Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Phước Long

TÓM TẮT

Chương trình tín dụng học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng

Chính sách xã hội (NHCSXH) là chương trình tín dụng lớn thực hiện mục tiêu quốc gia về an

sinh xã hội; góp phần tạo cho đất nước nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên để duy trì tốc

độ tăng trưởng dư nợ với chất lượng tín dụng tốt là thách thức đối với NHCSXH trong thời gian

tới.

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp toán kinh kế bằng việc

ước lượng mô hình LOGIT nhằm tìm ra bảy (07) yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ đó đề ra kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long, giúp cho địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh

xã hội, phát triển kinh tế.

pdf 9 trang phuongnguyen 4100
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Phước Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Phước Long

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Phước Long
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 123-132 
123 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH 
SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NGÂN HÀNG 
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ PHƢỚC LONG 
Nguyễn Quyết Thắng1,*, Nguyễn Thị Hƣơng Giang2, Lê Thị Ngọc Loan3 
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 
Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phước Long tỉnh Bình Phước 
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Phước 
*Email: thangnq1410@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05/04/2017; Ngày chấp nhận đăng: 20/04/2017 
TÓM TẮT 
Chương trình tín dụng học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng 
Chính sách xã hội (NHCSXH) là chương trình tín dụng lớn thực hiện mục tiêu quốc gia về an 
sinh xã hội; góp phần tạo cho đất nước nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên để duy trì tốc 
độ tăng trưởng dư nợ với chất lượng tín dụng tốt là thách thức đối với NHCSXH trong thời gian 
tới. 
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp toán kinh kế bằng việc 
ước lượng mô hình LOGIT nhằm tìm ra bảy (07) yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 
HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ đó đề ra kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng 
HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long, giúp cho địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh 
xã hội, phát triển kinh tế. 
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng chất lượng, tín dụng học sinh sinh viên, mô hình logit, NHCSXH 
thị xã Phước Long, thực trạng và biện pháp. 
1. GIỚI THIỆU 
Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH được xác định là 
chương trình tín dụng thành công, mang đậm tính nhân văn, giải quyết cơ bản các khó khăn về 
tài chính cho gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Với 
những thành công bước đầu, việc duy trì tốc độ phát triển dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng 
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó đối với NHCSXH hiện nay là hết 
sức khó khăn. 
Thị xã Phước Long (huyện Phước Long cũ), có số lượng dân cư tập trung sinh sống đông 
đúc và lâu đời nhất của tỉnh Bình Phước với diện tích: 1.854,9687 km², dân số: 185.248 (năm 
 Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thị Ngọc Loan 
124 
2008), chủ yếu là 3 dân tộc Kinh, dân tộc Stiêng và dân tộc Khơme. Học sinh nơi đây có tinh 
thần hiếu học, hàng năm NHCSXH thị xã phục vụ trên ngàn lượt HSSV có vốn để học tập tại 
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề trên cả nước. Tình hình trên đã đặt cho NHCSXH 
thị xã Phước Long một nhiệm vụ nặng nề là phục vụ một số lượng lớn khách hàng thuộc đối 
tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; trong đó đối tượng là HSSV có 
hoàn cảnh khó khăn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng dư nợ. Thị xã Phước Long của 
tỉnh Bình Phước thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, cũng là địa bàn lớn của dân nhập cư từ các 
tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nên kết quả khảo sát, nghiên cứu trên đối tượng khách hàng vay 
vốn tại địa phương này có thể được coi là tư liệu tham khảo cho các NHCSXH ở miền đông 
nam bộ nói riêng và trên cả nước nói chung. 
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến chất lượng tín dụng nói 
chung của NHCSXH như: Đề tài ―Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng 
CSXH Việt Nam‖ của Võ Nhị Yến Trang (2008); nghiên cứu ―Một số mô hình thành công của 
ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của Hoàng Văn Thành, 
Nguyễn Văn Chiến (2013); nghiên cứu ―Chính sách hỗ trợ sinh viên – Những vấn đề đặt ra hiện 
nay‖ của tác giả Phùng Văn Hiền (2013) nhưng chưa có một nghiên cứu nào đi sâu khảo sát 
cảm nhận của khách hàng vay vốn HSSV để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 
HSSV cho địa bàn thị xã Phước Long nói riêng. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi 
cố gắng đi sâu khảo sát, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV nhằm 
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long. 
