Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
TÓM TẮT
Nghiên ću nhằm phân t́ch hịu qủ họt
đ̣ng t̀i ch́nh c̉a ngân h̀ng thương ṃi
(NHTM) Vịt Nam trong b́i c̉nh ǹn kinh t́
d̀n phục hồi sau kh̉ng hỏng, ḥi nḥp với
kinh t́ th́ giới v̀ ng̀nh ngân h̀ng đang đ́ng
trước nhìu khó khăn, th́ch th́c. Trên cơ sở
ḷa cḥn ćc ýu t́ đặc trưng t́c đ̣ng đ́n
tình hình họt đ̣ng t̀i ch́nh c̉a 25 NHTM
được cḥn l̀m mẫu trong giai đọn 2009 -
2014, t́c gỉ phân t́ch th́ng kê mô t̉ đồng
thời sử dụng mô hình hồi quy cho dữ lịu b̉ng
đ̉ tín h̀nh phân t́ch đ̣nh lượng. Ḱt qủ
cho thấy ś lượng chi nh́nh v̀ phòng giao
ḍch, tỷ ḷ v́n ch̉ sở hữu trên tổng t̀i s̉n,
tổng chi ph́ trên tổng doanh thu, tỷ ḷ tổng
cho vay trên tổng tìn gửi, quy mô tổng t̀i s̉n
v̀ ýu t́ vĩ mô có t́c đ̣ng đ́n hịu qủ t̀i
ch́nh c̉a ćc NHTM Vịt Nam
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật * Trường Đ̣i ḥc Kinh t́ - Lụt, Đ̣i ḥc Qúc gia Tp. HCM ** TS. Trường ĐH Kinh t́ Kỹ thụt Bình Dương *** CN. Công ty TNHH Gío dục Qúc t́ SIEC TÓM TẮT Nghiên ću nhằm phân t́ch hịu qủ họt đ̣ng t̀i ch́nh c̉a ngân h̀ng thương ṃi (NHTM) Vịt Nam trong b́i c̉nh ǹn kinh t́ d̀n phục hồi sau kh̉ng hỏng, ḥi nḥp với kinh t́ th́ giới v̀ ng̀nh ngân h̀ng đang đ́ng trước nhìu khó khĕn, th́ch th́c. Trên cơ sở ḷa cḥn ćc ýu t́ đặc trưng t́c đ̣ng đ́n tình hình họt đ̣ng t̀i ch́nh c̉a 25 NHTM được cḥn l̀m mẫu trong giai đọn 2009 - 2014, t́c gỉ phân t́ch th́ng kê mô t̉ đồng thời sử dụng mô hình hồi quy cho dữ lịu b̉ng đ̉ tín h̀nh phân t́ch đ̣nh lượng. Ḱt qủ cho thấy ś lượng chi nh́nh v̀ phòng giao ḍch, tỷ ḷ v́n ch̉ sở hữu trên tổng t̀i s̉n, tổng chi ph́ trên tổng doanh thu, tỷ ḷ tổng cho vay trên tổng tìn gửi, quy mô tổng t̀i s̉n v̀ ýu t́ vĩ mô có t́c đ̣ng đ́n hịu qủ t̀i ch́nh c̉a ćc NHTM Vịt Nam Từ khóa: hiệu quả hoạt động tài chính, NHTM, hội nhập HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Thị Diễm Hìn*, Trần Thanh Vũ**, Lê Trần Mỹ Linh*** EFFECTIVE FINANCIAL ACTIVITIES OF THE VIETNAM COMMERCIAL BANK IN THE INTEGRATION OF THE INTEGRATION ABSTRACT The study aims to analyze the inancial performance of Vietnam’s commercial banks in the context of the gradual recovery of the economy after the crisis, integration with the world economy and the banking industry is facing many dificulties. Scarf, challenge. Based on the selection of speciic factors affecting the inancial performance of 25 commercial banks selected for use in the period 2009 - 2014, the author analyzes descriptive statistics and uses the regression model for Table data to conduct quantitative analysis. The results show the number of branches and subdivisions, total equity to total assets, total cost over total revenue, total loan to total deposits ratio, total asset size and factor Macro impact on the inancial performance of commercial banks in Vietnam Keywords: Financial performance, commercial banks, integration 81 Hiệu quả hoạt động tài chính ... 1. GIỚI THIỆU Trong những nĕm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục đối mặt với những khó khĕn từ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, hệ thống ngân hàng có nhiều biến động với ṣ cạnh tranh gay gắt. Việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác kinh tế, hội nhập với thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội song tồn tại không ít thách thức, nhất là khi mà hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam bị đánh giá là thấp hơn các nước trong khu ṿc và trên thế giới rất nhiều. Chính điều này đã thôi thúc ṣ thay đổi trong tư duy của nhà quản trị NH, thay vì chạy theo số lượng như trước đây, các NH đã chú trọng hơn đến chất lượng. Việc làm thế nào để đạt được mục tiêu của các NHTM thể hiện qua lợi nhuận, hiệu quả hoạt động tài chính của NHTM trong giai đoạn hội nhập này, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính và các chính sách cần phải tḥc hiện là vấn đề không ch̉ ngân hàng mà các thành phần khác trong nền kinh tế hết sức quan tâm. Hiệu quả hoạt động tài chính trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá ṣ tồn tại của NHTM trong môi trường hội nhập hiện nay. Việc làm r̃ các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTM ḍa trên cơ sở phân tích các ch̉ chiêu tài chính kết hợp với kiểm định lại thông qua mô hình định lượng là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm quản lí tốt hơn hoạt động tài chính của NHTM. 2. D̃ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong bài viết được tổng hợp từ các BCTC đã được kiểm toán và các BCTN công bố của 25 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2014 gồm tổng cộng 150 quan sát. Các biến vĩ mô được thu thập từ Tổng cục thống kê và NHNN. 2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin, thống kê mô tả và sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động tài chính của 25 NHTM nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2014. 3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Nghiên cứu liên quan đến vấn đề hiệu quả hoạt động của NHTM đã được tḥc hiện nhiều trên thế giới và đưa ra những kết luận trái chiều của yếu tố tác động với các phương pháp phân tích khác nhau. Nghiên cứu của Tobias và Themba (2011) đã đánh giá tác động của các yếu tố đặc điểm NH cụ thể như an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, hiệu quả chi phí vận hành và đa dạng hóa thu nhập lợi nhuận của NHTM ở Kenya. Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định và đánh giá các yếu tố cấu trúc thị trường, quyền sở hữu thị trường, lợi nhuận của các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng cho các mục tiêu trên thông qua phân tích BCTC của 38 NHTM ở Kenya giai đoạn 2002 – 2008, cho thấy các yếu tố cụ thể có tác động đáng kể trong khi các yếu tố thị trường không có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM này. Cũng bằng phương pháp hồi quy OLS nhưng nghiên cứu của Khrawish (2011) tiến hành kiểm định các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của 14 NH ở Jordan trong giai đoạn 2000 - 2010 cho thấy cả ROE và ROA đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, lãi cận biên và tương quan nghịch với GDP, tỷ lệ lạm phát. Bài nghiên cứu đánh giá rằng yếu tố lãi suất tḥc, lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, quy mô tài sản, quy mô VCSH, quy mô nợ phải trả có tác 82 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật động đáng kể lên hiệu quả hoạt động của các NH ở Jordan. Ṣ phát triển của khu ṿc NH, thị trường chứng khoán và cấu trúc vốn không tác động nhiều. Mối quan hệ giữa chính sách thuế doanh nghiệp với lợi nhuận NH vẫn chưa xác định r̃. Cũng sử dụng dữ liệu bảng nhưng có ṣ khác biệt khi áp dụng mô hình FEM (mô hình đánh giá tác động cố định), Ramadan và Kaddumi (2011) đã nghiên cứu cho 10 Ngân hàng Jordan giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả thấy rằng ch̉ có những nhân tố từ chính bản thân NH như hoạt động cho vay cao, rủi ro tín dụng thấp, hiệu quả quản lý chi phí cao có tác động tích c̣c đến hiệu quả hoạt động của NH. Yếu tố lạm phát và tốc độ tĕng trưởng kinh tế (biến vĩ mô) thì không tìm thấy mối liên hệ với cả ROA, ROE. Trong khi đó, đề tài đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM ở Georgia, Yesim Helhel (2014) lại sử dụng phân tích dữ liệu bảng áp dụng mô hình REM (mô hình đánh giá tác động ngẫu nhiên) với biến phụ thuộc là ROA, ROE, NIM. Nghiên cứu tác động của yếu tố NH cụ thể và kinh tế vĩ mô về lợi nhuận của 14 NHTM ở Georgia giai đoạn 2009 – 2013. Kết quả cho thấy yếu tố cụ thể của NH như các khoản vay ròng, nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn có tác động r̃ nét và cũng ch̉ ra rằng yếu tố lạm phát có tác động không r̃ nét. Ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM, có thể kể đến như Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) nghiên cứu 6 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011, mỗi quốc gia chọn ra 5 NHTM. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng phân tích hồi quy bảng với hướng tiếp cận ảnh hưởng cố định (FEM) cho thấy yếu tố an toàn vốn và lãi suất thị trường tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của NH. Trong khi đó, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí và thanh khoản có tác động cùng chiều. Tuy nhiên bài phân tích này không tìm thấy tác động của quy mô lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Vĕn Sang (2013) đã ḍa trên bộ số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 sử dụng hồi quy Tobit để xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam thông qua ch̉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu, tỷ lệ nợ xấu có tương quan nghịch, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối tương quan thuận với ROA và ROE, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản càng cao thì ROA càng cao, nhưng lại làm ROE giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM khác. Tuy nhiên, vì ROE và ROA không phải là dữ liệu bị chặn nên hồi quy Tobit cần được kiểm chứng lại. Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013) nhằm phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2012. Nghiên cứu đi sâu vào kiểm định 2 giả thuyết SCP và ES để tìm ra các yếu tố tác động mạnh đến tỷ suất sinh lời của NH. Kết quả cho thấy mức độ tập trung thị trường có tác động tích c̣c đến hiệu quả hoạt động của NH thông qua ch̉ tiêu ROAA, ROEA chứ không phải là thị phần của từng ngân hàng. Ngoài ra, quy mô của NH, hình thức sở hữu, tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) với nghiên cứu “Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả nĕng sinh lời của các NHTM Việt Nam”, đã ch̉ ra rằng ch̉ 83 Hiệu quả hoạt động tài chính ... số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng và lạm phát đều có tương quan thuận với khả nĕng sinh lời của các NHTM. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập lại có tương quan nghịch với khả nĕng sinh lời. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tĕng trưởng kinh tế đến khả nĕng sinh lời của NHTM. Nghiên cứu áp dụng mô hình GMM cho dữ liệu của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013. 4. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM VN 2009 – 2014 QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH Đến tháng 12/2014, 25 NHTM trong nghiên cứu có vốn điều lệ như sau: Bảng 1: Phân nhóm ćc NHTM nghiên ću theo v́n đìu ḷ Nhóm NH Tên NH Nhóm 1 (Vốn điều lệ ≥ 20.000 tỷ đồng) BIDV, CTG, VCB. Nhóm 2 (8.000 tỷ đồng ≤ Vốn điều lệ < 20.000 tỷ đồng) ACB, EIB, HDB, MBB, MSB, STB, TCB. Nhóm 3 ( 3.000 tỷ đồng ≤ Vốn điều lệ < 8.000 tỷ đồng) ABB, BVB, EAB, KLB, LPB, MDB, MHB, NAB, NVB, OCB, SEA, SGB, VAB, VIB, VPB. Nguồn: BCTN c̉a ćc NHTM 2014 Kh̉ nĕng sinh lời l̀ ṃt trong những tiêu ch́ m̀ ćc NHTM hướng đ́n đ̉ đ̣t hịu qủ họt đ̣ng t̀i ch́nh cao. Tuy nhiên khả nĕng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam ở mức khá thấp so với các NH trong khu ṿc và trên thế giới. Nếu tḥc hiện hạch toán theo chuẩn ṃc kế toán quốc tế, phân loại nợ và trích lập ḍ phòng rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế thì ch̉ số này còn thấp hơn rất nhiều. Nĕm 2013, ROE trung bình toàn hệ thống NHTM VN ch̉ ở khoảng 5,6%, bằng một nửa so với các nước trong khu ṿc như Singapore, Philippines, Indonesia và thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Trong khi đa phần các quốc gia có t̉ số ROA đều ở mức 1 - 2% thì ROA của NHTM VN ch̉ đạt 0,6%. Biểu đồ 1: ROE, ROA c̉a ćc NHTM