Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam

Bài viết nghiên cứu thực trạng hành vi gian lận và các biện pháp kiểm

soát gian lận đã được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Dựa trên kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS đối với 274

phiếu khảo sát từ các kiểm toán viên nội bộ, kế toán trưởng, kế toán

viên và trưởng phó bộ phận trong các doanh nghiệp, kết quả cho thấy

ít nhất 25% số người khảo sát đánh giá hành vi gian lận trong các

doanh nghiệp là phổ biến hoặc rất phổ biến; trong đó thường gặp

nhất là gian lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng với bên

thứ ba và gian lận báo cáo tài chính (BCTC) theo hướng điều hoà lợi

nhuận tài sản. Đồng thời các doanh nghiệp đã áp dụng một số biện

pháp kiểm soát như thiết lập qui định về hành vi đạo đức, sàng lọc

nhân sự trước khi tuyển dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú

trọng vào việc kiểm soát hành vi gian lận từ các nhà quản lý cũng

như thiết lập các đường dây nóng để báo cáo các hành vi gian lận.

Từ khóa: Kiểm soát gian lận, gian lận, rủi ro gian lận

pdf 9 trang phuongnguyen 7460
Bạn đang xem tài liệu "Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam

Gian lận và kiểm soát gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam
23
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 205- Tháng 6. 2019
Gian lận và kiểm soát gian lận trong các 
doanh nghiệp Việt Nam
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Lê Thị Thu Hà
Ngày nhận: 01/04/2019 Ngày nhận bản sửa: 26/04/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019
Bài viết nghiên cứu thực trạng hành vi gian lận và các biện pháp kiểm 
soát gian lận đã được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. 
Dựa trên kết quả thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS đối với 274 
phiếu khảo sát từ các kiểm toán viên nội bộ, kế toán trưởng, kế toán 
viên và trưởng phó bộ phận trong các doanh nghiệp, kết quả cho thấy 
ít nhất 25% số người khảo sát đánh giá hành vi gian lận trong các 
doanh nghiệp là phổ biến hoặc rất phổ biến; trong đó thường gặp 
nhất là gian lận biển thủ tài sản thông qua việc thông đồng với bên 
thứ ba và gian lận báo cáo tài chính (BCTC) theo hướng điều hoà lợi 
nhuận tài sản. Đồng thời các doanh nghiệp đã áp dụng một số biện 
pháp kiểm soát như thiết lập qui định về hành vi đạo đức, sàng lọc 
nhân sự trước khi tuyển dụng. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa chú 
trọng vào việc kiểm soát hành vi gian lận từ các nhà quản lý cũng 
như thiết lập các đường dây nóng để báo cáo các hành vi gian lận.
Từ khóa: Kiểm soát gian lận, gian lận, rủi ro gian lận
1. Giới thiệu
ian lận là những hành động 
có chủ ý của một hay nhiều 
người ở bên trong hoặc bên 
ngoài một tổ chức, nhằm thực 
hiện các hành vi gian dối 
(biển thủ tài sản, làm sai lệch BCTC) với mục 
đích đem lại lợi ích cho bản thân người gây ra 
gian lận một cách bất hợp pháp (Hiệp hội kế 
toán công chứng Anh- ACCA, 2016). Những 
nghiên cứu về gian lận trên thế giới cho thấy 
hành vi gian lận đang gây ra những thiệt hại lớn 
cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Hiệp 
hội các nhà điều tra gian lận- ACFE (2018), 
tổng thiệt hại các gian lận được phát hiện trong 
năm 2016- 2017 tại 125 quốc gia được nghiên 
cứu lên tới trên 7,1 tỷ USSD. Theo nghiên cứu 
của công ty KPMG (2013) tại Malaysia, các 
hành vi gian lận đang có xu hướng tăng lên 
và ngày càng trở nên tinh vi. Tại Việt Nam 
trong những năm gần đây, đã có nhiều hành vi 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
gian lận xảy ra, gây thiệt hại cho bản thân các 
doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế 
nói chung. Để kiểm soát hành vi gian lận, các 
doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp 
khác nhau như xây dựng văn hoá trung thực, 
xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân 
sự, thiết lập các đường dây nóng báo cáo gian 
lận 