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Về dữ liệu nghiên cứu 
 Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu được lấy từ báo cáo tổng kết của 
NHCSXH thị xã Phước Long. Số liệu sơ cấp được lấy từ cuộc điều tra năm 2015 và 2016 trên 
các khách hàng hiện đang vay vốn HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long. Số phiếu được tính 
theo công thức: 
2 2
2 2 2
Ns Z
n
N x s Z
Trong đó: 
N: Số lượng người được vay trong năm 2015 và 2016; độ tin cậy = 95%; 
 x trong phạm vi sai số cho phép = 5%; s: là độ lệch chuẩn. 
Số lượng phiếu phát ra điều tra thực tế là 142 phiếu, sau khi loại đi các phiếu hỏng còn lại 
là 108 phiếu. 
2.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài viết là phương pháp thống kê, so sánh, phân 
tích dựa trên các số liệu lịch sử kết hợp với phương pháp toán kinh tế. Mô hình định lượng được 
sử dụng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn 
trên địa bàn thị xã Phước Long là mô hình xác suất phi tuyến Logit. 
Để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố với xác suất xảy ra biến cố là loại quan hệ hai 
tính chất tùy thuộc vào đặc tính của vấn đề, các nghiên cứu của Gujarati, D. N., (1988); 
Wooldridge, J. N., (2005) đã chỉ ra ưu điểm của việc phân tích mô hình Logit trong trường hợp 
này. Võ Thị Thúy Anh (2011) đã chỉ ra để đánh giá tác động của chương trình tín dụng ưu đãi 
hộ nghèo của NHCSXH thì nếu sử dụng mô hình tuyến tính cổ điển, ước lượng sẽ không hiệu 
 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại.... 
125 
quả do giả thuyết về phương sai đồng nhất của sai số bị vi phạm. Các mô hình có thể sử dụng 
trong trường hợp này có thể là mô hình Logit, mô hình đơn vị xác suất Probit. Để phản ánh 
quan hệ giữa các yếu tố với chất lượng tín dụng được điều tra đối với khách hàng vay vốn tại 
địa bàn thị xã Phước Long, chúng tôi đã sử dụng mô hình Logit để phân tích. Sau khi thảo luận 
với các chuyên gia, việc tiến hành điều tra được thực hiện qua 02 bước: (1) Bước 1: Điều tra 
hơn 40 mẫu nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng; (2) Bước 2: Điều tra 108 mẫu để sử dụng ước 
lượng mô hình. Mô hình Logit được sử lý trên phần mềm LIMDEP V8.0. 
Mô hình hàm xác suất phi tuyến Logit có dạng hàm như sau: 
1
1 i
i i z
Y P
e
Trong đó: Zi =  + i.Xi 
Trong công thức trên các thành phần gồm: 
- Xi (i=1’n) là nhân tố i ảnh hưởng đến xác suất xảy ra việc quyết định việc vay vốn 
HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long. 
-  và i (i=1’n) là hệ số tự do và các hệ số của các nhân tố Xi. Y thể hiện quyết định của 
khách hàng vay vốn HSSV, nếu Y = 1 thì chất lượng tín dụng tốt; nếu Y = 0 thì chất lượng tín 
dụng không tốt. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân 
hàng Chính sách xã hội Thị xã Phƣớc Long 
Hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn NHCSXH thị xã Phước Long từ 
năm 2012 đến 2016 thể hiện theo Bảng 1.1 dưới đây: 
Bảng 1.1: Tình hình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2012– 2016. 
