Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích trình bày sự hình thành và phát triển của Khoa Du lịch và

Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành, đồng thời phân tích thực trạng công tác đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực của Khoa. Từ đó, đề xuất ra ba giải pháp: Tăng cường phương

thức đào tạo phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Thực hiện tốt chính sách đãi

ngộ và thu hút tuyển dụng; Nâng cao năng lực quản lí nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt

động của bộ máy quản lí Khoa, để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao của Khoa, trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.

pdf 6 trang phuongnguyen 1920
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0
Đại học Nguyễn Tất Thành 
91 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 
của Khoa Du lịch và Việt Nam học, gắn với Cách mạng công nghiệp 
4.0 
Trương Thị Tuyết Nương 
Khoa Du lịch và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành 
nuongasi@yahoo.com 
Tóm tắt 
Nghiên cứu này nhằm mục đích trình bày sự hình thành và phát triển của Khoa Du lịch và 
Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành, đồng thời phân tích thực trạng công tác đào tạo, 
phát triển nguồn nhân lực của Khoa. Từ đó, đề xuất ra ba giải pháp: Tăng cường phương 
thức đào tạo phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Thực hiện tốt chính sách đãi 
ngộ và thu hút tuyển dụng; Nâng cao năng lực quản lí nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt 
động của bộ máy quản lí Khoa, để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao của Khoa, trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. 
® 2018 Journal of Science and Technology – NTTU 
Nhận 19.07.2018 
Được duyệt 28.08.2018 
Công bố 20.09.2018 
Từ khóa 
công tác đào tạo, 
phát triển nguồn nhân lực, 
Cách mạng công nghiệp 4.0, 
Khoa Du lịch và Việt Nam 
học, giải pháp hoàn thiện 
1 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, phát 
triển nguồn nhân lực 
Trong Nền kinh tế tri thức thời Cách mạng công nghệ lần 
thứ tư, nhân lực chất lượng cao mới là nguồn lực chủ yếu 
cho sự phát triển của toàn thế giới nói chung và trong mỗi 
quốc gia nói riêng. Phát triển con người là một trong mục 
tiêu quan trọng nhất để phát triển mọi lĩnh vực: kinh tế, xã 
hội, giáo dục  Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân 
lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức, mà nó còn 
giúp cho con người cập nhật các kiến thức, kĩ năng mới, áp 
dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kĩ thuật. Trong 
lĩnh vực giáo dục, với chức năng ―trồng người‖, ―người 
thầy‖ là cốt lõi cho sự đào tạo lớp kế thừa và phát triển 
nguồn nhân lực. Vì vậy, ―người thầy‖ trong thời công 
nghiệp 4.0 cần được đào tạo và luôn bồi dưỡng kiến thức, 
kĩ năng, thái độ, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, phương 
pháp để chia sẻ, hướng dẫn học sinh, sinh viên có hiệu 
quả, tránh được sự đào thải trong quá trình phát triển của 
nền giáo dục, tổ chức và xã hội. Và nó còn góp phần làm 
thỏa mãn nhu cầu phát triển cho con người. Vì vậy, để phát 
triển bền vững, xây dựng được một vị thế vững chắc trong 
công việc, vấn đề quan tâm hàng đầu là con người – con 
người là cốt lõi của mọi hành động. Nếu tổ chức có nguồn 
nhân lực trình độ kĩ thuật cao, có ý thức trách nhiệm, có 
sáng tạo thì tổ chức đó sẽ làm chủ trong mọi biến động 
của thị trường, trong sự cạnh tranh để sinh tồn. Cũng chính 
nguồn nhân lực đó là sự đổi mới, sự cải tiến bằng những 
tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến nhằm hiện đại hóa, công 
nghiệp hóa quá trình đào tạo, quản lí. Công tác đào tạo 
nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp 
ứng nhu cầu của nền kinh tế, giáo dục ngày càng phát triển 
đòi hỏi cần có sự nỗ lực lớn. 
Sau đây, chúng ta khảo sát về quá trình hình thành và phát 
triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt Nam học, 
Đại học Nguyễn Tất Thành để tìm ra những giải pháp hoàn 
thiện cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 
trong tương lai. 
