ về thể chế thì những doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế có chi phí lãi vay trung bình thấp hơn, cụ thể chi phí vay ở các doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế là 0,716 trong khi đó ở các doanh nghiệp không có mối liên hệ thể chế thì tới 0,0826. Đồng thời, ta cũng thấy rằng các doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế có đòn bẩy cao hơn, tuổi doanh nghiệp lớn hơn so với những doanh nghiệp không có mối liên hệ này. 4.2. Kết quả hồi qui Đầu tiên, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS để phân tích ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng nợ. Tuy nhiên, độ vững và tính hiệu quả của các hệ số trong phân tích dữ liệu bảng dựa trên phương pháp hồi quy OLS có thể không tốt vì mô hình này không xem xét đến các yếu tố không thể quan sát được hoặc ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù từng doanh nghiệp, trong khi vấn đề ảnh hưởng riêng lẻ là một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những nghiên cứu thực nghiệm (Baltagi, 2008). Vì thế, để xử lý vấn đề về các yếu tố không quan sát được, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE) và ảnh hưởng cố định (FE) được sử dụng. Tuy nhiên, theo Firth và cộng sự (2012), hầu hết các mô hình hồi quy trong nghiên cứu tài chính doanh nghiệp đều có thể xảy ra vấn đề nội sinh. Thiếu biến là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nội sinh, Bảng 3. Mô tả thống kê các biến tại các doanh nghiệp niêm yết có và không có mối liên hệ về thể chế Các DNNY có mối liên hệ thể chế Các DNNY không có mối liên hệ thể chế Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất IR 2.752 0,0716 0,0656 0 0,9994 1.140 0,0826 0,2637 0 7,9097 AGE 3.166 12,7603 3,6815 3 41 1.601 11,1006 4,0463 2 27 AUDITOR 3.130 0,1901 0,3924 0 1 1.343 0,2777 0,4480 0 1 LEV 3.057 0,5351 0,2239 0,0081 0,9706 1.303 0,4743 0,2247 0,002 0,9836 CF 3.049 0,0537 0,1556 -1,0813 1,9027 1.297 0,0403 0,1756 -1,3350 1,5086 SIZE 3.057 26,9915 1,6508 23,2820 34,3770 1.303 27,0192 1,6142 20,9746 32,8436 PPE 3.055 0,2441 0,2188 -0,6485 0,9764 1.303 0,2369 0,2106 0 0,9661 GROWTH 2.960 0,2621 1,5248 -1 40,7637 1.225 0,7814 6,4079 -1 176,1942 CR 2.963 2,2266 3,9254 0,0577 110,4666 1.287 3,6173 12,1241 0,1434 242,5772 LOSS 3.166 0,0467 0,2111 0 1 1.601 0,0693 0,2541 0 1 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ phần mềm Stata LÊ THỊ PHƯƠNG VY 9Số 217- Tháng 6. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trong khi có rất nhiều yếu tố tác động đến chi phí sử dụng nợ mà các yếu tố này khó có thể thu thập được hết. Do đó, tiếp theo nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM được đề xuất bởi Arellano và Bond (1991). Một trong những ưu điểm của mô hình là dễ dàng chọn các biến công cụ để xử lý vấn đề nội sinh bởi vì độ trễ của các biến có thể sử dụng như biến công cụ cho các biến nội sinh tại thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, phương pháp ước lượng này còn thích hợp trong việc sử dụng dữ liệu bảng có T nhỏ, N lớn, phù hợp với dữ liệu bảng trong nghiên cứu này với thời gian ngắn 7 năm nhưng số doanh nghiệp lên đến 690. Sử dụng hai kiểm định chủ chốt để kiểm tra tính hiệu lực của mô hình GMM cho thấy chỉ số Hansen test lớn hơn 0,1, AR(1) có giá trị nhỏ hơn 0,1 trong khi AR(2) có giá trị lớn hơn 0,1. Vì vậy có thể kết luận, các điều kiện về tính hợp lý của mô hình GMM là thỏa mãn và do đó kết quả nghiên cứu sẽ dựa trên mô hình GMM. Kết quả hồi quy ở Bảng 4 cho thấy, hệ Bảng 4. Ảnh hưởng của mối liên hệ thể chế lên chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp OLS RE FE GMM PCON -0,0076** -0,004 -0,0122 -0,0242** AGE 0,0004 0,0006 0,0044 -0,0005 AUDITOR -0,0177*** -0,0167*** -0,0138* -0,0837** LEV 0,0288*** 0,0113 0,0696*** 0,1913*** CF 0,0196** 0,0242*** 0,0305*** 0,1638 SIZE -0,0008 -0,0003 0,0002 -0,0528*** PPE 0,0604*** 0,0575*** 0,0529*** 