Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung giáo trình gồm:
Bài 1: Xác định đối tượng, phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Bài 2: Phân tích tính hình sử dụng lao động
Bài 3: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, nguyên vật liệu
Bài 4: Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành
Bài 5: Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu và các khoản mục giá thành
Bài 6: Phân tích kết quả sản xuất về khối lượng sản xuất
Bài 7: Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng sản phẩm
Bài 8: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 LỜI GIỚI THIỆU Các nhà quản trị chịu trách nhiệm về hoạt động của DN, ra các quyết định về tài chính , đầu tư và kinh doanh, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trong việc điều hành hoạt động của DN được thể hiện trực tiếp qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh. Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" được biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm giúp ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của DN. Hiệu quả kinh doanh được phân tích dưới các góc độ khác nhau và được tổng hợp từ hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN nên sẽ là cơ sở để đánh giá và điều chỉnh các hoạt động , các bộ phận cụ thể trong DN và lập kế hoạch kinh doanh theo đúng mục tiêu chiến lược của DN. Nội dung giáo trình gồm: Bài 1: Xác định đối tượng, phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh Bài 2: Phân tích tính hình sử dụng lao động Bài 3: Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, nguyên vật liệu Bài 4: Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành Bài 5: Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu và các khoản mục giá thành Bài 6: Phân tích kết quả sản xuất về khối lượng sản xuất Bài 7: Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng sản phẩm Bài 8: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các học viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Lê Thị Lan Anh MỤC LỤC MÔ ĐUN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Mã mô đun:MĐ 27 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Phân tích hoạt động kinh doanh thuộc nhóm các mô đun chuyên nghành của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các mô đun chuyên nghành của nghề - Tính chất: Phân tích hoạt động kinh doanh là mô đun chuyên môn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các công cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của mô đun: - Trình bày được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp; - Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và tiến trình tổ chức phân tích; - Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế toán, tài chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân tích; - Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối tượng cần phân tích; - Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích; - Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp; - Say mê, năng động, sáng tạo trong học tập; - Có tinh thần tự giác, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần làm việc nhóm tích cực; - Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tự tổ chức kinh doanh. Nội dung của mô đun: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Xác định đối tượng, phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 6 Tích hợp 2 Phân tích tính hình sử dụng lao động 5 Tích hợp 3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, nguyên vật liệu 5 Tích hợp Kiểm tra bài 1 ,2 1 Tích hợp 4 Phân tích chung tình hình thực hiện giá thành 3 Tích hợp 5 Phân tích chỉ tiêu chi phí trên 1.000 đồng doanh thu và các khoản mục giá thành 6 Tích hợp 6 Phân tích kết quả sản xuất về khối lượng sản xuất 4 Tích hợp 7 Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng sản phẩm 6 Tích hợp 8 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 6 Tích hợp Kiểm tra bài 5, 6, 7, 8 2 Tích hợp Tổng 45 BÀI 1 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất..Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần phải đi vào phân tích hoạt động kinh doanh để thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích hoạt động kinh doanh là gì?