Kỹ thuật bảo trì kết cấu bê tông rỗng thoát nước: tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế và các đề xuất nâng cao hiệu quả ở Việt Nam

Tóm tắt: Công nghệ bê tông rỗng thoát nước (BTRTN) là một trong các công nghệ có tính ứng dụng rộng

và hiệu quả nhất cho mục tiêu khôi phục quá trình thủy văn tự nhiên khu vực đô thị trên thế giới. Vấn đề đặt

ra ở đây là đối với các bề mặt sân bãi, vỉa hè, đường sử dụng BTRTN, thông thường các lỗ rỗng sẽ bị tắc

nghẽn sau một thời gian sử dụng, dẫn đến hạn chế khả năng duy trì chức năng thiết kế ban đầu. Hiện nay,

ở Việt Nam, công nghệ bảo trì BTRTN chưa được nghiên cứu nhiều và đang thiếu các tài liệu hướng dẫn

kỹ thuật. Bài báo này tổng hợp các vấn đề quan trọng liên quan đến công việc kiểm tra và bảo trì kết cấu

BTRTN từ các cuốn sổ tay hay tài liệu hướng dẫn đã được công bố bởi các tổ chức nghiên cứu quốc tế. Bên

cạnh đó, dựa trên các thách thức và đặc điểm môi trường đô thị Việt Nam, bài báo đề xuất các giải pháp bổ

sung nhằm nâng cao hiệu quả bảo trì kết cấu BTRTN ở Việt Nam.

pdf 9 trang phuongnguyen 8500
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ thuật bảo trì kết cấu bê tông rỗng thoát nước: tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế và các đề xuất nâng cao hiệu quả ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật bảo trì kết cấu bê tông rỗng thoát nước: tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế và các đề xuất nâng cao hiệu quả ở Việt Nam

Kỹ thuật bảo trì kết cấu bê tông rỗng thoát nước: tổng hợp kết quả nghiên cứu quốc tế và các đề xuất nâng cao hiệu quả ở Việt Nam
67TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT BẢO TRÌ KẾT CẤU BÊ TÔNG RỖNG THOÁT NƯỚC: 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM
Trần Hồng Hải1*
Tóm tắt: Công nghệ bê tông rỗng thoát nước (BTRTN) là một trong các công nghệ có tính ứng dụng rộng 
và hiệu quả nhất cho mục tiêu khôi phục quá trình thủy văn tự nhiên khu vực đô thị trên thế giới. Vấn đề đặt 
ra ở đây là đối với các bề mặt sân bãi, vỉa hè, đường sử dụng BTRTN, thông thường các lỗ rỗng sẽ bị tắc 
nghẽn sau một thời gian sử dụng, dẫn đến hạn chế khả năng duy trì chức năng thiết kế ban đầu. Hiện nay, 
ở Việt Nam, công nghệ bảo trì BTRTN chưa được nghiên cứu nhiều và đang thiếu các tài liệu hướng dẫn 
kỹ thuật. Bài báo này tổng hợp các vấn đề quan trọng liên quan đến công việc kiểm tra và bảo trì kết cấu 
BTRTN từ các cuốn sổ tay hay tài liệu hướng dẫn đã được công bố bởi các tổ chức nghiên cứu quốc tế. Bên 
cạnh đó, dựa trên các thách thức và đặc điểm môi trường đô thị Việt Nam, bài báo đề xuất các giải pháp bổ 
sung nhằm nâng cao hiệu quả bảo trì kết cấu BTRTN ở Việt Nam.
Từ khóa: Bê tông rỗng thoát nước; kiểm tra; bảo trì; Việt Nam.
Pervious concrete maintenance: summary of international research results and recommendations to 
enhance its effectiveness in Vietnam
Abstract: Pervious concrete is one of the most applicable and effective technologies for the goal of naturally 
hydrological process restoration in the urban area over the world. Problems raised are that voids on surface 
of pervious concrete structures, such as pavements or parking lotsare often filled by sediment, trash, 
debrisafter a period of usage time that leads to not maintain the structures’ originally designed functions. 
Presently, pervious concrete has not received much attention by Vietnamese scholars and there have not 
been officially published guidelines or manuals for inspecting and maintaining pervious concrete structures. 
This paper summarizes important technical issues related to pervious concrete maintenance from guidelines 
or manuals published by international research organizations. In addition, based on common challenges and 
Vietnam specific urban contextual characteristics, this paper also provides recommendations for improve-
ment of maintenance’s effectiveness in Vietnam.
Keywords: Pervious concrete; inspection; maintenance; Vietnam.
Nhận ngày 01/9/2017; sửa xong 18/9/2017; chấp nhận đăng 26/9/2017 
Received: September 1st, 2017; revised: September 18th, 2017; accepted: September 26th, 2017
1. Giới thiệu
Đô thị hóa (ĐTH) nhanh hết hợp biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động rất lớn đến môi trường tự 
nhiên, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến quá trình thủy văn trong và ngoài khu vực đô thị [1]. 