ĐVT: ngàn đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Tốc độ phát triển 
bình quân (%) 
1. Dư nợ cuối năm 57.214 56.702 56.432 57.752 56.732 99,7 
2. Nợ quá hạn 857 982 1.041 510 319 78 
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,01 0,02 0,02 0,01 0,01 100 
- Nợ khoanh 0 0 0 14 14 - 
3. Số hộ vay 3.183 3.155 3.192 2.970 2.701 96 
- Dư nợ bình quân/01 hộ vay 17,97 17,97 17,68 19,45 21,00 104 
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH thị xã Phước Long, 2016 &2017) 
Bảng trên cho thấy, dư nợ cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2012-2016 tăng 
trưởng khá ổn định, số dư biến động giữa các năm không đáng kể. Số hộ vay có xu hướng giảm 
trong năm 2015, 2016 làm cho dư nợ bình quân trên hộ năm 2015, 2016 tăng so với các năm 
trước. Nợ quá hạn tăng liên tục trong năm 2013, 2014 và giảm mạnh trong năm 2015, 2016. 
Nguyên nhân là do đơn vị đã thực hiện có hiệu quả đề án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, 
 Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thị Ngọc Loan 
126 
trong đó xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đến các xã có nợ quá hạn 
cao hoặc có nguy cơ phát sinh tăng nợ quá hạn; đồng thời xử lý rủi ro theo quy định với các 
món vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. 
Có thể nói, hoạt động cho vay HSSV theo quyết định 157/QĐ_TTg của Thủ tướng chính 
phủ đi vào cuộc sống từ năm 2007 đến những năm 2012, 2013, 2014 đã bộc lộ những bất cập 
trong công tác xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn. Dư nợ cho vay giảm qua từng năm trong khi nợ 
quá hạn tăng nhanh (nợ quá hạn năm 2014 tăng 6% so với năm 2013 và tăng 21% so với năm 
2012). Trước tình hình đó, NHCSXH thị xã đã xây dựng đề án củng cố nâng cao chất lượng tín 
dụng, đồng thời triển khai các phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã, 
phường có nợ quá hạn cao, chất lượng tín dụng không tốt, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ 
(như tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đến hạn kỳ con, xử lý rủi ro). Giải pháp này đã thu hồi cơ 
bản các món nợ tồn đọng lâu ngày không hoạt động. Nhưng để giải quyết triệt để vấn đề nâng 
cao chất lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH thị xã Phước Long cần xem 
xét lại các vấn đề về kỹ thuật tín dụng, công tác quản lý nguồn vốn, đánh giá lại tất cả các mặt 
còn tồn tại  để có giải pháp cụ thể. 
NHCSXH thị xã Phước Long chủ yếu cho vay ủy thác bán phần thông qua các tổ chức 
chính trị xã hội. Chính lực lượng đông đảo các chi, tổ, hội viên của các cấp hội đã giúp 
NHCSXH truyền tải vốn tín dụng HSSV đến đúng đối tượng một cách công khai, minh bạch và 
kịp thời nhất. NHCSXH thị xã đặt các điểm giao dịch tới tận trụ sở UBND cấp xã. Tại mỗi điểm 
giao dịch, ngân hàng đều gắn biển hiệu niêm yết ngày, giờ giao dịch cố định; bảng nội quy giao 
dịch; bảng thông báo lãi suấtgiúp cho hộ vay dễ dàng hơn trong việc vay vốn, trả nợ gốc, nợ 
lãi cho ngân hàng. 
Việc giải ngân được thực hiện vào đầu năm học hoặc đầu các kỳ học, việc trả nợ được 
phân kỳ 06 tháng một lần sau khi HSSV ra trường, số tiền trả mỗi lần do hộ vay và ngân hàng 
thỏa thuận. 
Bảng 1.2: Tình hình công tác quản lý vốn vay HSSV giai đoạn 2012– 2016. 
ĐVT: ngàn đồng 
Chỉ tiêu ĐVT 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Tốc độ phát triển 
bình quân (%) 
Lượt hộ vay Lượt 1.497 1.366 1.237 1.143 1.084 92 
Lượt trả nợ Lượt 1.486 1.739 2.012 3.632 3.101 120 
Số hộ quá hạn Hộ 115 127 131 59 40 77 
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của NHCSXH thị xã Phước Long, 2016 &2017). 
Bảng 1.2 cho thấy số lượt hộ vay vốn có xu hướng giảm, số lượt hộ trả nợ có xu hướng 
tăng. Từ năm 2015, đơn vị đã tập trung đôn đốc trả nợ kỳ con nên cải thiện phần nào tình hình 
thu hồi vốn, số hộ để nợ quá hạn giảm rõ rệt. 
