Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình Keynes mới: phương pháp tiếp cận SVAR và BVAR-DSGE

Nghiên cứu khẳng định lại những công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam (Nguyễn Đức Trung, Lê Đình Hạc & Nguyễn Hoàng Chung, 2018). Từ đó, nghiên cứu ứng dụng mô hình Keynes mới

SVAR đánh giá các cú sốc cấu trúc với kỳ vọng hợp lý của các chủ thể trong nền kinh tế mở và nhỏ (Nguyen

Duc Trung, Le Dinh Hac & Nguyen Hoang Chung, 2019). Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy sự

tương thích giữa dữ liệu thực tế và mô hình Keynes mới DSGE dự báo vĩ mô cho Việt Nam (Nguyễn Đức

Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017).

Từ khóa: Chính sách tiền tệ, mô hình Keynes mới, SVAR, DSGE, kỳ vọng hợp lý.

pdf 14 trang phuongnguyen 500
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình Keynes mới: phương pháp tiếp cận SVAR và BVAR-DSGE", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình Keynes mới: phương pháp tiếp cận SVAR và BVAR-DSGE

Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình Keynes mới: phương pháp tiếp cận SVAR và BVAR-DSGE
Số 142/2020 thương mại
khoa học
1
2 
11 
24 
33 
45 
52 
62 
MỤC LỤC 
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
1. Cao Hoàng Long - Phân tích biến động năng suất lao động ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam 
giai đoạn 2010 - 2018. Mã số: 142.1MEco.11 
A Study on Productivity Changes in Vietnam’s Food Industry in the Period 2010- 2018 
2. Nguyễn Hoàng Chung - Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình KEYNES 
mới: Phương pháp tiếp cận SVAR VÀ BVAR-DSGE. Mã số: 142.1MEIS.11 
Assessment on Policy Analysis and Forecast of New KEYNES Model: Approaches of SVAR 
and BVAR-DSGE 
QUẢN TRỊ KINH DOANH 
3. Phạm Hồng Chương, Nguyễn Hải Sơn và Phạm Thị Huyền - Ảnh hưởng của sự trải nghiệm tới 
sự hài lòng và hành vi mua lại của khách hàng: Nghiên cứu trong lĩnh vực nhà hàng. Mã số: 
142.2BAdm.21 
Customer’ experiences affecting satisfaction level and repurchase behavior: Empirical evi-
dences in F&B sector 
4. Nguyễn Quỳnh Trang - Nghiên cứu tác động của chất lượng thông tin kế toán đến quá trình ra 
quyết định của doanh nghiệp Việt Nam. Mã số: 1422.BAcc.21 
A Study on the Effects of Accounting Information on the Decision Making in Vietnamese 
Enterprises 
5. Nguyễn Thị Khánh Chi - Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai E-CRM thành công tại hãng Hàng 
không quốc gia Việt Nam. Mã số: 142.2BMkt.22 
The Factors Affecting Successful E-CRM Implementation at Vietnam Airlines 
6. Mai Thanh Lan và Đỗ Vũ Phương Anh - Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng 
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội. Mã số: 142.2BMkt.21 
Factors affecting employer’s brand of small and medium enterprises in Ha Noi city 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI 
7. Ngô Mỹ Trân và Lương Thị Thanh Trang - Ảnh hưởng của sự không phù hợp bằng cấp, kỹ năng 
và ngành nghề đến thu nhập người lao động trong các doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long. Mã số: 142.3OMIs.31 
The Impacts of Unmatched Qualifications, Skills, and Employment on Laborer’s Income in 
Enterprises in Mekong Delta 
ISSN 1859-3666
1
1. Giới thiệu 
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm thay đổi 
nhận thức của các ngân hàng trung ương (NHTW) 
(Blinder & ctg., 2008) trên thế giới. Theo đó, mục 
tiêu ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát không đủ 
để đảm bảo ổn định tài chính (OĐTC). Vì vậy, các 
NHTW cần kết hợp các công cụ của CSTT và chính 
sách an toàn vĩ mô (ATVM) nhằm hướng đến mục 