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ làm bề mặt bị bê tông hóa nhanh đã dẫn tới các quá trình thủy văn của dòng 
chảy nước bề mặt trở nên không theo quy luật tự nhiên, phá hoại hạ tầng, gây ô nhiễm và cạn kiệt nước 
ngầm và gây hiện tượng lũ, ngập úng thường xuyên trong các vùng đô thị phát triển [2,3]. Birhanu, Kim [4], 
Zope, Eldho [5], và Chen, Theller [6] đã tiến hành phân tích các rủi ro ngập lụt do BĐKH và ĐTH nhanh tại 
một số nước và chỉ ra rằng lưu lượng dòng chảy cao nhất có thể tăng từ 10% đến 25% và diện tích ngập lụt 
tăng cao lên 64.28% trong khoảng thời gian 10 năm tương ứng với tỷ lệ tăng diện tích ĐTH là 74.84%. Hơn 
nữa, Wang, Zhang [7] cũng cảnh báo rằng trong tương lai gần, vấn đề chất lượng dòng chảy sẽ trở thành 
mối lo lớn nhất do tác động của ĐTH và BĐKH. Có thể nói, thách thức đáng lưu tâm nhất đối với các khu 
đô thị phát triển là quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn nước mưa đồng thời giải quyết các vấn đề 
như ngập lụt, hạn hán, hạ mực nước ngầm và ô nhiễm nguồn nước [3].
1 TS, Khoa Xây dựng DD & CN, trường Đại học Xây dựng.
* Tác giả chính. E-mail: tranhonghaimixi@gmail.com.
68 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Hiện nay, công nghệ BTRTN đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới giúp giảm lượng nước mưa 
bề mặt, khôi phục quá trình thủy văn tự nhiên; từ đó giảm ngập úng, giảm mức độ ô nhiễm và bổ sung 
nguồn nước ngầm trong và ngoài khu vực đô thị [8]. Vấn đề đặt ra ở đây là đối với các bề mặt sân bãi, vỉa 
hè, đường sử dụng BTRTN, thông thường các lỗ rỗng sẽ bị tắc nghẽn sau một thời gian sử dụng, dẫn 
đến hạn chế các chức năng thiết kế ban đầu. Có nhiều nguyên nhân gây tắc lỗ rỗng kết cấu BTRTN như 
do hạt trầm tích tích tụ lại, rác sinh hoạt, lá cây hoặc do hiện tượng phá hoại kết cấu vì lực ngoài do xe 
cộ đi lại Và một vấn đề thực tế nữa là dòng chảy nước mưa bề mặt là một đại lượng thay đổi hàng năm, 
bởi vậy các hệ thống quản lý nước mưa (trong đó có các kết cấu sử dụng BTRTN) nên được giám sát, điều 
chỉnh và bảo trì để năng lực của hệ thống luôn đáp ứng được các yêu cầu hiện thời [9]. Tuy nhiên, Flynn, 
Linkous [10] báo cáo rằng hoạt động kiểm tra và bảo trì các công trình BTRTN là hiếm khi được triển khai 
trong thực tế. Hiện nay cũng đang thiếu các nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật bảo trì để kéo dài tuổi thọ 
của các công trình quản lý nước mưa bền vững sử dụng BTRTN cũng như các nghiên về các yếu tố kiểm 
soát ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng theo thời gian [11,12].
Hiện nay, một vài tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về các công việc bảo trì hệ thống quản lý nước mưa 
bền vững nói chung và kết cấu BTRTN nói riêng đã được công bố trên thế giới. Nhiều hướng dẫn trong các 
tài liệu này có tính chất địa phương, chỉ có tính ứng dụng trong các điều kiện môi trường cụ thể, chúng có 
giá trị tham khảo và là điểm khởi đầu cho việc xây dựng các kế hoạch bảo trì BTRTN ở đô thị Việt Nam. Bài 
báo tổng hợp các vấn đề kỹ thuật liên quan từ những tài liệu này bao gồm: các công việc và lịch trình kiểm 
tra và bảo trì, các lưu ý bổ sung để đảm bảo hiệu quả và an toàn bảo trì. Hơn nữa, dựa trên các thách thức 
và đặc điểm môi trường đô thị Việt Nam, bài báo đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý bảo trì bổ sung 
nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kết cấu BTRTN ở Việt Nam.
2. BTRTN: khái niệm, hiệu quả môi trường và các ứng dụng
2.1 Khái niệm
BTRTN trong tiếng Anh là “pervious concrete” hay 
“permeable concrete”; nó là một trong các dạng riêng của 
bê tông rỗng “porous concrete” và bê tông cấp phối gián 
đoạn “gap-graded concrete” [13]. Bê tông rỗng thoát nước 
đã được trao giải thưởng “Best management practices” 
trong việc giảm lượng nước mưa bề mặt và giảm mức độ 
ô nhiễm của dòng chảy nước mưa. Theo Viện bê tông Mỹ 
(ACI), BTRTN là loại bê tông không có độ sụt, dùng cấp 
phối hạt gián đoạn gồm có xi măng Portland, cốt liệu lớn, 
một lượng nhỏ hoặc không cốt liệu nhỏ, nước và phụ gia. 
