Giới hạn phát triển hệ thống tài chính ngân hàng tại các quốc gia châu Á

Bằng phương pháp hồi quy ngưỡng cho dữ liệu bảng, bài nghiên cứu

cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức ngưỡng giới hạn để phát

triển hệ thống tài chính- ngân hàng hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế tại 33 quốc gia châu Á (bao gồm Việt Nam). Kết quả

nghiên cứu này xác định rằng mối quan hệ giữa mức độ phát triển

của hệ thống tài chính-ngân hàng trong nền kinh tế lên tăng trưởng

kinh tế không phải là tuyến tính mà tồn tại giá trị ngưỡng giới hạn.

Khi hệ thống tài chính-ngân hàng chưa vượt mức ngưỡng giới hạn

này thì khu vực tài chính có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng

GDP. Ngược lại, vượt trên mức ngưỡng giới hạn thì phát triển của hệ

thống tài chính-ngân hàng lại cản trở và kìm hãm tăng trưởng kinh

tế. Phân tích của bài viết hàm ý rằng tập trung quá mức cho sự phát

triển của hệ thống tài chính-ngân hàng tại Việt Nam cũng như các

quốc gia châu Á khác không phải lúc nào cũng có lợi. Các chính sách

để phát triển khu vực tài chính -ngân hàng cần được cân nhắc ở một

mức độ phù hợp để phát huy vai trò tích cực lên tăng trưởng kinh tế

là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm.

Từ khóa: Phát triển hệ thống tài chính-ngân hàng, tăng trưởng kinh

tế, quan hệ phi tuyến

pdf 11 trang phuongnguyen 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giới hạn phát triển hệ thống tài chính ngân hàng tại các quốc gia châu Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới hạn phát triển hệ thống tài chính ngân hàng tại các quốc gia châu Á

