Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: hợp tác hay cạnh tranh?
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, Fintech đã tạo nên một
cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của
ngành ngân hàng, tác động rất mạnh và có thể tái định hình ngành tài chính. Bài viết này
đi vào phân tích sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, những điểm mạnh và điểm yếu
của Fintech so với ngân hàng truyền thống, từ đó phân tích xu hướng hợp tác giữa
Fintech và ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech trong xu hướng
hợp tác này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, cơ hội, thách thức
Bạn đang xem tài liệu "Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: hợp tác hay cạnh tranh?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Fintech và ngân hàng tại Việt Nam: hợp tác hay cạnh tranh?
295 FINTECH VÀ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM: HỢP TÁC HAY CẠNH TRANH? TS. Phan Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TS. Phan Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, Fintech đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng, tác động rất mạnh và có thể tái định hình ngành tài chính. Bài viết này đi vào phân tích sự phát triển của Fintech tại Việt Nam, những điểm mạnh và điểm yếu của Fintech so với ngân hàng truyền thống, từ đó phân tích xu hướng hợp tác giữa Fintech và ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Fintech trong xu hướng hợp tác này tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, cơ hội, thách thức 1. Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ trong cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, một làn sóng các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính đã nổi lên và hình thành các công ty Fintech. Đây là các công ty áp dụng các sáng tạo công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Các công ty này áp dụng công nghệ, ứng dụng, sản phẩm, quy trình và mô hình kinh doanh mới vào ngành dịch vụ tài chính, điển hình như các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fintech đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành ngân hàng, tác động rất mạnh và có thể tái định hình ngành tài chính. Trái với thị trường tài chính truyền thống chỉ diễn ra mối tương tác giữa các định chế tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán) và khách hàng thì với Fintech toàn bộ mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính đã được thay đổi theo hướng các định chế tài chính, công ty Fintech và khách hàng có mối tương tác và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin (Thành, 2017). Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất trong khu vực cho sự phát triển của Fintech. Thị trường Fintech Việt Nam đã đạt 4,4 tỷ USD vào năm 2017, trong đó thu hút khoảng 129 triệu USD từ các thương vụ đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty Fintech giai đoạn 2016-2017, và dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020 theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance. Trong năm 2008, ngân hàng Nhà nước đã thí điểm cho một số công ty cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường. Hoạt động Fintech tại Việt Nam thực sự bùng nổ vào năm 2015 với sự xuất hiện của những ứng dụng thanh toán trên điện thoại như MoMo, Payoo hay 1Pay được sử dụng phổ biến bởi các công ty tài chính tiêu dùng, và dịch vụ cho vay trực tuyến LoanVi (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016). Bên cạnh đó, ngân hàng VP Bank cũng đã phát triển ứng dụng ngân hàng trực tuyến qua di động – Timo. Với những ứng dụng này, các công 296 ty Fintech đang làm thay đổi hình thức thanh toán và mở ra kỷ nguyên ứng dụng công nghệ vào hoạt động cho vay tại Việt Nam (Thành, 2017). Đến năm 2017, có trên 40 công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam (cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như thanh toán, chuyển tiền, huy động vốn, cho vay ngang hàng, quản lý tài chính, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử) trong đó 