Sau khi rắn chắc từ hỗn hợp vật liệu trên, bê tông sẽ có hệ 
thống lỗ rỗng thông nhau có kích thước từ 2mm đến 8mm, 
từ đó dễ dàng cho nước chảy qua. Độ rỗng rất lớn của bê 
tông có thể thay đổi từ 15% đến 35%, cường độ nén từ 
2,8MPa đến 28MPa. Tốc độ thoát nước của BTRTN thay đổi tùy theo kích thước cốt liệu và khối lượng thể 
tích của hỗn hợp bê tông và thường vào khoảng từ 81 đến 730 lít/phút/m2 [14] (Hình 1).
2.2 Hiệu quả môi trường
Về hiệu quả bảo vệ môi trường của BTRTN, theo báo cáo [13] thì BTRTN khi được dùng làm mặt 
đường, lối đi, bãi đỗ xe sẽ cho phép nước mưa thấm vào đất nền và thể tích lỗ rỗng của hệ kết cấu 
BTRTN cũng có chức năng tích chứa nước mưa tạm thời, từ đó giúp giảm dòng chảy nước mưa bề mặt, 
bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nước ngầm. Nước mưa sau khi thấm qua BTRTN và ngấm vào 
nền đất sẽ được lọc các chất độc hại theo cơ chế tự nhiên bởi các quá trình sinh hóa trong đất trước khi 
bổ sung vào nguồn nước ngầm hoặc chảy ra các sông, hồ. Theo báo cáo nghiên cứu của Portland Cement 
Association, Illinois, Mỹ [13], quá trình nước mưa ngấm vào nền đất có thể lọc được đến 80% chất cặn 
lắng đọng, 60% vi lượng kim loại nặng và 65% hợp chất phốt phát (trang 7). Như vậy, BTRTN được áp 
dụng thích hợp sẽ giúp hạn chế được ngập úng vùng đô thị, giảm lũ lụt và xói lở khu vực hạ lưu, nâng cao 
chất lượng nguồn nước, giảm gánh nặng lên các nhà máy xử lý nước và hệ thống cống thoát nước hiện 
có, giảm yêu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước mưa mới, từ đó mang tới lợi ích rất lớn về kinh tế, xã 
hội và môi trường.
Hình 1. Mẫu bê tông rỗng thoát nước
69TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Ngoài ra, sử dụng BTRTN cho hạ tầng giao thông sẽ giúp tiêu tán âm thanh phát ra từ mặt đường, 
từ đó giúp hạn chế tiếng ồn trong đô thị. BTRTN hấp thụ nhiệt mặt trời ít hơn bề mặt bê tông truyền thống, 
và cấu trúc lỗ rỗng giúp giảm lượng nhiệt được tích trữ lại trong kết cấu, từ đó giúp giảm các hiệu ứng đảo 
nhiệt “heat island” tại đô thị. Thêm nữa, ở các nước xứ lạnh, có tuyết như Canada, Mỹ... BTRTN rất hữu ích 
khi giúp nâng cao tốc độ tan băng, từ đó giảm được 70% chi phí dọn tuyết [15]. Cuối cùng, việc có thể tạo 
màu cho BTRTN sử dụng cho các đường giao thông trong công viên, khu đô thị, sân tennis... tạo mỹ quan 
môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.3 Phạm vi ứng dụng
Phạm vi ứng dụng của BTRTN là rất rộng; ví dụ như vỉa hè, bãi đỗ xe, đường nội thị, đường đi bộ, 
vai đường, rãnh thoát bên đường, đường trong sân golf, sân tenis, sàn viền ở bể bơi, sân nhà, bề mặt thấm 
nước xung quanh gốc cây ở vỉa hè, kết cấu hạ tầng thủy văn, ổn định độ dốc và làm các lớp nền thấm nước 
dưới đường bê tông thường có chức năng chịu tải lớn [11]. Với độ xốp cao BTRTN cũng được dùng cho 
kết cấu cách nhiệt hay cách âm như tường nhà. Ở Châu Âu, BTRTN còn được sử dụng như vật liệu kết cấu, 
ví dụ làm các bức tường cho ngôi nhà 1-2 tầng, tường chịu lực cho các tòa nhà cao tầng (có thể lên đến 10 
tầng), các tấm panel chèn, tường chắn bờ biển... [15]. Cũng có các định hướng nghiên cứu áp dụng công 
nghệ bề mặt thẩm thấu nước để hạn chế sạt lở đất do dòng chảy nước mưa.
