Internet ở ba quốc gia: chiến lược cho tăng trưởng?

Giới thiệu

Sau khi quả bong bóng Internet bị nổ tung vào năm 2000, việc sử dụng Internet vẫn

tăng lên nhanh chóng và liên tục ở nhiều nước đang phát triển. Mặc dù người ta đã viết

rất nhiều về sự “ngăn cách kỹ thuật số" (Digital Divide), nghiên cứu mới đây của Liên

Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU) cho thấy nhiều nước nghèo có tốc độ tăng trưởng về

điện thoại, máy vi tính và Internet cao hơn các nước giàu và sự ngăn cách này đang

được dần được thu hẹp.1 Có nhiều yếu tố gây nên sự tăng trưởng đó – ví dụ điện thoại

di động có thể tăng dung lượng dễ dàng và có chi phí thấp hơn điện thoại cố định, và

phần lớn sự gia tăng số người dùng điện thoại là do sự đóng góp của khu vực điện

thoại di động.2 Tương tự như vậy, giá máy vi tính đang tiếp tục giảm và hiện tại

những chiếc máy mới với chất luợng bình dân chỉ có giá 400$ hoặc thấp hơn. Doanh

số máy tính cá nhân toàn cầu năm 2002-2004 đã vượt quá 500 triệu USD, và đang tiến

gần đến con số 1 tỷ. Với giá 400$ thì máy vi tính đã tương đương với những chiếc Tivi

vốn được sử dụng rộng rãi tại các nước nghèo.3 Internet nói chung đòi hỏi phải có

đường điện thoại và máy vi tính, mặc dù các công nghệ không dây không lệ thuộc vào

máy vi tính đang bắt đầu trở thành một nhân tố mới ở một số nước đang phát triển. Tỷ

lệ sử dụng Internet ở các nước đang phát triển hiện nay mới chỉ vào khoảng 5-6%. Đối

với Internet, chính sách của chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng vì các chi phí kết

nối, dung lượng đường truyền (và từ đó là sự thuận tiện trong việc sử dụng), và mức

độ "sàng lọc" các website bị cấm thường do chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm

soát. Một khi các chi phí đã giảm đi thì sự ngăn cách lớn nhất thường xuất phát từ nội

bộ của từng quốc gia, và chịu tác động của các chính sách của chính phủ không thua

kém gì những yếu tố khác. Đặc biệt, khả năng cung cấp các tuyến điện thoại, kết nối

Internet với giá rẻ, các điểm café Internet hay các điểm truy cập Internet công cộng

khác sẽ quyết định khả năng tiếp cận Internet nói chung đối với các gia đình có thu

nhập trung bình và thu nhập thấp, tuy rằng độ tuổi và học vấn cũng là những yếu tố

quan trọng.

pdf 17 trang phuongnguyen 120
Bạn đang xem tài liệu "Internet ở ba quốc gia: chiến lược cho tăng trưởng?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Internet ở ba quốc gia: chiến lược cho tăng trưởng?

