Định hướng sản phẩm cho khu du lịch Hồ Núi Cốc vào mùa đông xuân

TÓM TẮT

Hồ Núi Cốc là danh thắng du lịch có tiềm năng rất phong phú, vị trí thuận tiện để tham quan nghỉ

dƣỡng, vui chơi, giải trí. Nhƣng kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ, ở các mùa khác

nhau trong năm nhu cầu của khách tham quan cũng khác nhau. Vào mùa hè thì nhu cầu du lịch

tăng cao, nhƣng vào mùa đông xuân thì ngƣợc lại. Để duy trì đƣợc các hoạt động kinh doanh vào

mùa đông xuân các Doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm du lịch, tính thời vụ trong

kinh doanh du lịch. Bài viết tập trung phân tích một số kết quả đạt đƣợc, các khó khăn bất cập

trong kinh doanh du lịch vào các mùa khác nhau trong năm. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh du lịch vào mùa đông xuân trong thời gian tới.

Từ khóa: Kinh doanh du lịch, du lịch mùa đông xuân, du lịch Hồ Núi Cốc, sản phẩm du lịch, tính

thời vụ.

pdf 8 trang phuongnguyen 4180
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng sản phẩm cho khu du lịch Hồ Núi Cốc vào mùa đông xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng sản phẩm cho khu du lịch Hồ Núi Cốc vào mùa đông xuân

Định hướng sản phẩm cho khu du lịch Hồ Núi Cốc vào mùa đông xuân
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
111 
ĐỊNH HƢỚNG SẢN PHẨM CHO KHU DU LỊCH HỒ NÖI CỐC 
VÀO MÙA ĐÔNG XUÂN 
Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Vân Anh* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Hồ Núi Cốc là danh thắng du lịch có tiềm năng rất phong phú, vị trí thuận tiện để tham quan nghỉ 
dƣỡng, vui chơi, giải trí. Nhƣng kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ, ở các mùa khác 
nhau trong năm nhu cầu của khách tham quan cũng khác nhau. Vào mùa hè thì nhu cầu du lịch 
tăng cao, nhƣng vào mùa đông xuân thì ngƣợc lại. Để duy trì đƣợc các hoạt động kinh doanh vào 
mùa đông xuân các Doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm du lịch, tính thời vụ trong 
kinh doanh du lịch. Bài viết tập trung phân tích một số kết quả đạt đƣợc, các khó khăn bất cập 
trong kinh doanh du lịch vào các mùa khác nhau trong năm. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu 
quả sản xuất kinh doanh du lịch vào mùa đông xuân trong thời gian tới. 
Từ khóa: Kinh doanh du lịch, du lịch mùa đông xuân, du lịch Hồ Núi Cốc, sản phẩm du lịch, tính 
thời vụ. 
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÁT TRIỂN SẢN 
PHẨM DU LỊCH MÙA VẮNG KHÁCH* 
Kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính chất 
thời vụ rõ nét, ở các thời vụ khác nhau trong 
năm, nhu cầu của khách cũng khách nhau. 
Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch tăng 
rất cao ở những khu du lịch biển, khu nghỉ 
dƣỡng, nghỉ mát . nhƣng vào mùa đông 
xuân thì ngƣợc lại, lƣợng khách thăm quan du 
lịch giảm mạnh song các doanh nghiệp vẫn 
luôn có các chi phí cố định nhằm duy trì hoạt 
động vào mùa đó. Vì vậy, đòi hỏi các nhà 
quản trị phải nắm bắt đƣợc tính thời vụ, duy 
trì nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao 
hiệu quả kinh doanh. 
Đặc điểm chung của sản phẩm du lịch 
Sản phẩm du lịch có tính chất tổng hợp: là sự 
kết hợp của nhiều dịch vụ nhƣ: dịch vụ vận 
chuyển, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống... 
của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản 
phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm du lịch là 
các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, 
khách hàng đƣợc lựa chọn riêng lẻ hoặc trọn gói 
các dịch vụ trong chƣơng trình du lịch. 
Sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động diễn 
ra trong cả một quá trình từ khi đón khách 
theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm 
*
 Tel: 0916 427916, Email: vananhqtkdtn@gmail.com 
xuất phát gồm: giải trí, tham quan, đi lại, ăn 
ở, an ninh ... 
Chƣơng trình du lịch trọn gói đƣợc coi là sản 
phẩm đặc trƣng trong kinh doanh du lịch. Một 
chƣơng trình du lịch trọn gói có thể đƣợc thực 
hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. 
Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh 
doanh du lịch còn phụ thuộc khá nhiều vào 
yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình 
độ dân trí cũng nhƣ phụ thuộc vào thu nhập 
của ngƣời dân. Từ những đặc điểm cơ bản 
trên cho thấy việc kinh doanh du lịch rất dễ 
gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty kinh doanh 
du lịch phải có mối quan hệ rộng với các đối 
tác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân 
viên lành nghề. 
Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch 
Các đặc điểm của thời vụ du lịch 
Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến 
ở tất cả các nƣớc và các vùng có hoạt động du 
lịch. Có nhiều nhân tố tác động lên hoạt động 
kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó 
có thể đảm bảo đƣợc cƣờng độ hoạt động đều 
đặn trong năm vì vậy tồn tại tính thời vụ trong 
du lịch. 
Một nƣớc hay một vùng du lịch có thể có một 
hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuỳ thuộc vào các 
thể loại du lịch phát triển ở đó: Độ dài của 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
112 
thời gian và cƣờng độ của thời vụ du lịch 
không bằng nhau đối với các thể loại du lịch 
khác nhau; Cƣờng độ của thời vụ du lịch 
không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ 
kinh doanh; Độ dài của thời gian và cƣờng độ 
của thời vụ du lịch phụ thuộc vào trình độ 
phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch; 
Cƣờng độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ 
thuộc vào cơ cấu của du khách đến. 
Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch 
Các tác động bất lợi đến dân cƣ sở tại: Khi 
cầu du lịch quá lớn gây nên mất cân đối, mất 
ổn định đối với các phƣơng tiện giao thông 
đại chúng, đối với mạng lƣới phục vụ xã hội. 
Khi cầu du lịch giảm xuống thì ngƣời lao 
động thời vụ sẽ bị ảnh hƣởng, thậm chí những 
nhân viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu 
nhập thấp hơn. 
Tác động bất lợi đến khách du lịch: gây khó 
khăn trong tìm chỗ nghỉ thích hợp vào mùa 
cao điểm; Tác động đến nhà kinh doanh du 
lịch: khi nhu cầu du lịch vào mùa thấp điểm 
giảm xuống sẽ tác động đến chất lƣợng dịch 
vụ, tới hiệu quả kinh doanh của công ty, tác 
động đến tổ chức và sử dụng nhân lực, tác 
động đến tổ chức hạch toán... 
Do đó, để hạn chế bớt những tác động bất lợi 
của tính thời vụ ở các khu du lịch cần có sự 
quan tâm nhiều đến để phát triển các sản 
phẩm mới, lạ có khả năng hấp dẫn du khách 
trong mùa vắng khách, có thể tận dụng đƣợc 
những nguồn lực phục vụ du lịch trong nhiều 
khoảng thời gian, tránh lãng phí, tạo nên sự 
cân bằng sinh thái bền vững. 
Khi phát triển các sản phẩm du lịch mới cho 
mùa vắng khách, phần lớn các khu du lịch có 
thể hƣớng tới những khách hàng mới, có nhu 
cầu khác biệt hơn so với những du khách phổ 
biến vào mùa đông khách. Những khách hàng 
mới này sẽ quan tâm nhiều hơn tới tới tính 
khác biệt của sản phẩm và mức giá hấp dẫn 
cho thời điểm trái mùa. 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH 
TẠI KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC VÀO 
MÙA ĐÔNG XUÂN 
Hồ Núi Cốc là điểm du lịch có tiềm năng 
tƣơng đối phong phú cả về du lịch sinh thái 
và du lịch văn hoá lịch sử. 
Trong những năm qua Hồ Núi Cốc mới cơ 
bản hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, các 
khu, điểm du lịch trên toàn Hồ Núi Cốc; thực 
hiện việc bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá 
lịch sử, sinh thái hiện có, các lễ hội truyền 
thống; đầu tƣ hạ tầng tại các khu, điểm du 
lịch còn hạn chế. 
Mặc dù hồ Núi Cốc có nhiều dịch vụ, điểm du 
lịch có tiềm năng để phát triển du lịch, nhƣng 
chƣa có dịch vụ mới, điểm du lịch nào đƣợc 
đầu tƣ hoàn chỉnh thành sản phẩm du lịch đủ 
sức hấp dẫn du khách. Các dịch vụ du lịch lữ 
hành của hồ núi cốc chủ yếu đƣa khách đi 
tham quan du lịch tại các hang động; tham 
quan lòng hồ và các điểm vui chơi, giải trí. 
Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh 
du lịch trên địa bàn Hồ Núi Cốc chủ yếu phục 
vụ cho 6 nhóm các đối tƣợng khách sau: 
Thứ nhất, Khách du lịch là ngƣời ngoài tỉnh 
đến thăm quan các khu, điểm du lịch của Hồ 
Núi Cốc. Đối tƣợng khách này thƣờng yêu 
thích vẻ đẹp hoang sơ vốn có của cảnh quan 
thiên nhiên, sự thanh bình mộc mạc, tự nhiên, 
sự hùng vĩ của núi rừng quang cảnh thơ mộng 
của hồ, thƣờng đến vào mùa hè khi thời tiết 
nóng nực, oi ả của mùa hè. Đây là đối tƣợng 
khách cần đƣợc quan tâm phục vụ vì đối tƣợng 
khách này sẽ mang lại doanh thu cao cho các cơ 
sở kinh doanh du lịch của Hồ Núi Cốc. 
