Kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Tóm tắt

Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế

quốc gia. Để khu vực này tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững thì việc kiểm soát tình hình

tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa to lớn. Kiểm soát tài chính

giúp chủ sở hữu doanh nghiệp nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành

và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động của

các thành viên trong doanh nghiệp đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung và thực hiện

được các mục tiêu của doanh nghiệp

pdf 15 trang phuongnguyen 8760
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Kiểm soát tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
TAØI CHÍNH
68 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển doanh nghiệp có một vị trí 
quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế. 
quốc gia đặc biệt là các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ. Để khu vực này tiếp tục tăng trưởng 
và phát triển bền vững thì việc kiểm soát 
tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa to lớn. 
Kiểm soát tài chính doanh nghiệp là công cụ 
để các chủ sở hữu, các nhà đầu tư quản lý, 
giám sát hiệu quả vốn đầu tư. Kiểm soát tài 
chính giúp chủ sở hữu doanh nghiệp nắm bắt 
được chính xác, toàn diện về tình hình tài 
chính để điều hành và giám sát các mặt hoạt 
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 
đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp 
đúng theo định hướng, chiến lược phát triển 
chung và thực hiện được các mục tiêu của 
doanh nghiệp.
2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TÀI 
CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CÁC DOANH 
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Tóm tắt 
Sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế 
quốc gia. Để khu vực này tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững thì việc kiểm soát tình hình 
tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa to lớn. Kiểm soát tài chính 
giúp chủ sở hữu doanh nghiệp nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành 
và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt động của 
các thành viên trong doanh nghiệp đúng theo định hướng, chiến lược phát triển chung và thực hiện 
được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ khóa: Kiểm soát tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ..
Mã số: 243. Ngày nhận bài: 23/03/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 30/03/2016. Ngày duyệt đăng: 30/03/2016.
Abstract 
The development of SMEs plays an important role in the development of national economy. To 
make the SMEs keep on growing and sustainably developing, the control of the financial situation 
of enterprises in order to improve efficiency of using capital have a great significance. Financial 
control helps business’ owners capture the financial situation accurately, comprehensively in order 
to manage and monitor business’ activities, to ensure the activity of members in business going right-
oriented, right-general development strategy and to successfully implement objectives of enterprise.
Key words: Control finance, efficiency capital, SME. 
Paper No.243. Date of receipt: 23/03/2016. Date of revision: 30/03/2016. Date of approval: 30/03/2016.
KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM
Phùng Thị Lan Hương*
* TS. Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp
TAØI CHÍNH
69Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
2.1. Cơ chế và nội dung kiếm soát tài 
chính các DNN&V của Việt Nam
Việc đánh giá tác động kiểm soát tài chính 
với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 
được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh 
hiệu quả sử dụng vốn. Kiểm soát tài chính tốt 
thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được 
cải thiện, ngược lại nếu hoạt động kiểm soát tài 
chính kém thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh 
nghiệp sẽ giảm sút, không đạt yêu cầu đặt ra.
Kiểm soát tài chính các DNV&V Việt Nam 
được thực hiện thông qua việc kiểm soát việc 
quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh 
nghiệp, Kiểm soát hoạt động kinh doanh 
của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất, tiêu 
thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động 
kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài 
chính; thu nhập khác và kết quả hoạt động 
kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ 
sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài 
sản (ROA).
 2.2 Phân tích thực trạng kiểm soát tài 
chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng 
vốn qua số liệu từ các báo cáo tài chính của 
các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
Phương pháp chọn mẫu phân tích: Trong 
1000 doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực miền 
Trung, Việt Nam gửi phiếu khảo sát có 812 
gửi phiếu trả lời. Đồng thời nhóm tác giả tiến 
hành nghiên cứu báo cáo tài chính của 32 
doanh nghiệp trong 812 doanh nghiệp khảo 
sát. Sử dụng số liệu tổng hợp từ báo cáo tài 
chính qua 5 năm từ 2009 đến 2013 của các 
doanh nghiệp được chọn. Và sử dụng phương 
pháp phân tích theo nhóm vùng địa lí và theo 
nhóm ngành nghề kinh doanh.
Phân tích kiểm soát tài chính thông qua báo 
cáo tài chính: Theo nhận định chung của các 
doanh nghiệp đã khảo sát, trong vòng 5 năm 
vừa qua phần lớn các doanh nghiệp phát triển 
bình thường. 