Internet ở ba quốc gia: chiến lược cho tăng trưởng?
 HARVARD UNIVERSITY 
CENTER FOR BUSINESS AND GOVERNMENT 
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138 
VIETNAM PROGRAM 
TEL: (617) 495-1134 
Fax: (617) 496-5245 
David_Dapice@harvard.edu 
INTERNET Ở BA QUỐC GIA: 
 CHIẾN LƯỢC CHO TĂNG TRƯỞNG? 
 Giáo sư David Dapice 
Phó giáo sư kinh tế Đại học Tufts và Kinh tế gia 
Chương trình Việt Nam tại Trường Quản Lý Nhà Nước John F. Kennedy 
Trung Tâm Doanh Nghiệp và Chính Phủ 
THÁNG NĂM 2005 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
2
Giới thiệu 
Sau khi quả bong bóng Internet bị nổ tung vào năm 2000, việc sử dụng Internet vẫn 
tăng lên nhanh chóng và liên tục ở nhiều nước đang phát triển. Mặc dù người ta đã viết 
rất nhiều về sự “ngăn cách kỹ thuật số" (Digital Divide), nghiên cứu mới đây của Liên 
Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU) cho thấy nhiều nước nghèo có tốc độ tăng trưởng về 
điện thoại, máy vi tính và Internet cao hơn các nước giàu và sự ngăn cách này đang 
được dần được thu hẹp.1 Có nhiều yếu tố gây nên sự tăng trưởng đó – ví dụ điện thoại 
di động có thể tăng dung lượng dễ dàng và có chi phí thấp hơn điện thoại cố định, và 
phần lớn sự gia tăng số người dùng điện thoại là do sự đóng góp của khu vực điện 
thoại di động.2 Tương tự như vậy, giá máy vi tính đang tiếp tục giảm và hiện tại 
những chiếc máy mới với chất luợng bình dân chỉ có giá 400$ hoặc thấp hơn. Doanh 
số máy tính cá nhân toàn cầu năm 2002-2004 đã vượt quá 500 triệu USD, và đang tiến 
gần đến con số 1 tỷ. Với giá 400$ thì máy vi tính đã tương đương với những chiếc Tivi 
vốn được sử dụng rộng rãi tại các nước nghèo.3 Internet nói chung đòi hỏi phải có 
đường điện thoại và máy vi tính, mặc dù các công nghệ không dây không lệ thuộc vào 
máy vi tính đang bắt đầu trở thành một nhân tố mới ở một số nước đang phát triển. Tỷ 
lệ sử dụng Internet ở các nước đang phát triển hiện nay mới chỉ vào khoảng 5-6%. Đối 
với Internet, chính sách của chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng vì các chi phí kết 
nối, dung lượng đường truyền (và từ đó là sự thuận tiện trong việc sử dụng), và mức 
độ "sàng lọc" các website bị cấm thường do chính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm 
soát. Một khi các chi phí đã giảm đi thì sự ngăn cách lớn nhất thường xuất phát từ nội 
bộ của từng quốc gia, và chịu tác động của các chính sách của chính phủ không thua 
kém gì những yếu tố khác. Đặc biệt, khả năng cung cấp các tuyến điện thoại, kết nối 
Internet với giá rẻ, các điểm café Internet hay các điểm truy cập Internet công cộng 
khác sẽ quyết định khả năng tiếp cận Internet nói chung đối với các gia đình có thu 
nhập trung bình và thu nhập thấp, tuy rằng độ tuổi và học vấn cũng là những yếu tố 
quan trọng. 
Những chính sách nào là thích hợp để thúc đẩy việc phổ biến nhanh chóng các công 
nghệ quan trọng này? Để đưa ra câu trả lời, bài nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm 
ở 3 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam và Ukraine. Đây có thể xem là một sự pha trộn 
hơi lạ thường vì Việt Nam là nước nghèo nhất trong 3 nước, và Ukraine có tốc độ tăng 
trưởng kinh tế âm hầu như trong suốt thập niên 1990, trong khi đó Việt Nam và đặc 
biệt là Trung Quốc lại tăng trưởng rất nhanh. Nhưng cả 3 nước đều đã từng là các nền 
kinh tế kế hoạch hóa tập trung Xã hội chủ nghĩa, và cả 3 nước đều đã bước vào nền 
kinh tế thị trường tuy ở những mức độ khác nhau. Cả 3 nước đều bắt đầu với một công 
ty điện thoại độc quyền cấp trên và cả 3 nước với mức độ khác nhau đều đã cho phép 
cạnh tranh ở những phân khúc khác nhau trong thị trường viễn thông. Thế nhưng kết 
quả là khác nhau, nhất là về tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây, như được 
minh họa trong Bảng 1. 
1  là địa chỉ trang web của Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (the International 
Telecommunications Union). Tổ chức này cung cấp trực tuyến các dữ liệu miễn phí về điện thoại cố 
định và di động, máy tính cá nhân và người dùng Internet. 
2 Một bản tin mới đây (The Economist, 12/2/05, “Nokia’s turnaround”) ước tính doanh số thiết bị di 
động cầm tay năm 2003 -2005 là 1,9 tỉ USD. Nghĩa là khoảng 30% dân số của thế giới được trang bị 
các thiết bị di động cầm tay trong vòng 3 năm! 
3 Năm 2002, các nước có mức thu nhập thấp và trung bình có 19 máy thu hình, nhưng chỉ có 2,8 máy tính 