Thứ hai, Khách du lịch là cán bộ cơ quan nhà 
nƣớc đi công tác; chuyên gia đi thực hiện các 
dự án, chủ doanh nghiệp đi đàm phán, ký hợp 
đồng kinh tế; thƣơng nhân đi quan hệ buôn 
bán; nhân dân đi học tập kinh nghiệm phát 
triển kinh tế, thăm ngƣời thân kết hợp ghé 
thăm quan các khu, điểm du lịch trong tỉnh. 
Đối tƣợng khách này thƣờng rất phong phú, 
họ thƣờng không đi theo các tour, phần lớn họ 
chỉ dừng chân nghỉ lƣu trú trong ngày nên số 
ngày lƣu trú thấp, nhƣng đây là những đối 
tƣợng khách đem lại doanh thu cao cho cơ sở 
kinh doanh dịch vụ ăn uống. 
Thứ ba, Khách du lịch giải trí, đối tƣợng này 
tƣơng đối đông, nhƣng họ chỉ thuê xe đi, còn 
dịch vụ đi kèm nhƣ đồ ăn, uống là họ tự mang 
theo. Đối tƣợng này thƣờng đi trong ngày 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
113 
nên chỉ có đơn vị lữ hành là có doanh thu vận 
chuyển khách. 
Thứ tư, Khách du lịch là học sinh, đƣợc nhà 
trƣờng tổ chức tham quan các di tích lịch sử. 
Đối tƣợng khách này tƣơng đối đông, nhƣng 
khả năng chi tiêu thấp. 
Thứ năm, Khách du lịch là sinh viên, học sinh 
và nam nữ thanh niên tự tổ chức các chuyến 
đi Picnic tại một số danh lam thắng cảnh của 
tỉnh nhƣ các hang động, vƣờn thú, đảo  họ 
thƣờng tự túc phƣơng tiện đi lại và mang theo 
đồ ăn, uống  ra về luôn trong ngày nên các 
cơ sở kinh doanh du lịch không có doanh thu 
từ đối tƣợng khách này. 
Thứ sáu, Khách du lịch là ngƣời trong tỉnh đi 
du lịch ra ngoài tỉnh, đây là đối tƣợng khách 
nhiều nhất của tỉnh thƣờng do các cơ quan, 
đơn vị, các hội, tổ chức đi tham quan du lịch 
vào dịp hè, mức độ chi tiêu khá cao. Nhƣng 
hiện nay đối tƣợng này đi du lịch theo tour, 
trọn gói không nhiều, chủ yếu vẫn là ký kết 
hợp đồng thuê xe vận chuyển khách của 
doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị kinh doanh 
vận chuyển khách. Do vậy các doanh nghiệp 
lữ hành trong tỉnh chỉ thu đƣợc một phần 
doanh thu vận chuyển khách du lịch từ đối 
tƣợng này. 
Nhƣ vậy do thiếu sự đầu tƣ nên các điểm du 
lịch của Hồ Núi Cốc chƣa đƣợc xây dựng 
thành những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để 
phục vụ du khách, các cơ sở kinh doanh du 
lịch của hồ chỉ có thể kinh doanh phục vụ 
đƣợc một số công đoạn trong các cuộc hành 
trình du lịch nên doanh thu du lịch chƣa cao. 
Thực trạng kinh doanh du lịch và các sản 
phẩm du lịch tại Hồ Núi Cốc 
 Các sản phẩm du lịch chính tại khu du lịch 
Hồ Núi Cốc 
Khu du lịch Hồ Núi Cốc đƣợc xây dựng trên 
một khuôn viên rộng có những cảnh quan 
thiên nhiên đẹp và những khu vui chơi giải trí 
tiện nghi hấp dẫn ở phía Bắc hay 
phía Nam hồ. 
Không khí ở đây rất trong lành mát mẻ. Xung 
quanh hồ là những dãy núi, cây rừng bao phủ 
và những đồi chè xanh mƣớt nhấp nhô tạo 
nên một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu 
tình phảng phất một chút màu huyền thoại. 
Đứng trƣớc hồ du khách có thể cảm nhận 
đƣợc sự mênh mông của nƣớc hồ, sự bao la 
của đất trời. Đến Hồ Núi Cốc là đến với thiên 
đƣờng vui chơi giải trí, những địa điểm thăm 
quan hấp dẫn nhƣ: 
+ Du khách là ngƣời yêu thích những trò chơi 
muốn tìm những phút giây sảng khoái thì hãy 
đến với công viên nƣớc, công viên khủng 
long, cá sấu... với những trò chơi hấp dẫn độc 
đáo đem lại những cảm giác thú vị đến không 
ngờ. Ngoài ra còn có khu vui chơi dành riêng 
cho trẻ em với nhƣng trò chơi thông minh 
giúp trẻ phát triển về chiều cao và trí tuệ 
+ Du khách thích tham quan khám phá sẽ có 
thể lựa chọn cho mình tuyến tham quan động 
huyền thoại cung, động ba cây thông, động 
thế giới cổ tích. 
