Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế hiện nay

Tóm tắt

Chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước là một bộ phận trong tổng

thể các chính sách kinh tế vĩ mô, được áp dụng nhằm hỗ trợ hoạt động xuất

khẩu các mặt hàng chiến lược mà Nhà nước khuyến khích. Trong từng giai

đoạn, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và

mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu nói riêng, mà Nhà nước có những điều

chỉnh trong chính sách này nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nền kinh tế. Bài

viết này nhìn lại quá trình triển khai chính sách TDXK của Nhà nước ở Việt

Nam từ khi được ban hành đến nay và đề xuất những vấn đề cần đổi mới để phù

hợp với yêu cầu của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.

pdf 17 trang phuongnguyen 8860
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế hiện nay

Đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước trong giai đoạn tái cơ cấu kinh tế hiện nay
 Mã số: 249 
 Ngày nhận: 01/04/2016 
 Ngày gửi phản biện lần 1: 07/04/2016 
 Ngày gửi phản biện lần 2: 13/06/2016 
 Ngày hoàn thành biên tập: 19/8/2016 
 Ngày duyệt đăng: 28/10/2016 
ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƢỚC 
TRONG GIAI ĐOẠN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN NAY 
Nguyễn Cảnh Hiệp1 
Tóm tắt 
Chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước là một bộ phận trong tổng 
thể các chính sách kinh tế vĩ mô, được áp dụng nhằm hỗ trợ hoạt động xuất 
khẩu các mặt hàng chiến lược mà Nhà nước khuyến khích. Trong từng giai 
đoạn, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và 
mục tiêu phát triển hoạt động xuất khẩu nói riêng, mà Nhà nước có những điều 
chỉnh trong chính sách này nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ nền kinh tế. Bài 
viết này nhìn lại quá trình triển khai chính sách TDXK của Nhà nước ở Việt 
Nam từ khi được ban hành đến nay và đề xuất những vấn đề cần đổi mới để phù 
hợp với yêu cầu của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. 
Từ khoá: Nhà nước, chính sách tín dụng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu, tái 
cơ cấu kinh tế 
Abstract 
Export credit policy is a part of the State’s overall macro-economic policies, 
which is applied in order to support exporting strategic goods that the State 
encourages. In each stage, depending on the actual situation and development 
goals of the economy as well as export activities, the State makes adjustment to 
this policy to meet the requirements from the economy. This article reviews the 
implementation of the State’s export credit policy in Vietnam since it was 
promulgated for the first time up to now and proposes some issues that need to 
be changed to match the requirements of the process of restructuring the 
economy nowadays. 
Keywords: State, export credit policy, export encouraging, economy 
restructuring 
1
 Ban Chính sách phát triển – Ngân hàng Phát triển Việt nam, Email: hiepnc@vdb.gov.vn 
2 
1. Vài nét về chính sách TDXK của Nhà nƣớc 
Chính sách TDXK của Nhà nước lần đầu tiên được ban hành và đưa vào 
áp dụng ở nước ta theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ và được giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện. Theo đó, các doanh 
nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được 
Nhà nước hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện các dự án, phương án kinh 
doanh theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Hình thức hỗ trợ 
được áp dụng theo Quyết định này bao gồm cả cấp tín dụng trung và dài hạn 
(cho vay đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng 
đầu tư) và cấp tín dụng ngắn hạn (gồm cho vay ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và 
bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu). Đặc điểm dễ nhận ra của các hình thức 
TDXK theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg là đa dạng về thời hạn (cả ngắn 
hạn, trung hạn, dài hạn) và hàm chứa trong đó khá nhiều ưu đãi của Nhà nước, 
đặc biệt là lãi suất cho vay và bảo đảm tiền vay2. 