cá nhân trên 100 dân, tức trên khoảng 20 hay 25 hộ gia đình. (Bảng 5.11, 2004 World Development 
Indicators, World Bank.) Tại Việt nam, 52% số hộ gia đình có Tivi (2002) và cứ 100 người dân thì có 2 
máy tính cá nhân (2004). 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
3
Những dữ liệu căn bản 
Bảng 1: Một vài dữ liệu về 3 nước trong năm 1999/2003 hoặc 2004 
Số người sử dụng điện thoại/Máy tính cá nhân/Internet trên 1000 dân 
 Thu nhập 
bình 
quân đầu 
người* 
Điện 
thoại cố 
định 
Điện 
thoại di 
động 
Máy tính 
cá nhân Internet 
Tỷ lệ dân 
số thành 
thị 
Trung Quốc $4520 86/209 34/256 12/28 7/72 37% 
Ukraine $4800 199/230 4/166 16/19 4/124 68% 
Việt Nam $2300 27/55 4/67 9/14 1/74 25% 
* Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người qui đổi theo sức mua tương đương (PPP) năm 2002. Khi 
có dấu gạch chéo “/”, số thứ nhất là của năm 1999 và số thứ 2 của năm 2003 hoặc 2004. Tỷ lệ dân số 
thành thị là tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị trên tổng số dân. Nguồn dữ liệu: 2004 World 
Development Indicators, World Bank, Bảng 1, 5.10 và 5.11., và cơ sở dữ liệu của ITU. 
Một điểm đáng chú ý trong Bảng 1 là năm 1999, hơn một nửa số người có máy tính cá 
nhân ở Trung Quốc có thể truy cập Internet (tuy một số người truy cập Internet tại nơi 
làm việc hoặc café Internet), trong khi đó tỷ lệ này ở Ukraine chỉ là 1/4 và ở Việt Nam 
là 1/9. Điều này cho thấy ngay từ những thời gian đầu khi các nước đã có những sự 
khác biệt lớn về khả năng tiếp cận Internet (sau khi đã loại bỏ sự khác nhau về số 
lượng máy tính cá nhân), và điều này phản ánh chính sách của chính phủ. 
Đến năm 2003-2004 tất cả các nước này đều đã có những tiến bộ to lớn về công nghệ 
thông tin. Sự tăng trưởng về sử dụng điện thoại và Internet đã vượt xa tốc độ tăng thu 
nhập thực tế bình quân đầu người (15% đến 30%) trong suốt thời gian 4 năm. Đáng 
chú ý là sự nhảy vọt đáng kinh ngạc về điện thoại di động, mặc dù phương tiện này 
vẫn chưa được sử dụng một cách bình thường để truy cập Internet ở hầu hết mọi nơi.4 
Bước nhảy vọt gấp 41 lần trong 5 năm ở Ukraine thật là kỳ diệu, trong khí đó cú nhảy 
gấp 7 lần của Trung Quốc từ một nền tảng đã phát triển rộng cũng thật là ấn tượng. 
Việt Nam với việc nới lỏng các qui định gần đây, cũng đạt được bước nhảy vọt gấp 16 
lần. Trong vòng 5 năm, tổng số máy điện thoại ở Việt Nam đã tăng vọt từ 2,4 đến trên 
10 triệu. 
Vùng phủ sóng và năng lực cũng được cải thiện. Đến cuối năm 2004, 98% số xã ở Việt 
Nam đã có điện thoại, và dự kiến đến năm 2005 sẽ là 100%. Trung Quốc, với một 
lãnh thổ rộng lớn hơn, đã có 85% số xã có đường điện thoại. Ukraine có dịch vụ rộng 
khắp trong phạm vi và xung quanh tất cả các thành phố và dọc theo các trục xa lộ 
chính. Chi phí kết nối điện thoại di động thấp hơn, và nhờ đó cước phí cũng thấp hơn, 
và đó chính là nguyên nhân đã làm cho khu vực này tăng nhanh hơn so với điện thoại 
cố định. Việc lắp đặt cũng không có sự chậm trễ nào, và giá của những thiết bị di động 
cầm tay đang giảm đi cùng với cước thuê bao hàng tháng. Việc lắp đặt thiết bị mới để 
tăng thêm dung lượng cũng nhanh chóng hơn các tuyến điện thoại cố định, nhờ đó tốc 
độ tăng trưởng số thuê bao cũng nhanh hơn. 
4 Nghiên cứu do tạp chí The Economist trích dẫn cho thấy việc sử dụng điện thoại di động trong những 
năm gần đây có nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và người nghèo hơn là Internet vốn mới được sử 
dụng bởi một thiểu số nhỏ. “Gọi xuyên bức tường ngăn cách”, ngày 10 tháng 3 năm 2005. Bài báo cũng 
cho thấy rằng số thuê bao ở châu Phi đã tăng thêm 150% trong năm ngoái! 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
4
Mức độ sử dụng máy tính cá nhân cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó Việt Nam tăng 
gấp 2 lần từ năm 1999 đến 2004, và Trung Quốc tăng hơn 2 lần từ 1999 đến 2002. 
Ukraine có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều (20%) trong thời gian từ 1999 đến 2002, 
và có thể chỉ đạt ở mức ngang bằng với Việt Nam mặc dù Việt Nam có mức thu nhập 
bình quân đầu người qui đổi theo sức mua (PPP) chỉ bằng một nửa của Ukraine. Tuy 
nhiên, số liệu về máy tính cá nhân có xu hướng bị chậm trễ so với số liệu về điện thoại 
di động hay Internet vì người ta phải ước tính tốc độ thanh lý các máy tính cũ. 
Sử dụng Internet đang lan rộng nhanh chóng ở tất cả các nước 
