Hiệu quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014

TÓM TẮT

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thay đổi cơ bản hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lợi của các

ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi các ngân hàng thực

hiện tái cấu trúc theo Đề án 245 của Nghị quyết Trung ương 3 - Khóa XI. Số liệu từ các báo cáo

tài chính công bố của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014 được sử dụng để ước

lượng. Kết quả cho thấy suất sinh lợi của tài sản (ROA) có mối tương quan thuận với tỉ lệ vốn chủ

sở hữu/tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trường kinh tế; và có mối tương quan nghịch với tái

cấu trúc. Đồng thời, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối tương quan thuận với quy mô

ngân hàng, tăng trường kinh tế, lạm phát và có mối tương quan nghịch với tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ,

vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tái cấu trúc. Kết quả nghiên cứu chi ra rằng các ngân hàng phải

gánh chịu áp lực trong giai đoạn tái cấu trúc làm giảm khả năng sinh lợi so với giai đoạn trước khi

tái cấu trúc.

pdf 9 trang phuongnguyen 680
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Hiệu quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
108 
HIỆU QUẢ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 
EFFICIENCY OF RESTRUCTURING COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM 
FROM 2006 TO 2014 
Ngày nhận bài: 24/08/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 25/09/2018 
Phan Đình Khôi, Bùi Lê Thái Hạnh, Lê Hồng Nga, Nguyễn Quỳnh Thanh Trúc 
TÓM TẮT 
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thay đổi cơ bản hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam 
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lợi của các 
ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi các ngân hàng thực 
hiện tái cấu trúc theo Đề án 245 của Nghị quyết Trung ương 3 - Khóa XI. Số liệu từ các báo cáo 
tài chính công bố của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014 được sử dụng để ước 
lượng. Kết quả cho thấy suất sinh lợi của tài sản (ROA) có mối tương quan thuận với tỉ lệ vốn chủ 
sở hữu/tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trường kinh tế; và có mối tương quan nghịch với tái 
cấu trúc. Đồng thời, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối tương quan thuận với quy mô 
ngân hàng, tăng trường kinh tế, lạm phát và có mối tương quan nghịch với tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, 
vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tái cấu trúc. Kết quả nghiên cứu chi ra rằng các ngân hàng phải 
gánh chịu áp lực trong giai đoạn tái cấu trúc làm giảm khả năng sinh lợi so với giai đoạn trước khi 
tái cấu trúc. 
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tái cấu trúc, khả năng sinh lợi, Việt Nam. 
ABSTRACT 
Restructuring policy aims to fundamentally change banking operations in Viet Nam commercial 
bank system. This study focuses on the relationship between restructuring and factors affecting the 
profitability of commercial banks in Vietnam. Data were collected from the financial reports of 20 
commercial banks in Vietnam for years 2006-2014. The results showed a positive correlation 
between returns over total asset (ROA) and the ratio of equity over total assets, size of the bank, 
and economic growth were inversely correlated with the restructuring while ratio of outstanding 
loans over total assets, nonperforming loans over total loans and inflation were not significant in 
our model. Returns on equity (ROE) was positively correlated with size of the bank, economic 
growth, inflation while negatively correlated with ratio of nonperforming loans over total loans, 
equity over total assets, and bank restructuring. The result showed that commerical banks were 
underpressured of the bank restructuring policy as banks’ profitability recorded a lower rate after 
the restructuring policy implemented. 
Keywords: Commercial Bank, restructuring policy, profitability, Vietnam. 
1. Giới thiệu 
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được xem 
như là một trong những chiến lược ưu tiên 
nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng, 
thông qua đó nhằm nâng cao sức mạnh toàn 
diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước. 
Trong quá trình tái cấu trúc, các ngân hàng lớn 
hơn và mạnh hơn sẽ được hình thành để có thể 
cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho 
khách hàng và cả nguồn vốn trợ dồi dào cho 
các dự án lớn hơn trong khu vực tư nhân. Tuy 
vậy, tái cơ cấu vẫn là thách thức không chỉ đối 
với nhà hoạch định chiến lược ngân hàng mà 
còn đối với hoạt động của bản thân các ngân 
hàng do áp lực sụt giảm về lợi nhuận. 
Phan Đình Khôi, Bùi Lê Thái Hạnh, Lê Hồng 
Nga, Nguyễn Quỳnh Thanh Trúc, Khoa Kinh tế, 
Trường Đại học Cần Thơ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 
109 
Ở Việt Nam, tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng được bắt đầu theo Đề án “Cơ cấu lại hệ 
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-
2015” trong bối cảnh hệ thống các NHTM 
Việt Nam bộc lộ những hạn chế về năng lực 
tài chính, sức cạnh tranh, tỷ lệ nợ xấu, vì 
vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là bước 
đi tất yếu. 
