Giáo trình Quản trị học (Phần 2)

CHƯƠNG 6

HOẠCH ĐỊNH

Hoàn thành chương này người học có thể:

1. Hiểu được chức năng hoạch định

2. Giải thích được những lợi ích của việc hoạch định

3. Phân biệt được các loại hoạch định trong một tổ chức

4. Mô tả các bước trong tiến trình hoạch định chiến lược

5. Giải thích được phân tích SWOT

6. Tiếp cận được công cụ phổ biến trong hoạch định chiến lược: Ma trận

phát triển - tham gia thị trường (BCG)

7. Biết được phương pháp quản trị theo mục tiêu

pdf 100 trang phuongnguyen 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản trị học (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản trị học (Phần 2)

Giáo trình Quản trị học (Phần 2)
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
CHƯƠNG 6 
HOẠCH ĐỊNH 
 Hoàn thành chương này người học có thể: 
 1. Hiểu được chức năng hoạch định 
 2. Giải thích được những lợi ích của việc hoạch định 
 3. Phân biệt được các loại hoạch định trong một tổ chức 
 4. Mô tả các bước trong tiến trình hoạch định chiến lược 
 5. Giải thích được phân tích SWOT 
6. Tiếp cận được công cụ phổ biến trong hoạch định chiến lược: Ma trận 
phát triển - tham gia thị trường (BCG) 
 7. Biết được phương pháp quản trị theo mục tiêu 
I. Khái niệm và mục đích của hoạch định 
1.1. Khái niệm 
 Hoạt động của con người để thực hiện một việc gì đó khác loài vật ở chỗ con 
người biết tư duy, suy nghĩ, hình dung, lựa chọn cách làm trước khi con người bắt tay 
vào thực hiện. Đây là các hoạt động có kế hoạch của con người, hay nói cách khác kế 
hoạch hóa hay hoạch định là một việc cần thiết và rất đặc trưng trong các hoạt động 
của con người. Hoạt động quản trị là một trong những dạng hoạt động của con người 
và chính vì thế cũng rất cần được kế hoạch hóa. Về phương diện khoa học, kế hoạch 
được xem là một chương trình hành động cụ thể, còn hoạch định là quá trình tổ chức 
soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra. 
 Như đã được trình bày ở chương một, hoạch định bao gồm việc xác định mục 
tiêu, hình thành chiến lược tổng thể nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kế hoạch 
hành động để phối hợp các hoạt động trong tổ chức. Theo Harold Koontz, Cyril 
Odonnel và Heinz Weihrich thì hoạch định là “quyết định trước xem phải làm cái gì, 
làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”. Như vậy hoạch định chính là phương 
 97
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
thức xử lý và giải quyết các vấn đề có kế hoạch cụ thể từ trước. Tuy nhiên khi tình 
huống xảy ra có thể làm đảo lộn cả kế hoạch. Nhưng dù sao người ta chỉ có thể đạt 
được mục tiêu trong hoạt động của tổ chức bằng việc vạch ra và thực hiện các kế 
hoạch mang tính khoa học và thực tế cao chứ không phải nhờ vào sự may rủi. 
 Hoạch định có thể là chính thức và không chính thức. Các nhà quản trị đều tiến 
hành hoạch định, tuy nhiên có thể chỉ là hoạch định không chính thức. Trong hoạch 
định không chính thức mọi thứ không được viết ra, ít có hoặc không có sự chia sẽ các 
mục tiêu với những người khác trong tổ chức. Loại hoạch định này hay được áp dụng 
ở các doanh nghiệp nhỏ, ở đó, người chủ doanh nghiệp thấy họ muốn đi tới đâu và cái 
gì đang đợi họ ở đó. Cách hoạch định này thường chung chung và thiếu tính liên tục. 
Tất nhiên hoạch định không chính thức cũng được áp dụng ở một số doanh nghiệp lớn 
và một số khác cũng có những kế hoạch chính thức rất công phu. 
 Trong quyển sách này, thuật ngữ hoạch định được hiểu theo tinh thần là loại 
hoạch định chính thức. Với hoạch định chính thức, các mục tiêu cụ thể của tổ chức 
được xác định và được viết ra, và mọi thành viên trong tổ chức đều được biết và chia 
sẻ. Thêm vào đó, những nhà quản trị cũng xây dựng những chương trình hành động rõ 
ràng nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 
1.2. Mục đích của hoạch định 
 Tại sao những nhà quản trị phải hoạch định? Tất cả các nhà quản trị đều phải 
làm công việc hoạch định dưới hình thức này hay hình thức khác, vì nhờ vào hoạch 
định mà tổ chức có được định hướng phát triển, thích nghi được với những thay đổi, 
biến động của môi trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực và thiết lập được 
các tiêu chuẩn cho việc kiểm tra. 
 ª Bất kỳ một tổ chức nào trong tương lai cũng có sự thay đổi nhất định, và 
trong trường hợp đó, hoạch định là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai. 
Nó sẽ làm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn của tổ chức. Hoạch định là 
