Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch

Tóm tắt

Báo cáo này trình bày tóm tắt những phát hiện từ một cuộc khảo sát trực tuyến

được tiến hành gần đây với trên 300 khách lữ hành quốc tế đã từng du lịch

tới Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (trong báo cáo, các nước này gọi

chung là ‘Khu vực’). Cuộc khảo sát được tiến hành nhằm nhận biết tốt hơn về

các hình thức tương tác hoặc tiếp xúc giữa khách du lịch với trẻ em ở các nước

này và đánh giá quan điểm của họ về các hình thức tiếp xúc, cũng như về du

lịch an toàn với trẻ em nói chung. Kết quả điều tra cho thấy:1

Khách du lịch thường xuyên tiếp xúc với trẻ em địa phương khi đến

thăm các nước trong Khu vực và nói chung là rất vui khi được tiếp

xúc với trẻ em

pdf 44 trang phuongnguyen 7640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch

Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Du lịch an toàn với trẻ em:
Quan điểm của khách du lịch
Báo cáo do Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa thực hiện 
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
ISBN: 978-0-9874441-2-7
Bản quyền © 2013, Tầm nhìn thế giới Việt Nam
Bất cứ phần nào trong tài liệu này cũng có thể được sao chép miễn phí với yêu 
cầu ghi rõ nguồn trích dẫn.
www.childsafetourism.org
childsafetourism@wvi.org
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Afrooz Kaviani Johnson và Aarti Kapoor, Dự 
án tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa, Tầm nhìn thế giới. Báo cáo được viết 
bởi Tiến sĩ Amie Matthews, được hiệu đính bởi Afrooz Kaviani Johnson và Aarti 
Kapoor, được dịch bởi Tầm nhìn Thế giới Việt Nam và được thiết kế bởi Juan 
Miguel Lago.
Chịu trách nhiệm về ảnh: TNTG/Thongxay Phavixay, Albert Yu, Xuan Thiem Le, 
Jon Warren, Sopheak Kong.
Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa là một sáng kiến của Chính phủ Úc, 
thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại. Những quan điểm trong điều tra này là 
của các tác giả và không nhất thiết là quan điểm của Chính phủ Úc. 
Du lịch an toàn với trẻ em:
Quan điểm của khách du lịch
Báo cáo do Dự án Tuổi thơ - Chương trình phòng ngừa thực hiện 
Nội dung
Tóm tắt
Bối cảnh nghiên cứu 
Những hạn chế và giới hạn về mặt dữ liệu
Đối tượng tham gia cuộc Khảo sát về du lịch an toàn với trẻ em 
Những người tham gia đã du lịch ở đâu và tại sao?
Phương thức và phong cách du lịch
Lập kế hoạch cho chuyến đi và sử dụng các phương tiện 
truyền thông lữ hành
Các quan sát và các cuộc gặp gỡ với trẻ em trong Khu vực
Các cuộc gặp gỡ với trẻ em ăn xin hoặc bán hàng
Chạm trán với nạn xâm hại và bóc lột trẻ em khi đang đi du lịch
Quan niệm của khách du lịch về ‘du lịch an toàn với trẻ em’ 
và những lợi ích của ‘du lịch an toàn với trẻ em’
Kết luận
Khuyến nghị cho các nghiên cứu tương lai
Phụ lục: Bảng hỏi
2
5
8
8
9
12
12
13
16
19
24
26
30
33
2 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Tóm tắt 
Báo cáo này trình bày tóm tắt những phát hiện từ một cuộc khảo sát trực tuyến 
được tiến hành gần đây với trên 300 khách lữ hành quốc tế đã từng du lịch 
tới Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (trong báo cáo, các nước này gọi 
chung là ‘Khu vực’). Cuộc khảo sát được tiến hành nhằm nhận biết tốt hơn về 
các hình thức tương tác hoặc tiếp xúc giữa khách du lịch với trẻ em ở các nước 
này và đánh giá quan điểm của họ về các hình thức tiếp xúc, cũng như về du 
lịch an toàn với trẻ em nói chung. Kết quả điều tra cho thấy:1
Khách du lịch thường xuyên tiếp xúc với trẻ em địa phương khi đến 
thăm các nước trong Khu vực và nói chung là rất vui khi được tiếp 
xúc với trẻ em. Việc tiếp xúc qua lại như vậy có thể mang lại những 
kinh nghiệm tích cực đối với khách du lịch nhưng cũng có thể để lại 
những ấn tượng tiêu cực, kéo dài trong tâm trí của họ. Ví dụ, khách du 
lịch đã mô tả lại những mặt tích cực của các cuộc gặp gỡ giữa họ với 
trẻ em địa phương. Họ cho biết, họ đã có được sự hiểu biết sâu sắc và 
độc đáo về các quốc gia hay văn hóa địa phương thông qua những trẻ 
em họ gặp. Họ cũng rất thích nói chuyện và chơi với trẻ em địa phương, 
hoặc cũng cảm thấy rằng trẻ em địa phương đặc biệt mến khách. Mặt 
khác, khi các cuộc gặp gỡ với trẻ em địa phương mà cho họ thấy rõ sự 
nghèo khó, mức độ dễ bị tổn thương của trẻ, hoặc khi những cuộc gặp 
gỡ đó được nhìn nhận trong một bối cảnh rộng hơn, bao gồm tình trạng 
xâm hại hoặc bóc lột, thì thường được những khách du lịch tham gia 
khảo sát mô tả lại một cách tiêu cực. Những kinh nghiệm như thế không 
chỉ tác động tới khách du lịch ở cấp độ tình cảm, mà trong nhiều trường 
hợp, còn có thể tác động tới nhận thức của họ về văn hóa địa phương và 
điểm đến tại địa phương đó. 
