Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

ABSTRACT

Objectively speaking, Vietnam’s banking

system has recently achieved many remarkable

achievements. However, it still faced many

dificulties and challenges to handle such

as bad debts on the rise, the inancial

incapability, weak technology and poor

management. Hence the need to restructure

in banking sector in order to achive a safe,

healthy, eficient operation, as well as to

improve competitiveness in the lat world. This

paper examines some experiences in banking

restructuring of certain countries, which latter

draws valuable lessons for VietNam.

pdf 62 trang phuongnguyen 8680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
11
Tiếp nhận ảnh hưởng của phái nữ
Trong Chương 2 chúng ta đã được tìm hiểu về những nghiên cứu khoa học chỉ ra sự khác biệt trong
cách nam giới và nữ giới tiếp cận vấn đề đầu tư, và chúng ta đã khám phá ra rằng thậm chí còn có
những khác biệt được quy cho hoóc-môn nam tính (testosterone) hay sự thiếu hụt hoóc môn này. Việc
thiếu testosterone thường khiến nữ giới ít sẵn sàng mạo hiểm hơn trong khi hành vi bầy đàn của nam
giới do testosterone quy định lại có thể khiến thị trường cổ phiếu càng lao dốc mạnh hơn.
Có vẻ hơi ngoa ngoắt khi nói Buffett chỉ có mức nam tính của một người phụ nữ, chứ không phải của
một người đàn ông (có nhớ nhận xét “một người có khát vọng tình dục quá độ lạc vào hậu cung”
không?). Dù cho việc phao tin Buffett thật ra là một người phụ nữ có hài hước đến thế nào, thì chúng
tôi cũng phải thừa nhận rằng, trên thực tế, ông là một người đàn ông theo đúng nghĩa của nó, vâng, một
đại diện của tính nam (và chắc chắn chúng tôi sẽ không đi sâu vào những cách để xác định được điều
này). Tuy nhiên, thật sự là xung quanh ông những năm qua là rất nhiều những người phụ nữ mạnh mẽ,
thông minh. Có lẽ, ảnh hưởng của những người phụ nữ này đã khiến phần tính nữ của ông tỏa sáng, như
chúng ta đã thấy. Hãy cùng làm quen với những người quan trọng nhất.
Susan Buffett quá cố (vẫn thường được gia đình và bạn bè gọi là Susie) là người vợ đầu tiên của ông,
và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất tới những năm tháng trưởng thành của ông. Họ gặp
nhau khi Buffett còn là một thanh niên, và Susie đã song hành cùng với ông để tạo nên điểm khởi đầu
của tất cả những điều sẽ trở thành huyền thoại – công việc thuở ban đầu của Buffett với người thầy thần
tượng Ben Graham ở New York, sự trở lại thành phố quê nhà thân yêu Omaha, việc thành lập công ty,
vụ mua và chuyển đổi Berkshire Hathaway cùng với quá trình người chồng vươn lên tới nấc thang
danh vọng giàu có và quyền lực.
Trên tất cả, Susie là người bảo vệ và ủng hộ, hỗ trợ ông không mệt mỏi. Bà làm như vậy để ông có thể
tập trung vào điều ông muốn hết sức có thể. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi với Buffett điều đó có
nghĩa là nghiên cứu các báo cáo thường niên và đọc các nghiên cứu mỗi tối, còn Susie thì chăm sóc ba
đứa con của họ. Buffett phụ thuộc vào bà và bà là phần lớn nguyên nhân khiến ông có thể trở thành con
người ông hiện nay. Đáng buồn là bà đã qua đời năm 2004 trong một cơn đột quỵ sau một thời gian vật
lộn với căn bệnh ung thư.
Nhà báo Carol Loomis và nhà vô địch bài brit Sharon Osberg cũng rất thân thiết với Buffett vì những
lý do rất khác nhau. Loomis là người bạn lâu năm của ông, kể từ khi quen biết ông vào những năm
1960, khi đó bà đang là nhà báo phụ trách chuyên mục đầu tư cho tờ Fortune (hiện nay bà vẫn hợp tác
với tờ Fortune với cương vị cộng tác viên thân thiết). Buffett coi Loomis là “người bạn thân nhất” của
ông, tất nhiên là ngoài Charlie Munger.
Buffett và Loomis gặp gỡ và nhanh chóng trở thành bạn. Và chúng ta phải phần nào cám ơn Loomis vì
nhờ có bà mà những bức thư gửi các cổ đông của Buffett trong suốt thời gian qua mới rõ ràng và súc
tích được như vậy. Những bức thư đầu tiên ông viết không khác gì những bản báo cáo tài chính khô
