Đổi mới phương pháp đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
TÓM TẮT
Trong khi hiệp ước Basel đã khuyến khích các ngân hàng thương mại (NHTM) xây dựng các cách
thức và mô hình nhằm lượng hóa rủi ro tín dụng (RRTD) theo khung giá trị VAR, thì ở hệ thống NHTM
Việt Nam, các NHTM chủ yếu vẫn đo lường RRTD dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn, việc áp
dụng các phương pháp lượng hóa RRTD hiện đại mới chỉ ở giai đoạn đầu thử nghiệm. Việc đổi mới các
phương pháp đo lường RRTD sẽ giúp ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch hành động và sử dụng vốn
phù hợp hạn chế tổn thất, giúp cho ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh
trong tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, Phú Thọ, VAR
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
KHCN 2 (31) - 2014 147 KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, nợ xấu và RRTD tiếp tục là vấn đề lớn cản trở sự phát triển toàn diện của hệ thống ngân hàng thương mại. Đứng trước tình hình này, để đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động ổn định vững chắc, Ngân hàng nhà nước Việt nam đã định hướng chiến lược phát triển trong lĩnh vực ngân hàng từ nay đến năm 2020 theo hướng tập trung quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Do đó, việc lượng hóa RRTD theo thông lệ quốc tế trở thành vấn đề cấp thiết tại các NHTM. Việc lượng hóa RRTD một cách chính xác không chỉ giúp các NHTM chọn lọc khách hàng, định giá các khoản cho vay hiệu quả mà còn giúp các NHTM thiết lập dự phòng RRTD và mức vốn kinh tế cần thiết để chống đỡ rủi ro. Tỉnh Phú Thọ có một số lượng lớn các NHTM đang hoạt động và quy mô ngày càng tăng, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng sôi động. Thực tiễn hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian qua cũng cho thấy RRTD vẫn chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận chung, đồng thời đề tài sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,... Đề tài nhấn mạnh việc khảo ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Cương Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Trong khi hiệp ước Basel đã khuyến khích các ngân hàng thương mại (NHTM) xây dựng các cách thức và mô hình nhằm lượng hóa rủi ro tín dụng (RRTD) theo khung giá trị VAR, thì ở hệ thống NHTM Việt Nam, các NHTM chủ yếu vẫn đo lường RRTD dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn, việc áp dụng các phương pháp lượng hóa RRTD hiện đại mới chỉ ở giai đoạn đầu thử nghiệm. Việc đổi mới các phương pháp đo lường RRTD sẽ giúp ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch hành động và sử dụng vốn phù hợp hạn chế tổn thất, giúp cho ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, Phú Thọ, VAR KHCN 2 (31) - 2014 148 KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG sát tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết về quản trị RRTD để luận chứng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Quản trị RRTD trong ngân hàng là tổng hòa các biện pháp, các chính sách để nắm bắt được sự phát sinh và lượng hóa được những tổn thất tiềm ẩn từ đó tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ những tổn thất này. 3.2. Các phương pháp đo lường RRTD Phương pháp được các ngân hàng sử dụng để đo lường RRTD có thể là phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng hoặc kết hợp cả định tính và định lượng. - Các phương pháp định tính: + Mô hình 6C - Dùng để đánh giá tư cách người vay (Character), năng lực tài chính (Capac- ity), khả năng tạo ra thu nhập (Cash), tài sản bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions), kiểm soát (Control). + Mô hình CAMPARI - Dùng để đánh giá tư cách người đi vay (Character), khả năng (Ability), lãi cho vay (Margin), mục đích vay vốn (Purpore), số tiền vay (Amount), khả năng trả nợ (Repayment), bảo đảo đối với khoản vay (Insurance). + Phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia. - Các phương pháp định lượng: + Mô hình điểm số Z (Z- credit scoring model). + Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB (Internal Ratings Based approach). + Mô hình đo lường giá trị rủi ro (VAR). + Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 3.3. Thực trạng đo lường RRTD của các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Hầu hết các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều đã nhận thức được tầm quan trọng phải phải lượng hóa được RRTD, một số ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc thử nghiệm lượng hóa RRTD. Đa số các NHTM đều đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng cũng như đánh giá RRTD. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xem như là một trong những căn cứ cơ bản nhất để ngân hàng tính toán các thước đo rủi ro PD (Probability of Default - xác suất khách hàng không trả được nợ), LGD (Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính) cho từng đối tượng khách hàng, từ đó tính toán các thông số EL (Expected Loss - tổn thất có thể ước tính), UL (Tổn thất không thể dự tín được) và VAR tín dụng. Tuy nhiên, đã số các NHTM cũng mới chỉ bước đầu ứng dụng hệ thống xếp hạng tín KHCN 2 (31) - 2014 149 KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG dụng nội bộ để lượng hóa rủi ro. Trong số các ngân hàng đi đầu về việc lượng hóa RRTD, một số ngân hàng đã sử dụng hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tính ra PD (phương pháp thống kê toán học thông thường chứ chưa phải phương pháp mô hình hóa). Chỉ tiêu LGD được một số ngân hàng tính dựa trên giá trị khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo và loại tài sản đảm bảo, một số ngân hàng khác đưa ra giả định về LGD theo một tỷ lệ % nhất định dựa trên nhóm nợ. Các ngân hàng này đã tính được EL nhằm ra quyết định cho vay và làm sơ sở để trích lập dự phòng rủi ro. Việc tính toán UL và VAR tín dụng cũng bước đầu được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thử tính toán nhưng cũng chưa mang lại kết quả đáng tin cậy. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát việc đo lường RRTD tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và thu được kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát các phương pháp đo lường RRTD tại một số NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Các kết quả công việc lượng hóa rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Vietcombank BIDV VIB Techcombank Vietinbank Agribank Đã xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại khách hàng Đã xây dựng và sử dụng Đã tính toán các chỉ số PD, LGD, EL Đã tính toán cho một số nhóm khách hàng Đang lộ trình thực hiện Chưa tính toán Đã tính toán UL và VAR tín dụng Chưa tính toán Sử dụng các mô hình để tính toán phân phối tổn thất tín dụng và VAR tín dụng Chưa sử dụng Đa số các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mới chỉ dừng lại ở việc tính tổn thất trong dự tính, và chủ yếu mới chỉ dựa trên phương pháp định tính chứa chưa phải phương pháp định lượng. 3.4. Giải pháp đổi mới phương pháp đo lường rủi ro tín dụng Các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần hướng đến mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại với các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Thiết lập Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba thành phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính toán, đo lường RRTD qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể. Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục. Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản lý rủi ro danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. KHCN 2 (31) - 2014 150 KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Giai đoạn 4: Thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation). Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất là quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả, chính xác. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng (Nguồn: Theo Basel II) 4. KẾT LUẬN Các nhà lãnh đạo ngân hàng hiện đại hiểu rằng, tối đa hóa lợi nhuận không thể song hành cùng tối thiểu hóa rủi ro, mà là trong phạm vi mức rủi ro tốt nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận. Đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế được xem là vấn đề mang tính chất quan trọng hàng đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên vấn đề này khá phức tạp, cần có một lộ trình rõ ràng, có như vậy mới đảm bảo được sự bền vững của hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập. Tài liệu tham khảo 1. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
File đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_do_luong_rui_ro_tin_dung_tai_cac_ngan_ha.pdf