Du lịch biển hà tĩnh-thực trạng và giải pháp

TÓM TẮT

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ven biển miền Trung có nhiều tiềm tăng phát triển du lịch,

đặc biệt là du lịch biển với các bãi biển đẹp và nổi tiếng như Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), Xuân

Thành (huyện Nghi Xuân) Trong những năm gần đây, du lịch biển Hà Tĩnh có nhiều biến động

do ô nhiễm nặng vùng biển bởi sự cố môi trường biển của Công ti Formosa. Bài viết này phân tích

tiềm năng và thực trạng du lịch biển của tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp phục hồi và

phát triển du lịch biển Hà Tĩnh sau sự cố môi trường biển.

pdf 11 trang phuongnguyen 2740
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch biển hà tĩnh-thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch biển hà tĩnh-thực trạng và giải pháp

Du lịch biển hà tĩnh-thực trạng và giải pháp
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 16, No. 2 (2019): 160-170
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
160 
DU LỊCH BIỂN HÀ TĨNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Nguyễn Thị Thúy Duyên 
Khoa Du lịch – Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên hệ: Email: duyenntt@cntp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 07-01-2019; ngày nhận bài sửa: 13-02-2019; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 
TÓM TẮT 
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh ven biển miền Trung có nhiều tiềm tăng phát triển du lịch, 
đặc biệt là du lịch biển với các bãi biển đẹp và nổi tiếng như Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), Xuân 
Thành (huyện Nghi Xuân) Trong những năm gần đây, du lịch biển Hà Tĩnh có nhiều biến động 
do ô nhiễm nặng vùng biển bởi sự cố môi trường biển của Công ti Formosa. Bài viết này phân tích 
tiềm năng và thực trạng du lịch biển của tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp phục hồi và 
phát triển du lịch biển Hà Tĩnh sau sự cố môi trường biển. 
Từ khóa: du lịch biển, Hà Tĩnh, tiềm năng du lịch, biển Xuân Thành, biển Thiên Cầm. 
1. Đặt vấn đề 
Với đường bờ biển dài 137km, Hà Tĩnh hiện có hơn năm bãi biển được đưa vào khai 
thác với các bãi biển nổi tiếng như biển Thiên Cầm ở huyện Cẩm Xuyên, biển Xuân Thành 
(huyện Nghi Xuân), bãi biển Lộc Hà (huyện Lộc Hà), khu du lịch biển Quỳnh Viên - Lê 
Khôi, biển Thạch Văn – Thạch Trị (huyện Thạch Hà), biển Kỳ Xuân, biển Đèo Con (huyện 
Kỳ Anh) Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của 
Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh từ năm 2013 đến năm 2025 đã chỉ rõ “Phát triển du 
lịch là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và từng 
thời kì, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020. Nghị quyết này thể hiện 
quyết tâm của tỉnh trong việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa tỉ trọng thương 
mại, dịch vụ chiếm 40,3%, ngành du lịch trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu 
kinh tế quốc dân tỉnh. Đề án một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 
2020 cũng xác định rõ, cần “Tập trung phát triển các khu du lịch biển trọng điểm, như Thiên 
Cầm, Cửa Sót, Xuân Thành, Đảo nổi Xuân Giang”, “Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế 
cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dùng, những địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển 
du lịch đường biển và đường sông”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch biển Hà 
Tĩnh có nhiều biến động do tình trạng ô nhiễm môi trường vùng biển bởi sự cố Formosa, 
dẫn đến trong suốt một thời gian dài du lịch biển gần như không hoạt động. Trong những 
năm gần đây, du lịch biển Hà Tĩnh đang dần dần phục hồi sau khi sự cố môi trường được 
khắc phục, song để có sự chấp nhận và thuyết phục được du khách, ngành du lịch còn phải 
đương đầu với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hợp lí nhằm phục 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thúy Duyên 
161 
hồi và khai thác nguồn tài nguyên biển. Có như vậy mới tạo được sức hút với du khách trong 
và ngoài nước, đưa ngành du lịch biển phát triển nhanh, mạnh, tương xứng với tiềm năng. 
