Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến tài nguyên và môi trường tại quần thể di tích Huế để phát triển du lịch bền vững

TÓM TẮT

Phát triển du lịch bền vững hiện đang là một trong những định hướng ưu tiên của

ngành du lịch Việt Nam; trong đó, một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu cần phải

được tuân thủ, đó là đảm bảo khai thác các giá trị tài nguyên một cách hợp lý và không làm cho

môi trường bị xuống cấp và ô nhiễm. Điều này lại càng cần thiết đối với các điểm tham quan di

sản văn hóa thế giới – là nơi mà các tài nguyên cần phải được bảo vệ. Thông qua cuộc điều tra

khảo sát ý kiến của nhân viên làm việc tại bốn điểm tham quan lớn là Đại Nội, lăng Tự Đức,

lăng Khải Định, lăng Minh Mạng và sử dụng các kiểm định thống kê Binomial test, one-sample

t-test, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tại ý thức bảo vệ môi trường và các công trình di tích

của khách tham quan quốc tế rất tốt; trong khi đó, ý thức của khách nội địa và người dân địa

phương chưa thực sự tốt lắm. Mặc dù các tác động do du khách và người dân gây ra đối với

môi trường và tài nguyên tại các điểm tham quan đang được đánh giá ở mức độ chấp nhận

được; tuy nhiên; vẫn còn một số hiện tượng cần phải được giải quyết dứt điểm như xả rác bừa

bãi không đúng nơi quy định, đặc biệt là vào mùa cao điểm; quay phim, chụp ảnh trong nội thất

cấm mặc dù đã có các biển báo nhắc nhở; tại một số điểm vẫn còn xảy ra tình trạng người

dân đeo bám khách để bán hàng rong mặc dù đã có quy định cấm của chính quyền địa phương.

pdf 11 trang phuongnguyen 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến tài nguyên và môi trường tại quần thể di tích Huế để phát triển du lịch bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến tài nguyên và môi trường tại quần thể di tích Huế để phát triển du lịch bền vững

Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến tài nguyên và môi trường tại quần thể di tích Huế để phát triển du lịch bền vững
145 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG THAM QUAN 
ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH HUẾ 
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 
 Hoàng Thị Diệu Thúy 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 
TÓM TẮT 
Phát triển du lịch bền vững hiện đang là một trong những định hướng ưu tiên của 
ngành du lịch Việt Nam; trong đó, một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu cần phải 
được tuân thủ, đó là đảm bảo khai thác các giá trị tài nguyên một cách hợp lý và không làm cho 
môi trường bị xuống cấp và ô nhiễm. Điều này lại càng cần thiết đối với các điểm tham quan di 
sản văn hóa thế giới – là nơi mà các tài nguyên cần phải được bảo vệ. Thông qua cuộc điều tra 
khảo sát ý kiến của nhân viên làm việc tại bốn điểm tham quan lớn là Đại Nội, lăng Tự Đức, 
lăng Khải Định, lăng Minh Mạng và sử dụng các kiểm định thống kê Binomial test, one-sample 
t-test, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tại ý thức bảo vệ môi trường và các công trình di tích 
của khách tham quan quốc tế rất tốt; trong khi đó, ý thức của khách nội địa và người dân địa 
phương chưa thực sự tốt lắm. Mặc dù các tác động do du khách và người dân gây ra đối với 
môi trường và tài nguyên tại các điểm tham quan đang được đánh giá ở mức độ chấp nhận 
được; tuy nhiên; vẫn còn một số hiện tượng cần phải được giải quyết dứt điểm như xả rác bừa 
bãi không đúng nơi quy định, đặc biệt là vào mùa cao điểm; quay phim, chụp ảnh trong nội thất 
cấm  mặc dù đã có các biển báo nhắc nhở; tại một số điểm vẫn còn xảy ra tình trạng người 
dân đeo bám khách để bán hàng rong mặc dù đã có quy định cấm của chính quyền địa phương. 
1. Đặt vấn đề 
Từ những năm 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và 
đưa ra nhiều kết luận về việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đã và 
đang gây nên các tác động không mong muốn, đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái và 
cuộc sống, văn hóa của người dân bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng 
trở lại đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch do các tài nguyên, điểm đến du lịch bị 
suy thoái, giảm khả năng thu hút và hấp dẫn khách du lịch đến tham quan. Chính vì vậy, 
phát triển du lịch bền vững là một yêu cầu tất yếu được đặt ra, ngày càng thu hút sự 
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý du lịch nhằm hạn chế các tác động không 
mong muốn của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. 
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bền vững là “hoạt động du lịch có suy 
tính đầy đủ đến những ảnh hưởng kinh tế, xã hội và môi trường hiện nay và mai sau, đối 
146 
với nhu cầu của khách du lịch, của ngành du lịch, của môi trường và của sự phát triển 
các cộng đồng” [1]. Như vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của du 
lịch bền vững cần phải bảo đảm đó là “khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách 
hợp lý; hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải” [2], làm thế 
nào kết hợp hài hòa giữa việc phát triển du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách 
với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường không bị xuống cấp và ô nhiễm. 
Tuy nhiên, trong thực tế, các công trình nghiên cứu tác động của du khách và 
người dân đến môi trường và tài nguyên tại các điểm tham quan du lịch của Việt Nam 
chưa nhiều; đặc biệt là còn hạn chế tại các điểm du lịch là các di sản văn hóa thế giới. 
Bên cạnh đó, thực trạng phát triển du lịch hiện nay tại các điểm tham quan di sản còn tự 
phát, chưa có quy hoạch, thiếu các quy chế quản lý và tổ chức hoạt động du lịch [3] 
theo hướng bền vững. Mặc dù Quần thể di tích Huế đã được UNESCO tuyên bố vượt 
qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn “phát triển 
bền vững” từ năm 1998; tuy nhiên trong giai đoạn hai này, hơn 10 năm đã trôi qua, việc 
quản lý khai thác các giá trị di sản, đặc biệt là phục vụ du lịch chưa được triển khai và 
giám sát trên quan điểm phát triển bền vững. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu 
các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Huế - Di sản văn hóa thế giới, nghiên cứu 
này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: 
- Phân tích, đánh giá các tác động hiện tại của hoạt động tham quan của du 
khách và người dân địa phương đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội 
và tài nguyên tại các điểm tham quan di tích Huế dưới góc độ phát triển bền vững. 
- Đề xuất các giải pháp để giảm các tác động không mong muốn đến môi trường, 
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển du lịch bền vững tại các điểm 
tham quan di tích Huế - di sản văn hóa thế giới. 
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: 
- Ý thức của khách tham quan và người dân về việc bảo vệ môi trường và tài 
nguyên văn hóa có tốt không? 
- Các tác động do du khách và người dân gây ra có ảnh hưởng như thế nào đến 
môi trường và tài nguyên văn hóa? 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được lựa chọn sử dụng, 
kết hợp cả các kỹ thuật thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu định tính và định lượng, 
chẳng hạn như phỏng vấn bán cấu trúc và điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Đối tượng 
điều tra phỏng vấn phục vụ nội dung chính của đề tài là các nhân viên bảo vệ đang làm 
việc tại bốn điểm chính thu hút lượng khách tham quan lớn nhất hàng năm theo thống 
kê của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, bao gồm Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Khải 
Định và lăng Minh Mạng. Đây là những người hiện đang trực tiếp tham gia vào tất cả 
147 
các hoạt động diễn ra tại các khu vực này như bảo vệ các công trình di tích, phục vụ 
khách tham quan, bảo vệ môi trường cảnh quan và môi trường văn hóa - xã hội Do họ 
là những người thường xuyên tiếp xúc với du khách và với người dân nên sẽ cung cấp 
được các ý kiến đánh giá chính xác và khách quan nhất về các tác động của các thành 
phần này đến vấn đề môi trường tại các điểm tham quan di tích Huế. 
Về phương thức điều tra thu thập dữ liệu, kỹ thuật chọn mẫu sử dụng là chọn 
mẫu phân tầng tỷ lệ theo điểm tham quan. Số lượng mẫu được chọn ngẫu nhiên đơn 
giản từ danh sách hơn 80 nhân viên bảo vệ tại các điểm tham quan thuộc phạm vi 
nghiên cứu và đáp ứng điều kiện là có tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch cũng 
như với người dân địa phương. Quy mô mẫu điều tra được tính theo công thức của 
Cochran (1977): 
2
2
2/..