Đối tượng, phương pháp phân tích như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học sau đây. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp; - Nêu được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh; -Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp; - Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp; - Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chính: 1.Khái niệm. đối tượng, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh: 1.1.Khái niệm. Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố bên trong là các quyết định của nhà quản trị trong quá trình sử dụng các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất..Các nhân tố bên ngoài là sự tác động của các chính sách, định chế tài chính của nhà nước. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế hoặc các báo cáo kế toán thì sẽ không thấy được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , không thấy được những ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên các tài liệu hạch toán, báo cáo và các thông tin kinh tế khácđể đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiểu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. Đối tượng nghiên cứu PTKD Nhân tố tác động Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu kinh tế Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau: 1.2.1. Quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kết quả do quá trình hoạt động kinh doanh mang lại có thể là kết quả quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai và là kết quả tổng hợp từ nhiều quá trình hoạt động. Các kết quả này được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế.Các chỉ tiêu kinh tế có thể là chỉ tiêu đạt được trong thực tế hoặc là các chỉ tiêu mang tính định hướng từ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả HĐKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế, mà phân tích còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.Nhân tố là các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế.Vì vậy, các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu kinh tế cũng là đối tượng nghiên cứu của phân tích HĐKD. VD: Để nghiên cứu tăng trưởng quy mô trong kinh doanh của doanh nghiệp - Chỉ tiêu kinh tế được sử dụng là: doanh thu tiêu thụ sản phẩm - Các nhân tố tác động đến doanh thu: Sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán Tùy theo mức độ tác động và mối quan hệ với chỉ tiêu, mà nhân tố tác động thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu kinh tế. Ở VD này, cả hai nhân tố Sản lượng tiêu thụ và Giá bán cùng tác động cùng chiều với Doanh thu. Có nghĩa là hai nhân tố này tăng sẽ làm chỉ tiêu tăng và ngược lại. 1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cẩu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, vật tưDoanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.trên cơ sở đó doanh nghiệp dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. => Tóm lại, với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp. 1.4. Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém Xây dựng phương án kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh. 2. Phương pháp phân tích Có nhiều phương pháp được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế, tuỳ theo mục đích của việc phân tích mà sử dụng biện pháp cho thích hợp. Thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp so sánh So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. vXác định số gốc để so sánh phụ thuộc các mục đích cụ thể của phân tích. Chỉ tiêu số gốc để so sánh bao gồm: số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước. Tùy theo mục đích (tiêu chuẩn) so sánh mà lựa chọn số gốc so sánh: - Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ. - Nếu số gốc là số kế hoạch: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra. - Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành. vXác định điều kiện so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau: - Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng một phương pháp tính toán. - Phải có cùng một đơn vị đo lường. - Phải cùng một khoảng thời gian hoạch toán. vXác định kỹ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích . So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối(năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân.)hoặc dưới dạng số tương đối(tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình quân) So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Vídụ: Doanh thu năm nay: 5.000.0000.0000 đồng. Doanh thu năm trước: 4.000.000.000 đồng. Phân tích ví dụ: - Tiêu chuẩn so sánh: Số kỳ gốc(số kỳ trước): 4.000.000.000 đồng. - Điều kiện so sánh: + Cùng nội dung kinh tế : Doanh thu + Cùng phương pháp tính: Tính doanh thu theo phương pháp Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x giá bán + Cùng đơn vị đo lường : đồng. + Cùng một khoảng thời gian hoạch toán: doanh thu trong 1 năm - Kỷ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: 5.000.000.000 – 4.000.000.000 = 1.000.000.000 đ. Như vậy, doanh thu năm nay cao hơn doanh thu năm trước 1 tỷ đồng + So sánh bằng số tương đối: * 100 % = 125% Như vậy, doanh thu năm nay đạt 125% doanh thu năm trước, hay có thể nói doanh thu năm nay vượt mức 25% so với doanh thu năm trước. 2.2 Phương pháp liên hệ cân đối Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi các nhân tố có quan hệ tổng số, hiệu số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó chỉ cần tính phần chênh lệch của nhân tố đó mà không cần quan tâm đến nhân tố khác. Q = a0 + b0 - c0 Qa = a1 - a0 Qb = b1- b0 Qc = c1- c0 Q = Qa+ Qb + Qc 2.3. Phương pháp phân chia kết quả kinh tế (phương pháp phân tích chi tiết) Phân chia kết quả kinh tế là việc phân loại kết quả kinh tế thành từng bộ phận theo một tiêu thức nào đó; việc phân chia kết quả kinh tế giúp ta nắm được một cách sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng; nắm được mối quan hệ cấu thành, mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của các sự vật, hiện tượng đó. Ta có thể phân chia kết quả kinh tế theo những cách sau: - Phân chia theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết này giúp ta có thể đánh giá chính xác sự biến động bên trong của các kế quả kinh tế (chỉ tiêu phân tích) Ví dụ: chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo các khoản mục chi phí, chỉ tiêu doanh thu chi tiết theo mặt hàng hoặ ... hỏng không tiêu thụ được. Thông thường những sản phẩm này đòi hỏi tính chính xác cao về chất lượng như sản phẩm thuộc ngành điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế Thông thường các doanh nghiệp không lập kế hoạch về các sản phẩm hỏng, tuy nhiên tùy theo đặc thù của từng sản phẩm mà có những doanh nghiệp vẫn dự kiến mức độ sản phẩm hỏng như ngành thủy tinh. a. Chỉ tiêu phân tích - Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích là tỉ lệ sản phẩm hỏng (hay tỉ lệ phế phẩm) - Tỉ lệ sản phẩm hỏng có hai cách tính: Tính bằng hiện vật: Số lượng sản phẩm hỏng Tỉ lệ sản phẩm hỏng = x100% Số lượng sản phẩm hỏng + Số lượng thành phẩm Tỉ lệ sản phẩm hỏng tính bằng hiện vật có ưu điểm là không chịu ảnh hưởng có sự biến động về giá, nhưng có những nhược điểm sau: Cách tính này không giúp cho người quản lý tính tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân cho nhiều loại sản phẩm hoặc cho toàn doanh nghiệp. Không phản ánh chính xác tình hình sai hỏng trong sản xuất bởi vì bỏ sót phần thiệt hại về sản phẩm có thể sửa chữa được. Tính bằng giá trị: Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng Tỉ lệ sản phẩm hỏng = x 100% Chi phí sản xuất Trong đó:Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng Chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng không sửa chữa được Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa chữa được = + Tỉ lệ sản phẩm hỏng có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm và có thể tính chung cho toàn doanh nghiệp. b. Phương pháp phân tích Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng được thực hiện bằng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. c. Nội dung phân tích - Đánh giá chung tất cả sản phẩm: so sánh tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế với tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước). + Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế < Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước): Kết quả sản xuất thực tế kỳ này có chất lượng tốt hơn kế hoạch (kỳ trước). + Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế > Tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (kỳ trước): Kết quả sản xuất thực tế kỳ này có chất lượng kém hơn kế hoạch (kỳ trước). - Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân. Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Kết cấu mặt hàng và tỉ lệ sản phẩm hỏng cá biệt từng sản phẩm. + Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng: Kết cấu mặt hàng trong trường hợp này là tỉ trọng về chi phí sản xuất của mỗi loại sản phẩm so với tổng chi phí sản xuất. Mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng khác nhau, có sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng cao, có sản phẩm có tỷ lệ sản phẩm hỏng thấp, nên khi kết cấu mặt hàng sản xuất thực tế khác kết cấu mặt hàng sản xuất kế hoạch thì tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế bình quân sẽ thay đổi mặc dù tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế và tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch (kỳ trước) của từng sản phẩm không thay đổi, sự thay đổi không phải do nâng cao chất lượng sản phẩm mà do thay đổi kết cấu mặt hàng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng cần thiết phả tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch trong trường hợp kết cấu mặt hàng thực tế. Tỷ lệ sp hỏng KH từng loại sản phẩm Chi phí sản xuất thực tế từng loại sp X Tỷ lệ sp hỏng bình quân KH theo kết cấu mặt hàng thực tế Tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ = x 100% Mức độ ảnh hưởng kết cấu mặt hàng đến tỉ lệ sản phẩm hỏng bình quân: Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch theo kết cấu mặt hàng thực tế Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt từng sản phẩm: Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch theo kết cấu mặt hàng thực tế Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân thực tế Ví dụ Có số liệu về hoạt động kinh doanh của cty A như sau: Sản phẩm Chi phí sản xuất CPSX SP hỏng không sửa chữa được CPSX SP hỏng sửa chữa được Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A B 600 1.400 800 1.000 10 5 12 4 20 10 14 12 Yêu cầu: 1/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm 2/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN 3/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn => Hướng dẫn giải 1/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm Tỷ lệ sản phẩm hỏng A Kỳ kế hoạch: (10 + 20)/600 *100% = 5% Kỳ thực hiện: (12+ 14)/800*100% = 3,25% Tỷ lệ sản phẩm hỏng B Kỳ kế hoạch: (5 + 10)/1.400 *100% = 1,07% Kỳ thực hiện: (4+ 12)/1.000*100% = 1,6% 2/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN Kỳ kế hoạch: (10 + 20+5+10)/(600 +1.400) *100% = 2,25% Kỳ thực hiện: (12+14+4+ 12 )/(800+ 1.000)*100% = 2,33% Biến động tỷ lệ sp hỏng bình quân của DN : ∆ = 2,33% - 2,25% = 0,08% 3/ Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so kế hoạch theo pp thay thế liên hoàn Tỷ lệ sp hỏng BQ kết cấu mặt hàng thực tế = 800 x 5% + 1.000 x 1,07% = 2,82% 800 + 1.000 Mức độ ảnh hưởng của kết cấu đến chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân 2,82%- 2,25% = 0,57% Mức độ ảnh hưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng cá biệt của từng loại sản phẩm đến tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân: 2,33% - 2,82% = - 0,49% Nhận xét: Kết cấu mặt hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ sp hỏng bình quân tăng 0.57% Tỷ lệ sp hỏng cá biệt ảnh hưởng đến tỷ lệ sp hỏng bình quân giảm 0.49% Cả 2 nhân tố trên tác động đồng thời làm cho chất lượng sp giảm Bài tập vận dụng Có số liệu về hoạt động kinh doanh của cty A như sau: Sản phẩm Chi phí sản xuất CPSX SP hỏng không sửa chữa được CPSX SP hỏng sửa chữa được Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện A B 800 1.200 1000 900 40 60 50 80 50 20 60 30 Yêu cầu: 1/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm 2/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN 3/ Tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của DN kỳ thực hiện so với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn Yêu cầu đánh giá - Trình bày các chỉ tiêu, phương pháp và nội dung phân tích của sản phẩm có phân chia thứ hạng chất lượng - Trình bày các chỉ tiêu, phương pháp và nội dung phân tích của sản phẩm không phân chia thứ hạng chất lượng BÀI 8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu: Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị cho từng đối tượng sử dụng.Phân tích báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu thể hiện trên báo cáo tài chính. Để làm được những việc đó, chúng ta cần đi tìm hiểu những nội dung sau. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; - Vận dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp; - Thực hiện được việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp để đưa ra các quyết định tài chính tối ưu từ kết quả của quá trình phân tích; - Trung thực, nhanh nhẹn nắm bắt hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nội dung chính 1. Mục tiêu, ý nghĩa và công cụ phân tích báo cáo tài chính 1.1. Khái niệm Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là quá trình tính toán, xử lý các tỷ số mà còn quá trình tìm hiểu các kết quả tài chính ở doanh nghiệp đã được phản ánh trên báo cáo tài chính.Phân tích báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu thể hiện trên báo cáo tài chính. 1.2. Ý nghĩa Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị cho đối tượng cần sử dụng Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đối tượng sử dụng khác nhau và không phải thông tin nào cũng có sẵn nên phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính 1.3. Nhiệm vụ, nội dung và công cụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhiệm vụ của phân tích tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính để phân tích đánh giá tình hình, thực trạng và những triển vọng của hoạt động của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Nội dung phân tích báo cáo tài chính bao gồm nhiều phần , nhưng tối thiểu gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát báo cáo tài chính - Đánh giá khả năng thanh toán - Đánh giá rủi ro dài hạn và cơ cấu vốn - Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt là vốn lưu động - Đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động Đối tượng phân tích báo cáo tài chính : - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh các báo cáo tài chính 2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.1. Đánh giá chung Phân tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong doanh nghiệp. Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh, so sánh mức biến động mỗi khoản mục cũng như thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ với nhau ở cả hai bên của Bảng cân đối kế toán. Khisosánh mứcthayđổi củamỗikhoảnmụcbêntài sảnhoặcnguồnvốn bằng sosánhsốchênh lệchtuyệtđốivàsốtỷlệ(tươngđối) tacó thểthấyđược cơcấu và những sự thay đổi nổibậtcủa từng khoảnmục.Sự thay đổi lớncủa một khoản mục nàođó(tănghaygiảm)sovớimứcthayđổichungcủacáckhoảnmụckhácluôn luôn đượcquantâm.Khisosánhmứcthayđổitheohàngngang,chỉ sốđượcquan tâm là mức thay đổi tổng tài sản (hoặc tổngnguồnvốn), cho chúng ta nhìn thấy một bứctranhvềsựthayđổikếtcấuvànguồnvốncủadoanhnghiệp.Trongsốcácchỉ số này đáng chú ý các mối quan hệ sau: - Tỷsố nguồn vốn chủ sởhữu trong tổng nguồn vốn. Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phảnánhsự tăng hay giảm tính tự chủ về tài chínhcủadoanhnghiệp.Nếutỷtrọngvốnchủsởhữuthấp,sựphụthuộcvềtài chính của doanh nghiệp vào các khách hàng càng lớn. Vềnguyên tắc,sựgia tăng tỷ trọng này so vớilúcđầu (mới bắtđầu hoạtđộng) mớilàbìnhthường.Tăng nguồn vốn sởhữucũng như tỷ trọng của nó phụ thuộc vào lượngvốngópnhờliêndoanhliênkếtvàphụthuộcvàokếtquảkinhdoanhcũng nhưchính sách phân chia lợi nhuận. - Tỷtrọngnguồn vốnchủ sởhữu và vốn vay trung hạn và dài hạn. Tỷ trọng này càng lớn, phản ánh sự ổn định về tài chính trong niên khoá tài chính và trong tương lai gần. - Tỷtrọng các khoản phải thu và phải trả. Khi xem xét 2 khoản mục này luôn cần lưu ý, tỷ trọng của chúng càng lớngây ảnhhưởnglớnchotàichính,đặcbiệttrongđiềukiệnlạmphát.Nhómkhoảnmục nàythường chứa đựng khả năngnợkhó đòi,gâytổn thấtvề tài chính cho DN. 2.2. Phân tích cơ cấu tài sản a. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản Tỷ trọng của TSNH trên TTS = Tài sản ngắn hạn * 100 Tổng tài sản b. Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu nguồn gốc), phản ánh tình hình trang trị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị TSCĐ hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷ trọng của TSCĐ đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản. Tỷ số đầu tư TSCĐ được xác định bằng công thức: Tỷ suất = Tài sản cố định * 100 % Tổng tài sản Ví dụ: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán (PT theo chiều ngang). Nhận xét ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch Mức % TÀI SẢN A/ Tài sản ngắn hạn I/ Tiền II/ Đầu tư tài chính ngắn hạn III/ Các khoản phải thu IV/ Hàng tồn kho V/ Tài sản ngắn hạn khác B/ Tài sản dài hạn I/ Tài sản cố định II/ Đầu tư tài chính dài hạn TỔNG TÀI SẢN NGUỒNVỐN A/ Nợ phải trả I/ Nợ ngắn hạn II/ Nợ dài hạn B/ Nguồn vốn chủ sở hữu I/ Vốn chủ sở hữu 1/ Vốn đầu tư chủ sở hữu 2/ Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 4.990 410 1.500 1.280 1.680 120 2.770 1.170 1.600 7.760 1.524 1.224 300 6.236 6.236 5.000 1.236 7.760 3.636 300 60 1.360 1.800 116 4.964 4.964 - 8.600 2.284 1.084 1.200 6.316 6.316 5.000 1.316 8.600 => Hướng dẫn phân tích: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch Mức % TÀI SẢN A/ Tài sản ngắn hạn I/ Tiền II/ Đầu tư tài chính ngắn hạn III/ Các khoản phải thu IV/ Hàng tồn kho V/ Tài sản ngắn hạn khác B/ Tài sản dài hạn I/ Tài sản cố định II/ Đầu tư tài chính dài hạn TỔNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A/ Nợ phải trả I/ Nợ ngắn hạn II/ Nợ dài hạn III/ Nguồn vốn chủ sở hữu B/ Vốn chủ sở hữu I/ Vốn đầu tư chủ sở hữu II/ Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 4.990 410 1.500 1.280 1.680 120 2.770 1.170 1.600 7.760 1.524 1.224 300 6.236 6.236 5.000 1.236 7.760 3.636 300 60 1.360 1.800 116 4.964 4.964 - 8.600 2.284 1.084 1.200 6.316 6.316 5.000 1.316 8.600 (1.354) (110) (1.440) 80 120 (4) 2.194 3.794 (1.600) 840 760 (140) 900 80 80 - 80 840 (27,13) (26,83) (96) 6,25 7,14 (3,33) 79,21 324,27 (100) 10,82 49,87 (11,44) 300 1,28 1,28 - 6,47 10,82 ->Nhận xét Nhìn chung, tổng tài sản của công ty trong kỳ đã tăng 10,82%, tương ứng tăng 840 triệu đồng - Nhận xétTài sản: Tài sản ngắn hạn giảm 27,13% tương ứng 1.354 triệu đồng. nguyên nhân chủ yếu do giảm đầu tư ngắn hạn lên đến 96%, tương ứng giảm 1.440 triệu đồng, kế đến là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 110 triệu đồng, tương ứng giảm 26,83%. Tài khoản dài hạn tăng 79,21% tương ứng với 2.194 triệu đồng. Mức tăng này là do hoàn toàn đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng vì phân đầu tư chứng khoán dài hạn đã giảm hết. KL: DN đã chi tiền mặt, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn để đầu tư vào TS dài hạn, cụ thể là TSCĐ - Nhận xétNguồn vốn: Nguồn vốn tăng do phần nợ phải trả tăng 49,87%, tương ứng tăng 760 trđ, chủ yếu là do tăng nợ dài hạn thêm 900 trđ. Điều này có thể DN vay dài hạn để mua TSCĐ. Vốn chủ sở hữu tăng 80 trđ so với năm trước, chủ yếu do lợi nhuận chưa PP tăng thêm. Chứng tỏ kết quả sxkd trong năm có hiệu quả, đạt lợi nhuận. Câu hỏi và bài tập Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán (PT theo chiều ngang). Nhận xét ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch Mức % TÀI SẢN A/ Tài sản ngắn hạn I/ Tiền II/ Đầu tư tài chính ngắn hạn III/ Các khoản phải thu IV/ Hàng tồn kho V/ Tài sản ngắn hạn khác B/ Tài sản dài hạn I/ Tài sản cố định II/ Đầu tư tài chính dài hạn TỔNG TÀI SẢN NGUỒNVỐN A/ Nợ phải trả I/ Nợ ngắn hạn II/ Nợ dài hạn B/ Nguồn vốn chủ sở hữu I/ Vốn chủ sở hữu 1/ Vốn đầu tư chủ sở hữu 2/ Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG NGUỒN VỐN 4.800 400 1.600 1.000 1.600 200 2.800 1.200 1.600 7.600 2.000 1.500 500 5.600 6.236 5.000 1.236 7.600 4.076 500 70 1.400 1.900 206 4.500 4.500 - 8.576 2.284 1.084 1.200 6.316 6.292 5.000 1.292 8.576 Yêu cầu đánh giá - Trình bày khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp - Trình bày các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá khái quát tình hình tài chính và các tỷ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Văn Dược và các đồng nghiệp,Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Kinh tế Tp.HCM, 2014. [2] Nguyễn Tấn Bình ,Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.
File đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh.docx