khốc, chẳng giống những bức thư biểu cảm, thân thiện, hàm ngôn mà chúng ta vẫn được đọc ngày nay.
Tuy vậy, năm 1978, Buffett đã quyết định là ông muốn sử dụng những bức thư để giảng giải cho các
cộng sự của mình về những vấn đề kinh doanh quan trọng, cũng như truyền đạt cho họ những bài học
đầu tư vô giá.
Buffett nhờ Loomis giúp ông công việc biên tập lời kêu gọi hàng năm và những bức thư này vẫn được
xem như nguồn tài nguyên vô giá cho bất kỳ ai muốn học hỏi về đầu tư từ chính bản thân ông. Tiếng nói
của ông, khí chất của ông và sự giản dị, chất phác của ông toát lên từ mỗi câu từ. Bạn có thể tìm thấy
những lời trích dẫn của Mae West[28], Woody Allen[29] hay của bất kỳ một ai khác trong bức thư
thường niên của tập đoàn kinh tế niêm yết đại chúng nào? Những nhà quản lý cấp cao nào sẽ để chỉ
bảo bạn, và sẽ đủ khiêm nhường để thừa nhận những sai lầm của mình hết năm này tới năm khác, bằng
một thứ ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu? Xin thưa với các bạn là chỉ có một người thôi – đó là Buffett. Nếu
bạn chưa từng dành thời gian đọc những bức thư gửi các cổ đông của ông, hãy dành thời gian đọc đi.
Bạn sẽ không phải thất vọng đâu (tất nhiên là sau khi bạn đã đọc xong cuốn sách này).
Nhà vô địch bài brit Sharon Osberg quen biết Buffett thông qua Carol Loomis năm 1993, tại một giải
đấu bài brit, và đã trở thành một người bạn thân thiết khác của Buffett, đồng thời là một trong những
bạn chơi brit yêu thích của ông. (Ngoài sở thích đọc nghiến ngấu, một trong những sở thích khác của
Buffett là chơi bài brit). Chơi cùng với Osberg, trình độ của Buffett được cải thiện, và tình cảm dành
cho trò chơi này và cho Osberg ngày càng trở nên sâu sắc. Mối quan hệ của bà với Buffett đã vượt xa
khuôn khổ của trò chơi bài, bà là một người bạn đáng tin, một thành viên thân thiết của nhóm bạn gần
gũi, thân quen của ông. Osberg đã từng nói về ông như thế này: “Warren Buffett là người bạn tốt nhất
của tôi. Ngày nào chúng tôi cũng nói chuyện với nhau”. Hồ sơ tháng Mười hai năm 2009 của Buffett
và Osberg một lần nữa lại khẳng định họ vẫn duy trì tình bạn thân thiết, vẫn trò chuyện cùng nhau vài
lần mỗi ngày, thường là trong lúc chơi bài brit trực tuyến với nhau.
Buffett gặp Katharine Graham, góa phụ, chủ sở hữu công ty Washington Post vào năm 1973 khi ông bắt
đầu quan tâm tới việc đầu tư vào công ty này. Graham chịu trách nhiệm điều hành công ty sau khi
chồng bà qua đời, và ban đầu bà khá do dự trước ý định của Buffett. Bà không phải người xuất thân từ
giới kinh doanh, nên rất lo lắng về việc có thể đánh mất công ty, hay đơn giản là về việc mắc sai lầm
khi nắm quyền điều hành.
Tuy nhiên, Buffett, không có một chút ý định đen tối nào, đã dạy cho Graham biết về kinh doanh và tài
chính, giúp bà học hỏi và chứng minh cho bà thấy bà có đủ khả năng cùng sự tự tin để làm được điều
tuyệt vời cũng như trở thành người lãnh đạo hiệu quả. Hãy nhớ lại quãng đời tuổi thơ ông đã đi, giao
tờ Washington Post ở thủ đô khi cha ông đã có chân trong Quốc hội. Ông yêu công ty, và không có gì
ngoài sự ngưỡng mộ dành cho nó, và cho Graham. Họ trở thành những người bạn thân thiết và gắn bó
tới tận khi bà qua đời vào năm 2001.
Trong cuốn Tiểu sử cá nhân tự truyện giành giải Pulitzer của Graham, bà đã viết về ảnh hưởng của
Buffett đối với bà trong những ngày đầu lãnh đạo công ty Post như sau: “Quá trình đào tạo về kinh
doanh của tôi bắt đầu rất nghiêm túc – ông thực sự đưa tôi đến trường kinh doanh, đúng thứ tôi cần.
Thật may mắn là tôi được đào tạo – ở chừng mực có thể – bởi Warren Buffett, và không biết bao nhiêu
người sẽ sẵn sàng bỏ ra bất cứ thứ gì để có được những kinh nghiệm tương tự. Đó là một công việc
khó khăn với cả hai chúng tôi – Warren đã thừa nhận tôi cần điều mà ông gọi là “một chút phương
pháp dành cho học sinh chậm tiến” – nhưng vô cùng cần thiết đối với tôi”.