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động 
tái cấu trúc ở các quốc gia trên thế giới đều 
nhận thấy rằng hoạt động hợp nhất và sáp 
nhập bên cạnh các chính sách vĩ mô nhằm 
kiểm soát hoạt động của các ngân hàng 
thương mại có tác động đến việc cải thiện 
hiệu quả ngân hàng. Tác động của các chính 
sách vĩ mô có ảnh hưởng nhất quán đến các 
ngân hàng trong khi tác động của hoạt động 
hợp nhất, sáp nhập chỉ ảnh hưởng đến một số 
ngân hàng. Do vậy, chính sách tái cấu trúc 
thể hiện rõ nét quả hoạt động hợp nhất và sáp 
nhập các ngân hàng thương mại trong giai 
đoạn tái cấu trúc. Một số nghiên cứu cung 
cấp bằng chứng thực nghiệm điển hình của 
bằng chứng hợp nhất, sáp nhập ở các quóc 
gia như là: Hawkins và Turner (1999), 
Krishnasamy et al. (2004), Williams và 
Nguyen (2005) và Thoraneenitiyan và 
Avkiran (2009). Trái lại, Chesang (2002) cho 
thấy tác động không nhất quán của hoạt động 
hơp nhất, sáp nhập đến hiệu quả hoạt động tài 
chính của phần lớn các ngân hàng ở Kenya. 
Trong xu thế hội nhập của hệ thống tài 
chính Việt Nam với hệ thống tài chính khu 
vực và quốc tế, hoạt động tái cấu trúc hệ 
thống ngân hàng đang được chính phủ thực 
thi toàn diện. Nhiều ngân hàng thương mại 
được hợp nhất và sáp nhập, tuy nhiên các 
nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động 
tái cấu trúc và kết quả hoạt động của ngân 
hàng vẫn chưa được công bố. Bài viết này 
nhằm phân tích hiệu quả hoạt động của các 
ngân hàng thương mại trong điều kiện hệ 
thống ngân hàng Việt Nam thực hiện các hoạt 
động sáp nhập để tái cấu trúc hệ thống ngân 
hàng. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài 
chình của các ngân hàng niêm yết và phương 
pháp ước lượng số liệu bảng được sử dụng. 
Phần còn lại của bài viết gồm có ba mục. 
Mục 2 trình bày cơ sở lý thuyết và phương 
pháp nghiên cứu. Mục 3 thảo luận kết quả 
nghiên cứu. Mục 4 kết luận bài viết. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên 
cứu 
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hướng tới 
tăng hiệu quả hoạt đồng nhằm tăng tính cạnh 
tranh của hệ hống ngân hàng. Vì vậy, tái cấu 
trúc liên quan đến nhiều vấn cơ bản như: (i) 
chính sách vĩ mô và các quy định điều chỉnh 
hoạt động của các ngân hàng; và (ii) cơ cấu 
lại hoạt động của các ngân hàng để tăng hiệu 
quả của cả hệ thống. Trong khi các chính 
sách vĩ mô thường nhất quán và có thể quan 
sát qua sự khác biệt qua các giai đoạn và 
được cho là xuất phát điểm của hoạt động tái 
cấu trúc hệ thống ngân hàng, các yếu tố vi mô 
thể hiện sự khác biệt trong hoạt động của 
từng ngân hàng. Nội dung này thảo luận các 
lý thuyết liên quan đến hiệu quả tái cấu trúc 
ngân hàng ở cấp độ vi mô để lý giải mối quan 
hệ giữa các yếu tố khác biệt trong từng ngân 
hàng trong mối quan hệ với các chính sách tái 
cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam. 
2.1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và 
hiệu quả hoạt động 
Lý thuyết về sự hiệu quả (Efficiency 
Theory) chỉ ra rằng tái cấu trúc, sáp nhập xuất 
phát từ mong đợi cân xứng về sự gia tăng và 
là kết quả trong quá trình hợp nhất theo đề 
nghị và chấp nhận. Kết quả là tái cấu trúc, sáp 
nhập diễn ra khi các bên sáp nhập mong 
muốn tạo ra đủ sự hợp lực có thể thực hiện 
được để thỏa thuận được lợi ích cho cả các 
bên. Theo đó, lý thuyết hiệu quả dự đoán sự 
tạo ra giá trị là sự gia tăng lợi nhuận cho cả 
bên sáp nhập và được sáp nhập (Wadhwa & 
Syamala, 2015). Trong khi đó, lý thuyết về sự 
hợp lực (Synergy Theory) được Jensen (1986) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
110 
đề xuất nhằm giải thích cho hoạt động tái cấu 
trúc, sáp nhập với nội hàm rằng những người 
quản lý của các công ty đạt được sự gia tăng 
hiệu quả bằng việc kết hợp một đối tượng 
hiệu quả với doanh nghiệp của họ và sau đó 
cải thiện kết quả của đối tượng mục tiêu. 