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (chiếm trên 60%) đã chính thức được cấp phép hoạt động. Hiện nay, số lượng công ty Fintech đã tăng lên khoảng 80 công ty đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Các công ty Fintech Việt Nam tập trung khá nhiều cho lĩnh vực thanh toán như MoMo, Payoo hay BankPlus Một số công ty trong nước đã lấn sân sang mảng Fintech khi đưa ra các ví điện tử phục vụ cho hoạt động thanh toán của khách hàng như FPT E- wallet của FPT, VTC Pay của VTC, Vimo của MobiFone. Hơn 5,76 triệu ví điện tử đã được phát hành và có liên kết với tài khoản ngân hàng để hỗ trợ thanh toán. Ngoài ra, một số mảng khác cũng đã hoạt động như FundStart, Comicola, Betado hay Firststep nhằm gây quỹ cộng đồng; LoanVi với dịch vụ cho vay trực tuyến; BankGo, MoneyLover, Mobivi với quản lý dữ liệu tài chính cá nhân; và ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam với Timo. hông chỉ thu hút sự quan tâm của các công ty Fintech Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã hướng đến phát triển mảng Fintech tại Việt Nam. Điển hình như vào năm 2016 quỹ đầu tư 500 Startups đã dành 10.000 USD để đầu tư vào khoảng 100-150 dự án startups tại Việt Nam. Các khoản đầu tư của quỹ chủ yếu vào những lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, thương mại điện tử, quảng cáo, truyền thông và giải trí. Năm 2018, 500 Startups tiếp tục đánh dấu cột mốc đầu tư thứ 20 vào một startup lĩnh vực công nghệ tài chính ứng dụng nền tảng blockchain tại Việt Nam. Bên cạnh đó, WorldRemit, một startup hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền kiều hối tại nh cũng hướng đến mở rộng dịch vụ tại Việt Nam vì đánh giá cao về mức độ chuyển tiền kiều hối ở Châu Á và Việt Nam bằng cách cho phép người dùng có thể gửi tiền ra nước ngoài từ một thiết bị di động hoặc máy tính và người nhận có thể nhận được tiền trong các tài khoản ngân hàng của họ, nhận bằng tiền mặt, nhận bằng một chiếc ví di động hoặc là một dịch vụ top-up qua điện thoại di động. Startup Tapp Commerce cũng triển khai các sản phẩm liên quan đến Fintech nhằm hỗ trợ người dân có thể dễ dàng chuyển và nhận tiền thông qua doanh nghiệp địa phương hoặc thậm chí các cửa hàng bán lẻ trong khu họ sinh sống. 2. Điểm mạnh và điểm yếu của Fintech so với ngân hàng truyền thống Điểm mạnh của Fintech: Tiềm năng của sự phát triển Fintech tại Việt Nam được đánh giá rất cao khi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Fintech như dân số trẻ, số người sử dụng điện thoại di động và internet ngày càng nhiều, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và khoảng 90% các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt. Hiện nay, Việt Nam có trên 128 triệu tài khoản thuê bao di động, trong đó gần 50% là điện thoại thông minh, hơn 64 triệu người đang sử dụng Internet, 58 triệu người sử dụng mạng xã hội và Việt Nam trở thành một trong 7 quốc gia đứng đầu về sử dụng mạng xã hội và đứng thứ 19/50 nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về số người dân có sử dụng Internet và điện thoại di động thông minh. Đây được xem là điều kiện rất tốt để thúc đẩy hoạt động thanh toán qua điện thoại di động. Theo công bố của ngân hàng thế giới, trong năm 2017 39% người trưởng thành tại Việt Nam vẫn chưa sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại các hệ thống chính thức và 65% người dân đang gửi hoặc nhận kiều hối ngoài hệ 297 thống chính thức hay trả học phí và chi phí dịch vụ tiện ích bằng tiền mặt. Do đó, đây là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn của Fintech. Trong khi hệ thống ngân hàng chậm thay đổi, thiếu linh hoạt trong ứng dụng công nghệ làm gia tăng chi phí giao dịch và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng thì Fintech lại có thể giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất cũng như mang lại sự trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng thông qua đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, từ đó thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày một phát triển và các chương trình tài chính toàn diện được phổ cập