Kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp

Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)

Việt Nam nói riêng đang hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế và thị trường tài chính

quốc tế. Các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, xuất khẩu lao động, du

lịch quốc tế, kiều hối, du học. của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển mạnh. Theo

đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh,

nhất là các NHTM của Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực này và các ngân hàng nước ngoài

tại Việt Nam. Trong gần 2 năm: 2018 và từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường ngoại hối quốc

tế có sự biến động mạnh, đặc biệt là USD và Nhân dân tệ (NDT – CNY), với tác động của

căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài, sự mất giá mạnh của NDT, FED 3

lần tăng lãi suất trong năm 2018 và giữ nguyên từ đầu năm 2019 đến nay, giá dầu thô diễn

biến 2 chiều: tăng khá nhưng cũng giảm đáng kể, đàm phán Brexit kéo dài và Quốc hội Anh

chưa thông qua các điều khoản Brexit. Vậy trong bối cảnh năm 2018 và từ đầu năm 2019

đến nay dưới tác động của căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc thường xuyên

gia tăng, thương mại quốc tế diễn biễn phức tạp, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các

NHTM Việt Nam ra sao? Bài viết xin được phân tích về chủ đề này

pdf 9 trang phuongnguyen 420
Bạn đang xem tài liệu "Kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp

Kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG 
MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THƯƠNG MẠI QUỐC 
TẾ DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
FOREIGN CURRENCY BUSINESS OF VIETNAMESE COMMERCIAL 
BANKS IN THE COMPONENT CONTEXT OF INTERNATIONAL TRADE
Lương Văn Hải*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/02/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 7/8/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/8/2019
Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) 
Việt Nam nói riêng đang hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế và thị trường tài chính 
quốc tế. Các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, xuất khẩu lao động, du 
lịch quốc tế, kiều hối, du học.... của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển mạnh. Theo 
đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, 
nhất là các NHTM của Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực này và các ngân hàng nước ngoài 
tại Việt Nam. Trong gần 2 năm: 2018 và từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường ngoại hối quốc 
tế có sự biến động mạnh, đặc biệt là USD và Nhân dân tệ (NDT – CNY), với tác động của 
căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài, sự mất giá mạnh của NDT, FED 3 
lần tăng lãi suất trong năm 2018 và giữ nguyên từ đầu năm 2019 đến nay, giá dầu thô diễn 
biến 2 chiều: tăng khá nhưng cũng giảm đáng kể, đàm phán Brexit kéo dài và Quốc hội Anh 
chưa thông qua các điều khoản Brexit... Vậy trong bối cảnh năm 2018 và từ đầu năm 2019 
đến nay dưới tác động của căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc thường xuyên 
gia tăng, thương mại quốc tế diễn biễn phức tạp, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các 
NHTM Việt Nam ra sao? Bài viết xin được phân tích về chủ đề này.
Từ khóa: kinh doanh ngoại hối, ngân hàng thương mại, thương mại quốc tế, diễn biến phức tạp
Abstract: Vietnam’s economy in general and the system of Vietnamese commercial 
banks in particular are deeply integrated with the international community and international 
financial market. Commercial activities, direct investment, indirect investment, labor 
export, international tourism, overseas remittances, study abroad... is growing strongly. 
Accordingly, foreign currency business of Vietnamese commercial banks are growing 
strongly too, especially banks with strengths in this field and foreign banks in Vietnam. 
* Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa ọc - Viện Đại học Mở Hà Nội 58 (08/2019) 52-60
53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Ngoại hối bao gồm tất cả các phương 
tiện thanh toán được sử dụng trong các giao 
dịch trao đổi và thanh toán quốc tế. Xét trong 
phạm vi từng quốc gia thì ngoại hối bao gồm: 
Ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ 
(Bao gồm: Séc, trái phiếu, hối phiếu...), vàng 
tiêu chuẩn quốc tế, đồng nội tệ do người không 
cứ trú nắm giữ. Tuy nhiên trên thực tế, trên thị 
trường ngoại hối người ta chỉ giao dịch mua bán 
ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, còn các giấy 
tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao 
dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn 
trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường 
ngoại hối, thì trước hết phải bán (chiết khấu) 
các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới 
tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối là nơi mua bán 
ngoại tệ giữa các ngân hàng. Giao dịch trên 
thị trường ngoại hối có các nghiệp vụ, như: 
Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay, nghiệp vụ 
ngoại hối kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ngoại 
hối, nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, nghiệp vụ 
tiền tệ tương lai.
Thị trường ngoại hối có vai trò và vị 
trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế 
của các quốc gia theo hướng mở. Thông qua 