Những người mua lại nhận thấy được những 
lợi ích bổ sung đặc biệt giữa công ty họ và 
công ty được mua lại. Vì vậy, mặc dù đối 
tượng mua đang có lợi thế tuyệt đối, hoạt 
động sáp nhập vẫn sẽ diễn ra làm cho kết quả 
sau khi sáp nhập thậm chí tốt hơn trước đó. 
Mặt khác, Roll (1986) lập luận ngược lại 
rằng việc sáp nhập và mua lại ảnh hưởng đến 
giá trị của các công ty cũng như tài sản của 
các cổ đông. Lý thuyết này dự đoán rằng kết 
quả của thương vụ tái cấu trúc làm cho giá trị 
của các công ty được mua lại tăng lên; trong 
khi đó giá trị của các công ty mua sẽ sụt 
giảm. Đa số các nghiên cứu thực tế cho thấy 
các cổ đông của các công ty mua lại phải chịu 
đưng một phần tổn thất nhỏ hoặc đôi khi chỉ 
có được sự gia tăng ít trong khi cổ đông của 
công ty được mua lại đạt sự gia tăng lớn. Ủng 
hộ lập luận này Jensen và Meckling (1976) đề 
xuất lý thuyết đại diện (Agency Theory) dựa 
trên chi phí giao dịch phát sinh giữa người 
chủ sở hữu và quản lý. Hoạt động tái cấu 
trúc, sáp nhập diễn ra khi những người quản 
lý sở hữu chỉ một phần nhỏ cổ phần của công 
ty sẽ có xu hướng đề xuất chiến lược sáp 
nhập như là một phương án để đối phó với 
vấn đề chi phí đại diện. Điều này tạo động 
lực để người quản lý làm việc một cách mạnh 
mẽ hơn vì vậy có thể mong đợi các kết quả 
cải thiện hơn. 
Nhìn chung, kết quả của hoạt động tái cấu 
trúc, sáp nhập được kỳ vọng dương theo lý 
thuyết do lợi ích theo quy mô từ kết hợp 
nguồn lực cũng như tạo động lực làm việc để 
phát triển. Tuy vậy, hoạt động tái cấu trúc, 
sáp nhập cũng có thể làm giảm hiệu quả hoạt 
động do chi phí tăng. 
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tái cấu 
trúc sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng 
Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt 
động của các ngân hàng khá phong phú 
nhưng các kết quả này không đề cập đến hệ 
thống ngân hàng trong giai đoạn tái cấu trúc. 
Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động 
của tái cấu trúc đến khả năng sinh lợi của 
ngân hàng điển hình như: Hawkins và Turner 
(1999), Chesang (2002), Krishnasamy và 
cộng sự (2004), Peng và Wang (2004), 
Williams và Nguyen (2005), Thoraneenitiyan 
và Avkiran (2009). Nhìn chung, các nghiên 
cứu chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của các 
NHTM phụ thuộc vào phương thức tái cấu 
trúc và nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau. 
Các bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy 
việc hợp nhất sáp nhập ngân hàng ở các nước 
liên quan đến việc cải thiện hiệu quả ngân 
hàng. Hawkins và Turner (1999) chỉ ra rằng 
tái cấu trúc ngân hàng mang lại kết quả tốt 
trong trường hợp ngân hàng lớn thâu tóm một 
ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. 
Krishnasamy và cộng sự (2004) đưa ra dẫn 
chứng trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động 
của ngân hàng tại Malaysia trước và sau khi 
sáp nhập giai đoạn 2000-2001. Tương tự, 
Peng và Wang (2004) tái khẳng định kết quả 
của Krishnasamy và cộng sự (2004). Trái lại, 
Chesang (2002) đánh giá về hiệu quả hoạt 
động tài chính của các ngân hàng ở Kenya 
sau khi sáp nhập. Kết quả nghiên cứu đã chỉ 
ra rằng hoạt động sáp nhập đã không cải thiện 
được hiệu quả hoạt động tài chính của đa số 
các tổ chức sáp nhập, phần lớn các ngân hàng 
sáp nhập có sự suy giảm trong hoạt động tài 
chính. 