Hơn một nửa (57,1%) số người tham gia cho biết họ đã chứng kiến 
những tình huống liên quan đến hành vi bóc lột hoặc xâm hại trẻ 
em khi đi du lịch trong Khu vực. Những người trả lời đã mô tả những 
tình huống khi họ gặp trẻ em bán hàng, ăn xin hoặc đang bị người lớn 
sử dụng (trong một số trường hợp là cha mẹ của các em) để lợi dụng sự 
cảm thông của khách du lịch. Họ cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng trẻ 
em không được đi học, bị buộc phải biểu diễn phục vụ cho khách du lịch 
và phải chịu đựng hành vi bóc lột tình dục.
85% người tham gia khảo sát cho biết đã tiếp xúc với trẻ em và 
người chưa thành niên bán đồ lưu niệm và 81,2% cho biết đã tiếp 
xúc với trẻ em và người chưa thành niên làm ăn xin. Nhiều người 
tham gia khảo sát cũng cho biết, họ đã nhìn thấy trẻ em nhặt rác (49%), 
làm việc trong nhà hàng hoặc khách sạn (48,5%) và biểu diễn trên 
1 Bản chất của chủ đề khảo sát và công cụ khảo sát đồng nghĩa với việc một số phát hiện sẽ phản ánh 
quan điểm của người được phỏng vấn chứ không phản ánh tình hình thực tế của trẻ em ở các điểm đến 
du lịch trong Khu vực.
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 3
đường phố (38%). Một số lượng đáng kể những người tham gia khảo 
sát khác cũng cho biết, họ đã nhìn thấy trẻ em hoặc người chưa thành 
niên làm hướng dẫn viên du lịch (25,5%) và đáng lo ngại nhất là làm 
việc trong ngành công nghiệp tình dục (20,5%). Hơn hết, tất cả những 
người đã chứng kiến những hình thức bóc lột này nói rằng, họ cảm thấy 
phẫn nộ, buồn, quan ngại hoặc lo lắng, bất lực, tội lỗi, tức giận và/hoặc 
nản lòng. 
28,8% người trả lời cho biết, họ nghĩ rằng tất cả những hành vi bóc 
lột này hoặc được những người dân địa phương coi là bình thường 
hoặc là bị làm ngơ (bao gồm cả chính quyền địa phương). Quan 
điểm này rất đáng lo ngại trên nhiều phương diện. Một mặt, nó làm cho 
khách du lịch đặt ra một tiêu chuẩn hành vi cực kỳ thấp cho địa phương 
đó và có khả năng sẽ tác động tới sự sẵn lòng của họ khi tham gia hoặc 
can thiệp vào những trường hợp nghi ngờ có sự bóc lột hoặc xâm hại 
trẻ em. Mặt khác, khi khách du lịch nghĩ rằng cộng đồng dung túng 
hoặc chấp nhận trình trạng xâm hại và bóc lột trẻ em thì đó là một hình 
ảnh hết sức tiêu cực về điểm đến, để rồi cuối cùng, hình ảnh đó gây tổn 
hại khá nhiều cho ngành công nghiệp du lịch. 
Khách du lịch không dung túng với tình trạng xâm hại và bóc lột 
trẻ em trong hoạt động du lịch và tình trạng này có thể gây ra 
những tác động đáng kể tới hình ảnh về điểm đến mà khách du 
lịch (và khách du lịch tiềm năng) hình dung ra. Nhiều người tham 
gia khảo sát cho biết, họ đã chia sẻ lo lắng với bạn bè, gia đình và 
đồng nghiệp trong nước về tình trạng trẻ em ở Khu vực phải chịu bóc 
lột hoặc xâm hại. Một số người trả lời cũng cho biết, họ đã rút ngắn 
chuyến thăm tới các địa điểm cụ thể hoặc sẽ không quay lại một số nơi 
do họ đã chứng kiến những trường hợp mà họ tin rằng có liên quan tới 
việc xâm hại trẻ em và người chưa thành niên. Suy cho cùng, vì lợi ích 
của ngành công nghiệp du lịch, Chính phủ các nước,chính quyền địa 
phương và những nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần tiếp tục giải quyết 
những vấn đề này để đảm bảo rằng, trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi 
hình thức xâm hại trong hoạt động du lịch, tại các nước trong Khu vực. 