Theo kết quả khảo sát thì khoảng 81% các 
doanh nghiệp được khảo sát là phát triển bình 
thường và tốt; 17.5% các doanh nghiệp đánh 
giá là hoạt động sản xuất kinh doanh của họ 
phát triển theo chiều hướng chậm lại và 1,5% 
doanh nghiệp đánh giá là không lạc quan về 
hướng phát triển.
Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của các 
doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2010 
có xu hướng tăng. Năm 2010 tăng 8,2% so 
với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm 
3,6% so với năm 2010. Mức giảm này là do 
ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế 
giới năm 2008. Qua bảng số liệu trên ta thấy 
được nguồn vốn của các doanh nghiệp thì 
vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, chi 
phối trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh 
nghiệp. Quy mô vốn chủ gia tăng chứng tỏ 
các doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất 
kinh doanh, dưới dạng các dự án đầu tư mới 
hay mở rộng sản xuất. Tổng nợ có xu hướng 
giảm qua các năm, năm 2011 giảm 10,9% so 
với năm 2009, năm 2013 giảm 9,8% so với 
năm 2009. 
Khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp 
gia tăng đều qua các năm 2009-2013 thể hiện 
thông qua hệ số nợ giảm dần từ 0,465 năm 
2009 xuống còn 0,386 năm 2013.
Vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp 
mặc dù tăng dần nhưng chiếm một tỷ trọng 
cao và việc gia tăng vốn ở các doanh nghiệp 
chủ yếu là gia tăng vốn vay. Các doanh nghiệp 
đã chứng tỏ năng lực sản xuất kinh doanh qua 
các dự án đầu tư hiệu quả để thu hút ngày càng 
nhiều vốn vay ngân hàng.
TAØI CHÍNH
70 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
Bảng 2: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả họat động của DNN&V miền Trung VN
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
So sánh 
2013/2009
Vòng quay tổng tài sản 1,52 1,39 1,50 1,51 1,53 0,006
Vòng quay VCSH 2,77 2,37 2,54 2,48 2,53 -0,09
LNTT/DT 0,07 0,07 0,04 0,06 0,04 -0,44
Nguồn Báo cáo tài chính các DNN&V miền Trung Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các năm thông 
qua hai chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và vòng 
quay VCSH đều lớn hơn 1. Điều này có thể là 
điều đáng mừng cho các doanh nghiệp, việc sử 
dụng tài sản, sử dụng VCSH của doanh nghiệp 
vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vòng 
quay tổng tài sản năm 2013 là lớn nhất tức là 
mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp 1,53 
đồng doanh thu. Vòng quay VCSH của năm 
2009 là lớn nhất, cứ 1 đồng VCSH lại tạo ra 
cho doanh nghiệp 2,77 đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 
cho chúng ta biết mức độ sinh lời của một đồng 
doanh thu trong một kỳ kinh doanh, phản ánh 
doanh số bán ra có bao nhiêu lợi nhuận. Không 
phải lúc nào doanh thu tạo ra càng nhiều thì lợi 
nhuận mang lại càng cao. Vì vậy nhìn vào tỷ lệ 
chúng ta có thể thấy 1 đồng doanh thu thì tạo 
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ sô này mang 
giá trị dương nghĩa là công ty có lãi. Tỷ số này 
Về hiệu quả hoạt động
Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một 
công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu 
cầu phát sinh. Một công ty có khả năng chuyển 
đổi hàng dự trữ và các khoản phải thu thành 
tiền mặt nhanh hơn sẽ có tốc độ huy động tiền 
mặt nhanh hơn. Hệ số hoạt động đo lường qua 
các chỉ tiêu: vòng quay tổng tài sản, vòng quay 
tài sản ngắn hạn, vòng quay vốn chủ sở hữu
Bảng 1: Tài sản, vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 
miền Trung Việt Nam
Chỉ tiêu Đvt
Năm So sánh
2009 2010 2011 2012 2013 2013/2009
Tổng vốn tài sản Tỷ
đồng
1.416,4 1.532,5 1.477,4 1.590,5 1.538,1 8,59
DT thuần 2.101,8 2.042,2 2.264,6 2.322,4 2385,7 13,51
LN gộp 315,1 365,2 356,7 360,7 380,6 20,79
LN trước thuế 153,2 142,3 92.1 133,6 98,0 -36,03