+ Tại hồ Núi Cốc du khách có thể đi thuyền 
dạo chơi trên mặt hồ, khám phá những đảo 
xinh đẹp đầy bí ẩn. Ghé thăm đền bà chúa 
Thƣợng Ngàn linh thiêng hay vào đảo Núi 
Cái thăm khu trƣng bày các sản phẩm làng 
nghề truyền thống Việt Nam với hơn 1000 
sản phẩm bằng những chất liệu khác nhau 
nhƣ đồng gốm sứ. 
+ Ở chốn non xanh nƣớc biếc này du khách 
có thể thƣởng thức những món ăn đặc sản của 
Hồ Núi Cốc nhƣ cá mè, tôm đá, thịt dúi ... sẽ 
giúp du khách lấy lại năng lƣợng sau những 
chuyến phiêu lƣu đầy thú vị và thoải mái qua 
đêm trong những khách sạn mini nhấp nhô 
triền đồi để có những giấc ngủ tuyệt vời sau 
một ngày vui chơi thoả thích. 
+ Công viên nƣớc rộng 2 ha có nhiều loại 
hình nhƣ bơi, tắm, sẽ giúp cho du lịch cảm 
giác mát mẻ trong lành và sảng khoái khi mùa 
hè oi bức tràn về. 
Kết quả thu hút khách tại khu du lịch Hồ 
Núi Cốc 
Nghiên cứu báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh tại công ty Cổ phần khách sạn Hồ Núi 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
114 
Cốc đã phản ánh tƣơng đối hoạt động kinh 
doanh tại khu du lịch Hồ Núi Cốc, công ty 
quản lý phần lớn các hạng mục kinh doanh 
trong khu du lịch này và có tình hình thu hút 
khách du lịch nhƣ sau: 
Tình hình phân bổ lượng khách của các tháng 
trong năm 
Do tính chất mùa vụ của du lịch và đặc tính 
của khu du lịch Hồ Núi Cốc nên du khách đến 
đây không đều vào các tháng trong năm, 
lƣợng khách tập trung lớn nhất vào các tháng 
5,6,7,8,9 đây là những tháng hè thu thƣờng 
chiếm trên 10% tổng lƣợng khách trong năm, 
cá biệt có những tháng tăng lên 15 – 16%. 
Đối với các tháng đông xuân còn lại, từ tháng 
10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau có số 
lƣợng khách rất ít, trung bình chiếm từ 4 – 
5% tổng lƣợng khách cả năm, cá biệt có tháng 
chỉ chiếm khoảng hơn 2% đã phản ánh rất rõ 
tính chất mùa vụ của khu du lịch. 
Bảng 1 : Lượng khách du lịch vào các tháng tại 
công ty trong năm 2010 – 2011 
Tháng 
Năm 2010 Năm 2011 
Lƣợt 
khách 
Cơ cấu 
(%) 
Lƣợt 
khách 
Cơ cấu 
(%) 
1 10.726 4,4 12.521 4,83 
2 6.442 2,64 6.957 2,67 
3 9.923 4.07 13.451 5,19 
4 20.385 8,37 21.476 8,3 
5 24.480 10,05 25.649 9,91 
6 32.282 13,25 32.812 12,68 
7 36.535 14,99 37.582 14,52 
8 38.164 15,66 38.632 15,00 
9 29.074 11,9 29.625 11,45 
10 14.554 6,00 16.119 6,22 
11 11.244 4,61 12.219 4,72 
12 9.851 4,04 11.698 4,5 
Tổng 243.661 100 258.743 100 
(Nguồn : Báo cáo tình hình khách hàng tháng) 
Trong năm 2010, công ty đã đón tiếp và phục 
vụ 48.186 lƣợt khách vào mùa đông xuân, 
chiếm 19,77% tổng lƣợt khách cả năm. Đến 
năm 2011, số khách du lịch tại công ty vào 
mùa đông xuân là 56.846 lƣợt, chiếm 21,97%. 
Qua 2 năm, tổng lƣợt khách du lịch vào mùa 
đông xuân đã tăng 8660 lƣợt, tƣơng đƣơng 
với 2,2%. Đây là một tỷ lệ tăng trƣởng chƣa 
cao, nó phản ánh những hoạt động Marketing 
nhằm thu hút khách du lịch thăm quan nghỉ 
dƣỡng vào mùa đông xuân của công ty chƣa 
đạt hiệu quả cao. 
Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch cao giữa 
lƣợng khách vào mùa đông xuân và mùa hè 
thu, vào mùa thấp điểm, với lƣợng khách 
không nhiều, lợi nhuận trong mùa đông xuân 
thấp, thậm chí có giai đoạn không có lợi 
nhuận, nó chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng 
lợi nhuận hàng năm của công ty. Điều này bắt 
buộc nhà quản trị phải có những biện pháp 
nhằm thu hút khách du lịch vào mùa đông 
xuân nhằm nâng cao doanh thu trong mùa 
này, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán 
bộ công nhân viên. 
Các nhân tố tác động đến thời vụ du lịch 
Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ chủ yếu, 
do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà 
hoạt động du lịch mang tính thời vụ rõ nét. 
Tính thời vụ đó đã gây nên những tác động 
nhất định đến hoạt động kinh doanh của công 
ty kinh doanh du lịch. 
Các nhân tố tác động đến thời vụ du lịch 
trong hoạt động kinh doanh của công ty. 
Nhân tố mang tính tự nhiên, Khí hậu là nhân 
tố tác động chủ yếu quyết định tính thời vụ 
trong kinh doanh của công ty. Thái Nguyên 
nằm ở vùng núi trung du phía bắc, thời tiết 
mang nét đặc trƣng của vùng núi trung du. Đó 
là nắng nóng vào mùa hè, lạnh buốt vào mùa 
đông. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất 
(tháng 6: 28,9
0
) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 
15,2
0
) là 13,7
0C. Do đó, biểu hiện cƣờng độ 
khách tập trung chủ yếu vào mùa hè thu. 
Nhân tố kinh tế xã hội, Một trong những điều 
kiện cần thiết quan trọng để con ngƣời có thể 
đi du lịch là có thời gian nhàn rỗi. Hồ Núi 
Cốc hàng năm đón một lƣợng khách lớn là trẻ 
em, học sinh sinh viên và phụ huynh vào mùa 
hè thu. Trong khi đó vào mùa đông xuân, 
nhóm khách này lại chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ. Các 
công ty và tổ chức cũng tổ chức đi du lịch cho 
cán bộ công nhân viên vào mùa hè, vì vậy mà 
lƣợng khách thuộc nhóm này giảm xuống rất 
nhiều vào mùa đông xuân. Ở Việt Nam cũng 
chƣa thực sự phát triển du lịch vào mùa đông 
xuân. Mọi hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra 
vào mùa hè hay các ngày lễ lớn. 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
115 
Bảng 2: Tình hình lượng khách theo mùa vụ trong năm 2010-2011 
Thời gian 
Năm 2010 Năm 2011 So sánh 
Số lƣợng 
(lƣợt ) 
Cơ cấu 
(%) 
Số lƣợng 
(lƣợt ) 
Cơ cấu 
(%) 
Số lƣợng 
(ngƣời) 
Cơ cấu 
(%) 
Từ tháng 11 đến 
tháng 3 48.186 19,77 56.846 21,97 8660 2,2 
Từ tháng 4 đến 
tháng 10 195.475 80,22 194.650 78,03 - 825 - 2,19 
Tổng cộng 243.661 100 258.743 100 
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình khách hàng tháng) 
Nhân tố mang tính chất tổ chức - kỹ thuật, 
điều quan trọng ảnh hƣởng tới tính mùa vụ 
của khu du lịch Hồ Núi Cốc là điều kiện tự 
nhên và cơ sở vật chất hiện có. Hồ Núi Cốc 
có lợi thế là 1 hồ nƣớc rộng lớn và khá phát 
triển các dịch vụ du lịch mặt nƣớc, các khách 
sạn thì tƣơng đối nhỏ vì vậy mà chƣa có điều 
kiện để phát triển kinh doanh vào mùa đông 
xuân. Các du khách sẽ không có nhu cầu cao 
trong việc vui chơi mặt nƣớc vào mùa đông 
xuân hay các hội nghị cuối năm cũng không 
thể tổ chức ở những hội trƣờng của những 
khách sạn nhỏ đƣợc. 
Tổng hợp ý kiến đánh giá về phát triển sản 
phẩm mới 
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu 
đã tiến hành điều tra ý kiến của một số đối 
tƣợng có liên quan đánh giá về việc phát triển 
sản phẩm mới, bao gồm: các khách hàng, 
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và các chuyên 
gia về lĩnh vực du lịch (nhân viên sở Văn hóa 
– Thể thao và Du lịch, giáo viên giảng dạy, sinh 
viên chuyên ngành QTKD Du lịch và khách 
sạn) và đã tổng hợp một số kết quả nhƣ sau: 
Phần lớn khách hàng đi du lịch khoảng 1 đến 
2 lần trong một năm (gần 60%) tiếp đến là 
khách đi du lịch từ 3 - 4 lần trong đó kết hợp 
cả công vụ. Khoảng hơn 50% hình thức chủ 
yếu là tự tổ chức theo cơ quan đoàn thể và 
mua tour trọn gói của các doanh nghiệp kinh 
doanh dịch vụ du lịch - đối với một số điểm 
du lịch mới. 