tiêu OĐTC (Kim & Mehrotra, 2016). Nghiên cứu 
của Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung 
(2018) khẳng định lại một lần nữa tăng trưởng kinh 
tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín 
dụng, nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng các 
công cụ CSTT có ảnh hưởng mạnh hơn so với các 
công cụ ATVM trong việc duy trì OĐTC thông qua 
việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam. 
Điều đó có thể cho thấy vai trò quan trọng của Ngân 
hàng Nhà nước (NHNN) trong việc góp phần ổn 
định vĩ mô tại Việt Nam, đây cũng là cơ sở quan 
trọng để lý thuyết Keynes (Keynes, 1936) được vận 
dụng trong nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu kết hợp 
lý thuyết kỳ vọng hợp lý và ứng dụng mô hình 
Keynes mới SVAR, DSGE cho nền kinh tế mở và 
nhỏ nhằm phân tích chính sách và dự báo vĩ mô tại 
Việt Nam. Đây được xem là mô hình mà các NHTW 
các nước theo đuổi CSTT lạm phát mục tiêu sử dụng 
(Svensson, 2000; Hạ Thị Thiều Dao, 2012). 
2. Khung khổ lý thuyết về mô hình Keynes mới 
2.1. Các cơ sở lý thuyết liên quan đến mô hình 
Keynes mới 
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách an toàn vĩ mô 
Theo Hội đồng OĐTC (FSB), Ngân hàng Thanh 
toán quốc tế (BIS) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 
chính sách ATVM (nằm trong hệ thống chính sách 
kinh tế vĩ mô1) sử dụng các công cụ an toàn để hạn 
chế các rủi ro mang tính hệ thống và/hoặc các rủi ro 
đối với hệ thống tài chính nhằm giảm thiểu khả năng 
đổ vỡ của hệ thống thông qua việc ngăn ngừa các 
dịch vụ tài chính có thể gây hậu quả nghiêm trọng 
đối với nền kinh tế thực (IMF, 2013). Đối tượng 
điều chỉnh của chính sách ATVM là rủi ro hệ thống 
với mục tiêu OĐTC (Kim & Mehrotra, 2016, Đỗ 
Việt Hùng & ctg, 2014). 
11
?
Số 142/2020
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ DỰ BÁO 
CỦA MÔ HÌNH KEYNES MỚI: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SVAR 
VÀ BVAR-DSGE 
Nguyễn Hoàng Chung 
Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Email: chungnh@tdmu.edu.vn
Ngày nhận: 19/03/2020 Ngày nhận lại: 06/04/2020 Ngày duyệt đăng: 10/04/2020 
N
 ghiên cứu khẳng định lại những công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam (Nguyễn Đức 
Trung, Lê Đình Hạc & Nguyễn Hoàng Chung, 2018). Từ đó, nghiên cứu ứng dụng mô hình Keynes mới 
SVAR đánh giá các cú sốc cấu trúc với kỳ vọng hợp lý của các chủ thể trong nền kinh tế mở và nhỏ (Nguyen 
Duc Trung, Le Dinh Hac & Nguyen Hoang Chung, 2019). Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy sự 
tương thích giữa dữ liệu thực tế và mô hình Keynes mới DSGE dự báo vĩ mô cho Việt Nam (Nguyễn Đức 
Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017). 
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, mô hình Keynes mới, SVAR, DSGE, kỳ vọng hợp lý. 
1. Chính sách kinh tế vĩ mô là tập hợp các quy tắc và quy định nhằm kiểm soát, kích thích hoặc bình ổn các chỉ báo tổng 
gộp của nền kinh tế (Mankiw, 2011; Mankiw & Taylor, 2011). Hay nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô là một hệ thống 
chính sách của chính phủ nhằm hướng đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, công bằng và toàn dụng. Có 
nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau như chính sách tài khóa, CSTT, chính sách cơ cấu, chính sách ngoại thương, trong 
đó hai chính sách đầu tiên thường được sử dụng nhất. Theo Mishkin (2012) và Nguyễn Văn Ngọc (2009); 
?2.1.2. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ 
CSTT là các quyết định về tiền tệ ở tầm vĩ mô 
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quyết 
định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền được biểu 