Giới hạn phát triển hệ thống tài chính ngân hàng tại các quốc gia châu Á
55
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 199- Tháng 12. 2018
Giới hạn phát triển hệ thống tài chính ngân hàng 
tại các quốc gia châu Á
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
Phan Thị Bích Nguyệt
Phạm Dương Phương Thảo
Ngày nhận: 21/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 26/12/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018
Bằng phương pháp hồi quy ngưỡng cho dữ liệu bảng, bài nghiên cứu 
cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức ngưỡng giới hạn để phát 
triển hệ thống tài chính- ngân hàng hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế tại 33 quốc gia châu Á (bao gồm Việt Nam). Kết quả 
nghiên cứu này xác định rằng mối quan hệ giữa mức độ phát triển 
của hệ thống tài chính-ngân hàng trong nền kinh tế lên tăng trưởng 
kinh tế không phải là tuyến tính mà tồn tại giá trị ngưỡng giới hạn. 
Khi hệ thống tài chính-ngân hàng chưa vượt mức ngưỡng giới hạn 
này thì khu vực tài chính có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng 
GDP. Ngược lại, vượt trên mức ngưỡng giới hạn thì phát triển của hệ 
thống tài chính-ngân hàng lại cản trở và kìm hãm tăng trưởng kinh 
tế. Phân tích của bài viết hàm ý rằng tập trung quá mức cho sự phát 
triển của hệ thống tài chính-ngân hàng tại Việt Nam cũng như các 
quốc gia châu Á khác không phải lúc nào cũng có lợi. Các chính sách 
để phát triển khu vực tài chính -ngân hàng cần được cân nhắc ở một 
mức độ phù hợp để phát huy vai trò tích cực lên tăng trưởng kinh tế 
là một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần phải quan tâm.
Từ khóa: Phát triển hệ thống tài chính-ngân hàng, tăng trưởng kinh 
tế, quan hệ phi tuyến
1. Giới thiệu
ặc dù phát triển sau khu vực 
châu Âu và châu Mỹ, các nền 
kinh tế mới nổi châu Á có tốc 
độ tăng trưởng nhanh đã thu 
hút nhiều sự quan tâm trên thế 
giới. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới 
thời gian gần đây nhiều bất ổn, các nước trong 
khu vực châu Á phải đối mặt với hàng loạt 
thách thức và tốc độ tăng trưởng có xu hướng 
suy giảm. Theo dự báo của IMF, trong vòng ba 
thập kỷ tới, xu hướng này ngày càng nghiêm 
trọng hơn. Cho dù được đánh giá là còn nhiều 
khả năng để phát triển, nhưng các nền kinh tế 
châu Á cần có những đối sách phù hợp với bối 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
cảnh và tình hình mới để giải quyết các thách 
thức, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh 
tế bền vững. Hơn thế nữa, đối với các nước 
đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, 
làm thế nào để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh 
nhưng bền vững là một câu hỏi đầy thử thách 
và không dễ tìm ra câu trả lời duy nhất. Dùng 
phương pháp hồi quy ngưỡng cho dữ liệu bảng 
được đề xuất bởi Hansen (1999) và được kế 
thừa tiếp tục phát triển kết hợp với Fixed Effect 
bởi Wang (2015), bài nghiên cứu này phân tích 
mối quan hệ giữa sự phát triển của hệ thống tài 
chính- ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại các 
quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Trên 
cơ sở đó xác định mức độ phát triển tối ưu của 
hệ thống tài chính trong nền kinh tế. 
2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Hệ thống tài chính-ngân hàng của một quốc 
gia, thường được gọi vắn tắt là hệ thống tài 
chính (financial system) hoặc khu vực tài chính 
(financial sector), được định nghĩa là một nhóm 
các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối 
tiết kiệm của người này với đầu tư của người 
khác. Các định chế tài chính có thể phân làm 
hai loại: các thị trường tài chính và các trung 
gian tài chính. Theo Mankiw (2011), thị trường 
tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế là thị 
trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu; những 
trung gian tài chính quan trọng nhất đó là các 
ngân hàng và các quỹ đầu tư. Nguyễn Trọng 
Hoài (2006) giải thích rõ hơn về khái niệm trên, 
theo đó hệ thống tài chính là một tập hợp rộng 
lớn các mối quan hệ cung cầu về vốn diễn ra 
dưới hình thức vay mượn, mua bán vốn hoặc 
tiền tệ hoặc các chứng từ có giá, nhằm dịch 
chuyển vốn từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu 
về vốn. Vốn có thể được chuyển trực tiếp bằng 
việc sử dụng các công cụ tài chính và thông qua 
các thị trường tài chính, hoặc gián tiếp thông 