nền tảng của quá trình hình thành một chiến lược có hiệu quả. 
 ª Hoạch định có thể có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của cá nhân và tổ 
chức. Nhờ hoạch định trước, một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng cơ hội của môi 
trường và giúp các nhà quản trị ứng phó với sự bất định và thay đổi của các yếu tố môi 
trường. Từ các sự kiện trong quá khứ và hiện tại, hoạch định sẽ suy ra được tương lai. 
Ngoài ra nó còn đề ra các nhiệm vụ, dự đoán các biến cố và xu hướng trong tương lai, 
thiết lập các mục tiêu và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi các mục tiêu này. 
 ª Hướng dẫn các nhà quản trị cách thức để đạt mục tiêu và kết quả mong đợi 
cuối cùng. Mặt khác, nhờ có hoạch định, các nhà quản trị có thể biết tập trung chú ý 
vào việc thực hiện các mục tiêu trọng điểm trong những thời điểm khác nhau. 
 98
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
 ª Nhờ có hoạch định một tổ chức có thể phát triển tinh thần làm việc tập thể. 
Khi mỗi người trong tập thể cùng nhau hành động và đều biết rằng mình muốn đạt cái 
gì, thì kết quả đạt được sẽ cao hơn. 
 ª Hoạch định giúp tổ chức có thể thích nghi được với sự thay đổi của môi 
trường bên ngoài, do đó có thể định hướng được số phận của nó. Các tổ chức thành 
công thường cố gắng kiểm soát tương lai của họ hơn là chỉ phản ứng với những ảnh 
hưởng và biến cố bên ngoài khi chúng xảy ra. Thông thường tổ chức nào không thích 
nghi được với sự thay đổi của môi trường thì sẽ bị tan vỡ. Ngày nay, sự thích nghi 
nhanh chóng là cần thiết hơn bao giờ hết do những thay đổi trong môi trường kinh 
doanh thế giới đang xảy ra nhanh hơn. 
 ª Hoạch định giúp các nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu 
thuận lợi và dễ dàng. 
II. Phân loại hoạch định 
 Hoạch định thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau như dựa vào thời 
gian (hoạch định ngắn hạn, hoạch định trung hạn và hoạch định dài hạn), cấp độ 
(hoạch định vĩ mô, hoạch định vi mô), mức độ (hoạch định chiến lược, hoạch định tác 
nghiệp), phạm vi (hoạch định toàn diện, hoạch định từng phần), và lĩnh vực kinh 
doanh (dịch vụ, tài chính, nhân sự v.v...). 
 Theo J. Stoner, hệ thống hoạch định của một tổ chức bao gồm hoạch định mục 
tiêu, hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp. Các kế hoạch tác nghiệp được 
phân thành 2 nhóm: (1) kế hoạch đơn dụng (cho những hoạt động không lặp lại) gồm 
có ngân sách, chương trình và dự án; và (2) kế hoạch thường xuyên (cho những hoạt 
động lặp lại) bao gồm chính sách, thủ tục và qui định. Hệ thống hoạch định theo cách 
phân loại của J. Stoner được trình bày trong Hình 6.1 dưới đây. 
 99
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
Hình 6.1. Hệ Thống Hoạch Định của Tổ Chức 
 Harold Koontz và Cyril O’Donnell phân chia việc hoạch định của một tổ chức 
thành các nội dung như được chỉ ra trong Hình 6.2. 
Hình 6.2. Phân Loại Hoạch Định 
Nhiệm Vụ
Tổng Quát 
Các Mục Tiêu 
Các Chiến Lược 
Các Chính Sách 
Các Thủ Tục và Qui Tắc
Các Chương Trình 
Ngân Quỹ 
 X Nhiệm vụ và mục đích 
 100
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
 Nhiệm vụ hay mục đích giải thích lý do mà một tổ chức tồn tại và phát triển. 
các kết quả mong đợi mà một tổ chức nhắm đến trong tương lai. 
ng để chỉ ra các chính sách và chương trình hành động tổng 
những kế hoạch bao gồm các điều khoản và những qui định 
ung 
\ Các thủ tục 
những sự hướng dẫn về hành động phải tuân theo để thực hiện 
] Các qui tắc 
i thích rõ hành động nào được phép và không được phép làm. 
sự cụ thể hóa các chính sách, chiến lược, các nhiệm vụ 
ột bản tường trình về các kết quả mong muốn được biểu thị bằng 
Tất nhiên bất kỳ tổ chức nào tồn tại cũng nhằm đáp ứng cho xã hội nhu cầu nào đó. Ví 
dụ như nhiệm vụ của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng 
và nhiệm vụ của trường đại học là giảng dạy và nghiên cứu. 
 Y Mục tiêu 
 Mục tiêu là 
Trong một tổ chức hệ thống mục tiêu bao gồm mục tiêu của tổ chức và mục tiêu bộ 
phận. Các mục tiêu này cần phải phù hợp với nhau. 
 Z Các chiến lược 
 Chiến lược được dù
quát và sự triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu toàn diện. 
 [ Các chính sách 
 Các chính sách là 
ch để hướng dẫn hoặc khai thông những suy nghĩ và hành động khi quyết định. 
Các chính sách đảm bảo cho các quyết định phù hợp với mục tiêu. Ví dụ như chính 
sách tài chính, chính sách tuyển dụng... 
 Các thủ tục là 