Khách hàng cũng đánh giá chất lƣợng sản 
phẩm du lịch đƣợc tạo từ sự tổng hợp của 
nhiều loại dịch vụ có liên quan nhƣ: dịch vụ 
lữ hành, lƣu trú, ăn uống và vận tải hành khách. 
Tuy nhiên khách hàng cũng đánh giá tầm quan 
trọng của các dịch vụ này là khác nhau. 
Bản thân chất lƣợng sản phẩm du lịch cũng là 
sự tổng hợp của nhiều yếu tố nội tại mà khách 
hàng đều cân nhắc lựa chọn trong quá trình 
tiếp nhận dịch vụ, do đó họ đánh giá chất 
lƣợng dịch vụ theo nhiều tiêu chí khác nhau. 
Về sản phẩm du lịch mà các doanh nghiệp 
kinh doanh dịch vụ ở Thái Nguyên cung cấp 
cho khách hàng có đến hơn 50% ý kiến của 
khách hàng đánh giá là nghèo nàn, đơn điệu 
và khoảng 27% đánh giá là tƣơng tự giống 
các nơi khác, không có gì đặc biệt, đây chính 
là sự khởi đầu về chất lƣợng sản phẩm du lịch 
chƣa đƣợc khách hàng đánh giá cao khi mà 
chỉ có khoảng 10% ý kiến đánh giá sản phẩm 
du lịch độc đáo và khác biệt hẳn các nơi khác. 
Khi đánh giá về yếu tố phƣơng tiện hữu hình, 
cơ sở vật chất phục vụ du lịch của các doanh 
nghiệp đƣợc khách hàng đánh giá nhƣ sau: 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 
Biểu đồ 3: Đánh giá của khách hàng về 
phương tiện hữu hình, cơ sở vật chất 
Nhƣ vậy phần lớn khách hàng đánh giá 
phƣơng tiện hữu hình cũng nhƣ cơ sở vật chất 
để phục vụ du lịch là thiếu thốn lạc hoặc có 
nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu là gần 
Đầy 
đủ, hiện đại
12%
Đầy đủ 
nhƣng lạc 
hậu 38%
Thiếu 
thốn, lạc 
hậu 40%
Ý kiến 
khác 
10%
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
116 
80%, đây là một trong những yếu tố rất quan 
trọng để khách hàng “thẩm định” chất lƣợng 
trƣớc khi quyết định tiêu dùng sản phẩm và 
cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao 
chất lƣợng tiêu dùng trong cung ứng sản phẩm. 
Các ý kiến đánh giá phát triển du lịch mùa 
đông xuân, phần đông ý kiến cho rằng cần 
phát huy các yếu tố văn hóa, nhân văn 
(30,12%), và các yếu tố sinh hoạt tập thể 
(28,23%)  trong khi đó phát triển du lịch 
mùa hè thu lại tập trung nhiều vào mức độ 
tiện nghi (26,72%), các điều kiện sinh hoạt cá 
nhân (31,46%). 
Nhƣng vậy tập trung phát triển sản phẩm du 
lịch vào mùa đông xuân là yêu cầu cấp thiết 
của khu du lịch nhằm hạn chế tính mùa vụ 
trong kinh doanh. Bên cạnh đó cần phát huy 
cao các yếu tố văn hóa, nhân văn trong du lịch 
và quan tâm xây dựng các hoạt động sinh hoạt 
tập thể phù hợp cho lứa tuổi thanh thiếu niên. 
ĐỊNH HƢỚNG SẢN PHẨM CHO KHU DU 
LỊCH HỒ NÚI CỐC VÀO MÙA ĐÔNG XUÂN 
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả công tác 
xúc tiến 
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh nói 
chung và các doanh nghiệp khách sạn- du lịch 
nói riêng đang hƣớng mạnh về hoạt động 
quan hệ công chúng. Quan hệ công chúng 
không phải vì yếu tố giá cả mà thực sự giúp 
công ty xây dựng một hình ảnh đẹp. Công tác 
quan hệ công chúng thông thƣờng ít mang lại 
hiệu quả tức thì mà nó có tác dụng về lâu dài. 
Mục tiêu của giải pháp: Thông tin về các sản 
phẩm, dịch vụ của công ty đến với khách 
hàng để thuyết phục họ mua. sản phẩm; Sử 
dụng những kênh thông tin hiệu quả, với mức 
chi phí hợp lý. 
Cơ sở của giải pháp: Cần xác định đây là 
nhân tố mang tính chất quyết định trong việc 
thu hút khách vào mùa đông xuân, tạo điều 
kiện thuận lợi cho bộ phận Marketing thực 
hiện giải pháp này; Bên cạnh đó các hoạt 
động xúc tiến chƣa đƣợc quan tâm đúng mức 
và cần có chủ đề truyền thông thích hợp; Bộ 
phận Marketing đã có kinh nghiệm trong công 
tác xúc tiến, đã có mối quan hệ khá rộng với các 
tổ chức truyền thông, các cơ quan báo chí... 