hiện bằng lạm phát (Lý Hoàng Ánh & Lê Thị Mận, 
2012). Vì vậy, NHTW sử dụng CSTT nhằm thay đổi 
cung tiền hoặc lãi suất chính sách (LSCS) để hướng 
đến mục tiêu ổn định lạm phát, tăng trưởng kinh tế 
và ổn định tỷ giá hối đoái (Araújo, 2015). NHTW 
thực thi CSTT để hướng đến sự ổn định kinh tế vĩ 
mô nhưng ổn định giá cả vẫn luôn là mục tiêu quan 
trọng nhất (Cecchetti & Krause 2002; Issing, 2004; 
Spyromitros & Tuysuz, 2012; Van der Cruijsen & 
Demertzis, 2007). 
Kênh kỳ vọng và giá trị kỳ vọng hợp lý 
Bên cạnh kênh lãi suất, tỷ giá, giá tài sản và tín 
dụng, thị trường tài chính còn tồn tại một kênh truyền 
dẫn CSTT thông qua kỳ vọng của các chủ thể trong 
nền kinh tế (Kohn & Sack, 2003; Mukherjee & 
Bhattacharya, 2011; Leu, 2011). Khi các mô hình kinh 
tế lượng truyền thống không còn phù hợp cho việc 
đánh giá các phản ứng chính sách (Mishkin, 2012) thì 
mô hình với lý thuyết kỳ vọng hợp lý trở thành cơ sở 
quan trọng giải thích chính sách và dự báo vĩ mô 
(Lucas, 1976; Sbordone, Tambalotti, Rao & Walsh, 
2010). Cơ chế truyền dẫn của kênh này mạnh hay yếu 
phụ thuộc vào sự minh bạch và độ tin cậy của NHTW. 
Kỳ vọng này sẽ tác động đến công chúng, từ đó quyết 
định tổng cầu hay sản lượng của nền kinh tế (Dabla-
Norris & Floerkemeier, 2006; Mukherjee & ctg, 2011; 
Kohn & ctg, 2003; Leu, 2011). 
2.1.3. Lý thuyết cân bằng tổng thể 
Lý thuyết cân bằng tổng thể là một nhánh của 
kinh tế học, giải thích cung - cầu và mức giá của cả 
một nền kinh tế với nhiều thị trường tương tác với 
nhau dẫn đến trạng thái cân bằng tổng thể của cả 
một nền kinh tế. Một trong số đó là lý thuyết Keynes 
mới mà nghiên cứu này đang tiếp cận. 
Các hướng nghiên cứu bao gồm (i) điều kiện thị 
trường hoàn hảo tối ưu Pareto (Arrow & Debreu, 
1954) hay (ii) điều kiện thị trường không hoàn hảo 
và xem nền kinh tế trong ngắn hạn có nhiều bất ổn 
(Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Một số tranh luận khác 
liên quan đến trường phái tân cổ điển và các trường 
phái kinh tế khác (Nguyễn Đức Thành, 2010) hay 
trường phái kinh tế vĩ mô cổ điển mới cho rằng có 
thể giải thích các biến động kinh tế trong khi vẫn 
duy trì các giả định của mô hình cổ điển (Nguyễn 
Văn Ngọc; 2006, 2009). 
2.1.4. Lý thuyết về tổng cầu - tổng cung 
Theo các nghiên cứu của Mishkin (2012) và 
Nguyễn Văn Ngọc (2009), các biến động của nền 
kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của 
tổng cung và tổng cầu. Đây là những thay đổi ngoại 
sinh của đường tổng cung2 và đường tổng cầu3 hay 
là cú sốc tổng cung4 và cú sốc tổng cầu5 đối với nền 
kinh tế. 
2.1.5. Lý thuyết về cung tiền và lạm phát 
Theo Friedman (1963), mối quan hệ giữa cung 
tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình 
định lượng: M*V = P*Y, biểu diễn mối quan hệ qua 
lại giữa các biến động của yếu tố cung tiền, vòng 
quay của tiền, giá cả và GDP thực tế tại Việt Nam. 
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực và tỷ lệ lạm 
phát sẽ xác định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong nền 
kinh tế (Nguyễn Đức Trung & ctg, 2018). 
2.1.6. Lý thuyết về dự báo kinh tế 
Dự báo là một quá trình đưa ra các nhận định về 
tương lai dựa vào những thông tin có sẵn trong quá 
khứ và hiện tại. Chuỗi kết quả dự báo có được trong 
nghiên cứu này được gọi là dự báo ngoài mẫu (Hoge 
& cộng sự, 2008; Nguyễn Đức Trung & Nguyễn 
Hoàng Chung, 2017). Nghiên cứu khẳng định lại 
DSGE là mô hình quan trọng của các NHTW trên 
thế giới trong phân tích chính sách và dự báo vĩ mô 
(Berg, Karam & Laxton, 2006; Smets & Wouters, 
2007; Rochelle & Refet, 2010; Kai, Gunter & 
Anders, 2010). Thậm chí mô hình này có khả năng 
dự báo tốt hơn mô hình dự báo Greenbook của Fed 