qua các tổ chức tài chính trung gian như các 
ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công 
ty tài chính.
Lý thuyết truyền thống tin tưởng rằng hệ thống 
tài chính- ngân hàng càng phát triển thì càng 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Levine (2005) 
phát biểu rằng sự phát triển của hệ thống tài 
chính- ngân hàng (mà sau đây được gọi tắt là sự 
phát triển tài chính) là việc cải thiện các chức 
năng được cung cấp bởi hệ thống tài chính bao 
gồm: tích lũy tiết kiệm, phân phối nguồn vốn 
đến các cơ hội đầu tư sinh lợi, giám sát và quản 
trị rủi ro các khoản đầu tư này, đa dạng hóa rủi 
ro, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa 
và cung cấp dịch vụ. Mỗi chức năng nói trên 
của hệ thống tài chính có thể ảnh hưởng đến 
tiết kiệm và các quyết định đầu tư cũng như ảnh 
hưởng đến mức độ hiệu quả của các nguồn vốn 
được phân bổ. Sự phát triển tài chính còn được 
hiểu là quá trình đổi mới cũng như cải thiện thể 
chế và tổ chức trong hệ thống tài chính- ngân 
hàng, làm giảm bất cân xứng thông tin, tăng sự 
hoàn thiện của thị trường, tăng khả năng cho 
các tổ chức tham gia vào các giao dịch tài chính 
bằng hợp đồng, giảm chi phí giao dịch, tăng 
sự cạnh tranh (Hartmann và cộng sự, 2007). 
Ngày nay, sự phát triển tài chính cần được hiểu 
cả theo chiều rộng và chiều sâu, đó là một quá 
trình cải thiện về số lượng, chất lượng và hiệu 
quả của dịch vụ, trung gian tài chính liên quan 
đến sự hoạt động và tương tác của nhiều tổ 
chức, cá nhân khác nhau.
Các bằng chứng thực nghiệm trước đây trên thế 
giới tựu chung thành hai xu hướng chính là:
(1) Sự phát triển tài chính ảnh hưởng tuyến tính 
và tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, 
tiêu biểu như các nghiên cứu ban đầu trong giai 
đoạn thế kỷ 20 của Schumeter và Opie (1934); 
Gurley và Shaw (1955). McKinnon (1973), 
Shaw (1973) cho rằng những biện pháp hạn 
chế của chính phủ can thiệp vào hệ thống ngân 
hàng như áp dụng trần lãi suất, yêu cầu dự trữ 
bắt buộc cao và các chương trình tín dụng chỉ 
định sẽ làm giảm tính linh hoạt, đa dạng của 
các sản phẩm, dịch vụ tài chính, gây tồn đọng 
vốn, do đó tác động bất lợi đến tốc độ tăng 
trưởng kinh tế. Mối quan hệ tương quan thuận 
giữa sự phát triển của hệ thống tài chính – ngân 
hàng và tăng trưởng kinh tế được ủng hộ mạnh 
mẽ hơn bởi các nghiên cứu tiếp nối King và 
Levine (1993a, b), Levine (1997, 2003), Rajan 
và Zingales (1998), Levine và cộng sự (2000), 
Beck và Levine (2004), Beck và cộng sự (2000, 
2005). Levine và Zervos (1998) dùng phương 
pháp hồi quy trên dữ liệu chéo của 41 quốc gia 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
57Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
trong giai đoạn 1976-1993 và tìm thấy bằng 
chứng chứng minh rằng sự phát triển tài chính 
thể hiện mối tương quan tích cực lên thành quả 
hoạt động kinh tế thực, và mối tương quan này 
đặc biệt mạnh mẽ hơn tại các nước đang phát 
triển. Levine (2005) nghiên cứu và kết luận 
rằng các quốc gia có hệ thống ngân hàng và thị 
trường tài chính thực hiện chức năng tốt hơn thì 
nền kinh tế quốc gia đó tăng trưởng nhanh hơn. 
Thời gian gần đây hơn, có các bằng chứng thực 
nghiệm như Johannes và cộng sự (2011) tìm 
thấy mối quan hệ tích cực dài hạn giữa sự phát 
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế khi nghiên 
cứu dữ liệu chuỗi thời gian về Cameroon giai 
đoạn 1970-2005; Shun-Jen và cộng sự (2013) 
cho thấy rằng các biến đại diện cho sự phát 
triển tài chính thì có tác động định hướng cho 
tăng trưởng kinh tế ở một vài nước Châu Á, đặc 
biệt là Trung Quốc; hay nghiên cứu của Durusu 
và cộng sự (2016) phân tích trên dữ liệu bảng 
40 quốc gia giai đoạn 1989-2011; Zarrouk và 
cộng sự (2016) phân tích với mẫu là Các Tiểu 
vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) trong 
khoảng thời gian từ 1990- 2012. Tóm lại, các 
học giả thuộc trường phái thứ nhất này cho rằng 
sự phát triển của hệ thống tài chính- ngân hàng 
liên quan đến việc tích lũy vốn, chính là động 
lực cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chính sách 
của chính phủ phải hướng tới khuyến khích sự 
phát triển của hệ thống tài chính- ngân hàng
(2) Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn 
cầu 2008 đã buộc cả giới nghiên cứu lẫn các 
nhà hoạch định chính sách thực tiễn phải cân 
nhắc lại kết luận trước đây của họ. Cuộc khủng 
hoảng này là minh chứng cho thấy khả năng hệ 