Đến năm 2006, cùng với việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam 
(VDB) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển, chính sách TDXK tại Quyết 
định nói trên của Thủ tướng Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 
151/2006/NĐ-CP của Chính phủ và được giao cho NHPT thực hiện. Theo đó, 
việc tài trợ vốn TDXK của Nhà nước được thực hiện bằng các hình thức: cho 
vay xuất khẩu (gồm cả cho nhà xuất khẩu vay và cho nhà nhập khẩu vay), bảo 
lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. So với 
chính sách TDXK được quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, thì chính 
sách TDXK tại Nghị định này đã loại bỏ các hình thức tài trợ trung và dài hạn; 
đồng thời bổ sung một số hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như cho vay nhà nhập 
khẩu3 và bảo lãnh TDXK. Cùng với đó, các quy định về lãi suất cho vay và bảo 
đảm tiền vay cũng có sự thay đổi lớn mà theo đó, lãi suất cho vay TDXK được 
giao cho Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị 
trường, còn việc bảo đảm tiền vay của các khoản cho vay và bảo lãnh TDXK 
được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về bảo đảm tiền vay. 
Sau 5 năm thực hiện theo Nghị định nói trên, chính sách TDXK lại được 
Chính phủ tiếp tục điều chỉnh theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. So với Nghị 
2
 Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, tài sản bảo đảm tiền vay trong cho vay trung và dài hạn là tài 
sản hình thành từ vốn vay, trong cho vay ngắn hạn là tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị tối thiểu 30% số vốn vay; 
lãi suất cho vay trung và dài hạn được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, lãi suất cho 
vay ngắn hạn bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 
Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ban đầu được quy định là 9%/năm (theo Nghị định số 
43/1999/NĐ-CP) và được giảm xuống còn 5,4%/năm (theo Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP), sau đó được quy 
định là tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các NHTM nhà nước trong từng thời 
kỳ (theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP). 
3
 Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn ngắn hạn là các đơn vị thực hiện xuất 
khẩu hàng hoá (nhà xuất khẩu) thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy 
định hàng năm hoặc trong từng thời kỳ. Còn theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP thì đối tượng vay vốn bao gồm 
cả nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục 
mặt hàng vay vốn TDXK do Chính phủ ban hành. 
3 
định số 151/2006/NĐ-CP, thì điểm thay đổi lớn về chính sách TDXK quy định 
tại Nghị định này là các hình thức tài trợ TDXK của Nhà nước đã được thu hẹp 
đáng kể, chỉ còn lại hình thức cho vay nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và 
cho vay nhà nhập khẩu nước ngoài có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh 
mục mặt hàng vay vốn TDXK do Chính phủ ban hành. Còn lại, cơ chế lãi suất 
cho vay và bảo đảm tiền vay về cơ bản vẫn được quy định tương tự như tại Nghị 
định số 151/2006/NĐ-CP mà theo đó, lãi suất cho vay được giao cho Bộ Tài 
chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường, còn việc bảo đảm 
tiền vay vốn TDXK được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về giao 
dịch bảo đảm. 
Mặc dù được thay đổi, bổ sung nhiều lần song nhìn chung, chính sách 
TDXK của Nhà nước được áp dụng ở nước ta những năm qua có một số đặc 
điểm nổi bật có thể dễ dàng nhận thấy như sau: 
Một là: Đối tượng tài trợ vốn TDXK được giới hạn trong danh mục mặt 
hàng xuất khẩu do Nhà nước quy định và được thay đổi theo chính sách khuyến 
khích xuất khẩu của Nhà nước trong từng thời kỳ. 
Hai là: Việc cho vay vốn TDXK chủ yếu gắn với doanh nghiệp xuất khẩu 
và dựa trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã được ký kết giữa nhà xuất 
khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu nước ngoài. 
Ba là: Hình thức và thời hạn tài trợ tín dụng thoạt tiên được quy định 
tương đối phong phú nhưng càng ngày càng bị thu hẹp theo hướng tập trung vào 
việc cấp tín dụng ngắn hạn dưới hình thức cho vay. 
Bốn là: Các ưu đãi trong chính sách TDXK của Nhà nước, đặc biệt là lãi 
suất cho vay và bảo đảm tiền vay, ngày càng giảm dần và có xu hướng tiến gần 
với cơ chế cho vay theo thông lệ thị trường. 