Trong suốt những năm đó, kể từ năm 1973, Berkshire sở hữu rất nhiều cổ phiếu của Washington Post
(khoảng 20%), khiến công ty của Buffett trở thành cổ đông lớn nhất của tờ báo và cơ quan truyền thông
danh tiếng này. Buffett cũng trở thành thành viên ban giám đốc của Post từ năm 1974 (trừ 8 năm thuộc
ban giám đốc của Capital Cities), đánh dấu cả thập kỉ phục vụ cho tổ chức này. Tháng Một năm 2011,
Post tuyên bố Buffett sẽ nghỉ hưu và sẽ không tham gia tái ứng cử cho vị trí của ông khi nhiệm kỳ kết
thúc vào tháng Năm năm 2011. Thời gian gần đây ông đã ý thức được rằng kinh doanh báo là công
việc khó khăn trong thời đại hiện nay vì sự tràn lan của các nội dung miễn phí trên mạng; ông nói sẽ
không đầu tư vào bất kỳ một tờ báo nào nữa, nhưng tâm huyết ông dành cho tờ Post và gia đình
Graham vẫn trước sau như một. Việc rời bỏ chiếc ghế trong ban giám đốc của Post không đồng nghĩa
với việc lòng trung thành của ông lung lay, mà chỉ được xem là một động thái nhằm đơn giản hóa cuộc
sống của ông và chuyên tâm tập trung vào điều hành Berkshire Hathaway. Trên thực tế, theo đúng
phong cách kinh điển kiểu Buffett, ông đã nói (tại thời điểm công bố) về khoản đầu tư của Berkshire
tại công ty Washington Post: “Chúng tôi sẽ giữ mọi cổ phiếu mà chúng tôi có. Tôi sẽ không bao giờ
bán một cổ phiếu nào của Post”.
Một người phụ nữ khác cũng có ảnh hưởng to lớn tới Buffett là doanh nhân Rose Blumkin, một người
Nga nhập cư vào Mỹ khi mới 23 tuổi (năm 1917), không biết nói tiếng Anh và không được giáo dục
chính thống về bất cứ điều gì (ở đây chúng tôi không nói là không có bằng cấp – chúng tôi chỉ nói là
không được giáo dục về bất cứ điều gì. Chấm hết). Bất chấp điều có vẻ như thật khó tin, bà đã bắt đầu
và đã điều hành hệ thống bán lẻ khổng lồ Nebraska Furniture Mart ở Omaha, xây dựng cả một đế chế
chỉ từ 500 đô la.
Với khả năng kinh doanh thiên bẩm, với sự tập trung vào giá trị và không bao giờ tiêu quá một xu so
với mức cần thiết, bà B (gọi tên của Blumkin thường được mọi người ở Omaha gọi, và sau này là cả
những cổ đông của Berkshire Hathaway, biết đến) đã trở thành người được Buffett tin tưởng. Khi nhắc
tới bà B trong thư gửi các cổ đông của Berkshire, Buffett thường bày tỏ thái độ của một người học trò
yêu quý hay một môn đệ tôn kính thầy. Bạn có thể nói rằng sự ngưỡng mộ và tôn trọng của ông dành
cho bà là vô cùng to lớn. Ông thường nói về sự tận tâm và làm việc chăm chỉ của bà, nói hết năm này
qua năm khác rằng bà có mặt ở cửa hàng “bảy ngày trong tuần, từ khi mở cửa cho tới khi đóng cửa”.
Và đó là khi bà đã hơn 90 tuổi! Hãy tưởng tượng bà như thế nào cách đó hàng mấy thập kỷ trước đó.
Thật dễ hiểu là tại sao Buffett lại được bà truyền cảm hứng, và chúng ta không thể không tìm thấy cảm
hứng từ bà.
Năm 1983, ông đã mua doanh nghiệp của bà mà không cần kiểm toán hay yêu cầu kiểm kê. Điều này
có vẻ bất thường, vì chúng ta biết Buffett thường nghiên cứu rất kỹ lưỡng, nhưng trên thực tế, điều này
chỉ thể hiện lòng tôn trọng của ông đối với bà B. Ông tin lời bà nói, đơn giản và ngắn gọn; bà đáng
được tin tưởng và tôn trọng như thế. Bà là một người nồng nhiệt và là một đối thủ đáng gờm, với
phương châm “bán rẻ và nói thật”. Bà B còn làm việc qua cái tuổi mà hầu hết chúng ta đều đã về nghỉ
hưu vì, giống như Buffett, bà thực sự yêu thích và bị ám ảnh bởi việc điều hành công ty của mình. Bà
mất năm 1998, thọ 104 tuổi.
Hai nữ lãnh đạo doanh nghiệp đương nhiệm mà gần đây Buffett cũng rất ngưỡng mộ (và như ông vẫn
thường làm, tán dương không ngớt lời qua thư gửi cổ đông của Berkshire) là Susan Jacques của
Borsheim’s[30] và Cathy Baron Tamraz của Business Wire[31], cả hai đều là công ty con của
Berkshire Hathaway. Về Jacques, Buffett nói: “Susan đến với Borsheim’s 25 năm trước trong vai trò
một nữ nhân viên bán hàng kiếm được 4 đô la-một-giờ. Dù cô thiếu kinh nghiệm quản lý, nhưng tôi
không hề do dự khi đưa cô lên làm CEO năm 1994. Cô ấy thông minh, yêu công ty yêu những người