(Edge, Kiley & Laforte, 2010). Tuy nhiên, mô hình 
này cũng bộc lộ một số hạn chế (Sims, 1980, 1986; 
Rochelle & ctg, 2010) nhưng các sai lệch của mô 
hình DSGE không phải là vấn đề lớn khi phân tích 
chính sách (Del Negro & Schorfheide, 2006; Smets 
& Wouters, 2007). 
2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynes mới 
Lucas (1976) đã chỉ ra hạn chế của các mô hình 
kinh tế vĩ mô quy mô lớn khi các mô hình này đều 
dựa trên giả định chung là phản ứng chính sách của 
các chủ thể kinh tế kết hợp yếu tố kỳ vọng có thể 
Số 142/202012
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
2. Đường tổng cung biểu thị mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá chung khi mọi biến số khác được giữ nguyên. 
3. Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu về hàng hóa và mức giá chung. 
4. Cú sốc tổng cung là sự thay đổi về mặt công nghệ và cung ứng nguyên nhiên liệu thô (cú sốc cung) có thể làm dịch 
chuyển đường tổng cung. 
5. Cú sốc tổng cầu liên quan đến những thay đổi trong cung tiền, chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu Chính phủ), xuất 
khẩu ròng, và khả năng chi tiêu, đầu tư làm dịch chuyển của đường tổng cầu. 
khiến phản ứng chính sách thay đổi. Chính vì vậy, 
Kydland & Prescott (1982) đưa ra mô hình chu kỳ 
kinh doanh thực với nền tảng kinh tế vi mô, trong đó 
các hộ gia đình tối ưu hóa lợi ích với ràng buộc về 
thu nhập, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong 
điều kiện tối thiểu hóa chi phí, giới hạn về vốn, lao 
động và công nghệ... 
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực 
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (Real Business 
Cycle - RBC) giải thích tính chu kỳ của nền kinh tế 
một quốc gia (Kydland & ctg, 1982) với các cú sốc 
thực (cú sốc thiên tai, cú sốc công nghệ) có thể 
gây ra các biến động chu kỳ kinh doanh theo giả 
định giá cả và tiền lương linh hoạt (Long, John & 
Charles, 1983; Cooley, 1995; King, Robert & 
Sergio, 1999). Theo Romer (2012), mô hình RBC 
giả định các chủ thể trong nền kinh tế bị ràng buộc 
yếu tố đầu vào (Kydland & ctg, 1982) hoặc đặt dưới 
nền tảng vi mô về phản ứng của các cú sốc cơ bản 
(Long & ctg, 1983). Tuy nhiên, mô hình này cho 
rằng CSTT không ảnh hưởng đến sản lượng và biến 
vĩ mô khác (Nguyễn Văn Ngọc, 2006, 2009; Chen, 
2010) khi chỉ đề cập đến các cú sốc thực: cú sốc 
cung, cú sốc năng suất lao động hay cú sốc kĩ thuật 
mà chưa quan tâm đến cú sốc cầu. Do đó, nghiên 
cứu phải tiếp cận được các mô hình thể hiện vai trò 
của CSTT (tính phi trung lập của CSTT6). 
Lý thuyết Keynes mới 
Lý thuyết này kế thừa nền tảng vi mô từ RBC 
đồng thời bổ sung thêm: (i) độ cứng danh nghĩa (giá 
cả, tiền lương cứng nhắc) trong điều kiện thị trường 
không hiệu quả (tính phi trung lập của CSTT) trong 
ngắn hạn để giải thích cho các phản ứng trong mô 
hình thực nghiệm (Romer & Romer, 2000; Romer, 
2012); (ii) yếu tố động vào để giải thích nền tảng vi 
mô cho chu kì kinh doanh (Rotemberg & Woodford, 
1997; Woudford, 2003; Galí, 2008); (iii) tác động 
của CSTT (Clarida, Gali & Gertler, 1999, 2000) và 
(iv) kỳ vọng hợp lý của trường phái cổ điển mới 
(Nguyễn Đức Thành, 2010). 
Cấu trúc mô hình Keynes mới này cũng mô tả 
mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô, tập trung vào 
việc xây dựng CSTT ở các NHTW (Galí & 
Monacelli, 2005; Lubik & Schorfheide, 2007). Theo 
đó, Nguyễn Đức Trung (2016) giới thiệu mô hình 
Keynes mới với ba phương trình. Tiếp đến, nghiên 
cứu bổ sung phương trình đại diện cho nền kinh tế 
mở nhằm tránh những hạn chế của nền kinh tế đóng 
thông qua mô hình Keynes mới với bốn phương 