Vốn chủ sở hữu 757,5 861,2 890,1 934,7 943,9 24,61
Vốn cố định 538,5 603,2 544,8 635,1 576,3 7,02
Vốn lưu động 877,9 929,3 932,6 955,4 961,8 9,56
Tổng nợ 658,9 671,4 587,3 655,8 594,3 -9,80
Nguồn Báo cáo tài chính DNN&V miền Trung Việt Nam
TAØI CHÍNH
71Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính DNN& V miền Trung Việt Nam
Nhóm SL Chỉ tiêu Đvt
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Tổng 32
Đà Nẵng
ROI= LN/Tổng vốn 0,10 0,06 0,03 0,01 0,03
ROE= LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,16 0,08 0,04 0,01 0,03
Doanh thu/Vốn lưu động 1,64 1,71 2,14 1,91 2,31
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,15 0,09 0,05 0,02 0,05
Hệ số quay vòng vốn DT/VCSH Lần 2,25 2,00 2,22 1,78 1,83
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 2,10 1,76 1,83 2,57 2,69
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,53 0,46 0,47 0,35 0,28
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,47 0,54 0,53 0,65 0,72
ROA=LNST/Tổng TS 0,08 0,05 0,02 0,01 0,02
Hệ số khả năng trả lãi vay 3,19 1,55 0,93 0,35 1,23
Đắc Lắc
ROI – LN/Tổng vốn 0,09 0,09 0,08 0,07 0,1
ROE= LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,21 0,18 0,14 0,13 0,16
Doanh thu/Vốn lưu động 2,71 2,62 2.63 2,43 2,84
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,12 0,12 0,08 0,09 0,12
Hệ số quay vòng vốn Lần 6,30 5,01 5,41 2,43 5,03
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,49 1,28 1,61 1,45 1,58
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,66 0,60 0,75 0,59 0,53
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,34 0,40 0,25 0,41 0,47
ROA=LNST/Tổng TS 0,07 0,07 0,07 0,05 0,08
Hệ số khả năng trả lãi vay 6,13 4,72 2,78 4,29 7,43
Nghệ An
ROI = LN/Tổng vốn 0,07 0,08 0,04 0,05 0,03
ROE = LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,07 0,09 0,05 0,06 0,04
Doanh thu/Vốn lưu động 0,98 1,01 1,21 1,31 1,21
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,13 0,14 0,08 0,09 0,05
Hệ số quay vòng vốn Lần 0,73 0,77 0,98 1,31 1,19
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,78 2,03 3,71 2,09 1,02
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,32 0,29 0,31 0,27 0,37
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,68 0,71 0,69 0,73 0,63
ROA=LNST/Tổng TS 0,05 0,06 0,03 0,04 0,02
Hệ số khả năng trả lãi vay 16,01 7,08 3,71 6,15 7,33
mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh 
thua lỗ. Các doanh nghiệp có tỷ số này giảm 
từ năm 2009 – năm 2013. Năm 2009 và năm 
2010 có tỷ lệ là 0,07 tức là cứ 1 đồng doanh 
thu thì tạo ra 0,07 lợi nhuận, là những năm có 
tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2009-2013. Năm 
2013 giảm 44% so với năm 2009. Điều này 
chứng tỏ các doanh nghiệp kinh doanh chưa 
hiệu quả.
Phân chia theo địa lý
TAØI CHÍNH
72 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
Thanh Hóa
ROI = LN/Tổng vốn 0,17 0,09 0,06 0,16 0,07
ROE = LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,16 0,12 0,08 0,25 0,11
Doanh thu/Vốn lưu động 8,10 2,64 2,98 2,33 2,47
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,27 0,13 0,09 0,23 0,10
Hệ số quay vòng vốn Lần 6,14 3,06 3,33 2,33 3,35
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 2,91 1,53 1,93 1,89 2,04
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,21 0,43 0,41 0,49 0,47
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,79 0,57 0,59 0,51 0,53
ROA=LNST/Tổng TS 0,13 0,07 0,05 0,13 0,06
Hệ số khả năng trả lãi vay 5,66 14,65 3,71 9,46 6,09
Khánh Hòa
ROI = LN/Tổng vốn 0,15 0,18 0,11 0,14 0,12
ROE = LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,21 0,23 0,14 0,18 0,16
Doanh thu/Vốn lưu động 2,73 3,95 3,15 4,35 3,47
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,34 0,39 0,24 0,32 0,23
Hệ số quay vòng vốn 1,36 1,81 1,43 1,83 3,07
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,16 1,68 0,96 1,16 1,49