 zqpn 
Trong đó: 
- n: kích cỡ mẫu. 
- Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn. Trong nghiên cứu này Z = 1,96 tương 
ứng với độ tin cậy là 95%. 
- : sai số cho phép. Trong nghiên cứu này,  = 5%: đây là tỷ lệ thông thường 
được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế. 
- p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn so với tổng số; trong nghiên cứu này p = 0,5 là 
tỷ lệ tối đa. 
Do tỷ lệ n/N > 5% nên chúng tôi sử dụng thêm công thức điều chỉnh kích cỡ 
mẫu (Cochran): 
N
n
nn
1
1 
Số lượng bảng hỏi hợp lệ thu về là 61 bảng hỏi. Bên cạnh đó, để đảm bảo độ tin 
cậy của thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành kiểm định Cronbach Alfa đối 
với các thang đo nhiều chỉ báo được sử dụng trong bảng hỏi. Kết quả kiểm định với các 
giá trị tương ứng là 0,848 và 0,731 cho thấy rằng các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy 
cao, hoàn toàn có thể sử dụng để thu thập thông tin phục vụ cho các mục tiêu nghiên 
cứu trong bài báo này. 
Các thông tin dữ liệu định lượng sau khi thu thập đã được hiệu chỉnh, làm sạch 
và được xử lý, phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 16.0, sử dụng các đại lượng 
thống kê mô tả như tần số, giá trị trung bình; các kiểm định giả thuyết để suy luận cho 
tỷ lệ tổng thể và trung bình tổng thể như: Binomial Test, one sample t-test. 
148 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến môi trường tự nhiên và 
môi trường văn hóa - xã hội 
Từ kết quả cuộc điều tra khảo sát, có 100% nhân viên được hỏi đánh giá rằng ý 
thức của khách quốc tế về bảo vệ môi trường là “tốt” và “rất tốt”; trong khi đó, tỷ lệ này 
đối với khách nội địa chỉ là 17,2%. Cụ thể hơn, có 82,8% nhân viên đánh giá rằng 
khách tham quan người Việt có ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan ở mức “trung bình” 
(55,2%) và “kém” (27,6%). Sử dụng kiểm định Binomial Test để kết luận cho tỷ lệ của 
tổng thể, kết quả cho thấy rằng tỷ lệ đánh giá của tổng thể về ý thức bảo vệ môi trường 
của khách tham quan nội địa là “tốt” và “rất tốt” chỉ đạt 25% (p = 0,11) (xem bảng 1) 
(trong khi tỷ lệ này đối với khách quốc tế là 100%). 
Bảng 1. Kết quả kiểm định Binomial Test về tỷ lệ tổng thể 
Loại 
(mã hóa) 
Số đơn 
vị 
Tỷ lệ 
quan sát 
Tỷ lệ 
kiểm 
định 
Mức ý 
nghĩa 
(1 - phía) 
Ý thức bảo vệ 
môi trường -
Khách nội địa 
- Mã hóa lại 
Nhóm 1 <= 1 10 0,17 0,25 0,110 (a,b) 
Nhóm 2 > 1 48 0,83 
Tổng 58 1,00 
a Giả thuyết thay thế cho rằng tỷ lệ các trường hợp trong nhóm 1 < 0,25. 
b Dựa trên ước lượng gần đúng của Z. 
Ghi chú: 
- Nhóm 1: tỷ lệ khách được đánh giá có ý thức bảo vệ môi trường từ tốt trở lên. 
- Nhóm 2: tỷ lệ khách còn lại. 
Nguồn: xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu. 
Một con số để chứng minh điều này đó là điểm đánh giá trung bình dành cho 
khách quốc tế là 4,43/5 (với thang điểm từ 1 - rất kém đến 5 - rất tốt); trong khi mức 
điểm này đối với khách nội địa chỉ là 2,9/5. Để đánh giá xem thực sự ý thức về bảo vệ 
môi trường của hai nhóm tổng thể khách tham quan có tốt hay không, chúng tôi sử dụng 
kiểm định one-sample t-test. Kết quả trong bảng 2 cho thấy mức ý nghĩa quan sát nhỏ 
hơn 0,05 nên với độ tin cậy 95%, có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0; 
