Định hướng xây dựng chuẩn mực Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

TÓM TẮT

Hệ thống báo cáo tài chính khác nhau cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and

medium sized entities - SMEs) luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là

sau khi Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board - IASB) ban

hành chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (International financial reporting

standards for small and medium sized entities - IFRS for SMEs). Nghiên cứu của Bohusova & Blaskova

[3] cho rằng đối với các quốc gia đang phát triển có chất lượng báo cáo tài chính thấp, thường có xu

hướng thích áp dụng IFRS for SMEs vì cần hội nhập kinh tế quốc tế và có nhu cầu mạnh mẽ trong việc

xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính có chất lượng cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Vì thế, các nghiên cứu về IFRS for SMEs là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết trình bày tóm

tắt khái niệm về SMEs, đặc điểm của IFRS for SMEs, so sánh một số điểm khác biệt giữa IFRS for

SMEs với chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese accounting standards - VAS) áp dụng cho SMEs,

đồng thời tổng hợp quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs trên Thế giới. Trên cơ

sở đó, đề xuất những định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng phù hợp với SMEs

Việt Nam để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế.

pdf 9 trang phuongnguyen 10500
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng xây dựng chuẩn mực Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng xây dựng chuẩn mực Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Định hướng xây dựng chuẩn mực Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q3 - 2015 
Trang 41 
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ 
VÀ VỪA VIỆT NAM HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHO 
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
ORIENTATION OF THE DEVELOPMENT OF VIETNAM FINANCIAL REPORTING STANDARDS 
FOR SMALL AND MEDIUM - SIZED ENTITIES COMPATIBLE WITH THE INTERNATIONAL 
FINANCIAL REPORTING STANDARDS FOR SMALL AND MEDIUM SIZED ENTITIES 
Nguyễn Xuân Hưng 
Trường Đại học Kinh tế TP HCM - Email:hung_nguyenxuan2003@yahoo.com 
Hồ Xuân Thủy 
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM 
(Bài nhận ngày 13 tháng 04 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 02 tháng 06 năm 2015) 
TÓM TẮT 
Hệ thống báo cáo tài chính khác nhau cho doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and 
medium sized entities - SMEs) luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là 
sau khi Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board - IASB) ban 
hành chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (International financial reporting 
standards for small and medium sized entities - IFRS for SMEs). Nghiên cứu của Bohusova & Blaskova 
[3] cho rằng đối với các quốc gia đang phát triển có chất lượng báo cáo tài chính thấp, thường có xu 
hướng thích áp dụng IFRS for SMEs vì cần hội nhập kinh tế quốc tế và có nhu cầu mạnh mẽ trong việc 
xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính có chất lượng cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. 
Vì thế, các nghiên cứu về IFRS for SMEs là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết trình bày tóm 
tắt khái niệm về SMEs, đặc điểm của IFRS for SMEs, so sánh một số điểm khác biệt giữa IFRS for 
SMEs với chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese accounting standards - VAS) áp dụng cho SMEs, 
đồng thời tổng hợp quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs trên Thế giới. Trên cơ 
sở đó, đề xuất những định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng phù hợp với SMEs 
Việt Nam để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. 
Từ khóa: báo cáo tài chính, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chuẩn mực báo cáo 
tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs). 
ABSTRACT 
Differences in financial reporting systems for small and medium sized entities(SMEs)and large ones 
have caused plenty of controversies in the last few decades, especially after the introduction of the 
International Financial Reporting Standards for Small and Medium sized Entities (IFRS for SMEs) by 
International Accounting Standards Board (IASB). Bohusova & Blaskova [3]suggested that there 
existed a preference in many developing countries where the quality of financial reporting was normally 
considered sub-average for applying the IFRS for SMEs due to strong demand in international 
economic integration and higher quality financial reporting standards, to which Vietnam is also no 
exception. Therefore, further research of the IFRS for SMEs in Vietnam is highly desired. This paper 
shall present a review of concepts of SMEs and the IFRS for SMEs, followed by a comparison of some 
notable differences between the IFRS for SMEs and the current Vietnamese Accounting Standards 
(VAS) for SMEs. A summary of many worldwide, mainstream thoughts of the development of financial 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q3 - 2015 
Trang 42 
reporting standards for SMEs is also included. On that basis, prospective proposals for the development 
orientation of financial reporting standards for SMEs in Vietnam are suggested in order to help 
Vietnamese SMEs to meet the universal trend of convergence of international accounting. 
Keywords: Financial reporting, Small and medium sized entities, International financial reporting 
standards for small and medium sized entities. 
1. GIỚI THIỆU 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là thành 
phần kinh tế có nhiều tiềm năng và ngày càng 
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh 
tế của các quốc gia. Theo Ecorys [5], Châu Âu 
có khoảng 20,7 triệu SMEs, chiếm 98% tổng số 
các doanh nghiệp và sử dụng khoảng 67% tổng 
số lao động. Đối với các quốc gia Asean, SMEs 
là xương sống cho sự phát triển kinh tế bền 
vững của Asean, hơn 96% tổng số doanh 
nghiệp là SMEs, chiếm 50 -85% số việc làm 
trong nước, đóng góp từ 30 -53% GDP [1]. 
Xuất phát từ tầm quan trọng và sự tham gia 
vào hoạt động quốc tế của SMEs ngày càng 
mạnh mẽ, IASB đã ban hành IFRS for SMEs 
để cung cấp một bộ chuẩn mực có chất lượng 
cao, đáp ứng nhu cầu cần có chuẩn mực kế toán 
riêng thích hợp cho SMEs trong môi trường 
kinh doanh quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận 
lợi cho SMEs phát triển. Theo Pacter [14], từ 
khi ban hành đến năm 2011, 74 quốc gia đã 
tiếp nhận và đang xây dựng lộ trình áp dụng 
trong 3 năm tiếp theo. SMEs Việt Nam ngày 
càng tăng cường tham gia vào các hoạt động 
quốc tế, yêu cầu thông tin tài chính minh bạch 
trở nên bức thiết. Vì thế, cũng như các quốc gia 
khác, Việt Nam cũng đang có những áp lực về 
hội tụ kế toán quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu 
về IFRS for SMEs nhằm định hướng xây dựng 
chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho SMEs 
Việt Nam là vấn đề cần thiết. Bài viết này thực 
hiện khái quát một bức tranh toàn cảnh về 
SMEs, đặc điểm của IFRS for SMEs, quan 
điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính 
cho SMEs trên Thế giới để có cơ sở nền tảng 
trong việc định hướng phát triển cho Việt Nam. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DOANH 
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMES) VÀ 
CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
(IFRS FOR SMES) 
2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 
(SMEs) 
Cho đến nay, chưa có một khái niệm nào về 
SMEs được sử dụng thống nhất. Thông thường, 
mỗi quốc gia xác định tiêu chí phân loại SMEs 
dựa trên đặc điểm kinh tế và các giai đoạn phát 
triển kỹ thuật công nghệ để có các chính sách 
hỗ trợ cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp 
trong từng quốc gia [12]. Đặc điểm kinh tế, xã 
hội của từng quốc gia khác nhau, vì thế các tiêu 
