Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam

TÓM TẮT

Tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, đặc

biệt tại các khu vực làng quê, miền núi, nơi đời sống văn hóa tạo được nét đặc trưng và

mới mẻ đối với du khách. Du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam dù vẫn ở bước đầu khai

phá nhưng đã mang lại nhiều lợi ích của sự phát triển du lịch bền vững. Bài viết trình bày

sự thay đổi cách nhìn nhận về hướng phát triển du lịch, về cách làm du lịch tạo ra thu

nhập bền vững từ các cấp quản lí đến người dân trong cộng đồng, sự thay đổi trong nhận

thức về bảo tồn những giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường của tỉnh Quảng Nam.

pdf 10 trang phuongnguyen 11260
Bạn đang xem tài liệu "Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam

Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Thảo Ngọc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
191 
LỢI ÍCH VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG 
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM 
THÁI THẢO NGỌC* 
TÓM TẮT 
Tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, đặc 
biệt tại các khu vực làng quê, miền núi, nơi đời sống văn hóa tạo được nét đặc trưng và 
mới mẻ đối với du khách. Du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam dù vẫn ở bước đầu khai 
phá nhưng đã mang lại nhiều lợi ích của sự phát triển du lịch bền vững. Bài viết trình bày 
sự thay đổi cách nhìn nhận về hướng phát triển du lịch, về cách làm du lịch tạo ra thu 
nhập bền vững từ các cấp quản lí đến người dân trong cộng đồng, sự thay đổi trong nhận 
thức về bảo tồn những giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường của tỉnh Quảng Nam. 
Từ khóa: du lịch cộng đồng, lợi ích. 
ABSTRACT 
Benefits of and directions for developing tourism in Quang Nam 
Quang Nam has potentials to develop community tourism, especially in its villages 
and mountainous areas whose local culture is special and strange to tourists. Although 
still in its early stages of development, community tourism has brought about some benefits 
of sustainable tourism development. The article presents the changes in the view of 
directions for developing tourism, ways of operating tourism to create stable incomes from 
managerial levels to community members, changes in the awareness of preserving cultural 
values and environmental resources of Quang Nam province. 
Keywords: community tourism, benefit. 
* ThS, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao Khoa học công nghệ và Dịch vụ; 
Email: thaithaongoc@yahoo.com 
1. Mở đầu 
Trong những năm qua, ngành du 
lịch tỉnh Quảng Nam đã có những đóng 
góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã 
hội, và đang khẳng định vị trí vai trò của 
mình vào thu nhập GDP của Tỉnh. Bên 
cạnh đó, việc đầu tư xây dựng và phát 
triển nhiều loại hình du lịch, lựa chọn 
phương hướng phát triển du lịch phù hợp 
với tiềm năng tạo ra các sản phẩm du lịch 
có khả năng cạnh tranh để có thể thu hút 
khách du lịch là hết sức cần thiết và cấp 
bách. Trong đó, loại hình du lịch cộng 
đồng là một thế mạnh của ngành du lịch 
Việt Nam nói chung và du lịch tại tỉnh 
Quảng Nam nói riêng. Đây là loại hình 
du lịch mới lạ, có khả năng thu hút du 
khách trong và ngoài nước. 
Tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm 
năng để phát triển loại hình du lịch cộng 
đồng, đặc biệt là tại các khu vực làng 
quê, miền núi, nơi đời sống văn hóa tạo 
được nét riêng, nét mới mẻ đối với du 
khách. Những hoạt động của du lịch cộng 
Tư liệu tham khảo Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
192 
đồng đã góp phần tạo ra những lợi ích về 
kinh tế và làm thay đổi ý thức của người 
dân trong việc bảo vệ môi trường sinh 
thái, giữ gìn cảnh quan tự nhiên cũng như 
những giá trị vật chất và văn hóa truyền 
thống của địa phương. 
Qua tổng hợp và phân tích, với bài 
viết “Lợi ích và các định hướng sự phát 
triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam”, 
chúng tôi sẽ trình bày ba nội dung chính 
sau đây: 
(i) Khái niệm về du lịch cộng đồng; 
(ii) Lợi ích của sự phát triển cộng 
đồng; 
(iii) Định hướng của sự phát triển du 
lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam. 