thống tài chính- ngân hàng hoạt động sai lệch 
sẽ trực tiếp và gián tiếp làm lãng phí nguồn 
lực quốc gia như thế nào. Trái với quan điểm 
của các tác giả đã nêu trên, các học giả trong 
trường phái thứ hai này lập luận rằng hệ thống 
tài chính- ngân hàng chỉ tạo ra cơ hội cho khu 
vực tư nhân tìm kiếm lợi nhuận hoặc họ sẽ 
bị thua lỗ (Lucas, 1988). Deidda và Fattouh 
(2002) đã xem xét mối quan hệ giữa sự phát 
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trên mẫu 
dữ liệu khá lớn gồm 119 quốc gia phát triển và 
đang phát triển giai đoạn 1960- 1989 trên dữ 
liệu chéo. Bước đầu, các tác giả này tìm thấy 
rằng sự phát triển của hệ thống tài chính- ngân 
hàng là nhân tố quyết định có ý nghĩa thống 
kê lên tăng trưởng kinh tế ở nhóm nước có thu 
nhập cao nhưng lại không đạt ý nghĩa thống 
kê ở nhóm nước có thu nhập thấp. Các tác giả 
này hoài nghi mối quan hệ giữa mức độ phát 
triển của hệ thống tài chính- ngân hàng và tăng 
trưởng kinh tế không phải là tuyến tính. Khan 
và Senhadji (2003) tìm thấy bằng chứng rằng hệ 
số hồi quy của biến đại diện cho sự phát triển 
tài chính lên tăng trưởng kinh tế là không có ý 
nghĩa thống kê; đồng thời cũng tìm thấy trong 
khi sự phát triển tài chính có thể diễn ra một 
cách chậm chạp ở một số quốc gia, tăng trưởng 
kinh tế vẫn gia tăng nhanh hơn, do đó hai nhà 
nghiên cứu này kết luận không có ảnh hưởng 
từ sự phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh 
tế. Tương tự, Andersen và Tarp (2003) kết luận 
rằng không có bằng chứng rõ ràng về mối quan 
hệ giữa sự phát triển tài chính và phát triển 
kinh tế. Gần đây hơn, Cecchetti và Kharroubi 
(2012) đã tìm thấy rằng khu vực tài chính càng 
phát triển nhanh thì tổng thể nền kinh tế lại 
tăng trưởng chậm lại. Trong phạm vi nào đó, 
sự phát triển tài chính có ảnh hưởng tích cực 
lên tăng trưởng kinh tế nhưng vượt qua một giá 
trị ngưỡng, tác động của sự phát triển tài chính 
sẽ thay đổi và gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng 
trưởng kinh tế (Arcand và cộng sự, 2012). Các 
bằng chứng thực nghiệm của Law và Singh 
(2014), Samargandi và cộng sự (2014), Bayar 
(2014) cũng ủng hộ lập luận này.
Riêng đối với Việt Nam, Anwar và Nguyen 
(2011) nghiên cứu dữ liệu bảng số liệu 61 tỉnh 
thành của Việt Nam trong giai đoạn 1997- 2006 
để xem xét mối liên hệ giữa sự phát triển tài 
chính và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân 
tích về lý thuyết tăng trưởng nội sinh, kết quả 
nghiên cứu này cho thấy sự phát triển tài chính 
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chính thức nào 
phối hợp đầy đủ cả hai phương diện của sự 
phát triển tài chính là sự phát triển của khu vực 
ngân hàng và sự phát triển của thị trường chứng 
khoán (TTCK) được thực hiện. Các nghiên 
cứu trước đây về nền kinh tế Việt Nam chỉ mới 
phân tích một trong hai khía cạnh này một cách 
độc lập. Hầu hết các nghiên cứu không có dữ 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
liệu với độ dài đủ để phân tích bằng các mô 
hình phù hợp. Hơn nữa, các học giả tập trung 
nhiều vào các nền kinh tế châu Âu với đặc thù 
văn hóa- xã hội, kinh tế, chính trị không giống 
như các nước châu Á. Cho nên, các kết luận 
tìm thấy từ mẫu các nước châu Âu có thể không 
phù hợp để áp dụng tại các nước châu Á. 
Sự mâu thuẫn và hoài nghi trong các kết luận 
tìm thấy về mối quan hệ giữa sự phát triển tài 
chính và tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến khoảng 
trống nghiên cứu và nhu cầu cần thiết làm sáng 
tỏ, kiểm định lại tác động thực của sự phát triển 
tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Vì vậy bài 
nghiên cứu này phân tích tác động của sự phát 
triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế với mẫu 
các quốc gia châu Á với những đặc thù của các 
nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, từ đó 
xác định mức ngưỡng phát triển tối ưu cho hệ 
thống tài chính- ngân hàng của các nền kinh 
tế này và đề xuất các gợi ý chính sách về phát 
triển hệ thống tài chính- ngân hàng để duy trì 
tăng trưởng kinh tế.
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 33 quốc gia châu Á trong 
giai đoạn 2004- 2016. Số liệu về các nước trong 
mẫu được đánh giá trên cả hai phương diện: 
Khu vực ngân hàng và TTCK. Ngoài ra, khi 
phân tích về TTCK, mẫu phải loại trừ 5 trường 
hợp Brunei, Maldives, Cambodia, Myanmar, 
Taijikistan vì các nước này không có TTCK 