Bên cạnh những mặt đạt được, các hạn chế trong công tác phối hợp giữa NHCSXH và hội 
nhận ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn; hoạt động của điểm giao dịch xã; công tác thu hồi vốn từ hộ 
vay v.v đã phần nào làm giảm chất lượng của chương trình tín dụng HSSV tại NHCSXH thị 
xã Phước Long. 
 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại.... 
127 
3.2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó 
khăn tại NHCXXH Thị xã Phƣớc Long 
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV, chúng tôi đã điều tra 
chọn biến, tác giả tiến hành với hơn 40 mẫu nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả 
chúng tôi lấy 08 yếu tố đầu tiên (08 biến) có mức được chọn trên 40% số người được hỏi. 
Bảng 1.3: Danh sách các biến được sử dụng trong mô hình Logit. 
STT Biến Mô tả 
1 Y = CL 
= 1 khách hàng đánh giá cao về chất lượng tín dụng 
= 0 Nếu khách hàng đánh giá không cao về chất lượng tín dụng 
2 X1 = YT Ý thức hộ vay (cấp độ) 
3 X2 = KNTC Khả năng tài chính (cấp độ) 
4 X3 = KNVL Khả năng có việc làm của HSSV (cấp độ) 
5 X4 = HĐT,TK&VV Phối hợp của hội đoàn thể, tổ TK&VV (cấp độ) 
6 X5 = TTVV Quy trình, thủ tục vay vốn (cấp độ) 
7 X6 = CSTD Chính sách tín dụng (cấp độ) 
8 X7 = PCNL Phẩm chất, năng lực của nhân viên (cấp độ) 
9 X8 = TNBQ Thu nhập bình quân tháng của 01 người (Tr.đồng) 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của nghiên cứu, 2015) 
Mô hình trên được xử lý trên phần mềm Limdep V8.0. Tuy nhiên trước khi chạy mô hình 
trên, tác giả đã kiểm tra tính độc lập của các biến bằng lệnh "correlation" trong phầm mềm 
Excel nhằm tránh có quá nhiều biến số phụ thuộc lẫn nhau có thể làm sai lệch kết quả của mô 
hình. 
Kết quả sự phân tích đa phương (mutinomial logit) được tóm tắt ở Bảng 1.4. Hệ số ảnh 
hưởng (effect coefficient) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với chất lượng tín 
dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH thị xã Phước Long. Kiểm định thống kê Chi-
Square ước lượng cho mô hình là 115,1828 với 8 bậc tự do. Giả định rằng ý nghĩa của hệ số 
không chặn (non-intercept coefficients) bằng không (= 0). Kiểm định ’2 tra bảng (8 bậc tự do, 
mức ý nghĩa 0,01) là 18,4753 nhỏ hơn LR (Likelihood ratio) tính toán trên. Điều này có nghĩa là 
mô hình hàm Logit có ý nghĩa cao trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín 
dụng HSSV. Khả năng dự đoán đúng của mô hình là rất thuyết phục, tỷ lệ dự đoán đúng về số 
đánh giá cao về chất lượng tín dụng đạt 97,2%. 
Kết quả việc điều tra yếu tố ảnh hưởng đến đến chất lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh 
khó khăn của NHCSXH thị xã Phước Long đã cho thấy hệ số ảnh hưởng của hằng số (constant) 
khá lớn (-26,0830) và theo chiều (-) chỉ ra rằng: ảnh hưởng của các yếu tố khác (ngoài các nhân 
tố được đưa vào xem xét trong mô hình) rất lớn và có tác động ngược, làm hạn chế đến chất 
lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH thị xã Phước Long. Điều này có 
thể đựơc giải thích một cách hợp lý trong thực tiễn bởi chất lượng tín dụng HSSV còn bị ảnh 
hưởng bởi những yếu tố khác, có những yếu tố chúng ta không nắm hết mà trong đó có nhiều 
 Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thị Ngọc Loan 
128 
yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, làm hạn chế đến chất lượng tín dụng HSSV. Thực tế tại địa bàn 
Phước Long, chỉ cần thông tin không đầy đủ hoặc người dân hiểu lầm về một vài thông tin về 
tín dụng HSSV cũng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng này. 