trình (del Negro & ctg, 2004; Berg, Charry, Portillo 
& Vlcek, 2013; Berg, Karam & Laxton, 2006; Berg, 
Portillo & Unsal, 2010; Lubik & ctg, 2007; Lees, 
Matheson & Smith, 2007; Hodge, Robinson & 
Stuart 2008; Chen, 2010; Dizioli & Schmittmann, 
2015; Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 
2017; Nguyễn Đức Trung & ctg, 2018). 
Mô hình Keynes mới SVAR 
Leu (2011) giới thiệu mô hình Keynes mới với 
phương pháp tiếp cận SVAR (mô hình Keynes mới 
SVAR) của nền kinh tế Úc là nền kinh tế mở và nhỏ 
nhằm xác định tương tác giữa các cú sốc cấu trúc 
ngoại sinh và hành vi hướng về tương lai của các 
chủ thể kinh tế. Trong đó, NHTW và các chủ thể tư 
nhân trong nền kinh tế giả định kỳ vọng hợp lý và 
hướng về tương lai (Hodge & ctg, 2008; Nguyen 
Duc Trung & ctg, 2019). 
Mô hình Keynes mới DSGE 
Mô hình cân bằng tổng thể động (Dynamic 
General Equilibrium Model - DSGE) là một nhánh 
của ứng dụng lý thuyết cân bằng tổng thể. Tính chất 
này của mô hình thể hiện trong mối quan hệ của ba 
khối: tổng cung, tổng cầu, phương trình CSTT và kỳ 
vọng của các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm: hộ 
gia đình, doanh nghiệp, các trung gian tài chính và 
chính phủ. Mỗi chủ thể này tương tác với nhau và 
dẫn đến trạng thái cân bằng tổng thể của mô hình. 
Mặt khác, mô hình DSGE trên nền tảng vi mô với 
các trung gian tài chính là nguyên nhân chủ yếu gây 
ra các cú sốc CSTT (Sbordon & ctg, 2010) hay các 
cú sốc ngẫu nghiên với điều kiện ràng buộc về hành 
vi của các chủ thể nhằm tối ưu hóa lợi ích và kì vọng 
hợp lí (Chen, 2010). Các dạng mở rộng của mô hình 
này bao gồm việc đưa vào tiền lương cứng nhắc và 
ma sát thị trường (Smets & ctg, 2007) hoặc nghiên 
cứu về cơ chế truyền dẫn CSTT (Shiller, Campbell 
& Schoenholtz, 1983; Cogley & Sargent, 2005; An 
& Schorfheide, 2007; Hülsewig, Mayer & 
Wollmershäuser, 2009; Vivien & Celine, 2012). 
13
?
Số 142/2020
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
9. Tính phi trung lập của tiền khẳng định vai trò và ảnh hưởng của CSTT đế ... am số trong mô hình DSGE 
(Hodge & ctg, 2008) để rút ra tập tham số phi (Φ) 
của ma trận VAR và ma trận hiệp phương sai Σu. 
Với mỗi Σu có thể tính toán được một vector phần 
dư ut+1 từ phân phối chuẩn đa biến N(0,Σu) và tính 
toán được giá trị yt+1 bằng cách sử dụng tập tham số 
Φ của VAR, có thể tính toán lần lượt được chuỗi liên 
tiếp gồm bốn giá trị tương ứng với việc dự báo cho 
bốn quý. Nghiên cứu thực hiện toàn bộ quá trình 
này 1000 lần (Hodge & ctg, 2008) và sau đó lấy giá 
trị dự báo trung bình để cho ra kết quả dự báo cuối 
cùng. Từ đó, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu RMSE để 
lựa chọn cách kết hợp tối ưu giữa độ trễ trong mô 
hình VAR với hệ số tỉ lệ λ. 
Theo Bảng 6, với kết quả dự báo cho bốn quý 
tiếp theo (độ trễ 3, λ = 1) mô hình có khả năng dự 
báo ít sai số nhất cho Việt Nam. Như vậy, so với 
Hodge & ctg (2008), kết quả dự báo (bốn quý) của 
Việt Nam phù hợp và khá tương đồng vì có cùng độ 
trễ và giá trị λ nhỏ (λ = 1). Cuối cùng, theo Del 
Negro & ctg (2006), mô hình DSGE phù hợp để mô 
tả cho nền kinh tế Việt Nam. 
4.4.2. Mô hình DSGE 
Bảng 7 cho thấy kết quả phân phối hậu nghiệm có 
sự tương đồng và phù hợp với phân phối tiền nghiệm 
trong phương pháp ước lượng DSGE-VAR. Sự khác 
biệt là không quá lớn nên có thể thấy rằng, việc lựa 
chọn tiền nghiệm và bộ dữ liệu trong phương pháp 
ước lượng này tương thích với phần mềm sử dụng để 
ước lượng, mô phỏng và dự báo kết quả. 
Số 142/202020
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
Bảng 4: Kết quả phân rã phương sai của lãi suất 
Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng 
Eview 8 
	