hoặc khoảng thời gian thiếu dữ liệu, do phương 
pháp hồi quy ngưỡng trên Fixed Effect đòi 
hỏi dữ liệu phải là dạng bảng cân bằng. Vì 
thế các phân tích dựa trên số liệu TTCK chỉ 
còn 28 quốc gia trong giai đoạn 2004- 2012. 
Dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế 
giới (WB), Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế 
(IMF), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 
(UNDP).
Phương pháp phân tích dùng ước lượng hồi 
quy ngưỡng cho dữ liệu bảng được đề xuất 
bởi Hansen (1999) kết hợp với Fixed Effect 
theo Wang (2015), dùng ước lượng bootstrap 
để kiểm định giả thuyết Ho là không tồn tại 
ngưỡng.
Các nước trong mẫu bao gồm Bahrain, Brunei, 
Israel, Japan, South Korea, Kuwait, Qatar, 
Saudia Arab, Singapore, UAE, Armenia, China, 
Bảng 1. Các biến số trong mô hình nghiên cứu
Nhân tố Ký hiệu biến Nội dung Đơn vị Nguồn
Biến phụ 
thuộc
Tăng trưởng 
kinh tế GROWTH tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm % WDI
Biến độc 
lập
Sự phát triển 
của hệ thống 
tài chính – 
ngân hàng 
(FD)
privatecre Tỷ số tín dụng cho khu vực tư nhân trên GDP % WDI
domescre Tỷ số tín dụng trong nước trên GDP % WDI
liq Cung tiền M3 trên GDP % GFDD
sm_turnover Tỷ suất sinh lợi của TTCK % GFDD
sm_capliz Tỷ số Quy mô vốn hóa của TTCK trên GDP % GFDD
Biến 
kiểm soát
Dân số pop Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm % WDI
Thu nhập income GDP bình quân đầu người WDI
Đầu tư invest Tỷ số đầu tư vốn gộp trên GDP % WDI
Thương mại tradeop Độ mở thương mại % so với GDP % WDI
Lạm phát infla chỉ số lạm phát tính theo CPI % WDI
Thể chế inst Điểm số trung bình trên 6 phương diện WGI
Vốn con 
người
mys Số năm đi học trung bình năm UNDP
hci Chỉ số phát triển con người UNDP
Nguồn: Law và Singh (2014)
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
59Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
Iran, Jordan, Kazakhstan, Maldives, Malaysia, 
Russia, Thailand, Turkey, Bangladesh, 
Cambodia, India, Indonesia, Kyrgyz Republic, 
Mongolia, Myanmar, Pakistan, Phillipines, Sri 
Lanka, Vietnam, Nepal, Taijikistan.
Kế thừa từ nghiên cứu của Law và Singh 
(2014), phương trình nghiên cứu có dạng:
GROWTH
it
 = μ
i
 + β
1
FD
it-1
I(FD
it-1
 ≤ λ) + 
δ
1
I(FD
it-1
 ≤ λ) + β
2
FD
it-1
I(FD
it-1
 >  ... hụ 
thuộc. Các kết quả này đều có ý nghĩa thống kê.
Trong mô hình hồi quy này, biến mys vẫn 
không đạt ý nghĩa thống kê. Tác giả thay thế 
biến mys bằng biến hci (phản ánh chỉ số chất 
lượng con người); kết quả hệ số tương quan 
của biến này đạt ý nghĩa thống kê nhưng lại 
phản ánh tác động ngược chiều với tăng trưởng, 
là sự khác biệt so với các kết quả nghiên cứu 
trước đây tại các nền kinh tế châu Âu và Mỹ, 
đó cũng là điểm đặc trưng của các nước châu Á. 
Nền kinh tế tăng trưởng nhưng chỉ số thu nhập 
của người dân không được cải thiện, các đô 
thị lớn phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng là nơi 
dân cư đổ dồn về sinh sống, mật độ tập trung 
dân cư cao, chất lượng cuộc sống không được 
cải thiện. Tăng trưởng nóng thì các chỉ số phát 
triển con người lại sụt giảm
Tóm lại, kết quả hồi quy là nhất quán cho thấy 
mức tối ưu tín dụng dành cho khu vực tư nhân 
chỉ nên là 8,8375% so với GDP, Tín dụng 
trong nước là 10,3827% so với GDP, cung 
tiền mở rộng M3 chỉ nên là 18,4802% so với 
GDP, Quy mô vốn hóa TTCK không vượt quá 
95,68% so với GDP, tỷ suất sinh lợi của TTCK 
là 31,7437%. Sự phát triển tài chính có vai trò 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi giá trị của nó 
chưa vượt mức ngưỡng tối ưu, hàm ý rằng trong 
dài hạn, sự phát triển của hệ thống tài chính- 
ngân hàng vẫn giữ vai trò là nhân tố quan trọng 
trong việc làm gia tăng mức sản lượng của nền 
kinh tế, miễn là đừng phát triển vượt quá mức 
tối ưu của nó.
5. Kết luận và đề xuất cho phát triển hệ 
thống tài chính- ngân hàng hướng đến tăng 
trưởng kinh tế
Kết quả phân tích với các chỉ tiêu đo lường sự 
phát triển tài chính đều đạt ý nghĩa thống kê và 
các kết quả nhất quán với nhau, cũng như tương 
đồng với nhận định của các chuyên gia kinh 
tế của IMF trong thời gian gần đây. Điều này 
cho thấy sự phát triển của hệ thống tài chính- 
ngân hàng thực sự là nhân tố quan trọng, đóng 
góp cho sự phát triển của nền kinh tế. Kết quả 
nghiên cứu này xác nhận rằng không chỉ tại 
các quốc gia châu Âu hay châu Mỹ, mà tại các 
nước đang phát triển châu Á- là các nền kinh 