một công việc nào đó. Chúng chỉ ra một cách chi tiết công việc đó phải làm như thế 
nào. Ví dụ như thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xuất nhập kho, thủ tục thanh toán 
... 
 Các qui tắc giả
Nói cách khác qui tắc là những qui định cần được tuân thủ mà không có sự lựa chọn. 
Ví dụ như không được hút thuốc trong lớp học, phải kiểm lại tiền khi nhận ... 
 ^ Các chương trình 
 Các chương trình là 
được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần được sử dụng ... để đạt được kết 
quả nào đó. Ví dụ như chương trình đào tạo, chương trình quảng cáo sản phẩm mới. 
 _ Ngân quỹ 
 Ngân quỹ là m
các con số. Ngân quỹ còn là một phương tiện để kiểm tra. 
 101
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
III. Mục tiêu: Nền tảng của hoạch định 
3.1. Khái niệm và phân loại mục tiêu 
 Mục tiêu là kết quả mà những nhà quản trị muốn đạt được trong tương lai cho 
tổ chức của họ. Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất 
phương hướng. Các tổ chức thông thường không phải chỉ hướng tới một mục tiêu, mà 
thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau. 
 Mục tiêu của công tác hoạch định và mục tiêu của các kế hoạch là hết sức 
phong phú, chúng có thể được phân thành những loại sau: (1) Mục tiêu thật và mục 
tiêu tuyên bố; (2) Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; và (3) Mục tiêu định tính 
và mục tiêu định lượng. 
 Mục tiêu thật và mục tiêu tuyên bố: Các mục tiêu tuyên bố tùy theo đối tượng 
của tổ chức là ai mà những mục tiêu này sẽ được diễn đạt khác nhau. Ví dụ như mục 
tiêu tuyên bố với cổ đông, với khách hàng, với những thành viên trong tổ chức, hoặc 
với cả các đối thủ cạnh tranh... thường không giống nhau. Mục tiêu tuyên bố có thể 
khác với mục tiêu thật nhưng chúng đều chứa đựng sự thật. Nếu không như vậy tất 
nhiên mục tiêu đó khó có thể thuyết phục. 
 Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn là những mục 
tiêu mà tổ chức cần đạt được trong ngắn hạn (thời hạn dưới một năm), mục tiêu trung 
hạn đòi hỏi thời gian từ một đến năm năm, và mục tiêu dài hạn có tính chất chiến lược 
trong dài hạn (thời gian dài hơn năm năm). 
 Mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng: Mục tiêu định tính thì không thể 
đo lường được hoặc rất khó đo lường. Mục tiêu định lượng chỉ ra rõ ràng những kết 
quả có thể đo lường được. Những nhà quản trị ngày nay cho rằng mục tiêu định tính 
vẫn có thể lượng hóa được, ví dụ như đánh giá mức độ làm tốt đến mức nào hoặc thế 
nào là hoàn thành nhiệm vụ. 
 Trong thực tế các tổ chức có thể thường gặp phải vấn đề đạt được mục tiêu này 
thì lại làm hỏng hay chí ít cũng làm phương hại đến mục tiêu khác. Ví dụ như một số 
nhà quản trị chỉ ra rằng việc nhấn mạnh các mục tiêu trước mắt chẳng hạn như giành 
thị phần có thể làm giảm đi sự tập trung những nỗ lực để thực hiện mục tiêu dài hạn là 
lợi nhuận. Sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu cũng có thể đến từ các nhóm có quyền lợi 
khác nhau đối với tổ chức bao gồm cổ đông, công nhân viên, nhà cung ứng, chủ nợ ... 
Nhà quản trị cần phải xem xét nhằm đảm bảo hệ thống các mục tiêu phải hài hòa nhau. 
3.2. Vai trò của mục tiêu 
 Trong công tác quản trị, mục tiêu có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu đã được 
xác định là nền tảng của hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản trị. Mặt khác, khi 
hướng đến mục đích dài hạn có tính chiến lược của tổ chức, mục tiêu quản trị không 
 102
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi 
ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có của tổ chức. 
Với nghĩa này, mục tiêu giữ vai trò rất quan trọng đối với tiến trình quản trị và quyết 
định toàn bộ diễn tiến của tiến trình này. 
 Ngoài ra, mục tiêu quản trị cũng đóng những vai trò quan trọng khác nhau tùy 
theo các ‘kiểu quản trị’: (1) Đối với quản trị theo tình huống, mục tiêu quản trị là căn 
cứ để đánh giá và phân tích tình huống. Nó cũng là căn cứ để tổ chức các quá trình 
quản trị cụ thể; (2) Đối với quản trị theo chương trình, mục tiêu tổng quát được phân 
chia thành các mục tiêu riêng biệt cho từng bộ phận chức năng thực hiện; (3) Đối với 
quản trị theo mục tiêu thì mục tiêu giữ vai trò then chốt, gắn liền và chi phối mọi hoạt 
động quản trị. Quản trị theo mục tiêu là tư tưởng quản trị hiện đại vì vậy ngay sau đây 
sẽ trình bày đầy đủ hơn. 
3.3. Quản trị theo mục tiêu (Management by objectives – MBO) 