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,43 0,40 0,42 0,43 0,40
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,57 0,60 0,58 0,57 0,60
ROA=LNST/Tổng TS 0,12 0,14 0,08 0,11 0,10
Hệ số khả năng trả lãi vay 8,09 10,80 4,46 9,47 5,49
Quảng Nam
ROI = LN/Tổng vốn 0,15 0,13 0,16 0,15 0,06
ROE = LN sau thuế/ Tổng VCSH 0,24 0,22 0,22 0,22 0,04
Doanh thu/Vốn lưu động 2,69 2,62 3,79 3,83 3,83
Lợi nhuận/vốn lưu động 0,24 0,19 0,25 0,25 0,06
Hệ số quay vòng vốn 1,67 1,79 2,41 2,27 3,13
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,22 1,63 1,68 1,35 1,32
Hệ số nợ=Tổng nợ/Tổng NV 0,51 0,52 0,43 0,47 0,38
Hệ số VCSH=1-Hệ số nợ 0,49 0,48 0,57 0,53 0,62
ROA=LNST/Tổng TS 0,12 0,10 0,12 0,12 0,02
Hệ số khả năng trả lãi vay 9,23 4,69 3,11 4,87 2,46
Nguồn Báo cáo tài chính các DNN&V miền Trung Việt Nam
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROI) cho 
biết cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu 
đồng lợi nhuận. Khu vực Đà Nẵng, tỷ suất này 
có xu hướng giảm, năm 2009 là 0,1, đến năm 
2013 chỉ còn 0,03. Khu vực Đắc Lắc, tỷ suất 
này có xu hướng tăng, chứng tỏ các doanh 
nghiệp có xu hướng hoạt động tốt, năm 2009 
là 0,09 đến năm 2013 là 0,1. Khu vực Nghệ 
An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Nam, 
Bình Định cũng có xu hướng giảm như khu 
vực Đà Nẵng, chứng tỏ các doanh nghiệp này 
hoạt động chưa hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) 
cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu có thể 
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảy khu 
vực Đà Nẵng, Nghệ An, Đắc lắc, Thanh Hóa, 
TAØI CHÍNH
73Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định có tỷ lệ 
này giảm dần là do lợi nhuận sau thuế tăng rất 
ít, thậm chí là giảm. Cụ thể, khu vực Đà Nẵng 
giảm từ 0,16 năm 2009 xuống 0,03 năm 2013; 
khu vực Đắc Lắc giảm từ 0,21 năm 2009 
xuống 0,16 năm 2013, khu vực Nghệ An năm 
2010 là 0,09 giảm xuống còn 0,04 năm 2013.
Dễ thấy tỷ lệ thanh toán hiện thời của các 
doanh nghiệp là chấp nhận được vì lớn hơn 
1 ở khu vực Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, 
Đắc Lắc. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp 
có đủ khả năng trả nợ trong năm do số tài sản 
lưu động có thể chuyển thành tiền mặt trong 
kỳ kinh doanh, đủ để trang trải toàn bộ số nợ 
ngắn hạn của mình. Đây là một dấu hiệu giúp 
doanh nghiệp có thể thuyết phục chủ nợ của 
mình yên tâm về khả năng thanh toán, do đó 
có thể huy động thêm vốn khi cần thiết.
Chỉ tiêu doanh thu/vốn lưu động: chỉ tiêu 
này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì 
thu được bao nhiêu đồng vốn doanh thu. Qua 
bảng trên ta thấy, khu vực Đà Nẵng, Đắc Lắc, 
Nghệ An có chỉ tiêu này cao và tăng đều qua 
các năm. Riêng khu vực Thanh Hóa lại có xu 
hướng giảm mạnh, năm 2009 là 8,1, đến năm 
2013 còn 2,47.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động: So 
với mặt bằng thị trường thì hiệu suất sử dụng 
vốn của các doanh nghiệp còn thấp, giảm dần 
qua các năm. Khu vực Đà Nẵng, năm 2009 
là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,15 đồng lợi 
nhuận, trong khi đó năm 2013 giảm còn 0,05 
đồng lợi nhuận. Khu vực Nghệ An cũng như 
vậy, năm 2009 cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại 
0,13 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2013 chỉ 
còn 0,05 đồng lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả 
sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp 
giảm, chưa đạt được hiệu quả.
Vốn là yếu tố không thể thiếu của mọi quá 
trình sản xuất kinh doanh. Do vậy quản lý vốn 
và quản lý tài sản trở thành một trong những 
nội dung quan trọng của quản trị tài chính. 
Mục tiêu quan trọng của quản lý vốn và tài 
sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh 
doanh tiến hành bình thường với hiệu quả 
kinh tế cao nhất.
Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn (nợ/tổng tài 
sản) cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh của 
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là đi vay, 
hay có bao nhiêu phần trăm tài sản  ... 
hiệu quả sử dụng vốn cố định.
d) Các khó khăn của các doanh nghiệp 
trong nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu 
động, vốn lưu động: Một trong những khó 
khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp gặp 
phải là tình hình lạm phát cao, có 506 doanh 
nghiệp chiếm 55,51% gặp phải khó khăn này. 
Có 49,78% doanh nghiệp cho biết việc hàng 
hóa ứ đọng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn 
TAØI CHÍNH
77Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn 
lưu động. Có 217 doanh nghiệp chiếm 23,79% 
cho biết việc làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến 
không bù đắp được các khoản chi phí sản xuất 
khiến việc quản lý và sử dụng vốn lưu động 
gặp nhiều khó khăn. Một số ít doanh nghiệp 
cho biết họ gặp các khó khăn khác trong việc 
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.3.10. Các biện pháp kiểm soát tài chính 
DN vừa và nhỏ đã áp dụng để nâng cao hiệu 
quả sử dụng vốn
a. Các biện pháp doanh nghiệp áp dụng 
trong tăng cường công tác kiểm soát tài chính 
doanh nghiệp
Theo báo cáo khảo sát có 345 doanh nghiệp 
được hỏi (chiếm 42.3%) cho rằng yếu tố chất 
lượng nhân sự ảnh hưởng đến tăng cường công 
tác kiểm soát tài chính doanh nghiệp. 267 doanh 
nghiệp chiếm 32.9% cho rằng cần hoàn thiện 
quy trình kiểm soát tài chính DN, 412 doanh 
nghiệp chiếm 50.7% cho rằng cần đầu tư công 
nghệ kiểm soát và chỉ có 121 doanh nghiệp 
chiếm 14.9% cho rằng các biện pháp khác.
345
267
412
121
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Nâng cao chất 
lượng nhân sự
Hoàn thiện quy 
trình kiểm soát
Đầu tư công nghệ 
kiểm soát
Khác
Biểu đồ 4: Các biện pháp tăng cường công tác kiểm soát tài chính doanh nghiệp
Nguồn số liệu điều tra
b) Các biện pháp kiểm soát các yếu tố 
liên quan tiêu thụ sản phẩm nhằm để tăng 
doanh thu: 
Để tăng doanh thu có 244 doanh nghiệp 
(chiếm 30%) tăng giá bán, 398 doanh nghiệp 
chiếm 49% tăng số lượng SP tiêu thụ, có 641 
doanh nghiệp (chiếm 79%) tăng cường các 
hoạt động Marketing, quảng cáo giới thiệu sản 
phẩm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; 503 doanh 
nghiệp (chiếm 62%) đã thực hiện tăng chất 
lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh và 
tạo uy tín với khách hàng; 235 doanh nghiệp 
(chiếm 29%) lại lựa chọn việc tăng bán chịu 
để thu hút lượng khách hàng, có 211 doanh 
nghiệp (chiếm 26%) giảm chiết khấu cho các 
đại lý để giảm chi phí.
c) Các biện pháp quản lý doanh nghiệp sử 
dụng để tăng lợi nhuận: 
Đa số các DN đều áp dụng các biện pháp 
tăng lợi nhuận như tăng doanh thu, giảm các 
khoản chi phí bán, hạ giá thành sản phẩm 
và giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý 
doanh nghiệp chiếm trên 55%. Chỉ có chiếm 
3,5%) sử dụng các biện pháp khác để tăng 
lợi nhuận.
TAØI CHÍNH
78 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
d) Các biện pháp kiểm soát đầu tư, mua 
sắm sử dụng TSCĐ doanh nghiệp sử dụng 
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố 
định, vốn cố định: 
Theo kết quả khảo sát có 584 doanh nghiệp 
chiếm 72%, tiến hành giảm mua sắm, xây 
dựng tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử 
dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp. 