tế đang tập trung hết nguồn lực hướng đến tăng 
trưởng nhanh- thì sự phát triển dành cho hệ 
thống tài chính nói chung và khu vực ngân hàng 
nói riêng cũng chỉ nên đạt đến mức ngưỡng. Đó 
là mức tối ưu mà các chính phủ cần hướng đến 
và có chính sách khuyến khích phát triển để có 
thể phát huy các nguồn lực về vốn vật chất một 
cách hiệu quả, để đạt được tăng trưởng kinh tế 
như mục tiêu mà các nước này kỳ vọng. Phát 
triển hệ thống tài chính- ngân hàng quá nhiều 
sẽ dẫn đến khu vực tài chính cạnh tranh nguồn 
lực khan hiếm với phần còn lại của nền kinh 
tế, dẫn đến là khu vực này càng tăng trưởng 
mạnh thì các ngành còn lại bị thiệt hại, không 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn mà 
còn gây tác động tiêu cực, kìm hãm nền kinh tế 
tăng trưởng. Vì vậy, vấn đề ở đây là phát triển 
hệ thống tài chính- ngân hàng tại các quốc gia 
châu Á không phải là hoạt động mở rộng hệ 
thống ngân hàng hay TTCK mà các giải pháp 
cần tập trung hướng đến khai thác tính hiệu 
quả và vai trò tích cực của khu vực này. Có 
như vậy trong dài hạn mới hướng đến mục tiêu 
mà các nước này đang theo đuổi là tăng trưởng 
nền kinh tế bền vững, giảm khoảng cách với 
các quốc gia đã phát triển trên thế giới. Do đó, 
để tăng tính hiệu quả và vai trò tích cực của 
hệ thống tài chính- ngân hàng tại các quốc gia 
châu Á, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất, cơ cấu phát triển và cách thức quản 
lý hệ thống tài chính- ngân hàng cần linh hoạt, 
tăng khả năng cạnh tranh. Thực trạng hiện tại 
của các nước châu Á đang phát triển, trong đó 
có Việt Nam, việc cung ứng vốn cho nền kinh 
tế chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. 
Mặc dù còn một số ít quốc gia chưa hình thành 
TTCK do nền kinh tế còn lạc hậu và chưa đủ 
tiềm lực như Myanmar, Cambodia, Taijikistan 
hay do điều kiện đặc biệt về địa lý và tài 
nguyên thiên nhiên như Brunei, Maldives, thì 
hầu hết các nước châu Á đều có thị trường tiền 
tệ, thị trường ngoại hối, TTCK và thị trường 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
trái phiếu. Tuy nhiên, các thị trường này phát 
triển không đồng đều, không tạo nên một môi 
trường cạnh tranh thực sự về vốn. Vì thế việc 
các nước này cần làm trong chiến lược phát 
triển hệ thống tài chính- ngân hàng của họ 
không phải là bành trướng, mở rộng về quy mô 
hay số lượng mà phải tập trung hướng đến phát 
triển theo chiều sâu, tăng hiệu quả và tăng giá 
trị mới là mục đích hướng đến. Việc chọn lựa 
cơ cấu để phát triển hệ thống tài chính- ngân 
hàng cần đảm bảo nguyên tắc linh hoạt, tôn 
trọng thị trường. Các giải pháp cụ thể bao gồm: 
Cải thiện thể chế và tổ chức trong hệ thống tài 
chính- ngân hàng; quy định và luật pháp liên 
quan đến hoạt động của toàn bộ hệ thống tài 
chính cần chặt chẽ, rõ ràng để thực thi, đảm 
bảo việc giám sát chặt chẽ để làm giảm bất 
cân xứng thông tin, tăng sự hoàn thiện của thị 
trường; trao quyền hợp lý để tăng khả năng cho 
các tổ chức tham gia vào các giao dịch tài chính 
bằng hợp đồng, giảm chi phí giao dịch, tăng 
sự cạnh tranh; cải tiến, đổi mới sản phẩm tài 
chính, nâng cao năng lực của các chủ thể và tổ 
chức trong hệ thống tài chính- ngân hàng.
Thứ hai, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong 
hoạt động của hệ thống tài chính- ngân hàng thì 
minh bạch thông tin cần là mục tiêu hàng đầu 
trong việc xây dựng các chiến lược hoạt động, 
hành lang pháp lý, quy chế và quy định cho 
hoạt động của hệ thống ngân hàng và các định 
chế tài chính trung gian khác, cho hoạt động 
giao dịch trên các thị trường vốn và TTCK. 
Thậm chí, trong công tác đào tạo từ bậc giáo 
dục đại học hay đào tạo nhân sự chuyên sâu 
cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng và hình 
thành thói quen, cách suy nghĩ và hành động 
hướng tới minh bạch thông tin. Tăng cường 
giám sát và xử lý phạt nặng các vi phạm về che 
dấu thông tin hay không đảm bảo minh bạch 
thông tin gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia 
thị trường. Có như vậy mới có thể cải thiện dần 
tình trạng bất cân xứng thông tin rất phổ biến 
tại các nước nghèo, chậm phát triển.
Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn và hiện đại hóa 
hệ thống tài chính- ngân hàng; chính sách tiền 
tệ linh hoạt; cũng như nâng cao vai trò của các 
chủ thể tham gia hệ thống tài chính- ngân hàng; 
giảm chi tiêu Chính phủ để giảm bội chi ngân 
sách; cải thiện hiệu quả sử dụng các khoản chi 