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về thực trạng 
gian lận, cũng như các biện pháp kiểm soát gian 
lận đang được áp dụng trong các doanh nghiệp. 
Vì vậy, bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu 
về mức độ phổ biến của gian lận cũng như cách 
thức kiểm soát gian lận đang được các doanh 
nghiệp sử dụng. Để thực hiện nghiên cứu, tác 
giả đã tiến hành khảo sát nhận thức và đánh giá 
từ phía các doanh nghiệp về mức độ phổ biến của 
các hành vi gian lận và các biện pháp kiểm soát 
gian lận trong doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát 
là kiểm toán viên nội bộ, kế toán trưởng, kế toán 
viên và nhân viên quản lý cấp phòng, ban tại các 
doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 
25% các ý kiến cho rằng hành vi gian lận là ở 
mức độ phổ biến hoặc rất phổ biến, trong đó các 
hành vi gian lận phổ biến nhất là biển thủ tài sản 
thông qua thông đồng với bên thứ ba và hành vi 
gian lận BCTC theo hướng điều hoà lợi nhuận. 
Về các biện pháp kiểm soát gian lận, các doanh 
nghiệp đã áp dụng một số biện pháp như thiết 
lập qui định về hành vi đạo đức, sàng lọc nhân 
sự trước khi tuyển dụng. Tuy nhiên các doanh 
nghiệp chưa chú trọng vào việc kiểm soát hành 
vi gian lận từ các nhà quản lý cũng như thiết 
lập các đường dây nóng để báo cáo các hành vi 
gian lận.
Các kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin tham 
khảo tốt cho các doanh nghiệp trong việc nâng 
cao hiệu lực của kiểm soát nội bộ nhằm kiểm soát 
hành vi gian lận trong doanh nghiệp.
2. Cơ sở lý luận về gian lận và kiểm soát 
gian lận trong doanh nghiệp
2.1. Khái niệm, phân loại gian lận 
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa hành vi 
gian lận. Theo ACFE (2018): “Gian lận trong 
nghề nghiệp là việc sử dụng công việc của cá 
nhân để thu lợi thông qua việc sử dụng sai hoặc 
áp dụng sai một cách có chủ ý các nguồn lực 
hay tài sản của tổ chức”. 
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 
240- Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan 
đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC, 
“gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều 
người trong ban quản trị, ban giám đốc, nhân 
viên, hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành 
vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp 
pháp”.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát gian 
lận là việc thực hiện các hành vi không trung 
thực, không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để 
thu được lợi ích cho người thực hiện hành vi 
gian lận. Hành vi gian lận gây ra thiệt hại cho 
các doanh nghiệp, tổ chức. 
Theo VSA số 240, gian lận được phân chia 
thành hai loại như sau:
Một là, biển thủ tài sản. Biển thủ tài sản là 
hành vi sử dụng sai tiền, tài sản của tổ chức 
nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Người thực 
hiện hành vi biển thủ tài sản có thể là nhân viên 
dưới hình thức trộm cắp với giá trị tương đối 
nhỏ. Tuy nhiên, hành vi này cũng có thể do nhà 
quản lý thực hiện với giá trị lớn vì họ dễ dàng 
che đậy hành vi của mình. Hành vi biển thủ tài 
sản có thể được biểu hiện theo nhiều dạng khác 
nhau, như: Biển thủ các khoản tiền mặt, hàng 
tồn kho, các khoản phải thu; Lấy cắp tài sản trí 
tuệ; thông đồng với bên thứ ba như khách hàng, 
nhà cung cấp gây thiệt hại cho tổ chức; Hành 
vi biển thủ tài sản thường đi kèm với việc giả 
mạo chứng từ, tài liệu nhằm che giấu thông tin.
Hai là, gian lận trong lập BCTC. Gian lận 
trong lập BCTC nhằm mục đích ảnh hưởng 
trực tiếp đến kết quả hoạt động và tình hình tài 
chính phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp. 
Tùy theo mục đích của nhà quản lý, BCTC có 
thể được điều chỉnh theo ba hình thức với mức 
độ khác nhau, bao gồm: (i) Khai khống lợi 
nhuận/tài sản; (ii) khai giảm lợi nhuận/tài sản; 
(iii) điều hòa lợi nhuận/tài sản (Arens & cộng 
sự, 2011). Đây là những hành vi sai phạm cố 
ý xuất phát từ chủ ý của các nhà quản lý nhằm 