2. Khái niệm về phát triển du lịch 
cộng đồng 
Thuật ngữ Du lịch cộng đồng được 
xuất phát từ hình thức khách du lịch tham 
quan những làng bản, tìm hiểu về cuộc 
sống hàng ngày của người dân từ các nền 
văn hóa khác nhau. Một số du khách tìm 
đến những nơi có dân cư thưa thớt, điều 
kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó 
khăn, vì vậy họ rất cần sự trợ giúp của 
người dân bản địa như dẫn đường để 
tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống Họ 
được người dân địa phương giúp đỡ, 
cung cấp các dịch vụ; khi đó, du khách 
gọi đây là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của 
người bản xứ – đây là tiền đề để phát 
triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. 
Trong quá trình phát triển, du lịch 
cộng đồng được định nghĩa theo nhiều 
cách khác nhau. Mỗi cách định nghĩa nêu 
bật lên một khía cạnh của hình thức du 
lịch cộng đồng. 
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và 
Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm du 
lịch cộng đồng: “Du lịch cộng đồng là 
một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là 
người dân địa phương đứng ra phát triển 
và quản lí. Lợi ích kinh tế có được từ du 
lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” 
[4]. Theo định nghĩa này, cộng đồng 
được nêu bật lên với vai trò chính trong 
vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa 
bàn họ quản lí. Họ cũng chính là chủ thể 
thu lợi trực tiếp từ hoạt động này. 
Tổ chức mạng lưới du lịch cộng 
đồng vì người nghèo đã nêu: “Du lịch cộng 
đồng là một loại hình du lịch bền vững 
thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo 
trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến 
của Du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu 
thu hút sự tham gia của người dân địa 
phương vào việc vận hành và quản lí các 
dự án du lịch nhỏ như một phương tiện 
giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế 
cho cộng đồng. Các sáng kiến của Du lịch 
cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các 
truyền thống và văn hóa địa phương cũng 
như các di sản thiên nhiên” [6]. 
Từ việc nghiên cứu các khái niệm 
về du lịch dựa vào cộng đồng, Võ Quế đã 
đưa khái niệm Phát triển du lịch dựa vào 
cộng đồng vào trong sách của mình: “Du 
lịch dựa vào cộng đồng là phương thức 
phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân 
cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát 
triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn 
tài nguyên thiên nhiên và môi trường, 
đồng thời cộng đồng được hưởng quyền 
lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển 
du lịch và bảo tồn tự nhiên” [1]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Thảo Ngọc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
193 
Nói tóm lại, du lịch cộng đồng là 
loại hình du lịch mà trong đó cộng đồng 
sẽ trực tiếp tham gia các hoạt động du 
lịch như khai thác, quản lí và bảo tồn tài 
nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của 
các cơ quan tài trợ hay các tổ chức phi 
chính phủ. Lợi ích thu được từ du lịch sẽ 
đóng góp nhiều cho kinh tế địa phương - 
giảm tỉ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập, 
nâng cao chất lượng đời sống. Khách du 
lịch được nâng cao nhận thức, học hỏi về 
cộng đồng và về cuộc sống đời thường, 
văn hóa, truyền thống của người dân bản 
xứ. Đồng thời, du lịch cộng đồng giúp 
giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa, di sản 
thiên nhiên ở địa phương và hướng đến 
sự phát triển du lịch bền vững. 
3. Lợi ích của sự phát triển du lịch 
cộng đồng 
3.1. Tạo thu nhập bền vững 
Du lịch có thể cung cấp công việc 
trực tiếp đến các cư dân địa phương, hoặc 
có thể tài trợ một số hoạt động thông qua 
việc phổ biến lợi tức từ các điểm du lịch. 
Các lợi tức này có thể thu được từ những 
nguồn, như: phí vào cửa, cho thuê đất bên 
trong các khu du lịch... và cũng từ du 
khách chi tiêu bên ngoài điểm du lịch như 
việc lưu trú, thức ăn, đồ thủ công mĩ nghệ. 
Thực tế cho thấy, du lịch cộng đồng 
không cần đầu tư quá nhiều kinh phí, lại 
giúp cộng đồng dân cư làm du lịch có cơ 
hội tăng thu nhập, cải thiện, nâng cao chất 
lượng cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh 
thần, đồng thời vẫn giữ gìn, bảo tồn các giá 
trị văn hóa bản địa, bảo vệ cảnh quan môi 
trường và phục vụ nhu cầu khám phá, tìm 
hiểu, trải nghiệm của du khách. 