2. Tình hình triển khai chính sách TDXK của Nhà nƣớc thời gian qua 
a) Những kết quả đạt được 
Quá trình triển khai chính sách TDXK của Nhà nước 15 năm qua đã mang 
lại những kết quả tích cực đối với lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và hoạt động 
kinh tế nói chung của đất nước, đặc biệt là từ sau khi VDB được thành lập để 
thực hiện chính sách này. Chỉ tính riêng trong 10 năm (2006-2015), VDB đã cấp 
tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gần 150.000 tỷ đồng từ nguồn vốn 
TDXK của Nhà nước, bình quân mỗi năm khoảng 15.000 tỷ đồng. 
Thông qua chính sách TDXK của Nhà nước, hàng trăm doanh nghiệp xuất 
khẩu thuộc đối tượng vay vốn đã được cấp tín dụng để thực hiện HĐXK với các 
đối tác nước ngoài, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước 
trong nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn 2008-2010; tạo công ăn việc làm cho hàng 
chục vạn lao động; góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 150 
quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các 
nước EU đến các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi... Bên cạnh việc tài 
4 
trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có vai trò đòn bẩy đối với ngành hàng 
xuất khẩu và nền kinh tế, nguồn vốn TDXK của Nhà nước còn tài trợ cho các 
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn khó 
khăn và đặc biệt khó khăn. Hiện nay, số doanh nghiệp thuộc các vùng miền khó 
khăn chiếm trên 40% tổng số doanh nghiệp đang vay vốn TDXK của Nhà nước. 
Không chỉ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp xuất 
khẩu, hoạt động cho vay vốn TDXK của Nhà nước thời gian qua đã có những 
tác động quan trọng vào việc thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển từng 
ngành hàng cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và 
vùng kinh tế. Tại vùng Tây Nam Bộ, nơi được coi là vựa thủy sản của Việt Nam 
với các sản phẩm xuất khẩu đa dạng như tôm, cá tra, cá basa..., kim ngạch xuất 
khẩu thủy sản được tài trợ từ nguồn vốn TDXK của Nhà nước đã tăng lên một 
cách đáng kể, từ 7% năm 2006 lên 30% trong các năm 2010-2012. Riêng mặt 
hàng cá tra, cá basa, nguồn vốn này thường xuyên tài trợ 30-40% kim ngạch 
xuất khẩu, góp phần đưa cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt 
Nam. Tại khu vực Tây Nguyên, nguồn vốn TDXK của Nhà nước đã hỗ trợ tích 
cực các doanh nghiệp trên địa bàn để thu mua nông sản, sản xuất kinh doanh 
hàng nông sản xuất khẩu, đóng góp vào việc tăng thu ngân sách, nâng cao đời 
sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số 
Bên cạnh đó, nguồn vốn TDXK còn có những đóng góp trong việc thực 
hiện các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao thông qua việc tài trợ xuất khẩu một số 
mặt hàng sang Cuba như gạo, bóng đèn và máy tính, góp phần tăng cường mối 
quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Chính phủ hai nước. 
b) Một số tồn tại, hạn chế 
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nói trên, quá trình thực hiện 
chính sách TDXK của Nhà nước những năm qua cũng còn một số hạn chế, thể 
hiện trên các mặt: 
Một là: Quy mô tài trợ nguồn vốn này nhìn chung còn nhỏ nếu so với quy 
mô cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với hoạt động xuất 
khẩu. 
Hai là: Số vốn TDXK của Nhà nước cho vay chiếm tỉ trọng không lớn và 
không ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của các mặt hàng 
thuộc đối tượng vay vốn. 
Ba là: Tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ cho vay vốn TDXK của Nhà 
nước có chiều hướng giảm trong những năm gần đây (Biểu đổ 1). 