điều chỉnh kết quả kinh doanh và các thông 
tin tài chính, làm người sử dụng thông tin tài 
chính hiểu sai bản chất thông tin, tình hình sản 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh 
nghiệp. 
2.2. Biện pháp kiểm soát gian lận trong doanh 
nghiệp
Để kiểm soát gian lận, các doanh nghiệp cần 
xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh 
để có thể ngăn ngừa và phát hiện hành vi gian 
lận. Một số biện pháp nhằm kiểm soát gian lận 
nên được áp dụng theo khuyến nghị của các tổ 
chức quốc tế như Viện kiểm toán viên nội bộ 
Hoa Kỳ- IIA, ACFE và một số công ty kiểm 
toán bao gồm:
- Thiết lập các qui định về hành vi đạo đức của 
doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần thiết lập 
các nguyên tắc đạo đức trong doanh nghiệp, 
bao gồm các qui định về nguyên tắc ứng xử 
trong doanh nghiệp và với các đối tác;
- Nhận diện rủi ro gian lận: Đây là một trong 
những bước đầu tiên để có thể ngăn ngừa và 
phát hiện gian lận. Rủi ro gian lận có thể được 
nhận diện thông qua kinh nghiệm của các nhà 
quản lý trong đơn vị, liên quan đến các qui 
trình nghiệp vụ cụ thể trong đơn vị;
- Thực hiện đánh giá rủi ro: Đánh giá mức độ 
ảnh hưởng và khả năng có thể xảy ra của các 
hành vi gian lận;
- Tiến hành sàng lọc nhân sự trước khi tuyển 
dụng: Báo cáo về gian lận của công ty PWC 
(2018) cho thấy 52% các gian lận là do các 
nhân viên trong đơn vị thực hiện. Do vậy việc 
rà soát nhân sự khi tuyển dụng là cần thiết để 
ngăn ngừa khả năng xảy ra gian lận. Các doanh 
nghiệp cần có các qui định cụ thể trong việc 
tuyển dụng;
- Ngăn ngừa rủi ro gian lận ở cán bộ quản lý 
cấp cao: Hành vi gian lận ở cấp quản lý có thể 
gây ra thiệt hại lớn do cán bộ quản lý thể lạm 
dụng quyền hạn đồng thời ngăn chặn các nhân 
viên tiếp cận với thông tin. Vì vậy, các chính 
sách kiểm soát gian lận cần chú trọng kiểm soát 
nhóm cán bộ quản lý, ví dụ thông qua việc xây 
dựng các chỉ tiêu hoạt động hợp lý, xây dựng 
chính sách lương thưởng phù hợp, luân chuyển 
cán bộ;
- Thiết lập đường dây nóng báo cáo gian lận: 
Theo nghiên cứu của ACFE (2018), các tổ chức 
có đường dây nóng có cơ hội phát hiện gian 
lận cao hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có 
đường dây nóng để nhân viên hoặc đối tác báo 
cáo về các nghi vấn gian lận trong tổ chức
2.3. Tổng quan nghiên cứu
Đã có một số nghiên cứu tại các nước trên thế 
giới được thực hiện để đánh giá thực trạng gian 
lận trong doanh nghiệp. 
Hiệp hội các nhà điều tra gian lận- ACFE- thực 
hiện các cuộc điều tra định kỳ về hành vi gian 
lận trong các doanh nghiệp và tổ chức trên thế 
giới. Theo báo cáo điều tra của ACFE (2018), 
tổng thiệt hại gây ra bởi các vụ gian lận được 
điều tra bởi các hội viên của ACFE tại 125 quốc 
gia trong năm 2016- 2017 là hơn 7,1 tỷ USD 
với 2.690 vụ gian lận. Trong đó hành vi biển 
thủ tài sản diễn ra phổ biến với 89% số vụ gian 
lận với giá trị thiệt hại trung bình là 114.000 
USD. Hành vi gian lận báo cáo tài chính mặc 
dù chiếm tỷ lệ ít hơn với 10% nhưng lại gây 
ra thiệt hại trung bình khá cao, 800.000 USD 
trên một vụ gian lận. Một nửa các vụ gian lận 
xảy ra liên quan đến các yếu kém của kiểm soát 
nội bộ, ví dụ như việc không áp dụng các kiểm 
soát cần thiết, các kiểm soát bị bỏ qua, thiếu sự 
rà soát của các nhà quản lý, tổ chức thiếu môi 
trường đạo đức lành mạnh. Báo cáo của ACFE 
cũng chỉ ra rằng các hành vi gian lận trong tổ 
chức được phát hiện chủ yếu nhờ nhận được các 
báo cáo gian lận thông qua đường dây nóng, 
qua giám sát của kiểm toán nội bộ và rà soát 
của nhà quản lý.
Một số hãng kiểm toán cũng thực hiện các điều 
tra gian lận. Theo kết quả nghiên cứu về hành 
vi gian lận do công ty PWC (2018) thực hiện 
trên phạm vi toàn cầu, 49% các doanh nghiệp 
tham gia khảo sát đã từng xảy ra gian lận, tăng 
từ 36% năm 2016; 52% gian lận gây ra bởi cán 
bộ nhân viên của doanh nghiệp, 24% các gian 
lận do nhà quản lý thực hiện. Công ty KPMG 
(2013) thực hiện khảo sát về gian lận tại các 