 Thuật ngữ quản trị theo mục tiêu được xem như là cách tiếp cận đối với công 
việc hoạch định xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành 
Quản Trị của Peter Drucker. Sau đó, nhiều chương trình tương tự như quản trị theo 
mục tiêu được phát triển với những tên gọi khác nhau ví dụ như “Quản trị theo kết 
quả” (Management by results), “Quản trị mục tiêu” (Goals management), “Kiểm soát 
và hoạch định công việc” (Work planning and review), “Mục tiêu và kiểm tra (Goals 
and controls) và một số tên gọi khác nữa. Mặc dù mang nhiều tên gọi khác nhau, 
nhưng các chương trình này đều có bản chất giống nhau. Với những đóng góp đáng kể 
cho công việc quản trị, do vậy quản trị theo mục tiêu không chỉ các tổ chức kinh doanh 
mà cả các tổ chức phi kinh doanh như giáo dục, y tế, cơ quan chính phủ cũng sử dụng 
phương pháp quản trị theo mục tiêu. 
 Vậy quản trị theo mục tiêu là gì? Quản trị theo mục tiêu là phương pháp quản 
trị trong đó nhà quản trị và những thuộc cấp cùng nhau thiết lập mục tiêu rõ ràng. 
Những mục tiêu này được các thành viên tự cam kết thực hiện và kiểm soát. Trong 
thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo mục tiêu bao gồm bốn yếu tố cơ bản: (1) Sự 
cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO; (2) Sự hợp tác của các thành 
viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung; (3) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần 
tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung; và (4) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực 
hiện kế hoạch. 
 Hệ thống quản trị theo mục tiêu sẽ có những mặt lợi sau: 
 ™ MBO có thể giúp cho công việc hoạch định của nhà quản trị là xác định mục 
tiêu của tổ chức xác đáng hơn. MBO làm cho mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá 
nhân đạt được sự thống nhất. 
 103
Chương 6: HOẠCH ĐỊNH 
 ™ MBO có thể tạo ra sự kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao trách nhiệm 
của các thành viên, các bộ phận tham gia việc quản trị. Nhờ vào điều này, các thành 
viên sẽ hiểu rõ hơn mục tiêu của toàn tổ chức. 
 ™ MBO tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển 
năng lực của mình. Mọi thành viên được tham gia thực sự vào việc đề ra mục tiêu cho 
họ. Họ có cơ hội đưa ra những ý kiến đóng góp vào các chương trình kế hoạch. Họ 
hiểu được quyền hạn tự do sáng tạo và phát huy tính năng động của họ và họ có thể 
nhận được sự giúp đỡ tích cực của cấp trên để hoàn thành mục tiêu. 
 ™ MBO giúp cho sự kiểm tra đạt được hiệu quả. Thật vậy, việc xác định hệ 
thống mục tiêu rõ ràng sẽ làm cho công việc kiểm tra thuận lợi – đo lường các kết quả 
và điều chỉnh các sai lệch so với kế hoạch để đảm bảo đạt mục tiêu. 
Quá trình quản trị theo mục tiêu 
 8 bước của chương trình quản trị theo mục tiêu được chỉ ra dưới đây ... ...........65 
V. Nội dung và hình thức thông tin ...........................................................................66 
5.1 Nội dung thông tin............................................................................................66 
5.2. Chất lượng của thông tin ................................................................................67 
5.3. Hình thức thông tin .........................................................................................67 
VI. Quá trình thông tin...............................................................................................68 
VII. Phương pháp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin ...........................................70 
7.1. Phương pháp thu thập.....................................................................................70 
7.2. Phương pháp xử lý ..........................................................................................70 
7.3. Phương pháp phổ biến thông tin.....................................................................71 
VIII. Hiệu quả của thông tin ......................................................................................71 
IX. Tổ chức và quản lý hệ thống thông tin ................................................................72 
Tóm Lược .................................................................................................................73 
Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................74 
Chương 5. QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 
I. Bản chất, vai trò và chức năng của quyết định trong quản trị ................................75 