Việc cho thuê những tài sản cố định chưa sử 
dụng cũng là một biện pháp được nhiều doanh 
nghiệp áp dụng nhằm tận dụng các tài sản 
chưa sử dụng nhằm tăng thêm nguồn thu cho 
doanh nghiệp, có 514 doanh nghiệp chiếm 63 
% sử dụng cách này. Ngoài ra doanh nghiệp 
được hỏi sử dụng biện pháp thanh lý TSCĐ 
không cần dùng một cách kịp thời nhằm gia 
tăng hiệu quả sử dụng vốn của DN có 507 
doanh nghiệp chiếm 62.4%. Một số ít doanh 
nghiệp (14 doanh nghiệp) sử dụng các biện 
pháp khác hoặc không biết sử dụng biện pháp 
600
232
160
107
32 11 4 4
0
100
200
300
400
500
600
700
Tăng số
vòng quay
VLĐ
Quản trị
hàng tồn
kho
Tăng
cường
mua chịu
Kéo dài
thời gian
nộp thuế,
nộp phí
Nợ lương
lao động
Không biết Khác Khác
Biểu đồ 6: Các biện pháp DN đã sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, VLĐ
Nguồn: Số liệu điều tra
482 482 497 504
280
100
200
300
400
500
600
Tăng doanh thu Hạ giá thành Giảm chi phí bán
hàng
Giảmchi phí điều
hành
Khác
Biểu đồ 5: Các biện pháp để tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp
Nguồn: Số liệu điều tra
TAØI CHÍNH
79Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
nào trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài 
sản cố định của các doanh nghiệp.
đ) Các biện pháp tài chính mà doanh 
nghiệp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả sử 
dụng tài sản lưu động, vốn lưu động:
 Kết quả khảo sát cho thấy phần đa các 
doanh nghiệp sử dụng biện pháp tăng vòng 
quay vốn lưu động, giảm thời gian quay vòng 
vốn (có 640 doanh nghiệp chiếm 74%), 232 
doanh nghiệp chiếm 28.6% doanh nghiệp lựa 
chọn tăng cường quản trị hàng tồn kho. Ngoài 
ra các biện pháp như kéo dài thời hạn nộp 
thuế, nộp phí, nợ lương người lao động được 
một số ít doanh nghiệp lựa chọn, vẫn còn một 
số doanh nghiệp không biết hay áp dụng các 
biện pháp khác trong việc nâng cao hiệu quả 
sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp mình.
2.3.11. Đánh giá về doanh nghiệp kiểm 
soát tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá 
mức độ kiểm soát tài chính đạt ở mức tốt với 
371 doanh nghiệp chiếm 45.7%. Có 325 doanh 
nghiệp chiếm 40% cho rằng việc kiểm soát tài 
chính DN ở mức bình thường. Chỉ có 49 doanh 
nghiệp chiếm 6% cho rằng việc kiểm soát của 
các doanh nghiệp mình là chưa tốt. số ít doanh 
nghiệp không biết về chất lượng kiểm soát tài 
chính của các doanh nghiệp mình.
4,32
45,7
40
6,7
1,54 1,74
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Rất không tốt
Không biết
Biểu đồ 7: Đánh giá về kiểm soát tài chính 
của các doanh nghiệp
Nguồn: Số liệu điều tra
2.4 Đánh giá kiểm soát tài chính với 
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các 
DNN&V của Việt Nam
• Về quy mô vốn chủ sở hữu và bảo toàn 
vốn
Nhìn chung, quy mô vốn chủ sở hữu của 
các DNN&V không ngừng gia tăng và được 
bảo toàn. Cụ thể, đến cuối năm 2013 đạt 943.9 
tỷ đồng với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu tính 
chung đạt 5.7% Nguồn bổ sung vốn chủ sở 
hữu chủ yếu từ lợi nhuận sau thuế và thặng 
dư vốn cổ phần. Ngoài việc vốn chủ sở hữu 
không ngừng được tích lũy và tăng trưởng, 
các DNN&V đã huy động một lượng vốn từ 
nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu vốn vay để 
đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh
• Hệ số an toàn vốn
Tỉ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 
của các DNN&V của Việt Nam nhìn chung ở 
mức thấp, nằm trong ngưỡng cho phép và có 
xu hướng ngày càng cải thiện
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động 
trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động sản xuất 
kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay ngân hàng 
và vốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính không 
hợp lý, dễ phát sinh rủi ro về cân đối dòng 
tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở 
hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo, 
ảnh hưởng đến tính ổn định và phát triển của 
doanh nghiệp. 
• Hiệu quả sử dụng vốn
Đánh giá một cách tổng quan, tốc độ tăng 
trưởng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. 