công ty niêm yết tại Malaysia với đối tượng trả 
lời khảo sát là các nhà quản lý, trưởng kiểm 
toán nội bộ, giám đốc tài chính của các doanh 
nghiệp. Kết quả cho thấy 89% số người được 
hỏi cho rằng hành vi gian lận có xu hướng 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
tăng lên, trong khi 94% cho rằng hành vi gian 
lận ngày càng được thực hiện một cách tinh 
vi hơn. Các hành vi gian lận phổ biến nhất là 
biển thủ các khoản thanh toán (67% các câu trả 
lời), biển thủ tài sản vật chất (58%) và biển thủ 
các khoản thu (34%). Các yếu tố tạo điều kiện 
cho gian lận xảy ra là yếu kém của kiểm soát 
nội bộ (68%), thiếu kỹ năng điều tra gian lận 
của kiểm toán nội bộ (39%). Ngoài ra việc các 
doanh nghiệp chưa chú trọng việc truyền thông 
về các giá trị đạo đức của tổ chức (81% câu trả 
lời) cũng như việc các nhà quản lý chưa tạo tấm 
gương tốt cho nhân viên (43%) và môi trường 
đạo đức còn yếu của các doanh nghiệp (38%) 
cũng là những yếu tố quan trọng góp phần dẫn 
tới hành vi gian lận. 
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu tìm 
hiểu về hành vi gian lận BCTC. Tạ Thu Trang 
(2017) thực hiện nghiên cứu về kiểm toán gian 
lận trong kiểm toán BCTC đối với các công ty 
phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng 
khoán (TTCK) Việt Nam. Tác giả đã thu thập 
BCTC của 12 công ty bị cáo buộc gian lận ở 
Việt Nam và trên thế giới để nghiên cứu về 
các yếu tố rủi ro gian lận ảnh hưởng đến hành 
vi gian lận trên BCTC, các hình thức gian lận, 
chủ thể thực hiện hành vi gian lận. Việc nghiên 
cứu các BCTC được kết hợp với phỏng vấn 
các kiểm toán viên về kiểm toán gian lận. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy gian lận khai tăng lợi 
nhuận, tài sản là loại hình gian lận phổ biến 
trên BCTC. Các khoản mục dễ bị gian lận bao 
gồm doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho và khoản 
phải thu. 
Lê Thị Thu Hà và cộng sự (2015) nghiên cứu 
về chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân 
hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu 
khẳng định kiểm soát nội bộ trong ngân hàng là 
một trong những nhân tố từ bên ngoài tác động 
đến chất lượng kiểm toán. Tính hiệu lực chưa 
cao của kiểm soát nội bộ tại một số ngân hàng, 
cụ thể là nhận thức và hành động của ban lãnh 
đạo một số ngân hàng là một trong các nguyên 
nhân dẫn tới các vụ gian lận xảy ra gần đây 
trong các ngân hàng.
Như vậy ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu 
về các tình huống gian lận cụ thể trong doanh 
nghiệp, và tập trung vào nghiên cứu về hành 
vi gian lận BCTC từ góc độ kiểm toán độc lập. 
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về mức độ phổ 
biến của gian lận, bao gồm cả gian lận biển thủ 
tài sản và gian lận BCTC, cũng như thực trạng 
các biện pháp giúp kiểm soát gian lận trong các 
doanh nghiệp.
Vì vậy, nghiên cứu này được tác giả thực hiện 
với mong muốn đóng góp vào tổng quan các 
nghiên cứu về mức độ phổ biến của các loại 
hình gian lận cũng như thực trạng các biện pháp 
kiểm soát gian lận trong doanh nghiệp Việt 
Nam từ góc nhìn của các doanh nghiệp. 
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu về mức độ phổ biến 
của gian lận và các biện pháp kiểm soát gian 
lận đang được thực hiện trong các doanh nghiệp 
Việt Nam, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi khảo 
sát để gửi tới các cán bộ quản lý, kiểm toán 
viên nội bộ, kế toán trưởng và nhân viên kế 
toán tại các doanh nghiệp. 
Bảng câu hỏi chia làm ba phần chính. Phần 
thứ nhất thu thập thông tin chung về đối tượng 
khảo sát, bao gồm vị trí công tác và qui mô của 
doanh nghiệp nơi đối tượng khảo sát công tác. 
Phần thứ hai thu thập đánh giá của đối tượng 
khảo sát về mức độ phổ biến của một số loại 
gian lận tại doanh nghiệp nơi đối tượng khảo 
sát làm việc theo thang đo Likert với 5 mức độ, 
từ (1) Hoàn toàn không phổ biến tới (5) Hoàn 
toàn phổ biến. Gian lận được chia thành 2 loại 
là gian lận biển thủ tài sản và gian lận BCTC. 