Vịt Nam so với ćc NHTM của 1 số quốc gia trên thế giới trong nĕm 2013 Nguồn: WorldBank 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ROE bình quân của các nhóm NH thay đổi qua các nĕm nhưng chiếm ưu thế vẫn là các NHTM thuộc nhóm 1 và 2 được thể hiện qua biểu đồ 2. Biểu đồ 2: ROE bình quân theo nhóm ćc NHTM trong nghiên ću giai đọn 2009 – 2014 Nguồn: T́nh tón c̉a t́c gỉ Bình quân giai đoạn 2009 – 2011, nhóm 1 và 2 đạt ROE ở mức trung bình 19 – 21%, trong khi đó nhóm 3 ch̉ đạt 9 – 11%. Giai đoạn 2012 – 2014 có ṣ suy giảm về ROE do hệ quả của việc tĕng trưởng tín dụng nóng giai đoạn trước cũng như tỷ lệ nợ xấu gia tĕng. Như vậy, hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM thuộc nhóm 1 và 2 tốt hơn nhiều so với nhóm 3 mặc dù số lượng NHTM thuộc nhóm 3 khá lớn. Các NHTM nhóm 1 tuy số lượng NH ít nhưng đạt hiệu quả hoạt động tốt, duy trì ổn định, nhóm 2 cũng đã có nhiều bứt phá. Thời gian gần đây khoảng cách về hiệu quả hoạt động tài chính giữa các nhóm đã được thu hẹp hơn, chứng tỏ các chính sách của nhà nước cũng như khả nĕng quản trị các NH đã có nhiều khả quan hơn, các NH đã chú trọng hơn về chất lượng. Không giống như ROE, giai đoạn 2009 – 2011, ROA của nhóm 1 thấp hơn nhóm 2,3 do tổng tài sản lớn nhưng doanh thu không tĕng được với mức tương ứng. Tuy nhiên ROA ở nhóm 1 tương đối ổn định và đến giai đoạn 2012 – 2014 khi ngành NH gặp nhiều khó khĕn về vấn đề nợ xấu thì ROA của nhóm 1 không bị giảm nhiều như nhóm 2 và nhóm 3. Điều này cho ta thấy mức độ ổn định cao, phát triển bền vững của các NHTM thuộc nhóm 1 được thể hiện qua biểu đồ 3. Biểu đồ 3: ROA bình quân theo nhóm ćc NHTM trong nghiên ćugiai đọn 2009 – 2014 Nguồn: T́nh tón c̉a t́c gỉ 85 Hiệu quả hoạt động tài chính ... ROA, ROE đều dương ở tất cả các NH là một tín hiệu vui khi nền kinh tế đang chìm trong ảm đạm và mới phục hồi. Tuy nhiên về độ lớn cũng như chiều hướng biến động có ṣ chênh lệch giữa các NHTM. Đặc điểm chung của nhóm 2 và 3 là ROA, ROE không quá cao, tuy nhiên lại có ṣ dao động mạnh qua các nĕm, có nĕm tĕng mạnh nhưng có nĕm giảm rất sâu. Chẳng hạn như ngân hàng EIB đạt ROE là 20,39% nĕm 2011 giảm ch̉ còn 0,39% nĕm 2014, ROA là 1,93% nĕm 2011 giảm ch̉ còn 0,03% nĕm 2014 (nguồn BCTN của EIB qua các nĕm). Điều này chứng tỏ ṣ thiếu bền vững trong hiệu quả hoạt động của NH, khiến cho các NH dễ gặp rủi ro trước những diễn biến bất lợi của thị trường. Tỷ lệ nợ xấu Một NHTM đạt được hiệu quả tài chính tốt sẽ có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, trong tầm kiểm soát. Biểu đồ 4: Tỷ ḷ nợ xấu c̉a ḥ th́ng NHTM Vịt Nam giai đọn 2009 – 2014 Nguồn: NHNN v̀ tổng cục th́ng kê Tỷ lệ nợ xấu được công bố tĕng dần từ 2,2% nĕm 2009 lên 4,08% nĕm 2012, nguyên nhân là do tĕng trưởng tín dụng đột ngột, không kiểm soát được mức độ an toàn tín dụng, nợ xấu tích tụ và bùng nổ vào nĕm 2012. Biểu đồ 5: Tỷ ḷ nợ xấu bình quân c̉a mỗi nhóm NHTM trong giai đọn 2009 – 2014 Nguồn: T́nh tón c̉a t́c gỉ Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các NHTM nhóm 1 và nhóm 2 đều ở mức cho phép của NHNN (dưới 3%) và nhóm 1 có tỷ lệ này ở mức tương đối ổn định. Các NHTM nhóm 3 có tỷ lệ nợ xấu không ổn định và có những nĕm vượt mức 3%, đặc biệt trong giai đoạn 86 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tĕng trưởng tín dụng nóng 2011 – 2012. Qua đây nhận thấy hoạt động tài chính của các NHTM nhóm 1 vẫn hiệu quả hơn khi đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu. Đến những nĕm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đã giảm chứng tỏ các NHTM nói chung và NHTM nói riêng đã thận trọng hơn trong việc kiểm soát các khoản tín dụng, chủ động trong việc trích lập ḍ phòng để xử lý nợ xấu. Đây cũng là kết quả của việc nĕm 2013 hàng loạt các thông tư, nghị định, đề án về xử lý nợ xấu được ban hành như Quyết định số 