Trong thời gian qua, việc phát triển 
theo hướng du lịch cộng đồng đang đem 
lại cho tỉnh Quảng Nam những hiệu quả 
rõ rệt trong cải thiện đời sống tại các 
làng, bản miền núi. Một số dự án như 
“Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do 
Tổ chức Cứu trợ và Phát triển quốc tế 
(FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam 
Giang tổ chức tại xã Ta Bhing. Dự án này 
không giống như các dự án du lịch cộng 
đồng đã được triển khai trước đây, nó tập 
trung vào mục tiêu chính là phát huy tính 
chủ động của cộng đồng với việc kết nối 
nhiều thành phần tham gia. Dự án được 
triển khai từ tháng 4/2012, đến nay đã đi 
được nửa chặng đường, và đã có 27 đoàn 
với số lượng 381 khách, chủ yếu là khách 
châu Âu và Nhật Bản đến tham quan; 
tổng thu nhập của địa phương từ hoạt 
động du lịch này đạt gần 136 triệu đồng 
[5]. Dự án “Tăng cường hoạt động du 
lịch tại các huyện sâu trong đất liền 
Quảng Nam giai đoạn 2011-2013” do 
Chính phủ Luxembourg tài trợ thông qua 
đối tác là Tổ chức Lao động Quốc tế ILO 
và sự tham gia nhiều ngành, đoàn thể của 
tỉnh Quảng Nam với mục tiêu giảm 
nghèo thông qua tạo việc làm bền vững 
trong ngành du lịch. Dự án này đã tạo ra 
44 lao động tại chỗ có việc làm ổn định, 
4 gia đình có dịch vụ homestay cho du 
khách [8]. Thông qua dự án, đã có sự 
thay đổi rõ rệt tác động tích cực đến đời 
sống người dân. Đó là nhận thức của 
người dân trong vùng dự án được nâng 
lên rõ rệt, từ sản xuất riêng lẻ thì nay 
người dân tham gia sản xuất tập thể, tham 
gia vào tổ hợp tác để có điều kiện giúp đỡ 
Tư liệu tham khảo Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
194 
nhau trong quá trình dệt các sản phẩm thổ 
cẩm phục vụ du khách. Người dân biết 
tiếp cận thị trường, đổi mới mẫu mã sản 
phẩm, dệt theo đơn đặt hàng, theo thị 
hiếu của du khách, tham gia hội chợ giới 
thiệu sản phẩm Dự án được thực hiện 
trong vài năm qua với những hoạt động 
tích cực đã góp phần làm cho người dân 
tiến bộ về nhận thức và đời sống của 
nhân dân 2 thôn Bhơhôông (xã Sông 
Kôn) và Đhơ Rôồng (xã Tà Lu) từ doanh 
thu của hai làng nghề đạt 180 triệu đồng 
và giúp các thành viên trong tổ hợp tác có 
thu nhập gia đình tăng thêm 700 ngàn 
đồng/tháng. [8] 
Tại di sản Mỹ Sơn, mô hình du lịch 
homestay tại thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú 
bước đầu thu được những thành công 
nhất định. Mô hình này đã tạo điều kiện 
để du khách lưu trú tại làng du lịch cộng 
đồng, làm quen với cuộc sống của người 
dân, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa thay 
vì việc du khách chỉ đến Mỹ Sơn trong 
thời gian ngắn rồi về Hội An, Đà Nẵng, 
đồng thời giúp người dân có thêm thu 
nhập, góp phần nâng cao ý thức, trách 
nhiệm của họ trong việc bảo tồn và phát 
huy giá trị di sản. 
Đặc biệt, mô hình du lịch cộng 
đồng tại Cù Lao Chàm do chính cộng 
đồng hướng dẫn và phục vụ khách đạt 
hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào 
cải thiện kinh tế gia đình. Năm 2009, 
lượng khách đến Cù Lao Chàm khoảng 
10.000 người/năm thì đến cuối 2013 đã 
có hơn 176.000 người/năm. Riêng 4 
tháng đầu năm 2014, Cù Lao Chàm đã 
đón hơn 40 nghìn lượt khách tham quan, 
du lịch; cao điểm, có ngày Cù Lao Chàm 
đón khoảng 2 - 3 nghìn lượt khách [9]. 
Lượng du khách gia tăng đã và đang góp 
phần phát triển kinh tế và tạo thu nhập 
cho Cù Lao Chàm. 