	

	
 
	
!
	
"
	
#

   	
  
   

 	 
 
 
 

 
 
  	 
 

 
 
 
 
 
	 
 	 
 	 
 		
4.4.3. Cú sốc ngoại sinh 
Theo Bảng 8, nghiên cứu chỉ ra một số kết luận 
phản ứng của các biến số vĩ mô trước các cú sốc: cú 
sốc điều khoản thương mại, cú sốc lạm phát thế giới 
(của Mỹ), cú sốc lãi suất của Mỹ, cú sốc sản lượng thế 
giới và cú sốc công nghệ: 
Một là, cú sốc điều khoản thương mại ít có ảnh 
hưởng đến độ lệch sản lượng, lạm phát, tỷ giá, cụ 
thể: sự thay đổi về điều khoản thương mại làm lạm 
phát tăng lên trong hai kỳ và tỷ giá sụt giảm trong hai 
kỳ đầu tiên sau đó trở về trạng thái cân bằng. Hai là, 
cú sốc lạm phát của Mỹ làm tỷ giá tăng và cân bằng 
sau 8 - 10 kỳ. Ba là, cú sốc lãi suất của Mỹ tăng làm 
sản lượng trong nước tăng lên trong hai kỳ sau đó 
cân bằng. Lãi suất trong nước giảm và cân bằng sau 
4 kỳ. Lạm phát trong nước tăng và cân bằng sau 8 
kỳ. Cú sốc này làm tỷ giá tăng và cân bằng sau 6 kỳ. 
Bốn là, cú sốc sản lượng của Mỹ tăng làm sản lượng 
trong nước tăng lên trong hai kỳ và sau đó cân bằng. 
Cú sốc sản lượng làm lãi suất tăng lên trong ba kỳ, 
sau đó giảm xuống dần, sau hai kỳ. Cú sốc sản lượng 
làm lạm phát giảm và cân bằng sau 8 kỳ. Cú sốc sản 
lượng làm tỷ giá giảm và cân bằng sau 4 - 5 kỳ. Năm 
là, cú sốc công nghệ làm sản lượng, tỷ giá, lạm phát 
trong nước giảm và lãi suất tăng lên. 
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến 
số vĩ mô của Mỹ có ảnh hưởng đến các biến số vĩ 
mô của Việt Nam. 
Theo Bảng 9, kết quả tiền nghiệm và hậu nghiệm 
của các cú sốc cho thấy độ lệch chuẩn không lớn, 
điều đó cho thấy khả năng mô phỏng các cú sốc hậu 
nghiệm của mô hình tương đối phù hợp với thông 
tin tiền nghiệm, mở ra khả năng dự báo các cú sốc 
vĩ mô. 
5. Kết luận 
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 
Thứ nhất, nghiên cứu khẳng định lại một lần nữa 
vai trò của CSTT trong việc đảm bảo sự OĐTC tại 
Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu trình bày các vấn đề 
liên quan đến mô hình 
Keynes mới DSGE và 
SVAR với giả thuyết 
về sự cứng nhắc của 
giá và tiền lương danh 
nghĩa với việc ứng 
dụng nền tảng vi mô, 
lý thuyết thị trường 
không hoàn hảo để 
xây dựng mô hình với 
hệ các phương trình 
ước lượng nhằm phân 
tích tác động của các 
cú sốc CSTT đến các 
biến số vĩ mô và cơ 
chế truyền dẫn, các 
nghiên cứu về khả 
năng dự báo của mô 
hình DSGE. Từ đó, 
nghiên cứu đóng góp một nền tảng cho các nhà 
hoạch định chính sách và giới đầu tư đưa ra các 
phân tích chính sách và dự báo về sự thay đổi của 
các biến số vĩ mô dựa trên sự hiểu biết về các thông 
tin trong quá khứ của các biến số này. 
21
?
Số 142/2020
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
Bảng 5: RSME của mô hình BVAR-DSGE với trọng 
số λ (lamda) và độ trễ (lag) 
Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng 
Matlab2016a
 	

         


   

 	
     	
 	 	
 
	         

 
	 	
 
 

  
 
 	 	


    !"
  
    	 	 	 
	 
     	
 	  

 

 
 
 	
  
 	
 	 	


 
$
%  &  
   
        
	 
 	
         

 	
	 	 	
 
       
Bảng 6: Giá trị trung bình RMSE 
của mô hình BVAR - DSGE với hệ số λ
 	


    
    
 	   
 	 
  
Bảng 7: Kết quả ước lượng (đại diện) mô hình DSGE (4 quý tiếp theo) 
với độ trễ 3, λ = 1 
Nguồn: Thu thập dữ liệu và ước lượng dữ liệu bằng Matlab2016a 

	



 






 !"#
$%&'('	)*
+
*+,*' 
  	
   



-./011' 
 
 	
   

234*31 
  

   

-15)*6	7 
  

  
 






