Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp

Tóm tắt

Bài viết này trình bày về các bước lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp

phục vụ giảng dạy ở Trường ĐH Thủ Dầu Một. Kết quả đạt được là bản hướng dẫn thực hành

mô hình cần trục tháp, giúp ích trong giảng dạy và học tập nhiều môn học thuộc chuyên ngành

xây dựng, đặc biệt là các môn thực hành.

pdf 7 trang phuongnguyen 7980
Bạn đang xem tài liệu "Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp

Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp
Ngô Bảo Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình ... 
94 
LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ 
MÔ HÌNH CẦN TRỤC THÁP 
Ngô Bảo(1) 
 (1)Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận bài 15/12/2016; Ngày gửi phản biện 23/1/2017; Chấp nhận đăng 28/4/2017 
Email: ngobaobk@gmail.com 
Tóm tắt 
Bài viết này trình bày về các bước lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình cần trục tháp 
phục vụ giảng dạy ở Trường ĐH Thủ Dầu Một. Kết quả đạt được là bản hướng dẫn thực hành 
mô hình cần trục tháp, giúp ích trong giảng dạy và học tập nhiều môn học thuộc chuyên ngành 
xây dựng, đặc biệt là các môn thực hành. 
Từ khóa: bàn nâng, bánh răng, cần trục tháp, đối trọng, động cơ điện 
Abstract 
INSTALLATION, OPERATING AND REMOVING MODEL TOWER CRANE 
This article provides information about the steps erection, operation and dismantling the 
tower crane model for teaching in the Faculty of Civil Engineering, University of Thu Dau Mot. 
The result achieved is a practical guide tower crane models, assist in teaching and learning 
many subjects in the specialty construction, especially in the subjects of practice. 
1. Đặt vấn đề 
Khoa Xây dựng Trường Đại học Thủ Dầu Một 
đang sử dụng mô hình cần trục tháp như hình 1 để 
giảng dạy thực hành cho sinh viên. Mô hình này cao 
5,5 mét, nặng 300 kg, bán kính hoạt động 3,5 m. Các 
thông số kỹ thuật khác như bảng 1. 
Bảng 1 
Độ cao tối đa 5,5 m 
Khối lượng tổng ~ 300 kg 
Khối lượng vật nâng 0 ÷ 50 kg 
Số lượng động cơ điện 4 
Công suất trung bình các động 
cơ điện 
300 W 
Khả năng tải của tời điện 0 – 300 kg 
Tốc độ nâng vật 30 m/ phút 
Tốc độ kéo xe con 30 m/ phút 
Tốc độ quay cần 20 vòng/ phút 
 Hình 1. Mô hình cần trục tháp 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
95 
Đây là thiết bị dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chúng tôi đưa ra quy trình lắp dựng, 
vận hành và tháo dỡ cho mô hình, bảo đảm sử dụng nó an toàn và hiệu quả. Đây là phần quan 
trọng để dạy và học thực hành môn học Máy xây dựng và an toàn lao động. 
2. Yêu cầu trước khi lắp dựng và tháo dỡ 
 Chỉ cần từ 3 tới 5 học viên ngành xây dựng thực 
hiện lắp và tháo, những người xem phải đứng xa vùng 
ảnh hưởng. Những người tham gia lắp và tháo phải cùng 
nhau lắp 1 bộ phận, làm xong bộ phận này mới làm sang 
bộ phận khác. Khi có 1 người leo lên thang thì phải có 1 
người đứng dưới đất để giữ thang thăng bằng (hình 2). 
Phải giữ an toàn tuyệt đối về điện, đề phòng té ngã. Phải 
tập trung làm việc lắp và tháo, không đùa giỡn, sơ ý, 
gây mất an toàn. 
3. Hướng dẫn lắp dựng mô hình cần trục tháp 
 Lắp dựng mô hình này cần từ 3 đến 5 sinh viên, thời gian lắp khoảng (30 ÷ 90) phút. 
Trình tự lắp dựng như sau: 
Bước 1: Hình 3 
- Chọn nền bê tông bằng phẳng, đủ cứng. 
- Lắp các bánh xe, các chân đế vào đế 
- Lắp cả hệ nói trên vào nền bê tông 