Tuy nhiên, BTRTN có vài nhược điểm cần lưu ý: (1) Cường độ nén và uốn không cao, do đó không 
thể làm mặt đường cao tốc hay đường có mật độ và tải trọng xe lưu thông cao và khó có thể bố trí cốt thép 
vào trong các kết cấu từ loại bê tông này [16]; (2) Yêu cầu bảo trì thường xuyên, đặc biệt trong các điều kiện 
bất lợi như thời tiết xấu, dưới tán cây; (3) Trong một số trường hợp, chi phí xây dựng là lớn hơn nhiều so với 
sử dụng bê tông thường; (4) Quy trình kỹ thuật thi công phức tạp hơn vì có thể yêu cầu kiểm tra khả năng 
thẩm thấu của nền đất và bảo đảm độ xốp, độ rỗng và cường độ thiết kế đồng thời [17].
Nhìn chung, tính ứng dụng của BTRTN cho mục tiêu hiệu quả môi trường trong đô thị là rất lớn; tuy 
nhiên, để tận dụng được các ưu điểm đặc tính của BTRTN, việc thiết kế cấp phối, kỹ thuật thi công và bảo 
trì phải được tiến hành khoa học và cẩn thận.
3. Yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN
Các báo cáo chỉ ra rằng bên cạnh các yếu tố như chất lượng thiết kế thấp, kỹ thuật xây dựng không 
phù hợp, nền đất có độ thấm thấp, hay giao thông vượt tải cho phép việc tiến hành kiểm tra và bảo trì 
kết cấu BTRTN không phù hợp cũng là một nguyên nhân chính gây ra hư hỏng sớm hoặc giảm chức năng 
các kết cấu và phát sinh chi phí lớn để sửa chữa kết cấu [18]. Một chương trình kiểm tra và bảo trì kết cấu 
BTRTN toàn diện và dài hạn là rất quan trọng để giúp các kết cấu BTRTN làm việc tối ưu và phát hiện được 
các rủi ro tiềm năng, từ đó đảm bảo các lợi ích của kết cấu được duy trì lâu dài theo thời gian. Đã có nhiều 
công trình nghiên cứu được tiến hành với các điều kiện môi trường khác nhau và đã đưa được ra các hướng 
dẫn kỹ thuật bảo trì kết cấu BTRTN; dưới đây sẽ trình bày tổng hợp một vài trong số đó.
3.1 Yêu cầu kỹ thuật trong công việc kiểm tra
Việc kiểm tra thường xuyên và có hệ thống là yếu tố rất quan trọng giúp công tác bảo trì kết cấu 
BTRTN thành công và hiệu quả. Công tác kiểm tra giúp đánh giá đúng tình trạng hoạt động của kết cấu, 
xác định được các công việc bảo trì cần thiết và cung cấp thông tin thực trạng để cập nhật kế hoạch bảo trì 
và vận hành kết cấu BTRTN. Dưới đây là các nội dung kiểm tra kết cấu BTRTN được các tài liệu báo cáo:
- Khả năng tiếp cận kết cấu để kiểm tra [15,17];
- Kiểm tra độ sạch bề mặt kết cấu (không có rác, cặn, trầm tích) [15,18,17,20];
- Kiểm tra mức độ hư hại của kết cấu (không có dấu hiệu nứt, vỡ, sụt, lún, xói mòn, lão hóa) 
[15,18,20];
- Kiểm tra sự ứng đọng nước, tích nước lâu dài trên bề mặt kết cấu [15,17,18];
- Kiểm tra khả năng thẩm thấu của kết cấu [15,17,20];
- Kiểm tra tính ổn định, các hiện tượng sụt, sạt lở, xói mòn đất gần cạnh kết cấu [15,18];
- Kiểm tra thảm thực vật xung quanh kết cấu có được chăm sóc tốt. Không có thực vật, cây cỏ sống 
chèn lên mặt kết cấu [15,17,18];
70 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
- Kiểm tra hiện tượng tắc nghẽn các kết cấu đầu vào và đầu ra đấu nối với kết cấu BTRTN trong hệ 
thống quản lý nước mưa tổng thể [15,17,18];
- Kiểm tra phát hiện các nguồn chất thải, ô nhiễm mới có thể tác động đến kết cấu BTRTN [15,17,18].
Tần suất kiểm tra kết cấu BTRTN phụ thuộc vào điều kiện của nhiều yếu tố như đặc điểm kết cấu 
(hay hệ kết cấu), điều kiện thời tiết và các đặc điểm của môi trường xung quanh... [20]. Sổ tay bảo trì và vận 
hành hệ thống nước mưa [20] đề xuất rằng việc kiểm tra sau khi xây dựng nên ít nhất 2 lần 1 năm và ngay 
sau mỗi cơn mưa lớn (trên 15 mm). Thực hiện việc kiểm tra đều đặn, thường xuyên cho đến khi đánh giá 
được mức độ tần suất bảo trì cần thiết. Khoảng thời gian thực hiện kiểm tra tiếp theo nên được xác định 
dựa trên các yêu cầu bảo trì thực tế [20].