Biểu đồ 1. Quy mô cho vay TDXK của Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015 
5 
(Nguồn: Báo cáo cho vay TDXK hàng năm của VDB) 
Bốn là: Mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động TDXK của Nhà nước cao 
hơn so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng, một số giai đoạn nợ xấu 
TDXK có xu hướng tăng, trong đó có những trường hợp khó xử lý. 
c) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nói trên bắt nguồn trước hết từ 
tác động tiêu cực của tình hình suy thoái kinh tế trong thời gian qua khiến nhu 
cầu tiêu dùng thế giới sụt giảm, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá 
của Việt Nam nói chung, trong đó có cả những mặt hàng thuộc đối tượng vay 
vốn TDXK của Nhà nước. Xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng thông qua các 
rào cản như áp thuế chống bán phá giá, kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với 
mặt hàng thủy sản... cũng làm giảm khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 
Các mặt hàng có doanh số cho vay lớn những năm trước đây như hạt điều, cà 
phê, đồ gỗ đang gặp khó khăn, bị các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh và 
chiếm lĩnh thị trường Những ảnh hưởng bất lợi nói trên của tình hình kinh tế 
đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động kém hiệu quả, 
kim ngạch xuất khẩu giảm sút, mất cân đối tài chính, không đủ điều kiện vay 
vốn theo quy định về TDXK của Nhà nước. 
Trong khi đó, mô hình sản xuất hàng xuất khẩu đang được các doanh 
nghiệp nước ta áp dụng hiện nay cũng chưa thật sự thuận lợi cho việc tài trợ vốn 
TDXK. Sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa các khâu từ nuôi trồng, chế biến, thu 
mua, cung ứng, sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn 
TDXK của Nhà nước một mặt không tạo ra được sự ổn định trong quá trình 
cung ứng và tiêu thụ các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra, mặt khác 
không tạo điều kiện để các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ và mô hình 
quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành 
2
0
,1
6
3
7
,5
3
3
7
,6
5
2
5
,3
8
1
4
,1
2
2
1
6
,7
9
6
1
2
,8
2
2
1
0
,9
6
2
9
,9
8
3
8
,8
0
6
-0.24% 
-62.64% 
1.58% 
-29.68% 
-23.40% 
4.03% 
-23.66% 
-14.51% 
-8.93% 
-11.79% 
-70%
-60%
-50%
-40%
-30%
-20%
-10%
0%
10%
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ đồng 
Doanh số cho vay TDXK Dư nợ bình quân TDXK 
Tốc độ tăng doanh số cho vay TDXK Tốc độ tăng dư nợ bình quân TDXK 
6 
sản phẩm xuất khẩu. Hậu quả của tình trạng này là các doanh nghiệp xuất khẩu 
của Việt Nam thường xuyên bị thua thiệt khi trong cạnh tranh với doanh nghiệp 
xuất khẩu của các quốc gia khác, dẫn tới thua lỗ, không trả được nợ vay. Do đó, 
việc mở rộng quy mô tài trợ vốn TDXK của Nhà nước gặp nhiều khó khăn, nhất 
là trong việc đảm bảo an toàn vốn vay. 
Bên cạnh nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường kinh tế như trên, hạn chế 
trong hoạt động cho vay vốn TDXK của Nhà nước còn có những nguyên nhân 
bắt nguồn từ chính bản thân chính sách này. Dễ nhận thấy nhất trong số đó là 
việc lãi suất TDXK không được điều chỉnh kịp thời theo diễn biến của thị 
trường tiền tệ dẫn đến nhiều lúc lãi suất này cao hơn cả lãi suất cho vay của các 
NHTM, do đó không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu vay 
vốn (Biểu đồ 2). 