- Xiết chặt các bu lông. 
Bước 2: Hình 4 
- Lắp động cơ 1 (tời kéo 1) 
- Lắp lồng nâng tháp (từ 3 tới 4 sinh viên khiêng bằng tay để lắp vào vị trí) 
- Chèn đoạn tháp cơ sở I vào khe cửa trống của lồng nâng tháp để lắp vào vị trí. 
- Xiết chặt các bu lông. 
Hình 4. Lắp lồng nâng tháp, động cơ 1 và 
đoạn tháp cơ sở I 
Hình 2. Lắp cần trục tháp 
Hình 3. Lắp phần đế của mô hình 
cần trục tháp 
Ngô Bảo Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình ... 
96 
Bước 3: Hình 5 
- Chèn đoạn tháp cơ sở II vào khe cửa 
trống của lồng nâng tháp để lắp vào vị trí. 
- Lắp hệ đế mâm quay gồm có đế mâm 
quay, ổ lăn mâm quay và động cơ 2. 
- Lắp hệ thống ròng rọc cáp. 
- Xiết chặt các bu lông. 
Chú ý: Cần có 3 sinh viên khiêng bằng tay 
các chi tiết nói trên để lắp vào vị trí, dùng các 
đoạn tháp cơ sở chưa lắp để làm ghế đứng. 
Bước 4: Hình 6 
 - Lắp chóp tháp 
 - Lắp cần đối trọng (gắn liền với động cơ 3) 
 - Lắp thanh chằng 
 - Xiết chặt các bu lông. 
 Chú ý: Cần có 2 sinh viên khiêng bằng tay 
các chi tiết nói trên để lắp vào vị trí, dùng các 
đoạn tháp cơ sở chưa lắp để làm ghế đứng. 
Bước 5: Hình 7 
- Lắp hệ tay cần(gồm tay cần, xe con, động cơ 4 và các thanh chằng) 
- Lắp thanh chằng. 
Hình 6. Lắp chóp tháp và cần đối trọng 
Hình 5. Lắp đoạn tháp cơ sở II và 
đế mâm quay 
Hình 7. Lắp tay cần 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
97 
- Lắp đối trọng 
- Xiết chặt các bu lông. 
Chú ý: Cần có 3 sinh viên khiêng bằng tay 
các chi tiết nói trên để lắp vào vị trí, dùng các 
đoạn tháp cơ sở chưa lắp để làm ghế đứng, dùng 
thang để có thế đứng vững. 
Bước 6: Hình 8 
 - Dùng động cơ 1 và hệ thống ròng rọc 
cáp để nâng lồng nâng tháp và toàn bộ hệ thống 
đi lên một khoảng vừa đủ để sau này chèn được 
đoạn tháp cơ sở III vào vị trí. 
 - Dùng các động cơ 2, 3, 4 (tời kéo 2, 3, 4) 
để đưa đoạn tháp cơ sở III vào vị trí. 
 - Điều khiển khóa an toàn để giữ lồng 
nâng tháp ở trên cao (khóa an toàn này đỡ phụ 
thêm cho ròng rọc cáp). 
 - Dùng tay điều chỉnh sao cho đoạn tháp 
cơ sở III vào khớp vừa khít với đoạn tháp cơ sở 
II (Phải lắp đúng chiều theo ký hiệu ghi trên các 
đoạn tháp cơ sở). 
 - Tháo hệ thống ròng rọc cáp ở 
bậc đoạn tháp cơ sở II để lắp lên bậc 
đoạn tháp cơ sở III. 
 - Tiếp tục thao tác như trên để 
chèn đoạn tháp cơ sở IV. 
 - Lắp các thanh chống. 
 - Kiểm tra, xiết chặt các bu lông. 
 - Lắp hệ thống điện (xem bản vẽ 
mắc điện). 
4. Hướng dẫn tháo dỡ mô hình 
cần trục tháp 
Tháo dỡ thì ngược lại với lắp 
dựng, bộ phận nào lắp cuối cùng thì 
được tháo đầu tiên. 
Ngay sau việc tháo dỡ là việc cất 
giữ cẩn thận các bộ phận của mô hình 
trong nhà kho, có phân công người bảo 
quản, giữ chìa khóa nhà kho. 
Hình 8. Lắp các đoạn tháp cơ sở III, 
IV và hoàn tất quá trình lắp 
Hình 9. Tủ điện điều khiển 
Ngô Bảo Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình ... 
98 
Tuyệt đối không được làm mất mát bất cứ bộ phận nào của mô hình. Các chi tiết nhỏ như 
bu lông, dây cáp, ròng rọc, bánh xe, các đồ nghề kèm theo máy,  phải được giữ trong tủ có 
khóa. Thời gian tháo và mang các bộ phận của mô hình vào nhà kho cất giữ tương đương với 
thời gian lắp dựng mô hình. 
5. Hướng dẫn vận hành 
Thực hiện theo chỉ dẫn đã ghi rõ trên tủ điện điều khiển như hình 9 và cách mắc điện cho 
cần trục tháp như hình 9. Chú ý đấu các đầu chốt lồi và đầu chốt lõm vào nhau theo đúng số thứ 
tự được ghi rõ trên mô hình thực. Ví dụ, đầu cắm lồi ghi số 1 thì phải đấu với đầu cắm lõm ghi 