chuẩn xác định SMEs do từng quốc gia xây 
dựng cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân 
loại SMEs chủ yếu căn cứ vào hai tiêu chí định 
tính (sự chia tách quyền quản lý và điều hành, 
phạm vi hoạt động) và định lượng (số lượng 
lao động, tổng tài sản, doanh thu). 
Hội đồng IASB cũng dựa vào tiêu chuẩn 
định tính để xác định SMEs đủ điều kiện áp 
dụng IFRS for SMEs. IASB cho rằng SMEs là 
các công ty không có trách nhiệm giải trình 
công khai và phát hành báo cáo tài chính trên 
cơ sở chung cho đối tượng bên ngoài doanh 
nghiệp. Một công ty được xem là công ty có 
trách nhiệm giải trình công khai nếu đáp ứng 
một trong hai điều kiện [8]: 
- Nợ và vốn của công ty được giao dịch hoặc 
đang trong quá trình sắp được giao dịch trên thị 
trường chứng khoán. 
- Công ty nắm giữ tài sản theo ủy thác của một 
nhóm các đối tượng bên ngoài như là những 
hoạt động kinh doanh chính của công ty. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q3 - 2015 
Trang 43 
Theo định nghĩa trên, những tổ chức có 
trách nhiệm giải trình công khai là những tổ 
chức chịu sự chi phối của thị trường tài chính 
và những tổ chức có một phần tài sản sở hữu 
bởi những cổ đông bên ngoài. Vì thế, SMEs 
thuộc phạm vi áp dụng IFRS for SMEs không 
phải là tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính 
(ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tín dụng) hoặc 
các công ty có cổ phiếu niêm yết. Mặc dù 
không phải là công ty cổ phần niêm yết nhưng 
SMEs phải phát hành báo cáo tài chính cho các 
đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài như nhà 
đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp 
Như vậy, theo quan điểm của IASB, SMEs 
thuộc phạm vi áp dụng chuẩn mực là những 
công ty chưa niêm yết. “Các quốc gia quyết 
định áp dụng IFRS for SMEs sẽ tự xây dựng 
tiêu chuẩn định lượng”, đó là ý kiến của Pacter, 
người chịu trách nhiệm chính về IFRS for 
SMEs [13]. Mặc dù, IASB không đưa ra tiêu 
chuẩn định lượng để phân loại SMEs nhưng 
IASB đã xây dựng IFRS for SMEs dựa trên các 
giao dịch thường gặp của doanh nghiệp có 
khoảng 50 lao động [7] và khẳng định IFRS for 
SMEs phù hợp với tất cả SMEs. Do đó, qua 
khái niệm về SMEs của IASB, có thể rút ra một 
số đặc điểm của SMEs chi phối đến việc ban 
hành các quy định về kế toán cho SMEs, đó là: 
- Yêu cầu công bố thông tin của SMEs không 
nghiêm ngặt như các công ty cổ phần niêm yết 
vì đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu của 
SMEs là chủ sở hữu và chủ nợ, không phải là 
các cổ đông trên thị trường vốn. 
- SMEs có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn 
giản hơn các công ty niêm yết lớn do SMEs có 
nguồn lực bị giới hạn, thị trường hoạt động 
không rộng lớn. Vì thế, các chính sách kế toán 
áp dụng cho SMEs cũng đơn giản hơn. 
Chính vì thế, mỗi quốc gia khi áp dụng 
IFRS for SMEs phải tự xây dựng tiêu chuẩn 
định lượng cụ thể phù hợp cho quốc gia mình. 
Những tiêu chí này phải đảm bảo SMEs có báo 
cáo tài chính chất lượng, đáp ứng yêu cầu của 
đối tượng sử dụng thông tin nhưng cũng không 
đặt một gánh nặng trong việc chuẩn bị báo cáo 
tài chính cho SMEs, tức đảm bảo cân đối về chi 
phí và lợi ích khi tuân thủ chuẩn mực. 
2.2. Chuẩn mực báo cáo tài chính cho 
doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs) 
Quá trình nghiên cứu và xây dựng IFRS 
for SMEs 
Trong năm 2001, nhằm đáp ứng nhu cầu 
các đối tượng sử dụng thông tin của SMEs và 
với mục đích giảm những rào cản cho SMEs 
trong việc tuân thủ IFRS khi trình bày báo cáo 
tài chính, IASB đã thực hiện dự án xây dựng 
chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs [3]. 
Tháng 6/2004, IASB đã ban hành tài liệu 
thảo luận về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc 
tế cho SMEs với tên gọi là “Quan điểm sơ bộ 
ban đầu về chuẩn mực kế toán cho các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa” [6]. IASB đã nhận được 
hơn 100 ý kiến đóng góp [10]. Những ý kiến 
chủ yếu là IFRS không thích hợp với SMEs và 