thị trường ngoại hối, các giao dịch mua bán 
ngoại tệ được tiến hành một cách thuận lợi, 
qua đó, thúc đẩy hoạt động thương mại và 
đầu tư quốc tế phát triển. Cùng với sự phát 
triển của kinh tế đối ngoại, thì các hoạt động 
trao đổi trên thị trường ngoại hối cũng ngày 
càng gia tăng. Do vậy, nếu như thị trường 
ngoại hối hoạt động lành mạnh và hiệu quả 
sẽ là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy kinh 
tế đối ngoại của một quốc gia phát triển lành 
mạnh và hiệu quả.
Kinh doanh ngoại hối là việc mua và 
bán các loại tiền tệ với mục đích kiếm lợi 
nhuận từ những thay đổi trong giá trị của 
chúng. Kinh doanh trên thị trường ngoại hối 
là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi các nhà đầu tư, 
đầu cơ và nhà phân tích thị trường phải hiểu 
rõ sự vận động của thị trường ở các thời điểm 
khác nhau, khung thời gian khác nhau, phân 
tich và dự báo những biến động và nhân tố 
tác động đến sự biến động đó. 
2. Nội dung nghiên cứu
Thời gian giao dịch trên thị trường 
ngoại hối
Không giống như các thị trường tài 
chính khác. Thị trường ngoại hối là thị 
trường hoạt động 24 giờ và được kết nối bằng 
hệ thống điện tử trong một mạng lưới của 
các ngân hàng trên toàn cầu tham gia hoạt 
động này. Để biết được thời gian tốt nhất để 
giao dịch thì nhà kinh doanh ngoại hối cần 
biết được sự hoạt động trong 24 giờ của thị 
trường là như thế nào? Thị trường ngoại hối 
được chia thành bốn phiên giao dịch chính: 
Sydney, Tokyo, London và phiên New York. 
Tham khảo bảng hoạt động của thị trường 
dưới đây (Bảng số 1):
For nearly 2 years, since 2018, the international forex market has had a strong fluctuation, 
especially in USD and Yuan, with the impact of prolonged trade tension between the US 
and China, the devaluation strong of Yuan, 3 times of FED raising interest rates in 2018 
and maintaining from the beginning of 2019 until now, crude oil price has changed in 2 
ways: much increased but also significantly reduced, prolonged Brexit negotiations and 
British Parliament not yet passed the Brexit terms... In the context of this complicated 
international trade, what are the business activities of Vietnamese commercial banks? The 
article will analyze on this topic.
Keywords: foreign exchange, commercial banks, international trade, business activities.
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bảng số 1: Thời gian giao dịch 4 phiên chính của thị trường ngoại hối quốc tế tính 
theo giờ GMT
Thời gian giao dịch GMT
Sydney (Mở cửa)
Sydney (Đóng cửa)
22:00
07:00
Tokyo (Mở cửa)
Tokyo (Đóng cửa)
00:00
09:00
London (Mở cửa)
London (Đóng cửa)
08:00
17:00
NewYork (Mở cửa)
New York ( Đóng cửa)
12:00
22:00
Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo [4]
Nếu quy đổi thời gian giao dịch của 4 phiên giao dịch nói trên của thị trường ngoại hối 
quốc tế sang giờ Việt Nam thì có thể thấy như sau (xem bảng số 2):
Bảng số 2: Thời gian giao dịch 4 phiên chính của thị trường ngoại hối theo múi giờ Việt Nam
AM PM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sydney
Tokyo
London
New York
 New York
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả theo [4]
Qua bảng giờ giao dịch của thị trường 
ngoại hối, có thể thấy rằng ở mỗi phiên, 
có một khoảng thời gian mà hai phiên mở 
cửa cùng một lúc. Thời điểm từ 7:00AM-
2:00PM, cả thị trường Tokyo và Sydney đều 
mở cửa; từ 7:00PM-12:00PM cả thị trường 
London và New York cùng mở cửa. Thời 
điểm từ 3:00PM-4:00PM phiên Tokyo và 
phiên London cùng mở cửa. Đương nhiên, 
đây là những thời gian nhộn nhịp nhất của 
thị trường bởi vì có nhiều giao dịch với khối 
lượng lớn được thực hiện tại thời điểm này. 
Các NHTM Việt Nam tham gia kinh doanh 
trên thị trường ngoại hối quốc tế cũng phải 
theo dõi sát diễn biến tỷ giá và tham gia giao 
dịch theo các khoảng thời gian và các phiên 
giao dịch nói trên.
Ngoại tệ chủ đạo trên thị trường 
ngoại hối
Hiện nay, vai trò của USD trên thị 
trường ngoại hối và thị trường tài chính toàn 