Mặc dù doanh thu từ du lịch cộng 
đồng ở Quảng Nam chưa cao, nhưng nó 
đã cung cấp trực tiếp việc làm đến các cư 
dân địa phương tạo thu nhập bền vững và 
đang hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới 
trong hoạt động du lịch. 
3.2. Bảo tồn văn hóa truyền thống 
Du lịch cộng đồng là một loại hình 
du lịch mới, mang lại lợi ích không chỉ về 
kinh tế, xã hội mà còn góp phần bảo tồn 
văn hóa của các dân tộc các địa phương, 
đồng thời có vai trò quan trọng trong việc 
giữ gìn cảnh quan tự nhiên của vùng. 
Những thành tựu văn hóa mà tỉnh 
Quảng Nam đã đạt được trong những 
năm gần đây một phần là nhờ biết dựa 
vào sức dân, phát huy vai trò và hướng 
đến lợi ích của cộng đồng. Việc hướng 
trọng tâm vào xây dựng “Gia đình văn 
hóa”, “Thôn/bản văn hóa” đã mang lại 
sức mạnh nội lực cho Quảng Nam trong 
việc bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa, 
tạo chuyển biến đáng kể trong đời sống 
sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Chính 
nhờ vào nguồn nội lực mạnh mẽ từ trong 
nhân dân, mà tỉnh Quảng Nam đã giữ 
gìn, bảo vệ và phát triển được bề dày văn 
hóa của vùng đất được mệnh danh là “đất 
văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh 
nhân kiệt”. 
Tại các huyện miền núi Đông Giang, 
Tây Giang và Nam Giang, để duy trì 
những nét đẹp văn hóa truyền thống đó, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Thảo Ngọc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
195 
con người tại các bản làng đã nỗ lực trong 
công tác bảo tồn văn hóa bản địa bằng cách 
chú trọng đầu tư phát triển du lịch gắn với 
văn hóa truyền thống của đồng bào để nét 
đẹp văn hóa vùng cao không bị mai một. 
Hơn nữa, khi phát triển du lịch, đồng bào 
được hưởng lợi từ chính văn hóa của mình 
khi phục vụ du khách. 
Làng văn hóa du lịch Bhơ Hôồng 1 
(xã Sông Kôn, huyện Đông Giang), dù 
không phải là làng kiểu mẫu của đồng 
bào Cơ Tu, nhưng Bhơ Hôồng 1 được 
biết đến với màu sắc văn hóa truyền 
thống còn khá nguyên vẹn. Từ cấu trúc 
gươl làng, nghệ thuật điêu khắc cho đến 
không gian moong (nhà sinh hoạt truyền 
thống) được dựng, tạo thành vòng tròn 
khép kín theo nguyên mẫu làng Cơ Tu 
cổ. Người làng Bhơ Hôồng bây giờ “lấy 
văn hóa để làm du lịch”, phục vụ du 
khách gắn với công tác bảo tồn trước 
nguy cơ biến dạng của xu thế hiện đại 
hóa trong nhận thức của nhiều người 
vùng cao. Hay như làng Atu (xã Ch’Ơm, 
huyện Tây Giang), nét truyền thống vẫn 
in đậm trong từng góc làng. Cuộc sống 
có nhiều đổi thay nhưng không gian văn 
hóa làng, ẩm thực truyền thống vẫn 
còn khá nguyên vẹn. 
Với đồng bào Cơ Tu, những cái tên 
làng như Tà Vàng (xã A Tiêng), A 
Noonh (xã A Nông), Arầng I (xã A Xan, 
huyện Tây Giang); Đhrôồng (xã Tà Lu), 
Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn, huyện Đông 
Giang); Za Ra (xã Ta Bhing, huyện Nam 
Giang) trở thành biểu tượng về công 
tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền 
thống của đồng bào bản địa. Được sự hỗ 
trợ của Tổ chức Cứu trợ và Phát triển 
Quốc tế (FIDR), sau gần 2 năm đi vào 
hoạt động, dự án đã thực hiện được 30 
tour thử nghiệm và có tác động trực tiếp 
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa 
phương [7]. Thu nhập của đồng bào được 
cải thiện, có tác động tích cực đến việc 
bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn 
hóa truyền thống của người Cơ Tu. Các 
hoạt động du lịch còn góp phần đáng kể 
trong công tác bảo vệ môi trường và gắn 
kết cộng đồng. 