 Biểu đồ 2. Diễn biến lãi suất cho vay xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
30
/1
2/
11
09
/0
6/
12
25
/0
6/
12
24
/1
2/
12
17
/0
1/
13
26
/0
3/
13
13
/0
5/
13
04
/0
6/
13
28
/0
6/
13
18
/0
3/
14
11
/0
8/
14
29
/1
0/
14
11
/1
2/
14
19
/0
5/
15
Lãi suất cho vay xuất khẩu của VDB Lãi suất cho vay xuất khẩu của NHTM
(Nguồn: Tổng hợp từ các Quyết định, Thông tư 
của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) 
Cơ chế cho vay vốn TDXK của Nhà nước đòi hỏi doanh nghiệp vay vốn 
phải đáp ứng những điều kiện khắt khe hơn về hồ sơ, thủ tục so với NHTM 
(chẳng hạn, phải kiểm toán báo cáo tài chính, phải có HĐXK đã ký kết, phải 
xuất trình bộ chứng từ hàng xuất phù hợp với HĐXK để chứng minh mục đích 
sử dụng vốn vay) trong khi lại thiếu vắng các dịch vụ ngân hàng đi kèm (như 
thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu) cũng 
là một nguyên nhân quan trọng làm cho nguồn vốn này không thu hút được các 
doanh nghiệp do thiếu tính tiện ích. Việc nguồn vốn TDXK của Nhà nước chỉ 
tập ... mỗi tháng công bố một lần). 
- Thực hiện việc phân biệt đối xử khách hàng thông qua lãi suất TDXK 
phù hợp với khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của khoản vay, thay vì áp dụng 
đồng nhất một mức lãi suất cho mọi món vay tại cùng thời điểm như hiện nay. 
- Áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất TDXK linh hoạt theo diễn biến thị 
trường thay vì cơ chế cố định lãi suất trong suốt thời hạn vay vốn như hiện nay, 
đặc biệt là đối với những khoản vay vốn trung và dài hạn, để phòng ngừa rủi ro 
lãi suất và rủi ro tín dụng cho cơ quan thực thi chính sách TDXK. 
Thứ năm, mở rộng thẩm quyền xử lý rủi ro của cơ quan thực thi chính 
sách TDXK 
Tài trợ xuất khẩu là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro xuất phát từ 
những rủi ro vốn có của hoạt động thương mại quốc tế (biến động về tỷ giá hối 
đoái, sự mất ổn định chính trị, rào cản về kỹ thuật của nước nhập khẩu, tranh 
chấp thương mại quốc tế...). Trong khi đó, chính sách về xử lý rủi ro trong hoạt 
động TDXK của Nhà nước thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế mà theo đó, 
phần lớn các biện pháp xử lý rủi ro là do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính 
quyết định; còn thẩm quyền của cơ quan thực thi chính sách TDXK chủ yếu là 
quyết định việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ và gia hạn 
nợ7. 
7
 Quy định về xử lý rủi ro vốn TDXK của Nhà nước có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau: 
- Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg: Đối với các dự án vay vốn, bảo lãnh tín dụng trung và dài 
hạn, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định gia hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định miễn, giảm 
lãi tiền vay; Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ. Đối với các khoản vay vốn ngắn hạn, bảo lãnh 
dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển quyết định gia hạn nợ, 
miễn, giảm lãi tiền vay; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ, xoá nợ. 
- Theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP: Tổng giám đốc VDB quyết định điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ 
hạn trả nợ và mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn, gia hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ, xoá nợ 
lãi; Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ gốc. 
- Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP: Tổng Giám đốc VDB quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia 
13 
Với thẩm quyền bị giới hạn như trên, việc xử lý rủi ro của cơ quan thực 
thi chính sách TDXK thời gian qua gặp không ít vướng mắc bởi các biện pháp 
mà cơ quan này được áp dụng (điều chỉnh thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ, mức trả 
nợ và gia hạn nợ) nhiều khi không có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ doanh 
nghiệp vay vốn khắc phục khó khăn về tài chính để duy trì hoạt động sản xuất 
kinh doanh và tạo nguồn thu trả nợ cho Nhà nước. Trong khi đó, việc áp dụng 
các biện pháp xử lý rủi ro triệt để hơn (khoanh nợ, xoá nợ lãi, xoá nợ gốc) đòi 
hỏi nhiều hồ sơ, thủ tục và phải trải qua quá trình xét duyệt của nhiều cơ quan 
nên không đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của việc xử lý rủi ro. 