2 Quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân 
lực Khoa Du lịch và Việt Nam học – Đại học 
Nguyễn Tất Thành. 
Khoa Du lịch và Việt Nam học Đại học Nguyễn Tất Thành 
thành lập từ tháng 1/4/2013 với sứ mạng đào tạo và bồi 
dưỡng nguồn nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại 
học về các lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành; 
Quản trị Khách sạn; Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn 
uống; Việt Nam Học. Ngoài ra Khoa còn đào tạo các khóa 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
92 
ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quản gia và đầu 
bếp theo nhu cầu phát triển xã hội. 
Cơ cấu tổ chức của Khoa gồm có một Quyền Trưởng khoa 
điều hành phòng Hành chính, bốn Trưởng bộ môn phụ trách 
bốn lĩnh vực trên. Ngoài ra, còn có Hội đồng Khoa học tổ 
chức hội thảo, phát triển nghiên cứu ở Khoa 
. 
Hình 1 Cơ cấu tổ chức Khoa Du lịch và Việt Nam học 
2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Hành chính: 
Theo ―Qui định nội bộ Khoa Du lịch và Việt Nam học‖, 
trang 11 mô tả công việc: 
Trợ lí giáo vụ: 
Vai trò: Hỗ trợ Ban Chủ nhiệm (BCN) Khoa trong công tác 
tổ chức đào tạo, quản lí hồ sơ học vụ, trực hành chính. 
Trách nhiệm: Triển khai kế hoạch đào tạo, theo dõi tiến độ, 
liên hệ báo giảng, mời giảng, xếp thời khóa biểu, liên hệ 
xếp phòng học; quản lí dữ liệu về kết quả học tập của sinh 
viên; trực giải quyết công việc phân công; có trách nhiệm 
báo cáo với Trưởng Khoa về các quyết định liên quan đến 
công việc được phân công. 
Quyền hạn: Giải quyết công việc theo chủ trương/kế hoạch 
được duyệt hoặc xin ý kiến BCN Khoa trước khi thực hiện; 
giữ mật khẩu truy cập PMT-EMT Education; giải quyết 
công việc theo chủ trương/kế hoạch được duyệt hoặc xin ý 
kiến BCN Khoa trước khi thực hiện. 
Trợ lí công tác sinh viên: 
Theo ―Qui định nội bộ Khoa Du lịch và Việt Nam học‖, 
trang 12 mô tả công việc: 
Vai trò: Hỗ trợ BCN Khoa trong công tác quản lí sinh viên, 
quản lí hồ sơ sinh viên, hỗ trợ hành chính. 
Trách nhiệm: Triển khai kế hoạch đón tiếp sinh viên khóa 
mới, các dịch vụ của Khoa và Trường cho sinh viên, đánh 
giá rèn luyện sinh viên, tổ chức tiếp xúc và giải quyết 
nguyện vọng/khiếu nại của sinh viên, phối hợp với các đoàn 
thể tổ chức các hoạt động phong trào cho sinh viên; quản lí 
dữ liệu sinh viên của Khoa; trực giải quyết công việc theo 
phân công; có trách nhiệm báo cáo với Trưởng Khoa về các 
quyết định liên quan đến công việc được phân công. 
Quyền hạn: Giải quyết công việc theo chủ trương/kế hoạch 
được duyệt hoặc xin ý kiến BCN Khoa trước khi thực hiện; 
giữ mật khẩu truy cập PMT-EMT Education; giải quyết 
công việc theo chủ trương/kế hoạch được duyệt hoặc xin ý 
kiến BCN Khoa trước khi thực hiện. 
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bốn bộ môn: 
Theo ―Qui định nội bộ Khoa Du lịch và Việt Nam học‖, 
trang 10 mô tả công việc như sau: 
Vai trò: quản lí bộ môn, hỗ trợ BCN Khoa trong công tác tổ 
chức đào tạo, trực hành chính. 
Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về sinh hoạt thường kì và 
các hoạt động học thuật của bộ môn; tham gia các quyết 
định về xây dựng, chỉnh lí chương trình đào tạo, phân công 
giảng dạy, mời giảng; trực theo lịch phân công; có trách 
nhiệm báo cáo với Trưởng Khoa về các quyết định liên 
quan đến công việc của bộ môn. 