2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển tỉnh Hà Tĩnh 
2.1. Về vị trí địa lí 
 Hà Tĩnh có tổng diện tích là 599.718km2, chiếm 1,8% diện tích cả nước, là một trong 
sáu tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ, được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh vào năm 1991, 
nằm trong tọa độ địa lí 17 độ 53’ 50’’– 18 độ 45’40’’ vĩ độ Bắc, 105 độ 05’50’’- 106 độ 
30’20’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp 
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có 12 đơn vị hành 
chính trực thuộc bao gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Hương Sơn, 
Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang, Lộc Hà 
(thành lập năm 2007). Đến cuối 2010, Hà Tĩnh có 235 xã, 15 phường và 12 thị trấn (Ủy 
ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2010). 
Nằm ở điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây với các 
tuyến giao thông huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, 
đường biển – trục giao thông Bắc-Nam; Quốc lộ 8 và Quốc lộ 12, trục hành lang Đông-
Tây, có vị trí thuận lợi để giao lưu hợp tác và trao đổi thương mại với các tỉnh trong nước 
và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan. 
Nguồn tài nguyên mặt nước dồi dào bao gồm nhiều lưu vực sông có trữ lượng 
khoảng 11-13m3 với 137km bờ biển; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển với 4 cửa sông 
lớn, là tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển, giao thông vận tải biển, 
du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu. 
2.2. Tài nguyên du lịch biển của Hà Tĩnh 
Hà Tĩnh là một trong những địa danh có tiềm năng du lịch tương đối phong phú với 
ưu thế bờ biển dài và còn khá hoang sơ, thắng cảnh thiên nhiên đẹp, người địa phương hiếu 
khách đã tạo nên những nét riêng cho du lịch nơi đây. Ngoài ra, vùng đất này còn có 
nhiều tiềm năng vẫn chưa hoặc đang được khai thác. Nếu Sở Văn hóa – Thể thao và Du 
lịch Hà Tĩnh có chiến lược khai thác hợp lí phát triển du lịch, nơi đây có thể trở thành một 
trong những trung tâm du lịch nổi tiếng cả nước. 
Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, trên tuyến “Du lịch xuyên Việt”, là điểm 
đầu của tuyến du dịch “Con đường di sản miền Trung”, và là một trong những cửa ngõ 
của không gian du lịch “Hành lang Đông – Tây” sang Lào – Thái Lan bằng Quốc lộ 1A, 
12A qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và Cha Lo (Quảng Bình). Nhờ vị trí đắc địa 
này, Hà Tĩnh có thể khai thác các tuyến du lịch quốc tế gắn với tuyến hành lang kinh tế 
Đông - Tây, mở rộng thị trường du lịch sang các nước trong khối ASEAN, khai thác khách 
du lịch từ các tỉnh phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung Tây Nguyên, thành phố 
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh hiện có hơn 15 khu, điểm du lịch, trong đó có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
162 
7 khu du lịch biển, 193 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu chuẩn; 7 công ti lữ hành, 
giải quyết việc làm cho 3766 lao động. Có thể kết hợp du lịch biển với các loại hình du lịch 
phong phú khác, tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn trong khai thác du lịch Hà Tĩnh. 
Có đường bờ biển dài với những bãi biển đẹp như: Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), 
Xuân Thành (huyện Nghi Xuân), Thạch Hải (huyện Thạch Hà), Lộc Hà (huyện Lộc Hà), 
khu du lịch biển Quỳnh Viên – Lê Khôi, biển Thạch Văn - Thạch Trị (Thạch Hà), biển Kỳ 
Xuân, biển Đèo Con (Kỳ Anh) với lợi thế nổi trội về phát triển du lịch biển. Đặc biệt là 
ba bãi biển đẹp được du khách ưa chuộng như: 
- Biển Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 30km và 
cách Hà Nội khoảng 380km. Bãi biển nổi tiếng với nhiều món ăn hải sản tươi ngon như 
tôm, cua, cá, mực, đặc biệt là món mực nhảy, chim cù kì, kẹo cu đơ. Thiên Cầm là bãi biển 
nổi tiếng Hà Tĩnh, được du khách ghé tham quan, tắm biển hàng năm với số lượng rất lớn. 
Nơi đây là điểm đến đặc biệt hấp dẫn và là niềm tự hào của người dân,vì mỗi khi nhắc đến 
Hà Tĩnh, du khách trong và ngoài nước thường nghĩ ngay đến bãi biển Thiên Cầm và 
mong muốn một lần được ghé thăm. 
- Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, cách thành phố 
Vinh khoảng 13km và cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km. Bãi biển dài hơn 5km, nước 
biển có độ mặn vừa phải, trong xanh và rất sạch, bờ cát thoai thoải, có thể đi bộ ra biển tới 
hàng trăm mét. Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ du khách ở đây chưa phát triển, nhưng bãi 
biển này thu hút du khách bởi sự trong sạch, nguyên sơ của biển. Du khách có thể thỏa sức 
khám phá nét đẹp tự nhiên của biển Xuân Thành và sử dụng các dịch vụ giải trí ven biển. 
