Giáo trình Ngân hàng phát triển - Bài 2: Tổng quan về ngân hàng phát triển
NỘI DUNG
Khái niệm và sự cần thiết ra đời ngân hàng phát triển
Các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phát triển
Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển
Câu hỏi và thảo luận
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Ngân hàng phát triển - Bài 2: Tổng quan về ngân hàng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Ngân hàng phát triển - Bài 2: Tổng quan về ngân hàng phát triển
Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 17 BÀI 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình “Ngân hàng Phát triển” (PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động – Xã hội); 2. Chương 2, 3 cuốn “Kinh tế và tài chính công” (ThS. Vũ Cương, NXB Thống kê, năm 2002); 3. Trang web của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) www.vdb.gov.vn. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Nội dung Bài Tổng quan về Ngân hàng phát triển nghiên cứu những vấn đề tổng quan về ngân hàng phát triển bao gồm khái niệm, đặc điểm, các hoạt động cơ bản của ngân hàng phát triển. Qua đó, sinh viên phân tích được kết quả hoạt động của một ngân hàng phát triển trong một thời kỳ nhất định căn cứ vào các chỉ tiêu đo lường kết quả và các nhân tố tác động đến kết quả đó. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: Khái niệm về Ngân hàng phát triển. Phân biệt ngân hàng phát triển với các tổ chức tín dụng khác. Sự cần thiết/lý do ra đời của ngân hàng phát triển. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng phát triển. Hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của ngân hàng phát triển. Hoạt động hỗ trợ lãi suất/hỗ trợ sau đầu tư của ngân hàng phát triển. Hoạt động cho vay lại ODA của ngân hàng phát triển. Hệ thống ngân hàng phát triển trên thế giới. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 18 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 Tình huống dẫn nhập Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) nhận được hồ sơ xin vay vốn tín dụng xuất khẩu của hai doanh nghiệp: Công ty xuất nhập nhập khẩu thủy sản SeaProdex có nhu cầu vay 10 tỷ VNĐ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động tăng thêm trong kỳ. Công ty May Alcado có nhu cầu vay 5 tỷ VNĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh mặt hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. Nếu các thông tin trong hồ sơ tín dụng của hai công ty là hợp lý, tình hình tài chính của hai công ty là lành mạnh, VDB sẽ xử lý như thế nào? Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 19 2.1. Sự cần thiết của Ngân hàng phát triển 2.1.1. Khái niệm Ngân hàng phát triển Ngân hàng phát triển là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển. Ngân hàng phát triển là một công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Tổ chức này sẽ đứng ra tập hợp các khoản vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước, sau đó tài trợ có trọng điểm và ưu đãi cho các đối tượng nhất định trong nền kinh tế để đạt được một cách có hiệu quả các mục tiêu Chính phủ đề ra trong từng thời kỳ nhất định. Cũng giống như các ngân hàng khác, Ngân hàng phát triển là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, vì Ngân hàng phát triển cũng là một công cụ của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô nên nó cũng mang một số nét khác biệt so với các trung gian tài chính khác. Mục tiêu tối cao/cuối cùng của Ngân hàng phát triển là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Đây là đặc điểm phản ánh sự khác biệt giữa Ngân hàng phát triển với các trung gian tài chính khác. Ngân hàng phát triển luôn hướng tới mục tiêu duy trì hiệu quả kinh tế – xã hội cho các Dự án phát triển nên đôi khi mục tiêu này mâu thuẫn với mục tiêu hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, các Dự án phát triển mà Ngân hàng phát triển chấp nhận tài trợ vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc tín dụng cơ bản thông qua hoạt động thẩm định và tư vấn kỹ càng đối với các dự án đó. Ngân hàng phát triển cùng khách hàng kết hợp với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước tìm các biện pháp hạn chế rủi ro có thể gây ra tổn thất cho các dự án. 2.1.2. Các lý do chủ yếu hình thành Ngân hàng phát