Các nguồn số liệu mới nhất của các nước về mức độ sử dụng Internet cho thấy một sự 
tăng trưởng nhanh chóng từ những xuất phát điểm còn thấp vào năm 1999. Việt Nam 
công bố đến cuối năm 2004 số người sử dụng Internet đã tăng gấp đôi so với năm 2003 
và đạt mức ước tính là 74 người trên 1000 dân.5 Trung Quốc tuyên bố đến cuối năm 
2004 đã có 94 triệu người dùng Internet, chiếm tỷ lệ 72 người trên 1000 dân, tăng thêm 
18% so với năm trước.6 Báo cáo của Ukraine ít nhất quán hơn, nhưng một nguồn tin 
thương mại (Sputnik Media) công bố đến cuối năm 2004 đã có 5,9 triệu người dùng 
Internet, đạt ỷ lệ 124 người trên 1000 dân, tăng 50% so với năm 2003. Tuy nhiên, chỉ 
có từ 1/2 đến 2/3 số người Ukraine này sử dụng Internet ít nhất 1 lần trong 1 tuần. Như 
vậy có thể ước tính tỷ lệ sử dụng Internet tương đương7 là 6% đến 8%. Với sự nở rộ 
của loại hình café Internet giá rẻ ở khu vực thành thị, các phương tiện Internet ở trường 
học và những nơi công cộng khác, cùng với việc giảm giá truy cập Internet qua điện 
thoại và máy tính cá nhân, thì sự lan rộng của Internet hoàn toàn không phải là điều 
đáng ngạc nhiên. Nói chung, mức độ sử dụng Internet dường như thay đổi cùng chiều 
với mức thu nhập đầu người, học vấn, khu vực thành thị (mặc dù yếu tố này chỉ đại 
diện cho số người sở hữu điện thoại), và tuổi trẻ – và tất nhiên là cả các yếu tố khác 
như chi phí truy cập thấp, khả năng tiếp cận cao hơn và tốc độ kết nối nhanh hơn.8 
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về mức độ sử dụng Internet, với một tỷ lệ cao trong 
tầng lớp khá giả và sinh viên thành thị, cần phải được so sánh với sự phổ biến Internet 
ở các vùng nông thôn và trong tầng lớp những người cao tuổi. Trung Quốc là nước duy 
nhất có các cuộc điều tra chi tiết và định kỳ về đặc điểm của người sử dụng Internet. 
Tại Trung Quốc, chưa đến 1/5 số người sử dụng có độ tuổi trên 35, và dưới 1% số 
người sử dụng là nông dân hoặc quân nhân. Về mặt địa lý, mức độ sử dụng ở Trung 
5 “Thị trường Internet vẫn tăng trưởng mặc dù chính phủ can thiệp”, Saigon Times, trang 3, ngày 
6/1/2005. Bài báo cho biết số thuê bao Internet đã tăng từ 823.000 năm 2003 lên 2 triệu. Số người sử 
dụng Internet đã tăng gấp đôi và đạt con số 6 triệu trong vòng 1 năm. 
6 Trung Tâm Thông Tin Internet Trung Quốc (www.cnnic.net) tiến hành điều tra 6 tháng 1 lần và cung 
cấp dữ liệu cho hầu hết các phân tích có liên quan. Xem thêm bài viết của OECD/STI số 2005/4, “Tổng 
quan và hiện trạng các tiêu chí về Công nghệ thông tin và truyền thông chính thức cho Trung Quốc" của 
tác giả Masahiro Katsuno. 
7 Trung Quốc định nghĩa người sử dụng Internet là người từ 6 tuổi trở lên và có sử dụng Internet ít nhất 
1 giờ trong 1 tuần. Việt Nam xác định số người sử dụng Internet bằng cách nhân 3 lần số lượng người 
thuê bao Internet, và với tỷ lệ như thế thì dường như người ta đã giả thiết rằng hầu hết thành viên từ 6 
tuổi trở lên trong một gia đình (có thuê bao Internet) đều sử dụng Internet. Nhưng số lượng thuê bao vẫn 
tiếp tục tăng với tốc độ 3-4%/tháng trong năm 2005. Còn ở Ukraine thì có những con số ước tính rất 
khác nhau về số người sử dụng Internet ít nhất 1 lần trong 1 tuần. 
8 Một nghiên cứu gần đây dùng mô hình kinh tế lượng để dự báo và giải thích mức độ sử dụng Internet, 
được đăng trong bài tham luận số 881 của Trung Tâm Tăng Trưởng Kinh Tế Yale, “Những yếu tố quyết 
định sự cách biệt về kỹ thuật số trên toàn cầu: Phân tích so sách giữa các quốc gia về mức độ sử dụng 
máy vi tính và Internet”, của tác giả Menzie Chinn và Robert Fairlie, Tháng 3 năm 2004. 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
5
Quốc dao động từ 15% ở Quảng Đông (liền kề Hồng Kông) và 26-28% ở Bắc Kinh và 
Thượng Hải, cho đến dưới 5% ở các tỉnh tương đối nghèo. Năm 2003 số người sở hữu 
máy tính cá nhân đã đạt 28% tổng số hộ gia đình ở khu vực thành thị, nhưng tiêu chí 
này thậm chí vẫn không được đưa vào các cuộc điều tra hộ gia đình ở nông thôn trong 
năm đó. Mặc dù giá cước Internet không cao – trên 2/3 số người sử dụng chi dưới 
12$/tháng – nhưng nó vẫn là đắt so với mức thu nhập ở các vùng nông thôn, nhất là 
khi các cơ sở và phương tiện truy cập Internet công cộng vẫn chưa có. (Giá cước truy 
cập Internet tại các điểm café Internet chỉ khoảng 30 cents/giờ! Tất cả các thành phố và 
hầu hết các thị trấn đề có loại hình dịch vụ này.) Khi thị trường tự nhiên ở thành thị đã 