cầu là quá lớn so với tỷ trọng kinh tế và thương 
mại của Mỹ so với toàn thế giới. Cụ thể là, 
nền kinh tế Mỹ chỉ chiếm khoảng 25% GDP 
và thương mại chiếm khoảng 20% giao dịch 
hàng năm trên toàn thế giới. Trong khi đó, 
USD chiếm tỷ trọng trong dự trữ tới 3/5 và 
USD cũng là một trong hai đồng tiền được sử 
dụng tới gần 85% trong các giao dịch ngoại 
hối. Từ khi đồng EUR xuất hiện, có một phần 
ảnh hưởng đến danh mục đầu tư và cơ cấu dự 
trữ ngoại hối. Mới đây, NDT cũng được IMF 
quyết định nằm trong giỏ SDR, nên lại tiếp 
tục có sự chia sẻ đó với USD.
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Vị thế của Nhân dân tệ trên thị trường 
tài chính quốc tế
Ngày 1/10/2016, NDT chính thức gia 
nhập vào rổ tiền tệ quốc tế của IMF cùng với 
các đồng USD của Mỹ, Euro của EU, Yen 
Nhật và Bảng Anh. Đây là những loại tiền 
tệ các nước có thể nhận được thông qua các 
khoản vay của IMF. NDT cũng là một trong 
5 đồng tiền dự trữ toàn cầu nói trên trong giỏ 
tiền SDR của IMF, với tỷ trọng 10,92% trong 
giỏ tiền tệ. Đây cũng là một cột mốc quan 
trọng trong sự phát triển kinh tế Trung Quốc 
trong suốt một thập kỷ qua.
Tỷ trọng NDT còn cao hơn so với Yên 
Nhật trong biểu đồ tại hình 1. Tỷ trọng này 
được dùng để xác định số tiền của mỗi đồng 
tiền được định giá trong rổ SDR mới có hiệu 
lực từ ngày 01/10/2016.
Tại châu Á, các nước Malaysia, 
Philippines, Thái Lan đã đưa NDT vào hệ 
thống dự trữ quốc gia. Sau khi IMF tuyên bố 
đưa đồng NDT vào giỏ SDR, rất nhiều nước 
như Singapore, Tanzania... đã tuyên bố đưa 
đồng NDT vào dự trữ ngoại hối.
Hàn Quốc cũng đang xem xét đa dạng 
hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình, trong 
đó có tính đến đồng NDT. Ở châu Âu, tháng 
1/2017, Hội đồng quản trị của Ngân hàng 
Trung ương châu Âu (ECB) quyết định bổ 
sung NDT vào thành phần hiện tại của kho 
dự trữ ngoại hối (gồm: USD, Yên Nhật, 
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NDT, vàng và SDR). Theo đó, ECB đã bán 
một phần nhỏ lượng nắm giữ USD của mình 
(tương đương 500 triệu Euro) để đầu tư vào 
đồng NDT.
Một số NHTW các nền kinh tế khác, 
như: Ngân hàng Trung ương Pháp, Ngân 
hàng Trung ương Đức cũng đã xác nhận nắm 
giữ NDT trong cơ cấu dự trữ ngoại hối từ 
tháng 1/2017. Anh chấp nhận thanh toán với 
Trung Quốc bằng NDT và đang xem xét đưa 
thêm NDT vào rổ dự trữ ngoại tệ. Tại châu 
Phi, Nigieria đã tuyên bố xem xét tăng tỷ 
lệ dự trữ đồng NDT thêm 5% - 10%. Trước 
thời điểm 1/10/2016, vào cuối năm 2015, sau 
hơn 5 năm tập trung tăng cường vị thế của 
Nhân dân tệ, Trung Quốc đã ký hợp đồng 
hoán đổi tiền tệ với gần 30 nước và có ngân 
hàng thanh toán tại gần 10 quốc gia. Theo 
số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế 
(BIS), từ năm 2013, NDT đã lọt top 10 đồng 
tiền được giao dịch nhiều nhất toàn cầu, nhờ 
tốc độ tăng trưởng GDP cao, cán cân thanh 
toán và vãng lai liên tục thặng dư cùng chính 
sách nới lỏng mạnh tay của Ngân hàng Trung 
ương Trung Quốc (PBOC) suốt từ năm 2009, 
thời điểm nước này nhận ra mình đang “mắc 
bẫy USD”.
Từ cuối năm 2017, khi căng thẳng 
thương mại Mỹ và Trung Quốc bắt đầu căng 
thẳng và liên tục gia tăng lớn cho đến nay, 
NDT đã thường xuyên biến động mạnh theo 
hướng giảm giá. Nhân dân tệ tại thị trường 
Trung Quốc ngày 3/8/2018 giảm xuống mức 
thấp nhất 15 tháng, với 6,8724 Nhân dân tệ 
đổi 1 USD, nếu so với mức tỷ giá 6,2352 
Nhân dân tệ/USD hồi tháng 3, đồng Nhân dân 
tệ hiện đã giảm giá 10%. Cuối tháng 9/2018 
tỷ giá Nhân dân tệ đóng cửa tại thị trường 
Thượng Hải ở mức 6,8725 Nhân dân tệ/USD, 
có thời điểm lên tới 6,9182 NDT/USD. Từ 
đầu năm 2019 đến nay, cuối tháng 6/2019, 
Nhân dân tệ tiếp tục diễn biến theo xu hướng 
giảm giá, thời điểm ngày 10/6/2019 tại thị 
trường đại lục có lúc giảm còn 6,9352 tệ đổi 
1 USD, mức thấp nhất kể từ đầu năm tới nay. 
Tại thị trường Hồng Kông, tỷ giá Nhân dân 
tệ trong buổi sáng có lúc đứng ở mức 6,9538 
tệ đổi 1 USD.
Thực trạng kinh doanh ngoại hối của 