0,0049 GROWTH -0,0003 -0,0003 -0,0002 -0,0157 CR -0,0001 -0,0001 0,0001 -0,0069** LOSS 0,0475*** 0,0467*** 0,0493*** 0,1315** Constant 0,0637** 0,0477 0,0245 1,3891*** Observation 3.724 3.724 3.724 3.156 R-square 0,0544 0,0523 0,0114 Ftest 21,36 11,5 Wald chi 2 148,6 Hausman test 53,22 P value (0,0000) Breusch and Pagan test 502,65 P value (0,0000) AR(1) 0,039 AR(2) 0,582 Hansen 0,575 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ phần mềm Stata Ghi chú: * mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% Mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 217- Tháng 6. 2020 số của biến PCON mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo phương pháp OLS và GMM. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Houston và cộng sự (2014) hay Chkir và cộng sự (2019). Kết quả này có thể giải thích như sau: Mối liên hệ thể chế có thể giúp doanh nghiệp giảm sự phân biệt đối xử, vượt qua những trở ngại về mặt pháp lí, giảm các rào cản và bất cân xứng thông tin. Vì vậy, các doanh nghiệp có mối liên hệ thể chế có khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt hơn và chi phí sử dụng nợ thấp hơn (Vũ và Lê, 2017). Ngoài ra, mối liên hệ thể chế có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, bởi vì các doanh nghiệp này có thể nhận được những ưu đãi về thuế hay những khoản cứu trợ từ chính phủ khi gặp khó khăn về mặt tài chính. Do đó, doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế có chi phí sử dụng nợ thấp hơn các doanh nghiệp khác (Houston và cộng sự, 2014). Ngoài ra, các biến như LEV cho thấy một mối quan hệ đồng biến giữa đòn bẩy của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn, thể hiện thông qua hệ số 0,1913 có ý nghĩa thống kê ở mức 1% tức là các doanh nghiệp có đòn bẩy quá cao sẽ kéo theo việc tăng chi phí sử dụng nợ. Biến SIZE có hệ số là -0,0528 tại ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô của công ty và chi phí sử dụng nợ tức là khi doanh nghiệp có tổng tài sản lớn sẽ có chi phí nợ thấp hơn vì được xem là ít rủi ro hơn. Với biến CR ta nhận thấy có mối quan hệ nghịch biến với chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp (hệ số là -0,0069) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy nếu hệ số khả năng thanh toán càng cao tức là doanh nghiệp có nhiều khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ thì sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp. Biến LOSS có mối tương quan dương với hệ số là 0,1315 tại mức thống kê là 5% có ý nghĩa là nếu doanh nghiệp tồn tại khoản lỗ lớn điều này sẽ làm tăng rủi ro nhận thức của người cho vay về vấn đề thực hiện các nghĩa vụ nợ từ đó tăng chi phí sử dụng nợ. Tất cả kết quả ở trên đều phù hợp với nghiên cứu của Bliss và Gul (2012), hay Bliss và cộng sự (2018). Kết quả phương trình hồi quy theo GMM có thể được viết lại như sau: IR = 1,3891 - 0,0242PCON - 0,0005AGE - 0,0837AUDITOR + 0,1913LEV + 0,1638CF - 0,0528SIZE + 0,0049PPE - 0,0157GROWTH - 0,0069CR + 0,1315LOSS + ε 5. Kết luận Bài nghiên cứu thực hiện nhằm xem xét tác động mối liên hệ thể chế tới chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp, của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2011 đến năm 2017. Thực hiện hồi quy mô hình với các ước lượng OLS, REM. FEM, GMM đã cho thấy, có một tương quan âm giữa mối liên hệ thể chế và chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh nghiệp có mối liên hệ về thể chế thì doanh nghiệp có thể sẽ hưởng được những ưu đãi mà những doanh nghiệp không có mối quan hệ này sẽ không có được. Những doanh nghiệp này có thể tiếp cận được ưu đãi tín dụng như có thể tiếp cận với các khoản vay dài hạn, tiếp cận khoản vay của chính phủ từ đó giúp giảm được chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp một cách đáng kể. Kết quả này là tương đồng với nhiều LÊ THỊ PHƯƠNG VY 11Số 217- Tháng 6. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khác (Houston và cộng sự 2014; Chkir và cộng sự, 2019), Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc đo lường mối liên hệ thể chế mới chỉ xem xét các mối liên hệ có tính minh bạch và công khai, các mối liên hệ ngầm như quan hệ bạn bè, gia đình chưa được xem xét trong nghiên cứu này. Thứ hai, mô hình nghiên cứu chưa kiểm soát hết các yếu tố tác động đến chi phí sử dụng nợ như yếu tố liên quan đến nền kinh tế cũng như các yếu tố quản trị doanh nghiệp. Cụ thể các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét thêm ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu, cổ đông lớn hay các yếu tố khác liên quan đến nền kinh tế đến mối quan hệ này. ■ Tài liệu tham khảo 1. Bliss, M. A., Goodwin, J. A., Gul, F. A., & Wong, A. (2018). The association between cost of debt and Hong Kong politically connected firms. Journal of Contemporary Accounting & Economics, 14(3), 321-334. 2. Bliss, M., & Gul, F. (2012). Political connection and leverage: Some Malaysian evidence. Journal of Banking & Finance, 36(8), 2344–2350. 3. Johnson, S., & Mitton, T. (2003). Cronyism and capital controls: Evidence from Malaysia. Journal of Financial Economics, 67(2), 351–382. Bunkanwanicha, P., & Wiwattanakantang, Y. (2009). Big business owners in politics. Review of Financial Studies, 22(9), 2133–2168. 4. Chkir, I., Gallali, M. I., & Toukabri, M. (2019). Political connections and corporate debt: Evidence from two US election campaigns. The Quarterly Review of Economics and Finance. 5. Choi, M. (2014). The value of political connections: evidence from Korean chaebols (Doctoral dissertation, Queensland University of Technology). 6. Cull, R., Li, W., Sun, B., & Xu, L. C. (2015). Government connections and financial constraints: Evidence from a large representative sample of Chinese firms. Journal of Corporate Finance, 32, 271–294 7. Faccio, M (2006). Politically connected firms. The American Economic Review 96 (1),369–386. 8. Fisman, R., 2001. Estimating the value of political connections. American Economic Review, 91, 1095–1102. 9. Harjan, S. A., Teng, M., Shah, S. S. H., & Mohammed, J. H. (2019). Political Connections and Cost of Debt Financing: Empirical Evidence from China. International Journal of Economics and Financial Issues, 9(1), 212. 10. Houston, J. F., Jiang, L., Lin, C., & Ma, Y. (2014). Political connections and the cost of bank loans. Journal of Accounting Research, 52(1), 193-243. 11. Infante, L., & Piazza, M. (2014). Political connections and preferential lending at local level: Some evidence from the Italian credit market. Journal of Corporate Finance, 29, 246-262. 12. Khwaja, A. I., & Mian, A. (2005). Do lenders favor politically connected firms? Rent provision in an emerging financial market. The Quarterly Journal of Economics, 120(4), 1371-1411. 13. Kroszner, R. S., & Stratmann, T. (1998). Interest-group competition and the organization of congress: theory and evidence from financial services’ political action committees. American Economic Review, 1163-1187. 14. Leuz, C., & Oberholzer-Gee, F. (2006). Political relationships, global financing, and corporate transparency: Evidence from Indonesia. Journal of Financial. Economics, 81(2), 411–439. 15. Qin, B. (2011). Political connection and government patronage: Evidence from Chinese manufacturing firms. In Institute for International Economic Studies (pp. 1-36). IIES. Stockholm University. 16. Vũ Việt Quảng, Lê Thị Phương Vy (2016). Mối quan hệ về thể chế và khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp. Tạp chí phát triền kinh tế, 27(6), 80-101. 17. Xu, N., Jing, C., Nan, G., & Tian, G. (2016). The dark side of political connections in access to finance: Evidence from the use of trade credit of entrepreneurial firms in China. Unpublished Working Paper.
File đính kèm:
- moi_lien_he_the_che_va_chi_phi_su_dung_no_cua_doanh_nghiep.pdf