Quyền hạn: Thống nhất trong BCN Khoa trước khi quyết 
định các vấn đề liên quan. 
2.3 Đặc điểm qui mô, cơ cấu nguồn nhân lực: 
Tổng số nhân sự hiện nay là 20 người (8 nam và 12 nữ) 
gồm: 01 Quyền Trưởng Khoa, 02 thư kí hành chính và 17 
giảng viên cơ hữu. 
Cơ cấu nhân sự theo bằng cấp: 
T nh độ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 
Tiến sĩ 0 03 03 02 03 03 
Thạc sĩ 03 06 07 08 14 14 
Cử nhân 03 04 04 03 03 03 
Q. T ưởng Khoa 
Hành chính 
Bộ môn 
Việt Nam học 
Bộ môn Quản trị 
Du lịch & Lữ hành 
Bộ môn Qt. Nhà hàng 
& Dịch vụ ăn uống 
Giảng viên cơ hữu 
Bộ môn Quản trị 
Khách sạn 
Hội đồng Khoa học 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
93 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
Phân tích: Năm 2013, mới mở Khoa, chỉ có Cao đẳng, nên 
số giảng viên cơ hữu chỉ có 03 Thạc sĩ (Ngàn, Thi, Thêu). 
Năm 2014, Tiến sĩ: 03 (Thuần, Nương, Như) và 06 Thạc sĩ 
(thêm 03 Thạc sĩ: Hà Phương, Tường Vy và Hằng). Năm 
2015, có 03 Tiến sĩ và 07 Thạc sĩ (nghỉ 1 Thạc sĩ - Hằng), 
thêm 2 Thạc sĩ (Lộc, Thu). Năm 2016: 02 Tiến sĩ (Thầy 
Thuần nghỉ), và 08 Thạc sĩ (nghỉ 2 Thạc sĩ - Hà Phương, 
Tường Vy), thêm Linh (cử nhân lên Thạc sĩ), Thùy Linh và 
Lương. Năm 2017: 03 Tiến sĩ (thêm Thầy Mai) và 14 Thạc 
sĩ: Ngàn, Thi, Thêu, Lộc, Thu, Thùy Linh, Hằng, Dung, 
Hải, Ly, Lương, Trị, Duyên Hà và Tài. Năm 2018: 03 Tiến 
sĩ và 14 Thạc sĩ (nghỉ 01 - Thu), thêm 1 Thạc sĩ (Hiển). 
Cử Nhân: Năm 2013: 03 cử nhân: Chang (Thư kí), Linh, 
Cần (dạy Cao Đẳng). Năm 2014 và 2015: 04: thêm Đông 
Duy. Năm 2016: 03 (Đông Duy nghỉ; Linh đậu Thạc sĩ), 
thêm Trang. Năm 2017 và 2018: 03 (Trang nghỉ thay 
Trung). 
- Nhân sự biến động, giảng viên và thư kí cũ nghỉ và thay 
thế người mới. Tuy nhiên, nhân sự tăng dần theo nhu cầu 
phát triển của Khoa mở thêm ngành và sinh viên tăng lên: 
Năm 2016: khoảng 500 sinh viên và năm 2017 tăng lên 
khoảng 920 sinh viên. 
Cơ cấu nhân sự theo chuyên ngành 
Tiến sĩ: 03 người: một chuyên ngành Quản lí Giáo dục, Xã 
hội học, Công Tác Xã Hội; một chuyên ngành Địa lí; một 
chuyên ngành Âm nhạc và Văn hóa. 
Thạc sĩ: 13 người: Nhân học (Ngàn), Văn hóa (Thi), Quản 
lí (Thêu, thêm Địa lí), Tài, Trị, Thùy Linh - cô Thùy Linh là 
Quản trị kinh doanh nhưng có nhiều kinh nghiệm về Quản 
lí Khách sạn, Lịch sử (Lộc), Tâm lí (Hằng, Dung, Trị), Việt 
Nam học (Ly), Văn học (Lương), Duyên Hà (Du lịch), 
Quản trị Nhà hàng (Hiển), và Đông Phương học (Hải). 