- Biển Thạch Hải thuộc huyện Thạch Hà, bãi biển được phủ lớp cát mịn màng, trắng 
xóa, khoảng cách từ bờ ra biển khoảng 300m với độ sâu chỉ khoảng một mét. Bên cạnh 
biển còn có ngọn hải đăng trên đỉnh núi phía trước, là điểm nhấn của biển Thạch Hải. Đến 
đây du khách có thể thỏa sức tắm biển và tự do khám phá trò chơi leo núi. 
Nơi đây có thế mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng, 
cùng những sản phẩm độc đáo được tạo ra từ sự kết hợp vừa khai thác đặc sản như tôm, 
mực, cá phục vụ nhu cầu của khách du lịch; khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên với 
phong cảnh tuyệt đẹp như hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên), vườn quốc gia Vũ Quang, tháp Vũ 
Môn, núi Hồng, sông La, đèo Ngang – Hoành Sơn quan, núi Hồng Lĩnh; khai thác các 
điểm tài nguyên du lịch nhân văn với loại hình du lịch tâm linh, văn hóa, lịch sử như khu 
tưởng niệm Ngã ba Đồng Lộc, quần thể Khu tưởng niệm, khu mộ tưởng niệm Tổng Bí thư 
Trần Phú (tại Tùng Ảnh – Đức Thọ), Hà Huy Tập (ở Cẩm Hưng – Cẩm Xuyên) và đền thờ 
Tổng Bí thư Lê Duẩn (tại Kẻ Gỗ – Cẩm Xuyên), Đền Củi (ở Xuân Hồng – Nghi Xuân), 
Đền Bà Hải (ở Kỳ Ninh – thị xã Kỳ Anh), chùa Hương Tích (ở xã Thiên Lộc – Can Lộc) 
cùng các lễ hội truyền thống như hội chùa Hương Tích, hội Chiêu Trưng, hội cầu Ngư, hội 
đua thuyền, hội Đền Cả. Các làng nghề truyền thống như làng mộc Thái Yên, làng rèn Vân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thúy Duyên 
163 
Chàng, làng đóng thuyền Trường Xuân, làng nón Đan Du tạo thành tour du lịch hấp dẫn 
có sức thu hút mạnh mẽ du khách trong và ngoài nước. 
2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển tỉnh Hà Tĩnh 
2.3.1. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển 
Để thu hút và phục vụ tốt nhất cho du khách, những năm gần đây, Hà Tĩnh đã đầu tư 
xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, cụ thể như sau: 
- Về kết cấu hạ tầng, điển hình là giao thông ở các khu du lịch biển đã được đầu tư xây 
dựng và hoàn thiện dần trong những năm gần đây như khu du lịch quốc gia Thiên Cầm, khu 
du lịch biển Xuân Thành, khu du lịch biển Hoành Sơn, khu sinh thái nước suối Sơn Kim, khu 
danh thắng biển Quỳnh Viên – Lê Khôibắt đầu có sự kết nối nhờ nâng cao chất lượng dịch 
vụ vận chuyểnvà đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Các dự án được đầu tư với kinh phí lớn, 
đã đáp ứng được một số yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách VIP, làm tăng mức độ 
hài lòng và khả năng quay trở lại của du khách, nhất là khách quốc tế. 
- Về cơ sở lưu trú, có sự gia tăng khá nhanh về số lượng và chất lượng từ năm 2000. 
Năm 2000, cả tỉnh có 24 cơ sở lưu trú với 425 buồng, năm 2005 là 70 cơ sở với 1500 
buồng, năm 2010 có 108 cơ sở với 2510 buồng. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 
2000-2010 là 16,2%/năm đối với cơ sở lưu trú và 19,9%/ năm đối với số lượng buồng (Ủy 
ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013, tr. 4). Năm 2014, toàn tỉnh có 166 cơ sở lưu trú với 2874 
phòng, năm 2015 đã phát triển lên 189 cơ sở lưu trú với 4500 phòng, trong đó có 1 khách 
sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 24 khách sạn 2 sao. Đến năm 2017, Hà Tĩnh có gần 200 cơ sở 
lưu trú với gần 5000 phòng, 39 khách sạn 1 sao, 22 khách sạn 2 sao, 7 khách sạn 3 sao và 2 
khách sạn 4 sao, trung tâm siêu thị khách sạn BMC VinPearl Hotel Hà Tĩnh và VinPearl 
Descovery Hà Tĩnh được xây dựng đạt chuẩn 5 sao (Quang Sáng, 2015). 