53,2% số người tham gia nói rằng, họ không mua hàng hoá hoặc 
dịch vụ từ trẻ em và 78,7% nói rằng, họ không đưa tiền cho trẻ em 
hoặc người chưa thành niên làm ăn xin. Điều này cho thấy, những 
khách du lịch tham gia vào cuộc khảo sát đã có nhận thức phù hợp về 
các vấn đề liên quan tới tình trạng trẻ em bán hàng cho khách du lịch 
hoặc ăn xin. Lý do phổ biến nhất là để tránh các hình thức mua bán, 
trao đổi với người chưa thành niên, để ngăn chặn sự phát triển của 
những loại hình văn hóa kinh tế - xã hội không bền vững hoặc tránh 
việc đặt trẻ em hoặc người chưa thành niên vào những tình huống ‘rủi 
ro’. Nhiều người tham gia khảo sát dường như hiểu rõ về thực tế là nếu 
trẻ em ăn xin và/hoặc bán hàng trên đường phố thì các em sẽ không 
có khả năng đi học và dễ bị tổn thương với tình trạng bóc lột hoặc xâm 
4 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
hại. Nhiều người cũng nói rằng, ăn xin không phải là một hình thức trao 
quyền cho trẻ, cũng không phải là cách để chấm dứt chu kỳ nghèo đói. 
Để so sánh, một số lượng đáng kể những người tham gia khảo sát cũng 
đã nhắc tới điều mà họ cho là những lựa chọn thay thế tốt hơn, chẳng 
hạn như thay vì làm những việc đó thì quyên tiền cho một tổ chức từ 
thiện ở địa phương hoặc cho trẻ em thức ăn.
Gần một nửa (49,5%) số người trả lời cảm thấy họ cũng có trách 
nhiệm nhất định đối với trẻ em và người chưa thành niên ở địa 
phương khi họ đi du lịch. Một số người tham gia khảo sát dường như 
có các chiến lược rõ ràng để đối phó với trẻ em ăn xin hoặc trẻ bán hàng 
và dịch vụ trong Khu vực. Họ đã thực sự nỗ lực để đảm bảo rằng những 
cuộc tiếp xúc, tương tác của họ với trẻ em đều phù hợp về đạo đức. Một 
số người cho biết, họ đã thực hiện các biện pháp rất tích cực để hỗ trợ 
trẻ em khi cần thiết và họ cảm thấy thực sự mong muốn được làm điều 
đó khi đang ở trong Khu vực. Tuy nhiên, ngay cả những người đã nỗ lực 
giúp người dân địa phương (và trẻ em địa phương nói riêng) cũng không 
chắc chắn là liệu hành động của họ có tạo nên những thông lệ tốt nhất 
hay không. Họ cũng thường thể hiện sự nghi ngờ và không chắc chắn 
về cách thức tiếp xúc tốt nhất với trẻ em trong Khu vực.
Chỉ có 19,5% số người trả lời cảm thấy rằng họ đã có đủ thông tin 
để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa phương mà họ gặp 
ở những nơi công cộng. Mặc dù vậy, nhiều người tham gia cũng cho 
biết, họ muốn biết thêm về vấn đề này và cách thức phù hợp để họ có 
thể giúp đỡ trẻ.
84,8% người tham gia khảo sát nói rằng, họ muốn biết thêm về 
cách thức bảo vệ trẻ em và ngăn chặn tình trạng bóc lột trong 
Khu vực. Số người gần bằng ở trên nói rằng, họ muốn hiểu biết thêm về 
các phong tục địa phương, trang phục và hành vi phù hợp (83,3%) và 
về các cách thức mà khách du lịch có thể hỗ trợ kinh tế cho địa phương 
(83%). Cũng như vậy, khi được hỏi, liệu chính sách bảo vệ trẻ em của 
một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của họ hay 
không, thì 94,8% người tham gia nói rằng có ảnh hưởng. 