Phần thứ ba thu thập đánh giá của đối tượng 
khảo sát về các biện pháp kiểm soát gian lận đã 
được thực hiện tại doanh nghiệp.
Các phiếu khảo sát được gửi trực tiếp hoặc qua 
email trong thời gian từ tháng 10/2017 đến 
tháng 3/2018. Với hình thức trực tiếp, bản khảo 
sát được gửi tới các học viên tham gia chương 
trình chứng chỉ kiểm toán nội bộ công chứng và 
kế toán viên công chứng thông qua trung tâm 
đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp này tại Hà 
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với hình thức 
gửi qua email, bảng câu hỏi được gửi và được 
tổng hợp tự động qua Google mail. Thư khảo 
sát được gửi tới email các doanh nghiệp, công 
ty đại chúng... thu thập trên trang web của các 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
27Tạp chí Khoa học & ... 3%), tiếp đến 
là sản xuất, xây dựng và bất động sản (31%), 
thương mại dịch vụ (25%), các ngành còn lại 
chiếm 11%. 33% số phiếu trả lời đến từ các 
công ty niêm yết, 57% doanh nghiệp có qui mô 
lớn. Đối tượng trả lời khảó sát gồm có 27% 
là các kiểm toán viên nội bộ, 22% là kế toán 
trưởng, 31% kế toán viên và 20% là người quản 
lý các phòng ban nghiệp vụ trong doanh nghiệp. 
Bảng 1. Thống kê mô tả phản hồi về mức độ phổ biến của gian lận
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Biển thủ tài sản 2.10
Biển thủ tiền 1 5 2.06 0.819
Biển thủ hàng tồn kho 1 5 2.08 0.805
Biển thủ tài sản khác 1 5 2.08 0.799
Biển thủ tài sản thông qua thông đồng với bên thứ 3 1 5 2.16 0.846
Gian lận BCTC 2.17
Khai tăng lợi nhuận/tài sản 1 5 2.12 0.791
Khai giảm lợi nhuận/tài sản 1 5 2.17 0.845
Điều hoà lợi nhuận/tài sản 1 5 2.21 0.860
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu
Bảng 2. Thống kê tần suất phản hồi mức độ phổ biến của gian lận
Phổ biến 
(%)
Rất phổ 
biến (%)
Hoàn toàn phổ 
biến (%)
Tổng
Biển thủ tài sản
Biển thủ tiền 22 2 1 25
Biển thủ hàng tồn kho 25 3 1 28
Biển thủ tài sản khác 22 4 0 26
Biển thủ tài sản thông qua thông đồng với bên thứ 3 26 4 1 31
Gian lận BCTC
Khai tăng lợi nhuận/tài sản 24 3 1 28
Khai giảm lợi nhuận/tài sản 22 5 2 29
Điều hoà lợi nhuận/tài sản 27 6 1 34
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
4.2. Mức độ phổ biến của gian lận trong 
doanh nghiệp 
Bảng 1 cho thấy đánh giá của các đối tượng trả 
lời khảo sát về mức độ phổ biến của hành vi 
gian lận trong các nghiệp. Trong đó gian lận 
biển thủ tài sản có mức độ phổ biến thấp hơn 
(trung bình 2,10) so với gian lận BCTC (trung 
bình 2,17). 
Trong các loại gian lận biển thủ tài sản, biển thủ 
tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản khác có mức 
độ phổ biến thấp hơn (trung bình 2,06 và 2,08) 
so với thông đồng với bên thứ ba (2,16).
Khi xem xét cụ thể tần suất các câu trả lời, đối 
với 4 loại hình biển thủ tài sản, có từ 25% chọn 
câu trả lời là phổ biến, rất phổ biến hoặc hoàn 
toàn phổ biến. Trong 4 loại hình biển thủ tài sản 
thì hành vi thông đồng với bên thứ 3 được đánh 
giá có mức độ phổ biến cao nhất (31% phổ biến, 
rất phổ biến hoặc hoàn toàn phổ biến).
Đối với gian lận BCTC, có từ 28% chọn phổ 
biến, rất phổ biến hoặc hoàn toàn phổ biến. 
Trong đó gian lận điều hoà lợi nhuận có mức độ 
phổ biến cao nhất (34% chọn phổ biến, rất phổ 
biến hoặc hoàn toàn phổ biến). Kết quả khảo 
sát này phù hợp với một số nghiên cứu trước đó 
cho thấy hành vi gian lận tăng lợi nhuận tài sản 
và điều hoà lợi nhuận tài sản trong các doanh 
nghiệp niêm yết (Tạ Thu Trang, 2017).
Khi xem xét đặc điểm của các doanh nghiệp, 
nhóm doanh nghiệp niêm yết có điểm trung bình 
mức độ phổ biến của gian lận thấp hơn so với 
nhóm doanh nghiệp không niêm yết (Bảng 3). 
Khi phân loại theo qui mô doanh nghiệp, kết 
quả cho thấy doanh nghiệp có qui mô càng nhỏ 
thì mức độ phổ biến của gian lận được đánh giá 
càng cao (Bảng 4). 
Điều này cho thấy doanh nghiệp niêm yết có 
mức độ gian lận ít phổ biến hơn tại các doanh 
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chưa niêm yết; các 