triển Cần có một tổ chức đứng ra huy động vốn trung và dài hạn để tài trợ cho phát triển kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển. Như đã đề cập đến ở bài 1, các nguồn vốn có thể sử dụng để tài trợ cho dự án phát triển rất đa dạng. Tuy nhiên, không có nguồn vốn nào là phù hợp với tất cả các dự án phát triển. Chẳng hạn, nếu tiếp nhận vốn từ các Ngân hàng thương mại thì dự án phát triển được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng trả nợ nhưng Ngân hàng thương mại rất nghiêm ngặt trong việc lựa chọn dự án tài trợ, lãi suất cho vay cao nên nguồn vốn này phù hợp với các dự án có hiệu quả tài chính cao, khả năng trả nợ tốt và các hồ sơ liên quan đến dự án đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngân hàng. Hay nguồn vốn từ các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur M.Okun (1975) mô tả quá trình trợ cấp của Chính phủ như một chiếc xô thủng mà mỗi khi bạn dùng nó để vợt nước từ thùng này sang thùng khác thì sẽ có một phần nước bị rò rỉ ra ngoài. Bạn càng cố gắng làm cho lượng nước ở 2 thùng bằng nhau thì càng phải vợt nhiều lần, và do vậy lượng nước rơi vãi ra ngoài cũng càng lớn. Việc đánh thuế hay trợ cấp về giá (lãi suất) đều gây ra những méo mó về giá cả, và do đó bóp méo hành vi của cá nhân dẫn đến nguồn lực xã hội không được phân bổ hiệu quả nữa Nguồn: Kinh tế và tài chính công, Vũ Cương (2007) Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 20 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 sử dụng vốn dài, lượng vốn lớn, thời gian ân hạn dài, có nhiều ưu đãi nhưng đây lại là nguồn có nhiều điều kiện ràng buộc và nếu dự án không đáp ứng được các điều kiện này thì cũng không thể tiếp cận được với các nhà tài trợ. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cần có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ đứng ra tài trợ cho các dự án phát triển. Các tổ chức này có nhiệm vụ tập trung huy động các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm của dự án để tài trợ cho các dự án này thay cho Chính phủ, qua đó đóng vai trò là công cụ của Chính phủ để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cần có một tổ chức thực hiện tài trợ có ưu đãi cho các dự án phát triển, đóng vai trò là “cứu cánh tài trợ cuối cùng” đối với các đối tượng khách hàng đặc biệt. Trong nền kinh tế có một số đối tượng khách hàng được coi là đặc biệt. Đó có thể là những người nghèo, hộ nghèo; các đối tượng khách hàng ở các vùng sâu vùng xa; các dự án tạo ra các sản phẩm mới (sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc sản phẩm nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu) Đặc điểm của loại khách hàng này là (1) chứa đựng rủi ro lớn, (2) tỷ lệ sinh lời của vốn thấp, (3) thời gian hoàn vốn dài, (4) tài sản đảm bảo không có hoặc khó định giá trên thị trường. Do vậy, đây là những đối tượng khách hàng không được “đón nhận nhiệt tình” bởi các trung gian tài chính mà mục tiêu hoạt động cuối cùng là tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tài trợ vốn cho các đối tượng khách hàng này sẽ đem lại lợi ích kinh tế – xã hội đáng kể cho nền kinh tế. Khi đó, Ngân hàng phát triển hoạt động như là “người cho vay cuối cùng” trong nền kinh tế đối với các Dự án phát triển không có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác. Đồng thời, trong chính sách của mình, Ngân hàng phát triển cũng sẽ không cung cấp nguồn vốn trung – dài hạn vốn rất khan hiếm của nó cho các Dự án phát triển có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác. Cuối cùng, cần có một tổ chức thực hiện tài trợ dưới hình thức cấp tín dụng cho các Dự án phát triển. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nguồn tài trợ mà đặc biệt là các nguồn tài trợ dưới hình thức ưu đãi luôn đi kèm với sự thất thoát và lãng phí vốn. Các nguồn này thường phải đi qua nhiều cấp phê duyệt và khi vốn đến được tay người hưởng lợi. Hình 2.1. Sự thất thoát vốn khi tài trợ ưu đãi Xuất phát từ thực trạng trên, vốn tài trợ cho các dự án phát triển nên thực hiện dưới hình thức cấp tín dụng do những ưu điểm của hình thức này là: Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 21 Vốn có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước là “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác tài trợ cho Dự án