làm việc cùng với mình. Điều đó lúc nào cũng hơn hẳn so với một tấm bằng MBA”.
Ông tiếp tục dòng suy nghĩ của mình về Tamraz: “Một trong những quản lý vĩ đại khác của chúng ta là
Cathy Baron Tamraz, người đã nâng cao đáng kể doanh thu của Business Wire kể từ khi chúng ta mua
công ty này vào đầu năm 2006. Cô ấy là giấc mơ của người sở hữu. Cần phải ghi chú rằng Cathy bắt
đầu sự nghiệp với vai trò một người lái xe taxi”.
Ảnh hưởng của tất cả những người phụ nữ này lên Buffett cũng đa dạng, như vai trò của họ trong cuộc
sống của ông. Ông đánh giá cao và trân trọng họ, đơn giản là vì cảm quan kinh doanh của họ, vì ngòi
bút sắc bén của họ, vì tinh thần cạnh tranh trên bàn chơi bài brit và tại cửa hàng kinh doanh nội thất,
hay vì bản chất yêu thương, vị tha của họ. Chúng ta không thể nói chắc chắn rằng Buffett không thể trở
thành nhà đầu tư như ông ngày hôm nay nếu không quen biết và có mối quan hệ với những người phụ
nữ đó, nhưng có thể chắc chắn rằng ông hạnh phúc hơn vì điều đó.
Trong khi độc giả của cuốn sách này, cả nam và nữ, có thể không có được may mắn quen biết những
người phụ nữ này như Buffett, nhưng chúng ta vẫn có thể học hỏi từ họ. Ai có thể không đọc về bà B
và thán phục khả năng vượt qua khó khăn, trở ngại, khả năng làm việc chăm chỉ và xây dựng một cửa
hàng – một huyền thoại – sống mãi với thời gian như vậy? Hoặc hãy nghĩ xem Katharine, người đã
không ngại dấn thân vào một tình huống khó khăn, không chắc chắn mà không có những kiến thức cần
thiết, đã ấn tượng như thế nào khi bắt đầu học kinh doanh từ con số không, và cuối cùng đã vươn lên
trở thành một nhân vật đáng nể trong ngành xuất bản? Bất cứ ai đã đọc những bức thư gửi cho các cổ
đông của Buffett chắc chắn đều cảm thấy biết ơn Carol Loomis vì đã giúp ông tìm ra, định hình và
chỉnh sửa giọng văn đáng nhớ và độc nhất trong suốt những năm qua. Đây là những người có ảnh
hưởng tới Buffett – và ngược lại – nhưng chúng ta có thể, và chúng ta cũng nên tiếp nhận những câu
chuyện của họ, đánh giá cao ý nghĩa của họ đối với ông trong suốt những năm qua.
12
Duy trì kết quả liên tục, nhất quán
Đây không phải một đặc tính cũng không phải là khí chất của nhà đầu tư nữ, nhưng lại là một kết quả
quan trọng và là điều mà nếu chúng ta không nhắc đến thì sẽ là một khiếm khuyết lớn. Suy cho cùng,
nếu không có gì để thể hiện sau tất cả những nguyên tắc và sự bình tĩnh tập trung đó thì chẳng phải thật
là vô ích sao, đúng không?
Warren Buffett đã đầu tư từ khi mới chỉ là một cậu nhóc 11 tuổi, và đã tự quản lý tiền của mình một
cách chuyên nghiệp kể từ năm 1956 (khi mới chỉ 25 tuổi). Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã
lập được một kỷ lục ấn tượng, một kỷ lục mà không người nào khác có thể đạt được trong cùng khoảng
thời gian đó. Trong suốt những năm điều hành công ty Buffett (Buffett Partnesshio) từ 1956 đến 1969,
ông đã tăng doanh thu trước các khoản phí trung bình hàng năm lên mức đáng ngạc nhiên là 32%. Điều
đó có nghĩa là với mỗi 10.000 đô la, một nhà đầu tư may mắn và/hoặc có khả năng tiên đoán đã đầu tư
cùng với Buffett từ khi bắt đầu giai đoạn đó sẽ đã kiếm được 300.000 đô la khi ông đóng cửa công ty.
Hãy xem Buffett đã làm được gì với Berkshire, tăng trưởng gộp hàng năm của một cổ phiếu tính theo
giá trị ghi sổ từ năm 1956 tới 2010 đạt 20,2%. Ừm, cũng không quá xoàng. Đó là 44 năm dẫn chứng,
44 năm Buffett đã thành công, đã vượt qua những giai đoạn khó khăn, những thăng trầm của thị trường
đầy biến động, qua những cuộc chiến tranh, qua 9 đời tổng thống Mỹ, qua những trào lưu nhạc nhảy,
nhạc punk rock, những nhóm nhạc nam và tất cả các kiểu nhạc hip-hop, qua trào lưu quần ống loe lần
một, lần hai và lần ba, qua Fonzie[32], J. R. Ewing[33], ALF[34], Fresh Prince[35] và vô số những
“ngôi sao” lố bịch khác.
Nếu thay vào đó, bạn lại chọn đầu tư vào một quỹ chỉ số mô phỏng theo S&P 500, lợi nhuận trung bình