Hà Tĩnh cũng đầu tư xây dựng nhiều nhà hàng ven biển nổi tiếng như Hương Biển, 
Đại Hương phục vụ những món ngon vùng biển với phong cách chế biến mang đậm tính 
miền Trung. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều đặc sản địa phương đặc sắc như bưởi Phúc Trạch, 
cam Khe Mây, kẹo cu-đơ, cam bù Hương Sơn, nước mắm Cẩm Nhượng, bánh tráng vừng, 
bánh mướt, nhung hươu Hương Sơn và một số loại hải sản khô hay tươi sống; 
các loại quà lưu niệm như áo, mũ khắc tên điểm du lịch và các loại vỏ ốc biển 
(Quang Sáng, 2015). 
- Về lao động trong ngành du lịch, năm 2010, Hà Tĩnh có 2570 lao động trong ngành 
du lịch. Đến năm 2015, có khoảng 3000 lao động. Số lượng lao động trong ngành du lịch 
ngày càng cao, chất lượng lao động cũng có biến chuyển đáng kể về trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ và thái độ phục vụ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường 
(Quang Sáng, 2015). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
164 
Hà Tĩnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú ngày càng phát triển cả về số 
lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách tham quan và du lịch, góp phần 
thúc đẩy du lịch Hà Tĩnh nói chung và du lịch biển nói riêng. 
2.3.2. Thực trạng du lịch biển Hà Tĩnh hiện nay 
Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến nhưng vẫn 
là điểm đến chưa gây được dấu ấn sâu sắc trong lòng khách du lịch.Tuy nhiên, với các 
chính sách thu hút du khách của tỉnh, lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng và 
tắm biển ở đây ngày càng đông hơn (xem Bảng 1). 
Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến Hà Tĩnhtheo các năm 
Thời gian 
Số lượt khách du lịch đến 
Hà Tĩnh 
Khách du lịch 
quốc tế 
Khách du lịch 
nội địa 
2006-2013 923.004 17.875 905.129 
2015 1.590.000 21.960 1.568.040 
2016 1.272.000 18.000 1.254.000 
2017 1.380.000 21.870 1.360.130 
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013, tr.5 
Trong những năm từ 2006 đến 2013 lượng khách du lịch tăng mạnh. Đến năm 2015, 
Hà Tĩnh đã thu hút hơn 1.590.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng (Quang 
Sáng, 2015). 
Tháng 4 năm 2016, một sự kiện xấu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới du lịch biển Hà 
Tĩnh, đó là sự cố ô nhiễm môi trường biển, hàng loạt cá chết trắng ven dãy biển miền trung, 
trong đó Hà Tĩnh là tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do công ti Formosa đặt tại huyện 
Kỳ Anh. Mức độ tác động của sự cố môi trường biển này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời 
sống bà con vùng biển và người dân trong tỉnh mà còn tác động xấu đến du lịch biển Hà Tĩnh. 
Suốt một thời gian dài, du lịch vùng biển gần như bị “tê liệt”, lượt khách du lịch biển giảm tới 
20% so với năm 2015, doanh thu ngành du lịch và các cơ sở kinh doanh tại các khu, điểm du 
lịch biển sụt giảm 80%-85% so với năm 2015 (Quang Sáng, 2015). 
Sau khi sự cố môi trường biển dần được khắc phục, các nhà nghiên cứu khoa học 
công bố các số liệu chứng minh được độ an toàn của nước biển và một số loại hải sản thì số 
lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh sử dụng dịch vụ du lịch biển tăng mạnh. Năm 2017, Hà 
Tĩnh đón 1.380.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó, khách nội địa 
đạt 1.360.130 lượt khách, tăng 25,6% so với cùng kì năm 2016, tăng 15,1% so với kế hoạch 
năm 2017; khách quốc tế đạt 21.870 lượt khách, tăng 21,5% so với cùng kì năm 2016, tăng 
9,4% so với kế hoạch năm 2017. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 540 tỉ đồng, tăng 58,8% so 
với cùng kì năm 2016, tăng 35% so với kế hoạch năm 2017 (Quang Sáng, 2015). 