phát triển. Yêu cầu lựa chọn các dự án có khả năng trả nợ và sinh lời ở mức độ nhất định. Bảo toàn vốn của tổ chức cấp tín dụng. 2.2. Hoạt động của Ngân hàng phát triển 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Cơ cấu, kỳ hạn và chi phí của các nguồn vốn mà Ngân hàng phát triển huy động sẽ quyết định quan trọng đến hiệu quả hoạt động tài trợ của ngân hàng. Các nguồn vốn được huy động bởi Ngân hàng phát triển phải đáp ứng yêu cầu: Quy mô vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư/cho vay của các dự án mà ngân hàng tài trợ; Lãi suất hay chi phí vốn phù hợp với tỷ lệ sinh lời của các dự án sao cho chi phí vốn trung bình thấp; Kỳ hạn của các nguồn vốn phù hợp với thời gian thực hiện hoặc thời gian hoàn vốn của các dự án, kỳ hạn dài và ổn định. Để đáp ứng các yêu cầu trên và cũng giống như các tổ chức khác, Ngân hàng phát triển huy động vốn từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Vốn chủ sở hữu là các nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là cơ sở để cung cấp những nguồn lực ban đầu khi ngân hàng mới thành lập, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro, duy trì niềm tin của dân chúng và các chủ ngân hàng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng. Khi tất cả các biện pháp ngăn chặn rủi ro không còn hiệu quả thì sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ là biện pháp cuối cùng. Nó bù đắp các tổn thất bắt nguồn từ các khoản tín dụng, đầu tư thiếu hiệu quả, từ sự quản lý yếu kém. Vì vậy, để chống đỡ lại những rủi ro ngày càng cao được gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau thì ngân hàng cần phải nắm giữ đủ vốn chủ sở hữu. Vốn nợ bao gồm các loại tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay các trung gian tài chính khác là thước đo quan trọng đánh giá sự chấp nhận của công chúng đối với ngân hàng. Đây cũng là cơ sở chính của các khoản tài trợ từ ngân hàng và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng. Khả năng huy động vốn nợ với mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu của các dự án phát triển là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả trong quản lý Ngân hàng phát triển. Các nguồn huy động cụ thể của Ngân hàng phát triển bao gồm: Vốn do Nhà nước cấp Tính chất sở hữu của một ngân hàng sẽ quyết định đến tỷ trọng của vốn từ Chính phủ trong ngân hàng. Nếu vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng thương mại chủ yếu huy động từ các cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập ngân hàng thì vốn chủ sở hữu của Ngân hàng phát triển chủ yếu có nguồn gốc từ Chính phủ. Là ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ, hoạt động phục vụ chính sách phát triển của Chính phủ nên khi Ngân hàng phát triển mới thành lập, Chính phủ sẽ cấp cho ngân hàng Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 22 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 một lượng vốn nhất định. Hàng năm, tùy thuộc vào thu Ngân sách nhà nước, nhiệm vụ Chính phủ giao cho Ngân hàng phát triển trong từng thời kỳ và quy mô các khoản viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ và tổ chức tài chính nước ngoài, Chính phủ tiếp tục cấp bổ sung vốn cho Ngân hàng phát triển. Tại nhiều nước, đây là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng phát triển duy trì hoạt động thường xuyên của mình mà không cần huy động từ bất kỳ nguồn nào khác, nó chiếm hơn 80% tổng vốn của Ngân hàng phát triển; trong khi đó, ở một số nước khác, nguồn vốn này ngày càng giảm dần cùng với sự gia tăng các nguồn vốn khác của Ngân hàng phát triển. Đây là nguồn vốn tương đối rẻ đối với Ngân hàng phát triển, thời gian sử dụng rất dài. Tuy nhiên nguồn vốn này không dồi dào vì nó tùy thuộc vào thu Ngân sách nhà nước hàng năm và mức chi cho đầu tư phát triển, vào quan hệ ngoại giao giữa các nước. Ngân hàng phát triển sẽ cân nhắc sử dụng nguồn này cho các Dự án phát triển hạn chế về khả năng sinh lời, khó khăn trong trả nợ hoặc kết hợp với các nguồn khác để giảm chi phí vốn của Ngân hàng phát triển. Ngoài ra, có một nguồn vốn mà Ngân hàng phát triển không phải nhận trực tiếp từ Chính phủ mà là một khoản mục ngân hàng được giữ lại để tái sử dụng cho các kỳ sau, đó là nguồn từ lợi nhuận sau thuế được giữ lại. Đây là khoản mục giúp Ngân hàng