Tuy nhiên, cũng không thể phủ 
nhận vẫn còn rất nhiều khó khăn trên con 
đường phát triển, nhân rộng mô hình du 
lịch cộng đồng tại nhiều làng, nhiều vùng 
khác của tỉnh Quảng Nam để kết nối các 
điểm đến với nhau, tăng cường mối quan 
hệ bền chặt giữa cộng đồng, chính quyền, 
các doanh nghiệp lữ hành, cũng như để 
duy trì những thành công đã đạt được. 
3.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ tài 
nguyên môi trường của người dân địa 
phương 
Nhu cầu du lịch của du khách là 
muốn nghỉ ngơi tại những khu vực có 
nhiều cảnh đẹp và có môi trường trong 
lành, điều đó đã kích thích việc tôn tạo, 
bảo vệ môi trường sinh thái. Trong bối 
cảnh ô nhiễm môi trường trên toàn cầu 
hiện nay thì việc phát triển du lịch cộng 
đồng là một trong những giải pháp khả 
thi, góp phần vào việc giáo dục cả du 
khách lẫn cộng đồng dân cư về vấn đề 
bảo vệ môi trường. 
Cộng đồng dân cư sẽ nhận thức 
được rằng khi giữ gìn môi trường là họ 
đang giữ gìn chính môi trường sống của 
Tư liệu tham khảo Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
196 
họ, thu nhập của gia đình họ. 
Tại khu du lịch sinh thái Cù Lao 
Chàm, ngoài vẻ đẹp quyến rũ của một 
màu xanh biếc nguyên sơ của cây rừng 
nối liền với màu xanh của biển bằng dải 
lụa cát trắng mịn màng, không ít du 
khách sẽ ngạc nhiên khi không còn thấy 
rác thải hay túi nilon tại đây. Người dân 
thực hiện nghiêm túc chỉ thị của thành 
phố Hội An (từ giữa năm 2009) về việc 
không sử dụng túi nilon trên đảo cũng 
như giữ gìn vệ sinh môi trường. Hơn 600 
hộ dân nơi đây đồng lòng tẩy chay những 
chất gây hại không chỉ đối với môi 
trường mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới 
các thế hệ con cháu của họ sau này. 
Thậm chí ở chợ còn có tấm bảng với 
khẩu hiệu “Xách giỏ đi chợ, phong cách 
của người nội trợ” và hình minh họa nói 
không với túi nilon, đủ thấy quyết tâm 
của những người dân thế nào. Bà con dân 
đảo được thành phố và một số doanh 
nghiệp hỗ trợ trong việc tăng cường sử 
dụng túi giấy nên ngày nào cũng có cán 
bộ tới phát túi miễn phí. Du khách không 
mang túi nilon ra đảo và được khuyến 
khích dùng túi giấy. 
Thời gian qua, hoạt động du lịch 
ngày càng phát triển hơn tại xã đảo Tân 
Hiệp. Thôn Bãi Hương cũng không đứng 
ngoài xu thế đó. Cộng đồng dân cư đã tạo 
ra nhiều sản phẩm du lịch từ tài nguyên 
biển đảo, đáp ứng nhu cầu của khách tham 
quan, cải thiện sinh kế. Thôn Bãi Hương 
(xã đảo Tân Hiệp, Hội An) là điển hình về 
đa dạng sinh học, đa dạng các nguồn tài 
nguyên biển đảo. Từ khi Quảng Nam 
thông qua quy chế quản lí Tiểu khu đồng 
quản lí bảo tồn biển thôn Bãi Hương đến 
nay, chính người dân nơi đây đã trực tiếp 
quản lí, sử dụng và bảo vệ đa dạng các 
nguồn tài nguyên biển đảo. Từ khi được 
trực tiếp quán xuyến mọi hoạt động khai 
thác, bảo vệ tài nguyên biển đảo, cộng 
đồng dân cư thôn Bãi Hương đã điều phối 
rất tốt. Những nhà quản lí “chân đất” đã 
trực tiếp tổ chức sử dụng đi đôi với bảo vệ 
môi trường, tài nguyên biển đảo. Qua việc 
kết nối với các cơ quan quản lí Nhà nước, 
các cơ quan nghiên cứu, họ đã kịp thời 
ứng dụng các chính sách quản lí mới, đem 
lại hiệu quả cao trong đồng quản lí”. 
