Fintech - Những tác động tới lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
Trong thời gian gần đây, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, “Fintech” là cụm từ thường xuyên được
đề cập đến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về loại hình kinh doanh mới này. Fintech đã phát
triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ này
mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng và mở ra nhiều tiềm năng mới trong việc nâng cao khả năng
tiếp cận tài chính. Bài viết sẽ nghiên cứu về thực trạng Fintech tác động tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng
ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng như gợi mở một số giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Fintech - Những tác động tới lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Fintech - Những tác động tới lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
17Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 1. Tổng quan về Fintech Kể từ khi làn sóng các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính nổi lên sau khủng hoảng 2008, “Fintech” trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh của ngành tài chính - ngân hàng. Theo ngữ nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi, “Fintech” (Financial Technology) - “công nghệ tài chính” là việc ứng dụng các sáng tạo công nghệ trong việc nhận diện nhu cầu, hành vi khách hàng, thiết kế và cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng nhằm thỏa mãn tốt nhất các tiện ích cho người tiêu dùng nhưng với chi phí rẻ hơn. Khách hàng chiến lược, đối tác của Fintech rất đa dạng, có thể là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống và ngay cả người tiêu dùng trực tiếp. Ủy ban Basel (2018) đã chấp nhận một định nghĩa của Ban An toàn Tài chính (Financial Stability Board - FSB) về Fintech, qua đó “Fintech là các sáng tạo về công nghệ tài chính có thể cho phép hình thành các mô hình kinh doanh, các ứng dụng, các tiến trình hay sản phẩm mới có thể mang đến những tác động quan trọng cho thị trường tài chính, cho các thể chế và cho việc cung ứng dịch vụ tài chính”. Điểm đáng quan tâm trong định nghĩa trên của FSB là Fintech không những chỉ là các hoạt động của riêng các công ty Fintech, mà còn là của các ngân hàng hiện hữu. Định nghĩa này cũng hữu ích trong việc phân tích các cơ sở cho các chiến lược hợp tác, hay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Fintech và ngân hàng. Fintech tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái tài chính - ngân hàng, bao gồm cung, cầu, hệ thống hỗ trợ và khung pháp lý. Trong đó, hệ thống ngân hàng truyền thống chịu tác động nhiều nhất, cả về nghiệp vụ và quản trị. FINTECH - NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Nguyễn Đình Hoàn - Ths. Lê Thị Mai Anh* Ngày nhận bài: 4/9/2019 Ngày chuyển phản biện: 6/9/2019 Ngày nhận phản biện: 19/9/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/9/2019 Trong thời gian gần đây, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, “Fintech” là cụm từ thường xuyên được đề cập đến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về loại hình kinh doanh mới này. Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ này mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng và mở ra nhiều tiềm năng mới trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Bài viết sẽ nghiên cứu về thực trạng Fintech tác động tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng như gợi mở một số giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới. • Từ khóa: fintech, công nghệ, tài chính - ngân hàng. In recent times, “Fintech” is a frequently mentioned phrase in not only Vietnam but also the world, however not everybody has thorough understandings of this new type of business. Fintech has evolved into a wave in many countries around the world. These technology- based financial services bring many benefits to consumers and open up new potentials in improving financial access. The article will study the reality of Fintech impacting on Vietnam’ financial and banking sector in recent years as well as suggest some solutions for Vietnam in the future. • Keywords: fintech, technology, finance - banking. * Học viện Tài chính TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 10 (195) - 2019 18 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 2. Tình hình phát triển Fintech tại Việt Nam Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, số người sử dụng internet ngày càng đông đảo. Theo thống kê mới đây, 54% dân số Việt Nam sử dụng internet và dự kiến còn tăng mạnh trong những năm tới, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, trong đó có lĩnh vực Fintech. Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn Solidiance, thị trường Fintech của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD trong năm 2017 và dự kiến sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của Fintech tại Việt Nam là tỷ lệ bao phủ internet rộng và điện thoại thông minh được sử dụng phổ biến, tăng thu nhập và nhu cầu tiêu dùng, thương mại phát triển. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới môi trường thuận lợi để phát triển Fintech ở Việt Nam, đó là chúng ta có số lượng các chương trình, vườn ươm, xúc tiến khởi nghiệp và các chương trình thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đứng thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Việt Nam hiện có câu lạc bộ chuyên biệt về Fintech (CLB VietFintech trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) để các doanh nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi, cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm, cùng tư vấn xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực mới này. Đặc biệt, Chính phủ cũng đang nỗ lực triển khai thúc đẩy tài chính toàn diện để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển bền vững. Cùng với chủ trương hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước được giao làm cơ quan đầu mối điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thử nghiệm một số mô hình hợp tác với các công ty Fintech. Tháng 3/2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo về Fintech có chức năng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khung pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Fintech phát triển. Nhờ đó, hệ thống doanh nghiệp Fintech phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Hiện nay, có gần 150 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng blockchain, dịch vụ tài chính cá nhân Chủ đạo trong các hoạt động Fintech vẫn là thanh toán, có 30 tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép, phần lớn là tổ chức ví điện tử (27), cổng thanh toán điện tử (26), hỗ trợ thu hộ chi hộ (26), chuyển tiền điện tử (9). Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại cũng rất mạnh, ứng dụng công nghệ mới. Như vậy, qua số liệu thu thập những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch qua điện thoại và internet Hình: Tác động của Fintech tới nghiệp vụ và quản trị ngân hàng Nguồn: Tổng hợp từ ADB (2017), WEF (2017) 2. Tình hình phát triển FinTech tại Việt Nam Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, số người sử dụng Internet ngày càng đông ảo. Theo thống kê mới đây, 54% dân số Việt Nam sử dụng Internet, và dự kiến còn tăng mạnh trong những năm tới, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, trong đó có lĩnh vực FinTech. Theo nghiên cứu của Công ty tư vấ Solidiance, thị trường Fi Tech của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD trong năm 2017 và dự kiến sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của Fintech tại Việt Nam là tỷ lệ bao phủ Internet rộng và điện thoại thông mi h được sử dụng phổ biến, tăng thu nhập và nhu cầu tiêu dùng, thương mại phát triển. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới môi trường thuận lợi để phát triển FinTech ở Việt Nam, đó là chúng ta có số lượng các chương trình, vườn ươm, xúc tiến khởi nghiệp và các c ương trình thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đứng thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Việt Nam hiện có câu lạc bộ chuyên biệt về FinTech (CLB VietFinTech trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) để các doanh nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi, cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm, cùng tư vấn xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực mới này. Đặc biệt, Chính phủ cũng đang nỗ lực triển khai thúc đẩy tài chính toàn diện để thực hiện mục tiêu chiến lược về phát triển bền vững. Cùng với chủ trương hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước được giao làm cơ quan đầu mối điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thử nghiệm một số mô hình hợp tác với các công ty FinTech. Tháng 3/2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban Chỉ đạo về FinTech có chức năng đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khung pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp FinTech phát triển. Nhờ đó, hệ thống doanh nghiệp FinTech phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Hiện nay, có gần 150 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán, cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng block hain, dịch vụ tài chính cá nhân Chủ đạo trong các hoạt 3 động Fintech vẫn là thanh toán, có 30 tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép, phần lớn là tổ chức ví điện tử (27), cổng thanh toán điện tử (26), hỗ trợ thu hộ chi hộ (26), chuyển tiền điện tử (9). Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại cũng rất mạnh, ứng dụng công nghệ mới. Bảng: Thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh hiện đại tại Việt Nam Số lượng giao dịch 2017 (Triệu giao dịch) So với 2016 Giá giao dịch 2017 (Nghìn tỷ đồng) So với 2016 Thông qua Internet 191 +52% 13.000 +88% Thông qua điện thoại di động 131 +34% 390 +127% Nguồn: Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (2018) Như vậy, qua số liệu thu thập những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch qua điện thoại và Internet rất lớn. Dịch vụ thanh toán qua mã QR code được nhiều ngân hàng thương mại phát triển, có 24 ngân hàng đang triển khai, 50.000 điểm chấp n ận thanh toán qua mã QR. Năm 2018 có 45,8 triệu người dân trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản, chiếm 63% dân số trưởng thành, nhưng khả năng tiếp cận ngân hàng truyền thống còn hạn chế, đặc biệt với đối tượng dân cư sinh sống tại nông thôn. Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Điều này cũng nằm trong chiến lược thúc đẩy tiếp cận các dịch vụ tài chính và phổ cập tài chính mà Chính phủ đã đề ra tại Quyết định 2545 về thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, thương mại điện tử và các giao dịch thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng cũng tạo đà cho Fintech. Trong quý II/2019, tốc độ phát triển của thanh toán dịch vụ ngân hàng qua mobile banking tăng trưởng 160% so cùng kỳ năm 2018, trong khi tỷ lệ ở các nước trong khu vực chỉ ở mức 60 - 80%. Nó thể hiện rằng tỉ lệ sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam rất cao. Đây là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp Fintech phát triển. Hiện có 78 startup FinTech đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn, dự kiến sẽ còn tăng theo đà phát triển của FinTech. Có khoảng 72% số công ty FinTech lựa chọn hợp tác với ngân hàng để cùng kinh doanh, cung ứng dịch vụ; quan hệ hợp tác này sẽ là tiền đề giúp nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính - ngân hàng ở trong nước. Các lĩnh vực hoạt động của FinTech tại Việt Nam gồm có: thanh toán với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay, Momo hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS4 như Hottab, SoftPay; các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, Betado hay FirstSetp; cho vay trực tuyến như LoanVi, Timal; quản lý tài chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Mobivi; quản lý dữ liệu như Trusting, Social, Circle Bii; chuyển tiền như Matchmovie, Cash2vn; Blockchain như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin. Loại hình ví điện tử MoMo hiện là công ty FinTech đang dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2009, cho tới nay MoMo hiện đã thành lập được mạng lưới 4.000 đại lý trên toàn quốc, cho phép người dùng không cần tới chi nhánh ngân hàng hoặc các cây ATM, cũng như những người không có tài khoản ngân hàng có thể nạp tiền điện tử để sử dụng trong thanh toán di động và nhận tiền chuyển khoản. Ở những phân khúc khác, các công ty FinTech Việt Nam vẫn hoạt động ở quy mô nhỏ, TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 10 (195) - 2019 19Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn rất lớn. Dịch vụ thanh toán qua mã QR code được nhiều ngân hàng thương mại phát triển, có 24 ngân hàng đang triển khai, 50.000 điểm chấp nhận thanh toán qua mã QR. Năm 2018 có 45,8 triệu người dân trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản, chiếm 63% dân số trưởng thành, nhưng khả năng tiếp cận ngân hàng truyền thống còn hạn chế, đặc biệt với đối tượng dân cư sinh sống tại nông thôn. Đây là cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới. Điều này cũng nằm trong chiến lược thúc đẩy tiếp cận các dịch vụ tài chính và phổ cập tài chính mà Chính phủ đã đề ra tại Quyết định 2545 về thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, thương mại điện tử và các giao dịch thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng cũng tạo đà cho Fintech. Trong quý II/2019, tốc độ phát triển của thanh toán dịch vụ ngân hàng qua mobile banking tăng trưởng 160% so cùng kỳ năm 2018, trong khi tỷ lệ ở các nước trong khu vực chỉ ở mức 60 - 80%. Nó thể hiện rằng tỷ lệ sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam rất cao. Đây là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp Fintech phát triển. Hiện có 78 startup Fintech đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn, dự kiến sẽ còn tăng theo đà phát triển của Fintech. Có khoảng 72% số công ty Fintech lựa chọn hợp tác với ngân hàng để cùng kinh doanh, cung ứng dịch vụ; quan hệ hợp tác này sẽ là tiền đề giúp nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính - ngân hàng ở trong nước. Các lĩnh vực hoạt động của Fintech tại Việt Nam gồm có: Thanh toán với các công cụ như Moca, Payoo, VinaPay, Momo hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/ mPOS4 như Hottab, SoftPay; các công ty cung cấp nền tảng gọi vốn như FundStart, Comicola, Betado hay FirstSetp; cho vay trực tuyến như LoanVi, Timal; quản lý tài chính cá nhân như BankGo, Moneylover, Mobivi; quản lý dữ liệu như Trusting, Social, Circle Bii; chuyển tiền như Matchmovie, Cash2vn; Blockchain như Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin. Loại hình ví điện tử MoMo hiện là công ty Fintech đang dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2009, cho tới nay MoMo hiện đã thành lập được mạng lưới 4.000 đại lý trên toàn quốc, cho phép người dùng không cần tới chi nhánh ngân hàng hoặc các cây ATM, cũng như những người không có tài khoản ngân hàng có thể nạp tiền điện tử để sử dụng trong thanh toán di động và nhận tiền chuyển khoản. Ở những phân khúc khác, các công ty Fintech Việt Nam vẫn hoạt động ở quy mô nhỏ, số lượng ít và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Nhưng điều đó cũng cho thấy, Fintech còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. 