Doanh thu của các DNN&V của Việt Nam từ 
2101,8 tỷ đồng cuối năm 2009 lên đến 2385,7 
tỷ đồng cuối năm 2013 tăng 13.5%. Lợi nhuận 
trước thuế tăng giảm thất thường từ 153,3 tỷ 
đồng cuối năm 2009 giảm xuống còn 98 tỷ 
TAØI CHÍNH
80 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
đồng cuối năm 2013 giảm 36.1%. Tuy nhiên 
hiệu quả sử dụng vốn so với mặt bằng chung 
còn thấp.
Tuy nhiên kiểm sát tài chính các DNN&V 
của Việt Nam còn có những hạn chế
- Kiểm soát tài chính các DNN& V chưa 
tốt bởi vì hiệu quả sử dụng vốn của các DN 
còn thấp so với mặt bằng chung.
- Các DNN&V chưa đảm bảo tính độc lập 
trong hoạt động kiểm sát, trách nhiệm trong 
hoạt động kiểm sát của các chủ sở hữu được 
quy định rõ ràng, gây khó khăn trong thực thi 
và đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát.
- Về phương thức giám sát: Phương thức 
giám sát gián tiếp không đảm bảo tính kịp thời 
vì chỉ dựa trên báo cáo tài chính hàng năm 
trong khi đó báo cáo tài chính năm của DN. 
Bên cạnh đó, phương thức giám sát trực tiếp 
chưa phát huy hết hiệu quả và không đảm bảo 
tính kịp thời, các hoạt động thanh tra hiện 
đang thực hiện theo cơ sở kế hoạch hàng năm. 
Nếu chỉ dựa trên các hoạt động này thì khó 
đảm bảo tính kịp thời và chủ động của hoạt 
động kiểm sát.
- Các biểu báo cáo còn chưa đầy đủ và 
chưa hoàn thiện, không bao quát các vấn đề 
lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của DN như về 
tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính 
hiện tại, triển vọng về tăng trưởng, các rủi ro 
tiềm tàng, các sự kiện lớn hay các yếu tố đặc 
thù của ngành, 
-Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 
của DN: chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu về 
tài chính và tuân thủ, chưa có các chỉ tiêu về 
quản trị DN, về xu thế phát triển DN. Các chỉ 
tiêu chỉ dựa trên các hoạt động trong quá khứ, 
không tính đến các chỉ tiêu về tăng trưởng dài 
hạn và bền vững, không nhìn vào kết quả và 
kỳ vọng trong tương lai.
3. GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 
KIỂM SOÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ 
DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN 
XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH 
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIỆT NAM 
HIỆN NAY
3.1. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ Việt Nam
3.1.1. Hoàn thiện phương thức và quy trình 
kiểm soát tài chính doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần hoàn thiện phương 
thức kiểm soát bằng việc kết hợp các phương 
thức kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp, 
kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát 
sau. Trong đó đặc biệt coi trọng việc kiểm 
soát trước và kiểm soát trong nhằm phát hiện 
kịp thời các yếu tố tích cực, tiêu cực, hạn chế 
về tài chính và quản lý tài chính của doanh 
nghiệp để khuyến nghị, chỉ đạo, cảnh báo kịp 
thời cho doanh nghiệp. Cùng với việc hoàn 
thiện phương thức kiểm soát tài chính, cần có 
quy trình kiểm soát tài chính thống nhất để 
đánh giá kịp thời và chính xác tình hình tài 
chính doanh nghiệp. 
3.1.2. Hoàn thiện các văn bản nội bộ kiểm 
soát tài chính doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả của họat động kiểm 
soát tài chính doanh nghiệp, các DNN&V Việt 
Nam cần hoàn thiện các văn bản, quy định, 
quy chế kiểm soát tài chính doanh nghiệp. Cụ 
thể như sau:
Thứ nhất, Xây dựng hệ thống báo cáo định 
kỳ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, không 
trùng lắp tình hình tài chính doanh nghiệp để 
lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá toàn diện 
và chuẩn xác hơn tình hình tài chính doanh 
nghiệp. 
TAØI CHÍNH
81Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
Thứ hai, xây dựng các quy định xếp loại 
các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở 
cho việc đánh giá việc thực hiện trong toàn 
doanh nghiệp phục vụ cho việc kiểm soát tài 
chính, giảm thiểu các rủi ro. 