bão hòa thì sự phát triển tiếp theo sẽ phụ thuộc việc cải thiện khả năng tiếp cận và sự 
cắt giảm giá cước Internet ở những nơi nghèo khó và các vùng nông thôn. Việt Nam 
đang chú trọng đầu tư máy vi tính cho các trường học và các trụ sở công cộng, với 
ngân sách dành cho 1 triệu máy tính giá rẻ để phân phối cho các nơi. Tuy nhiên cho 
đến nay Internet phần lớn vẫn là một hiện tượng của khu vực thành thị ở tất cả 3 quốc 
gia.9 
Với bản chất đô thị của Internet thì vấn đề Ukraine đã không làm tốt hơn được so với 
Trung Quốc và nhất là so với Việt Nam quả là điều đáng ngạc nhiên. Chúng ta hãy lấy 
tỷ lệ sử dụng Internet thực tế vào cuối năm 2004 là gần 7% đối với Trung Quốc, từ 5% 
đến 7% cho Ukraine và Việt Nam, và so sánh tỷ lệ này với dân số “có khả năng trở 
thành người sử dụng”, được tính bằng 60% dân số thành thị và 20% dân số nông thôn. 
Cách đo lường này sẽ cho chúng thấy các chính sách đã và đang thúc đẩy việc sử dụng 
Internet mạnh đến mức nào đối với những người có khả năng sử dụng Internet trong 
điều kiện hiện tại.10 Theo cách đo lường này, Trung Quốc đã đạt mức độ sử dụng 
Internet là 20% trên tổng số người sử dụng tiềm năng – và số người sử dụng tiềm năng 
chiếm 35% tổng số dân. Việt Nam có lẽ chỉ thua kém Trung Quốc đôi chút (đó là điều 
ngạc nhiên bởi Việt Nam có sự khởi đầu muộn và có mức thu nhập đầu người thấp), 
nhưng lại nhỉnh hơn Ukraine, như Bảng 2 cho thấy. 
Bảng 2 
Tỷ lệ người sử 
dụng tiềm năng 
trong tổng số dân 
Tỷ lệ người sử 
dụng thực tế trong 
tổng số dân 
Tỷ lệ người sử dụng 
thực tế trên tổng số 
người sử dụng tiềm 
năng 
Trung Quốc 35% 7% 20% 
Việt Nam 30% 5% - 7% 17% - 23% 
Ukraine 47% 6% - 8% 13% - 17% 
Ghi chú: Số liệu năm 2004. Số người sử dụng tiềm năng được ước tính bằng 60% dân số thành thị và 
20% dân số nông thôn. 
9 Tại Ukraine, 80% số người dùng Internet cư trú ở khu vực thành thị (2003), dân số thành thị chiếm 
68% dân số cả nước. Cứ 10 người dân thì có gần 6 người sống ở Kiev. Thế nhưng đến năm 2004 mới 
chỉ có 15% số trường học được kết nối Internet. 
10 Đây là cách tính thô sơ và mang tính tùy ý. Cách tính này đã tính đến việc những người có đầu óc tiến 
bộ và người có thu nhập khá cao  ... mới chỉ phổ biến Internet tới được 1/8 tổng số khách 
hàng tiềm năng của mình, so với 1/5 ở Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc rõ ràng 
đã đầu tư nhiều nhất và cho phép cạnh tranh nhiều nhất trong ngành viễn thông, nhưng 
tỷ lệ người sử dụng tiềm năng của nước này cũng chỉ tương đương với Việt Nam. Tuy 
rằng các số liệu của Việt Nam có thể được ước tính quá cao so với Trung Quốc, nhưng 
Việt Nam đạt được như vậy vẫn là điều đáng ngạc nhiên bởi Trung Quốc có mức thu 
nhập đầu người gấp đôi của Việt Nam. 
Sự xuất hiện nhiều phương thức truy cập Internet khác nhau là rất quan trọng trong 
việc mở rộng Internet ở các khu vực thành thị. Nếu có các điểm café Internet giá rẻ 
hoặc các dịch vụ trả trước hay thẻ truy cập qua mạng điện thoại (không cần phải thuê 
bao), thì sẽ có nhiều người sử dụng tiềm năng truy cập Internet, điều mà trước đây họ 
không làm được nếu không có điện thoại cố định, máy vi tính, và phải thuê bao hàng 
tháng. Tuy nhiên, những đổi mới này có thể chưa đủ để phổ biến sử dụng đến các vùng 
nông thôn. Để làm điều đó, sự xuất hiện của công nghệ Wi-Max và các công nghệ 
không dây cố định với chi phí tương đối thấp có lẽ sẽ là then chốt, mặc dù các công 
nghệ này chỉ có thể triển khai dần dần trong vòng từ 2 đến 5 năm nữa. Ở Việt nam, với 
giá bán tương đối thấp (dưới 300 $), máy vi tính trở thành những công cụ có chi phí 
ngang bằng một chiếc Tivi, và trên 70% số hộ gia đình hiện đã có Tivi. Nếu như Việt 
Nam có thể phổ biến việc sử dụng máy vi tính đến phần lớn các hộ gia đình có mức 
thu nhập 500 $/người/năm, thì nhiều nước đang phát triển khác cũng có thể làm được. 
(Chính phủ Việt Nam còn cung cấp máy vi tính cho các trường học, thư viện và bưu 
điện) . 
Một câu hỏi sẽ được đặt ra là kết nối Internet ở nông thôn nên được định giá như thế 
nào. Nếu định giá quá thấp, các nhà cung cấp Internet (ISP) sẽ e dè trong việc đầu tư 
xứng đáng và đường truyến kết nối sẽ rất chậm hoặc sẽ không có nếu không được nhà 
nước trợ cấp. Nếu định giá quá cao thì chỉ có một số ít gia đình nông thôn tận dụng 
được ưu thế của các đường kết nối khả dĩ. Bên cạnh việc khuyến khích hay thậm chí là 