kết hợp với giá trị trung bình mẫu, hoàn toàn kết luận được rằng ý thức về bảo vệ môi 
trường của khách tham quan quốc tế là rất tốt trong khi ý thức này của khách nội địa là 
chưa thực sự tốt lắm. Đây là một sự khác biệt rất rõ giữa các đối tượng khách khác nhau 
mà các nhà quản lý phát triển du lịch bền vững phải lưu ý để có biện pháp phù hợp. 
149 
Bảng 2. Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (one-Sample T-test) 
về ý thức bảo vệ môi trường của du khách 
Các tiêu chí 
Giá trị kiểm định = 4 
Giá trị t 
Trung 
bình 
mẫu 
Số bậc 
tự do 
Mức ý 
nghĩa 
quan sát 
(2 phía) 
Chênh 
lệch trị 
trung 
bình 
95% Khoảng 
ước lượng 
Thấp 
hơn 
Cao 
hơn 
Ý thức bảo vệ 
môi trường của 
khách quốc tế 
6,717 4,43 59 0,000 0,433 0,30 0,56 
Ý thức bảo vệ 
môi trường của 
khách nội địa 
-12,594 2,9 57 0,000 -1,103 -1,28 -0,93 
Nguồn: xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu. 
Ghi chú: 
- Dữ liệu thu được có phân phối xấp xỉ chuẩn. 
 - Thang đo sử dụng có 5 mức độ từ 1-rất kém đến 5-rất tốt. 
 - Giả thuyết Ho: ý thức bảo vệ môi trường của du khách là tốt (với giá trị tương ứng là 4). 
Tương tự như trên, khi xem xét đối tượng khách theo hình thức tổ chức, chúng 
tôi thu được kết quả là khách đi theo tour có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn (với tỷ lệ 
66,1% nhân viên cho rằng khách có ý thức bảo vệ môi trường “tốt” và “rất tốt”) so với 
khách đi tự túc (chỉ có 26,7% nhân viên cho rằng đối tượng khách này có ý thức bảo vệ 
môi trường “tốt” và “rất tốt”). Trong khi đó, tỷ lệ đánh giá ý thức của đối tượng khách 
này “kém” và “rất kém” là 13,3%; cao hơn gấp 4 lần so với tỷ lệ này đối với khách đi 
theo tour – 3,4%. 
Bên cạnh vấn đề ý thức của khách, việc đánh giá các tác động của du khách đến 
môi trường cũng là một nội dung quan trọng vì trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ý thức 
và hành động phải luôn đi đôi với nhau. Từ góc độ của các nhân viên trực tại các điểm 
tham quan có điều kiện quan sát và tiếp xúc hàng ngày với cả hai đối tượng là du khách 
và người dân; kết quả thu được là thói quen xả rác bừa bãi trên các lối đi, tại nơi tham 
quan của du khách vẫn còn tồn tại mặc dù đã có thùng rác đặt tại các nơi này; cụ thể là 
có 50% ý kiến cho rằng việc xả rác không đúng nơi quy định từ mức độ “trung bình” trở 
lên; trong đó có 10% đánh giá là việc xả rác bừa bãi này là “nhiều”. Nhiều cán bộ phụ 
trách công tác bảo vệ, vệ sinh tại các điểm than phiền về tình trạng xả rác nhiều không 
đúng nơi quy định vào các ngày cao điểm do khách nội địa và chủ yếu là do thanh thiếu 
niên đi theo đoàn đông. 
150 
Tuy nhiên, nhìn chung, 99% ý kiến của tổng thể nhân viên (kiểm định Binomial 
Test với p-value = 0,08) cho rằng, hiện tại, mặc dù vẫn còn tồn tại một số tác động của 
du khách như gây ồn ào trong cung điện, ăn mặc không phù hợp, hút thuốc nhưng do 
các tác động này hiện đang ở mức độ ít nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường chung là 
chấp nhận được, đảm bảo tính bền vững. 
Bên cạnh đối tượng là khách tham quan, tỷ lệ nhân viên đánh giá rằng ý thức 
bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội của người dân 
“tốt” và “rất tốt” là xấp xỉ nhau và không cao (tương ứng với tỷ lệ 16,7% và 18,4% 