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, số lượng khách du 
lịch đến Hà Tĩnh xếp thứ 5/6 toàn vùng Bắc Trung Bộ và 39/63 tỉnh thành trên cả nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thúy Duyên 
165 
Đây là tín hiệu đáng mừng, là động lực thúc đẩy trong việc đề ra các chính sách phát triển, 
quảng bá du lịch Hà Tĩnh. 
2.3.3. Doanh thu từ du lịch 
Với các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch Hà Tĩnh, hàng năm tổng thu du lịch 
Hà Tĩnh có sự tăng trưởng, tuy nhiên du lịch Hà Tĩnh vẫn chưa có đóng góp tương xứng 
với tiềm năng hiện có.Trước năm 2016, tổng thu du lịch của tỉnh có sự tăng trưởng đều, cụ 
thể (xem Bảng 2): 
Bảng 2. Tổng thu du lịch tỉnh Hà Tĩnh qua các năm 
Năm Tổng thu (tỉ đồng) 
2006 71,64 
2011 265 
2015 523 
2016 249 
2017 354 
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh,2013, tr.4; Quang Sáng, 2015 
Tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2006 đến năm 2011 xấp xỉ 30%/năm, một con 
số khá ấn tượng. Đạt được thành tựu này là do Đảng bộ Tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan 
trọng của ngành du lịch, đề ra các biện pháp phát triển du lịch song song với việc đầu tư 
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 
du lịch giai đoạn 2000 - 2010 đạt 16%/năm nhưng vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu 
GDP của tỉnh vẫn còn thấp (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013, tr.6). 
Năm 2016, tổng thu giảm gần 40-50% so với năm 2015 do ảnh hưởng của sự cố môi 
trường biển, sau hơn một năm khắc phục sự cố và tìm giải pháp để khôi phục, du lịch Hà 
Tĩnh đã có sự khởi sắc với tổng thu 345 tỉ đồng năm 2017. 
2.3. Những vấn đề tồn tại trong phát triển du lịch biển ở Hà Tĩnh 
Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng mặc dù đạt một số thành tựu cơ bản 
nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần tập trung giải quyết trong thời gian tới 
nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển của Hà Tĩnh. Cụ thể: 
- Sự bất cập trong việc tổ chức quản lí ngành du lịch; thiếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ 
tầng du lịch, dẫn đến việc cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng 
chưa thực sự đồng bộ, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa cao, các hoạt động kinh doanh du lịch 
ven biển diễn ra thiếu nền nếp; chưa đưa ra được các chiến lược và chiến dịch quảng bá du 
lịch có hiệu quả nên mặc dù tiềm năng du lịch lớn nhưng lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh 
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. 
- Các chính sách ưu tiên phát triển, đảm bảo an toàn – an ninh – môi trường biển chưa 
thích ứng, chưa kịp thời như việc quản lí nạn xả rác bừa bãi ven các bãi biển; rác thải 
không được xử lí dạt ra biển làm cho môi trường biển ngày càng xấu đi; việc đưa ra các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
166 
chính sách phát triển công nghiệp ven biển, điển hình như công ti Formosa, làm cho môi 
trường biển bị phá hoại nghiêm trọng, mặc dù đã được giải quyết nhưng vẫn còn để lại hậu 
quả; nạn mồi chài, chặt chém, tăng giá dịch vụ diễn ra thường xuyên, làm ảnh hưởng 
đến tâm lí, gây ra những hoài nghi và giảm độ tin cậy với du khách. 
- Hệ thống các đảo nhỏ ven biển có khá nhiều tiềm năng như đảo Én, đảo Bơc với bãi 
biển Thiên Cầm, đảo Sơn Dương với bãi biển Kỳ Anh... là nguồn lợi lớn cho phát triển du 
lịch; nhưng trong những năm gần đây, tỉnh chỉ tập trung phát triển cơ sở vật chất ven biển 
mà chưa tập trung đầu tư và khai thác các hòn đảo nhỏ ven biển để tạo ra các điểm, tour du 
lịch hấp dẫn phục vụ du khách. Vì vậy, du khách đến đây chủ yếu là sử dụng dịch vụ ven 
biển (tắm biển, thưởng thức hải sản và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên bãi 
biển). Nếu xây dựng được hệ thống giao thông kết nối và các cơ sở vui chơi giải trí trên 
các đảo ven biển thì chắc chắn du lịch biển sẽ khởi sắc hơn, du khách sẽ dành nhiều thời 
gian hơn khi sử dụng dịch vụ ven biển, đảo ven biển và doanh thu từ du lịch biển chắc 
chắn sẽ cao hơn rất nhiều. 