trợ cấp cho việc sử dụng các công nghệ mới và có chi phí thấp, kinh nghiệm của Chile 
cũng có thể phù hợp với nhiều vùng nông thôn. Chile áp dụng đấu thầu mức trợ cấp để 
cho phép một công ty được hưởng độc quyền ở các vùng nông thôn. Nghĩa là một công 
ty sẽ yêu cầu được trợ cấp bao nhiêu để cung cấp một mức dịch vụ nhất định với một 
giá cước nhất định ở các vùng nông thôn nghèo. Và kết quả thật đáng ngạc nhiên đối 
với chính phủ nước này. Nhiều công ty không cần được trợ cấp, mà sẵn sàng đầu tư 
nếu họ biết rằng các chi phí cố định của mình không bị phân chia cho các nhà cung cấp 
khác. Nếu chi phí cố định cao (tuy đang giảm đi với công nghệ Wi-Max), có thể xuất 
hiện một nhà độc quyền tự nhiên (natural monopoly) ở các vùng với mức sử dụng ban 
đầu thấp, và những kiểu thoả thuận như vậy có thể cung cấp dịch vụ sớm hơn so với 
trường hợp cho phép cạnh tranh tự do. Tuy nhiên, khi mức độ thâm nhập thị trường 
tăng lên, đến một điểm nào đó cần phải cho phép cạnh tranh. Nếu có sự trợ cấp cho 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
14
đầu tư vốn thì có thể phải có sự cạnh tranh ngay từ đầu. Tuy cách làm này ban đầu ít 
hiệu quả hơn một chút, nhưng nó có khả năng đem lại các dịch vụ tốt hơn về sau này.23 
Một yếu tố khác làm hạn chế sự tăng trưởng của việc sử dụng Internet có hiệu quả là 
vấn đề thiếu nội dung (nhưng chưa được nghiên cứu trong bài viết này). Một khi đã có 
đường kết nối với giá rẻ, cần phải có một lý do nào đó để sử dụng Internet. Ở các khu 
vực thành thị, người ta thường bắt đầu với thư điện tử, tán gẫu và chơi game qua mạng, 
xem tin tức và giải trí. Gọi điện thoại đường dài và điện thoại quốc tế cũng trở nên phổ 
biến hơn khi khả năng kết nối tốc độ cao tăng lên. Chỉ có những sử dụng cho các mục 
đích thương mại điện tử, việc làm, nghiên cứu và các mục đích khác cao cấp hơn xem 
ra là tăng lên từ từ. Nhưng ở nông thôn rất có khả năng có những loại hình website 
khác sẽ kích thích những người tương đối nghèo tiếp tục sử dụng. Những ví dụ ở Ấn 
Độ cho thấy những website cung cấp thông tin về giá nông nghiệp và những vấn đề 
thực tiễn khác được rất nhiều người biết đến. Nhiều làng nghề hoặc hợp tác xã sử dụng 
Internet để tiếp thị và kinh doanh. Một số website cung cấp thông tin về y tế cũng 
chứng tỏ rất hữu ích khi các dịch vụ chất lượng cao ở xa quá hoặc quá đắt. 
Việc sử dụng Internet cho mục đích giáo dục ở các nước đang phát triển cho đến nay 
dường như vẫn còn bị hạn chế, tuy rằng nguyên nhân có thể là thiếu nội dung thông tin 
trong nước. Chương trình Học Liệu Mở của Trường Fulbright (FETP 
OpenCourseWare) ở TP. HCMC ghi nhận được gần 100.000 lượt tải tài liệu (không 
phải là số lượt xem) mỗi tháng trong năm vừa qua. Điều này cho thấy nếu có nội dung 
trong nước tốt, nó vẫn được sử dụng cho dù không có sự quảng bá nào cả. (Tài liệu của 
MIT OpenCourseWare có thiên hướng nghiêng về các nước có thu nhập tương đối cao, 
mặc dù việc sử dụng các tài liệu này chỉ phản ánh một phần tỷ lệ người dùng Internet. 
Chẳng hạn, khu vực Nam Á chiếm hơn 20% dân số thế giới nhưng chỉ có 2,5% số lần 
truy cập tài liệu OCW của MIT, và chỉ chiếm 2,6% số người sử dụng Internet trên toàn 
cầu. Bắc Mỹ, châu Âu và đông Á chiếm gần 90% tổng số người sử dụng.24) Liệu sự 
thành công của Trường Fulbright ở Việt Nam có thể nhân rộng ra các ngành học khác 
ở bậc đại học hay các chương trình học ở cấp phổ thông hay không vẫn còn là một vấn 
đề còn phải xem xét. Nhìn chung, nhiều website hiện nay có xu hướng là sản phẩm sử 
dụng một lần, ít có tài liệu mới hoặc ít được chăm sóc, và điều này đã làm cho số 
lượng người sử dụng suy giảm nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Ngân sách thường 
chỉ cho phép xây dựng nên một website, nhưng không có hoặc không đủ để duy trì. 
Cho đến nay, sự hỗ trợ lâu dài về nội dung cho các website trong lĩnh vực giáo dục hay 
dịch thuật vẫn không phải là khía cạnh được các nhà tài trợ chú ý. 
Tóm lại, Internet đang tăng trưởng nhanh chóng ở cả 3 nước được nghiên cứu, mặc dù 
các hoạt động viễn thông ở một vài nước vẫn còn mang tính tập trung. Bởi vì Internet 
được xem là quan trọng nên thường có những chính sách buộc công ty độc quyền cấp 
trên phải tìm cách tăng nhanh mức độ sử dụng. Cho đến nay, Internet chủ yếu mới đến 
được với giới trẻ ở thành thị và việc sử dụng vẫn còn ở mức đơn giản. Một khi giá 
cước tiếp tục giảm và tốc độ kết nối tăng lên, thị trường thành thị sẽ phát triển rộng lớn 