đa số các ý kiến đều tán thành IASB nên xây 
dựng chuẩn mực riêng cho SMEs. Chuẩn mực 
này nên xây dựng trên cơ sở của IFRS nhưng 
giới hạn yêu cầu công bố cũng như sử dụng các 
nguyên tắc ghi nhận và đo lường đơn giản hơn. 
Tháng 4/2005, IASB đã ban hành bảng câu 
hỏi để lấy ý kiến khảo sát về hai vấn đề: một là 
nguyên tắc ghi nhận và đo lường, hai là nội 
dung nào của IFRS nên loại trừ cho SMEs. Sau 
đó, tháng 2/2007, IASB ban hành bản dự thảo 
IFRS for SMEs. Cùng với bản dự thảo này, hai 
tài liệu khác cũng được IASB ban hành là “Cơ 
sở để kết luận về dự thảo IFRS for SMEs” và 
“Dự thảo hướng dẫn áp dụng IFRS for SMEs. 
Bản dự thảo IFRS for SMES được xây dựng 
dựa trên các sự kiện xảy ra thường xuyên ở 
SMEs có khoảng 50 lao động [11]. Đến cuối 
năm 2007, IASB đã nhận được 161 thư phản 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q3 - 2015 
Trang 44 
hồi đóng góp ý kiến về bản dự thảo từ các nhà 
nghiên cứu và các tổ chức nghề nghiệp. Đồng 
thời, IASB cũng thực hiện nhiều thử nghiệm 
với 116 SMEs ở 20 quốc gia khác nhau để xác 
định các khó khăn của SMEs khi áp dụng bản 
dự thảo IFRS for SMEs [9]. 
Dựa trên các ý kiến phản hồi và kết quả từ 
chương trình thử nghiệm, IASB đã tiến hành 
sửa đổi bản dự thảo từ tháng 9 đến cuối năm 
2008 và đến tháng 7/2009, IASB chính thức 
ban hành IFRS for SMEs. 
Khái quát một số đặc điểm của IFRS for 
SMEs 
IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực độc lập 
được xây dựng dựa trên “Khuôn mẫu lý thuyết 
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính” 
(Framework for the Preparation and 
Presentation of Financial Statements) của 
IFRS, dài 230 trang, trình bày thành 35 phần 
cho từng chuẩn mực. IFRS for SMEs đơn giản 
hơn IFRS về cả yêu cầu công bố, đo lường và 
phương pháp ghi nhận, đồng thời chú ý đến sự 
cân đối giữa chi phí và lợi ích khi áp dụng cho 
SMEs. Vì vậy, IFRS for SMEs giảm về cả nội 
dung và mức độ phức tạp so với IFRS. Cụ thể: 
- Các nội dung không phù hợp với SMEs bị 
loại bỏ như thu nhập trên cổ phiếu, báo cáo 
bộ phận, báo cáo giữa niên độ, hợp đồng bảo 
hiểm, tài sản nắm giữ cho việc bán. 
- Giảm bớt các lựa chọn theo IFRS, chỉ sử 
dụng lựa chọn đơn giản nhất, cụ thể bỏ các 
lựa chọn phức tạp như đánh giá lại bất động 
sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị, đánh giá 
lại tài sản cố định vô hình; hoặc cho phép có 
nhiều lựa chọn trong việc kế toán các khoản 
đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. 
- Một số các nguyên tắc, phương pháp liên 
quan đến việc ghi nhận, đánh giá tài sản, nợ 
phải trả, thu nhập, chi phí cũng như các chính 
sách kế toán đơn giản hơn quy định của 
IFRS. Điển hình như: 
Lợi thế thương mại được cho phép phân bổ 
tối đa trong 10 năm nếu thời gian sử dụng 
hữu ích không xác định một cách đáng tin 
cậy (khác với IAS 36, IFRS 3, lợi thế 
thương mại không được phân bổ và phải 
được soát xét hàng năm về việc suy giảm 
giá trị). 
Chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí 
(ngược lại với quy định của IAS 23, cho 
phép vốn hóa chi phí đi vay). 
Chi phí nghiên cứu và phát triển cũng được 
ghi nhận là chi phí (khác với quy định của 
IAS 38 cho phép vốn hóa chi phí nghiên 
cứu và phát triển trong một số trường hợp 
thỏa yêu cầu). 
 - Các yêu cầu trình bày thông tin cũng đơn 
giản hơn. 
Với sự đơn giản về chính sách kế toán và 
yêu cầu công bố, nhiều ý kiến phản hồi từ các 
quốc gia cho rằng IFRS for SMEs thật sự đáp 
ứng yêu cầu của SMEs trong việc cung cấp 
thông tin báo cáo tài chính có chất lượng, đồng 
thời cũng giảm gánh nặng cho SMEs khi phải 
tuân thủ IFRS với những quy định quá phức 
tạp. Các ý kiến cũng đánh giá việc áp dụng sẽ 
mang lại nhiều lợi ích cho SMEs, SMEs có thể 
thu hút tài chính từ bên ngoài, dễ dàng trong 
việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tăng tính so 
sánh của báo cáo tài chính, đặc biệt là IFRS for 
SMEs dễ thực hiện hơn IFRS và SMEs có thể 
áp dụng IFRS for SMEs như là một bước đi 