- Những dịch vụ ở các khu du lịch biển còn nhiều bất cập đã gây nên sự phản ứng 
mạnh mẽ của du khách sau khi sử dụng. Ngay tại các bãi biển nổi tiếng như Thiên Cầm, bà 
Trần Thị Ch. (xã Cẩm Lĩnh) phản ánh với chúng tôi rằng hải sản mặc dù tươi ngon nhưng 
giá cả quá đắt đỏ, hệ thống nhà tắm nước ngọt và nhà vệ sinh chất lượng còn rất thấp. Bãi 
biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) ngoài vẻ đẹp trong sạch và thơ mộng, du khách còn 
được “mời chào” bởi dịch vụ mại dâm trá hình trong các nhà hàng ăn uống, hoạt động một 
cách công khai gây bức xúc cho nhiều du khách. Các cơ sở lưu trú phát triển nhanh về số 
lượng, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường và chất lượng dịch vụ du 
lịch nên công suất sử dụng phòng/ buồng còn thấp, với khoảng 46% năm 2000 và 55% đến 
60% năm 2010, 2011. 
- Tình trạng tăng giá “chặt chém” các dịch vụ (lưu trú, ẩm thực) vào mùa cao điểm 
hay các dịp lễ vẫn thường xuyên xảy ra. Nhân viên phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp trong 
giao tiếp với khách hàng. Hiện tượng một số du khách thiếu ý thức trong sinh hoạt, xả rác 
bừa bãi gây ô nhiễm môi trường biển; đặc biệt là sự hoạt động của các khu công nghiệp 
ven biển đã làm giảm khả năng khai thác tiềm năng biển. 
- Theo thực địa của chúng tôi, các bãi biển được khai thác du lịch như bãi biển Thiên 
Cầm (huyện Cẩm Xuyên), Xuân Thành (huyện Nghi Xuân), bãi biển Lộc Hà (Lộc Hà), 
biển Thạch Văn – Thạch Trị (Thạch Hà), còn thiếu các khu vui chơi tích hợp cho khách du 
lịch, vì vậy không thể giữ chân du khách lâu hơn (ngoài tắm biển và ăn hải sản du khách 
không còn dịch vụ nào để sử dụng trong dịp cao điểm du lịch biển và các dịp lễ, tết). 
- Chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ 
lệ khá lớn, mặc dù số lượng lao động có tăng lên, tuy nhiên, tỉ lệ lao động được đào tạo còn 
thấp, số lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ ở mức 8%, cao đẳng 9,2% và trung 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thúy Duyên 
167 
cấp chiếm 21%, trình độ sơ cấp chiếm số lượng lớn với 44,8% (Ủy ban nhân dân tỉnh Hà 
Tĩnh, 2013, tr. 4). Số lao động có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp chiếm tỉ lệ rất 
thấp. Trình độ, thái độ lao động còn nhiều hạn chế khiến du khách chưa thực sự hài lòng. 
- Sự liên kết trong khai thác phát triển du lịch biển giữa các ngành, các địa phương 
trong tỉnh và các tỉnh lân cận rất hạn chế (gần như chưa có gì đáng kể), nên không khai 
thác tổng hợp được thế mạnh để phát triển. 
- Nguồn vốn đầu tư cho các dự án bảo tồn hệ sinh thái biển, bảo vệ môi trường biển, 
khai thác thế mạnh biển và các đảo còn rất khiêm tốn, làm hạn chế tốc độ phát triển du lịch 
biển. 
Để khắc phục các vấn đề còn tồn tại, tỉnh Hà Tĩnh cần có chiến lược lâu dài và các 
giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch. 
3. Một số giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Hà Tĩnh 
Sau khi phân tích những điểm hạn chế của du lịch biển Hà Tĩnh, chúng tôi đưa ra 
một số giải pháp để tiếp tục khai thác, khôi phục và phát triển du lịch biển như sau: 
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ sở quản lí hành chính ngành du lịch tỉnh. 
Đây là mấu chốt trong việc phát triển du lịch biển nói riêng và du lịch của Hà Tĩnh nói 
chung. Các cấp cơ sở quản lí hành chính ngành du lịch cần nghiên cứu thị trường và nhu 
cầu của khách du lịch biển để đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp trong giai đoạn mới. 