các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh 
doanh ngoaị hối của các NHTM Việt Nam 
hiện nay trong bối cảnh tác động của cằng 
thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, bài viết 
xin đưa ra số liệu và hiệu quả kinh doanh này 
được công bố trong Báo cáo tài chính hết 
quý I/2019 của 24 NHTM cho thấy, số lượng 
ngân hàng có lợi nhuận tăng chiếm đa số. 
Xét về giá trị tuyệt đối, Vietcombank vẫn là 
NHTM có lợi nhuận cao nhất ngành. Trong 
quý 1, thu nhập lãi thuần của Vietcombank 
đạt trên 8.498 tỷ đồng (xếp thứ 2 trong ngành 
sau BIDV), tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 
trước. Trong khi hoạt động mua bán chứng 
khoán kinh doanh và hoạt động khác giảm 
lần lượt 76% và 27% thì lãi từ hoạt động dịch 
vụ cũng như kinh doanh ngoại hối và vàng 
đều tăng. Hoạt động dịch vụ đạt lãi thuần 
trên 1.069 tỷ đồng, tăng 21%, hoạt động kinh 
doanh ngoại hối và vàng cũng đạt 928 tỷ 
đồng, tăng 51%. 
Đối với BIDV, đây cũng là NHTM có 
thu nhập lãi thuần cao nhất trong ngành với 
8.545 tỷ đồng trong quý 1. Ở các mảng hoạt 
động khác, dù các hoạt động như dịch vụ, 
kinh doanh ngoại hối và vàng cùng hoạt động 
khác đều có sự tăng trưởng về lãi thuần tuy 
nhiên hoạt động mua bán chứng khoán kinh 
doanh chỉ đạt 38,7 tỷ lãi thuần, giảm 93%, 
ngoài ra hoạt động mua bán chứng khoán đầu 
tư còn lỗ trên 389 tỷ.
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Do đó, lợi nhuận trước thuế của BIDV 
chỉ tăng nhẹ 1,4% lên 2.520 tỷ đồng. Ngân 
hàng này vẫn nằm trong top 5 ngân hàng có 
lợi nhuận lớn nhất ngành trong quý 1.
Nhìn lại trong năm 2018, dựa trên báo 
cáo tài chính hết quý 3/2018, kết quả tổng 
hợp cho thấy, 20 ngân hàng có lãi thuần từ 
kinh doanh ngoại hối, đạt hơn 4.200 tỷ đồng 
trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 32% so với 
cùng kỳ năm 2017, cho thấy đây vẫn là mảng 
kinh doanh hấp dẫn; đồng thời các NHTM 
cũng chủ động, linh hoạt, có kinh nghiệm 
hơn và phòng ngừa rủi ro tốt hơn.
Tổng số 20 NHTM được đề cập, đó là 
Vietcombank, BIDV, Sacombank, ACB, MBB, 
VPBank, Techcombank, HDBank, ABBank, 
VietCapitalBank, SeABank, VietBank, 
Saigonbank, Kienlongbank, Bac A Bank, 
TPBank, VietABank, LienVietPostBank, VIB, 
NCB. Tổng hợp con số đầy đủ thì lãi thuần 
từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 4.293 
tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Riêng quý 
3/2018, 20 ngân hàng này có lãi 1.290 tỷ đồng 
từ kinh doanh ngoại hối. Đây là quý có sự 
biến động mạnh nhất của NDT và VND so với 
USD, tức là có mức độ rủi ro lớn nhất, nhưng 
các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được số lãi 
ổn định từ hoạt động kinh doanh này.
Trong số đó, có 16 trên tổng số 20 
NHTM Việt Nam được tổng hợp, phân tích 
có tăng trưởng dương ở mảng kinh doanh 
ngoại hối trong 9 tháng đầu năm 2018, cá biệt 
có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng 
rất cao trên 100%. VPBank cùng kỳ năm 
2017 bị lỗ tới 43 tỷ đồng thì 9 tháng đầu năm 
2018 có lãi tới 251 tỷ đồng; VietCapitalBank 
hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 115 
tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 
ngoái, đây là động lực chính cho tăng trưởng 
lợi nhuận hợp nhất cùa ngân hàng này trong 
3 quý đầu năm 2018. BIDV, một trong những 
NHTM Việt Nam có thị phần lớn nhất trên 
thị trường ngoại hối cũng có tăng trưởng 
lãi kinh doanh ngoại hối tới 55% đạt 797 tỷ 
đồng. Tham khảo số liệu so sánh kết quả kinh 
doanh ngoại hối trong 2 năm qua 2017-2018 
của 10 NHTM Việt Nam được lựa chọn ở 
hình vẽ dưới đây:
Hình 3
Nguồn: [9]. Đơn vị: tỷ đồng 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bên cạnh một số NHTM có kết quả kinh 
doanh ngoại hối tăng trưởng cao, thì một số 
NHTM khác, như: Vietcombank, Sacombank, 
BacABank và LienVietPostBank lại giảm so 
với cùng kỳ, riêng LienVietPostBank còn bị 
lỗ gần 7 tỷ đồng. Đối với riêng Vietcombank 
cho dù bị giảm 6% so với cùng kỳ năm 2017, 
nhưng Vietcombank vẫn có mức lãi từ kinh 