Ngoài ra, theo Sổ tay quản lý nước mưa [15] vì công năng và độ bền của kết cấu BTRTN bị tác động 
rất lớn bởi sự thay đổi thời tiết theo mùa và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt nên các hoạt động kiểm tra và 
bảo trì đột xuất hoặc có tính đặc trưng theo mùa là rất cần thiết. Ví dụ, hoạt động kiểm tra cần tiến hành 
ngay khi xảy ra các cơn bão hay mưa lớn hoặc khi phát hiện khả năng thẩm thấu của kết cấu có dấu hiệu 
không hiệu quả. Bất cứ khi nào phát hiện việc thoát nước của mặt đường hay vỉa hè BTRTN có vấn đế, cần 
kiểm tra việc tắc nghẽn lỗ rỗng bề mặt, làm sạch đất đá, lá cây, rác và bụi đất. Khi có các lỗi về kết cấu như 
nứt, lún cần bóc tách và thay thế mới lớp BTRTN bề mặt [15]. Những hiện tượng này thường xảy ra tại 
những bề mặt có lưu lượng hay tải trọng giao thông lớn. Bề mặt kết cấu BTRTN cũng cần được kiểm tra sự 
lão hóa kết cấu; cách ly hay loại bỏ các vật liệu như cát, muối, tro bụi ngay khi chúng xuất hiện vì chúng 
làm hư hại bê tông hoặc làm tắc nghẽn lỗ rỗng bề mặt [15].
Hướng dẫn bảo trì của Ban quản lý môi trường thành phố Castle Rock [19] đề xuất việc kiểm tra tình 
trạng bề mặt và khả năng thẩm thấu của kết cấu BTRTN nên được tiến hành ít nhất 1 lần 1 năm và ngay 
sau mỗi cơn bão hay các cơn mưa lớn bất thường để đảm bảo khả năng thấm của bề mặt kết cấu. Các 
video, ảnh, các ghi chú nên được thực hiện để đo lường sự giảm khả năng thấm nước theo thời gian. Việc 
đo lường có hệ thống khả năng thấm bề mặt kết cấu BTRTN có thể áp dụng các phương ph ...  kết cấu BTRTN; và (3) Có thể phải thay thế lớp kết cấu BTRTN và cả lớp đất nền nếu như 
ứ đọng nước xảy ra dai dẳng và trầm trọng.
3.3 Một vài lưu ý thêm đã được báo cáo
Như đã nhấn mạnh, các công việc kiểm tra và bảo trì các kết cấu BTRTN được đề xuất trong các tài 
liệu sổ tay hay hướng dẫn không phải là toàn diện. Mỗi loại kết cấu và trong các điều kiện môi trường khác 
nhau sẽ yêu cầu bổ sung các biện pháp hỗ trợ khác. Dưới đây là các lưu ý thêm nhằm nâng cao hiệu quả 
bảo trì BTRTN trong các trường hợp cụ thể được trích dẫn từ các tài liệu khác:
(1) Bề mặt xung quanh hay lân cận kết cấu BTRTN nên được trồng phủ thảm thực vật để hạn chế 
xói lở và ngăn chặn các hạt cặn, trầm tích chảy vào bề mặt kết cấu BTRTN [17];
(2) Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng cho thi công, hệ thống xả thải của khu vực xung quanh cần 
được xây dựng để ngăn vật liệu và rác thải di chuyển lên trên bề mặt kết cấu BTRTN. Các chất liệu như cát, 
rơm, đất... nghiêm cấm được vận chuyển lên trên mặt BTRTN [19].
(3) Cần xem xét cẩn thận vấn đề tổ chức mặt bằng và kế hoạch xây dựng, thiết kế tiến độ và kế 
hoạch mua sắm vật liệu cho dự án xây dựng có sử dụng kết cấu BTRTN ngay từ giai đoạn thiết kế nhằm 
hạn chế tối đa bụi, rác thải, cốt liệu phủ lên trên bề mặt kết cấu BTRTN [10].
(4) Với một số kết cấu BTRTN ngầm, việc kiểm tra và bảo trì là rất khó khăn và tiềm ẩn mất an toàn; 
giải pháp tiếp cận kết cấu để kiểm tra và bảo trì cùng các giải pháp bảo đảm an toàn cần được xem xét cẩn 
thận từ gian đoạn thiết kế [15, 19, 20]. Trang bị thiết bị bảo hộ và đào tạo kiến thức an toàn là cần thiết và 
bắt buộc [19].
(5) Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN, chúng ta cần lưu ý:
- Ngay từ giai đoạn đầu của dự án, các vấn đề kỹ thuật bảo trì cần được thảo luận với các kỹ sư thiết 
kế sớm nhất có thể [20];
- Cần xây dựng trách nhiệm của cộng đồng, người dân xung quanh trong việc bảo vệ, kiểm tra và 
bảo trì các kết cấu [15];
- Cần xác định hết các yếu tố bất lợi (như điều kiện môi trường, thời tiết, văn hóa và thói quen sinh hoạt 
của người dân, thực trạng xây dựng) nhiều khả năng sẽ tác động đến hiệu quả của kết cấu BTRTN [21].