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 5
Bối cảnh nghiên cứu
Là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, du lịch có tác động 
đáng kể tới nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Điều này đặc biệt đúng 
khi nhắc tới nền kinh tế của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nơi tỷ lệ 
khách du lịch đã tăng theo cấp số nhân trong những thập kỷ gần đây. Năm 
2011, Campuchia đã đón hơn 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15% so với 
con số ghi nhận trong năm 2010. Sau đó, trong cùng một năm, tổng doanh 
thu từ du lịch đã đạt xấp xỉ 1.912 triệu USD.2 Tương tự như vậy, lượng khách 
du lịch đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tăng liên tục từ năm 1990-
2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 20,67%.3 Trong năm 2011, 
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đón hơn 2,7 triệu lượt khách quốc tế, 
tăng 8% so với năm 2010.4 Cũng trong xu thế đó, tại Thái Lan, 19 triệu khách 
du lịch đã được chào đón tại đất nước này trong năm 2011; tăng 19,84% so 
với năm 2010. Khách du lịch tới Thái Lan có số lượng lớn nhất là từ Malaysia, 
Trung Quốc và Nhật Bản. Tổng doanh thu của ngành du lịch nước này đạt 23 
tỷ USD, tăng 23,92% từ năm 2010.5 Nước cuối cùng trong danh sách này là 
Việt nam, vào năm 2011, Việt Nam đã đón tiếp hơn 6 triệu du khách quốc tế, 
tăng 19,1% so với năm 2010. Số lượng khách du lịch chủ yếu đến từ Trung 
Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.6
Sự tăng trưởng này chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế và được các thành viên 
của chính phủ, ngành công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương mong đợi. 
Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, năm 2011, ngành du lịch chiếm 
9,5% tổng sản phẩm nội địa (‘GDP’) của Campuchia và 5,8% GDP của Cộng 
hòa Dân chủ Nhân dân Lào (nếu tính tới những tác động rộng hơn mà ngành 
du lịch mang lại, có nghĩa là những tác động ‘gián tiếp’, thì những đóng góp của 
ngành du lịch thậm chí còn cao hơn, ở mức tương ứng là 22,1% và 18,2%).7 
Tương tự như vậy, ngành du lịch chiếm 7,1% trong tổng GDP của Thái Lan và 
4,3% trong tổng GDP của Việt Nam.8 Không có gì đáng ngạc nhiên bởi điều 
này cũng có nghĩa là du lịch đã góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm ở 
những quốc gia này. Trong năm 2011, ngành du lịch và lữ hành ở Campuchia 
đã hỗ trợ trực tiếp 607.000 việc làm (8,0% tổng số việc làm) và ở Cộng hòa Dân 
2 Số liệu của Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2012), Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, 
Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012 
3 Các dữ liệu trong phần này là của Cục Quản lý Du lịch Quốc gia Lào (2010) Báo cáo thống kê năm 2010 
về Du lịch tại Lào, Vụ Kế hoạch và Hợp tác, Phòng Thống kê Du lịch.
4 Dữ liệu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, 
Bangkok, 10 tháng 7 năm 2012
5 Dữ liệu của Chính phủ Thái Lan (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 
năm 2012
6 Dữ liệu của Chính phủ Việt Nam (2012) Trình bày tại Ban Điều Phối Dự án Tuổi thơ, Bangkok, 10 tháng 7 
năm 2012
7 Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: 
Cam-pu-chia và Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của du lịch và lữ 
hành năm 2012: Lào, www.wttc.org/research/, truy cập ngày 27/9/12.
8 Để biết thêm chi tiết, hãy xem: Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt kinh tế của 
du lịch và lữ hành năm 2012: Thái Lan và Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới (2012) Tác động về mặt 
kinh tế của du lịch và lữ hành năm 2012: Việt Nam, www.wttc.org/research/, truy cập ngày 27/9/12.
6 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
chủ Nhân dân Lào, du lịch đã trực tiếp đóng góp 4,9% trong tổng số việc làm 
(tương đương với 143.500 công ăn việc làm). Tại Thái Lan, lữ hành và du lịch 
đã trực tiếp hỗ trợ 1.833.000 việc làm (tương đương với 4,7% trong tổng số việc 
làm) và ngành du lịch Việt Nam đã mang lại 1.832.500 việc làm (3,7% trong 
tổng số việc làm). Ở mỗi nước, đóng góp về mặt kinh tế của ngành du lịch (gồm 
cả đóng góp cho lĩnh vực việc làm) dự kiến sẽ tăng lên trong tương lai.9
Mặc dù không đánh giá thấp tầm quan trọng của những đóng góp về mặt kinh 
tế này nhưng cũng cần ghi nhận rằng, trong khi ngành du lịch có tiềm năng tạo 
nên những đóng góp tích cực và quan trọng đối với các nước bản địa, thì cùng 
với đó là các vấn đề xã hội, văn hóa và môi trường to lớn và đáng để lưu tâm. 
Những vấn đề như vậy càng được khuếch đại trong bối cảnh mà ngành du lịch 
đang phát triển nhanh chóng mà không có kế hoạch và sự giám sát cần thiết. 