hướng tới niêm yết công khai [3]. 
Quan điểm xây dựng chuẩn mực báo cáo 
tài chính cho SMEs và xu hướng lựa chọn áp 
dụng IFRS for SMEs trên thế giới 
Theo Cordery & Baskerville [4], có hai 
cách thức áp dụng hệ thống báo cáo tài chính 
khác nhau trong việc xây dựng chuẩn mực báo 
cáo tài chính cho SMEs phổ biến là: 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q3 - 2015 
Trang 45 
Không xây dựng riêng chuẩn mực báo cáo 
tài chính cho SMEs mà chỉ có một bộ chuẩn 
mực chung sử dụng chung cho tất cả các 
loại hình doanh nghiệp. Trên cơ sở bộ 
chuẩn mực này, quy định những điểm giảm 
trừ riêng cho SMEs về chuẩn mực áp dụng, 
chính sách kế toán và yêu cầu công bố (Úc, 
New Zealand, Canada) 
Xây dựng một bộ chuẩn mực báo cáo tài 
chính riêng cho SMEs. Quan điểm này đang 
được nhiều quốc gia áp dụng (Anh, 
Malaysia, Hồng Kông). IASB cũng xây 
dựng IFRS for SMEs trên quan điểm này 
sau khi lấy ý kiến khảo sát của các Tổ chức 
nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu, các doanh 
nghiệp trên khắp Thế giới 
Sau khi IFRS for SMEs ban hành, nhiều 
quốc gia đã chấp nhận và thực thi hoặc có kế 
hoạch áp dụng trong tương lai và đa số các 
quốc gia này là các quốc gia đang phát triển 
[15]. Tuy nhiên, quan điểm lựa chọn áp dụng 
IFRS for SMEs cũng khác biệt nhau giữa các 
quốc gia, có thể tập trung thành 3 hướng: 
Thay thế hoàn toàn chuẩn mực kế toán quốc 
gia bằng IFRS for SMEs (Nam Phi, 
Singapore, Philippines, Brazil). 
Chỉnh sửa, bổ sung IFRS for SMEs cho phù 
hợp với hoàn cảnh của quốc gia (Hồng 
Kông). 
Tự xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia 
áp dụng cho SMEs (Mỹ, Đức, Thụy Sĩ). 
Có thể sử dụng kết luận từ khảo sát của [3] 
để tổng kết cho các xu hướng lựa chọn áp dụng 
IFRS for SMEs. Đó là: 
Các quốc gia phát triển có nền kinh tế phát 
triển, tổ chức nghề nghiệp có kinh nghiệm 
và chuyên nghiệp, trình độ kế toán cao 
hầu như không áp dụng IFRS for SMEs, 
SMEs của các quốc gia này vẫn thích áp 
dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hơn. 
Các nước đang phát triển không có chất 
lượng báo cáo tài chính cao nên rất ủng hộ 
việc áp dụng IFRS for SMEs vì những lợi 
ích do chuẩn mực mang lại, giúp các quốc 
gia này có báo cáo tài chính chất lượng, 
minh bạch, cải thiện khả năng so sánh. Báo 
cáo tài chính minh bạch là cơ hội cho SMEs 
ở các quốc gia này có thể tăng cơ hội vay 
vốn, tiếp cận thị trường nước ngoài và thu 
hút vốn đầu tư nước ngoài. 
3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HIỆN HÀNH 
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ 
VÀ VỪA (SMES) VIỆT NAM 
Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 
chuẩn mực kế toán và nhiều thông tư hướng 
dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa 
nhập với kế toán của các nước trên Thế giới. 
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng ban hành 
Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 
14/09/2006 về chế độ kế toán áp dụng cho 
SMEs [2]. Trong 26 chuẩn mực kế toán Việt 
Nam đã được ban hành, việc áp dụng các chuẩn 
mực kế toán Việt Nam cho SMEs cũng được 
quy định thành 3 nhóm, nhóm các chuẩn mực 
kế toán áp dụng đầy đủ, nhóm các chuẩn mực 
kế toán áp dụng không đầy đủ và nhóm các 
chuẩn mực kế toán không áp dụng. 
So với IFRS for SMEs, chuẩn mực kế toán 
Việt Nam (VAS) áp dụng cho SMEs có một số 
khác biệt. Đó là, một số chuẩn mực theo quy 
định của IFRS for SMEs nhưng Việt Nam chưa 
có; khác biệt về các nội dung VAS có quy định 
nhưng không áp dụng hoặc áp dụng không đầy 
đủ cho SMEs và một số khác biệt về các chính 
sách kế toán áp dụng như IFRS for SMEs 
không yêu cầu vốn hóa chi phí đi vay, không 
cho phép áp dụng phương pháp tính giá LIFO 
đối với hàng tồn kho, yêu cầu ghi nhận giá trị 
hợp lý đối với bất động sản đầu tư (xem 
bảng 1). 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q3 - 2015 
Trang 46 
Như vậy, sự khác biệt giữa hai bộ chuẩn 
mực hầu như không quá nhiều. Mặt khác, trong 
giai đoạn đầu khi bộ chuẩn mực cho doanh 