1.1. Bản chất ..........................................................................................................75 
1.2. Vai trò..............................................................................................................76 
1.3. Chức năng của các quyết định ........................................................................76 
II. Mục tiêu của các quyết định..................................................................................76 
III. Cơ sở khoa học của việc ra quyết định ................................................................78 
3.1. Nhu cầu ...........................................................................................................78 
 ii
3.2. Hoàn cảnh thực tế ...........................................................................................79 
3.3. Khả năng của đơn vị .......................................................................................79 
3.4. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh .................................................................79 
3.5. Thời cơ và rủi ro .............................................................................................79 
3.6. Tính quy luật và nghệ thuật sáng tạo ..............................................................79 
IV. Nội dung và hình thức của các quyết định ..........................................................80 
4.1. Nội dung của các quyết định...........................................................................80 
4.2. Hình thức của các quyết định..........................................................................81 
V. Tiến trình ra quyết định.........................................................................................81 
5.1. Nguyên tắc của việc ra các quyết định ...........................................................81 
5.2. Môi trường ra quyết định ................................................................................82 
5.3. Tiến trình và mô hình ra quyết định................................................................82 
5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định ........................................88 
VI. Phương pháp và nghệ thuật ra quyết định ..........................................................88 
6.1 Phương pháp ra quyết định..............................................................................88 
6.2. Nghệ thuật ra quyết định.................................................................................90 
VII. Phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc ra quyết định ..........................................92 
7.1. Kinh nghiệm ....................................................................................................92 
7.2. Khả năng xét đoán ..........................................................................................92 
7.3. Óc sáng tạo .....................................................................................................93 
7.4. Khả năng định lượng.......................................................................................93 
VIII. Tổ chức thực hiện và kiểm soát các quyết định................................................94 
8.1. Triển khai quyết định ......................................................................................95 
8.2. Bảo đảm các điều kiện vật chất ......................................................................95 
8.3. Đảm bảo các thông tin phản hồi .....................................................................95 
8.4. Tổng kết và đánh giá kết quả ..........................................................................95 
Tóm Lược .................................................................................................................95 
Câu hỏi ôn tập ...........................................................................................................96 
Chương 6. HOẠCH ĐỊNH 
I. Khái niệm và mục đích của hoạch định .................................................................97 
1.1. Khái niệm .......................................................................................................97 
1.2. Mục đích của hoạch định ................................................................................98 
II. Phân loại hoạch định .............................................................................................99 