nhân viên tham gia khảo sát đồng ý với nhận định này). Sử dụng kiểm định Binomial 
Test để kết luận cho tỷ lệ của tổng thể, kết quả cho thấy rằng tỷ lệ đánh giá về ý thức 
bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên và văn hóa xã hội của người dân địa phương từ 
mức độ “tốt” trở lên là 25% (p = 0,086 và p = 0,148 tương ứng). 
Tỷ lệ này cũng gần giống với tỷ lệ đánh giá đối với khách du lịch nội địa. Giá trị 
p-value (0,000) nhỏ hơn 0,05 của kiểm định one-sample t-test cũng góp phần khẳng 
định điều đó. Nói một cách khác, vấn đề về ý thức bảo vệ môi trường của người Việt 
Nam (bao gồm khách du lịch và cả người địa phương) thông qua nghiên cứu này đang 
là một vấn đề hạn chế, cần thiết phải có giải pháp để nâng cao trong thời gian tới. 
Trong số các điểm tham quan thì người dân sống xung quanh lăng Minh Mạng 
được đánh giá có ý thức kém nhất về bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên (với 41,7% 
số nhân viên làm việc ở đây được chọn tham gia khảo sát đồng ý với nhận định về ý 
thức kém của người dân - là tỷ lệ cao nhất so với các điểm tham quan khác). Trong khi 
đó, người dân sống xung quanh lăng Tự Đức lại được đánh giá là có ý thức kém nhất về 
bảo vệ môi trường văn hóa - xã hội (với tỷ lệ 33,3% nhân viên nhận xét ý thức của 
người dân là kém – cao nhất trong các điểm du lịch). Nhận định chung này khá trùng 
hợp với quan sát thực địa của chúng tôi tại các điểm tham quan này với tình trạng đeo 
bám khách để bán hàng rong của người dân diễn ra tại lăng Tự Đức (khá nhiều vào giờ 
nghỉ trưa của cán bộ công an xã trực tại chỗ và cuối giờ chiều tham quan) và kể cả lăng 
Minh Mạng, mặc dù đã có Quy chế 1218 nghiêm cấm các hành vi này của chính quyền 
địa phương. Đặc biệt hơn, ở lăng Minh Mạng, mặc dù nhân viên bảo vệ không trực tiếp 
đánh giá bằng cách cho điểm về ý thức chung của người dân nhưng có 50% nhân viên 
phản ánh trong bảng hỏi rằng không chỉ đeo bám bán hàng rong mà cả tình trạng ăn xin 
của người dân cũng đang diễn ra tại đây và về mức độ thì như một nhận xét của nhân 
viên đó là “ăn xin, đeo bám vẫn còn tồn tại mặc dù ý thức của người dân ngày càng có 
tiến bộ”. 
Bên cạnh các nguồn rác thải trong khu vực các điểm tham quan thì lượng rác 
thải bên ngoài, xung quanh các lăng và Đại Nội cũng khá nhiều; chủ yếu do các hộ kinh 
doanh cá thể và người dân sống xung quanh thải ra trong quá trình kinh doanh và sinh 
hoạt. Cụ thể hơn, có 57,6% ý kiến từ cuộc khảo sát cho rằng việc xả rác bừa bãi của 
151 
người dân xung quanh các di tích là từ mức “trung bình” trở lên; trong đó có 39% ý kiến 
đánh giá mức độ này là “nhiều” và “rất nhiều”. Điều này góp phần gây mất mỹ quan và 
ô nhiễm môi trường xung quanh các điểm tham quan di tích. 
3.2. Đánh giá tác động của hoạt động tham quan đến các tài nguyên văn hóa 
Xét từ góc độ bảo vệ tài nguyên – là một phần quan trọng để đánh giá tính bền 
vững của hoạt động tham quan du lịch, kết quả khảo sát thu được cho biết 98,4% ý kiến 
đánh giá là ý thức của khách quốc tế về bảo vệ các công trình di tích là “tốt” và “rất tốt” 
(với điểm đánh giá trung bình rất cao - 4,5/5). Trong khi đó, tỷ lệ này ở khách nội địa 