Cần có sự đánh giá thị trường, tiềm năng du lịch biển để có sự linh hoạt trong quá trình 
quản lí, sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ như nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, ăn 
uống song song với việc quản lí chặt chẽ các loại hình dịch vụ, phí dịch vụ và ý thức 
phục vụ khách du lịch. 
- Xây dựng chính sách quy hoạch và phát triển du lịch. Cần tập trung xây dựng quy 
hoạch cơ sở hạ tầng ven biển và trên các đảo nhỏ ven biển một cách đồng bộ để thúc đẩy 
du lịch biển phát triển bền vững và lâu dài, đưa ra các giải pháp để thực hiện các quy hoạch 
đã đề ra. Bên cạnh đó, cần thường xuyên xem xét các yếu tố khác để phân định quy hoạch 
theo các khu đặc trưng, theo từng tiềm năng riêng có của từng vùng, để tạo nét đặc sắc 
trong du lịch biển Hà Tĩnh. 
- Tăng cường công tác kiểm định, công bố và quản lí môi trường biển. Nếu như trước 
đây (2016), công tác kiểm định công bố các chỉ số an toàn của môi trường biển và hải sản 
không được chú trọng và tiến hành thường xuyên, vì du khách trong và ngoài nước vẫn 
luôn tin tưởng vào sự trong sạch của môi trường biển ở Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh 
nói riêng, thì sau sự cố môi trường năm 2016, hoạt động này cần phải được đặt lên hàng 
đầu. Chỉ khi khách du lịch thấy được rằng hải sản và chất lượng nước biển đã “sạch” theo 
tiêu chuẩn khoa học thì họ mới có thể an tâm sử dụng dịch vụ du lịch biển và duy trì được 
lượng khách du lịch đến với các bãi biển của Hà Tĩnh như trước đây. Bên cạnh đó, để vùng 
biển luôn có được vẻ mĩ quan và sức hấp dẫn, cần nâng cao nhận thức của khách du lịch và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
168 
người dân địa phương trong hoạt động bảo vệ môi trường ven biển bằng cách không xả rác 
bừa bãi, đồng thời kêu gọi người dân địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động thu 
gom rác thải, cải tạo vệ sinh môi trường biển. 
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các dịch vụ khác ven biển và các hòn đảo nhỏ ven 
biển. Tại một số hòn đảo gần bờ như đảo Én, đảo Bơc ở huyện Cẩm Xuyên, đảo Sơn 
Dương ở huyện Kỳ Anh nên đầu tư cơ sở vật chất kết hợp xây dựng các khu vui chơi đa 
dạng, hấp dẫn cùng hệ thống giao thông đến các đảo bằng thuyền siêu tốc hoặc cáp treo để 
quá trình đi lại và sử dụng dịch vụ du lịch biển được thuận lợi; từ đó thu hút du khách đến 
và sử dụng dịch vụ, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch biển đảo. Quy hoạch và 
phát triển đồng bộ, tổng thể từ ven biển đến các đảo, tạo nên sự phức hợp trong khai thác 
tiềm năng du lịch biển để mang đến sự mới lạ, hấp dẫn và khác biệt cho du lịch vùng biển. 
-Nâng cao trình độ và thái độ của nhân viên phục vụ. Cần tập trung rà soát và tiến 
hành bổ sung lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản bằng cách tạo điều kiện 
thuận lợi cho Đại học Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn 
Du trong việc hỗ trợ kinh phí xây dựng chương trình đào tạo và học phí cho các khóa học, 
đào tạo học viên phục vụ du lịch trong tỉnh, kết hợp giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 
với việc tuyên truyền nêu cao nhận thức về thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách 
hàng bằng phương châm “vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi”. 