?5.2. Hàm ý chính sách 
Thứ nhất, Đỗ Việt Hùng & ctg (2014) khẳng 
định lại một lần nữa OĐTC mới là mục tiêu của 
NHTW các nước hiện nay. Do đó, nền kinh tế cần 
phải tăng trưởng theo chiều sâu để ổn định vĩ mô 
trong dài hạn (Trần Thọ Đạt, 2002; Trần Thọ Đạt & 
Đỗ Tuyết Nhung, 2012). 
Thứ hai, thay đổi quan điểm về sự kết hợp giữa 
CSTT nới lỏng (thắt chặt) với sự giảm (tăng) của lãi 
suất danh nghĩa ngắn hạn. Bởi vì công cụ lãi suất 
của NHNN sử dụng là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn 
(Mishkin, 2012; SBV, 2011). Nhưng SBV (2011) 
khẳng định lại một lần nữa lý thuyết của Mishkin 
(1981) là lãi suất thực mới là kênh truyền dẫn của 
CSTT. Tuy nhiên, biến động của lãi suất thực và lãi 
suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng giống nhau 
(Romer, 2000; Nguyễn Hoàng Chung & ctg, 2018). 
Do đó, nếu NHNN và công chúng quá kỳ vọng vào 
lãi suất danh nghĩa như là một đại diện cho quan 
điểm về CSTT có thể là nguyên nhân dẫn đến các 
bất ổn trong nền kinh tế. 
Thứ ba, CSTT có thể rất hiệu quả trong việc khôi 
phục một nền kinh tế yếu kém ngay cả khi lãi suất 
ngắn hạn thấp (SBV, 2011). 
Thứ tư, tránh những dao động không dự tính 
trong lạm phát là mục tiêu quan trọng của CSTT 
(Mishkin, 2012). Để thực hiện ổn định lạm phát, cần 
xây dựng được một NHTW độc lập. Bên cạnh đó, 
NHNN phải minh bạch về thông tin về tỷ giá hối 
đoái, lãi suất, CSTT và các hoạt động của NHNN, 
xây dựng bộ chỉ số tiền tệ và tài chính hay một chỉ 
số tổng hợp như điều kiện tài chính (Nguyễn Khắc 
Quốc Bảo & ctg, 2017) 
và công bố rộng rãi để 
dẫn dắt thị trường và 
công chúng theo định 
hướng của NHNN. 
5.3. Hạn chế của 
nghiên cứu 
Đầu tiên, dữ liệu 
nghiên cứu hiện tại là 
phù hợp với điều kiện 
của Việt Nam nhưng 
chưa đáp ứng theo tiêu 
chuẩn quốc tế (Nguyễn Đức Trung & ctg, 
2018). Thứ hai, độ bao phủ của nghiên 
cứu chưa đại diện cho toàn bộ hệ thống 
NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ xây 
dựng mô hình cấu trúc sử dụng kênh kỳ 
vọng nhưng kênh này chỉ phát huy tác 
dụng khi công chúng có niềm tin vào các 
chính sách của NHNN. Thứ ba, trong mô 
hình Keynes mới DSGE, các thông tin tiền nghiệm 
đưa vào mô hình dựa trên nghiên cứu thực nghiệm 
tại Úc và Trung Quốc, hai nền kinh tế là khác biệt so 
với Việt Nam. Thứ tư, nghiên cứu chưa xử lý được 
nội sinh trong mô hình (Nguyễn Đức Trung & ctg, 
2018). Cuối cùng, nghiên cứu khẳng định vai trò của 
LSCS đến các biến số vĩ mô như sản lượng và lạm 
phát nhằm ổn định KTVM để tích lũy các yếu tố cần 
thiết cho giai đoạn tăng trưởng cao sau này (Chu 
Khánh Lân, 2018). Tuy nhiên, các biến số vĩ mô này 
chịu tác động nhiều từ mệnh lệnh hành chính dẫn 
đến trong dài hạn việc kiểm soát lãi suất này sẽ tiềm 
ẩn nhiều rủi ro gây mất OĐTC.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. An, S., & Schorfheide, F. (2007), Bayesian 
analysis of DSGE models, Econometric Reviews, 
26(2-4), 113-173. 
2. Araújo, E. (2015), Monetary policy objectives 
and Money’s role in U.S. business cycles, Journal of 
Macroeconomics, 45, 85 - 107. 
3. Blanchard, O. J. & Quah, D., (1989), The 
Dynamic Effects of Aggregate Demand and Supply 
Disturbances, American Economic Review, 
American Economic Association, 79(4), 655 - 673. 
4. Chen, S. S. (2010), DSGE Models and Central 
Bank Policy Making: A Critical Review, Department 
of economics national Taiwan university, National 
Taiwan University. 
5. Clarida, R. Galí, J. & Gertler, M. (2000), 
Monetary Policy Rules and Macroeconomic 
Số 142/202022
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học
Bảng 8: Phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc ngoại sinh 
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu và tính toán của tác giả từ phần mềm matlab 2016a 
#

	







	





 !" 