phát triển gia tăng vốn chủ sở hữu. Trong điều kiện ngân hàng hoạt động có lãi, khi đó lợi nhuận sau thuế dương (lớn hơn 0), ngân hàng được phép chuyển một phần lợi nhuận này thành vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế giữ lại tùy thuộc vào chính sách của Chính phủ và nhu cầu vốn cho hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ kế tiếp. Huy động tiền gửi từ dân cư, dự án và các tổ chức Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng, là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Năng lực của ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm trong nền kinh tế là thước đo quan trọng về sự chấp nhận của công chúng đối với ngân hàng. Nếu nhu cầu của dân cư đối với các dịch vụ tiền gửi của ngân hàng là yếu tố hàng đầu quyết định cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng thương mại thì đối với Ngân hàng phát triển chính sách tài trợ lại là yếu tố tiên quyết đối với cấu trúc tiền gửi của ngân hàng. Ngân hàng phát triển huy động tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó tập trung vào tiền gửi trung và dài hạn. Ngân hàng có thể huy động tiền gửi bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ, có thể áp dụng lãi suất cố định hoặc thả nổi trong thời gian sử dụng vốn của khách hàng. Ngân hàng mở các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, chủ yếu là cho các dự án. Khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhằm mục đích nhờ ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở số dư thực tế có trên tài khoản hoặc trong một số trường hợp khách hàng có thể được phép “thấu chi” đối với loại tiền gửi này. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhất của ngân hàng, ít nhạy cảm với những biến động của lãi suất trên thị trường nhưng bù lại ngân hàng phải cung cấp cho khách hàng Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 23 các dịch vụ thanh toán tiện lợi và nhanh chóng. Loại này mặc dù có thể bị rút ngay lập tức nhưng kỳ hạn thực tế của loại này lại thường kéo dài nhiều năm cho phù hợp với vòng đời của các Dự án phát triển. Đối với tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng tập trung vào gia tăng huy động tiết kiệm trung và dài hạn thông qua chính sách cạnh tranh về lãi suất, phương thức trả gốc và lãi linh hoạt. Đối với loại tiền gửi này khách hàng không được nhờ ngân hàng thanh toán hộ, nếu muốn thanh toán thì khách hàng phải rút tiền trên sổ tiết kiệm để mở tài kho ... DB có thể được coi là một “đại lý” quan trọng của Chính phủ trong việc tiếp nhận và cho vay lại vốn ODA ở Việt Nam. Quản lý ODA ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định 131/2006/NĐ–CP ban hàng ngày 9/11/2006. ODA được coi là nguồn vốn quan trọng của Ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ. Cụ thể, ODA được ưu tiên tài trợ cho các lĩnh vực gồm: 1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thủy lợi, nông nghiệp, thủy sản) kết hợp xóa đói giảm nghèo; 2. Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; 3. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển); 4. Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; 5. Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; và 6. Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Về hình thức thì cho vay lại có hai hình thức: Cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng Đây là hình thức nếu bên vay lại không trả được nợ đúng hạn thì Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay bên vay lại. VDB thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký kết giữa VDB và Bộ tài chính về việc ủy quyền cho ngân hàng cho vay lại. Theo hình thức này, ngân hàng có trách nhiệm quản lý và thu hồi nợ và không phải chịu rủi ro tín dụng. Doanh thu của VDB là phí dịch vụ cho vay lại do Bộ Tài chính thanh toán, phí này bằng 1,5% số tiền thu hồi nợ (gồm nợ gốc, nợ lãi và lãi chậm trả). Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng Đây là hình thức nếu bên vay lại không trả được nợ thì VDB sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay bên vay lại. Theo hình thức này, ngân hàng sẽ lựa chọn dự án vay vốn theo đúng đối tượng được quy định tại Hiệp định cho vay lại, sau đó ngân hàng Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 32 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay lại rồi tổ chức quản lý, thu hồi nợ. VDB chịu toàn bộ rủi ro tín dụng đối với món vay lại. Doanh thu của VDB từ hoạt động này là chênh lệch lãi suất cho vay lại và lãi suất vay từ Bộ Tài chính. Hoạt động cho vay lại dù theo hình thức nào thì cũng phải đảm bảo tất cả các nguyên tắc tín dụng cơ bản về mục đích sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay và nghĩa vụ trả nợ. VDB thực hiện thẩm định cho vay lại tương tự các món vay khác từ vốn của ngân hàng. Bảo lãnh VDB thực hiện mục tiêu tối cao là hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội thông qua cung cấp các hoạt động tín dụng, ngân hàng được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán và miễn thực hiện một số nghĩa vụ tài chính nên trên phương diện tổ chức và quản lý thì ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của một tổ chức bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh của VDB bao gồm: Về Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng thương mại Đây là hình thức bảo lãnh đang được đẩy mạnh thực hiện bởi VDB. Các quy định về hình thức này được phản ánh trong Quyết định 14/2009/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng thương mại. Hình thức bảo lãnh này có ý nghĩa quan trọng trong việc tháo gỡ được khó khăn mấu chốt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn các Tổ chức tín dụng là vấn đề về đảm bảo vốn vay. Sau gần 3 tháng triển khai Quy chế bảo lãnh, VDB báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện cũng như các khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. Trên cơ sở đó, ngày 17/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 60/2009/QĐ–TTg sửa đổi một số điều của Quyết định 14. o Đối tượng được bảo lãnh là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có vốn Điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động. Các đối tượng này vay vốn của Ngân hàng thương mại để thực hiện dự án phát triển sản xuất kinh doanh (đầu tư tài sản cố định và/hoặc tài sản lưu động) phù hợp với quy định của pháp luật. VDB không nhận bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hoá, giáo dục và y tế; các doanh nghiệp vay vốn để thanh toán nợ vay của các Hợp đồng Tín dụng khác. o Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh: Doanh nghiệp có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả và quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng. Tại thời điểm xin bảo lãnh doanh nghiệp không có nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay vốn tối thiểu 10%. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 33 Doanh nghiệp sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo bảo lãnh cho bên bảo lãnh. o Mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo Hợp đồng Tín dụng đã ký giữa khách hàng và Ngân hàng thương mại. o Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn tín dụng trên Hợp đồng Tín dụng và không vượt quá thời hạn thu hồi vốn (đối với trường hợp vay vốn để đầu tư vào tài sản cố định) và không vượt quá chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp vay vốn lưu động). o Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5% số tiền được bảo lãnh. Nếu khách hàng gặp các rủi ro bất khả kháng có thể được VDB xem xét miễn, giảm phí. Về Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu o Đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có Hợp đồng Xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. o Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn và tối đa không quá 12 tháng. o Mức bảo lãnh không quá 85% giá trị Hợp đồng Xuất khẩu hoặc giá trị Thư Tín dụng. o Phí bảo lãnh bằng 1% trên số tiền bảo lãnh. Về Bảo lãnh tín dụng cho các chủ đầu tư o Đối tượng được bảo lãnh là các chủ đầu tư có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định và có nhu cầu được bảo lãnh để vay vốn tại các Tổ chức tín dụng khác. Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng Hợp đồng Tín dụng đã ký với Tổ chức tín dụng thì VDB đứng ra trả nợ cho Tổ chức tín dụng đó thay chủ đầu tư; theo đó, chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả cho VBD số tiền ngân hàng đã trả thay cộng với tiền lãi tính theo lãi suất nợ quá hạn. o Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng Tín dụng giữa chủ đầu tư với Tổ chức tín dụng. o Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh: Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án (không gồm vốn lưu động). Khách hàng không phải trả phí bảo lãnh. Về Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng o Đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện Hợp đồng Xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu. o Điều kiện bảo lãnh (1) thuộc đối tượng được bảo lãnh trên; (2) có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu bảo lãnh của phía nước ngoài; (3) có đủ năng lực tài chính. o Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 34 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 o Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị Hợp đồng Xuất khẩu đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. o Phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên số tiền bảo lãnh và tối đa là 100 triệu/ hợp đồng bảo lãnh. Hoạt động hỗ trợ sau đầu tư Hoạt động hỗ trợ sau đầu tư (HTSĐT) là một hoạt động riêng có đặc thù của VDB. Theo đó, đối với các dự án nằm trong Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng không vay vốn của VDB mà vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác thì sẽ được ngân hàng hỗ trợ một phần lãi suất vay tại các trung gian tài chính khác. Về đối tượng nhận hỗ trợ Đối tượng được hỗ trợ là các chủ đầu tư có dự án bao gồm: (1) các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; (2) các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; (3) các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại các vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135, các xã vùng biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang. Về điều kiện nhận hỗ trợ Các dự án nhận hỗ trợ phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) các dự án đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư và bắt đầu đưa vào vận hành (có Biên bản nghiệm thu, các văn bản phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án) và (ii) đã trả được nợ gốc vay cho Tổ chức tín dụng cho vay vốn. VDB không hỗ trợ sau đầu tư đối với các khoản trả nợ quá hạn, trả nợ trong thời gian gia hạn nợ. Về mức hỗ trợ Mức hỗ trợ được xác định trên tổng số nợ gốc thực trả theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ đầu tư và Tổ chức tín dụng, tối đa không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định theo quyết toán vốn đầu tư được duyệt của dự án. Cụ thể: Mức HTSĐT = Số nợ gốc thực trả được tính HTSĐT * * Mức chênh lệch lãi suất được tính HTSĐT của BTC * * Thời hạn thực vay của số nợ gốc thực trả được HTSĐT * Mức chênh lệch lãi suất được tính trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân của một số Ngân hàng thương mại lớn với lãi suất cho vay đầu tư của Nhà nước. 2.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Kết quả tài chính Thu nhập từ lãi trên các khoản nợ = Thu nhập từ lãi/Các khoản tiền gửi và vay Thu nhập từ lãi trên tổng tài sản = Thu nhập từ lãi/Tổng tài sản bình quân Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 35 Thu nhập từ lãi trên tài sản sinh lãi = Thu nhập từ lãi/Tổng tài sản sinh lãi bình quân Lợi nhuận sau thuế trên cốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân Đóng góp của Ngân hàng phát triển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội Tăng trưởng kinh tế của các ngành được tài trợ. Tăng trưởng kinh tế của các ngành liên quan do tác động thúc đẩy của ngành kinh tế mũi nhọn. Tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng trưởng nhập khẩu 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển 2.3.2.1. Mục tiêu và phương thức hoạt động của ngân hàng Ngân hàng sử dụng nguồn vốn đặc biệt cho các mục tiêu ưu đãi làm cho tình hình tài chính của ngân hàng gặp khó khăn khi các nguồn vốn ưu đãi giảm sút. Do phạm vi hoạt động tương đối hẹp (đa dạng kém) nên ngân hàng gặp khó khăn trong đa dạng hóa nhằm hạn chế rủi ro. Ngân hàng phát triển phải cho vay các đối tượng ưu đãi, với điều kiện cho vay ưu đãi đa dạng, phải chịu đựng rủi ro tín dụng và rủi ro hối đoái lớn. Trong trường hợp như vậy thành công của ngân hàng có thể bị che lấp, vai trò của ngân hàng trong tài trợ các dự án phát triển sẽ bị hạn chế. 2.3.2.2. Các dự án mà ngân hàng tài trợ Các dự án phát