III. Mục tiêu: Nền tảng của hoạch định ...................................................................101 
3.1. Khái niệm và phân loại mục tiêu ..................................................................101 
3.2. Vai trò của mục tiêu ......................................................................................102 
3.3. Quản trị theo mục tiêu (Management by objectives – MBO) .......................102 
IV. Hoạch định chiến lược.......................................................................................104 
 iii
4.1. Chức năng của hoạch định chiến lược .........................................................104 
4.2. Nhiệm vụ của hoạch định chiến lược ............................................................105 
4.3. Nội dung hoạch định chiến lược ...................................................................105 
4.4. Tiến trình hoạch định chiến lược ..................................................................106 
4.5. Các công cụ hoạch định chiến lược ..............................................................108 
V. Hoạch định tác nghiệp ........................................................................................114 
VI. Tổ chức, điều hành và kiểm soát trong công tác hoạch định ............................116 
6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức, thực hiện và kiểm soát hoạch 
định.......................................................................................................................117 
6.2. Mô hình tổ chức hoạch định..........................................................................118 
6.3. Phân quyền hoạch định .................................................................................119 
Tóm Lược ...............................................................................................................119 
Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................120 
Tình huống quản trị .................................................................................................120 
Chương 7. TỔ CHỨC 
I. Khái niệm và mục tiêu của chức năng tổ chức.....................................................123 
1.1. Khái niệm ......................................................................................................123 
1.2. Mục tiêu của công tác tổ chức ......................................................................124 
II. Tầm hạn quản trị .................................................................................................125 
III. Phương pháp phân chia bộ phận trong cơ cấu tổ chức .....................................127 
3.1. Phân chia theo thời gian ...............................................................................127 
3.2. Phân chia theo chức năng.............................................................................127 
3.3. Phân chia theo lãnh thổ ................................................................................128 
3.4. Phân chia theo sản phẩm .............................................................................129 
3.5. Phân chia theo khách hàng ...........................................................................129 
3.6. Phân chia theo quy trình hay thiết bị ............................................................130 
IV. Cơ cấu tổ chức quản trị......................................................................................130 
4.1. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức ............................................................131 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức ....................................................132 
4.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị ..................................................................134 
V. Quyền hạn và ủy quyền trong quản trị................................................................137 
5.1. Quyền hạn quản trị........................................................................................137 
5.2. Tập quyền và phân quyền..............................................................................139 
5.3. Ủy quyền trong quản trị ................................................................................140 
Tóm Lược ...............................................................................................................142 
Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................143 