- Xây dựng kế hoạch khai thác du lịch biển trong những tháng thấp điểm bằng các 
tour khuyến mãi, trọn gói. Mùa du lịch biển ở Hà Tĩnh thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến 
hết mùa hè. Lượng khách chủ yếu sử dụng dịch vụ du lịch biển và dịp hè nóng nực còn 
những mùa khác do tác động của thời tiết nên số lượng khách du lịch đến với vùng biển rất 
thấp. Vì vậy, để có thể thu hút khách du lịch đến vùng biển trong những tháng mưa, lạnh 
nên kết hợp du lịch văn hóa, tâm linh với khai thác ẩm thực ven biển. Liên kết phát triển 
sản phẩm du lịch nói riêng và du lịch nói chung. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa 
Hang, chùa Thiên Tượng, Thiền viện Trúc Lâm với ẩm thực vùng biển Xuân Thành, tham 
quan Khu di tích cố Tổng bí thư Hà Huy Tập kết hợp với ẩm thực tại biển Thiên Cầm 
huyện Cẩm Xuyên 
- Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch và tạo dấu ấn du lịch Hà Tĩnh trong lòng du 
khách. Cần tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch như thực hiện các cuộc thi ảnh đẹp du 
lịch, quảng bá trên báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng về vẻ đẹp của Hà Tĩnh một 
cách hấp dẫn nhất để du khách không thể không dừng chân, chiêm ngưỡng, thưởng thức 
đặc sản. Nhắc đến Hà Tĩnh là du khách nhớ đến những bãi cát vàng; những dãy đá ven 
biển; bãi biển trong, xanh, sạch bên cạnh hương vị khó quên của ẩm thực biển Hà Tĩnh – 
đó là mục tiêu mà những người làm du lịch mong muốn đạt được. 
- Kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài. Việc đầu tư vào các khu du lịch biển về cơ sở 
hạ tầng, các khu vui chơi hiện đại kết hợp với pháp triển các sản phẩm du lịch biển đặc thù 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Thúy Duyên 
169 
Hà Tĩnh là rất cần thiết, nhằm tạo được dấu ấn riêng biệt để quảng bá thương hiệu du lịch 
biển Hà Tĩnh. 
Ngoài việc thực hiện các giải pháp đã đề ra, tỉnh cần có chính sách cụ thể để phát huy 
tối đa vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong việc hỗ trợ và thực hiện các hoạt 
động kinh doanh du lịch lành mạnh, thân thiện, đúng mực, cũng như góp phần bảo vệ và 
cải tạo môi trường du lịch biển, tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch, để Hà Tĩnh có thể 
đón bước chân du khách không chỉ một lần. 
4. Kết luận 
Là một tỉnh ven biển miền Trung với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, tài nguyên 
thiên nhiên phong phú, đặc biệt nguồn tài nguyên biển dồi dào, Hà Tĩnh thực sự có nhiều 
lợi thế nổi trội về du lịch biển. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa du lịch trở thành 
ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong khối dịch vụ, Hà Tĩnh cần thực hiện những giải 
pháp phù hợp để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật, đảm bảo an 
toàn - an ninh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kêu gọi dự án đầu tư, thiết lập môi 
trường sinh thái biển trong sạch, có chính sách ưu đãi để tạo dựng được thương hiệu du 
lịch Hà Tĩnh trong lòng du khách trong và ngoài nước. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh. (2010). Niên giám thống kê 2000 đến 2010 tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh. 
Quang Sáng. (2015). “Du lịch Hà Tĩnh bước phát triển ấn tượng”. Truy cập từ 
https://baohatinh.com.vn/ 
Tỉnh ủy Hà Tĩnh. (2017). Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo 
của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Hà Tĩnh. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. (2013). Quyết định về việc phê duyệt“Đề án một số chính sách phát 
triển du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020” (ban hành kèm theo Quyết định số 1477/QĐ 
UBND ngày 23/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh). Hà Tĩnh. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.(2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 
đến 2020, tầm nhìn đến 2050. Hà Tĩnh. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. (2007). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 
Hà Tĩnh đến 2020, Hà Tĩnh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 160-170 
170 
SEA-TOURISM IN HA TINH – REALITY AND SOLUTION 
Nguyen Thi Thuy Duyen 
Faculty of Tourism – Ho Chi Minh City University of Food Industry 
Corresponding author: Email: duyenntt@cntp.edu.vn 
Received: 07/01/2019; Revised: 13/02/2019; Accepted: 27/02/2019 
ABSTRACT 
Ha Tinh is one of the central coastal provinces with great potentials for tourism 
development, especially sea tourism with beautiful and famous beaches such as Thien Cam (Cam 
Xuyen), Xuan Thanh (Nghi Xuan, etc. In recent years, sea-tourism in Ha Tinh has been affected by 
heavy pollution of the sea-area in the incident of Fomosa Company. This article analyzes the 
potential of sea-tourism in Ha Tinh province, and proposes some solutions to restore and develop 
sea-tourism in Ha Tinh province after sea environmental incident. 
Keywords: Sea tourism, Ha Tinh, tourism potential, Xuan Thanh sea, Thien Cam sea. 

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_bien_ha_tinh_thuc_trang_va_giai_phap.pdf