Ở trong nước, Hồ Thị Hồng Minh và 
Nguyễn Thị Cành (2014) cung cấp bằng 
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đa 
đạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến 
khả năng sinh lợi của các NHTM ở Việt 
Nam. Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài 
sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát, chỉ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 
111 
số đa dạng hóa thu nhập đều có tương quan 
thuận với khả năng sinh lợi của các NHTM. 
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu 
nhập có tương quan nghịch đến khả năng sinh 
lợi. Ngoài ra, Nguyễn Phạm Nhã Trúc (2015) 
sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ước 
lượng sự biến động của biến khả năng sinh 
lợi của ngân hàng (ROA và ROE) cho kết 
luận rằng quy mô ngân hàng và chi phí hoạt 
động có mối tương quan dương với ROA và 
ROE. Trong khi đó, vốn ngân hàng có tương 
quan dương với ROA nhưng tương quan âm 
với ROE; và không tìm thấy mối tương quan 
giữa quy mô cho vay và khả năng sinh lợi của 
ngân hàng. Các nhân tố vĩ mô như là lạm 
phát, tăng trưởng GDP, quy mô giao dịch trên 
thị trường chứng khoán đều có tương quan 
dương đến ROA và ROE của các NHTM ở 
Việt Nam. 
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy rằng khả 
năng sinh lợi của ngân hàng phụ thuộc vào cả 
yếu tố vi mô và vĩ mô. Mặc khác, các tài liệu 
khác cũng luôn nhấn mạnh về ảnh hưởng của 
của hoạt động tái cấu trúc đối với hiệu quả 
hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, các mô 
hình nghiên cứu trước đây chỉ xem xét hai 
trường hợp này một cách riêng biệt. Nghiên 
cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiệu quả tái 
cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 
điều kiện có kiểm soát ảnh hưởng của các yếu 
tố vi mô và vĩ mô. Kết quả nghiên cứu cung 
cấp bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả 
chính sách tái cấu trúc hệ thống NHTM ở 
Việt Nam. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phương pháp phân tích 
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các 
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của 
NHTM được viết lại như phương trình (1) và 
(2).
Mô hình 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của 20 NHTM Việt Nam (1) 
ROAit = α + β1 it + β2 it+ β3 it+ β4 it+ β5 it+ β6 
t+ β7 t + ε (1) 
Mô hình 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của 20 NHTM Việt Nam (2) 
ROEit = α + β1 it + β2 it+ β3 it+ β4 it+ β5 it+ β6 
t+ β7 t + ε (2) 
Trước tiên, phương trình các nhân tố ảnh 
hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng 
được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận sau 
thuế/tổng tài sản (ROA) (mô hình 1). Kế đến, 
dựa vào các nhân tố ảnh hưởng trong mô 
hình 1, hiệu quả khả năng sinh lợi của ngân 
hàng được đo lường thông qua tỷ lệ lợi nhuận 
sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) (mô hình 2). 
Trong mô hình trên, các biến phụ 
thuộc lần lượt là: tỉ lệ dư nợ cho vay/tổng tài 
sản ( ) đo lường cấu trúc tài sản của các 
NHTM, tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ ( ) đo 
lường chất lượng tài sản, vốn chủ sở 
hữu/tổng tài sản ( ) đo lường độ phù hợp 
của vốn, quy mô ngân hàng (LnTA), tái cấu 
trúc (TAICAUTRUC) nhận giá trị 0 cho giai 
đoạn trước đề án tái cấu trúc (năm 2011) và 1 
cho giai đoạn sau tái cấu trúc, tăng trưởng 
kinh tế (GDP), và lạm phát (INF). Các yếu tố 
giải thích trong mô hình nghiên cứu này 
được dựa theo các nghiên cứu thực nghiệm 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
112 
của Yilmaz (2013) Munyambonera (2013), 
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 
(2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc (2015), 
Hawkins và Turner (1999), Peng và Wang 
(2004), Williams và Nguyen (2005) và 
Thoraneenitiyan và Avkiran (2009). 
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 
Số liệu được thu thập từ tổng cục thống 
kê, báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà 
nước, báo cáo tài chính và báo cáo thường 
niên của 20 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 
2006-2014 có mã niêm yết như sau: ABB, 
ACB, BIDV, CTG, EIB, HDBank, OCB, 
MBB, MSB, NVB, SCB, SEABank, SHB, 
SGB, STB, TCB, VCB, VIB, VIETABank, 
và VPBank. Số liệu được sắp xếp dạng bảng 
với 179 quan sát (do số liệu bị khuyết). 