Để bảo đảm rủi ro tín dụng được xử lý một cách chủ động, kịp thời và hỗ 
trợ có hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn TDXK của 
Nhà nước, Chính phủ nên xem xét mở rộng hơn nữa thẩm quyền của cơ quan 
thực thi chính sách TDXK trong việc sử dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp 
với mức độ rủi ro phát sinh và nguồn lực tài chính của cơ quan này. Theo đó, có 
thể xem xét bổ sung quyền quyết định xử lý rủi ro của cơ quan thực thi chính 
sách TDXK đối với một số trường hợp trên nguyên tắc phù hợp với quy mô quỹ 
dự phòng rủi ro TDXK và không làm tăng số phí quản lý mà ngân sách nhà 
nước phải cấp, chẳng hạn: 
- Gia hạn nợ vượt thời hạn cho vay tối đa theo quy định về TDXK để hỗ 
trợ doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất; 
- Khoanh nợ và xoá lãi vay nếu không làm tăng phí quản lý phải cấp từ 
ngân sách nhà nước; 
- Xoá nợ gốc trong phạm vi số dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã 
trích cho khoản nợ cần xoá; 
- Bán nợ trong trường hợp giá bán không thấp hơn giá trị sổ sách của 
khoản nợ và trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ 
nhưng phần chênh lệch còn thiếu nằm trong phạm vi số dự phòng chung và dự 
phòng cụ thể đã trích cho khoản nợ cần bán 
Ngoài ra, đối với các trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro khách quan bất 
khả kháng nhưng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả, thì 
Chính phủ nên cho phép cơ quan thực thi chính sách TDXK được quyền xem 
xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay để tạo điều kiện cho doanh 
nghiệp duy trì hoạt động sản xuất - xuất khẩu, tạo nguồn thu để trả nợ cho Nhà 
nước. 
Việc quy định thẩm quyền như trên một mặt đưa cơ chế xử lý rủi ro vốn 
TDXK của Nhà nước tiến gần hơn tới thông lệ chung về quản trị ngân hàng và 
khắc phục được những tồn tại trong công tác xử lý rủi ro TDXK thời gian qua, 
mặt khác cũng phù hợp với định hướng hoạt động được đặt ra tại Chiến lược 
hạn nợ; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ; Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ (gốc, lãi) và bán 
nợ. 
14 
phát triển của cơ quan thực thi chính sách TDXK mà theo đó, Chính phủ sẽ tăng 
cường phân cấp cho cơ quan này trong việc xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, để 
đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện giải pháp nói trên, thì chính sách dự 
phòng rủi ro TDXK cũng cần có những điều chỉnh phù hợp như phần sau của 
bài viết sẽ trình bày. 
Thứ sáu, trích lập dự phòng phù hợp với mức độ rủi ro và năng lực tài 
chính của cơ quan thực thi chính sách TDXK 
Dự phòng rủi ro là một cơ sở quan trọng nhằm đảm bảo khả năng tài 
chính của tổ chức cho vay trong việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro, đặc 
biệt là xoá nợ. Yêu cầu của việc dự phòng rủi ro là phải phù hợp với tính chất 
của khoản nợ để có thể bù đắp được tổn thất của mỗi khoản nợ gây ra nhưng 
không làm tăng chi phí dự phòng một cách không cần thiết. 
Tuy nhiên, chính sách về dự phòng rủi ro trong cho vay vốn TDXK của 
Nhà nước từ trước đến nay chưa bao giờ đáp ứng được yêu cầu này, thể hiện ở 
việc quy định tỷ lệ dự phòng rất thấp so với dư nợ và không phân biệt các khoản 
nợ có mức độ rủi ro khác nhau8. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho việc 
xử lý rủi ro TDXK của Nhà nước thời gian qua gặp nhiều vướng mắc do không 
đủ nguồn lực để thực hiện biện pháp triệt để đối với các khoản nợ không có khả 
năng thu hồi. Mặt khác, do chi phí dự phòng rủi ro TDXK được lấy từ phí quản 
lý mà ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho cơ quan thực thi chính sách TDXK 
nên việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của cơ quan này để xoá nợ thường mất 
nhiều thời gian bởi đó thực chất là khoản chi tiêu ngân sách nhà nước, phải tuân 
thủ những quy định chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền quyết định. 