4. Các rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN ở Việt Nam
Để kết cấu BTRTN duy trì được chức năng lâu dài theo thiết kế, chúng ta cần xây dựng và triển khai 
được một chương trình bảo trì đạt được các mục tiêu kế hoạch lâu dài, định kỳ, kịp thời và hiệu quả. Các 
kế hoạch bảo trì cần được thiết kế cho riêng từng loại kết cấu và điều kiện môi trường cụ thể; mỗi trường 
hợp sẽ có các rào cản, khó khăn cần xử lý để bảo trì có hiệu quả nhất. Ở đây, bài báo trình bày tổng hợp 
các rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN được các báo cáo nghiên 
cứu quốc tế chỉ ra trong các điều kiện riêng của mỗi vùng như vùng Louisville and Jefferson County [17], 
bang Georgia [15], thành phố Boise City [20], thành phố Castle Rock [19], bang Chicago [22] và thành phố 
Fayette County, Kentucky, Anh [18] (xem Bảng 3).
5. Các đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo trì kết cấu BTRTN trong môi trường đô thị
ở Việt Nam
5.1 Các đặc điểm điều kiện môi trường ứng dụng BTRTN ở Việt Nam
Thực tế, công nghệ BTRTN chỉ mới được áp dụng ở Việt Nam gần đây và với quy mô rất hạn chế ở 
các đô thị. Nhìn chung, có thể nói rằng các rào cản ảnh hưởng đến công tác bảo trì được báo cáo ở Bảng 
3 hiện cũng tồn tại trong điều kiện Việt Nam. Thêm nữa, đặc trưng giao thông đô thị phổ biến ở Việt Nam 
là có tính hỗn hợp, các phương tiện khác nhau được lưu thông lẫn nhau, không phân làn cố định; điều này 
dẫn đến việc khó khăn trong quản lý hạn chế tải trọng cũng như lưu lượng giao thông cho các mặt đường 
sử dụng BTRTN. Hầu hết đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên hoạt động xây dựng diễn ra 
phổ biến và diện rộng, tăng cao rủi ro gây tắc nghẽn lỗ rỗng bề mặt kết cấu BTRTN do vật liệu và chất thải 
xây dựng gây ra. Ý thức trách nhiệm cộng đồng, tuân thủ luật giao thông của người tham gia giao thông còn 
rất thấp; dẫn đến nhiều khả năng sẽ có các phương tiện vượt tải quy định đi vào đường BTRTN gây hư hại 
73TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
Bảng 3. Các rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN
Rào cản quản lý Rào cản công nghệ - kỹ thuật Tham khảo
Thiếu một định nghĩa thống nhất về “hệ thống 
quản lý nước mưa bền vững” trong đó kết cấu 
BTRTN là một thành phần chính
Thiếu đội ngũ có chuyên môn, kinh nghiệm, 
và trách nhiệm để thực hiện công việc kiểm 
tra và bảo trì
[15,17]
Trách nhiệm quản lý, kiểm tra và bảo trì không 
rõ ràng
Quá trình thiết kế thường không tính đến các 
yếu tố liên quan về kiểm tra và bảo trì về sau
[15,20,21]
Thiếu nguồn tài chính để quản lý và triển khai 
công việc kiểm tra và bảo trì
Thiếu các công cụ, các hướng dẫn kỹ thuật 
tiến hành kiểm tra tính hiệu quả của kết cấu 
cho các mục tiêu đã được thiết kế ban đầu
[15]
Thiếu cơ chế hiệu quả để kiểm soát trách 
nhiệm của các bên liên quan trong việc thực 
hiện công việc kiểm tra và bảo trì
Không xem xét quá trình kiểm tra và bảo trì 
kết cấu BTRTN trong một chương trình bảo trì 
được thiết kế toàn diện, xuyên suốt mọi thành 
phần của hệ thống quản lý nước mưa
[15,20]
Thiếu các quy định pháp lý liên quan Thiếu các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn bảo 
trì kết cấu BTRTN
[15]
Nhận thức cộng đồng còn thấp về vai trò của 
các kết cấu BTRTN cho mục tiêu điều hòa 
thủy văn đô thị
Công nghệ bảo trì kết cấu BTRTN chưa
phát triển
[11,13,15]
kết cấu mặt đường nghiệm trọng. Cuối cùng, ý thức giữ vệ sinh môi trường công cộng rất kém cộng với thói 
quen kinh doanh và ăn uống vỉa hè của người dân đô thị Việt Nam sẽ đem đến nhiều khó khăn trong việc 
giữ gìn sạch sẽ bề mặt đường hay vỉa hè BTRTN. Những đặc điểm có tính xã hội này sẽ mang đến rất nhiều 
thách thức trong quản lý và xử lý kỹ thuật bảo trì kết cấu BTRTN ở đô thị Việt Nam.