trong một vài năm. Việc vươn tới những người sử dụng ở nông thôn và nâng cấp khả 
23 Tăng trưởng điện thoại di động ở Việt Nam nhanh đến mức một tỷ lệ khá cao các cuộc gọi bị rớt sóng 
(không thực hiện được) – ở những giờ cao điểm và những nơi có mật độ cao, tỷ lệ này lên đến 1/3. Cả 
nước chỉ có 2 công ty chính cạnh tranh và không có công ty nào đầu tư đủ để đáp ứng các dịch vụ một 
cách thỏa đáng. Nhưng nhiều nhà cung cấp đang được tiếp nhận và áp lực pháp lý đang yêu cầu phải 
đầu tư mở rộng năng lực nhiều hơn. 
24 Trích từ MIT OpenCourseWare – Báo cáo kết quả đánh giá chương trình, tháng 3 năm 2004. 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
15
năng sử dụng ở nhóm thành thị sẽ đòi hỏi phải có thêm tư duy, thử nghiệm và đầu tư 
phát triển nội dung – có lẽ là bằng ngôn ngữ địa phương. Có thể xem xét những khoản 
trợ cấp để mở rộng dịch vụ ở các vùng xa xôi và các vùng nông thôn nghèo, tuy các 
công nghệ không dây phát triển nhanh chóng có thể làm giảm chi phí nhiều tới mức 
các khoản trợ cấp cần thiết có thể là rất nhỏ hoặc bằng 0 trong một vài năm tới. 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
16
Phụ lục: Thảo luận về dữ liệu Internet 
Ở mỗi nước đều có nhiều nguồn khác nhau về sử dụng Internet và các nguồn này 
không hoàn toàn tương thích với nhau. Phần phụ lục này sẽ thảo luận về các nguồn và 
chất lượng dữ liệu của mỗi nước. 
Ở Trung Quốc, Trung tâm thông tin Internet (CNNIC) tổ chức điều tra về người sử 
dụng Internet cứ 6 tháng một lần kể từ năm 1997. Bài nghiên cứu này sử dụng kết quả 
điều tra được công bố tháng 1 năm 2004. Cuộc điều tra cho thấy có gần 80 triệu người 
sử dụng, tương đương với tỷ lệ hơn 60 người sử dụng trên 1000 dân. ("Người sử 
dụng" là người có sử dụng Internet ít nhất 1 giờ trong 1 tuần.) Nhưng cuộc điều tra 
cũng đã thừa nhận một số người có sử dụng Internet ở cơ quan và ở nhà, hoặc sử dụng 
ở nhà và cả café Internet có thể đã bị tính trùng 2 lần. Số người sử dụng tăng thêm kể 
từ cuộc điều tra tháng 1 năm 2003 là 20 triệu, tức là 30%, tính theo số liệu thô. Số 
người sử dụng vào tháng 1 năm 2000 là 8,9 triệu, như vậy số người sử dụng Internet 
theo số liệu "thô" đã tăng gấp 9 lần trong vòng 4 năm. Những nơi có mức độ sử dụng 
Internet cao là Bắc Kinh (28%), Thượng Hải (27%), Quảng Đông (12%), và Thiên Tân 
(14%). Nhiều tỉnh tương đối nghèo có tỷ lệ người sử dụng dưới 5% dân số (Hà Bắc, 
Hà Nam, Hải Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Tây, An Huy, Quý Châu, Sơn Tây, 
Vân Nam, Tây Tạng, Nội Mông, Cam Túc, Thanh Hải), và các tỉnh khác có tỷ lệ từ 5-
10% (Trùng Khánh, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Giang Tô, Triết Giang, 
Phúc Kiến, Sơn Đông, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Tân Cương). 
Trung Quốc còn thu thập dữ liệu về các loại kết nối, và sự tăng trưởng của băng thông 
rộng thật đáng kinh ngạc – số người sử dụng đã tăng từ 6,6 triệu lên 17,4 triệu trong 
năm vừa qua! Nếu cộng thêm đường thuê bao (thường qua cơ quan), với số người sử 
dụng tăng từ 20 lên 26,6 triệu, và đường ISDN (tăng từ 4,3 lên 5,5 triệu), thì số người 
sử dụng kết nối tốc độ cao đã tăng từ 31 triệu lên gần 50 triệu chỉ trong vòng 1 năm. 
Rõ ràng số người sử dụng kết nối Internet có tốc độ cao tăng nhanh hơn rất nhiều so 
với các nước khác. 
Cuối cùng, ở Trung Quốc có cả những cuộc điều tra chuyên sâu về người sử dụng, như 
cuộc điều tra do tiến sĩ Guo Liang của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc thực 
hiện. Năm 2003 ông đã hoàn tất một báo cáo cho tổ chức Markle Foundation, trong đó 
phỏng vấn người sử dụng mạng ở 12 thành phố có qui mô trung bình. Kết quả điều tra 
cho thấy khi người ta sử dụng Internet càng lâu thì mục đích sử dụng của họ thay đổi 
càng nhiều và càng phức tạp, không chỉ là tán gẫu, thư điện tử, giải trí và chơi game. 
Tất nhiên là chuyện người ta có thể ghé thăm các điểm café Internet bất cứ lúc nào đã 
chứng tỏ việc sử dụng Internet ở mức độ đơn giản hành hiện nay vẫn đang thịnh ở 
Trung Quốc. 
Dữ liệu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), một tổ 
chức mới đi vào hoạt động từ năm 2001. Trung tâm này cung cấp ít số liệu hơn nhiều 
so với đối tác Trung Quốc, nhưng có bao gồm số lượng thuê bao Internet (1,1 triệu 
thuê bao tại thời điểm tháng 4/2004 với số người sử dụng ước tính là 4,4 triệu – gấp 20 