Trước khi Tiểu khu đồng quản lí bảo tồn 
biển thôn Bãi Hương được thành lập, 
nguồn lợi hải sản, đa dạng sinh học tại đây 
luôn bị đặt trong tình trạng báo động do 
khai thác trái phép, nhưng từ khi Tiểu khu 
ra đời đến nay, tài nguyên biển đảo ở đây 
được bảo vệ hợp lí. Điều cốt yếu là Tiểu 
khu đồng quản lí thôn Bãi Hương đã giải 
quyết thấu đáo xung đột trong khai thác 
nguồn lợi giữa người dân nơi đây với cộng 
đồng bên ngoài; xây dựng kế hoạch hành 
động và cơ chế tài chính thích hợp để duy 
trì hoạt động; tìm kiếm các loại hình sinh 
kế bổ trợ, thay thế để hạn chế cường lực 
khai thác hải sản. 
Sau thời gian 3 năm hoạt động của 
Dự án bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô 
Tam Hải, Núi Thành, cộng đồng địa 
phương mà cụ thể là thôn Thuận An, xã 
Tam Hải đã xây dựng được Khu bảo vệ 
hệ sinh thái rạn san hô Tam Hải. Cộng 
đồng đã được tiếp cận các hoạt động 
truyền thông, nâng cao nhận thức, đào 
tạo, nâng cao năng lực, nghiên cứu, cải 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Thảo Ngọc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
197 
thiện sinh kế, quy hoạch, phân vùng, tuần 
tra và giám sát. Kết quả lớn nhất của dự 
án bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô Tam 
Hải là cộng đồng đã xác định được các 
đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ bao 
gồm rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, 
bãi biển, tôm hùm. Cộng đồng đã xác 
định phạm vi bảo tồn, và các vùng chức 
năng để bảo vệ; xây dựng được quy chế 
quản lí khu bảo vệ và một tổ chức cộng 
đồng bao gồm một ban quản lí và các tổ 
công tác tuần tra, giám sát, sinh kế du 
lịch, thu gom rác thải. 
Như vậy, các khu bảo tồn cấp cộng 
đồng với mục tiêu hỗ trợ cho sự tham gia 
của người dân địa phương, nâng cao 
trách nhiệm và chia sẻ lợi ích của mình 
vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển nguồn 
lợi, sử dụng bền vững tài nguyên và môi 
trường tại khu vực với cấp độ thôn, xã, 
huyện đã và đang góp phần nâng cao 
và làm hiệu quả hơn sự quan tâm và đầu 
tư của Nhà nước vào lĩnh vực này. 
Phương châm Nhà nước và nhân dân 
cùng làm đã và đang có nhiều dấu hiệu 
tích cực, hiệu quả tại các khu bảo tồn/bảo 
vệ cấp cộng đồng. 
4. Định hướng phát triển của du 
lịch cộng đồng tại Quảng Nam 
4.1. Xây dựng sản phẩm du lịch 
Cộng đồng địa phương là “nhân tố 
cốt lõi” xâu chuỗi và chuyển tải các giá 
trị của sản phẩm du lịch đến du khách. 
Từ đó, cộng đồng địa phương, đặc biệt là 
các hộ dân tham gia trực tiếp, phải tự ý 
thức một cách nghiêm túc trong quá trình 
xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng 
sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. 
Chất lượng của sản phẩm du lịch 
được du khách cảm nhận một cách tinh tế 
về mặt tinh thần và sự thụ hưởng các giá 
trị vật chất. Sự cảm nhận tốt và ấn tượng 
từ du khách cần được bắt đầu từ chính 
thái độ tiếp đón ân cần, sự am hiểu về 
môi trường sống cả tự nhiên lẫn nhân 
văn, cách làm minh bạch từ chính cộng 
đồng địa phương. Giao tiếp tạo sự gần 
gũi và thân thiện chưa phải là hiệu quả 
tốt nhất trong quá trình tương tác giữa du 
khách và cộng đồng địa phương. Sự hiệu 
quả trong quá trình giao tiếp giữa du 
khách và cộng đồng còn cần được tính 
đến sự diễn đạt thông tin một cách chính 
xác và súc tích. Vì vậy, rào cản về mặt 
ngoại ngữ cần được khắc phục từ chính 
sự nỗ lực của những hộ dân khi triển khai 
các hoạt động và sản phẩm du lịch từ 
chính gia đình mình trong quá trình đón 
tiếp các du khách quốc tế. Văn hóa bản 
địa là yếu tố tạo nên tính độc đáo, tạo ấn 
tượng tốt cho du khách. Việc gìn giữ, 
bảo tồn và thực hiện các thói quen văn 
hóa một cách rất đời thường chứ không 
phải “văn hóa diễn” là nội dung cần được 
cộng đồng nhận thức một cách thấu đáo 
để tạo nên những giá trị văn hóa đích 
thực của đời sống hàng ngày, để du 
khách hiểu đủ và hiểu đúng những gì 
đang diễn ra. Nên nhận diện lại những 
điều kiện cơ sở vật chất tại chính gia đình 
để có kế hoạch đầu tư làm mới hoặc tu bổ 
nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu 
về mặt sinh hoạt đời thường cho du 
khách, nhưng cũng tránh việc làm mới lại 
hoàn toàn một cách máy móc gây tổn hại 
cho những giá trị vật chất truyền thống 
Tư liệu tham khảo Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
198 
của gia đình hoặc ảnh hưởng đến bố cục 
không gian nói chung của địa phương. 