1085/ QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành NH về xử lý nợ xấu nhằm triển khai tḥc hiện đề án “Xử lý nợ xấu của các TCTD” và đề án “thành lập VAMC”, thông tư 02/2013/ TT – NHNN quy đ ... tố tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM và mức độ tác động. Bảng 4: Tóm tắt ḱt qủ c̉a mô hình hồi quy với bín phụ thục ROA, ROE Biến độc lập Biến phụ thuộc ROA Biến phụ thuộc ROE Hệ số RobustStd. Err P_value Hệ số Robust Std. Err. P_value BRANCH -0,00006 0,0000 0,002 -0,0008 0,0002 0,003 CA -0,017 0,0204 0,416 -0,4554 0,1355 0,003 LDR 0,005 0,0024 0,035 0,0514 0,0108 0,000 SIZE 0,00004 0,0000 0,000 0,0002 0,0000 0,021 TCTR -0,032 0,0090 0,002 -0,2402 0,0697 0,002 Y2009 0,011 0,0021 0,000 0,0553 0,0147 0,001 Y2010 0,012 0,0018 0,000 0,0874 0,0117 0,000 Y2011 0,012 0,0016 0,000 0,1012 0,0149 0,000 Y2012 0,006 0,0012 0,000 0,0444 0,0112 0,001 Y2013 0,002 0,0006 0,001 0,0194 0,0064 0,006 R-squared 0,6476 0,6383 Nguồn: Ḱt qủ t́nh tón t̀ ph̀n m̀m Stata_SE12 Mô hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi vẫn cho các hệ số ước lượng tin cậy nhưng các sai số chuẩn của hệ số không còn là nhỏ nhất. Với việc nới lỏng tính chất sai số tối thiểu sẽ giúp ước lượng OLS cho kết quả tốt hơn về các sai số chuẩn. Ý nghĩa Robust standard errors giúp loại bỏ ràng buộc sai số tối thiểu của OLS và đưa các sai số này về giá trị thật của nó. Như vậy, hiện tượng phương sai thay đổi cũng đã được khắc phục. Ś lượng chi nh́nh v̀ phòng giao ḍch (BRANCH) BRANCH có mối tương quan nghịch với ROA, ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5%, tuy nhiên tác động là rất nhỏ (0,06%). Điều này ngược với kỳ vọng nhưng đúng với tḥc tế khó khĕn giai đoạn 2009 – 2014. Việc mở rộng quá nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trong khi nhu cầu không cần thiết sẽ làm tĕng cao chi phí của NH như là chi phí cơ sở vật chất, chi phí nhân viên, chi phí hoạt động khác. VCSH v̀ ćc quỹ trên tổng t̀i s̉n (CA) CA có tác động ngược chiều tới ROE ở mức ý nghĩa 5% cho thấy tỷ lệ vốn hóa tĕng 90 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thêm 1% làm lợi nhuận trên VCSH giảm 0,45%, chứng tỏ CA tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. Mặc dù VCSH càng lớn càng an toàn hơn nhưng với việc tĕng nhanh VCSH thông qua tĕng vốn điều lệ ồ ạt sẽ kéo theo nhiều NHTM quản lý không tốt nguồn vốn của chính mình. Vì vậy, ch̉ tĕng VCSH thì không phải là phương pháp hữu hiệu để tĕng hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM. Tổng tìn cho vay trên tổng tìn gửi (LDR) Kết quả cho thấy LDR có tác động cùng chiều đến ROA, ROE với mức ý nghĩa 5% chứng tỏ NH đã tận dụng được tốt lượng vốn huy động. Trong quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, việc đẩy mạnh cho vay khách hàng sẽ tạo động ḷc thúc đẩy đầu tư kinh doanh, phát triển nền kinh tế. Với kết quả tích c̣c này cho thấy các NHTM đã dần có chiến lược hợp lý trong việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay ở mức thanh khoản cho phép. Qui mô ngân h̀ng (SIZE) Tổng tài sản (SIZE) có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Hệ số hồi quy của biến này với ROA và ROE đều cho dấu dương, chứng tỏ tác động cùng chiều, điều này đúng như kỳ vọng. Hệ số của biến này đối với mô hình là khá thấp (0,00004 đối với ROA, và 0,0002 đối với ROE) nên việc tĕng giảm quy mô là vấn đề mà tác động không quá lớn. Tuy nhiên, các NH với quy mô hiện có nên giảm chi phí để tĕng lợi nhuận thay vì cố gắng tĕng quy mô để đạt được chi phí thấp nhất. Tổng chi ph́ trên tổng doanh thu (TCTR) TCTR có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Tác động ngược chiều chứng tỏ nếu chi phí hoạt động càng cao hoặc doanh thu càng thấp hoặc cả hai sẽ làm giảm ROA, ROE, qua đó giảm hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM. Doanh