của Chính phủ để khoản tiền ngân sách chi tiêu 
đem lại tác động tích cực cho GDP; đầu tư tập 
trung và hiệu quả, tăng cường hiệu quả đầu tư 
từ vốn nhà nước bằng cơ chế quản lý rõ ràng 
đối với các chủ thể tham gia. Các giải pháp nói 
trên không rời rạc mà nằm trong một tổng thể 
quá trình cải thiện về số lượng, chất lượng và 
hiệu quả của hệ thống tài chính- ngân hàng.
Trên đây là một số đề xuất của tác giả, hy vọng 
làm tài liệu tham khảo hữu ích cho giới chuyên 
môn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không 
tránh khỏi mặt hạn chế là số quốc gia có đủ dữ 
liệu để thu thập còn ít, nên cỡ mẫu nhỏ. Một 
số biến trong mô hình chưa đạt được ý nghĩa 
thống kê. Vì vậy, hướng nghiên cứu mở rộng 
cho tác giả sau này là mở rộng mẫu quan sát 
lớn hơn, nghiên cứu thêm các nhân tố khác như 
địa chính trị, phát triển khoa học công nghệ, đổi 
mới sáng tạo để có những phân tích chuyên sâu 
phù hợp với những nền kinh tế đang phát triển 
và phù hợp với bối cảnh thế giới đang hướng 
đến cách mạng công nghiệp 4.0. ■
Tài liệu tham khảo
1. Anwar, S. & Lan Phi Nguyen, (2011), “Financial development and economic growth in Vietnam”, Journal of Economics and 
Finance, 35, 348-360.
2. Andersen, T.B.& Tarp, F. (2003), “Financial liberalization, financial development and economic growth in LDCs”, Journal 
of International Development, 15 (2), 189–209
3. Arcand, J., Berkes, E., Panizza, U. (2012), “Too Much Finance?”, International Monetary Fund.Research Department
4. Bayar, Y. (2014), “Financial Development and Economic Growth in Emerging Asian Countries”, Asian Social Science, Vol. 
10, No. 9
5. Beck, T., Levine, R. & Loayza, N. (2000), “Finance and the sources of growth”, Journal of Financial Economics, 58(1), 
261–300 
6. Beck, T. & Levine, R. (2004), “Stock markets, banks, and growth: panel evidence”, Journal of Banking and Finance 28 (3), 
423–442.
7. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (2005), “Financial and legal constraints to firm growth: does size matter?”, 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 199- Tháng 12. 2018
Journal of Finance 60 (1), 137–177.
8. Ben-David, D. (1993), “Equalizing exchange: Trade liberalization and income convergence”, Quarterly Journal of 
Economics, 108(3).
9. Cecchetti, G. & Kharroubi, E. (2012), “Reassessing the impact of finance on growth”, BIS Working Paper No. 381. Bank for 
International Settlements.
10. Deidda, L. & Fattouh, B. (2002), “Non-linearity between finance and growth”, Economics Letters, 74(3), 339–345.
11. Dollar, D. (1992), “Outward-oriented developing economies really do grow more rapidly: Evidence from 95 LDCs 1976–
85”. Economic Development and Cultural Change, 523–544.
12. Dollar, D. & Kraay, A. (2003), “Institutions, trade, and growth”, Journal of International Economics, 50, 133–162.
13. Durusu, D., Serdar, I.M, Yetkiner, H. (2016), “Financial Development and Economic Growth: Some Theory and More 
Evidence”, Journal of Policy Modeling, 39, 290-306
14. Easterly, W. & Levine, R. (2001), “What have we learned from a decade of empirical research on growth? It’s not factor 
accumulation: Stylized facts and growth models”,World Bank Economic Review, 15(2), 177–219.
15. Gurley, J. G. & Shaw, E. S. (1955), “Financial aspects of economic development”,The American Economic Review, 45(4), 
515–538.
16. Hansen, B.E. (1999), “Threshold effects in non-dynamic panels: Estimation, testing, and inference”, Journal of Econometrics 
93 (1999) 345-368
17. Harrison, A. (1996), “Openness and growth: A time-series, cross-country analysis for developing countries”, Journal of 
Development Economics, 48, 419–447.
18. Hartmann, P., Heider, F., Papaioannou, E., Duca, M.L. (2007), The Role of Financial Markets and Innovation in 
Productivity and Growth in Europe. Occasional Paper Series No: 72. European Central Bank
19. Johannes, T.A., Njong, A.M., Cletus, N. (2011), Financial development and economic growth in Cameroon, 1970-2005. 
Journal of Economics and International Finance, 3, 367-375
20. Khan, M. S.& Senhadji, A. S. (2003), “Financial development and economic growth: A review and new evidence”, Journal of 
African Economies, 12(2), 89–110.
21. King, G.R. & Levine, R. (1993a), “Finance and growth: Schumpeter might be right”, Quarterly Journal of Economics 108 
(3), 717–737.