Trong đó, các dữ liệu được sử dụng chủ yếu 
là 2 nhóm nhân tố vi mô và vĩ mô, nhằm giải 
thích mối tương quan giữa các nhân tố đến sự 
biến động khả năng sinh lợi của các NHTM 
Việt Nam 
3. Kết quả và đánh giá 
3.1. Kết quả 
3.1.1. Đặc điểm hoạt động của các ngân 
hàng trong giai đoạn trước và sau tái cấu 
trúc 
Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng 
trong giai đoạn trước và sau tái cấu trúc được 
trình bày trong bảng 1. Số liệu cho thấy các 
chỉ số bình quân của ROA, ROE,
, , tỉ lệ 
vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, GDP, và INF 
đều sụt giảm so với giai đoạn trước tái cấu 
trúc ngân hàng (2011-2014). Nguyên nhân 
chính của sự sụt giảm này được cho là để đáp 
ứng mục tiêu của đề án tái cấu trúc của ngân 
hàng nhà nước, các NHTM phải siết chặt 
hoạt động cho vay nên bình quân dư nợ cho 
vay/tổng tài sản giảm từ 54% còn 52,5% kề 
từ khi chính sách tái cấu trúc có hiệu lực. 
Bảng 1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình trước và trong giai đoạn tái cấu trúc
Biến 
Trước giai đoạn tái cấu trúc NH Trong giai đoạn tái cấu trúc NH 
Trung 
bình 
Độ 
lệch 
chuẩn 
Giá trị 
nhỏ 
nhất 
Giá trị 
lớn 
nhất 
Trung 
bình 
Độ 
lệch 
chuẩn 
Giá trị 
nhỏ 
nhất 
Giá trị 
lớn 
nhất 
ROA 1,232 0,551 0,37 4,74 0,737 0,490 0,01 2 
ROE 12,869 5,863 1,26 29,82 8,404 6,115 0,06 26,82 
TL_TA 54,000 13,593 27,6 85,16 52,524 14,088 19,43 82,07 
NPL_TL 1,787 1,622 0,02 11,4 2,767 2,312 0,02 11,4 
TE_TA 11,427 7,178 3,8 46,23 9,504 3,911 4,26 23,84 
LnTA 10,457 1,245 7,03 12,82 11,582 0,991 9,59 13,4 
GDP 6,996 1,191 5,32 8,48 5,58 0,385 5,03 5,98 
INF 10,788 6,195 6,6 22,97 9,62 5,515 4,09 18,58 
Nguồn: Kết quả thu thập được từ báo cáo của các ngân hàng niêm yết
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 
113 
Mặt khác, chỉ số cũng có sự sụt giảm 
sau tái cấu trúc (từ 11,43% giảm xuống còn 
9,5%) do tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn 
tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, 
độ lệch chuẩn của chỉ số 
cũng giảm mạnh 
khi có tái cấu trúc (từ 7,18% giảm xuống còn 
3,91%) cho thấy từ khi các ngân hàng đẩy 
mạnh tăng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thì 
sự chệnh lệch về vốn chủ sở hữu và tổng tài 
sản được thu hẹp giữa các ngân hàng trong 
hệ thống. Tăng trưởng GDP bình quân cũng 
sụt giảm từ 6,996% giai đoạn 2006-2010 
xuống còn 5,58% giai đoạn 2011-2014 thể 
hiện ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài 
chính toàn cầu 2008 có động nhiều đến nền 
kinh tế Việt Nam. Bên cạnh sự sụt giảm của 
GDP, tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam 
cũng sụt giảm từ 10,79% (trong giai đoạn 
2006 đến 2010) xuống còn 9,62% (giai đoạn 
2011 đến 2014). 
Ngoài ra, nợ xấu trong giai đoạn 2011-
2014 tăng cao là hệ quả từ cuộc đua tăng 
trưởng tín dụng của hầu hết các ngân hàng ở 
giai đoạn trước, các ngân hàng cho vay 
không đạt chuẩn, cho vay các lĩnh vực phi 
sản xuất. Do đó, khi NHNN kiểm soát chặt 
chẽ nợ xấu, nhằm đảm bảo khả năng thanh 
khoản và làm mạnh về tài chính của hệ thống 
ngân hàng, chỉ số của các NHTM trong 
giai đoạn tái cấu trúc (2011-2014) cao hơn 
nhiều so với giai đoạn trước tái cấu trúc (mức 
tăng từ 1,79% lên 2,77%). Độ lệch chuẩn của 
nợ xấu trước tái cấu trúc là 1,62% đã tăng lên 
2,31% cho thấy rằng có sự khác biệt tương 
đối lớn về tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM ở 
Việt Nam và sự khác biệt này cũng có xu 
hướng tăng trong giai đoạn tái cấu trúc. 