nghiệp có quy mô lớn còn đang hoàn thiện, cập 
nhật thì việc áp dụng chung một bộ chuẩn mực 
cho tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô, tình 
trạng niêm yết, đồng thời quy định một số giảm 
trừ riêng cho SMEs là hợp lý. 
Bảng 1. Khác biệt giữa IFRS for SMEs và VAS áp dụng cho SMEs về số lượng chuẩn mực 
STT IFRS FOR SMES VAS ÁP DỤNG CHO SMES 
Các chuẩn mực Việt Nam chưa ban hành 
Phần 1 (Section 1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chưa có 
Phần11 Công cụ tài chính cơ bản Chưa có 
Phần12 Công cụ tài chính khác Chưa có 
Phần 24 Tài trợ của Chính phủ Chưa có 
Phần 27 Giảm giá trị tài sản Chưa có 
Phần 28 Lợi ích của nhân viên Chưa có 
Phần 31 Siêu lạm phát Chưa có 
Phần 34 Các hoạt động đặc thù Chưa có 
Phần 26 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu Chưa có 
Các chuẩn mực Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs nhưng không áp dụng cho SMEs 
Phần 9 
Báo cáo tài chính riêng và báo cáo 
tài chính hợp nhất 
VAS 25 
Phần 19 
Hợp nhất kinh doanh và lợi thế 
thương mại 
VAS 11 
Các chuẩn mực Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs nhưng áp dụng không đầy đủ cho SMEs 
Phần 3, 4, 5, 6, 7, 8 
Các chuẩn mực liên quan đến báo 
cáo tài chính 
VAS 21, VAS 07 
Phần 10 
Chính sách kế toán, ước tính và sai 
sót 
VAS 29 - không áp dụng hồi tố với thay đổi 
chính sách kế toán 
Phần 13 Hàng tồn kho 
VAS 02 
IFRS for SMEs không cho phép áp dụng phương 
pháp LIFO khi tính giá hàng tồn kho 
Phần 14, 15 
Kế toán các khoản đầu tư vào công 
ty liên kết, liên doanh 
VAS 07, 08 - không áp dụng phương pháp vốn 
chủ sở hữu 
Phần 17, 18 TSCĐ hữu hình, VH 
VAS 03, 04 - không áp dụng thời gian khấu hao 
và phương pháp khấu hao 
Phần 20 Thuê tài sản 
VAS 06 - không áp dụng bán và thuê lại tài sản 
là thuê hoạt động 
Phần 23 Doanh thu 
VAS 15 - không áp dụng ghi nhận doanh thu và 
chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà 
thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch 
Phần 29 Thuế thu nhập doanh nghiệp 
VAS 17 - không áp dụng quy định thuế thu 
nhập hoãn lại 
Phần 30 Thay đổi tỷ giá hối đoái 
VAS 10 - không áp dụng quy định chênh lệch tỷ 
giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của 
cơ sở ở nước ngoài 
Các chuẩn mực Việt Nam đã ban hành tương đương với IFRS for SMEs áp dụng đầy đủ cho SMEs 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q3 - 2015 
Trang 47 
Phần 2 
Phần 22 
Các nguyên tắc và khái niệm 
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 
VAS 01 - Chuẩn mực chung 
Phần 16 Bất động sản đầu tư 
VAS 05 
IFRS for SMEs yêu cầu ghi nhận giá trị hợp lý 
đối với bất động sản đầu tư 
Phần 21 Các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng VAS 18 
Phần 25 Chi phí đi vay 
VAS 16 
IFRS for SMEs không yêu cầu vốn hóa chi phí 
đi vay nếu thỏa mãn điều kiện 
Phần 32 
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết 
thúc kỳ kế toán năm 
VAS 23 
Phần 33 Thông tin về các bên liên quan VAS 26 
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 
Tuy nhiên, cách áp dụng này cũng bộc lộ 
những hạn chế nhất định. Cụ thể là đối tượng 
sử dụng thông tin của doanh nghiệp có quy mô 
lớn và SMEs khác nhau nên có thể dẫn đến 
thông tin dàn trải, không tập trung vào yêu cầu 
của từng nhóm đối tượng sử dụng thông tin. 
Ngoài ra, việc quy định lược bỏ một số chuẩn 
mực hay một số chính sách kế toán khi áp dụng 
chung bộ chuẩn mực sẽ làm giảm tính hệ thống 
và nhất quán của chuẩn mực kế toán [11]. Hơn 
nữa, mặc dù VAS được xây dựng trên cơ sở 
của IAS/IFRS nhưng đã không được cập nhật, 
sửa đổi trong một thời gian dài nên lạc hậu, 
không thể đảm bảo cung cấp thông tin có thể so 
sánh với các doanh nghiệp khác trên Thế giới, 
dẫn đến SMEs khó thu hút đầu tư, khó tham gia 
trong quá trình hội nhập với Thế giới. Do vậy, 
trong xu thế hội nhập quốc tế, SMEs đóng vai 
trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội 
nhập, việc nghiên cứu xây dựng riêng chuẩn 
mực cho SMEs trên cơ sở vận dụng chuẩn mực 