Bảng 1.4: Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSVcủa hàm Logit. 
STT 
Tên biến 
(Variable) 
Hệ số ảnh hưởng 
(Coefficient) 
Hệ số ảnh hưởng biên 
(Marginal Effects) 
1 Hằng số (Constant) - 26,0830*** -1,05126 
2 X1 (Ý thức hộ vay) 2,47857* 0,09990 
3 X2 (Khả năng tài chính) 5,68789** 0,22925 
4 X3 (Việc làm của HSSV) 8,28346** 0,33386 
5 X4 (Phối hợp của hội và tổ) 1,75042** 0,07055 
6 X5 (Quy trình vay) 5,73503* 0,23115 
7 X6 (Chính sách TD) 0,88353* 0,03561 
8 X7 (Nhân viên Ngân hàng) 2,29393* 0,09246 
9 X8 (Thu nhập bình quân) - 2,4574ns 0,09904 
Likelihood ratio test statistic: 115,1828*** 
Chi squared: 115,1828 
Tỷ lệ dự đoán đúng: 
Đánh giá cao về chất lượng tín dụng: 0,972 
Không đánh giá cao về chất lượng tín dụng: 0,941 
(***), ( 
(*), (**), (***) 
chỉ mức ý nghĩa thống kê (statistical significance) là 1%; 5%; 10% tương ứng. 
- Số mẫu nghiên cứu là 108. 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của nghiên cứu, 2015& 2016) 
Trong các biến độc lập được xem xét, biến X8 (TNBQ) (Thu nhập bình quân tháng của 01 
người) không có ý nghĩa thống kê.Hệ số ảnh hưởng của các nhân tố khác gồm các biến: X1 (Ý 
thức hộ vay), X2 (Khả năng tài chính), X3 (Khả năng có việc làm của HSSV), X4 (Phối hợp của 
hội đoàn thể), X5 (Quy trình, thủ tục vay vốn), X6 (Chính sách tín dụng), X7 (Phẩm chất, năng 
lực của nhân viên) đều có hệ số ảnh hưởng dương (+) ở mức ý nghĩa tương ứng. Như vậy hệ số 
ảnh hưởng các biến này càng cao thì sẽ nâng cao đến chất lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh 
khó khăn của NHCSXH thị xã Phước Long. Trong các nhân tố trên, biến X3 (Khả năng có việc 
làm của HSSV) có hệ số ảnh hưởng dương (+) khá cao (8,2834) với hệ số "Maginal effect" đo 
được là 0,333 có nghĩa là: Khả năng có việc làm của HSSV được đánh giá tăng lên 1% thì sác 
xuất của việc trả nợ của hộ và tiến độ thu hồi vốn đúng hạn sẽ tăng thêm 33,3%. 
3.3. Kiến nghị một số biện pháp 
Dựa vào thực trạng của hoạt động tín dụng và việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến 
chất lượng tín tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCXXH Thị xã Phước Long, chúng 
 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại.... 
129 
tôi đề xuất kiến nghị một số biện pháp sau: 
1. Tạo việc làm cho sinh viên: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lương tín dụng 
HSSV, tuy nhiên đứng từ phía ngân hàng việc điều chỉnh yếu tố này rất khó, đòi hỏi sự chung 
tay của toàn xã hội. Ngân hàng NHCSXH thị xã Phước Long cần làm tốt hơn việc quản lý 
nguồn vốn, có cập nhật theo dõi kết quả học tập của HSSV để có động viên, khuyến khích kịp 
thời. Kết quả học tập tốt sẽ tạo điều kiện cho các em dễ kiếm việc làm sau này. Nghiên cứu 
cũng kiến nghị với Nhà nước và các cơ sở đào tạo nên có các chính sách và giải pháp đồng bộ 
hơn như chính sách tư vấn, giới thiệu việc làm, cải tiến chương trình đào, chính sách thi tuyển 
rộng rãi hình thức thi tuyển trong các cơ quan Nhà nước để tạo cơ hội việc làm cho tất cả các 
sinh viên đặc biệt là sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. 
2. Quy trình thủ tục vay vốn: Để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này NHCSXH thị xã 
Phước Long cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người được biết và giám sát; thường 
xuyên kiểm tra và xử lý tốt các sai phạm đối với việc thực hiện sai quy trình thủ tục vay vốn; xử 
lý kịp thời, triệt để các khiếu nại của khách hàng. 
3. Khả năng tài chính của hộ vay HSSV: Tạo điều kiện để hộ vay HSSV được vay thêm 
một số chương trình tín dụng khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình 
hoặc giải quyết các nhu cầu của đời sống như về nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh... Tăng cường 
việc phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, hội nông dân... giúp hộ vay biết 
cách làm ăn, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao. 
4. Ý thức hộ vay: Để hộ vay nâng cao ý thức trả nợ, cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên 
truyền, giúp cho người vay ý thức được trách nhiệm trả nợ đồng thời giúp cho nguồn vốn HSSV 
đến được đúng đối tượng thụ hưởng. Việc tuyên truyền cần được toàn xã hội vào cuộc, từ cơ 
quan Đảng, chính quyền, cơ quan truyền thông đến các cơ quan, ban ngành, cá nhân trực tiếp 
tham gia vào các công đoạn vay vốn như UBND cấp xã, hội đoàn thể cấp xã, tổ trưởng tổ 
TK&VV, ban quản lý thôn và khách hàng vay 
5. Phẩm chất, năng lực của nhân viên ngân hàng: NHCSXH thị xã Phước Long cần chú 
trọng việc nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ đi giao dịch xã, 
tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, cụ thể: (i) Thường xuyên 
kiểm tra nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ mới cho cán bộ được phân công đi giao dịch; (ii) 
Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, tăng cường kiểm tra giám sát để phát 
hiện cán bộ sai phạm, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; (iii) Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện 
đại, nâng cấp phần mềm giao dịch xã cho tổ giao dịch lưu động; (iv) Tăng cường cán bộ cho 
điểm giao dịch. 
6. Phối hợp của hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV: Để tạo sự phối hợp tốt của hội 
và tổ đối với công tác nhận ủy thác vay vốn từ NHCSXH, chúng tôi đề xuất thực hiện tốt một số 
việc sau: (1) Nâng cao chất lượng giao ban định kỳ giữa NHCSXH và các tổ chức hội nhận ủy 
thác vay vốn; (2) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động nhận ủy thác của 
hội đoàn thể các cấp; (3)Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, tăng cường kỷ luật tín 
dụng giữa các thành viên trong tổ. 
7. Chính sách tín dụng: Để chính sách tín dụng được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả cần 
tổ chức các chương trình kiểm tra, giám sát như sau: 
 Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thị Ngọc Loan 
130 
- Phải có cơ chế kiểm tra 100% đối với đối với NHCSXH cấp tỉnh, ngân hàng cấp huyện 
và hoạt động tín dụng tại cấp xã hàng năm. Đối với hội đoàn thể cấp xã nhận ủy thác phải thực 
hiện kiểm tra 100% các tổ TK&VV. Trong đó, công tác đối chiếu trực tiếp dư nợ tới từng hộ 
vay phải được NHCSXH thực hiện hàng năm. Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ cần được 
thực hiện định kỳ, đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị. 
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của thành viên Ban đại diện Hội đồng 
quản trị thị xã. 
8. Các đề xuất khác: hoàn thiện mạng lưới hoạt động rộng khắp đến tận cấp xã, thực hiện 
đúng giờ giấc giao dịch đã được niêm yết, thông báo rộng rãi đến toàn thể nhân dân về điểm 
giao dịch xã trên các phương tiện thông tin của địa phương, tuân thủ quy trình giao dịch xã, 
trang bị đầy đủ các bảng biểu thông tin chỉ dẫn, thực hiện tốt việc công khai dư nợ. 
4. KẾT LUẬN 
1. Chương trình tín dụng HSSV đã hỗ trợ có hiệu quả cho sinh viên thuộc các gia đình là 
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng 
đến chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long, tuy nhiên một số yếu tố có ảnh 
hưởng chủ yếu đó là: Ý thức hộ vay; Khả năng tài chính của hộ vay; Khả năng có việc làm của 
HSSV, sự phối hợp của hội đoàn thể; Quy trình, thủ tục vay vốn; Chính sách tín dụng; Phẩm 
chất, năng lực của nhân viên. 
2. Thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp như: Quản lý nguồn vốn; Tăng cường 
tuyên truyền và kiểm tra việc thực hiện quy trình thủ tục vay vốn; Giúp hộ vay phát triển kinh 
tế, nâng cao khả năng tài chính; Nâng cao ý thức hộ vay; Nâng cao phẩm chất, năng lực của 
nhân viên ngân hàng; Tăng cường sự phối hợp của hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV; 
Nâng cao việc thực hiện chính sách tín dụng và các giải pháp khác... Điều này sẽ giúp nâng cao 
chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long nói riêng và các NHCSXH trên cả 
nước nói chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Thị Thuý Anh (2011). Ứng dụng mô hình Probit Logit Tobit để đánh giá tác động của 
chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội. Tạp chí Ngân 
hàng. Số 7+8: Trang: 24-31. 
2. Chính phủ (2007). Tín dụng đối với học sinh, sinh viên, số 157/2007/QĐ-TTg. Hà Nội. 
3. Chính phủ (2007). Thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy 
nghề, số 21/2007/CT-TTg. Hà Nội. 
4. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam –NHCSXH Việt Nam (2010), Văn bản nghiệp vụ 
đang áp dụng trong hệ thống NHCSXH, Hà Nội. 
5. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Phước Long (2016).Báo cáo hoạt động 
từ năm 2010 - 2015, Bình Phước. 
6. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Phước Long (2017). Báo cáo hoạt động 
năm 2016, Bình Phước. 
 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại.... 
131 
7. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng, Hà 
Nội 
8. Gujarati, Damodar N (1988). Basic econometrics.McGraw-Hill Book Company.Singapo. 
9. Phùng Văn Hiền (2013). ‗Chính sách hỗ trợ sinh viên – Những vấn đề đặt ra hiện 
nay‘.Tạp chí lý luận chính trị, số 6, 50-55. 
10. Lê Nguyễn Anh Huy (2010). Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại 
chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh. Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành 
Kinh tế tài chính ngân hàng, Đại học kinh tế TP.HCM. 
11. Hoàng Văn Thành, Nguyễn Văn Chiến (2013). Một số mô hình thành công của ngân hàng 
tài chính vi mô quốc tế - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 7, 
29-33. 
12. Võ Nhị Yến Trang (2008). Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng 
CSXH Việt Nam.Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, Đại học 
kinh tế TP.HCM. 
13. Wooldridge, Jeffrey M. (2005). Econometric analysis of cross section and panel data.The 
MIT press Cambridge, Massachusetts. London, England. 
ABSTRACT 
SOLUTIONS TO IMPROVE QUALITY OF DISADVANTAGED STUDENT CREDIT 
PROGRAM AT VIETNAM BANK FOR SOCIAL POLICIES (VBSP)PHUOCLONG 
DISTRICT 
Nguyen Quyet Thang
1,*
, Nguyen Thi Huong Giang
2
, Le Thi Ngoc Loan
3
Ho Chi Minh City University of Technology 
Viet Nam Bank for social policies Phuoc Long 
The State Bank of Vietnam, Binh Phuoc Branch 
*Email: thangnq1410@gmail.com 
Maintaining outstanding loan growth with good credit quality is a challenge for VBSP in 
the coming time. 
Disadvantaged student credit program at VietNam Bank For Social Policy (VBSP) is the 
great credit program contributing to national target about social welfare; detect and train 
talented persons for building and developing nation. However, maintaining growth of credit is a 
challenge for VBSP in the future. The research uses qualitative method and quantitative method 
by LOGIT model. By analysing current status and seven (07) factors affecting the quality of 
disadvantaged student credit program, the reaserch has proposed many solutions to improve the 
quality of the disadvantaged student credit program at VBSP Phuoc Long district, help the local 
government excute social welfare policy and grow economics well. 
Keywords: effecting Factors on credit, student and puppil credit, VietNam Bank For Social 
Policy in Phuoc Long district (VBSP), Action and difficlte Solutions. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_hoc_sinh_sinh_vien_co.pdf