Nội dung của giải pháp 
Công tác quan hệ công chúng còn kém cho 
nên trong thời gian tới đây phải tiến hành 
nhiều hoạt động hơn nhằm thu hút khách 
hàng đó là tham gia các hoạt động từ thiện, 
tham gia bảo vệ môi trƣờng, tham gia các 
chƣơng trình văn hóa hóa du lịch lớn của tỉnh 
Thái Nguyên và khu vực 
Công ty nên tham gia vào các hội chợ triểm 
lãm du lịch giới thiệu, quảng bá mình. Bên 
cạnh đó cũng nên tham gia vào tài trợ một số 
chƣơng trình nhƣ các cuộc thi đấu thể thao 
của thành phố, các đêm nhạc từ thiện, đóng 
góp cho các tổ chức từ thiện,Các chƣơng 
trình tài trợ phải có chọn lọc và cân nhắc đến 
chi phí tài trợ, mức độ ảnh hƣởng của nó tới 
các khách hàng làm sao để hƣớng mạnh đƣợc 
vào thị trƣờng mục tiêu, làm cho khách hàng 
chú ý đến mình. 
Tạo lập hình ảnh nổi bật để thu hút sự chú ý 
của công chúng. Hiện nay đội ngũ cán bộ 
công nhân viên trong công ty chƣa có đồng 
phục riêng vào mùa đông xuân. Bộ đồng phục 
đó vừa phải tạo đƣợc ấn tƣợng cho du khách, 
tạo nên nét đặc trƣng riêng cho công ty. 
Bên cạnh công tác quan hệ công chúng thì 
cần đầu tƣ hơn nữa cho các hoạt động quảng 
cáo. Đây là một hoạt động quan trọng nhất 
của chính sách xúc tiến. Hoạt động quảng cáo 
của công ty với mục đích thu hút khách du 
lịch vào mùa đông xuân đã đạt đƣợc những 
kết quả nhất định song vẫn cần bổ sung, thiết 
kế thông điệp quảng cáo một cách độc đáo, 
gây ấn tƣợng và mang sắc thái riêng tạo hình 
ảnh của công ty đối với khách và cung cấp 
đầy đủ thông tin về dịch vụ tới khách hàng. 
Giải pháp 2: Thực hiện chính sách giá linh 
hoạt cho mùa đông xuân 
Mục tiêu của giải pháp: Lấy chính sách giá cả 
mà cụ thể là việc giảm giá các dịch vụ là một 
lợi thế cạnh tranh, điểm nhấn của công ty 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
117 
nhằm thu hút khách du lịch vào mùa đông 
xuân; Áp dụng những mức giá linh hoạt cho 
từng thời điểm khác nhau. 
Cơ sở của giải pháp, Công ty đã thực hiện 
tiết kiệm chi phí đầu vào, áp dụng các biện 
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, 
thực hiện chính sách lao động hợp lý; Công 
ty đã tổ chức nghiên cứu nhu cầu, mức chi trả 
của các đối tƣợng khách hàng mục tiêu một 
cách khá chi tiết, cẩn thận. 
Nội dung của giải pháp, Từ việc nghiên cứu 
nhu cầu khách hàng, kết hợp với các bộ phận, 
các phòng ban có liên quan, phòng Marketing 
sẽ lập kế hoạch định giá cho các sản phẩm 
dịch vụ của khách sạn theo từng tháng trong 
mùa đông. 
+ Đối với tháng 12: vào tháng này nhiệt độ 
xuống rất thấp và vào dịp cuối năm nên nhu 
cầu du lịch giảm mạnh. Công ty tập trung cho 
đối tƣợng khách là học sinh - sinh viên du 
lịch kết hợp với đốt lửa trại và có giá rẻ là sự 
lựa chọn của họ. Có chính sách giảm giá cho 
các công ty, tổ chức thuê phòng họp, phòng 
hội nghị 
+ Đối với tháng 1: nhóm khách là các tổ chức, 
cơ quan có nhu cầu cao trong thuê phòng 
khách sạn, hội trƣờng, phòng họp... Vì vậy 
công ty cần có chính sách giá hợp lý với đối 
tƣợng này. Bên cạnh giảm giá phòng, có thể 
miễn phí một số dịch vụ bổ sung. 
+ Đối với tháng 2: đây là tháng có kỳ nghỉ tết 
khá dài, công ty nên tập trung khai thác dịch 
vụ du lịch thời gian ngày bằng cách mở một 
số chƣơng trình văn hoá văn nghệ đặc sắc, 
đồng thời kết hợp với giảm giá, khuyến mại 
đầu năm 
+ Đối với tháng 3: Đây là tháng tiền đề để 
bƣớc vào mùa du lịch chính thức trong năm. 