của bạn sẽ chỉ đạt 9,4%, thấp hơn một nửa so với lợi nhuận trung bình năm của Buffett. Giá trị ghi sổ
của Berkshire từ năm 1964 tới năm 2009 tăng trưởng tổng cộng là 490.409%, còn của S&P là
6.262%. Ồ, không phải lỗi do đánh máy đâu. Thực sự là  ... u tư giá trị.
Nếu nghĩ về thị trường chứng khoán, bạn sẽ thấy đó là một bài tập tập luyện lạc quan. Đó gần như là
sự lạc quan phi lý vì bất cứ khi nào bạn mua thứ gì đó bạn cũng nói mình thông minh hơn những người
khác trong thị trường. Bạn biết nhiều hơn. Bạn hiểu biết nhiều hơn hàng trăm triệu người đang sẵn sàng
mua hoặc bán cổ phiếu. Tôi cho rằng đó là một nhận định khá táo bạo đối với nhiều người. Mà không,
phải nói là nhận định táo bạo đối với tất cả mọi người.
Vậy nên, hiểu điều mà một người lạc quan theo đuổi, và bi quan về bất cứ điều gì bạn đang xem xét là
một tư duy thú vị, nhưng tôi đã chứng kiến quá nhiều người trong thị trường chứng khoán bị vướng vào
rắc rối do quá bi quan. Nhìn chung là bạn chỉ thấy một mặt của vấn đề. Người ta nói: “Công ty này
đang tăng trưởng với tỉ lệ 40%, nó sẽ còn tiếp tục tăng trưởng ở mức 40%, hoặc nếu muốn bi quan một
chút thì nó sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 36% thôi”. Bạn có biết sẽ thế nào nếu điều đó không xảy ra
không? Khi đó thì sao? Biện pháp bảo vệ của bạn là gì?
Tôi cho rằng đó mới là bản chất thực sự của nhà đầu tư giá trị – người dám bước vào những tình
huống mà anh ta nhìn thấy, ngay cả khi anh ta có vô tình sai, vì không hẳn nhà đầu tư giá trị có hiểu biết
tốt hơn về tương lai, mà vì họ nhận thấy một vài kiểu quan điểm phòng hộ nào đó, dù chỉ là ở mức giá
cổ phiếu cực thấp, hoặc có điều gì đó về công ty mà họ cho rằng mọi người đang bỏ qua. Nhưng bạn
vẫn sẽ trải qua quá trình trở thành một người lạc quan có tính bi quan. Có vẻ như đó là cách ít đau
thương nhất để nói.
Buffett đọc rất nhiều và ngốn hàng tấn thông tin. Ông thường đọc gì, và có cuốn sách nào về đầu
tư đặc biệt hữu ích đối với ông không?
Tôi cũng làm điều mà Buffett vẫn thường làm, đó là đọc những bản báo cáo thường niên của các công
ty mỗi ngày. Tôi cũng hay đọc những tạp chí thương mại. Chẳng hạn như Quick-Serve Restaurant
Monthly hay Oil Refinery Weekly hay Viatical Journal.
Thế còn sách về đầu tư thì sao?
Cả hai cuốn sách của Greenbla đều rất có giá trị. Một cuốn là Bạn có thể trở thành thiên tài thị
trường chứng khoán (You can be ai Stock Market Genius), và một cuốn là Cuốn sách nhỏ đánh bại
thị trường (The Little Book that beats the Market). Cả hai cuốn đều ngoạn mục trong suy nghĩ và trong
cách hướng nhà đầu tư doanh nghiệp đến những nơi bạn có thể đi và tìm thấy giá trị.
Tiếp đó hiển nhiên là cuốn sách mà bạn đều nghe thấy mọi người nói đến, và cũng chính là cuốn sách
mà bản thân Buffett vẫn thường nhắc, cuốn Phân tích cổ phiếu (Security Analysis) của Benjamin
Graham. Tôi nghĩ đây là cuốn sách bị “chủ động tránh” nhiều nhất trong lịch sử, vì nó rất khó đọc. Nó
khó đọc và nó đưa ra cách tiếp cận khắt khe đối với thị trường mà những người lạc quan cũng khó có
thể thấy vui được. Kiểu như nó lấy mất niềm vui của việc gì đó, nhưng quả thực đó lại là cuốn sổ tay
hướng dẫn tuyệt vời nhất cho những người muốn trở thành nhà đầu tư giá trị.
Ngoài Buffett, có còn nhà đầu tư nào mà ông đã ngưỡng mộ từ lâu và đã học hỏi được nhiều
không? Nếu có thì ông đã học được những điều gì từ những người đó?
Vừa nãy tôi có nhắc tới Joel Greenblatt. Tôi cho rằng điều tuyệt nhất ở Joel là không như Buffett
thường mua cả công ty, ông thường chỉ tham gia vào thị trường. Ông thường đưa ra những chỉ dẫn về
cách nhìn nhận một vài cổ phiếu cụ thể mà mọi người thường không xem xét. Chẳng hạn như cổ phiếu
ưu đãi, khoản nợ hay những trái phiếu chuyển đổi. Vậy đấy, ông là một người có ảnh hưởng rất quan
trọng đối với tôi.
Tôi nghĩ David Neirenberg có lẽ là người không phải ai cũng nhắc tới. Ông điều hành một quỹ giá trị
tập trung có trụ sở ở Portland, Oregon, bang Washington. Tôi có cơ hội ngồi với họ cách đây không