Cử Nhân: 03 người: Chang (Du lịch) và Trung là thư kí và 
giáo vụ; và 01 (Cần): Cử nhân Địa lí Du lịch (hướng dẫn 
viên du lịch). 
Phân tích: - Giảng viên được tuyển dụng từ nhiều nguồn 
khác nhau. 
- Nhìn chung, giảng viên đa số không tốt nghiệp theo 
chuyên ngành của Khoa Du lịch và Việt Nam học (Du lịch, 
Việt Nam Học, Nhà hàng, Khách sạn ), chỉ có một Thạc 
sĩ chuyên ngành Nhà hàng (Hiển), một Thạc sĩ chuyên 
ngành Du lịch (Duyên Hà), một cử nhân Địa lí Du lịch và là 
Hướng dẫn viên Du lịch (Cần) và một Thạc sĩ Việt Nam 
Học (Ly). Tuy nhiên, ngành Du lịch là một ngành khoa học 
liên ngành, mới phát triển và có mã ngành, nên hiện nay ở 
Việt Nam các trường đào tạo về Thạc sĩ chuyên ngành Nhà 
hàng, Khách sạn, Du lịch và Việt Nam học còn hạn chế (chỉ 
có ở Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Tp.HCM, Hà 
nội, Đại học Hutech, Đại học Huế, Đại học Đông Á (Đà 
Nẵng) Còn Tiến sĩ chuyên các ngành này chưa được đào 
tạo ở Việt Nam mà chỉ có ở nước ngoài. 
- Đầu vào của giảng viên cơ hữu từ tuyển dụng; chỉ có ba 
giảng viên Tâm lí (Hằng, Dung, Trị) được luân chuyển từ 
Khoa Khoa học Cơ bản sau khi giải thể và một chuyển về 
từ Phòng Thư kí Hiệu trưởng (Tài). 
Cơ cấu nhân sự theo tuổi: 
Tuổi của nhân sự Khoa Du lịch và Việt Nam học từ 27 đến 
trên 70 tuổi, đặc biệt là 03 Tiến sĩ, ngoài tuổi hưu và Khoa 
đang có kế hoạch trẻ hóa nhân sự. 
3 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn 
nhân lực tại Khoa Du lịch và VN Học 
- Đào tạo: 
“Mục tiêu phát triển đào tạo trong chiến lược phát triển 
Khoa giai đoạn 2016 – 2020 là củng cố và phát triển số 
lượng và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành, đa bậc 
học, gắn với nhu cầu phát triển của địa phương và quốc gia, 
đạt chuẩn quốc gia và có uy tín trong nước và khu vực‖. 
- Hợp tác với các trường đại học nước ngoài để mở các 
chương trình đào tạo theo hướng trao đổi sinh viên. 
- Tuy Khoa không có kế hoạch đào tạo nhân lực tại chỗ, 
nhưng tạo điều kiện và khuyến khích cho nghiên cứu sinh 
và tiền Tiến sĩ có giờ học Anh văn, làm đề tài; khuyến 
khích dự các lớp tập huấn và gửi sinh viên đi thực tập ở 
Nhật (dữ liệu sơ cấp do tác giả bài viết thu thập thông tin từ 
thực tế, qua quan sát, phỏng vấn, hình ảnh). 
- Dựa vào kế hoạch của Trường, Khoa lập bảng kế hoạch 
đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên 2018 – 2020, xin 
hỗ trợ chi phí đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và 
ngoại ngữ. 
- Khuyến khích nhân sự tham gia các khóa tập huấn viết đề 
cương theo AUN, CDIO, khởi nghiệp, đảm bảo chất lượng, 
nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm do trường tổ 
chức 
- Về thực tập thực tế: Khoa đào tạo theo hướng thực hành 
ứng dụng. Vì thế, Khoa vừa được cấp kinh phí xây dựng 
phòng thực hành, gồm có 3 phòng khách sạn, một nhà hàng 
có bếp nấu ở cơ sở An Phú đông, Quận 12, Tp.HCM, để 
cho sinh viên thực tập và tự kinh doanh. 