doanh ngoại hối đạt hơn 1.600 tỷ đồng, dẫn 
đầu các NHTM Việt Nam và có khoảng cách 
rất xa so với các NHTM khác. Trong nhiều 
năm gần đây, Vietcombank vẫn luôn giữ 
được thế mạnh truyền thống, có thị phần lớn 
nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. 
Tham khảo số liệu về lĩnh vực kinh 
doanh này 2 năm trước đó: 2016 – 2017 của 
Vietcombank cũng thấy rõ điều đó. Tính 
đến hết năm 2017, Vietcombank đạt doanh 
số kinh doanh ngoại tệ tăng 27,22% so với 
cùng kỳ và đạt 120,3% mục tiêu đề ra trong 
kế hoạch kinh doanh của năm 2017; Chuyển 
tiền kiều hối tăng 14,9% so với cùng kỳ 2016.
Hình 4: Diễn biến doanh số kinh doanh ngoại tệ và chuyển tiền kiều hối của Vietcombank 
các năm 2016 - 2017
Nguồn: [7]
Cũng trong khoảng thời gian nói trên, 
Vietcombank liên tục duy trì vị trí hàng đầu 
về mua bán ngoại tệ trên thị trường. Nhóm 
NHTM Việt Nam có thị phần lớn tiếp theo 
đó là BIDV, VietinBank, Sacombank, 
Techcombank, ACB, MBB, Eximbank và 
VPBank cũng đang tham gia cạnh tranh 
mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối. 
Tại VPBank, kinh doanh ngoại hối vốn 
không phải là thế mạnh nhiều năm trước khi 
thường xuyên bị lỗ nặng: năm 2017 bị lỗ 159 
tỷ đồng, năm 2016 lỗ 319 tỷ đồng, năm 2015 
lỗ 290 tỷ đồng. Nhưng năm 2018 VPBank 
đang có bước thay đổi mạnh mẽ khi không 
chỉ thoát lỗ mà còn có lãi tới 251 tỷ đồng 
trong 9 tháng đầu năm ở mảng kinh doanh 
này. Kinh doanh ngoại hối thậm chí còn trở 
thành một trong những yếu tố cứu cánh cho 
tăng trưởng lợi nhuận của VPBank khi thu 
nhập từ tín dụng tăng chậm lại, hoạt động 
dịch vụ và mua bán chứng khoán sụt giảm. 
Ngoài các NHTM nói trên, thì trong 9 
tháng đầu năm 2018 một số NHTM khác của 
Việt Nam cũng đạt số lãi từ hoạt động kinh 
doanh ngoại hối ở mức khá, như: Sacombank 
đạt lãi 313 tỷ đồng, ACB đạt 308 tỷ đồng, 
MB đạt 302 tỷ đồng, Techcombank 247 tỷ 
đồng. Những NHTM này thậm chí còn phải 
cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng nước 
ngoài có ưu thế về nguồn ngoại tệ dồi dào, 
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc 
tế, khách hàng là các nhà xuất khẩu lớn. Ví 
dụ, đến nay chưa thấy công bố kết quả kinh 
doanh 9 tháng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 
2018 tại HSBC Việt Nam, đã có lãi từ kinh 
doanh ngoại hối đạt tới 347 tỷ đồng, chỉ đứng 
sau Vietcombank, BIDV và tương đương với 
VietinBank.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh 
ngoại hối là một mảng nhiều rủi ro, lên xuống 
khá thất thường, ngay cả ở những Ngân hàng 
lớn, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, các NHTM 
Việt Nam cũng sẽ không bỏ qua mảng kinh 
doanh có nhiều triển vọng, nhiều tiềm năng 
bởi nhu cầu chi tiêu ngoại tệ cho các hoạt 
động du lịch, du học, định cư,...ở nước ngoài 
ngày càng lớn. Lượng kiều hối về Việt Nam 
cũng tăng nhanh theo từng năm. Đồng thời, 
các NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với 
mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”, 
chủ yếu là các cửa hàng vàng. Mặc dù các 
NHTM Việt Nam trong nhiều năm qua đưa 
ra không ít chương trình khuyến mại tặng 
quà, tặng tiền cho khách hàng thực hiện giao 
dịch ngoại tệ với ngân hàng,...hay bổ sung 
nhiều tiện ích, như cho phép đổi ngoại tệ tại 
cây ATM, thì thói quen mua bán ngoại tệ trên 
thị trường tự do của người dân vẫn khó thay 
đổi. Đặc biệt là với những giao dịch Nhân 
dân tệ của tư nhân, của cá nhân ở khu vực 
biên giới phía Bắc. 
Hành lang pháp lý tạo cơ hội cho các 
Ngân hàng thương mại Việt Nam mở rộng 
kinh doanh mua bán Nhân dân tệ trong bổi 
cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại 
Mỹ - Trung gia tăng, nhiều dự báo sẽ chỉ ra 
rằng, các cơ hội gia tăng quan hệ thương 
mại, đầu tư, du lịch quốc tế của Việt Nam 
và Trung Quốc sẽ lớn hơn, giao dịch bằng 
NDT sẽ lớn hơn, tập trung là khu vực biên 
giới. Đây là một mảng thị trường kinh doanh 
ngoại hối mà nhiều NHTM đang mở rộng 
cơ hội. Trong các báo cáo tài chính của các 