lâu, và tôi cho rằng điều họ nói là điều rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, đó là họ làm mọi điều có
thể để hiểu rõ hơn về công ty. Họ biết về các nhà cung cấp. Họ biết ngày sinh nhật người mẹ của vị
CEO công ty. Đối với họ, chẳng có thông tin nào là quá nhỏ hay quá đặc biệt, và họ điều hành một
danh mục đầu tư rất tập trung. Theo thời gian, họ đã làm vô cùng tốt, thực sự chỉ dựa trên tinh thần sẵn
sàng dấn thân và nỗ lực để có được lợi thế thông tin theo cách hoàn toàn hợp pháp.
Buffett nổi tiếng vì luôn hoạt động trong vòng tròn năng lực của ông ấy. Ông có giống ông ấy về
đặc tính đầu tư đó không?
Tôi sẽ nói đó là đặc tính mà chúng tôi vẫn cố để đạt được. Tôi có một đội làm việc với tôi, vì thế,
chúng tôi đặt mỗi người vào vòng tròn năng lực của người đó, và tôi phần nào phụ thuộc vào họ để
đưa ra những quyết định đúng. Danh mục đầu tư của chúng tôi giống như của Buffett bởi nó không
được tập trung như bình thường, nó trải dài khắp các ngành công nghiệp, và khắp các biên giới địa lý,
nhưng tôi có thể nói rằng vòng tròn năng lực có thể vẽ theo nhiều cách khác nhau. Tôi biết một điều là
tôi hoàn toàn không có khả năng quyết định công nghệ nào sẽ là điều “lớn lao tiếp theo” hay loại thuốc
nào sẽ đạt được thành công.
Đó là lý do tôi luôn tránh xa những công ty sản xuất thuốc côngnghệ sinh học hay công ty công nghệ,
không phải là vì ở đó không có cơ hội, mà vì tôi không có lợi thế về thông tin. Tôi không có hiểu biết
về lĩnh vực đó, và về cơ bản, tôi sẽ chỉ đổ xúc xắc ăn may với những hiểu biết thu nhận được, và ai
biết được chương trình ẩn sau thông tin đó là gì, hay người truyền bá thông tin đó là ai, có mục đích gì.
Vậy nên tôi biết đủ nhiều để tránh xa rất nhiều thứ. Tôi nghĩ vợ tôi chắc sẽ nói rằng tôi không có khả
năng dự đoán bất cứ xu hướng nào trên đường đời, vậy nên, có lẽ tốt nhất là tôi nên tránh không thử dự
đoán.
Ông có lời khuyên nào dành cho những nhà đầu tư mới khởi nghiệp?
Hãy sống thật với bản thân và đừng cố bắt chước ai đó, ngay cả khi người đó đặc biệt như Warren
Buffett. Ông có thể thực hiện một phép chia phân số phức tạp bằng cách nhẩm tính. Ông là một tài năng
thật sự không gì so sánh được. Ông là kiểu ốc đảo hướng tới chính bản thân.
Tôi nghĩ rất nhiều người cứ cố để trở thành Buffett tiếp theo thay vì trở thành người đầu tiên (trong
lĩnh vực gì đó mà họ có thể). Chẳng cần nói: “Ồ, bản năng của tôi nói X, nhưng Warren Buffett nói Y,
vậy nên tôi sẽ làm việc Y” thì đầu tư cũng đã đủ khó rồi. Tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng đối với
những người vừa mới bắt đầu.
Lời khuyên thứ hai của tôi là hãy làm chủ thời gian của bạn. Không việc gì phải vội. Nhiều khi những
nhà đầu tư mới bắt đầu thường quá phấn khích vì nó, và trước khi họ nghiên cứu về nó trong 6 tháng,
họ đã sở hữu 20 thứ khác nhau với 95% số tiền của họ, và điều đó thật đáng sợ. Điều đó đáng sợ vì họ
có thể không nghĩ nó đáng sợ. Vì thế hãy làm chủ thời gian của bạn, hãy là chính bạn. Điều đó có vẻ
giống như một bài học đặc biệt sau khi ra trường, nhưng nó có tác dụng đấy.
Chia sẽ ebook : 
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng đồng Google :
[1] 1. GEICO: Viết tắt của The Government Employees Insurance Company, là một công ty bảo hiểm
ô tô của Mỹ, được thành lập năm 1936.
[2] 2. Chỉ số octane là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình vận hành của động cơ.
[3] 3. Tom Gardner: Là một trong ba nhà sáng lập kiêm CEO đương nhiệm của The Motley Fool. Ông
là tác giả của dịch vụ cung cấp bản tin đầu tư The Motley Fool Hidden Gems với mục đích tìm kiếm
các công ty nhỏ có tương lai hứa hẹn để đầu tư.
[4] 1. Britney Spears (1981- ): Ca sỹ nhạc pop, nhạc sỹ người Mỹ, nổi tiếng với tên gọi Công chúa
nhạc Pop.
[5] 2. Lance Armstrong (1971- ): Vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp nổi tiếng người Mỹ.