- Phát triển nguồn nhân lực: 
Chiến lược phát triển Khoa giai đoạn 2016 – 2020 nêu mục 
tiêu về phát triển nguồn nhân lực như sau: 
―Qui hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức đủ về số 
lượng, mạnh về chất lượng, đủ phẩm chất và năng lực hoàn 
thành tốt nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới của ngành 
Giáo dục và Đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục và đào 
tạo nhân lực kĩ thuật cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước‖. 
- Đến năm 2020, có 100% cán bộ giảng dạy đạt trình độ 
trên đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ), có trình độ ngoại ngữ và tin 
học có thể làm việc trực tiếp với các đại học của khu vực và 
thế giới. 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
94 
- Mỗi chuyên ngành đào tạo phải có 02 nhân sự làm hạt 
nhân để củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy. 
Do số lượng sinh viên ngày càng tăng, để thực hiện mục 
tiêu trên, tất nhiên phải có kế hoạch phát triển, tuyển dụng 
nhân sự để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nhân sự tuyển dụng, 
như đã nêu ở phần ―cơ cấu nhân sự theo bằng cấp‖ tăng về 
số lượng và cả về trình độ: giảng viên nghiên cứu sinh: 04 
người (Tài, Ly, Hải, Dung) và như thế, trình độ Anh văn và 
công nghệ thông tin cũng nâng cao hơn. Tuy nhiên, việc 
tuyển chọn giảng viên Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch, Nhà 
hàng, Khách sạn, Việt Nam học còn hạn chế vì việc đào tạo 
Thạc sĩ các ngành này còn hiếm, nên có sự cạnh tranh khi 
tuyển dụng, nhất là giảng viên thỉnh giảng, gặp trở ngại khi 
trả thù lao thấp. 
-Khoa đang có kế hoạch phát triển ngành Việt Nam học cho 
người nước ngoài. Cơ bản, Khoa đã có một Thạc sĩ chuyên 
ngành Việt Nam Học (Ly), nhưng để chuẩn bị, cần có thêm 
những giảng viên kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho người 
nước ngoài và cả việc tuyển sinh viên nước ngoài đăng kí 
học. 
- Về quản lí, Quyền Trưởng khoa năng động, tích cực, nhiệt 
huyết, tuy nhiên, nếu cải tiến hơn trong các buổi sinh hoạt 
họp nhóm, cấp dưới sẽ tham gia tích cực, đóng góp ý kiến, 
sáng tạo, thì sẽ có hiệu quả hơn. 
4 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát 
triển nguồn nhân lực của Khoa Du lịch và Việt 
Nam học 
Ba đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 
2011-2020 là ―Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là 
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới 
căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt 
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng 
khoa học công nghệ‖ (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI 
và Văn kiện Đại hội XII) [1]. 
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được xếp loại 3 sao QS 
(Anh quốc) và đang phấn đấu nâng cao lên 4, 5 sao. Vì thế, 
Trường đang có chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự có 
chất lượng cao, phát triển về nghiên cứu khoa học và thu 
hút sinh viên nước ngoài đăng kí học để đáp ứng yêu cầu 
đánh giá của Đoàn Kiểm định quốc tế trong tương lai. Vì 
thế, tất cả các Khoa toàn trường đều đang nỗ lực, Khoa Du 
lịch và Việt Nam học cũng không ngoại lệ. Để hoàn thiện 
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng 
cao và thực hiện ba đột phá trong Chiến lược nêu trên trước 
yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các giải pháp 
sau đây cần được thực hiện cho hai đối tượng: 
1. Cán bộ Quản lí, Giảng viên và nhân viên 
2. Sinh viên các ngành Du lịch, Việt Nam Học, Nhà hàng, 
Khách sạn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ kế 
thừa trong tương lai. 
4.1. Giải pháp 1: Tăng cường phương thức đào tạo, phù hợp 
với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 
 Khoa cần tăng cường mạnh mẽ phương thức đào tạo 
đáp ứng nhu cầu của thị trường với những nguồn nhân lực 
―thị trường cần‖ và hướng tới chỉ đào tạo ―những nhân lực 
thị trường sẽ cần‖. Đẩy mạnh việc hình thành công nghệ 
trong công tác, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và 
phương pháp giảng dạy. Chương trình đào tạo phối hợp với 
doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: cơ sở vật 
chất, tài chính, nhân lực, nhằm rút ngắn thời gian chuyển 
giao từ kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống. 