4.2. Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội 
cho người dân địa phương 
Mô hình du lịch cộng đồng mang 
tính chất cùng ăn cùng ở, cùng sinh hoạt 
với người dân, góp phần tăng thu nhập, 
tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo 
cho người dân địa phương. Do đó, sự 
tham gia của cộng đồng địa phương là 
yếu tố quyết định việc hình thành và tạo 
nên thành công cho loại hình du lịch này. 
Một trong những điều kiện cơ bản 
để có thể xóa đói giảm nghèo đó là hàng 
hóa và dịch vụ trong ngành du lịch phải 
là một chuỗi cung ứng, nhiều nhất có thể, 
đến từ các địa phương, vùng miền. Mục 
tiêu hướng tới là tối đa hóa tiêu dùng cho 
ngành du lịch và lợi ích đó được giữ lại ở 
cộng đồng địa phương, quá trình này có 
sự tham gia của người dân địa phương. 
Biện pháp nêu trên giúp hỗ trợ các kĩ 
năng và hoạt động truyền thống của vùng 
nông thôn, nâng cao chất lượng và định 
vị sản phẩm du lịch địa phương, giúp ổn 
định các nguồn thu nhập cho người dân. 
Người dân địa phương có thể tìm kiếm 
lợi nhuận từ du lịch thông qua việc bán 
các sản phẩm và dịch vụ, chẳng hạn: hoa 
quả, đồ thủ công, hướng dẫn du lịch và 
họ sẽ trực tiếp thực hiện việc cung cấp 
đó. Du khách tham quan tại các điểm đến 
sẽ có một số hoạt động trao đổi mua bán 
nhỏ, lẻ. Điều này có thể giúp tăng thu 
nhập cho người nghèo, đồng thời đem lại 
những trải nghiệm đầy màu sắc và bổ ích 
cho du khách. 
4.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, 
cơ sở vật chất kĩ thuật gắn kết với phát 
triển du lịch 
Phát triển ngành du lịch, đặc biệt ở 
vùng sâu, vùng xa, vùng mới khai thác, có 
thể bao gồm cả công tác đầu tư cơ sở hạ 
tầng, chẳng hạn như xây dựng đường sá, hệ 
thống cung cấp nước và năng lượng, vệ 
sinh môi trường và phát triển văn hóa cộng 
đồng. Với việc lập kế hoạch một cách cẩn 
thận, cơ sở hạ tầng sẽ đem lại những lợi ích 
tích cực cho người nghèo thông qua việc 
cung cấp cho họ những dịch vụ cơ bản, mở 
ra đường giao thông và tiếp cận nhanh hơn 
với thị trường. 
Cần tăng cường đầu tư xây dựng 
kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 
du lịch tại một số điểm, tuyến du lịch 
làng văn hóa để phát triển du lịch cộng 
đồng được thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng 
cần có sự quy hoạch tổng thể về không 
gian, kiến trúc và một số mẫu thiết kế xây 
dựng nhà ở truyền thống, đặc biệt là nhà 
rông, các di tích lịch sử; đầu tư phát triển 
văn hóa cồng chiêng và các làng nghề 
truyền thống phù hợp với không gian 
theo mô hình du lịch cộng đồng tại các 
địa bàn dân cư và địa phương. 