Một trong những mối quan tâm chính đối với Dự án Tuổi thơ - Chương trình 
phòng ngừa (sẽ được bàn tới chi tiết hơn ở dưới đây) chính là cách mà ngành 
du lịch gây tác động tới cuộc sống của trẻ em. Do sức hút kinh tế của lĩnh vực 
du lịch mà tạo ra một mối liên hệ rõ ràng giữa du lịch và nạn bóc lột trẻ em. Trẻ 
em dễ bị tổn thương và gia đình của các em thường xuyên bị thu hút tới các 
điểm du lịch để tìm kiếm thu nhập. Điều này có thể đồng nghĩ ...  đưa ra các 
quyết định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi người có 
được thông tin để họ có thể đưa quyết định đúng đắn hơn là 
đưa ra một danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’. Mặc dù cái đó 
[danh sách liệt kê những tùy chọn về đạo đức] cũng có thể có 
ích nhưng mọi người lại ít thấy được những sự lựa chọn khác. 
[Điều đó] giống như tác động của sách hướng dẫn Lonely 
Planet (Hành tinh cô đơn), làm cho mọi người vì cố gắng tới 
được một nơi liệt kê trong ‘sách’ mà bỏ lỡ mất tất cả các lựa 
chọn tuyệt vời khác. Thực tế thường thay đổi nhanh hơn khả 
năng điều chỉnh nó. (Nam, Cam-pu-chia, 30 tuổi)
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 29
Chắc chắn rằng, các hướng dẫn là rất có ích đối với khách du lịch và nhiều 
khách du lịch được khảo sát trong nghiên cứu này cũng có suy nghĩ như vậy. 
Tuy nhiên, như những người tham gia đã ngụ ý thì có lẽ việc giáo dục khách 
du lịch và trao quyền cho họ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và 
hành động một cách có đạo đức có thể tạo ra tác động lâu dài nhất, khi đề cập 
tới vấn đề du lịch có trách nhiệm và an toàn với trẻ em. Tất nhiên là một số 
khách du lịch sẽ cởi mở đối với vấn đề giáo dục hơn là những người khác (và 
những người trong cuộc khảo sát này có lẽ cởi mở hơn đối với những ý tưởng 
như vậy so với nhiều người khác). Vì vậy, bất cứ chiến lược nào cũng cần xem 
xét nhiều mặt: chi tiết hơn đối với những người muốn biết và ít chi tiết hơn đối 
với những người không muốn biết. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng là bất 
cứ chiến dịch nào có mục tiêu nâng cao nhận thức về du lịch an toàn với trẻ 
em cũng cần được tiến hành tại các quốc gia là điểm đến du lịch, cũng như ở 
tại quốc gia của chính khách du lịch. Do đó, cần phải sử dụng mạng lưới rộng 
rãi, gồm các quan chức ngành công nghiệp du lịch, các doanh nghiệp vận 
hành trong ngành du lịch, và các phương tiện truyền thông liên quan tới du 
lịch, nhằm phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức về bất cứ chiến dịch du 
lịch an toàn với trẻ em nào khi được xây dựng. Một số người tham gia cho biết 
rằng, khi phát hiện ra vấn đề bóc lột trẻ em tại quốc gia họ đến thì đã là quá 
muộn (tức là họ đã tham gia vào các hành vi có vấn đề). Căn cứ vào sự đa 
dạng của các loại khách du lịch hiện nay (và không phải tất cả đều đọc nghiên 
cứu này) và các nguồn thông tin đa dạng mà khách du lịch sử dụng, thông tin 
về du lịch an toàn với trẻ em cần phải được cung cấp thông qua một loạt các 
phương tiện truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm các mạng xã 
hội, các trang web, áp phích, tờ rơi, sách hướng dẫn, biển hiệu và sách giới 
thiệu (một số người tham gia thậm chí còn đề nghị là một số tài liệu như đã 
nêu cần được gửi tới tay khách du lịch cùng với thị thực).
Nói tóm lại, cuộc khảo sát này cho thấy rõ rằng, nhiều khách du lịch muốn 
đi du lịch một cách tích cực và thực sự mong muốn góp phần xóa đói giảm 
nghèo và các vấn đề xã hội khác (ví dụ: vấn đề không được học hành, thiếu 
nhà ở hoặc việc làm đầy đủ) ở các nước mà họ đến thăm. Nhiều khách du lịch 
tham gia khảo sát đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các cuộc gặp gỡ của họ với trẻ 
em trong Khu vực và đặc biệt bởi những tình huống mà họ cảm thấy có liên 
quan tới hành vi bóc lột và xâm hại. Tuy nhiên, kiến thức của khách du lịch về 
những cách tốt nhất để ứng phó với tình huống như vậy còn hạn chế. Nhiều 
người bày tỏ nghi ngờ rằng, liệu cộng đồng địa phương có quan tâm giải quyết 
các vấn đề về bóc lột và xâm hại trẻ em hay không. Để giải quyết những mối 
nghi ngờ này, cũng như những hình ảnh tiêu cực về cộng đồng địa phương 
và cùng với đó là chính quyền địa phương, nên có một sự ưu tiên, không chỉ 
đối với những cán bộ tham gia Dự án Tuổi thơ mà còn đối với các công ty du 
lịch, các thành viên cộng đồng du lịch toàn cầu và chính quyền địa phương, 
cũng như những quốc gia là điểm đến du lịch. Hơn nữa, các chiến lược về du 
lịch an toàn với trẻ em có thể là một cách đóng góp của chính phủ và ngành 
công nghiệp du lịch đối với việc xây dựng những hình ảnh và văn hóa về điểm 
đến du lịch tích cực hơn, và nói rộng ra, là một ngành công nghiệp du lịch bền 
vững hơn về kinh tế và văn hóa xã hội. 