NHTM CP Việt Nam được đề cập nói trên, 
phần kinh doanh ngoại hối chỉ đề cập chung, 
tổng thể, không có thuyết minh chi tiết giao 
dịch mua bán NDT. Tuy nhiên, trong thực tế 
hoạt động này có phát sinh tại một số NHTM 
Việt Nam và đạt kết quả kinh doanh khá.
Về cơ sở pháp lý, NHNN Việt Nam 
đã kịp thời ban hành Thông tư số: 19/2018/
TT-NHNN, hướng dẫn về quản lý ngoại hối 
đối với hoạt động thương mại biên giới Việt 
Nam - Trung Quốc, có hiệu lực thi hành từ 
12/10/2018. Đây là điều kiện cho các NHTM 
Việt Nam đẩy mạnh cạnh tranh về giao dịch 
mua bán NDT ở khu vực biên giới, nhất là 
trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ - 
Trung Quốc chưa giảm bớt căng thẳng.
Theo quy định pháp lý nói trên, các đối 
tượng được sử dụng Nhân dân tệ trong thanh 
toán gồm thương nhân, cư dân biên giới Việt 
Nam, Trung Quốc có hoạt động thương mại 
biên giới giữa 2 nước; các ngân hàng thương 
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được 
phép kinh doanh ngoại hối.
Cùng với đồng Nhân dân tệ, VND và 
ngoại tệ tự do chuyển đổi cũng được dùng 
trong các giao dịch thanh toán ở biên giới. 
Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán 
qua ngân hàng, bằng VND hoặc Nhân dân tệ 
(CNY) tiền mặt. Ngoài ra, thông tư cũng quy 
định một số hoạt động ngoại hối khác, như: 
ủy thác thanh toán bằng đồng CNY, hoạt 
động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và 
VND tiền mặt.
3. Kết luận và khuyến nghị
Dự báo, dù diễn biến quan hệ thương 
mại Mỹ - Trung Quốc tới đây như thế nào đi 
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chăng nữa, thì quan hệ thương mại, đầu tư, 
du lịch, dịch vụ hành không,... giữa Việt Nam 
và Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng lớn, các 
giao dịch về thanh toán, chuyển tiền, chuyển 
đổi tiền tệ của doanh nhân, cá nhân người 
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục ở quy mô 
lớn hơn và NDT sẽ có những biến động khó 
lường. Bên cạnh đó, với việc CPTPP chính 
thức có hiệu lực từ 30/12/2018, các hiệp định 
thương mại khác giữa Việt Nam và các khối, 
các nước khác được thực thi, quan hệ thương 
mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch, lao động, chuyên 
gia, thanh toán, chuyển tiền, giao dịch vốn,... 
của Việt Nam với cộng đồng quốc tế sẽ tiếp 
tục phát triển lên các mức độ mới. Thị trường 
tài chính quốc tế tiếp tục diễn biến với những 
tác động kinh tế, chính trị, thiên tai,....bất 
thường. Đó là những cơ hội và thách thức lớn 
đối với các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên với 
kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua, đặc 
biệt là trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 
2019, chắc chắn hoạt động kinh doanh ngoại 
hối của các NHTM Việt Nam sẽ có kết quả 
bền vững hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế của đất nước. 
Vấn đề đặt ra cho các NHTM Việt 
Nam, đó là tiếp tục tăng cường đào tạo cán 
bộ, thực hiện tốt các nghiệp vụ phòng ngừa 
rủi ro theo thông lệ kinh doanh ngoại hối 
quốc tế, chủ động và linh hoạt mua bán ngoại 
tệ trên thị trường, chú trọng đến các nghiệp 
vụ phái sinh.
Tài liệu tham khảo: 
1. https://www.imf.org/en/Data 
2. https://www.bankofamerica.com/
3. ECB (2017), “ECB completes foreign reserves 
investment in Chinese renminbi equivalent to 
€500 million”, Press Release, June 2017;
4. https://www.thomsonreuters.com/en.html
5. Bloomberg
6. www.babypips.com
7. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2017 của 
Vietcombank
8. https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-
te/tham-vong-quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te-
cua-trung-quoc-3130004.html
9.  
-doanh-ngoai-hoi-trong-3-quy-dau-nam-20181 
0271148322.chn
Địa chỉ tác giả: Khoa tài chính ngân hàng _ 
Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: hailv@hou.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfkinh_doanh_ngoai_hoi_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_t.pdf