chỉ là 44,2% (với mức điểm đánh giá trung bình là 3,33/5). Kết quả kiểm định Binomial 
Test cho thấy rằng tỷ lệ đánh giá của toàn bộ nhân viên về ý thức bảo vệ di tích của 
khách quốc tế mức độ “tốt” trở lên là gần 99% (p-value = 0,453) và của khách tham 
quan nội địa tương ứng chỉ xấp xỉ 35% (p-value = 0,085) (xem bảng 3). 
Bảng 3. Kết quả kiểm định Binomial Test về tỷ lệ tổng thể 
- Khách quốc tế 
 Loại 
Số đơn 
vị 
Tỷ lệ 
quan sát 
Tỷ lệ 
kiểm 
định 
Mức ý 
nghĩa 
(1-phía) 
Ý thức bảo vệ 
di tích - 
khách quốc tế 
- Mã hóa lại 
Nhóm 1 tốt - rất tốt 59 0,98 0,99 0,453 (a,b) 
Nhóm 2 
rất kém -
bình thường 
1 0,02 
Tổng 60 1,00 
a: Giả thuyết thay thế cho rằng tỷ lệ các trường hợp trong nhóm 1 < 0,99. 
b: Dựa trên ước lượng gần đúng của Z. 
- Khách nội địa 
 Loại 
Số đơn 
vị 
Tỷ lệ 
quan sát 
Tỷ lệ 
kiểm 
định 
Mức ý 
nghĩa 
(1 phía) 
Ý thức bảo vệ 
di tích - 
Khách nội địa 
- Mã hóa lại 
Nhóm 1 tốt - rất tốt 27 0,44 0,35 0,085 (a) 
Nhóm 2 
rất kém - 
bình thường 
34 0,56 
Tổng 61 1,00 
a: Dựa trên ước lượng gần đúng của Z. 
Nguồn: xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu. 
152 
Kết quả kiểm định One-sample t-test (xem bảng 4) về ý thức của hai nhóm du 
khách với giá trị p (mức ý nghĩa) đều nhỏ hơn 0,05 cho biết rằng với độ tin cậy 95%, có 
đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0. Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả 
kiểm định này, có thể nói rằng thực sự khách tham quan quốc tế có ý thức rất tốt đối với 
việc bảo vệ các tài nguyên văn hóa (là các di tích và hiện vật) trong khi ý thức này của 
khách nội địa là chưa cao. 
Bảng 4. Kết quả kiểm định trung bình tổng thể (One-Sample T-test) về ý thức bảo vệ các công 
trình di tích của du khách 
Giá trị kiểm định = 4 
Giá 
trị t 
Trung 
bình 
mẫu 
Số 
bậc tự 
do 
Mức ý 
nghĩa 
quan sát 
(2 phía) 
Chênh 
lệch trị 
trung 
bình 
95% khoảng 
ước lượng 
Thấp 
hơn 
Cao 
hơn 
Ý thức bảo vệ 
di tích của 
khách quốc tế 
7,215 4,5 59 0,000 0,500 0,36 0,64 
Ý thức bảo vệ 
di tích của 
khách nội địa 
-7,252 3,33 60 0,000 -0,672 -0,86 -0,49 
Nguồn: xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu. 
Ghi chú:- Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn. 
- Thang đo sử dụng có 5 mức độ từ 1 - rất kém đến 5 - rất tốt. 
- Giả thuyết Ho: ý thức bảo vệ di tích của khách là tốt (mức điểm 4). 
Về các hành vi cụ thể của khách du lịch, kết quả kiểm định tỷ lệ tổng thể cho 
biết rằng có 95% cho rằng việc viết vẽ lên di tích hiện nay của du khách là “ít” hoặc 
“không có” (p = 0,189). Đây là một trong những thay đổi theo chiều hướng tích cực rõ 
nét nhất từ trước đến nay mà theo nhận định của TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở 
Văn hóa - Thể thao - Du lịch nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của khách tham quan 
ngày càng tốt hơn so với trước và do các cố gắng nỗ lực đặt các biển báo nhắc nhở du 
khách của đơn vị quản lý. 
Tuy nhiên, về các hiện tượng như “quay phim, chụp ảnh trong nội thất cấm” và 
“nằm, ngồi, sờ vào hiện vật” hiện đang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau; kết quả 
kiểm định tỷ lệ tổng thể Binomial Test cho biết rằng, có 30% đánh giá là “nhiều” đối 
với việc quay phim chụp ảnh nội thất (p = 0,057) và 15% đánh giá là “nhiều” và “rất 