doanh nghiệp lớn hơn có xu hướng kiểm soát 
gian lận tốt hơn doanh nghiệp nhỏ.
4.3. Biện pháp kiểm soát gian lận đã được 
thực hiện
Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp đã 
áp dụng một số biện pháp nhằm ngăn ngừa và 
phát hiện hành vi gian lận. Một số biện pháp đã 
được áp dụng phổ biến nhất bao gồm việc thiết 
lập một số qui định về hành vi đạo đức, sàng 
lọc nhân sự trước khi quyết định tuyển dụng, 
xem xét và cải thiện kiểm soát nội bộ. Tuy 
nhiên một số biện pháp chưa được thực hiện 
nhiều như thiết lập đường dây nóng báo cáo 
hành vi gian lận và đặc biệt là việc tập trung 
vào những rủi ro gian lận của nhà quản lý. Điều 
này cho thấy các biện pháp kiểm soát gian lận 
của doanh nghiệp chưa chú trọng vào hành vi 
gian lận do nhà quản lý thực hiện, trong khi 
đây là loại hình gian lận có thể gây ra hậu quả 
nghiêm trọng. Theo báo cáo của PWC (2018), 
gian lận do nhà quản lý thực hiện chiếm 24% 
các hành vi gian lận. Nhiều vụ gian lận lớn phát 
Bảng 3. Mức độ phổ biến của gian lận đối với doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết
Trung bình mức độ phổ biến của gian lận Doanh nghiệp niêm yết Doanh nghiệp chưa niêm yết
Gian lận biển thủ tài sản 2.07 2.11
Gian lận BCTC 2.05 2.22
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu
Bảng 4. Mức độ phổ biến của gian lận theo qui mô doanh nghiệp 
Trung bình mức độ phổ biến của gian lận Doanh nghiệp 
qui mô nhỏ
Doanh nghiệp 
trung bình
Doanh nghiệp 
qui mô lớn
Gian lận biển thủ tài sản 2.20 2.12 2.07
Gian lận BCTC 2.30 2.26 2.09
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019
hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây cũng 
liên quan tới các nhà quản lý cao cấp trong 
doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp chưa áp dụng 
nhiều các biện pháp kiểm soát gian lận trong đó 
chú trọng vào gian lận từ các nhà quản lý có thể 
ảnh hưởng đáng kể đến khả năng ngăn ngừa và 
phát hiện gian lận trong doanh nghiệp.
Đồng thời việc xây dựng các đường dây nóng 
nhằm báo cáo hành vi gian lận cũng chưa được 
áp dụng phổ biến. Điều này cũng làm giảm hiệu 
quả phát hiện gian lận. Theo báo cáo của ACFE 
(2018), nhiều gian lận đã được báo cáo và phát 
hiện thông các đường dây nóng, doanh nghiệp 
có đường dây nóng có cơ hội cao hơn trong 
việc phát hiện các hành vi gian lận. 
5. Kết luận và khuyến nghị
Bài viết đã nghiên cứu về mức độ phổ biến của 
gian lận trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng 
như ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới kiểm 
soát hành vi gian lận từ góc độ của các doanh 
nghiệp. Kết quả cho thấy từ 25% các câu trả 
lời cho rằng hành vi gian lận là phổ biến trong 
doanh nghiệp. Trong đó các hành vi thông đồng 
với bên thứ ba để biển thủ tài sản và gian lận 
BCTC theo hướng điều hoà lợi nhuận là những 
hành vi gian lận phổ biến nhất. Về các biện 
pháp kiểm soát gian lận, các biện pháp được áp 
dụng phổ biến nhất bao gồm xây dựng các qui 
định đạo đức, sàng lọc trong tuyển dụng nhân 
sự. Tuy nhiên các doanh nghiệp còn chưa chú 
trọng vào việc kiểm soát hành vi gian lận từ cấp 
quản lý doanh nghiệp, cũng như xây dựng các 
kênh báo cáo gian lận hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp 
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện kiểm soát nội 
bộ để tăng cường khả năng ngăn ngừa và phát 
hiện hành vi gian lận, đảm bảo tính hiệu quả 
của hoạt động.
Để tạo môi trường kiểm soát tốt, nhà quản lý 
cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của 
tất cả nhân viên trong công ty về phòng chống 
gian lận. Một trong những nội dung quan trọng 
là doanh nghiệp cần thiết lập một môi trường 
văn hoá trung thực và đạo đức lành mạnh 
(CIMA, 2008; KPMG, 2014), nâng cao nhận 
thức của từng cá nhân trong doanh nghiệp, từ 
đó xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin cho các 
đối tác và mang lại lợi ích dài hạn cho doanh 
nghiệp. Để tạo văn hoá trung thực thì ban quản 