Để giải quyết được vấn đề này, Chính phủ nên xem xét thay đổi chính 
sách dự phòng rủi ro TDXK của Nhà nước theo hướng: 
- Chuyển dần nguồn trích lập dự phòng rủi ro TDXK từ phí quản lý do 
ngân sách nhà nước cấp hiện nay sang lấy từ lãi cho vay, phí bảo lãnh và từ 
chênh lệch thu - chi của cơ quan thực thi chính sách TDXK. 
- Thực hiện việc phân biệt mức trích lập dự phòng rủi ro đối với mỗi 
khoản nợ phù hợp với kết quả phân loại nợ và kết quả đánh giá tài sản bảo đảm 
tiền vay của khoản nợ đó. 
- Nâng dần mức trích lập dự phòng rủi ro TDXK để tiệm cận với mức áp 
dụng cho các tổ chức tín dụng (bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ 
8
 Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TDXK của Nhà nước được áp dụng qua các thời kỳ như sau: 
- Theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg: trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hàng năm đối với cho vay 
các dự án đầu tư trung và dài hạn; trích 10% nợ quá hạn dưới 181 ngày, 20% nợ quá hạn từ 181 đến dưới 361 
ngày, 30% nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên đối với cho vay vốn ngắn hạn; trích 10% số tiền trả nợ thay chưa thu 
hồi được trong thời gian dưới 61 ngày, 20% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được trong thời gian từ 61 ngày đến 
dưới 181 ngày, 30% số tiền trả nợ thay chưa thu hồi được từ 181 ngày trở lên đối với bảo lãnh dự thầu và bảo 
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 
- Theo Quyết định số 59/2005/QĐ-TTg: trích 0,2% dư nợ bình quân TDXK hàng năm. 
- Theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg: trích 0,5% dư nợ bình quân TDXK hàng năm. 
15 
thể)9. 
Việc điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro như trên có ý nghĩa từng bước 
tăng cường nguồn lực tài chính để xử lý rủi ro TDXK mà không làm tăng gánh 
nặng cho ngân sách nhà nước, mặt khác tạo điều kiện để mở rộng thẩm quyền 
của cơ quan thực thi chính sách TDXK trong việc xử lý rủi ro bằng biện pháp 
xoá nợ nhằm đẩy nhanh tiến độ và phát huy tác dụng của biện pháp xử lý rủi ro 
này. 
Thứ bảy, thực hiện các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước nhằm đảm bảo 
nguồn vốn cho chính sách TDXK 
Một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của chính 
sách TDXK của Nhà nước là sự đảm bảo về quy mô và tính ổn định của nguồn 
vốn với chi phí huy động hợp lý để đáp ứng các nhu cầu cấp tín dụng đa dạng về 
thời hạn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì việc tạo lập nguồn vốn của cơ quan 
thực thi chính sách TDXK của Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong 
việc huy động các nguồn vốn có chi phí thấp. 
Với các thay đổi về đối tượng và hình thức tài trợ tín dụng được đề xuất ở 
phần trên của bài viết, chắc chắn nhu cầu về vốn cho chính sách TDXK của Nhà 
nước thời gian tới sẽ tăng lên tương ứng với sự mở rộng về quy mô tài trợ vốn 
TDXK cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, yêu cầu về việc giảm thiểu chi phí 
huy động vốn cũng được đặt ra cao hơn nhằm đáp ứng đòi hỏi về giảm lãi suất 
cho vay để khuyến khích doanh nghiệp cũng như đòi hỏi về tăng chênh lệch thu 
- chi của cơ quan thực thi chính sách TDXK để bổ sung quỹ dự phòng rủi ro. 