30 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Khuyến nghị cho các nghiên cứu 
tương lai
Dựa trên sự khởi đầu mới mẻ về tìm hiểu quan điểm của khách du lịch này, 
những điều tra sâu hơn nên được thực hiện với một cỡ mẫu rộng hơn, toàn 
diện hơn, chẳng hạn như tiếng nói của những người tham gia vào các tour du 
lịch nghỉ dưỡng hoặc tour du lịch trọn gói tới Khu vực (nói cách khác, ‘khách 
du lịch đại chúng), khách du lịch lớn tuổi, tiếng nói của nam giới (hoặc ít nhất 
là có thêm nhiều tiếng nói của nam giới hơn) và những người không nói tiếng 
Anh. Các phương pháp khác nhau như: thảo luận nhóm trọng tâm hoặc các 
cuộc phỏng vấn sâu (thường nắm bắt chi tiết hơn so với các cuộc khảo sát) 
cũng có thể được sử dụng với khách du lịch khi họ đang ở tại điểm đến chứ 
không phải sau khi họ đã về nước. Điều này ngăn ngừa một số vấn đề liên 
quan tới ký ức về sự việc. Nó cũng có thể hỗ trợ xây dựng một hình ảnh cụ thể 
hơn và ngay lập tức về những gì đang xảy ra. Tương tự như vậy, các quan sát 
về hành vi của khách du lịch cũng rất hữu ích trong việc cân bằng các phương 
pháp nghiên cứu mà chỉ nắm bắt hành vi theo báo cáo.
“Tôi cho rằng, điều thực sự quan trọng là 
cần ghi nhớ thái độ tiến bộ nói chung về du 
lịch để mọi người có thể đưa ra các quyết 
định cá nhân. [Điều quan trọng là] giúp mọi 
người có được thông tin để họ có thể đưa 
ra quyết định đúng đắn hơn là đưa ra một 
danh mục các ‘tùy chọn về đạo đức’.”
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 31
Phụ lục: Bảng hỏi
34 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
1. Trong 5 năm qua, bạn có từng đến 
Campuchia, Lào, Thái Lan hay Việt Nam 
không?
{ } Có { } Không
2. Trong 5 năm qua, bạn đã đến những 
nước nào? (Hãy đánh dấu vào tất cả các 
nước bạn đến)
{ } Campuchia { } Lào
{ } Thái Lan { } Việt Nam 
3. Lý do chính bạn đến những nước này là gì?
{ } Đi công tác 
( ) Đi nghỉ
{ } Thăm gia đình hoặc bạn bè 
{ } Lý do tôn giáo 
{ } Các lý do khác (vui lòng ghi rõ) 
4. Bạn đã đến các nước này chủ yếu dưới hình 
thức nào? (khách đi độc lập, khách ba lô, đi 
theo tua, đi cùng gia đình)
5. Những phương tiện nào bạn đã sử dụng 
để đặt kế hoạch cho chuyến đi của mình đến 
Khu vực. (Hãy chọn tất cả các phương tiện 
bạn đã sử dụng)
{ } Mạng xã hội (Twitter, Facebook,)
{ } Sách hướng dẫn (Lonely Planet, 
Rough Guides, Time Out,)
{ } Các trang web điện tử về du lịch 
(TripAdvisor)
{ } Các blog về du lịch
{ } Các phương tiện khác:
Nếu bạn biết một blog hay một nguồn 
thông tin hữu ích cho các chuyến đi, hãy 
vui lòng chia sẻ tại đây: 
6. Trung bình, bạn đã ở mỗi quốc gia sau 
trong bao lâu? (Vui lòng lựa chọn N/A nếu bạn 
không đến các nước này trong 5 năm qua)
Campuchia:
 { } Dưới 1 tuần
 { } Từ 1 đến 4 tuần
 { } Từ một đến 3 tháng
 { } Từ 3 đến 6 tháng
 { } Từ 6 tháng trở lên 
Lào: 
 { } Dưới 1 tuần
 { } Từ 1 đến 4 tuần
 { } Từ một đến 3 tháng
 { } Từ 3 đến 6 tháng
 { } Từ 6 tháng trở lên 
Thái Lan: 
 { } Dưới 1 tuần
 { } Từ 1 đến 4 tuần
 { } Từ một đến 3 tháng
 { } Từ 3 đến 6 tháng
 { } Từ 6 tháng trở lên 
Việt Nam: 
 { } Dưới 1 tuần
 { } Từ 1 đến 4 tuần
 { } Từ một đến 3 tháng
 { } Từ 3 đến 6 tháng
 { } Từ 6 tháng trở lên 
7. Bạn đã làm những gì trong thời gian ở Khu 
vực này? (Select all that apply)
{ } Thăm trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi
{ } Dạy tiếng Anh cho người lớn
{ } Làm tình nguyện viên cho một dự án 
bảo vệ môi trường
{ } Tìm hiểu cuộc sống của những người 
dân nghèo
{ } Dạy tiếng Anh cho trẻ em hoặc người 
chưa thành niên
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 35
{ } Mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một cơ 
sở kinh doanh mà có đóng góp cho cộng 
đồng địa phương
{ } Làm tình nguyện viên ở một tổ chức 
liên quan tới trẻ em
{ } Tặng tiền cho tổ chức từ thiện mà hỗ 