#

$%%	


&'

('

#

 
)

 
)

('

#
Bảng 9: Độ lệch chuẩn của các cú sốc


	



	









 	
 	

 	
 	
 	
 
	 	 
 	 	
 	

 
	

 
	

 	 	

 	 	
 	
 	
 	
 	 	

 
 	
 	

Stability: Evidence and Some Theory, Quarterly 
Journal of Economics, 115(1), 147-180. 
6. Dabla-Norris, E., & Floerkemeier, H. (2006), 
Transmission mechanisms of monetary policy in 
Armenia: evidence from VAR analysis, vol. 6. IMF 
Working paper. 
7. Del Negro, M. & Schorfheide, F. (2006), How 
good is what you’ve got? DSGE-VAR as a toolkit for 
evaluating DSGE models, Economic Review, 91(2), 
21 - 37. 
8. Dizioli, A. & Schmittmann, J. M. (2015), A 
Macro - Model Approach to Monetary Policy 
Analysis and Forecasting for Viet Nam, IMF 
Working Paper, WP/15/273. 
9. Friedman, M., & Meiselman, D. (1963), The 
Relative Stability of the Investment Multiplier and 
Monetary Velocity in the United States, 1897-1958. 
Stabilization Policies, Englewood Cliffs. New 
Jersey: Prentice - Hall. 
10. Galí, J. (2008), Monetary policy, inflation, 
and the business cycle: An introduction to the new 
Keynesian framework, Princeton University Press. 
11. Hodge, A., Robinson, T. & Stuart, R. (2008), 
A small BVAR-DSGE model for forcasting the 
Australian Economy, RBA Research Discussion 
Paper 2008-04. 
12. International Monetary Fund (2013), Key 
aspects of macroprudential policy, Washington: 
International Monetary Fund. 
13. Keating, J. W. (1990). Identifying VAR mod-
els under rational expectations. Journal of 
Monetary Economics, 25(3), 453-476. 
14. Keynes, J. M. (1936), The general theory of 
employment interest and money, New York: 
Macmillan Cambridge University Press. 
15. Kim, S. & Mehrotra, A. (2016), Maintaining 
price and financial stability by monetary and 
macroprudential policy - evidence from Asia and the 
Pacific, Bis Working Papers, 88, 17-28. 
16. Kydland, F. E., & Prescott, E. C. (1982), 
Time to build and aggregate fluctuations, 
Econometrica, 50(6), 1345–1370. 
17. Leu, S.C.Y. (2011), A new keynesian SVAR 
model of the Australian economy, Economic 
Modelling, 28(1), 157-168. 
18. Lucas, R. E. (1976), Econometric Policy 
Evaluations: A Critique, Carnegie - Rochester 
19. Conference Series on Public Polic, Elsevier 
Science Publishers B, V (North - Holland), 1983. 
20. Mishkin, F. S. (2012), The Economics of 
Money, Banking and Financial Markets, Pearson 
Education. 
21. Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung 
(2017), Mô hình dự báo cho nền kinh tế nhỏ và mở 
cửa của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 
28(10), 5-39. 
22. Nguyen Duc Trung, Le Dinh Hac & Nguyen 
Hoang Chung (2019), Analysis of Monetary Policy 
shocks in the New Keynesian model for Viet Nam’s 
Economy: Rational Expectations Approach, 
Springer, EconVN Paper. 
23. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trần Ngọc Thơ, 
Nguyễn Thị Ngọc Trang, Đinh Thị Thu Hồng & 
Nguyễn Thị Diễm Kiều (2017), Chỉ số điều kiện tài 
chính FCI đo lường và ứng dụng tại Việt Nam, NXB 
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế 
TP. Hồ Chí Minh. 
24. Rochelle, M. E. & Refet, G., (2010), How 
Useful Are Estimated DSGE Model Forecasts for 
Central Bankers? Brookings Papers on Economic 
Activity, 41(2), 209 - 259. 
25. Romer, D. (2012), Advanced 
Macroeconomics, 4th Edition, McGraw-Hill Irwin, 
New York. 
26. Spyromitros, E., & Tuysuz, S. (2012), Do 
monetary policy transparency, independence and 
credibility enhance macro-financial stability? 
International Journal of Economics and Finance, 
4(4), p44. 
27. Taylor, J. B. (1993), Discretion versus Policy 
Rules in Practice, Carnegie-Rochester Conference 
series on Public Policy 39, 195-214. 
28. Zheng, T., & Guo, H. (2013), Estimating a 
small open economy DSGE model with indetermina-
cy: Evidence from China, Economic Modelling, 31, 
642–652. doi: 10.1016/j.econmod.2013.01.002. 
Summary 
The study reaffirms that the policy and monetary 
tools of State Bank of Vietnam (SBV) upholds the 
important role in maintaining the macro stability in 
Vietnam (Nguyễn Đức Trung, Lê Đình Hạc & 
Nguyễn Hoàng Chung, 2018). From there, this 
study has applied the new Keynes SVAR model, to 
assess the combination of structural shocks and 
rational expectations of agents in the open and small 
economy (Nguyen Duc Trung, Le Dinh Hac & 
Nguyen Hoang Chung, 2019). At the same time, this 
study has also shown the suitability between real 
data and the new Keynes DSGE macro forecasting 
models for Vietnam (Nguyen Duc Trung & Nguyen 
Hoang Chung, 2017). 
23Số 142/2020
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_phan_tich_chinh_sach_va_du_bao_cua_mo_hinh.pdf