rộng rãi đến người dân. Một trong những rào cản chính khiến người dân chưa tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thức ở Việt Nam là ở xa chi nhánh ngân hàng, chi phí lớn, thủ tục phức tạp. Do đó, Fintech đang thu hút một số lượng lớn khách hàng trong đó có cả người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng do Fintech không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp như ngân hàng mà khách hàng có thể sử dụng các công nghệ và ứng dụng của Fintech bằng điện thoại thông minh có kết nối internet. Với tính chất là các công ty khởi nghiệp, Fintech rất sáng tạo và năng động, phân tích và đánh giá tâm lý của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính để từ đó sử dụng công nghệ mới cung cấp các dịch vụ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Điểm yếu của Fintech Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật thì FinTech lại thiếu kinh nghiệm trong hoạt động tài chính ngân hàng, thiếu kinh nghiệm quản lý rủi ro tài chính và quản lý rủi ro an ninh mạng; thiếu vốn, nguồn nhân lực và nền tảng khách hàng. Trong khi đó, ngân hàng lại có ưu thế hơn về mạng lưới khách hàng, hạ tầng công nghệ thông tin, và kinh nghiệm quản lý rủi ro. Với thương hiệu và sự uy tín của mình, các ngân hàng đã sở hữu một lượng khách hàng truyền thống và xây dựng mạng lưới rộng khắp là một nền tảng vững chắc khi bước vào sự cạnh tranh với các công ty Fintech. Trong khi đó, các công ty Fintech lại là các công ty khởi nghiệp, đang dần xây dựng uy tín và thương hiệu khi cơ sở hạ tầng pháp lý chưa được hoàn thiện đã gây khó khăn cho Fintech tạo niềm tin và tiếp cận với khách hàng trong các hoạt động tài chính của mình. Công nghệ phát triển kéo theo những rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng và đây cũng là một yếu điểm của Fintech Việt Nam trong việc quản lý rủi ro này. Mặc dù tình hình phổ cập Internet rất rộng tại Việt Nam hiện nay, số lượng người sử dụng dịch vụ tài chính hiện đại ít hơn nhiều, một phần nguyên nhân là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn vẫn còn phổ biến, hơn 80% giao dịch thẻ TM là để rút tiền mặt, tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới, tâm lý sợ bị lấy cắp thông tin cũng là những rào cản khiến cho các công nghệ ngân hàng chưa phát huy tác dụng. huôn khổ pháp lý cho dịch vụ đại lý ngân hàng tại vùng sâu, vùng xa chưa được xây dựng và hoàn thiện, sản phẩm chưa được thiết kế phù hợp với kiến thức và nhu cầu của người dân ở nông thôn nên hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của họ. Hệ sinh thái của Fintech chỉ mới từng bước được hình thành và mở rộng, mức độ cộng sinh và sự ổn định của hệ sinh thái gồm các công ty khởi nghiệp Fintech, nhà phát triển công nghệ, các nhà quản lý chính sách, khách hàng tài chính, các tổ chức tài chính truyền thống vẫn chưa cao, thiếu chặt chẽ nên vẫn chưa thúc đẩy sự phát triển của Fintech trong thời gian qua. Quy định pháp lý và sự điều chỉnh của cơ quan quản lý không theo kịp 298 công nghệ mới nên hạn chế và làm chậm phát triển ứng dụng công nghệ cao và ngân hàng số, gây nên rủi ro pháp lý cho các ngân hàng và công ty Fintech khi triển khai các ứng dụng công nghệ cao. 3. Xu hướng hợp tác hay cạnh tranh giữa FINTECH và ngân hàng tại Việt Nam Với những lợi thế của Fintech, Fintech đang trở thành một đối thủ đối với hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống này. Fintech đã làm thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, quản trị ở các ngân hàng theo xu hướng ngân hàng số, ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, các công ty Fintech và ngân hàng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi khuôn khổ pháp lý quản lý của Việt Nam chỉ mới đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán mà chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác; nguồn vốn, nguồn nhân sự, kinh nghiệm quản lý rủi ro tài chính và rủi ro an ninh mạng vẫn còn nhiều hạn chế thì việc các fintech hướng đến hợp tác với ngân hàng đang trở thành xu hướng được cả Fintech và ngân hàng lựa chọn nhằm bổ trợ cho nhau để cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính có chất lượng cao và là tiền đề cho việc nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng (Vũ & Thanh, 2016). u hướng hợp tác theo hướng trở thành đối tác của nhau đang được các ngân hàng và công ty Fintech tiến hành. Theo đó, các ngân hàng sẽ được hưởng lợi ích từ việc ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại được cung cấp từ Fintech, áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về chất lượng, giá cả và độ tin cậy trong khi đó các Fintech có thể khai thác được mạng lưới khách hàng, dữ liệu và nguồn vốn của ngân hàng. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước năm 2018, 72% công ty Fintech lựa chọn hợp tác với các ngân hàng thay vì cạnh tranh, trong khi 14% quyết định chọn cạnh tranh với ngân hàng và 14% còn lại chọn phát triển sản phẩm hoàn toàn mới. Một trong những lí do thúc đẩy sự hợp tác này là nhằm xây dựng hệ thống chia sẻ dữ liệu, xây dựng pháp lý theo tiêu chuẩn, hướng đến phục vụ nhu cầu khách hàng. Theo kết quả khảo sát toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2018 của Ernst & Young, 85% các ngân hàng đều xây dựng mục tiêu quan trọng nhất trong năm là thực hiện chiến lược chuyển đổi ngân hàng số và hướng tới hoàn thiện công nghệ vào năm 2020. Bên cạnh những thuận lợi thì việc hợp tác này cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Trước tiên là vấn đề bảo mật thông tin, đòi hỏi ngân hàng và các công ty Fintech phải chấp nhận việc chia sẻ thuật toán với nhau và có biện pháp bảo vệ được thông tin dữ liệu ngân hàng được ngân hàng thu thập trong những năm qua cũng như bảo mật thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và Fintech. Thứ hai, trình độ và khả năng hấp thụ công nghệ của nền kinh tế, ngành ngân hàng và cả người dân cũng đang là thách thức lớn cần phải từng bước tháo gỡ. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ tiên tiến. Rủi ro về an ninh mạng ngày càng gia tăng trong khi khả năng bảo mật thông tin của khách hàng sử dụng công nghệ và các ứng dụng vẫn chưa được đảm bảo ở mức an toàn cao, do đó vẫn khiến các khách hàng còn e ngại sử dụng các sản phẩm và ứng dụng của các công ty Fintech 299 Thứ tư, nhiều ngân hàng hiện nay vẫn còn dè dặt trong quyết định hợp tác với các công ty Fintech. Lý do là vì hầu hết công ty fintech tại Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều và khả năng duy trì hoạt động của các công ty này không cao. Thứ năm, hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ và đang trong thời gian hoàn thiện cho các tổ chức phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Các chính sách, quy định dành cho những công ty Fintech quy mô nhỏ vẫn còn hạn chế, và cần cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Quy định pháp lý và sự điều chỉnh của cơ quan quản lý không theo kịp công nghệ mới dẫn đến việc hạn chế và làm chậm phát triển ứng dụng công nghệ cao và ngân hàng số, tạo nên rủi ro pháp lý cho các ngân hàng và công ty Fintech khi triển khai các ứng dụng công nghệ cao. Thứ sáu, các công ty Fintech Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đòi hỏi có kiến thức sâu rộng cả về chuyên môn nghiệp vụ tài chính và công nghệ thông tin (Thành, 2017). 4. Giải pháp phát triển Fintech trong xu hướng hợp tác với ngân hàng trong thời gian tới Để Fintech có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, tạo nên một sự hợp tác hiệu quả với các ngân hàng, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp cho thị trường dịch vụ ngân hàng, một số giải pháp được đề xuất như sau: Một là, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp lý, chính sách cho việc cung cấp dịch vụ/sản phẩm Fintech cũng như các hoạt động của Fintech như hoạt động thanh toán, cho vay, chuyển tiền, gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang cấp, tư vấn tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, tiền tệ số, quản trị dữ liệu. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với một số vấn đề như mô hình đại lý ngân hàng, định danh khách hàng điện tử, tài chính số, thanh toán qua di động Hai là, ngân hàng Nhà nước cần liên tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng tài chính, công nghệ bảo mật để chống lại các rủi ro an ning mạng, tăng cường khả năng bảo mật thông tin khách hàng, hoàn thiện chính sách về an toàn thông tin. Các quy định pháp lý cần được cập nhật, sửa đổi, bổ sung theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Ba là, các công ty Fintech cũng cần tăng cường hợp tác với các ngân hàng và các doanh nghiệp cung cấp internet, thông tin để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng của khách hàng, nâng cao chất lượng và sự đa dạng hóa sản phẩm cũng như học hỏi kinh nghiệm của ngân hàng trong quản lý rủi ro, đảm bảo cho các bên phát huy được lợi thế của mình, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển Fintech trong thời gian tới, từ đó tạo nên một hệ sinh thái Fintech ổn định và cộng sinh, khuyến khích sự sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh. Bốn là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cả về chuyên môn tài chính – ngân hàng lẫn công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về khả năng nghiên cứu những công nghệ mới, có tính sáng tạo và tăng tính ưu việt, khả năng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động đầu tư và tài chính cũng như khả năng quản lý Fintech thông qua việc tập trung vào công tác đào tạo nhân lực đồng thời có cơ chế thu hút, lương thưởng đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực này. 300 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016. Báo cáo đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam, ỷ yếu hội thảo ECD (2016); 2. Tô Huy Vũ & Vũ uân Thanh, 2016. Ngành Ngân hàng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Ngân hàng số 15/2016; 3. Nghiêm uân Thành, 2017. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 2. 4. Duy Phan, 2018. 72% công ty Fintech muốn hợp tác, nhưng vẫn có 14% muốn cạnh tranh với ngân hànghttps://baomoi.com/72-cong-ty-fintech-muon-hop-tac-nhung-van- co-14-muon-canh-tranh-voi-ngan-hang/c/26394400.epi 5. Hoàng Duy, 2016. Ngân hàng đối mặt Fintech. https://www.thesaigontimes.vn/155169/Ngan-hang-doi-mat-fintech.html 6. Nghiêm Thanh Sơn, 2018. Ngân hàng - FinTech: Sự bổ trợ hoàn hảo, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018 7. NH, 2017. Fintech – u hướng phát triển và khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidt h=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV287200&rightW idth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=3114792218834312#%40%3F_afrLoop %3D3114792218834312%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV287 200%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfal se%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dm3qo4d18b_51 8. Nha Trang, 2018. Nhiều Fintech ngoại muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam?, tai-Viet-Nam 9. Phương Linh, 2018. Hợp tác Fintech - u hướng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidt h=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV340976&rightW idth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=3115215937136312#%40%3F_afrLoop %3D3115215937136312%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV340 976%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfal se%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dm3qo4d18b_135 10. Thùy Dung, 2018. Fintech nước ngoài không dễ vào Việt Nam 11. https://www.thesaigontimes.vn/272268/Fintech-nuoc-ngoai-khong-de-vao-Viet- Nam.html 12. Thùy Dung, 2018. Nhà băng vẫn còn dè dặt với Fintech. https://www.thesaigontimes.vn/271332/Nha-bang-van-con-de-dat-voi-Fintech.html 301 13. Trang Nhung, 2018. Fintech Việt Nam đang ở đâu trong khu vực SE N? 14. a221515.html 15. Việt Hà, 2018. Ngân hàng và Fintech: Từ đối đầu đến đối tác 16. https://vietnambiz.vn/ngan-hang-va-fintech-tu-doi-dau-den-doi-tac-80308.html 17. https://techtalk.vn/fintech-startups-khi-lan-song-cong-nghe-thay-doi-mo-hinh-kinh- doanh-truyen-thong.html
File đính kèm:
- fintech_va_ngan_hang_tai_viet_nam_hop_tac_hay_canh_tranh.pdf