lần con số năm 2000! Đến tháng 3 năm 2005, số thuê bao đã nhảy vọt lên tới 2,2 triệu 
nhưng số người sử dụng chỉ lên đến 6,5 triệu. Điều này chứng tỏ có sự khác biệt về 
cách ước tính số lượng người sử dụng. Năm 2002, Ngân Hàng Thế Giới đánh giá tỷ lệ 
sử dụng Internet của Việt Nam chỉ là 1,8%, tức là bằng 1/4 của tỷ lệ 7,4% vào tháng 
12 năm 2004.) Tuy nhiên, việc áp dụng phương thức truy cập qua điện thoại mà 
David O. Dapice Biên dịch: Trương Sĩ Ánh 
17
không cần phải thuê bao và việc phát hành thẻ Internet trả trước trong thời gian gần 
đây có thể tính cả những người kết nối bằng các phương thức khác hoặc những người 
chỉ sử dụng khi có việc cần là những người sử dụng. VNNIC còn cung cấp số liệu thuê 
bao của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Công ty điện thoại cấp trên (VNPT) 
chiếm thị phần là 60%. Một công ty công nghệ có liên hệ với nhà nước chiếm 25%; 2 
công ty khác chiếm 10% và 3 công ty nữa chiếm 5% thị phần còn lại. Theo tin tức báo 
chí, việc sử dụng băng thông rộng dường như mới chỉ bắt đầu (khoảng 10.000 thuê bao 
năm 2003), với giá cước khoảng 70 $/tháng năm 2003, gấp đôi giá cước ở Mỹ và gấp 
khoảng 4 lần ở Trung Quốc – nước có mức thu nhập đầu người gấp đôi Việt Nam. Rất 
có thể giá cước này sẽ giảm xuống trong năm 2004 và số người sử dụng băng thông 
rộng sẽ tăng lên gấp bội. Tuy rằng các số liệu theo vùng địa lý không được cung cấp, 
nhưng một ISP đã cung cấp số liệu về người sử dụng chia theo tỉnh. Khoảng 4/5 số 
người sử dụng tập trung ở một vài thành phố chính như Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM 
(và các tỉnh lân cận) và Đà Nẵng hoặc Huế. Tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam đầu 
năm 2004 (5% dân số) tương đương với Trung Quốc đầu năm 2003. Với mức thu nhập 
đầu người chỉ bằng một nửa Trung Quốc, Việt Nam đang theo sát Trung Quốc về mức 
độ sử dụng, nhưng bị tụt hậu khá xa về tốc độ kết nối. Đồng thời, rất nhiều người Việt 
Nam sử dụng Internet tại các điểm café Internet. Các điểm này thu cước phí rẻ và có 
mặt ở nhiều thành phố, nhưng vẫn kém tiện lợi hơn nhiều so với sử dụng ở nơi làm 
việc hay ở nhà. 
Ở Ukraine không có nguồn dữ liệu chính thức nào về Internet cả. Chỉ có 1 số liệu ước 
tính có nguồn gốc từ một ấn phẩm thương mại, “Hoa tiêu công nghệ cao" (The Hi-
Tech Navigator), có số phát hành cho năm 2003. Ấn phẩm này viết rằng đến cuối năm 
2002 đã có hơn 1 triệu người sử dụng thường xuyên (1 hay nhiều lần trong 1 tuần), với 
tốc độ tăng trưởng là 40-50% và kỳ vọng sẽ duy trì cho đến năm 2005. Điều đó cho 
thấy tỷ lệ sử dụng Internet cho năm 2004 ước tính là 4%, tức là chỉ có hơn 2 triệu 
người. Họ còn bổ sung thêm rằng từ năm 1998 đến 2002, số người dùng Internet đã 
tăng mỗi năm là 70%. Hầu hết kết nối đều thông qua mạng điện thoại (dialup), và 75% 
số người sử dụng truy cập Internet tại nơi làm việc. Trên 80% số người sử dụng tập 
trung ở 6 thành phố lớn nhất. Một ước tính riêng rẽ của một tập đoàn thương mại 
(Sputnik Media) đưa ra tỷ lệ sử dụng Internet đến cuối năm 2004 là 12,4%, tuy không 
cho biết mỗi người sử dụng đã dùng Internet thường xuyên như thế nào. Dịch vụ DSL 
mới bắt đầu được triển khai từ năm 2004, nhưng chi phí sẽ phải giảm xuống rất nhiều 
để phù hợp với khả năng chi trả. 
Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế đã xuất bản cuốn “Báo cáo phát triển viễn thông thế 
giới” năm 2003, trong đó đưa ra một tiêu chí là “chỉ số tiếp cận kỹ thuật số” (digital 
access index.) Tiêu chí này xem xét 8 yếu tố, bao gồm tỷ lệ sử dụng Internet cố định, 
di động và băng thông rộng; và tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học, băng thông 
quốc tế trên 1 đầu người và giá cước truy cập Internet. Cả 3 nước được nghiên cứu đều 
nằm trong nhóm có “năng lực tiếp cận trung bình”, tức là nhóm 3 trong tổng số 4 
nhóm. Trung Quốc và Ukraine ngang bằng nhau với chỉ số 0,43 (bằng nửa của nước 
đứng đầu là Thụy Điển), trong khi đó Việt Nam có chỉ số là 0,31. Báo cáo này sử dụng 
số liệu của năm 2002. Nếu không phân tích riêng biệt các yếu tố trên thì khó có thể 
đánh giá được tính hữu dụng của chỉ số này, nhưng kết quả phân tích trong báo cáo 
này cho thấy thực trạng ở 3 nước trong năm 2004 gần sát với nhau hơn là những gì mà 
chỉ số này cho thấy, trừ mức độ sử dụng băng thông rộng. 

File đính kèm:

  • pdfinternet_o_ba_quoc_gia_chien_luoc_cho_tang_truong.pdf