số 1; Đầu cắm lồi ghi số 2 thì phải đấu với đầu cắm lõm ghi số 2 Sau khi đấu các đầu cắm lồi 
– lõm với nhau xong thì thực hiện nối đất ở vị trí chỉ dẫn trên hình 9. 
Phải chắc chắn rằng, trước khi cắm dây điện ở đầu ra cuối cùng của mô hình vào nguồn 
thì phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận như: hệ thống cáp phải sẵn sàng; dây điện không bị rối; 
ống nhựa luồn dây điện nằm đúng vị trí; xe con không bị trật ray; các dụng cụ kiềm, búa, chìa 
khóa vặn bu lông không còn kẹt trong máy,  
Khi đã cắm điện cho 
hệ thống, chỉ cần nhấn các 
nút (đã ghi rõ tên các nút 
nhấn bằng chữ tiếng Việt ở 
tủ điện) là ta đã điều khiển 
được các động cơ để quay 
tay cần, nâng hạ vật, kéo 
xe con, nâng lồng nâng 
tháp (hình 10). Phần này 
có kèm theo video clip 
hướng dẫn, gồm 5 clip 
(xem phụ lục). 
Việc đưa vật vào móc để 
nâng lên, lấy vật ra, chèn 
đoạn tháp cơ sở vào thân 
tháp để tăng độ cao của 
cần trục thì phải có con 
người can thiệp. 
Hình 10. Bản vẽ mắc điện 
cho cần trục tháp 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(34)-2017 
99 
Hình 12. Sinh viên nhấn nút điều khiển và quan 
sát cần trục tháp hoạt động 
Nâng lồng nâng 
tháp lên, có khe 
trống, chèn đoạn 
tháp cơ sở vào 
khe trống đó, hạ 
lồng nâng tháp 
xuống, xiết chặt 
các bu lông. 
a) 
b) 
Hình 11. Điều khiển các dạng chuyển động của cần trục tháp 
 a) Quay cần, nâng hạ vật, đưa vật ra / vào 
 b) Nâng lồng nâng tháp để chèn đoạn tháp cơ sở vào đúng vị trí 
Ngô Bảo Lắp dựng, vận hành và tháo dỡ mô hình ... 
100 
6. Hướng dẫn bảo quản 
Mô hình được tháo dỡ từng bộ phận và bảo quản trong nhà kho. Các chi tiết nhỏ, dụng cụ 
kèm theo được giữ kín trong tủ có chốt khóa lại. Khi lắp dựng và tháo dỡ phải cẩn thận, theo 
từng bước, không đứng, ngồi lên các chi tiết chịu lực kém như lan can, động cơ, tủ điện, thanh 
chằng Khi xiết hay mở các bu lông thì phải từ từ, không để trẹo ren. Sắp xếp dây điện, dây 
cáp gọn gàng. Tháo, đóng các chấu cắm điện phải nhẹ nhàng. Khi nhấn nút điều khiển phải hết 
sức theo dõi các bộ phận chuyển động, tuyệt đối không để các bộ phận chuyển động vượt quá 
hành trình (hình 12). Nên bôi trơn định kỳ bằng mỡ ( mỡ bò) cho các chỗ liên kết trượt, ròng 
rọc, dây cáp, ray xe con, bánh răng. Đầu mỗi đợt thực hành cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, bảo 
đảm các bộ phận đều phải làm việc tốt, an toàn. Nếu vì lý do nào đó, mô hình để ngoài mưa thì 
phải dùng túi ni long che chắn kín các động cơ lại. Theo thời gian, có thể đứt cáp, tróc mối hàn, 
hư các thiết bị điện lúc đó cần có chi phí để bảo trì tổng thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đặng Văn Cứ, Nguyễn Quang Cự, Đoàn Như Kim (2009), Vẽ kỹ thuật xây dựng, tập 1, NXB 
Giáo dục Việt Nam. 
[2] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2006), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1 và 2, NXB Giáo 
dục. 
[3] Nguyễn Đăng Cường, Vũ Minh Khương (2010), Máy xây dựng, NXB Xây dựng. 
[4] Nguyễn Văn Hùng, Phạm Quang Dũng, Nguyễn Thị Mai (2003), Máy xây dựng, NXB Khoa 
học và Kỹ thuật. 
[5] Nguyễn Trọng Hữu (2010), Hướng dẫn sử dụng SolidWorks 2010, NXB Giao thông Vận tải. 
[6] Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn (2009), Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB Giáo dục 
Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdflap_dung_van_hanh_va_thao_do_mo_hinh_can_truc_thap.pdf