triển thường chứa đựng quá nhiều mục tiêu chính trị – xã hội, lấn át các chỉ tiêu sinh lời hoặc khó đánh giá các chỉ tiêu sinh lời. Rất nhiều dự án do các cơ quan Chính phủ, các ngành đưa đến và ngân hàng phải tài trợ, khả năng lựa chọn và quyết định của ngân hàng rất nhỏ. Tình trạng này làm cho bộ máy ngân hàng kém linh hoạt và nhạy bén. 2.3.2.3. Chính sách của Nhà nước Nhà nước thường có hỗ trợ trực tiếp cho ngân hàng (cung cấp các nguồn vốn ưu đãi, cấp bù lãi suất, bảo lãnh cho các khoản cho vay và đi vay). Sự hỗ trợ này rất quan trọng, cho phép ngân hàng thực hiện được các mục tiêu sinh lời cùng với các mục tiêu kinh tế và xã hội khác. Sự hỗ trợ của Nhà nước chon hàng càng lớn, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của ngân hàng càng rộng và ngược lại. Mặt khác, hoạt động của ngân hàng do Chính phủ kiểm soát, trong nhiều trường hợp các cơ quan của Chính phủ đã can thiệp trực tiếp vào các quyết dịnh cho vay của ngân hàng, gây tâm lý ỷ lại, không chịu trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Các khoản trợ giúp của Chính phủ cho các chương trình tín dụng chỉ định, nếu không có cơ chế sử dụng và kiểm soát tốt sẽ trở thành đối tượng của tham nhũng và lãng phí. Các Ngân hàng phát triển thành công đều dựa trên việc xây dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và ngân hàng sao cho đảm bảo là Chính phủ có hỗ trợ cho ngân hàng, đồng thời các quyết định cho vay của ngân hàng đều phải dựa trên tính hiệu quả tài chính của dự án. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 36 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 2.3.2.4. Các nhân tố xã hội Do yêu cầu cấp bách phải thực hiện các mục tiêu xã hội to lớn, đặc biệt là đối với nước nghèo, trong khi nguồn vốn lại có hạn. Chính phủ thường phải ưu tiên cho các mục tiêu xã hội trong các dự án phát triển hơn là mục tiêu phát triển công nghệ và mục tiêu sinh lời (chọn công nghệ rẻ, thu hút nhiều lao động). Vì vậy, vai trò phát triển công nghệ hiện đại bị coi nhẹ trong hoạt động của Ngân hàng phát triển. Dân chúng và chính quyền địa phương nơi có dự án đều có quyền được hưởng lợi ích trực tiếp từ các dự án (tuyển nhân công từ địa phương mặc dù trình độ vận hành của dự án còn thấp). Các áp lực xã hội thường có khuynh hướng làm giảm hiệu quả tài chính cả các dự án mà ngân hàng tài trợ. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 37 Tóm lược cuối bài Ngân hàng phát triển là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển. Ngân hàng phát triển là một công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Là một trung gian tài chính, Ngân hàng phát triển cũng thực hiện các hoạt động giống như các Ngân hàng thương mại khác, tuy nhiên, tính chất và mục tiêu của các hoạt động này có sự khác biệt với các Ngân hàng thương mại. Đối với hoạt động huy động vốn, Ngân hàng phát triển căn cứ vào thời gian và khả năng sinh lời của dự án tài trợ để lựa chọn nguồn vốn huy động. Đối với hoạt động sử dụng vốn, Ngân hàng phát triển tài trợ cho các dự án với thời hạn tín dụng dài, lãi suất tùy thuộc vào từng dự án. Kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển phản ánh trên 2 giác độ là (1) kết quả tài chính và (2) đóng góp của Ngân hàng phát triển đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bài 2. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển 38 TXNHTM07_Bai2_v1.0015105226 Câu hỏi ôn tập 1. Thế nào là ngân hàng phát triển? 2. Phân tích các lý do dẫn đến sự tồn tại của Ngân hàng phát triển? 3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng phát triển là gì? 4. Sự khác biệt trong huy động vốn giữa Ngân hàng phát triển và Ngân hàng thương mại là gì? 5. Sự khác biệt trong hoạt động sử dụng vốn giữa Ngân hàng phát triển và Ngân hàng thương mại là gì? 6. Thế nào là hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam? 7. Kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển được đo lường thông qua các chỉ tiêu nào? 8. Phân tích các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển. 9. “Ngân hàng phát triển chỉ tài trợ cho các dự án phát triển”, đúng hay sai? Tại sao? 10. “Ngân hàng phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận”, đúng hay sai? Tại sao?
File đính kèm:
- giao_trinh_ngan_hang_phat_trien_bai_2_tong_quan_ve_ngan_hang.pdf