Trước áp lực của chính sách tái cấu trúccác 
ngân hàng phải soát đánh giá lại các khoản 
cho vay, tìm biện pháp thu hồi vốn cho vay 
từ các khoản cho vay mất khả năng chi trả, 
chi phí thanh lý các tài sản thế chấp và tăng 
các khoản trích lập dự phòng rủi ro. Điều này 
khiến cho tổng chi phí của ngân hàng tăng 
lên, lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm kéo 
theo chỉ số ROA và ROE bình quân cũng sụt 
giảm. Cụ thể, ROA bình quân trước tái cấu 
trúc là 1,23% đã giảm xuống còn 0,737%, 
ROE giảm từ 12,869% còn 8,404% ở giai 
đoạn tái cấu trúc. Như vậy, nếu xét theo 
chuẩn CAMEL thì khả năng sinh lợi của các 
NHTM Việt Nam giai đoạn tái cấu trúc chưa 
đạt chuẩn (ngân hàng có khả năng sinh lời 
đạt yêu cầu khi ROA từ 1% trở lên và ROE 
từ 15% trở lên). Quy mô ngân hàng (LnTA) 
cơ bản thay đổi, hầu hết các ngân hàng đều 
có sự tăng trưởng về quy mô (từ 10,457 trước 
tái cấu trúc tăng lên 11,582 sau tái cấu trúc). 
Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của biến “quy mô 
ngân hàng” lại có sự sụt giảm từ 1,245 xuống 
còn 0,991, cho thấy khác biệt về quy mô giữa 
các NHTM ở Việt Nam có thu hẹp sau tái 
cấu trúc. 
3.1.2. Kết quả phân tích 
Bảng 2 trình bày kết quả ước lượng của 
mô hình hồi quy REM với hai biến phụ 
thuộc ROA và ROE. Các kiểm định đa cộng 
tuyến và phương sai sai số thay đổi được 
thực hiện cho thấy không có hiện tượng đa 
cộng tuyến trong mô hình nhưng có hiện 
tượng phương sai sai số thay đổi. Do vậy, 
kết quả ước lượng được thực hiện dựa trên 
sai số chuẩn điều chỉnh (robust standard 
error). Kiểm định Wald ở cả hai mô hình 
cho kết luận hai mô hình ROA và ROE với 
các biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1%. Như 
vậy, các hệ số ước lượng của cả hai mô hình 
đều có ý nghĩa và cho phép giải thích mối 
quan hệ giữa các biến độc lập và các biến 
phụ thuộc trong mô hình. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
114 
Bảng 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng 
 Biến phụ thuộc = ROA Biến phụ thuộc = ROE 
Biến độc lập Hệ số 
Sai số chuẩn 
điều chỉnh 
Hệ số 
Sai số chuẩn 
điều chỉnh 
TL_TA 0,0021 0,0032 -0,0298 0,534 
NPL_TL -0,0401 0,0315 -0,6106* 0,064 
TE_TA 0,0292** 0,0120 -0,2369** 0,014 
LnTA 0,1182** 0,0496 1,6832*** 0,000 
TAICAUTRUC -0,4661*** 0,0901 -5,4811*** 0,000 
GDP 0,0450** 0,0183 0,5319** 0,033 
INF 0,0083 0,0055 0,1115* 0,076 
Hằng số -0,7837 0,6769 -4,2484 0,461 
Số quan sát 179 179 
Wald chi2 50,89 67,24 
Prob > chi2 0,000 0,000 
Ghi chú: *,**, và *** chỉ các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1%, tương ứng 
a) Tác động của nhóm các nhân tố vi 
mô đến khả năng sinh lời của NHTM 
Bảng 2 cho thấy khả năng sinh lời của 
ngân hàng được giải thích bởi các biến sau: 
chất lượng tài sản ( ), quy mô ngân hàng 
(LnTA), độ phù hợp của vốn ( ). 
Hệ số của âm và có ý nghĩa ở mức 
10% cho thấy chất lượng tài sản có ảnh 
hưởng đáng kể đến ROE. Nghĩa là ROE có 
thể giảm 0,61% nếu tăng 1%. Kết quả 
này phù hợp với Pasiouras và Kosmidou 
(2007), Athanasoglou và cộng sự (2008), 
Alexiou và Sofoklis (2009). Mặc dù vậy, kết 
quả mô hình (2) lại không cho thấy ảnh 
hưởng của chất lượng tài sản ( ) đến 
ROA của ngân hàng. 