trợ trẻ em hoặc người chưa thành niên
{ } Không làm những việc trên
8. Bạn đã chứng kiến trẻ em hoặc người chưa 
thành niên (dưới 18 tuổi) đang làm những 
công việc sau ở trong Khu vực không? (Đánh 
dấu vào tất cả những gì bạn chứng kiến)
{ } Biểu diễn trên đường phố
{ } Làm việc trong nhà hàng, khánh sạn
{ } Nhặt rác
{ } Làm việc trong ngành công nghiệp 
tình dục
{ } Làm hướng dẫn viên du lịch
{ } Bán đồ lưu niệm
{ } Ăn xin
{ } Không chứng kiến những việc trên
Những công việc khác bạn đã chứng kiến: 
9. Trong khi đi du lịch trong Khu vực, bạn có 
mua gì từ trẻ hoặc người chưa thành niên bán 
dạo không?
{ } Có { } Không 
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
10. Khi ở trong Khu vực, bạn có cho tiền 
trẻ hoặc người chưa thành niên làm ăn xin 
không?
{ } Có { } Không 
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: 
11. Khi ở trong Khu vực, bạn có sự tiếp xúc 
nào với trẻ em hoặc người chưa thành niên ở 
nơi bạn đến không?
{ } Có { } Không 
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: 
12. Khi ở trong Khu vực, bạn có chứng kiến 
điều gì khiến bạn nghĩ rằng một trẻ em hoặc 
người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có nguy 
cơ bị xâm hại hoặc bóc lột không?
{ } Có { } Không 
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do: 
13. Bạn đã trao đổi với ai điều quan ngại 
của mình?
{ } Không ai cả
{ } Những khách du lịch khác
{ } Nhân viên khách sạn
{ } Công an
{ } Người khác (Vui lòng ghi rõ)
14. Vì sao bạn không trao đổi điều bạn 
quan ngại?
{ } Đó không phải việc của tôi
{ } Tôi sợ sẽ làm mọi chuyện trở lên tồi tệ 
hơn với trẻ em và người chưa thành niên
{ } Tôi nghĩ rằng việc báo cáo sẽ không 
giúp thay đổi tình hình
{ } Tôi lo lắng cho sự an toàn của chính 
mình 
{ } Tôi thấy không đủ chắc chắn để đưa 
ra hành động
{ } Tôi không biết ai để chia sẻ
{ } Lý do khác (Vui lòng ghi rõ) 
36 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
15. Bạn đã trao đổi điều bạn quan ngại như thế nào?
{ } Nói chuyện trực tiếp
{ } Qua thư điện tử
{ } Qua điện thoại
{ } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook etc)
{ } Những hình thức khác (Vui lòng ghi rõ)
16. Bạn có nhận được phản hồi nào từ những 
người bạn trao đổi cùng không?
{ } Có { } Không 
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu không, bạn vui lòng cho biết lý do:
17. Bạn có nhận hay được tiếp cận thông tin gì về 
bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên (dưới 18 
tuổi) khỏi xâm hại và bóc lột tình dục trong du lịch 
không? (Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
{ } Có trước khi đến Khu vực
{ } Có trong khi ở Khu vực
{ } Có sau khi rời khỏi Khu vực
{ } Không
{ } Không biết/Không trả lời
Nếu bạn đã nhận hoặc tiếp cận thông tin, vui 
lòng ghi rõ phương tiện, nguồn thông tin và 
nội dung tại đây:
18. Trong những việc sau đây, việc gì bạn nghĩ 
là có thể bỏ qua hoặc chấp nhận được với cộng 
đồng địa phương ở những điểm du lịch trong Khu 
vực (Người chưa thành niên = dưới 18 tuổi) (Nếu 
bạn có nhiều câu trả lời, vui lòng ghi rõ)
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên bán đồ 
lưu niệm
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm 
việc trong ngành công nghiệp tình dục
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm ăn xin
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên biểu 
diễn cho khách du lịch
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên nhặt 
rác
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm 
việc trong nhà hàng, khách sạn
{ } Trẻ em hay người chưa thành niên làm 
hướng dẫn viên du lịch 
{ } Tất cả những việc nêu trên
{ } Không việc gì trong những điều trên
Những việc khác:
19. Bạn nghĩ là du lịch đã ảnh hưởng như thế 
nào tới môi trường, cộng đồng và trẻ em và người 
chưa thành niên (dưới 18 tuổi) ở địa phương?