 Nâng cao trình độ giảng viên đào tạo chất lượng cao về 
công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Nâng cao nhận thức của 
người thầy về ý thức trách nhiệm, tác phong, kỉ luật và sự 
phối hợp tập thể trong công việc. Giảng viên hợp tác với 10 
doanh nghiệp chuẩn bị cho sinh viên thực tập, nâng cao kĩ 
năng, trình độ và chất lượng của sinh viên, để tạo cơ hội 
việc làm tốt khi ra trường. 
 Tổ chức hội nghị, hội thảo định kì nhằm trao đổi kiến 
thức, kinh nghiệm làm việc. Giảng viên sẽ thảo luận theo 
từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm. 
Qua đó, giảng viên học được những kiến thức, kinh nghiệm 
cần có. 
 Đào tạo theo phương thức từ xa, Nguyễn Ngọc Quân, 
Nguyễn Văn Điềm, 2012 [2] giải thích đào tạo từ xa là giữa 
thầy và trò không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và 
cùng thời gian, mà thông qua các phương tiện nghe nhìn 
trung gian đa dạng, như sách, tài liệu học tập, băng hình, 
băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet (Video Conferencing). 
Phương pháp đào tạo này giúp sinh viên, giảng viên có thể 
chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch 
của cá nhân; người học có thể tham gia được những khóa 
học, chương trình đào tạo có chất lượng cao ở bất cứ nơi 
nào. 
 Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của 
máy tính. ―Trong phương pháp này, các chương trình đào 
tạo được người lập trình soạn sẵn và ghi lên đĩa mềm 
chương trình học, học viên chỉ việc mở đĩa qua máy vi tính 
và làm theo hướng dẫn trong đó. Phương pháp này đòi hỏi 
người học phải tốn nhiều thời gian vào tự học và để soạn 
thảo ra một chương trình thì rất tốn kém, nó chỉ có hiệu quả 
khi có số lớn học viên tham gia chương trình‖. (Nguyễn 
Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm, 2012)[3]. 
 Về đào tạo cấp quản lí; đào tạo theo kiểu phòng thí 
nghiệm: ―Phương pháp này đào tạo cho cán bộ quản lí cách 
giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong thực tế, qua 
các bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, 
trò chơi quản lí thông qua các cuộc hội thảo. Ưu điểm 
của phương pháp này là giảng viên và sinh viên có được 
những kiến thức về thực hành, có cơ hội được đào luyện 
những kĩ năng thực hành, nâng cao khả năng làm việc với 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
95 Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
con người và ra quyết định‖ (Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn 
Văn Điềm, 2012)[4]. 
 Có chính sách hỗ trợ từ ngân sách của trường như học 
bổng, động viên học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Du lịch, 
Việt Nam học, Quản lí nhà hàng, Khách sạn; huy động các 
nguồn lực xã hội; kêu gọi đầu tư nước ngoài liên kết với 
Khoa; dạy các ngành nghề trên đạt chuẩn quốc tế và xây 
dựng chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 
 Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa 
học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt 
Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực 
đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại Khoa. Cần 
có các chính sách rõ ràng trong việc cải thiện chỉ số giáo 
dục đào tạo và nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao kĩ 
năng làm việc cho sinh viên, đặc biệt kĩ năng tiếng Anh, 
công nghệ thông tin, để có thể tận dụng được cơ hội do 
Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. 
4.2. Giải pháp 2: Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ và thu 
hút tuyển dụng, sử dụng nhân tài. 
 Khoa thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ quản 
lí giỏi, nhân tài và có chính sách đãi ngộ, khuyến khích, hỗ 
trợ, tạo điều kiện cho những dự án thu hút nhiều nguồn 
nhân lực, tổ chức đào tạo nghề trực tiếp theo nhu cầu. 