5.2 Các đề xuất nâng cao hiệu quả công tác bảo trì kết cấu BTRTN ở Việt Nam
Một trong các chỉ số quan trọng nhất đánh giá sự thành công của việc sử dụng kết cấu BTRTN cho 
mục tiêu bền vững là tính hiệu quả toàn vòng đời của kết cấu đó. Câu hỏi đặt ra không phải là sự cần thiết 
hay không các hoạt động bảo trì kết cấu BTRTN, mà là làm thế nào nó được triển khai và quản lý? nguồn 
ngân sách ở đâu? đội ngũ kỹ thuật ở đâu? những ai sẽ chịu trách nhiệm và cho các công việc nào? và 
tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được? Khi những câu hỏi này chưa được xử lý thỏa đáng thì công việc bảo trì 
thường sẽ bị bỏ qua và sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cả về tính hiệu quả, an toàn và chi phí cải tạo hay thậm chí 
xây dựng mới sau này. Các nghiên cứu về BTRTN ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ tập trung vào các vấn đề 
thiết kế (ví dụ [23,24]) mà chưa tập trung vào vấn đề bảo trì các công trình sử dụng BTRTN. Dựa trên kết 
quả phân tích các rào cản chung và đặc điểm môi trường có tính riêng biệt ở Việt Nam, bài báo đưa ra các 
đề xuất cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN.
Đề xuất liên quan vấn đề kỹ thuật:
(1) Công việc, lịch kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN cần tham khảo các hướng dẫn kỹ thuật được 
tổng hợp trong Bảng 1-3. Thêm nữa, với điều kiện môi trường đô thị ở Việt Nam như đã nêu trong mục 
5.1, bài báo khuyến nghị công việc kiểm tra có thể cần tiến hành với tần suất nhiều hơn so với các đề xuất;
(2) Khi xây dựng dự án hạ tầng quản lý nước mưa bền vững có sử dụng các kết cấu BTRTN, chúng 
ta cần xem xét mọi yếu tố liên quan đến quá trình kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN trong một chương trình 
bảo trì toàn diện, xuyên suốt và kết nối dành cho mỗi thành phần kết cấu của cả hệ thống hạ tầng đó;
(3) Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra và bảo trì BTRTN, cần đặc biệt lưu ý về điều kiện môi trường, 
thực trạng hoạt động xây dựng, văn hóa và thói quen sinh sống cộng đồng trong vùng lân cận để xác định 
hết nguyên nhân tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng và chức năng kết cấu BTRTN theo thời gian, từ đó 
có giải pháp thiết kế kết cấu và giải pháp bảo trì phù hợp nhất.
(4) Cần tiến hành nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn kỹ thuật; và phát triển 
công cụ hỗ trợ kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN.
(5) Cần có các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và trách nhiệm về kiểm 
tra và bảo trì các kết cấu BTRTN; chương trình đào tạo cần tích hợp vào trong kế hoạch kiểm tra và bảo trì 
chung [22].
74 TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
(6) Cuối cùng, cần xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về hoạt động kiểm tra và bảo trì để có cơ sở phân 
tích đưa ra các dự đoán cũng như các giải pháp bảo trì phù hợp và nhanh chóng.
Đề xuất liên quan vấn đề quản lý:
(1) Cần tiến hành xây dựng quy định và hướng dẫn có tính pháp lý để quản lý công tác bảo trì kết 
cấu BTRTN lên các vấn đề như quy định trách nhiệm thực hiện, quy định năng lực, quy định an toàn, quy 
định về nguồn vốn, quy định giám sát, kiểm soát, [21];
(2) Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và chức năng của kết cấu BTRTN 
đối với mục tiêu điều hòa dòng chảy thủy văn đô thị, từ đó nâng cao trách nhiệm của họ trong việc sử dụng 
và bảo vệ các kết cấu BTRTN [19];
(3) Cần có chương trình chứng nhận nhà thầu xây dựng có chuyên môn về BTRTN (theo Tiêu chuẩn 
ACI 522 [14]).
6. Kết luận
Công nghệ BTRTN đang ngày càng nhận được lưu tâm trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng ở 
Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung vào kỹ thuật thiết kế và xây dựng mà chưa có 
ứng dụng vấn đề kiểm tra và bảo trì các kết cấu BTRTN trong điều kiện đô thị Việt Nam.
Hiện nay đã có nhiều sổ tay hay hướng dẫn kỹ thuật về kiểm tra và bảo trì hệ thống quản lý nước 
mưa đã được công bố quốc tế; trong đó chỉ dẫn các công việc kiểm tra và bảo trì cần thiết cho từng loại 
thành phần hệ thống bao gồm các kết cấu BTRTN (như mặt đường, bãi đậu xe, mương thấm). Bài báo 
này trình bày kết quả tổng hợp các hướng dẫn bảo trì BTRTN trong các tài liệu quốc tế đã có. Bên cạnh 
đó, dựa trên phân tích các rào cản kỹ thuật và quản lý và các đặc điểm môi trường đô thị Việt Nam, bài báo 
cũng cung cấp 06 đề xuất kỹ thuật và 03 đề xuất quản lý bảo trì quan trọng cần thực hiện để nâng cao hiệu 
quả ứng dụng kết cấu BTRTN ở đô thị Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo và là một bước đi đầu tiên trong nghiên cứu bảo trì kết cấu 
BTRTN ở Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian tới là cần thiết để xây dựng hướng dẫn 
kỹ thuật kiểm tra và bảo trì kết cấu BTRTN phù hợp vào từng loại công trình và môi trường đô thị cụ thể ở 
Việt Nam.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này thuộc Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Quốc gia, 
Mã số BĐKH 07/16-20.