nhiều” đối với việc “nằm, ngồi, sờ vào hiện vật” của du khách (p = 0,089). Đây là một 
153 
minh chứng rõ ràng cho nhận định rằng việc tác động của khách tham quan vào các 
công trình di tích là điều không thể tránh khỏi và không thể hạn chế được tuyệt đối mặc 
dù đã có các quy định cấm và biển báo nhắc nhở. Vấn đề là ở chỗ, để đảm bảo phát triển 
bền vững, phải chấp nhận các tác động này trong phạm vi cho phép để không làm tổn 
hại đến các công trình di tích. Hiện tại, theo nhận định của các nhà quản lý thuộc Trung 
tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì các công trình di tích hiện tại chủ yếu xuống cấp, hư 
hỏng do tác động của thời tiết. Còn theo đánh giá của các nhân viên trực tiếp bảo vệ 
hiện vật tại các điểm tham quan thì có 97% ý kiến của tổng thể nhân viên (kiểm định 
Binomial Test với p-value = 0,124) cho rằng các tác động này của du khách đến tài 
nguyên ở mức chấp nhận được (không làm tổn hại hoặc tổn hại rất ít). 
Về ý thức của người dân đối với vấn đề này, kiểm định Binomial Test với 
p=0,066 cho biết rằng có 42% người dân có ý thức bảo vệ di tích từ “tốt” trở lên. Ngoại 
trừ điểm tham quan Khải Định được đánh giá là có ý thức của người dân về vấn đề này 
là tốt nhất (đạt tỷ lệ 100%) thì đối với các điểm tham quan còn lại, người dân sống xung 
quanh các lăng tẩm hiện đang có nhiều hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến di tích, lấn 
chiếm di tích nên mức độ đánh giá về ý thức bảo vệ tài nguyên ở các điểm này không 
cao; chẳng hạn như ở điểm tham quan Tự Đức có 66,7% ý kiến của nhân viên đánh giá 
là ý thức của người dân chỉ ở mức “trung bình và kém” và tỷ lệ này ở lăng Minh Mạng 
là 83,3% - một con số khá cao. 
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng chung của các hoạt động do người dân như xả 
rác, viết vẽ lên tường thành di tích, chặt cây bẻ cành đến môi trường và tài nguyên, có 
66,7% ý kiến cho rằng mức độ này là chấp nhận được (không làm tổn hại hoặc có tổn 
hại đến môi trường nhưng ở mức độ ít) (bên cạnh 1/3 ý kiến cho rằng mức độ ảnh 
hưởng đến môi trường là khá nhiều). So sánh với tỷ lệ đánh giá đối với khách tham 
quan du lịch thì có thể nói rằng hiện tại, các tác động từ người dân đến môi trường và tài 
nguyên là đáng kể. Do vậy, để đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong tương lai, sự 
tham gia của người dân để bảo vệ các di sản quý giá mà họ đang sở hữu và bảo vệ môi 
trường đang sống là điều vô cùng cần thiết. Điều này được khẳng định qua 96,4% ý 
kiến của nhân viên cho rằng họ rất muốn và cần có sự tham gia của người dân để hỗ trợ 
cho mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường và di sản. 
4. Kết luận và đề nghị 
Từ việc phân tích và xử lý các dữ liệu thu thập được ở trên, có thể kết luận rằng 
ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên của khách quốc tế được đánh giá rất cao. Tuy 
nhiên, ý thức này của khách tham quan nội địa và cả người dân tại chỗ sống xung quanh 
các di tích được đánh giá là chưa tốt lắm, thể hiện qua các hiện tượng như xả rác bừa 
bãi không đúng nơi quy định; quay phim, chụp ảnh trong nội thất cấm và hiện tượng 
nằm, ngồi, sờ vào hiện vật hiện đang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau mặc dù đã có 