thu từ lãi, từ hoạt động cho vay chiếm đa số trong doanh thu của NH, đẩy mạnh việc cho vay sẽ tạo ra nhiều doanh thu. Nhưng song song với đó nếu không giám sát chặt chẽ các khoản cho vay có nhiều rủi ro thì không những làm giảm doanh thu mà còn tĕng chi phí hoạt động tín dụng. Trong bối cảnh kinh tế khó khĕn giai đoạn này, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu đề cao việc kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, tiết kiệm chi phí tối đa bằng nhiều cách như cắt giảm nhân ṣ hàng loạt, cắt giảm chi phí cơ sở vật chất hạ tầng, chi phí hoạt động khác. Bín gỉ theo nĕm Các biến thời gian được đưa vào mô hình để xem xét những thay đổi của môi trường vĩ mô, từ kết quả hồi quy ta thấy các yếu tố này tḥc ṣ có tác động lên ROA, ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Chẳng hạn như tốc độ tĕng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế là các yếu tố theo nĕm của cả nước. GDP càng cao thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu dùng cũng như mức sống của người dân dẫn đến các hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ khác ở NH diễn ra nhiều hơn, lợi nhuận NH được cải thiện. Lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH thông qua nhiều kênh khác nhau như lãi suất, giá cả, tỷ giá hối đoái, chi phí hoạt động. Nếu NH ḍ kiến được đầy đủ lạm phát hàng nĕm khi đó NH sẽ điều ch̉nh lãi suất phù hợp làm tĕng lợi nhuận của NH. Tuy nhiên nếu lạm phát không ḍ đoán được và NH không điều ch̉nh lãi suất kịp thời làm cho tốc độ chi phí tĕng nhanh hơn tốc độ doanh thu dẫn đến hiệu quả tài chính của NH giảm sút. Hàng loạt các điều ch̉nh kinh tế vĩ mô của chính phủ giai đoạn này đã tác động đến hiệu quả hoạt động 91 Hiệu quả hoạt động tài chính ... tài chính của NHTM như là nĕm 2009 – 2010 triển khai gói kích cầu, duy trì lãi suất thấp nhằm thúc đẩy kinh tế sau khủng hoảng. Nĕm 2011, NHNN bắt đầu triển khai các thông tư, đề án chú trọng đến chất lượng tín dụng, ổn định lạm phát, không còn chạy theo số lượng như thời kỳ trước đây nữa. Do đó có thể khẳng định yếu tố vĩ mô có tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTM. 6. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 6.1. Kết luận Bài viết đã tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, ROE của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tḥc trạng hiệu quả hoạt động tài chính cùng với các nhân tố và xu hướng tác động, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả, vị thế của mình trong hệ thống các NHTM nói riêng, hệ thống ngành NH nói chung, hơn nữa là để cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ṣ phát triển của nền kinh tế tài chính quốc gia phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống NH và NHTM hiện là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ở Việt Nam. Bằng việc chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, một số kết luận sau đây được rút ra: Thứ nhất, có ṣ chênh lệch lớn về hiệu quả hoạt động tài chính giữa nhóm các NH hoạt động tốt và nhóm các NH hoạt động kém hiệu quả, trong khi số lượng NH ở nhóm kém hiệu quả vẫn chiếm ưu thế. Điều này phản ánh tḥc trạng của ngành ngân hàng Việt Nam đó là số lượng NH nhiều nhưng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các NH có quy mô trung bình của khu ṿc, hiệu quả hoạt động chưa cao, thay đổi không đồng đều qua các nĕm. Đây cũng là các NH tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi và hội nhập thế giới hiện nay. Thứ hai, việc thành lập quá nhiều các chi nhánh và phòng giao dịch để đưa hình ảnh của NH gần hơn với dân chúng, để mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là mở rộng chi nhánh ra nước ngoài trong bối cảnh kinh tế còn khó khĕn, ch̉ mới phục hồi sẽ gây ra hiệu ứng tiêu c̣c, tốn kém chi phí, giảm hiệu quả tài chính. Thứ ba, tỷ lệ VCSH trên tài sản tĕng nhưng các NHTM lại chưa tận dụng được hết, thậm chí còn gây tác động ngược chiều. Thứ tư, ngoài việc đẩy mạnh cho vay thì việc các NH phân bổ cơ cấu huy động, cho vay thế nào là tối ưu cũng tác động đến hiệu quả hoạt động tài chính của NHTM. Thứ nĕm, không ch̉ chú trọng đến đặc điểm riêng, mỗi NH phải quan tâm đến các yếu tố vĩ mô, hơn nữa do ngành NH là một ngành mang tính hệ thống. Ḍ đoán được ṣ biến động của lạm phát, các chính sách của nhà nước sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc điều ch̉nh chính sách riêng của mỗi NH. Thứ sáu, nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề về tính chính xác và tin cậy trong việc công bố thông tin của các NHTM Việt Nam. Mô hình cũng còn khá nhiều hạn chế trong việc dùng để ḍ báo, không ch̉ về số lượng mẫu chưa đủ lớn mà còn về số lượng biến độc lập đang xem xét, cũng như hạn chế về nguồn dữ liệu. 6.2. Một số đề xuất Từ những kết luận trên, một số đề xuất như sau được đưa ra nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính: Tĕng sức mạnh, sức cạnh tranh là cần thiết song không phải vì thế mà bất chấp chi phí và làm giảm khả nĕng sinh lời. Từ kết quả tỷ lệ nghịch giữa biến BRANCH và ROA, ROE, tác giả hàm ý chính sách đối với các NH nhỏ thay vì mở rộng quá nhiều chi nhánh và phòng 92 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật giao dịch, các NH nên đẩy mạnh hình ảnh của các chi nhánh hiện tại bằng các chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu nhằm tiết kiệm chi phí để đạt hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy CA có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động tài chính. Vì vậy NHTM cần phải cân đối lại cấu trúc vốn, xem xét cơ cấu hợp lý nguồn VCSH, tận dụng các nguồn vốn giá rẻ khác như nguồn tiền gửi của khách hàng thông qua chính sách, dịch vụ chĕm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh. Đa dạng hóa nguồn vốn phải trả, tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với những đặc điểm hoạt động của NH chẳng hạn như đối với các NH bán lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, nhu cầu tiêu dùng nên trong cơ cấu nguồn vốn trả tiền gửi không kì hạn phải chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. Đối với các NH bán buôn, chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên các loại tiền gửi định kỳ, có kỳ hạn phải chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn phải trả. Ṣ phối hợp chặt chẽ giữa cơ cấu tài sản – nguồn vốn sẽ giúp NH tối đa hóa thu nhập và kiểm soát được rủi ro. Theo thông tư 13/2010/NHNN hay thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ LDR của các NHTM qui định ở mức tối đa 80%. Mặc dù thành phần dư nợ cho vay và tổng tiền gửi trong nghiên cứu này ch̉ tập trung vào cho vay và tiền gửi của khách hàng và các TCTD khác, tuy nhiên từ cơ sở phân tích trên các NHTM cũng nên đưa ra cơ cấu hợp lí theo mức qui định nhằm vừa đảm bảo khả nĕng thanh khoản, vừa tĕng lợi nhuận của NH. Từ yếu tố quy mô, tác giả đề xuất để đạt được vấn đề hiệu suất tĕng theo quy mô, các NHTM không nên ch̉ tập trung vào mở rộng quy mô của các sản phẩm hiện có mà còn phải phát triển các sản phẩm mới. Tập trung phát triển theo chiều sâu bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nền tảng công nghệ hiện đại, tìm hiểu xu hướng nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao khả nĕng đáp ứng, đồng thời cải tiến các dịch vụ truyền thống, các sản phẩm cũ để giữ chân khách hàng. Chi phí cũng là yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động, do đó cần nâng cao nĕng ḷc và hiệu quả quản lí, giảm các chi phí hoạt động của NHTM. Đánh giá lại nguồn nhân ḷc từ nhân viên đến cán bộ quản lí, có như vậy mới giải quyết được bài toán đang đặt ra với NHTM hiện nay, đó là nguồn nhân ḷc vừa thiếu, vừa