3. Một số đề xuất Lĩnh vực Fintech ở Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn xét về quy mô dân số và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trên thực tế hiện nay, khuôn khổ pháp lý cho Fintech ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng trong lĩnh vực thanh toán, các phân khúc khác của Fintech chưa được điều chỉnh phù hợp. Fintech là lĩnh vực không ngừng đổi mới, sáng tạo nên việc xây dựng các quy định pháp lý thường sẽ chậm hơn so với sự vận hành của thị trường. Bên cạnh đó, Fintech hoạt động trên nền tảng công nghệ nên luôn phải đương đầu với những rủi ro cao. Nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà lĩnh vực Fintech có thể đem lại cho thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam nói riêng và cho tăng trưởng kinh tế nói chung, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa lĩnh vực ngân hàng - Fintech, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, cần quan tâm đến một số nội dung sau: Thứ nhất, Nhà nước sớm ban hành khung pháp lý đề điều tiết sự phát triển của các phân khúc Fintech. Cần có những nghiên cứu đánh giá về các cơ hội và thách thức mà lĩnh vực Fintech TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 10 (195) - 2019 20 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn mang lại, cũng như xây dựng một hệ sinh thái Fintech hiệu quả. Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng nên xây dựng những chương trình, hoạt động mang tính định hướng giúp các công ty khởi nghiệp, các tổ chức tín dụng chủ động tìm hiểu về Fintech, đánh giá hiệu quả những công nghệ mà Fintech triển khai để giúp các tổ chức tín dụng lựa chọn, tìm ra hướng phát triển hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần có những chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, tạo môi trường cho đầu tư để các startup Fintech phát triển. Thứ hai, xây dựng chính sách phát triển Fintech gắn với phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng và nền kinh tế. Coi sự phát triển của Fintech gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng, là một bộ phận của ngành tài chính - ngân hàng, chịu sự quản lý của ngành nghề đặc thù. Trên cơ sở đó, tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc cung ứng sản phẩm Fintech, tạo điều kiện cho phát triển Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới. Thứ ba, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain, công nghệ sổ cái phân tán... để nhanh chóng áp dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các lĩnh vực khác do những lợi ích từ công nghệ này là rất lớn. Song song với yếu tố công nghệ, cần nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ việc nắm bắt và quản lý công nghệ Fintech. Có cơ chế khuyến khích đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG... và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech. Thứ tư, đa dạng hóa sản phẩm và phổ cập kiến thức về Fintech đến người tiêu dùng. Trên cơ sở phát triển sản phẩm Fintech (chủ yếu là thanh toán và chuyển tiền), cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác như quản lý tài chính, cho vay, tiết kiệm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, tích cực quảng bá, phổ cập kiến thức cho người dân về Fintech, cũng như trang bị những thông tin cần thiết nhằm hạn chế rủi ro trong giao dịch Fintech, từ đó giúp nhận biết những lợi ích mà Fintech mang lại. Cuối cùng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...) trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý/quản lý đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của Fintech nhằm thúc đẩy sự phát triển năng động, bền vững và ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi của khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Bài viết là một phần công bố của đề tài KX.01.30/16-20. Tài liệu tham khảo: Hoàng Tùng (2018), Fintech - làn sóng công nghệ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, số 1+2/2019 tr27. Phương Linh (2018), Hợp tác Fintech - Xu hướng phát triển tất yếu của ngân hàng hiện đại. https://www.sbv.gov.vn SBV (2018), Thúc đẩy công nghệ Fintech và công nghệ thông tin trong thời đại chuyển đổi số. Hội thảo triển lãm Công nghệ thông tin Hàn Quốc 2018 (Korea ICT Day 2018). Thùy Dung (2017), Fintech is a partner rather than a bank rival. https://www.thesaigontimes.vn/166515/fintech- la-doi-tac-chu-khong-phai-doi-thucua-ngan-hang.html. WEF (2017), “Beyond Fintech: How the Successes and Failures of New Entrants Are Reshaping the Financial System”, Part of the Future of Financial Services Series - Prepared in collaboration with Deloitte, August 2017. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 10 (195) - 2019
File đính kèm:
- fintech_nhung_tac_dong_toi_linh_vuc_tai_chinh_va_ngan_hang_t.pdf