Môi trường địa phương: 
 { } Hầu như là tiêu cực
 { } Bình thường
 { } Hầu như là tích cực
Cộng đồng địa phương: 
 { } Hầu như là tiêu cực
 { } Bình thường
 { } Hầu như là tích cực
Trẻ em và người chưa thành niên địa phương: 
 { } Hầu như là tiêu cực
 { } Bình thường
 { } Hầu như là tích cực
20. “Khi đi du lịch, tôi cảm thấy mình có trách 
nhiệm với trẻ em và người chưa thành niên ở 
những nơi công cộng.”
{ } Rất không đồng ý { } Không đồng ý
{ } Bình thường { } Đồng ý
{ } Rất đồng ý
Ý kiến khác (nếu có): 
21. “Khi đi du lịch, tôi thấy mình có đủ thông tin 
để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên địa 
phương ở những nơi công cộng.”
{ } Rất không đồng ý { } Không đồng ý
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 37
{ } Bình thường { } Đồng ý
{ } Rất đồng ý
Ý kiến khác (nếu có): 
22. Theo bạn, khách du lịch có thể làm gì để 
giúp bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên 
được an toàn khỏi xâm hại và bóc lột?
23. Nếu một cơ sở kinh doanh có chính sách 
bảo vệ trẻ em thì điều đó có ảnh hưởng tích 
cực tới quyết định của bạn trong việc mua 
hàng hóa hay dịch vụ của cơ sở đó không? 
(Bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
{ } Có nhưng chỉ khi giá cả là vẫn cạnh tranh
{ } Có thậm chí ngay cả khi giá là đắt hơn
{ } Có nhưng chỉ khi nhìn thấy những 
hành động cụ thể của cơ sở kinh doanh 
đó trong việc thực thi chính sách.
{ } Không ảnh hưởng tới quyết định của tôi
{ } Không biết
Ý kiến khác (nếu có): 
24. Những thông tin gì bạn muốn nhận được 
trước khi đi du lịch? (Bạn có thể chọn nhiều 
câu trả lời)
{ } Tiền lương và điều kiện làm việc của 
người địa phương nơi bạn đi du lịch
{ } Những cách mà khách du lịch có thể 
hỗ trợ cho kinh tế địa phương
{ } Bối cảnh chính trị của các quốc gia và 
Khu vực.
{ } Phong tục, trang phục và hành vi phù hợp
{ } Cách thức để bảo vệ trẻ em và phòng 
ngừa xâm hại khi đi du lịch
{ } Cách thức để bảo vệ môi trường 
địa phương và giảm tác hại đối với môi 
trường khi đi du lịch
{ } Không phải những thông tin trên
25. Bạn muốn nhận hay tiếp cận thông tin này 
từ đâu? (Bạn hãy chọn tất cả các phương án 
phù hợp) 
{ } Các trang blog và web về du lịch
{ } Sách nhỏ ở nơi bạn du lịch
{ } Thông tin trên các chuyến bay (tạp chí, 
video,)
{ } Sách hướng dẫn
{ } Sân bay nơi bạn đến và những trạm 
giao thông (ví dụ: ga tầu, bến xe bus)
{ } Hướng dẫn viên du lịch ở nơi bạn đến
{ } Các công ty du lịch ở nước bạn
{ } Nguồn khác (Vui lòng ghi rõ):
26. Bạn thuộc về quốc gia nào?
27. Hiện nay, bạn đang ở nước nào?
28. Giới tính của bạn là gì?
{ } Nữ { } Nam
{ } Không muốn trả lời
Vui lòng cho biết lý do: 
29. Bạn sinh năm nào? (Viết đầy đủ năm, ví dụ: 
1976): ____________
30. Bạn biết đến cuộc điều tra này bằng cách 
nào?
{ } Qua mạng xã hội (Twitter, Facebook,)
{ } Qua thư điện tử từ bạn bè hoặc đồng 
nghiệp
{ } Qua trang thông tin điện tử (Website)
{ } Qua ấn phẩm được phát hành bởi 
Intrepid
{ } Những cách khác (Vui lòng ghi rõ): 
38 | Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch | 39
www.childsafetourism.org
Du lịch an toàn với trẻ em: Quan điểm của khách du lịch
ISBN: 978-0-9874441-2-7
Bản quyền © 2013, Tầm nhìn thế giới Việt Nam
childsafetourism@wvi.org

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_an_toan_voi_tre_em_quan_diem_cua_khach_du_lich.pdf