Tài liệu tham khảo
1. Yang X., Yue W., Xu H., Wu J., He Y. (2014), "Environmental consequences of rapid urbanization 
in Zhejiang province, East china", International journal of environmental research and public health, 
11(7):7045-7059.
2. Schütte S., Schulze R.E. (2017), "Projected impacts of urbanisation on hydrological resource flows: A case 
study within the uMngeni Catchment, South Africa", Journal of Environmental Management, 196:527-543.
3. Saraswat C., Kumar P., Mishra B.K. (2016), "Assessment of stormwater runoff management practices and 
governance under climate change and urbanization: An analysis of Bangkok, Hanoi and Tokyo", Environ-
mental Science & Policy, 64:101-117.
4. Birhanu D., Kim H., Jang C., Park S. (2016), "Flood Risk and Vulnerability of Addis Ababa City Due to 
Climate Change and Urbanization", Procedia Engineering, 154:696-702.
5. Zope P.E., Eldho T.I., Jothiprakash V. (2016), "Impacts of land use-land cover change and urbanization on 
flooding: A case study of Oshiwara River Basin in Mumbai, India", CATENA, 145:142-154.
6. Chen J., Theller L., Gitau M.W., Engel B.A., Harbor J.M. (2017), "Urbanization impacts on surface runoff 
of the contiguous United States", Journal of Environmental Management, 187:470-481.
7. Wang M., Zhang D., Adhityan A., Ng W.J., Dong J., Tan S.K. (2016), "Assessing cost-effectiveness of 
bioretention on stormwater in response to climate change and urbanization for future scenarios", Journal of 
Hydrology, 543: 423-432.
75TẬP 11 SỐ 509 - 2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
8. VijayaVenkataRaman S., Iniyan S., Goic R. (2012), "A review of climate change, mitigation and adapta-
tion", Renewable and Sustainable Energy Reviews, 16(1):878-897.
9. Choubane B., Page G.C., Musselman J.A. (1998), "Investigation of water permeability of coarse graded 
Superpave pavements", Journal of the Association of Asphalt Paving Technologists, 67.
10. Flynn K., Linkous B., Buechter M. (2012), "Operation and maintenance assessment for structural storm-
water BMPs", in World Environmental and Water Resources Congress 2012: Crossing Boundaries.
11. Kevern J. (2011), "Pervious Concrete Applications and Stormwater Management", Louisiana Transpor-
tation Conference, 1-40.
12. Lim H., Lu X. (2016), "Sustainable urban stormwater management in the tropics: An evaluation of Singa-
pore’s ABC Waters Program", Journal of Hydrology, 538:842-862.
13. Tennis P.D., Leming M.L., Akers D.J. (2004), Pervious Concrete Pavements, Research Report No. 
EB302.02, Portland Cement Association, Skokie, Illinois, and National Ready Mixed Concrete Association, 
Silver Spring, Maryland, USA.
14. ACI522R-06 (2006), Pervious Concrete, American Concrete Institute. Detroit, USA
15. ARC (2015), Georgia Stormwater Management Manual, Atlanta Regional Commission, Georgia Envi-
ronmental Protection Division.
16. Wanielista M., Chopra M., Spence J., Ballock C. (2007), Hydraulic Performance Assessment of Pervi-
ous Concrete Pavements for Stormwater Management Credit, Research Report, Stormwater Management 
Academy, University of Central Florida, Orlando, FL 32816.
17. URS (2011), Green Infrastructure Design Manual, URS Corporation, 325 West Main Street, Suite 1200, 
Louisville, KY 40202.
18. UK (2012), Post-Construction Structural BMP Operation and Maintenance Plans, University of Kentucky.
19. CRUD (2012), Stormwater Management Facility Operation and Maintenance (O&M) General Guidelines, 
Town of Castle Rock Utilities Department, Stormwater Division.
20. ODI (2015), Storm Water System Operation and Maintenance Handbook, The Boise City Storm Water 
On-site Detention Inspection Program.
21. UDFCD (2010), Urban Storm Drainage Criteria Manual, Volume 3, Urban Drainage and Flood Control 
District.
22. DWM (2016), Chicago Stormwater Management Ordinance Manual, The Department of Water Manage-
ment, City of Chicago.
23. Bình L.T., Sơn N.V. (2013). "Nghiên cứu ứng dụng bê tông thấm nước trong các công trình xây dựng ở 
Việt Nam", in ISBN 978-604-82-0066-4, Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên.
24. Chánh N.V. (2011), Study of the production of pervious concrete for city planning engineering: An 
environmentally friendly material, Research Report No. B2006-20-11, Ho Chi Minh City University of Tech-
nology, Vietnam.

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_bao_tri_ket_cau_be_tong_rong_thoat_nuoc_tong_hop_ke.pdf