22. King, G.R. & Levine, R. (1993b), “Finance, entrepreneurship and growth”, Journal of Monetary Economics 32 (3), 1–30.
23. Mankiw, N. G. (2011), Kinh tế học vĩ mô. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: GV Đại học Kinh tế Tp.HCM, 2014. Singapore: 
Cengage Learning.
24. Law, S. H. & Singh, N. (2014), “Does too much finance harm economic growth?”,Journal of Banking and Finance, 41, 
36–44.
25. Levine, R. (1997), “Financial development and economic growth: views and agenda”, Journal of Economic Literature 35 (2), 
688–726.
26. Levine, R., Zervos, S. (1998), Stock markets, banks and economic growth. American Economic Review 88 (3), 537–558
27. Levine, R., Loayze, N. & Beck, T. (2000), “Financial intermediation and growth: causality and causes”, Journal of Monetary 
Economics 46 (1), 31–77.
28. Levine, R. (2003), “More on finance and growth: more finance, more growth?”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review 85 
(July), 31–46.
29. Levine, R. (2005), Finance and Growth: Theory and Evidence, Handbook of Economic Growth, in: Philippe Aghion & Steven 
Durlauf (ed.), Handbook of Economic Growth, edition 1, volume 1, chapter 12, pages 865-934.
30. Lopez, L. & S. Weber. (2017), “Testing for Granger causality in panel data”,The Stata Journal, 17, Number 4, 972–984
31. Lucas, R. E. (1988), “On the mechanics of economic development”, Journal of Monetary Economics, 22, 3–42
32. Nguyễn Trọng Hoài (2006), Bài giảng môn Tài chính phát triển, Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam
33. McKinnon, R.I. (1973), Money and capital in economic development, Washington: Brookings Institution Press.
34. Rajan, R. & Zingales, L. (1998), Financial dependence and growth. American Economic Review 88 (3), 559–586.
35. Samargandi, N., J. Fidrmuc & S. Ghosh. (2014), “Is the relationship between Financial Development and Economic Growth 
monotonic? Evidence from a sample of Middle-income countries”, World Development, Vol. 68, pp. 66-81.
36. Shaw, E. S. (1973), Financial deepening in economic development, New York: Oxford University Press
37. Schumpeter, J. A.& Opie, R. (1934), The theory of economic development: An inquiry into profits, capital, credit, interest, and 
the business cycle, Cambridge, Mass.: Harvard University Press.
38. Shun-Jen H., Y. Hu, C.Tu. (2013), Economic growth and financial development in Asian countries: A bootstrap panel 
Granger causality analysis. Economic Modelling 32 (2013) 294–301
39. Wang, Q. (2015), “Fixed-effect panel threshold model using Stata”, The Stata Journal (2015) 15, Number 1, 121–134
40. Zarrouk, H., Ghak, T.E., Haija, E.A. (2016), “Financial development, Islamic Finance and economic growth: evidence from 
UAE”, Journal of Islamic Accounting and Business Research, 1, 2-22
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
65Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 199- Tháng 12. 2018
Thông tin tác giả
Phan Thị Bích Nguyệt, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đại học Kinh tế Tp.HCM
Email: nguyettcdn@ueh.edu.vn
Phạm Dương Phương Thảo, Thạc sĩ
Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.HCM
Email: pdpthao@ueh.edu.vn
Summary
Threshold of financial- banking system development in Asian countries
By threshold regression for panel data, this study provides a new empirical evidence on development of financial 
- banking system for enhancing economic growth in 33 Asian countries (including Vietnam). The results confirm 
that relationship of financial-banking system development and economic growth is nonlinear. There is a threshold 
at which financial-banking system development shows positive effects on growth of GDP; beyond this turning 
point financial-banking system development will negatively impact on growth. This implies that high level of 
financial-banking system development is not always beneficial for national economic growth. Nowadays, an 
optimal level of financial-banking system development which fosters sustainable growth should be taken into 
consideration for those countries.
Key words: Financial-banking system development, economic growth, nonlinear relationship. 
Nguyet Thi Bich Phan, Assoc. Prof. PhD. 
University of Economics Ho Chi Minh City
Thao Duong Phuong Pham, MEc.
University of Economics Ho Chi Minh City, School of Finance

File đính kèm:

  • pdfgioi_han_phat_trien_he_thong_tai_chinh_ngan_hang_tai_cac_quo.pdf