[6] 3. Mickey Rourke (1952- ): Là nam diễn viên, nhà viết kịch nổi tiếng người Mỹ chuyên đóng phim
hành động, kịch tính.
[7] 4. M.I.A: Là nghệ danh của họa sỹ, ca sỹ, nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng người Anh sinh
năm 1975, Mathangi “Maya” Arulpragasam.
[8] 5. T.I: Là nghệ danh của diễn viên, ca sỹ, nhạc sỹ, nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ sinh năm 1980,
Chifford Joseph Harris Jr., 3 The office: Là chương trình hài kịch tình huống (sitcom) có xuất xứ ở
Anh, sau lan sang các nước như Mỹ, Pháp, Đức
[9] 6. Dunder Mufflin: Tên đầy đủ là Dunder Mufflin Paper Company, Inc. là một công ty bán giấy giả
tưởng trong chuỗi chương trình truyền hình The office phiên bản Mỹ, đứng đầu là Michael Scott (do
Steve Carell thủ vai).
[10] 7. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Down Jones: Là một trong ba chỉ số nhóm ngành chính của chỉ
số Down Jones nói chung, thu nhập giá đóng cửa của 30 chứng khoán đại diện cho nhóm ngành tính ra
giá bình quân và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896.
[11] 8. Goldman Sachs: Một trong số những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới được thành lập năm
1869, trụ sở chính ở Manhattan, New York.
[12] 9. General Electric (hay còn gọi là GE): Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở ở Connecticut.
Năm 2011, GE được tạp chí Fortune xếp hạng là công ty lớn thứ 6, lợi nhuận cao thứ 14 ở Mỹ.
[13] 10. 401(k): Loại tài khoản tiết kiệm nghỉ hưu của người Mỹ.
[14] 11. Chipotle Mexican Grill: Tên công ty sở hữu chuỗi nhà hàng ở Mỹ, Anh và Canada với thu
nhập thực năm 2010 là 178 triệu đô la và có 26.500 nhân viên.
[15] 12. Ngay trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, có hai người phụ nữ đã đứng ra thành lập công ty
Audur Capital vào năm 2007, một công ty chuyên về đầu tư và tài chính theo định hình mới. Đến năm
2009, sau hơn 18 tháng hoạt động, Audur Capital là một trong số ít những công ty có lãi trong lĩnh vực
tài chính của Icenland.
[16] 14. S&P 500: Chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức
vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ.
[17] 1. IRA (Individual Retirement Arragement): Quỹ hưu trí cá nhân. Người đi làm tự mở IRA để khi
về hưu có chi phí phòng thân.
[18] 2. Hedge Fund: Là loại quỹ đầu tư có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. Ngược
với các quỹ Hedge Fund là các quỹ có tính đại chúng cao, phần đông dân cư đều có thể tham gia đầu
tư và thường được xếp vào nhóm các Quỹ tương hỗ (Mutual Funds).
[19] 3. BlackRock: Là tập đoàn quản lý đầu tư đa quốc gia của Mỹ được thành lập năm 1988. Ngày
29/9/2006, tập đoàn này đã hoàn thành việc sáp nhập với Merrill Lynch Investment Managers.
[20] 4. Cortisol: Loại hóoc-môn khiến con người hành xử thận trọng hơn.
[21] 5. Nhà đầu cơ vị thế (position trader): Dự đoán sự biến động giá và xu hướng giá cả trong tương
lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đối tượng chính mua hay sử dụng
hợp đồng tương lai.
[22] 6. Hợp đồng tương lai (Future contract): Là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một
tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời
điểm hiện tại.
[23] 7. Băng điện báo (ticker hay ticker tape): Công cụ truyền ký hiệu chứng khoán, giá cuối cùng và
số lượng chứng khoán đang được mua bán đến các nhà đầu tư trên khắp thế giới.
[24] 1. Pitch: Động tác ném bóng trong môn bóng chày, Buffett sử dụng hình ảnh này để nói về các cơ
hội đầu tư
[25] 2. Thị trường con gấu (bear market): Là thị trường giảm mạnh và sâu, cổ phiếu không ngừng rớt
giá. Ngược với thị trường con gấu là thị trường con bò tót (bull market). Sở dĩ người ta dùng tên con
gấu và con bò tót để ám chỉ xu hướng của thị trường là vì hành động tấn công kẻ thù của chúng: Bò tót
dùng sừng hất kẻ thù lên cao, còn gấu dùng chân đè kẻ thù xuống dưới.
[26] 1. Mood và Standard & Poor: Hai trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới.