 Có chiến lược và chính sách tạo lớp kế thừa: hỗ trợ cán bộ 
trẻ, cán bộ có năng lực đi đào tạo ở các nước có nền giáo 
dục, công nghiệp phát triển; coi giáo dục đào tạo và dạy 
nghề là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã 
hội. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ phù hợp, tạo điều 
kiện cho giảng viên, nhân viên trẻ được thăng tiến, đề bạt, 
bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lí và có kế hoạch 
giữ chân giảng viên và nhân viên nòng cốt để tạo lớp kế 
thừa. 
 Có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào 
tạo) cho cán bộ có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài 
năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình; 
có chính sách thu hút các nhà khoa học trình độ cao tham 
gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ 
tại các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học – công nghệ. 
 Tạo ra môi trường lành mạnh trong công tác tuyển dụng, 
thu hút nhân tài về với Khoa một cách minh bạch, rõ ràng, 
công khai. Xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống chính 
sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. 
 Có chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài để có thể 
tìm nguồn và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với mục 
tiêu là phục vụ cho sự phát triển Khoa, Trường. Chú trọng 
việc bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với năng lực cá nhân, 
tận dụng những tiềm năng, nhằm phát huy tối đa sở trường 
của giảng viên, nhân viên. 
 Cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện trong 
Khoa với chế độ lương, thưởng, phúc lợi công bằng và hợp 
lí; cũng như sự quan tâm chân thành của lãnh đạo đến giảng 
viên, nhân viên qua đó nâng cao sức cạnh tranh và hiệu 
quả trong đào tạo sinh viên thúc đẩy Khoa ngày càng phát 
triển bền vững. 
4.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực quản lí nguồn nhân lực 
và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lí Khoa. 
 Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, kiến thức, kĩ 
năng và thông tin trên toàn cầu thay đổi hàng ngày, vì vậy, 
cán bộ quản lí cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật 
đổi mới thường xuyên; nâng cao chất lượng hoạt động của 
các bộ môn tham mưu, giúp việc về công tác quản lí, phát 
triển nguồn nhân lực. Phân định rõ trách nhiệm của từng 
cán bộ trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng kế hoạch thu 
hút phát triển nguồn nhân lực. 
 Chiến lược của nhà trường, đang khuyến khích phát triển 
lực lượng Tiến sĩ. Vì thế, Trưởng Khoa cần có bằng Tiến sĩ, 
có năng lực, kinh nghiệm, cầu tiến, sử dụng được ngoại 
ngữ, có bằng sư phạm và giỏi về công nghệ thông tin để 
điều hành Khoa có hiệu quả. 
 Mỗi bộ môn phải xây dựng kế hoạch qui trình tuyển dụng, 
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn; có 
kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đổi 
mới phương thức quản lí nguồn nhân lực theo hướng hiện 
đại, hiệu quả. 
 Chú trọng đầu tư cho các cơ sở dạy nghề cho ngành nhà 
hàng, dịch vụ ăn uống, khách sạn, du lịch lữ hành về cơ 
sở vật chất và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên; 
liên kết với doanh nghiệp nâng cao khả năng đào tạo; tăng 
cường liên kết phối hợp với các trường Đại học, các cơ sở 
đào tạo lớn trong nước và nước ngoài, trong việc đào tạo ra 
lực lượng nhân sự đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. 
 Để việc quản lí con người có hiệu quả, các chính sách 
quản lí cần đồng bộ với nhau. Trong công tác quản lí nguồn 
nhân lực, công tác đào tạo cần phải được thực hiện đồng bộ 
với các công tác quản lí con người, chủ yếu như thiết kế và 
phân tích công việc, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá kết 
quả công việc, trả lương và các khoản phúc lợi khác. Đối 
với công tác phân tích công việc: Với cách tiếp cận trong 
quản lí nhân sự hiệu quả, khâu đầu tiên là công tác thiết kế 
công việc. Cần phải phân tích rõ công việc, đưa ra một bản 
mô tả công việc cụ thể và rõ ràng, làm cơ sở cho các công 
tác quản lí con người. 
 Đánh giá nhu cầu đào tạo: dựa vào bản mô tả công việc 
với yêu cầu về trình độ, kĩ năng cụ thể cho mỗi vị trí công 
việc để xác định nhu cầu đào tạo, từ đó xác định mục tiêu 
đào tạo và lên kế hoạch đào tạo. 