lý doanh nghiệp cần đóng vai trò lãnh đạo, làm 
tấm gương cho các nhân viên trong đơn vị.
Để kiểm soát tốt hơn gian lận từ nhà quản lý, 
doanh nghiệp cần chú trọng việc đánh giá rủi 
ro gian lận. Qui trình đánh giá rủi ro cần nhận 
Bảng 5. Các biện pháp kiểm soát gian lận được áp dụng
Biện pháp kiểm soát Tỷ lệ doanh 
nghiệp đã 
áp dụng (%)
1 Thiết lập một số quy định về hành vi đạo đức của doanh nghiệp. 71
2 Tiến hành sàng lọc trước khi tuyển dụng 70
3 Xem xét và cải thiện kiểm soát nội bộ 64
4 Nhận diện rủi ro gian lận 52
5 Tiến hành đánh giá rủi ro gian lận. 52
6 Chính sách luân chuyển cán bộ. 52
7 Kiểm tra tình trạng bên thứ ba hoặc đối tác kinh doanh. 51
8 Doanh nghiệp của anh/chị có hệ thống báo cáo nặc danh những nghi ngờ gian lận 48
9 Người bên ngoài doanh nghiệp có thể thông báo qua đường dây nóng về các gian lận. 45
10 Tập trung vào những rủi ro gian lận của quản lý cấp cao. 44
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
diện các yếu tố tạo nên động cơ hoặc gây ra áp 
lực cho nhà quản lý hoặc nhân viên thực hiện 
hành vi gian lận. Ví dụ như việc xây dựng mục 
tiêu doanh thu, lợi nhuận cần dựa trên những cơ 
sở hợp lý để giảm thiểu áp lực gian lận BCTC 
cho các nhà quản lý hoặc nhân viên của doanh 
nghiệp.
Các doanh nghiệp cần thiết lập đường dây nóng 
để nhân viên, đối tác của công ty có thể báo 
cáo hành vi gian lận cho tổ chức. Theo khuyến 
nghị của KPMG (2014), đường dây nóng báo 
cáo hành vi gian lận cần bảo mật thông tin của 
người gọi và cung cấp cho các nhân viên sự 
đảm bảo không bị trả thù khi báo cáo nghi vấn 
gian lận của cấp trên. Doanh nghiệp cần thiết 
lập các kênh trao đổi thông tin giữa các bộ phận 
trong một doanh nghiệp, giữa các bộ phận với 
Tài liệu tham khảo
1. ACFE (2018), Report to the nations 2018, truy cập ngày 24/5/2018, từ 
2. ACCA (2016), Audit and Assurance Services, BPP Publishing house, UK. 
3. Arens A., Elder J., Beasley S. (2011), Auditing and Assurance Services - an integrated approach, 15th Edition, Prentice Hall, 
USA.
4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 214/2012 về ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, ban hành ngày 06/12/2012.
5. CIMA (2008), Fraud risk management - A guide to good practice, truy cập ngày 10/3/2018, từ: 
Documents/ImportedDocuments/cid_techguide_fraud_risk_management_feb09.pdf.pdf 
6. COSO (2013), Internal control - Integrated framework - Executive summary, truy cập ngày 10/3/2018, từ: https://www.coso.
org/Documents/990025P-Executive-Summary-final-may20.pdf.
7. IIA, AICPA, ACFE (2009), Managing the Business Risk of Fraud: A Practical Guide, truy cập ngày 10/3/2018, từ: https://
www.acfe.com/uploadedfiles/acfe_website/content/documents/managing-business-risk.pdf
8. KMMG (2013), KPMG Malaysia Fraud, Bribery and Corruption Survey 2013, truy cập ngày 15/9/2017, từ: https://assets.
kpmg/content/dam/kpmg/pdf/2016/03/fraud-survey-report.pdf.
9. KPMG (2014), Fraud risk management, truy cập ngày 18/3/2018, từ: https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/
pdf/2014/05/fraud-risk-management-strategy-prevention-detection-response-O-201405.pdf
10. Lê Thị Thu Hà (2015), ‘Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt 
Nam’, Đề tài cấp ngành, Học viện Ngân hàng. 
11. PWC (2008), Fraud - A guide to its prevention, detection and investigation, truy cập ngày 10/3/2018, từ: https://www.pwc.
com.au/consulting/assets/risk-controls/fraud-control-jul08.pdf.
12. PWC (2018), Global economic crime and fraud survey, truy cập ngày 10/3/2019, từ: https://www.pwc.com/gx/en/services/
advisory/forensics/economic-crime-survey.html.
13. Tạ Thu Trang (2017), "Kiểm toán gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính đối với các công ty phi tài chính niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam", luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
Thông tin tác giả
Lê Thị Thu Hà, Tiến sĩ
Học viện Ngân hàng
Email: haltt@hvnh.edu.vn
Summary