4.4. Tạo môi trường du lịch thân thiện, 
an toàn và văn minh 
Thời gian qua, du lịch Quảng Nam 
đã khẳng định được vị thế của mình, xây 
dựng kế hoạch, định hướng phát triển du 
lịch tầm ngắn và dài hạn, đảm bảo môi 
trường du lịch văn minh, an toàn và thân 
thiện Với tài nguyên du lịch phong 
phú, Quảng Nam hoàn toàn có thể khai 
thác đa dạng các loại hình du lịch và thu 
hút hàng triệu du khách mỗi năm. Để đạt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Thảo Ngọc 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
199 
được điều đó, ngoài việc đầu tư hạ tầng, 
xúc tiến, quảng bá thì yếu tố quan 
trọng nhất vẫn là sự “thân thiện” của 
cộng đồng dân cư. 
Hiện nay, những người trực tiếp 
tham gia hoạt động du lịch tại các khu, 
điểm đã và đang ảnh hưởng không nhỏ 
đến việc thu hút khách du lịch. Đặc biệt, 
đối với cộng đồng dân cư - những người 
được hưởng lợi trực tiếp từ du lịch và tiếp 
xúc trực tiếp với khách du lịch - cũng cần 
có những cách làm tích cực nhằm để lại 
ấn tượng tốt trong lòng du khách. Trước 
hết, cần chuyên nghiệp trong cách phục vụ, 
có thái độ, hành động, lời nói thích hợp 
trong việc ứng xử. Bên cạnh đó, mỗi người 
làm du lịch cần tự nâng cao vốn hiểu biết, 
kiến thức để tự hoàn thiện bản thân Và 
quan trọng nhất là luôn luôn nở nụ cười 
“hài lòng” khi tiếp xúc với khách du lịch. 
Nụ cười chính là sự phản chiếu và bao hàm 
cho giá trị của sự thân thiện. 
Mặt khác, để tạo niềm tin và sức 
hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài 
nước, tỉnh Quảng Nam cần kiên quyết 
loại bỏ những cơ sở kinh doanh ăn uống 
vi phạm pháp luật; giảm thiểu các tác 
động tiêu cực tới di sản văn hóa, di sản 
thiên nhiên, môi trường; đồng thời, tăng 
cường bảo đảm an ninh cho du khách, 
cũng như giữ gìn môi trường du lịch 
xanh, sạch, đẹp. 
5. Kết luận 
Có thể nói rằng, phát triển du lịch 
cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam trên quan 
điểm bền vững, gìn giữ và phát huy bản 
sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc, 
đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an 
toàn xã hội, đã đưa du lịch trở thành 
ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu 
kinh tế, tạo thành động lực thúc đẩy các 
lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội khác. 
Với lợi thế về các điều kiện tự 
nhiên, kinh tế - xã hội và sự đa dạng về 
phong tục tập quán vùng miền, du lịch 
cộng đồng là một hình thức du lịch phù 
hợp và dễ phát triển tại tỉnh Quảng 
Nam. Như vậy, có thể thấy, tuy là loại 
hình du lịch còn khá mới nhưng du lịch 
cộng đồng hứa hẹn sẽ trở thành một loại 
hình du lịch phát triển mạnh trong 
tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng lí thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb Khoa học và Kĩ 
thuật. 
2. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 
3. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
4. Nicole Hausler and Wolfang Strasdas (2000), community Based Sustainable Tourism 
A Reader. 
Tư liệu tham khảo Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
200 
5. 
tai-xa-ta-bhing-nam-giang-gan-voi-bao-ton-van-hoa-465588/ 
6.  
7. 
cong-dong-R2ZI2ZI/ 
8. 
cuong-hoat-dong-du-lich-tai-cac-huyen-sau-trong-dat-lien-tinh-Quang-Nam-255/ 
9. 
sinh-thai-gan-voi-cong-dong_852.news.htm 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 08-8-2014; ngày phản biện đánh giá: 21-8-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 24-02-2016) 
CÁC SỐ TẠP CHÍ KHOA HỌC SẮP TỚI: 
 Số 3(81)/2016: Khoa học tự nhiên và công nghệ 
 Số 4(82)/2016: Khoa học giáo dục 
 Số 5(83)/2016: Khoa học xã hội và nhân văn. 
Ban biên tập Tạp chí Khoa học rất mong nhận được sự trao đổi thông tin 
của các đơn vị bạn và được bạn đọc thường xuyên cộng tác bài vở, góp ý xây dựng. 

File đính kèm:

  • pdfloi_ich_va_cac_dinh_huong_su_phat_trien_du_lich_cong_dong_ta.pdf