Hệ số TE_TA có mối tương quan thuận 
với ROA ở mức ý nghĩa 5%, chỉ ra rằng nếu 
tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng 1% thì 
làm cho ROA tăng 0,03%. Kết quả này tương 
đồng với Bourke (1989), Pasiouras và 
Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự 
(2008) và Alexiou và Sofoklis (2009). Tuy 
nhiên, hệ số có dấu âm và có ý nghĩa ở 
mức 5% chỉ ra mối tương quan nghịch giữa 
độ phù hợp của vốn và ROE. Như vậy, gia 
tăng vốn ngân hàng dẫn đến một sự gia tăng 
ROA nhưng lại khiến cho ROE suy giảm. 
Trái lại, tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và 
ROE của ngân hàng lại có mối tương quan 
âm. Kết quả này được cho là do tốc độ gia 
tăng vốn điều lệ của NHTM Việt Nam tích 
cực tăng vốn điều lệ để đạt được mức vốn 
điều lệ theo quy định của Nghị định 
141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-
CP ngày 26/01/2011. 
 Hệ số quy mô ngân hàng (LnTA) 
dương và có ý nghĩa lần lượt ở mức 5% và 
1% đối với hai chỉ số ROA và ROE. Cụ thể, 
nếu quy mô ngân hàng tăng thêm 1% thì 
ROA sẽ tăng 0,12% và ROE sẽ tăng 1,68%. 
Phát hiện này phù hợp với kết quả của Elsas 
(2010). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 6(04) - 2018 
115 
b) Tác động của nhóm các nhân tố vĩ 
mô đến khả năng sinh lời của NHTM 
Hệ số TAICAUTRUC tương quan nghịch 
với khả năng sinh lợi (ROA và ROE) và có ý 
nghĩa ở mức 1%. Kết quả có phần mâu thuẩn 
với một số nghiên cứu trước nhưng được cho 
là phù hợp với chính sách tái cấu trúc trong 
ngắn hạn ở Việt Nam. Bởi vì trọng tâm của 
tái cấu trúc ngân hàng giai đoạn 2011-2015 
là tái cơ cấu khả năng thanh khoản của các 
ngân hàng, cụ thể là phải lành mạnh hóa, 
minh bạch hóa tài chính, và đồng thời tập 
trung xử lý nợ xấu. Trong khi, các khoản thu 
từ dịch vụ hay từ hoạt động đầu tư của các 
NHTM Việt Nam còn chưa phát triển mạnh, 
đa dạng nên nguồn thu nhập từ các hoạt động 
này còn ít, không đủ để bù đắp sự sụt giảm 
lợi nhuận từ tăng nợ xấu dẫn đến lợi nhuận 
ngân hàng, ROA cũng như ROE cũng sụt 
giảm theo. Ngoài ra, các ngân hàng còn tiến 
hành tái cấu trúc về tổ chức hoạt động, tái cơ 
cấu chiến lược, thiết kế lại hệ thống quản trị 
rủi ro ngân hàng. Chính vì vậy ở giai đoạn 
này các ngân hàng có sự đánh đổi giữa rủi ro 
và lợi nhuận để đáp ứng các yêu cầu từ đề án 
254 và Nghị quyết Trung ương 3 - Khóa XI. 
Như vậy, ROA và ROE của các ngân hàng 
giai đoạn sau tái cấu trúc sụt giảm so với giai 
đoạn trước khi tái cấu trúc. 
Hệ số GDP có dấu dương và có ý nghĩa ở 
mức 5% đối với khả năng sinh lợi (ROA và 
ROE) cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) có 
mối tương quan thuận với khả năng sinh lời 
của ngân hàng. Cụ thể, nếu tăng trưởng kinh 
tế tăng 1% thì sẽ làm ROA tăng 0,05% và 
ROE tăng 0,53%. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc 
(2015) nhưng lại có sự khác biệt với Hassan 
và Basgir (2003), Sufian (2008). Hệ số 
dương và có ý nghĩa của INF chỉ ra mối 
tương quan thuận giữa lạm phát và ROE, cho 
thấy rằng nếu lạm phát tăng 1% thì ROE tăng 
0,11%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu 
của Kunt và Huizinga (1999), Athanasoglou 
và các cộng sự (2008), Alexiou và Sofoklis 
(2009), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị 
Cành (2014). 