Để thoả mãn được yêu cầu đó, Nhà nước cần ưu tiên cho cơ quan thực thi 
chính sách TDXK huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp dành cho hỗ trợ xuất 
khẩu (kể cả các nguồn vốn có thời hạn ngắn), đồng thời tạo điều kiện để cơ quan 
này phát hành trái phiếu và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn đa 
dạng để phục vụ hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư 
trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài ra, trong trường hợp cơ quan thực thi chính sách 
TDXK tìm kiếm được các nguồn vốn có giá rẻ từ các tổ chức tài chính, tín dụng 
quốc tế, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan này huy động vốn từ 
các tổ chức đó, đồng thời xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ khi bên cung ứng 
vốn có yêu cầu. 
5. Một số vấn đề đặt ra đối với cơ quan thực thi chính sách TDXK 
Giống như bất kỳ một chính sách nào khác, những đề xuất đổi mới chính 
sách TDXK của Nhà nước được trình bày trong bài viết sẽ chỉ có thể phát huy 
tác dụng như mong muốn nếu được tổ chức triển khai bởi một chủ thể có năng 
9
 Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng phải trích dự phòng chung 
bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trích dự phòng cụ thể theo tỷ lệ lần lượt là 0%, 5%, 
20%, 50%, 100% cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 tính trên phần chênh lệch giữa số dư nợ gốc của 
khoản nợ và giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm tương ứng. 
16 
lực đủ mạnh. Do đó, để đảm bảo nguồn vốn TDXK của Nhà nước có thể hỗ trợ 
tốt đối với hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế, thì cơ quan thực thi chính sách 
này phải không ngừng đầu tư để nâng cao năng lực của mình về mọi mặt, mà 
trong đó quan trọng nhất là năng lực cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và 
năng lực quản trị rủi ro. 
Bên cạnh các sản phẩm tín dụng theo quy định của Chính phủ, cơ quan 
thực thi chính sách TDXK của Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào việc cung cấp 
các dịch vụ thanh toán (bao gồm cả thanh toán trong nước và thanh toán quốc 
tế). Việc làm này có tác dụng một mặt nâng cao tính tiện ích của nguồn vốn 
TDXK phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp vay 
vốn, mặt khác hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị rủi ro của cơ quan thực thi 
chính sách TDXK thông qua việc giám sát và quản lý dòng tiền của khách hàng. 
Ngoài ra, việc mở rộng cung ứng dịch vụ thanh toán cũng tạo điều kiện để cơ 
quan này tiết kiệm chi phí huy động vốn thông qua việc tận dụng nguồn vốn 
trong thanh toán của khách hàng, từ đó tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay. 
Cùng với đó, cơ quan thực thi chính sách TDXK của Nhà nước cũng cần 
chú trọng xây dựng và vận hành các chính sách, quy trình về quản trị rủi ro (bao 
gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản) nhằm kiểm soát và 
duy trì ở mức thấp các rủi ro phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng vốn, 
góp phần giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt 
động. 
Nếu thực hiện thành công các giải pháp nói trên, thì năng lực của cơ quan 
thực thi chính sách TDXK sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Điều đó không 
chỉ góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược phát 
triển cơ quan này theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, mà còn 
là cơ sở vững chắc để chính sách TDXK của Nhà nước được triển khai một cách 
hiệu quả. Đây chính là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 
các mặt hàng mà Nhà nước khuyến khích theo đúng định hướng tái cơ cấu và 
chiến lược phát triển của các ngành kinh tế đã đề cập ở phần đầu của bài viết. 
_____________ 
Tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015 của NHPT. 
2. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín 
dụng xuất khẩu của Nhà nước. 
3. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín 
dụng xuất khẩu của Nhà nước. 
4. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng 
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 
17 
5. Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban 
hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. 
6. Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai 
đoạn 2013-2020. 
7. Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ 
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 
năm 2030. 
8. Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 
đến năm 2035. 
9. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia 
tăng và phát triển bền vững. 
10. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định 
hướng đến năm 2030. 
11. Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông 
nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ. 
12. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi 
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín 
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_chinh_sach_tin_dung_xuat_khau_cua_nha_nuoc_trong_gia.pdf