kế toán quốc tế là một hướng đi hợp lý đáp ứng 
yêu cầu cung cấp thông tin có chất lượng và 
hội tụ quốc tế của SMEs. 
4. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHUẨN 
MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO 
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMES) 
VIỆT NAM 
“Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 
2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng 
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 
480/2013/QĐ - TTg đã xác định quan điểm là 
“hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn 
mực”, “hòa nhập với thông lệ quốc tế” [15]. Vì 
thế, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam 
cũng đang có những áp lực về hài hòa, hội tụ 
kế toán quốc tế. Như đã phân tích, việc xây 
dựng chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho 
SMEs trên cơ sở vận dụng IFRS for SMEs là 
cần thiết và đúng đắn trong điều kiện của Việt 
Nam hiện nay. Việc nghiên cứu, xây dựng bộ 
chuẩn mực này, Nhà nước, đặc biệt là các cơ 
quan, tổ chức liên quan đến việc hoạch định và 
ban hành chuẩn mực, các văn bản pháp quy về 
kế toán có thể thực hiện theo các định hướng 
cơ bản sau: 
Thứ nhất, cần tìm hiểu về đối tượng sử 
dụng thông tin, nhu cầu của đối tượng sử dụng 
thông tin, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh 
doanh của SMEs để xác định các tiêu chí 
phân loại SMEs phù hợp áp dụng chuẩn mực. 
Thứ hai, với đặc điểm riêng về đối tượng sử 
dụng thông tin, nhu cầu thông tin và khả năng 
cung cấp thông tin của SMEs, chuẩn mực báo 
cáo tài chính phù hợp cho SMEs phải có các 
quy định đơn giản về chính sách kế toán, yêu 
cầu công bố nhưng đảm bảo cung cấp thông tin 
có chất lượng và cân đối giữa chi phí và lợi ích. 
Dựa vào mục tiêu đó, thực hiện rà soát các quy 
định của IFRS for SMEs nhằm xác định các 
quy định nào phù hợp với điều kiện kinh tế xã 
Science & Technology Development, Vol 18, No Q3 - 2015 
Trang 48 
hội, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, 
nội lực của SMEs Việt Nam để tiến hành ban 
hành thêm các chuẩn mực cần thiết cho SMEs, 
sửa đổi, điều chỉnh chuẩn mực kế toán Việt 
Nam hiện hành áp dụng cho SMEs gần với 
IFRS for SMEs, nhưng phù hợp với điều kiện 
Việt Nam. 
Thứ ba, điều chỉnh và ban hành các văn bản 
pháp quy hướng dẫn chuẩn mực đầy đủ và cụ 
thể song song với việc ban hành chuẩn mực kế 
toán cho SMEs. Đồng thời, phải đảm bảo sự 
thống nhất giữa các văn bản này để thúc đẩy 
việc áp dụng hiệu quả chuẩn mực trong thực 
tiễn. 
Thứ tư, xây dựng chuẩn mực kế toán Việt 
Nam áp dụng cho SMEs dựa trên IFRS for 
SMEs làm cơ sở nhưng cũng cần xem xét thêm 
chuẩn mực kế toán áp dụng cho SMEs của các 
quốc gia khác, đặc biệt đối với các quốc gia lựa 
chọn khuynh hướng sử dụng IFRS/IFRS for 
SMEs để xây dựng chuẩn mực kế toán quốc 
gia. Mục đích nhằm tìm hiểu sự lựa chọn cách 
thức áp dụng IFRS for SMEs khi đưa bộ chuẩn 
mực này vào trong bối cảnh thực tế. 
Thứ năm, trước mắt là sửa đổi, điều chỉnh 
IFRS for SMEs cho phù hợp với điều kiện Việt 
Nam, thu hẹp dần khoảng cách khác biệt giữa 
VAS áp dụng cho SMEs và chuẩn mực kế toán 
quốc tế, về lâu dài cần xây dựng kế hoạch, lộ 
trình để hội tụ hoàn toàn với chuẩn mực kế 
toán quốc tế, để tiến đến trong tương lai chỉ có 
một bộ chuẩn mực kế toán duy nhất áp dụng 
cho SMEs Việt Nam tương đương với IFRS for 
SMEs. 
Cuối cùng, cơ sở hạ tầng cũng phải phát 
triển để hỗ trợ cho quá trình xây dựng và áp 
dụng chuẩn mực báo cáo tài chính riêng cho 
SMEs. Đối với vấn đề này cần: 
Đẩy mạnh các nghiên cứu về 
IFRS/IFRS for SMEs; 
Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo 
phát triển nguồn nhân lực về kế toán về 
cả phía doanh nghiệp và các tổ chức đào 
tạo nhằm xây dựng đội ngũ chuyên môn 
nghề nghiệp có trình độ, có kinh nghiệm 
và đạo đức nghề nghiệp để có thể áp 
dụng chuẩn mực hiệu quả; 
Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt 
động của các Tổ chức nghề nghiệp để 
hướng dẫn, cập nhật chuyên môn và 
giám sát việc tuân thủ chuẩn mực của 