4. Kết luận 
Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến tỉ suất sinh lợi của các NHTM ở 
Việt Nam giai đoạn 2006-2014. Các yếu tố vi 
mô có tác động đến khả năng sinh lợi của 
ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, độ 
phù hợp của vốn, chất lượng tài sản. Trong 
đó, quy mô ngân hàng có tác động tích cực 
đối với cả hai chỉ số ROA và ROE. Độ phù 
hợp của vốn có tương quan thuận với ROA 
nhưng lại có mối tương quan nghịch với 
ROE. Trái lại, chất lượng tài sản tương quan 
nghịch với ROE nhưng không có tác động rõ 
ràng đến ROA. Ngoài ra, nghiên cứu này 
chưa tìm thấy ảnh hưởng của cấu trúc tài sản 
đến khả năng sinh lợi của ngân hàng (ROA 
và ROE). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu 
còn chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô 
như là tái cấu trúc, tăng trưởng kinh tế và lạm 
phát đến tỉ suất sinh lợi của các ngân hàng. 
Một số khuyến nghị cho chính sách 
hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động tái 
cấu trúc của ngân hàng bao gồm: (i) tăng 
cường giám sát, kiểm soát về chất lượng tín 
dụng, (ii) xem xét mở rộng quy mô cho vay 
và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp, (iii) 
thực hiện chính sách điều hành thích hợp 
nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mô giúp hệ 
thống ngân hàng phát triển bền vững, nâng 
cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, 
để đáp ứng tốt vai trò là kênh truyền dẫn vốn 
để nền kinh tế phát triển. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Alexiou, C., and Sofoklis, V., 2009. Determinants of bank profitability: Evidence from the 
Greek banking sector. Ekonomski Anali, 54, 93-118. 
Athanasoglou, P.P., Brissimis, S. N., & Delis, M.D., 2008. Bank-specific, industry-specific 
and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international 
financial Markets, Institutions and Money, 18: 121-136. 
Bourke, P., 1989. Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, 
North America and Australia. Journal of banking and finance, 13: 65-79. 
Chesang, C.J., 2002. Merger restructuring and financial performance of commercial banks 
in Kenya. [online] Available at: 
[Accessed 25 March 2016]. 
Hawkins, J., & Turner, P., 1999. Bank restructuring in practice: An overview. BIS Policy 
Papers, 6, 6 - 105. 
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2014. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác 
động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí công 
nghệ ngân hàng, số 106 & 107, trang 13-24 
Jensen, M. C. & Meckling, W. H., 1976. Theory of Firm: Managerial Behavior, Agency 
Costs And Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3, 305-360. 
Jensen, M. C., 1986. Agency cost of free cash flow, corporate finance and takeovers. 
American Economic Review, 76, 323-329. 
Krishnasamy, G., Ridzwa, A. H., & Perumal, V., 2004. Malaysian post merger bank’s 
productivity: application of malmquist productivity index. Managerial Finance, 30: 
63-74. 
Kunt, A.D; Huizinga, H., 1999. Determinants of commercial bank interest margins and 
profitability: Some international evidence. World Bank Economic Review, 13: 379-408. 
Munyambonera, E.F., 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan 
Africa. International Journal of Economics and Finance, 5: 134-147. 
Nguyễn Phạm Nhã Trúc, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân 
hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
Pasiouras, F., & Kosmidou, K., 2007. Factors influencing the profitability of domestic and 
foreign commercial banks in the European Union. International Business and Finance, 
21: 222-237. 
Peng, Y-H., & Wang, K., 2004. Cost efficiency and the effect of mergers on the Taiwanese 
banking industry. The Service Industries Journal, 24: 21-29. 
Roll. R., 1986. The Hubris Hypothesis of Corporate Control. Journal of Business. 
Sufian, F., Chong., R. R., 2008. Determinants of Banks Profitability in a Developing 
Economy: Empirical Evidence from the Philippines. Asian Academy of Management 
Journal of Accounting and Finance, 4, 91-112. 
Thoraneenitiyan, N., & Avkiran, N.K., 2009. Measuring the impact of restructuring and 
country – specific factors on the efficiency of post – crisis East Asian banking systems: 
Integrating DEA with SFA. Socio– Economic Planning Sciences, 43: 24-52. 
Wadhwa. K. & Syamala. R.,2015. International Stock Market Integration. International 
Research Journal of Economics and Business Studies, 56-67 
Williams, J., & Nguyen, N., 2005. Financial liberalisation, crisis, and restructuring: A 
comparative study of bank performance and bank governance in South East Asia. 
Journal of Banking & Finance, 29, 2119-2154. 
Yilmaz, A.A., 2013. Profitability of banking system: evidence from emerging markets, WEI 
international academic, 105-111. Antalya, Turkey, January 14-16 2013. Bahçeşehir 
University, Istanbul. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_tai_cau_truc_he_thong_ngan_hang_viet_nam_giai_doan.pdf