các biển báo nhắc nhở và các quy định đặt trước hiện vật tại các điểm tham quan; tại 
154 
một số điểm vẫn còn xảy ra tình trạng người dân đeo bám khách để bán hàng rong mặc 
dù đã có quy định cấm của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung, các tác 
động này hiện tại được đánh giá ở mức chấp nhận được, không gây tổn hại hoặc ít tác 
động đến môi trường và tài nguyên tại các điểm tham quan. 
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa ý thức của cả du khách và người dân, giảm bớt 
các tác động không mong muốn gây ra đối với môi trường; cần thiết phải tổ chức tuyên 
truyền cho người dân hiểu về Luật Di sản văn hóa, Luật bảo vệ môi trường; thành lập 
các đội tình nguyện cùng tham gia bảo vệ môi trường tại di tích. Đối với du khách, cần 
phải có các biển báo nhắc nhở các quy định chung đặt trước các điểm tham quan và các 
hướng dẫn viên theo đoàn cần phối hợp trong việc kiểm soát và thông báo nhắc nhở du 
khách trước và trong chuyến tham quan./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hội đồng Khoa học kỹ thuật – Tổng cục Du lịch. Bản tin Du lịch: giới thiệu sách 
“Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững”, số 1-11/2005. 
[2]. Tổng cục Du lịch, 2006. Tài liệu khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ môi 
trường du lịch. 
[3]. Nguyễn Quốc Hùng. Bảo tồn di sản thế giới và phát triển du lịch tại các di sản thế giới 
hiện nay ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại các di 
sản thế giới ở Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Bình và 
cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha, 10/2007 
EVALUATION OF IMPACTS OF VISITING ACTIVITIES ON RESOURCES 
AND ENVIRONMENT AT TOURISM SITES OF THE HUE MONUMENTS 
COMPLEX FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT 
Hoang Thi Dieu Thuy 
College of Economics, Hue University 
SUMMARY 
Sustainable tourism development is being considered as a prioritized development 
direction of Vietnam’s tourism. In which, one of the most important principles is to exploit 
values of natural and cultural resources in a reasonable and efficient way but not to degrade 
and polute the environment. This principle is more necessary for tourism sites recognized as the 
world cultural heritages, where all resources must to be protected. Based on a survey of staff 
working at four main tourism sites namely the Citadel, Tu Duc King’s Tomb, Khai Dinh King’s 
Tomb and Minh Mang King’s Tomb using statistical hypothesis tests such as Binomial test and 
one-sample t-test; the findings of this research indicate that the awareness of protecting 
155 
environment and resources of international visitors is very high whereas that awareness of 
domestic visitors and local residents is not really high. Although the overall impact on 
environment and resources caused by these types of people is evaluated acceptably; there have 
been still several problems need to be solved such as rubbish throwing not in right places, 
photo-taking in prohibited areas; or visitors’ “closely following” to sell souvenirs by local 
people in some places 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_hoat_dong_tham_quan_den_tai_nguyen_va.pdf