3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
cho kiểm soát tài chính doanh nghiệp
a. Đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý: Mỗi 
nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận thức rõ 
vai trò lãnh đạo của mình đồng thời nâng cao 
trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của 
mình, thường xuyên cập nhật những kiến thức 
mới về quản trị. Nâng cao kỹ năng cần thiết 
để phát triển các kế hoạch, chiến lược kinh 
doanh nhằm giúp cho việc huy động, quản lý 
và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, 
tránh tình trạng bị động chỉ đến khi thấy cần 
vốn đầu tư mới bắt đầu lập kế hoạch huy động 
dẫn tới việc bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, hoặc quá 
lạc quan về kế hoạch phát triển, đánh giá thấp 
các rủi ro và trở ngại liên quan. 
b. Đối với nhân viên, người lao động: Một 
hệ thống kiểm soát tin cậy phải có đội ngũ 
nhân viên kiểm soát có năng lực, có kỹ năng 
cao và được đào tạo cơ bản. Đặc biệt, đối với 
kiểm soát rủi ro tài chính, từng bước đáp ứng 
các tiêu chuẩn quốc tế các doanh nghiệp cần 
áp dụng chế độ khuyến khích nâng cao kiến 
thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý 
bằng tiền thưởng theo kết quả học tập của 
người học để khuyến khích nhân viên của họ 
đi học. 
3.1.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ 
thông tin
Để giải quyết những khó khăn trong kiểm 
soát tài chính doanh nghiệp với kỳ vọng nâng 
cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 
yêu cầu doanh nghiệp cần đầu tư và hoàn 
thiện hơn nữa thu thập thông tin đầy đủ, kịp 
thời và chính xác. Các doanh nghiệp cần sử 
dụng phần mềm thống kê hỗ trợ việc phân tích 
và đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Các doanh 
nghiệp cần triển khai hệ thống lưu trữ thông tin 
và thông tin dự phòng nhằm đảm bảo nguồn 
dữ liệu đầy đủ cho họat động kiểm soát. Các 
doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực kế toán, 
hệ thống tài khoản được áp dụng theo thông lệ 
quốc tế thì việc thiết lập phần mềm kiểm soát 
tài chính có nhiều cơ sở để thực hiện. Chính 
việc áp dụng phần mềm kiểm soát thuận lợi 
cho công tác khai thác thông tin, đảm bảo sự 
thống nhất trong doanh nghiệp tiến tới hiện 
đại hóa việc kiểm soát tài chính doanh nghiệp. 
Bên cạnh nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ 
thông tin thì yếu tố nhân sự cập nhật, sử lý và 
phân tích thông tin cũng có vai trò quan trọng 
trong họat động kiểm soát.
3.2. Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn 
thiện thể chế kinh tế thị trường, các văn bản 
cơ chế kiểm soát tài chính doanh nghiệp nhằm 
tạo môi trường cho hoạt động của các doanh 
nghiệp với mục tiêu cơ bản là: tạo điều kiện 
cho các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập thị 
trường và rút lui khỏi thị trường; cải thiện môi 
trường kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng giữa 
các thành phần kinh tế; quản lý nhà nước đối 
với doanh nghiệp tách bạch với chức năng đầu 
tư kinh doanh của Nhà nước tại doanh nghiệp; 
xác lập rõ ràng quyền sở hữu của cá nhân, tổ 
chức đối với tài sản trong doanh nghiệp, nghĩa 
vụ của họ đối với doanh nghiệp và trách nhiệm 
đối với kết quả kinh doanh; thể chế hóa các cơ 
chế này bằng các văn bản pháp luật.
4. KẾT LUẬN 
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh 
tế thế giới tác động tới tất cả các ngành, các 
lĩnh vực đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và 
TAØI CHÍNH
82 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
nhỏ của Việt Nam. Xu hướng này đã mang 
đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt 
Nam những cơ hội phát triển nhưng cũng chứa 
đựng nhiều thách thức. Để vượt qua những 
thách thức mang tính khốc liệt này đòi hỏi 
các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc 
áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng 
cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩmmà 
vẫn đề cốt lõi quan trọng là kiểm soát tốt tình 
hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm soát 
tài chính đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng 
vốn một cách hiệu quả; Kiểm soát tài chính 
giúp doanh nghiệp nắm bắt được chính xác, 
toàn diện về tình hình tài chính để điều hành 
và giám sát các mặt hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự hoạt 
động của các doanh nghiệp theo định hướng, 
chiến lược phát triển chung và thực hiện được 
các mục tiêu của doanh nghiệp.q
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Thị Cúc, (2000), Phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thanh niên.
2. Trần Ngọc Thơ, 2005, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
3. Dạ Thy, 2010, Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Báo điện tử Tầm nhìn
4. VCCI, 2015, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2014, NXB thông tin và 
truyền thông
5. Website Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_tai_chinh_voi_viec_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_c.pdf