[27] 1. NetJets: Khi ấy là một hãng hàng không tư nhân của Mỹ.
[28] 1. Mae West (1893 – 1980): Nữ diễn viên người Mỹ, biểu tượng quyến rũ của làng giải trí, được
Viện phim ảnh Mỹ bình chọn là một trong những ngôi sao nữ vĩ đại nhất mọi thời đại.
[29] 2. Woody Allen (1935 - ) (tên khai sinh là Allen Stewart Königsberg): Một đạo diễn, nhà biên
kịch Mỹ nổi tiếng, từng giành 3 giải Oscar cho các hạng mục Đạo diễn xuất sắc và Kịch bản gốc.
[30] 3. Borsheim’s: Tên đầy đủ là Borsheim’s Fine Jewelry, là cửa hàng trang sức ở Omaha,
Nebraska được thành lập năm 1870, và đã được Berkshire Hathaway mua lại từ năm 198.
[31] 4. Business Wire: Là công ty phổ biến toàn văn các thông báo, tin tức của hàng nghìn doanh
nghiệp, tổ chức trên khắp thế giới tới các hãng truyền thông, các thị trường tài chính, các nhà đầu tư,
các trang tin tức điện tử, các cơ sở dữ liệu và nhiều đối tượng khác. Berkshire Hathaway đã hoàn
thành việc mua lại Business Wire vào ngày 1/3/2006.
[32] 1. Fonzie: Nhân vật giả tưởng trong vở hài kịch tình huống Happy Days của nhà viết kịch Henry
Winkler được trình chiếu từ năm 1974 đến năm 1984.
[33] 2. J.R. Ewing: Nhân vật giả tưởng trong loạt phim truyền hình Dallas của kênh CBS được trình
chiếu từ năm 1978 đến năm 1991.
[34] 3. ALF: Loạt hài kịch tình huống được trình chiếu trên NBC từ năm 1986 đến 1990.
[35] 4. Fresh Prince: Nhân vật trong loạt hài kịch tình huống được trình chiếu trên NBC từ năm 1990
đến năm 1996.
[36] 5. EMT: Viết tắt của Effective Market Theory (học thuyết thị trường hiệu quả).
[37] 1. ROE: Được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào
bảng cân đối tài sản cuối kỳ. Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE càng cao thì sử dụng vốn càng hiệu quả.
[38] 2. Alfred Sloan (1875-1966): Chủ tịch, CEO của tập đoàn General Motors trong nhiều năm liền.
[39] 3. Jack Welch: Cựu chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn General Electric, được ưu ái gọi bằng cái
tên “vị thuyền trưởng huyền thoại của GE” hay “hình tượng lãnh đạo”.
[40] 4. Sam Walton: Được mệnh danh là ông vua bán lẻ của Mỹ, là người đã thành lập tập đoàn bán lẻ
Wal-Mart.
[41] 5. Jim Sinegal: Người đồng sáng lập và là CEO của Costco, chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Mỹ.
[42] 7. Meriwether Lewis và William Clark: Hai nhà thám hiểm dẫn đầu cuộc thám hiểm trên bộ đầu
tiên của người Mỹ đến duyên hải Thái Bình Dương và ngược lại (từ năm 1804 đến 1806).
[43] 8. Captain & Tennille: Hai vợ chồng nghệ sĩ nhạc pop người Mỹ nổi tiếng với ca khúc “Love
will keep us together” và “Do that to me one more time” đứng đầu bảng xếp hạng những năm 70 và 80
thế kỷ 20.
[44] 1. Grateful Dead: Nhóm nhạc rock của Mỹ được thành lập năm 1965 ở khu vực vịnh San
Francisco, đứng thứ 57 trong danh sách Những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại do tạp chí Rolling
Stone bình chọn.
[45] 2. 10-Q hay còn gọi là 10Q: Báo cáo hàng quý về tình hình hoạt động của công ty gửi Ủy ban
Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ.
[46] 3. Sir John Templeton (1912-2008): Nhà đầu tư giá trị người Anh, trở thành tỉ phú khi là người
đi tiên phong của các nhà quỹ tương hỗ đa dạng hóa toàn cầu.
[47] 4. P/E: hệ số giá/thu nhập: Tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ
phiếu. Nếu giá cổ phiếu là 60 đô la và thu nhập là 3 đô la thì hệ số P/E là 20.
[48] 5. Barron’s: Tạp chí tài chính hàng đầu của Mỹ.
[49] 6. Peter Lynch: Nhà đầu tư huyền thoại của phố Wall trong những thập niên cuối thế kỷ 20.
[50] 7. EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization): là một chỉ tiêu
đánh giá tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Dịch theo tiếng Việt là Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và
khấu hao.

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_tai_cau_truc_ngan_hang_cua_mot_so_quoc_gia_va_ba.pdf