 Nhà quản lí có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, 
phương hướng cho sự phát triển của Khoa. Điều này đòi hỏi 
các nhà quản lí ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn 
xa, trông rộng, để có thể đưa ra các định hướng phù hợp. 
Nhà quản lí phải thu thập xử lí thông tin một cách khách 
quan, tránh tình trạng bất công, vô lí gây nên sự hoang 
mang và thù ghét trong nội bộ Khoa. Nhà quản lí đóng vai 
Đại học Nguyễn Tất Thành 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 3 
96 
trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của 
nhân viên. Để làm được điều này, phải nghiên cứu nắm 
vững chuyên môn về đào tạo nhân sự, vì như vậy sẽ giúp 
nhà quản lí học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng 
nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ. 
5 Kết luận 
Chúng ta đang sống trong một thế giới, một thời đại mà 
nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt. Thế giới 
dường như phẳng hơn do tiến bộ của khoa học kĩ thuật, 
bùng nổ công nghệ thông tin. Những tiến bộ này đã tác 
động đến sản xuất, đến cung cách quản lí, đến nếp sống và 
suy nghĩ của mọi người. Chính sự thay đổi, tiến bộ này, trên 
thế giới cũng như ở Việt Nam, các cấp lãnh đạo cần phải 
trang bị cho mọi người kiến thức, kĩ năng mới để có thể 
theo kịp sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên 
cấp bách hơn bao giờ hết. Khi cá nhân được đào tạo, trang 
bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết 
họ có thể tự giám sát được. 
Tóm lại, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu 
cầu mới cho nguồn nhân lực tương lai. Điều này đòi hỏi cần 
có những đổi mới để có thể đào tạo ra những người có trình 
độ năng lực vượt trội, khả năng làm việc với công nghệ 
thông tin, có khả năng ngoại ngữ, kĩ năng làm việc nhóm, 
giao tiếp, tác phong công nghiệp và trách nhiệm, đạo đức 
nghề nghiệp để có thể tận dụng tốt các cơ hội của cuộc 
cách mạng này, đưa Trường Đại học Nguyễn Tất Thành lên 
ngang hàng với các đại học nổi tiếng ở Đông Nam Á; để 
Khoa Du lịch và Việt Nam học có khả năng nâng cao hơn 
nữa năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương 
lai. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Đắc Hưng (2017): Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam. Nhà Xuất 
bản Quân đội Nhân dân, tr. 278. 
[2,3,4] Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm (2012): Giáo trình Quản trị nhân lực (tái bản lần 2). NXB Đại học Kinh Tế 
Quốc Dân, tr.158 
[5] Nguyễn Thanh Sang: Thu hút, phát triển nguồn lao động chất lượng cao trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. 
Truy cập: tapchitaichinh.vn/thu-hut-phat-trien-nguon-lao-đong-chat-luong-cao-truoc-yeu-cau--- ngày 01/01/2018. 
[6] Chiến lược phát triển Khoa Du lịch và Việt Nam học, giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến 2030. 
[7] Qui định nội bộ Khoa Du lịch và Việt Nam học, tr.10,11,12. 
Complete solution of training and human resource development of The Faculty of Tourism and 
Vietnamese Studies, related to Industrial Revolution 4.0 
Tuyet Nuong Truong Thi 
The Faculty of Tourism and Vietnamese Studies 
Nguyen Tat Thanh University. 
nuongasi@yahoo.com 
Abstract The study aims to display the forming and analysis of the real situation of training and developing the human 
resources of The Faculty of Tourism and Vietnamese Studies of Nguyen Tat Thanh University. Since, the author suggests 
the three solutions: Enhance the training methods, adapting with the Industrial Revolution 4.0; Implementing good policy 
and attractting the recruitment and employing human resources; Raise the ability of management of human resources to 
affect the activities of Faculty management, in order to complete the training and developing high quality human resources 
of the Faculty in Industrial Revolution 4.0. 
Keywords training, human resource development, industrial Revolution 4.0, the Faculty of Tourism and Vietnamese 
Studies, complete solution 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_cong_tac_dao_tao_va_phat_trien_nguon_nh.pdf