Fraud and fraud controls in Vietnamese businesses
The study examines the level of fraud and popular methods to control fraud in Vietnamese companies. Based 
descriptive statistics using SPSS on 274 questionnaires from internal auditors, accountants and department 
managers in Vietnamese businesses, the results show that at least 25% of respondents assess the level of fraud 
in their organisations is popular or very popular; in which the most popular fraud type is asset misappropriation 
through collusion with third parties, and income smoothing. In addition, common fraud control methods include 
the establishment of particular ethical requirements and pre-employment screening. However, the businesses 
have not paid much attention to controlling management fraud and settting up hotlines for reporting fraud.
Key words: fraud, fraud control, fraud risk
Ha Thi Thu Le, PhD.
Banking Academy of Viet Nam
xem tiếp trang 54
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019
thách thức trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phục hồi”, Đại học Kinh tế quốc dân 2014.
7. Michael J.Lea (2006), Secondary mortgage markets: International perpective, page 34.
8. Mizuho (2013), Research into mortgage market in Vietnam.
9. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2018), Báo cáo về tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng 2018 (nfsc.gov.vn).
Thông tin tác giả
Tạ Thanh Huyền, Thạc sĩ
Học viện Ngân hàng
Email: huyentt@hvnh.edu.vn
Summary
The direction for real estate credit products in Vietnamese commercial banks
In recent years, real estate lending has always been the most valuable lending segment of banks with the 
proportion of about 10% of total outstanding loans (National Financial Supervisory Committee, 2018). Real estate 
lending, especially for individual customers will continue to attract the attention of banks because Vietnam has a 
young population structure and high housing demand. The article focuses on collecting information from individual 
customers as well as bank staff to assess the ability to meet customer needs of current real estate credit products. 
At the same time, it also offers solutions to improve and develop real estate credit products in the future.
Key words: credit, real estate lending, commercial banks
Huyen Thanh Ta, M.Ec.
Banking Academy of Viet Nam
các nhà quản lý, giữa doanh nghiệp với các 
đối tượng bên ngoài như nhà cung cấp, các tổ 
chức tín dụng, kiểm toán độc lập, cơ quan quản 
lý nhà nước, khách hàng, đặc biệt là thiết lập 
các đường dây nóng để báo cáo các hành vi bất 
thường.
Các hoạt động kiểm soát cần chú trọng rà soát 
các bên thứ ba và giao dịch với các bên liên 
quan nhằm ngăn ngừa gian lận, đặc biệt là các 
bên liên quan do thành viên ban giám đốc hoặc 
các nhà quản lý kiểm soát, vì các cá nhân này 
có thể thực hiện các giao dịch đem lại lợi ích 
cho họ và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 
Bên cạnh các hoạt động kiểm soát truyền thống, 
các doanh nghiệp lớn có thể áp dụng các kỹ 
thuật phân tích dữ liệu, kỹ thuật kiểm toán liên 
tục (continuous auditing) để phát hiện hành vi 
gian lận (IIA, AICPA & ACFE, 2016). Các kỹ 
thuật phân tích dữ liệu có thể giúp phát hiện các 
số liệu, xu hướng bất thường trong một tập dữ 
liệu lớn. Người sử dụng có thể đào sâu số liệu 
trong các bút toán để xác định các giao dịch khả 
tiếp theo trang 30
nghi xảy ra tại thời điểm cuối năm, hoặc các 
giao dịch xảy ra cuối năm trước và bị ghi đảo 
vào đầu năm sau, từ đó cho phép ban quản lý và 
kiểm toán viên xác định và báo cáo các hành vi 
gian lận nhanh chóng hơn.
Kiểm soát hành vi gian lận có vai trò không 
thể phủ nhận ở mọi doanh nghiệp Vì vậy, mọi 
doanh nghiệp cần nhận thức được vấn đề này và 
không ngừng cải thiện hệ thống kiểm soát nội 
bộ của mình nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả 
hoạt động của mình ■

File đính kèm:

  • pdfgian_lan_va_kiem_soat_gian_lan_trong_cac_doanh_nghiep_viet_n.pdf