Tình huống quản trị .................................................................................................143 
 iv
Chương 8. LÃNH ĐẠO 
I. Lãnh đạo và yếu tố con người trong quản trị .......................................................145 
1.1. Bản chất của lãnh đạo trong quản trị ...........................................................145 
1.2. Những quan điểm khác nhau về bản chất của con người và mối quan hệ mật 
thiết của chúng đối với công tác quản trị ............................................................149 
II. Các lý thuyết về động cơ và động viên tinh thần làm việc của nhân viên..........152 
2.1. Lý thuyết cổ điển ...........................................................................................153 
2.2. Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người ............................................153 
2.3. Lý thuyết hiện đại về động cơ và động viên ..................................................154 
III. Các phong cách lãnh đạo ...................................................................................161 
3.1. Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực. ........................161 
3.2. Các phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận của Likert ..............................162 
3.3. Ô bàn cờ quản trị ..........................................................................................163 
IV. Lựa chọn phương pháp lãnh đạo và sử dụng nhân viên thích hợp....................165 
V. Quản trị thay đổi và xung đột .............................................................................169 
5.1. Yếu tố gây biến động .....................................................................................170 
5.2. Kỹ thuật quản trị sự thay đổi ........................................................................171 
Tóm Lược ...............................................................................................................173 
Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................174 
Tình huống quản trị .................................................................................................174 
Chương 9. KIỂM TRA 
I. Tiến trình kiểm tra ................................................................................................176 
1.1. Xây dựng các tiêu chuẩn và chọn phương pháp đo lường việc thực hiện ....176 
1.2. Đo lường việc thực hiện ................................................................................177 
1.3. Điều chỉnh các sai lệch .................................................................................178 
II. Các hình thức kiểm tra ........................................................................................178 
2.1. Kiểm tra lường trước ....................................................................................178 
2.2. Kiểm tra đồng thời ........................................................................................180 
2.3. Kiểm tra phản hồi..........................................................................................180 
III. Các nguyên tắc kiểm tra.....................................................................................181 
3.1. Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức và 
căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra ...............................................181 
3.2. Công việc kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân các nhà quản trị
..............................................................................................................................181 
3.3. Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu..........................182 
3.4. Kiểm tra phải khách quan .............................................................................182 
3.5. Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí của doanh nghiệp ........182 
3.6. Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế ..............183 
 v
3.7. Việc kiểm tra phải đưa đến hành động .........................................................183 
Tóm Lược ...............................................................................................................183 
Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................184 
Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................................185 
 vi

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_tri_hoc_phan_2.pdf