những người hành nghề kế toán, kiểm 
toán; 
Hoàn thiện khung pháp lý về kế toán để 
tạo môi trường thuận lợi cho SMEs phát 
triển 
5. KẾT LUẬN 
SMEs ngày càng đóng vai trò quan trọng 
trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 
Do vậy, chất lượng thông tin báo cáo tài chính 
của bộ phận doanh nghiệp này luôn là vấn đề 
được quan tâm. Vì thế, chúng tôi cho rằng việc 
xây dựng chuẩn mực kế toán riêng đáp ứng yêu 
cầu thông tin của SMEs, phù hợp với thông lệ 
quốc tế là cần thiết trong giai đoạn hiện nay của 
Việt Nam. Bài viết đã trình bày những đặc 
điểm của IFRS for SMEs, kinh nghiệm áp dụng 
các quan điểm về báo cáo tài chính khác nhau 
khi xây dựng chuẩn mực kế toán riêng cho 
SMEs và từ đó đề xuất định hướng xây dựng 
chuẩn mực báo cáo tài chính cho SMEs trên 
IFRS for SMEs hiện hành để đảm bảo SMEs có 
báo cáo tài chính đáng tin cậy, tạo điều kiện 
thuận lợi cho SMEs khi tham gia vào hoạt động 
chung trên thị trường Thế giới. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 18, SỐ Q3 - 2015 
Trang 49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Asean, SME Developments in ASEAN (2013), 
economic-community/category/small-and-medium-enterprises, truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2014. 
[2]. Bộ Tài Chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC 
ngày 14/09/2006, Bộ Tài Chính, Hà Nội (2006). 
[3]. Bohusova, H. & Blaskova, V, In what way are countries which have already adopted IFRS for 
SMEs different (2012),  cập ngày 21 
tháng 1 năm 2013. 
[4]. Cordery, C. J., Baskerville, R., Small GAAP: a large jump for the IASB, Paper to be presented to 
the Tenth Annual Conference for financial reporting and Business Communication, Cardiff 
Business School (2006), 
https://ore.exeter.ac.uk/repository/bitstream/handle/10036/15992/SME%20Baskerville%20Corder
y%20Small%20GAAP.pdf?sequence=1,truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. 
[5]. Ecorys, EU SMEs in 2012: at the crossroads- Annual report on small and medium-sized 
enterprises in the EU,2011/12 (2012), 
analysis/performance-review/files/supporting-documents/2012/annual-report_en.pdf,truy cập ngày 
25 tháng 5 năm 2014. 
[6]. IASB, Discussion paper: Preliminary Views on Accounting Standards for Small and Medium-
sized Entities (2004),  truy 
cập ngày 10 tháng 3 năm 2009. 
[7]. IASB Exposure draft of a proposed IFRS for small and and medium- sized entities (2007), 
 truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010. 
[8]. IASB, International financial reporting standards for small and medium- sized entities (IFRS for 
SMEs) (2009a),  truy cập ngày 12 tháng 
12 năm 2010. 
[9]. IASB, IFRS for SMEs (2009b), 
medium-sized-entities/Pages/small-and-medium-sized-entities.aspx, truy cập ngày 15 tháng 4 năm 
2009. 
[10]. IASplus, IFRS for SMEs: Key dates in the process to get to the final standard (2012), 
 truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012. 
[11]. Mai Ngọc Anh, Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ quốc 
tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam. Tạp chí Kiểm toán (2011). 
[12]. Mai Thi Thanh Thai, The Internationalization of Vietnamese Small and Medium-Sized 
Enterprises. Dissertation of the University of St. Gallen, Switzerland (2008), 
 truy cập ngày 10 
tháng 6 năm 2011. 
[13]. Pacter, P, Will the GAAP widen for SMEs?. Institute of Chartered Accountants in England & 
Wale, Accountancy (2004). 
[14]. Pacter, P, Presentations about the SMEs- IFRS for SMEs. Meeting of Representatives of the CIS 
and Baltic States professional bodies and standard setters (2011), 
SMEs/Documents/1111CISBalticSMEEnglish.pdf, truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012. 
[15]. Thủ tướng Chính Phủ, Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo 
Quyết định số 480/2013/QĐ-TTg ngày 18/03/2013, Hà Nội (2013). 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_xay_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_cho_doanh_ng.pdf