Công ty nên có các chính sách khuyến mại 
hợp lý, giá trị khuyến mại không cao. 
Xác định đƣợc đặc điểm của từng tháng trong 
mùa đông xuân sẽ giúp cho công ty xác định 
đƣợc một mức giá hợp lý cho các dịch vụ của 
mình, vừa thu hút đƣợc khách hàng vừa đảm 
bảo đƣợc hiệu quả trong kinh doanh. 
Giải pháp 3: Mở rộng qui mô lễ hội Trà 
Thái Nguyên tại khu du lịch Hồ Núi Cốc 
Giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục 
đích sau: thu hút khách tới thăm quan, thƣởng 
thức, tìm hiểu trà Thái Nguyên; Nâng cao, 
quảng bá hình ảnh của công ty đến với đông 
đảo quần chúng; Tạo ra một sản phẩm du lịch 
mới vào mùa đông xuân; Tăng lƣợng khách 
đến thăm quan khu du lịch Hồ Núi Cốc vào 
mùa đông xuân. 
Cơ sở thực hiện của giải pháp bao gồm: Thái 
Nguyên nổi tiếng trong và ngoài nƣớc với đặc 
sản chè Thái; Văn hóa trà của Việt Nam cũng 
nhƣ ở Thái Nguyên đã đƣợc khẳng định và 
đặc biệt là thói quen dùng trà nóng vào mùa 
lạnh rất phù hợp để phát triển sản phẩm này 
vào mùa đông xuân; Lễ hội Văn hoá Trà Thái 
Nguyên vào tháng 3 nên đƣợc tổ chức hàng 
năm, bởi sau lần tổ chức vào năm 2011, 2013 
đã đem lại rất nhiều thành công, đã tạo đƣợc 
những dấu ấn trong lòng du khách tham gia, 
đƣợc các cơ quan báo chí đánh giá cao. 
Giải pháp cần được thực hiện dựa trên các 
nội dung công việc: Liên hệ với các công ty 
sản xuất và kinh doanh chè trong địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên để phối hợp tổ chức lễ hội; Xây 
dựng thêm các cơ sở vật chất phục vụ cho lễ 
hội nhƣ phòng trà, xây dựng làng nghề truyền 
thống nhằm giới thiệu các hoạt động, quy 
trình sản xuất trà, phong tục, thói quen sử 
dụng trà ở Việt Nam và ở các nƣớc khác; Tổ 
chức quảng bá về lễ hội sâu rộng trên các 
phƣơng tiện thông tin đại chúng; Tổ chức 
nhiều chƣơng trình nhỏ, đặc sắc trong lễ hội, 
tổ chức tạo điều kiện cho các nghệ nhân thể 
hiện quy trình sản xuất chè. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Huệ, (2009) Phát triển kinh tế dịch 
vụ bằng nâng cao chất lượng sản phẩm tại doanh 
nghiệp kinh doanh dịch vụ ở tỉnh Thái Nguyên. Áp 
dụng bước đầu cho dịch vụ du lịch và các dịch vụ 
hỗ trợ. Đề tài NCKH cấp bộ, mã số : B2007 - 
TN06 – 04 
2. Trần Thị Kim Oanh (2011), Nghiên cứu những 
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng trong 
lựa chọn sản phẩm du lịch tại Thái Nguyên. Đề tài 
NCKH cấp cơ sở. 
Hoàng Thị Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 111 - 118 
118 
3. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái Nguyên, Sở 
Thƣơng mại Du lịch Thái Nguyên (2005), Quy 
hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên đến 
năm 2015 
4. Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg về phê duyệt 
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 
Thái Nguyên đến 2020. 
SUMMARY 
BUILDING (DEVELOPING) TOURISM PRODUCTS 
AT COC LAKE IN WINTER 
Hoang Thi Hue, Nguyen Van Anh
*
College of Economics and Bussiness Administration - TNU 
Coc Lake is a potential tourism destination. When tourists come here, they can relax or participate 
into many entertainment activities. However, tourism depends heavily on seasons, it is called 
“seasonality” and visitors‟ needs also changes according to season. For instance, in summer time, 
the demands for travel to Coc Lake increases, but for winter period, this may adverse. In order to 
continue doing business in wintertime, tourism providers need to understand tourism products, 
seasonality in tourism. This article focuses on analyzing not only successful result in doing 
business in this field but also the difficulty in tourism industry because of seasonality. Therefore, 
some solutions can be addressed to improve tourism business in forthcoming winters. 
Keywords: tourism business, winter tourism, Coc Lake tourism, tourism products, seasonality 
Ngày nhận bài:17/02/2014; Ngày phản biện:28/02/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 
Phản biện khoa học: TS. Phạm Văn Hạnh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐHTN 
*
 Tel: 0916 427916, Email: vananhqtkdtn@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_san_pham_cho_khu_du_lich_ho_nui_coc_vao_mua_dong.pdf