thừa. Cụ thể, đòi hỏi các NHTM phải cắt giảm lao động dư thừa, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ cao, tổ chức các chương trình đào tạo nhằm trau dồi, nâng cao kỹ nĕng nghiệp vụ. Khi có một đội ngũ quản lí và nhân viên tốt sẽ điều hành tốt hoạt động, giúp giảm chi phí hoạt động, nâng cao thu nhập và hiệu quả hoạt động tài chính của NH. Tiếp tục đẩy mạnh việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, đối với các NHTM yếu kém cần tḥc hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Mỗi NH cần đưa ra lộ trình cụ thể cần đạt được sau tái cấu trúc (tài sản, vốn, trình độ nhân ṣ, quản lí, công nghệ thông tin, tính minh bạch) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, đáp ứng đầy đủ các chuẩn ṃc quốc tế về hoạt động NH nhất là trong thời kì hội nhập. Xây ḍng hệ thống thu thập dữ liệu tin cậy, minh bạch, đảm bảo tính cập nhật sẽ củng cố được niềm tin ở dân chúng, nâng cao uy tín đối với các doanh nghiệp và giữa các NH với nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015), Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả nĕng sinh lời của các ngân 93 Hiệu quả hoạt động tài chính ... hàng thương mại Việt Nam, Công ngḥ Ngân h̀ng, số 106, 21 - 32. [2]. Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013), Phân t́ch ćc nhân t́ t́c đ̣ng đ́n hịu qủ họt đ̣ng c̉a ḥ th́ng ngân h̀ng thương ṃi Vịt Nam: Kỉm đ̣nh gỉ thuýt SCP v̀ ES, Tạp chí Ph́t trỉn Kinh t́, Số 276, 126 – 135. [3]. Nguyễn Công Tâm & Nguyễn Minh Hà (2012), Hịu qủ họt đ̣ng c̉a ngân h̀ng ṭi ćc nước Đông Nam Á v̀ b̀i ḥc kinh nghịm cho Vịt Nam, Những vấn đ̀ kinh t́ v̀ ch́nh tṛ th́ giới, số 11(199) 2012, 17 - 30. [4]. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Vĕn Sang (2013), Ćc ýu t́ ̉nh hưởng đ́n hịu qủ họt đ̣ng c̉a ćc NHTM Vịt Nam, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 85, 11 - 15. [5]. Athanasoglou, P. et al (2006), Determinants of bank proitability in the South Eastern European region, Munich Personal RePEc Archive Paper No. 10274, posted 03, pp. 1 - 31. [2]. Ameur, B. and Mhiri, M. (2013), Explanatory Factors of Bank Performance Evidence from Tunisia, International Journal of Economics, Finance and Management, Vol.2, No.1, pp. 143 – 152. [6]. Hoffmann, P. S. (2011), Determinants of the Proitability of the US Banking Industry, International Journal of Business and Social Science, Vol.2, No.22. [7]. Khrawish, H. A. (2011), Determinants of Commercial Banks Performance: Evidence from Jordan, International Research Journal of Finance & Economics, Issue 81, pp148 [8]. Peter S. Rose & Sylvia C.Hudgins (2013), Bank management & inancial services 9th Edition, McGraw.Hill International Edition. [9]. Ramadan I.Z Kilani, Q.A Kaddumi, T.A (2011), Determinants of Bank Proitability: Evidence from Jordan, International Journal of Academic Research, Vol. 3, No.4, July 2011, I Part. [10]. Rasiah. D (2010), Theoretical Framework of Proitability as Applied to Commercial Banks in Malaysia, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences – Issue 19. [11]. Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2008), The Determinants of Commercial Bank Interest Margin and Proitability: Evidence from Tunisia, down load tại : https://www.researchgate.net/ publication/228121787_The_Determinant_ of_Commercial_Bank_Interest_Margin_and_ Proitability_Evidence_from_Tunisia [12]. Tobias Olweny & Themba Mamba Shipho (2011), Effects of banking sectoral factors on the proitability of commercial banks in Kenya, Economics and Finance Review,Vol. 1(5) pp. 01 - 30, July, 2011. [13]. Yesim Helhel (2014), Evaluating The Performance of the Commercial Banks In Georgia, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.22, pp 146-156
File đính kèm:
- hieu_qua_hoat_dong_tai_chinh_cua_ngan_hang_thuong_mai_viet_n.pdf